Bé Tý đi về thăm ngoại. Bà ngoại bé Tý đãi Tý một tô cháo gà nóng hổi, thơm phưng phức. Tý húp liền một miếng, nhăn mặt: - Sao hổng ngon chi hết, ngoại ơi? Ngoại nghe Tý chê, vội vã đem lên một ít muối, bỏ vào tô, khuấy đều. Tý thưởng thức xong reo: - Ngon số dách ngoại ơi! Hỏng dè có thêm một chút xíu muối mà cháo ngon chi lạ. Lúc chào ngoại ra về, Tý xin ngoại một gói muối bự. Đến một chỗ vắng, Tý trút hết gói muối vào miệng... Eo ôi! Nó mặn đến dộp lưỡi bỏng miệng! Lời Bàn Em thân mến, tất cả các pháp dù là Phật pháp đi nữa, chúng ta đều phải dùng một cách dè dặt như là muối biển vậy. Vừa miệng hay bị dộp lưỡi đều tùy thuộc vào cách xử dụng của chúng ta, chứ muối thì hoàn toàn vô tội. Nếu bây giờ khi đọc sách bắt gặp những đoạn văn kể chuyện người xưa tu hành quên ăn, nhịn ngủ, ngồi mãi không nằm chẳng hạn... Em sẽ thấy thán phục và nghĩ rằng có lẽ nhờ những điều đó mà cổ nhân đắc đạo. Và em bắt chước theo cái hình ảnh mà em vừa tưởng tượng ra và thán phục ấy. Em cũng sẽ nhịn ăn, bỏ ngủ, cái mặt chừ bự thì coi chừng em sẽ bị dộp lưỡi như bé Tý vậy. Tô cháo ngon lành là do rất nhiều yếu tố đóng góp, chứa không phải chỉ nhờ muối thôi đâu, phải không nào ?Trích: Vô Minh Từ Đâu Ra của Như Thủy, WP: Trí Đạt