Thầy nói người ta hỏi hoài về gia cảnh của mình, em có cảm thấy buồn, cảm thấy mặc cảm không? Chắc hổng có đâu thầy ơi. Thì nhà mình làm sao mình nói vậy. Có gì mà mặc căm hén thầy. Tía emnăm nay 51 tuổi. Mới có hơn năm chục mà coi già lắm. Tóc vừa bạc vừa lơ xợ Chắc tại tía em hay phơi đầu ra ngoài nắng, ngoài gió. Em nói tía à, tóc tía sao nhìn giống râu bắp mùa thu hoạch quá. Tía biểu thằng cha mày, tao chạy xe ôm đường trường, hỏi làm sao má nó không phất phợ Với lại già rối thì tóc nó bạc ngang chứ còn sao nữa.Vậy chớ má mày kìa, cũng "xát muối" đầy đầu ra đó, cớ còn "tiêu" nữa đâu. Tao mà không bạc tóc cho ngươi ta tưởng tao với má bây là hai chị em hả ? Tía em vui vậy đó thầy. Mà thầy ơi, tía em nói đúng ghê nghen, tóc má em còn muốn bạc hơn cả tóc tía. Mà má nhỏ hơn tía đúng một tuổi rưởi. Trước đây lúc nào rãnh công rãnh việc em hay nhổ tóc bạc cho má. Đến một ngày tự dưng nó rộ lên không sao nhổ nổì , em liên chuyển sang nhổ tóc sâu. Em nói má à, tía mà rãnh tía nhổ tóc cho má chắc tía hát hai vợ chồng tóc bạc như nhau há má. Má cười. Nụ cườimà má cứ xài hoài làm nhăn nheo hai đuôi mắt. Tại làm sao thầy biết không? Má bán hàng rong nên cứ cười mời con nít ớ trường tiểu học đó thầy. Tụi nó cũng vui lắm thầy ơi. Giờ chơi một cái là như lũ chim sâu sà vào mót lúa vậy. Tụi nó kêu má em bằng bà Hai. Bà Hai ơi bán cho con cù khoai lang. Bà Hai ơi củ khoai mì nhỏ xíu như ngón trỏ nầy bao nhiêu tiền. Con nít ớ quê mà thầy, tụi nó đi học được vậy là tía má nó cũng "gồng" mình lắm rồi đó. Tiền bạc đâu có dư dã gì mà ăn hàng ăn bánh. Bữa kia, má kể có thằng nhỏ mặt thấy thương ơi là thương, đói bụng hay sao mà cứ nhìn rổ khoai của má nuốtnước miếng ừng ực. Má ngoắc nó lại, nhét vào tay nó một củ . Chèn ơi, má nói nó mừng quá trời quá đất, chạy tới gốc cây ngồi bệt xuống ăn lia ăn lịa mà không thèm lột vỏ. Con nít nhà nghèo mà thầy. Má đi bán về ngồi đếm toàn tiền giấy hai trăm mềm xèo, rách te tuạ Giống như áo tụi nhỏ mặc đi học mùa này qua mùa khác, vải mục, đùa giỡn mạnh tay là "tẹt tẹt" liến. Cứ vậy mà má đi bán hai buổi sáng chiều.Có lúc khoai ế quá, má vê trộn dừa cho tụi em ăn. Lúc đầu, đứa nào đứa nấy giành nhau. Nhưng chỉ một lát, chị em ai cũng trợn lên trợn xuồng. Thầy hỏi nhà em ăn khoai ế như vậy có thướng không? Dạ, chắc là không đâu thầy ơi. Một tuần lễ chừng vài bữa má bán ế thôi. Nhứt là mấy bữa trời mưa dầm dề . Mà cũng còn tùy mùa nữa. Như mùa nước nổi năm nay nè, có bán buôn gì đâu thầy. Dạ, tạihọc trò nó kéo nhau nghỉ học đi giăng lưới hết trơn hết trọi. Lúc đó làm gì ăn hả thầy? Dạ cả nhà em xúm lại đập chì . Ủa , thây không biết đập chì lạ gì sao? Ừa hén, em quên, thây là người thành phố mà. Như vậy nè thầy, minh lãnh chì ngươi ta cắt sẵn từng khúc, từng khúc về rồi mình lây búa đập cho nó thành cái khoen tròn: Khoeo này xỏ với khoen kia y như sợi xích neo xuồng vậy, nhưng mà nhỏ hơnnhiều để người ta mắc vào lưới mới chài, mới kéo được cá. Thầy hỏi tiền công? Dạ, một ngàn tám một bộ, mà một bộ đến năm kí lô . Mây lần đầu em đập cả ngày đỏ tay được chưa đây một kí. Sau này quen rồi, tay chai cứng lên , đập lẹ hơn. Ngày cũng được ba bốn kí lộ Mấy bữa đó tía cũng ở nhà luôn . Tại nước ngập mà thầy. Người ta đầu có đi " xuồng ôm" như đi xe ôm được. Mà cũng có làm mướn làm thuê gì được đâu.Trắng đồng hết rồi. May nhờ cái nền nhà - bà nội em kể - hồi đó ông cố từ Cái Bè về đây lập nghiệp, cố công đắp cho thật cao, giờ cả nhà mới có chỗ đập chì đổi gạo mà ăn. Dạ, thiếu chứ thầy. ăn lưng lửng bụng thôi. Nhưng mà kệ, mấy lúc như vậy, tía không đi làm lúa mướn, má không bưng rổ khoai ra ngồi phơi nắng ngoài trường tiểu học, tụi em cũng ở nhà luôn. Vui lắm thây à.Nhất lã khi tía vừa làm vừa kể chuyện đời xửa đời xưa nghe thích lắm. Hứng lên, tía còn ca vài câu vọng cổ nữa, "mùí ác chiến. Tía mà xuống xề cái câu Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà thì thôi, khỏi nói. Dạ, có một câu mà tía ca tới ca lui hoài hà thầy. Giống như hồi em đậu đại học tía chạy xe đâu về cứ nói đi nói lại hoài một câu: " Tao đi tới chỗ nào, ngoài chợ hay trong quán nước, bà con đều biết thằng Sang đậu thú khoa. Ai ai cũng chúc mừng".Lúc đó em thấy chưa bao giờ tía vui như vậy. Cả má, cả nhà em cũng vậy luôn . Kể kỹ hơn há thây? Dạ, bữa đó em đội cái nón lá để phơi lúa mướn. Bác Tư gặp em ghẹo : coi, thằng Sang nước da bánh ít mà còn sợ đen, đội cái nón lá, quấn cái khăn rằn coi thấy ghét hông . Vừa nói xong là em nghe ai thắng xe một cái "két " , hết hồn. Quay lại thì ra đó là thầy ân dạy toán của em.Thầy đạp xe chạy ào từ trường về kiếm em sau khi nghe tin em đậu, mà là đậu thủ khoa nữa chớ. Thầy ơi, lúc đó em mừng quýnh không biết làm gì, cứ chạy tới chạy lui lăng xăng, rồi không lo cào lúa ra nắng cho mau khô mà cứ nhảy tưng tưng trên sân lúa. Bác Tư gái móm mém trầu biểu em thôi nghỉ phơi sớm, tranh thủ chạy về nhà cho má haỵ Vậy mà ba chân bốn cẳng về nhà má đã biết rồi. Quê thiệt. Tía về, cũng biết tin luôn. Tía nói cả cái chợ chồm hổm ở Mỹ Lương này ai cũng biết, ai cũng chúc mừng tía. Rồi như vậy, mắt tía thì cười , miệng tía lặp đi lặp lại câu chuyện đó: Đến cả tuần sau tía vẫn còn kể. Mà thầy biết sao má em hay tin trước khi em chạy như bay về báo hông? Dạ, thì thầy ân đó thây. Thầy báo cho em biết tin xong là thầy đạp xe một mạch tới nhà em luôn. Còn lúc nãy thầy hỏi em người thầy nào để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất? Chắc chắn là thầy ân rồi. Thật ra thầy cô ờ trường ai cũng thương em, cũng lo cho em hết. Thấy em ham học thầy cô thường giữ em lại sau giờ ra về để chỉ dạy thêm những bài tập khó. Em khăn gói đi học đại học cũng nhờ thầy cô ờ trường quyền góp của ít lòng nhiều. Em mang ơn thầy cô nhiều lắm. Nhất là thầy ân của em. Em theo học với thầy từ năm lớp 8 đến lúc ôn thi đại học luôn. Nhà em không có tiền cho em đóng học phí, chi lâu lâu có con cá, con cua tặng thầy. Còn thì thầy chẳng bao giờ nhận cái gì hết.Có bữa tía chạy xe đắt hàng, vê tía biểu em đem chút tiền gói lại đàng hoàng gửi. thầy ân bồi dưỡng. Thầy dạy nhiều, ăn uống làm sao mà ốm nhom thương lắm. Nhưng lần đó chẳng những thầy nhất quyết không chịu lây mà còn la cho em một trận hết hồn. Chưa hết, mấy bữa sau gió bấc thổi hù hù, em đi học ở lớp hay ở nhà thầy thì cứ mặc chết một cái áo từ hôi lớp chín ,mỏng dờn như cánh chuồn chuồn. Lạnh thấu trời, nhưng cũng ráng chịu cho quen. Ai dè môi, da tím tái, thầy thấy. Thế là hôm ở nhà , thầy lấy ra một cái áo tận tay mặc vào cho em. Cái áo của thầy hơi rộng, tay dài "măngsết", em mặc thấy ấm ghê lắm. Tới bây giờ mặc vẫn còn ấm nên em cứ giữ hoài. Dạ, thầy ân còn cho em nhiều thứ lắm chứ thầy. Kiến thức nè, phương pháp học nữa... và nhứt là lòng ham mê học. Biết tính em không bao giở chịu thua một bài toán rắc rối nào, thầy hay tìm cho em những bài như vậy.Mà mê dữ lắm thầy ơi, có khi em ngồi lì sáu tiếng đồng hồ để giải cho bằng được một bài như vậy.Dạ thiệt, sáu tiếng đó thầy. Bữa cơm chiều, quên tuốt luốc trời chạng vạng. Tới chừng giải được rỗi vui ngất trời. No luôn. Sau đó kiền mới bò trong bụng, đói chịu không nối. Nhưng nhiều khi mừng quá, lỡ có nhịn luôn cũng không sao. Dạ, bí quyết gì đâu thầy. Chi có "mê" thôi. "Mê" rồi là mình nghĩ sẽ vượt qua được hết, phản không thầy? Thầy hỏi bạn bè em ? Nhiều lắm thầy ơi. Cũng phá dữ lắm. Tụi nó kêu em bằng thằng Sang còi, không hà . Bảo tại em bị suy dinh dưỡng mà thừa iốt nên cái mình thì teo lại còn cái đầu thì bự ra. Vậy đó mà tụi nó khoái em lắm nghen thầy. Em cũng vậy Thầy chủ nhiệm phân cho em làm cán sự môn, định kèm cặp mấy bạn còn yếu trong nhóm. Thế là em tập làm thầy giáo. Rồi mê luôn. Cuối năm nộp đơn thi sư phạm. Mà chắc em có năng khiêu quá. Giảng bài, tụi nhóc gật gù bảo dễ hiểu. Dạ, cũng có đồ dùng dạy học nữa. Ví dụ như là học hình cầu thì em cầm trái banh mủ mà nói; mặt phẳng cắt thì cầm một con dao ,một quả chanh. Được cái tụi bạn học có tiến bộ, thầy khen, em mừng lắm.Trong nhóm có bạn gái không ạ ? Dạ, có chứ. Dạ, bạn gái em nhiều lắm nghen thầy. Ủa "bạn kia " là sao thầy? ý, hổng có đầu thầy ơi. Nói thiệt thầy đừng cười chứ em từ hồi nào đến giờ không có cái vụ đó . Em vụng về lắm ai mà thương. Dạ, cho nên mấy bạn gái hay xưng chị với em lắm. Em thây kệ, mình làm nhỏ cũng đâu có sao em chỉ sợ "người ta" kêu mình bằng anh thôi. Chừng đó chắc mắc cỡ chết. Vậy mà em kể thầy nghe, bí mật nha thầy,hối tuần rồi có một chuyện làm em thấy trong bụng vui vui. Là như vầy, bữa đó em tới lớp, thằng bạn giơ lên một bức thư gởi cho em, đòi chuộc. Liếc qua thấy rõ ràng nét chữ của con gái, em hết hồn. Sau đó mới biết bạn nữ ấy nhà ở tuốt trên vùng biên giới,chắc còn khó khăn hơn em nữa. Buồn một cãi là bạn đậu đại học ở Cần Thơ nhưng lại rớt ớ tỉnhnhà. Không có điều kiện đi học xa được, bạn quyết định ớ nhà vừa phụ việc vừa ôn tập lại, năm sau tiếp tục thi vào trường mình để làm bạn "đồng môn " với em . Em cũng vái trời bạn sẽ vượt qua mọi khó khăn để năm sau có mặt ớ giảng đường đại học. Em chân thành mong như vậy. Đó thầy, chi có vậy thôi. Nếu như thầy nói là chuyện nào đó đặc biệt với một người ban gái thì em chỉ có chuyện này thôi. Ủa, vậy là nãy giờ thầy "phỏng vấn" em ? Đưa em lên sân khấu giao lưu với các sinh viên? Thôi, chết em rồi. Dạ, em đâu có biết nói, biết kể gì đâu. Chưa kể lên trên hồi hộp, run lắm thầy ơi. Với lại chuyện của em bình thường thôi mà. Còn nhiều bạn khác ớ trường mình , thế nào cũng có chuyện hay hơn. Dạ ? Thầy biểu em đừng lỏ Nhưng sao mà hổng lo được thầy. Lên trước đám đông trái tim em nó lọt tuốt xuống kẽ sân khấu quá. Chừng đó em đứng chết trân, người ta cười chết. Không cười hả thầy? Kể y như nãy giờ vậy há thầy? Dạ, có gì thầy tiếp em nghen. Lúc mà em cà lăm, lắp ba lắp bắp là thầy biết rồi đó. Nhưng mà nói vậy thôi chứ em sẽ ráng... sẽ ráng...