Và cuối cùng em cũng đã ra đi để bài thơ “Tình Đầu” của chúng mình kết thúc được trọn vẹn. Nhìn em lầm lũi đi về trong chiều đông, lòng anh bất chợt se thắt lại. Anh rất muốn kêu lên hai Tiếng “Thy ơi!” để níu bước chân em, để được nhìn trong đáy mắt thân yêu ấy chút xót xa, vời vợi khi tan vỡ mối tình đầu và để em biết rằng: anh vẫn còn yêu em tha thiết...
Nhưng anh vẫn câm lặng bởi vì anh biết điều ấy tốt cho cả anh và em. Níu kéo để làm gì? Khi ngày mai, con đường anh bước sẽ không còn em bên cạnh. Định mệnh thật cay nghiệt, phải không Thỷ Giá mà em đừng là hàng xóm của anh; giá mà em là một cô gái khác... Nhưng nếu là thực tế là như thế, anh làm sao có thể gặp và yêu em?!
... Anh nhớ rất rõ ngày đầu tiên em về đây, đi ngang khung cửa sổ này, mái tóc thề buông trên vai mềm nhẹ nhàng gieo vào lòng anh sự rung động âm thầm nhưng mãnh liệt... Và anh đã làm thơ, bài thơ tình đầu tiên của “dân chuyên Toán”. Tại sao em không cười anh như chúng bạn? Tại sao em lại dịu dàng nhìn anh bằng đôi mắt ấy để anh nhủ lòng: anh đã gặp phân nửa của mình, anh đã tìm được yêu thương... và mình đã yêu nhau.
Em còn nhớ ngày anh lên Sài Gòn thi hay không? Ngày em mắc chiếc áo vàng và ngơ ngác khi nghe anh nói: “Anh sẽ cho em biết một điều quan trọng nếu anh thi đậu kỳ này”. Em đâu biết rằng, khi anh giữ “giấy báo” trong tay, anh muốn đến bên em ngay và nói rằng: “Anh hy vọng có em trên bước đường còn lại”. Thy ơi! Sao em dịu dàng quá vậy?
Mình đã từng hy vọng và chờ đợi, mình đã viết cho nhau bao nhiêu bài thơ về tình yêu. Có những lúc em mơ mộng nói rằng: “Em nghĩ tình yêu của mình như bài thơ”. Và anh luôn cảnh tỉnh: “Đời không phải là thợ Em nên thực tế”. Anh luôn muốn em nhìn thấy cuộc sống vốn dĩ như nó tồn tại, anh muốn em không mơ mộng hão huyền... và khi anh gần như đạt được mục đích của mình thì anh mới nhận ra rằng: Anh đã mất em.
Sống thực tế hơn, em đã biết rằng cuộc đời còn nhiều gian khó mà anh chỉ là một sinh viên nghèo, tương lai không có gì chắc chắn. Cơm, áo, gạo, tiền... không phải là những vần điệu có thể nảy nở, sinh sôi. Em cần phải sống, phải đẹp và anh cũng thế. Chúng mình ngoài tình riêng còn có gia đình và oái oăm thay, hai nhà lại không chịu được nhau. Anh đã buồn, em đã khóc thật nhiều, để rồi biết thêm một thực tế nữa: nước mắt không thể làm trôi đi định kiến và nỗi buồn nào rồi cũng sẽ quạ Chúng ta còn có một bổn phận với gia đình, mình phải là những đứa con ngoan. Em đã viết cho anh bài thơ cuối cùng với đoạn kết:
... “Tình đầu mây bay gió thoảng
Tình đầu vốn dĩ mong manh”.
Vậy là kết thúc “trò chơi cuối cùng”, rồi tháng ngày ấy cũng chỉ còn kỷ niệm. Em đã đi và sẽ đến một chân trời mới. Có ai dám chắc rằng mình không thể yêu một người khác như đã yêu nhau. Nhưng mỗi độ đông về, nhìn chiếc lá cuốn trong gió, anh lại ngỡ bước chân em đang dần khuất xa cuối con đường... Rồi tình yêu ấy lại sống dậy, huyễn hoặc trong mơ và để anh phải tự nhủ mình: