Chương 1
Trăm sự chỉ vì vài phút quảng cáo của tivị Màn kịch dài vô tận bắt đầu, tôi miễn cưỡng phải đóng vai chính. Chuyện được mẹ kể bằng đủ giọng đủ kiểu, căng thẳng, lo âu như có quân khủng bố trang bị bom mìn, súng cối đầy người rình mò đâu đây. Cũng xin nói ngay, tôi chính là tên khủng bố nguy hiểm đó, ít nhất đối với bố mẹ tôi. Tôi chán tôi lắm rồi, nhưng tôi cứ phải sống, trơ ra, không còn cách nào khác. Từ những xung động nào đó của cha mẹ, của thiên hà tinh tú, tôi chui vào đời, có mặt, có tên giữa trời đất lạnh lùng ngơ ngác, rồi cứ thế, nuốt vào, tống ra đủ thứ thực phẩm sống chín, chua ngọt, béo bùi. Quay đi ngó lại, tôi lớn lên hồi nào không haỵ Đêm mò tới, đều đặn. Tôi cuối xuống nhìn tôi, xoa bóp rồi cấu cào. Vô ích, hai mắt mở đầy, tôi hoảng hốt nhìn tôi lầm lì trong gương. Mẹ tôi thường e ngại nhìn tôi, lén lút đâu đó. Tôi bực lắm, nhưng dù sao bà cũng là mẹ tôi.Cái màn quảng cáo đó như thế này... Một bà Sơ già, khăn choàng đen, yếm ngực trắng, da nhăn nheo. Mặt mũi khô khẳng như vậy, tôi cam đoan bà cụ nghiêm nghị này cả đời chưa bao giờ dám hít hà dòm ngó chi đến những việc tối ư hệ trọng mà loài người vẫn thì thào gọi là dục tình. Cách bà cụ chăm chút, nghiêng ngó, búng ngón tay vào cái gậy của pho tượng trông rất ngộ. Nếu tôi có thể vượt thoát tuổi dậy thì thảm hại của tôi, vào được Đại Học như những đứa trẻ bình thường khác, chắc mẻm tôi phải học kỹ thuật quảng cáo của thời đại điện toán thật sâu sát ra trò. Bà cụ quảng cáo một loại keo dán, chuyện giản dị hết sức, trên màn ảnh thiên hình vạn trạng của tivi, người ta có hàng trăm tiết mục khuyến dụ khách hàng ra sức mua sắm rồi mắc nợ, mắc nợ rồi mua sắm, độc địa hơn nhiều. Nhưng cái vụ keo dán này đã gây một chấn động dữ dội trong gia đình ba người chúng tôi. Nhân vật "tôi" bị dựng dậy, "củ" đậu phụng, đậu đen, đậu đỏ của tôi múa loạn cào cào trước đôi mắt đã được xâm chì vĩnh viễn màu xanh đen của mẹ. Có gì đâu, bức tượng thằng bé bị gẫy vòi nước ngoài vườn. Bà Sơ thương hại thằng nhỏ, mất vòi, làm sao nó hí hởn tưới nước cho bồn hoa của bà nổi nữa. Tu viện mà không có tí vòi của nó, chịu chi thấu, cây cỏ khô héo hết. Bà cụ cẩn thận dán keo, chưa chắc bụng, bà rình chờ hai mươi bốn tiếng dí mắt vào cái vòi, ngắm nghía rồi búng tay chóc một cái, gậy của thằng nhỏ cứng nguyên, ngon lành. Mặt bà Sơ già sáng bừng lên.Mẹ nhìn tôi, đôi mắt ngày thường, vẫn kín đáo che dấu mọi thương xót bà dành cho tôi, bây giờ nhen nhóm chút hy vọng mơ hồ nào đó. Bố cũng nhìn tôi, rồi quay vội đi ngaỵ Tôi đau thốn trong bụng phải lủi vào phòng tắm. Cái mặt người trong gương lầm lầm nhìn chăm bẳm vào tôi. Tôi ở lì trong toilet rất lâu. Cửa gài chặt, tôi vẫn biết bố mẹ đang nói gì ngoài phòng chơi, la liệt ghế bàn. Họ sẽ bàn bạc rì rầm, rồi quay ra đay nghiến đổ thừa cho nhau đủ thứ tội.Nhân vật chính vẫn là tôi.Một lúc sau, chán đấu chưởng bằng mắt với cái mặt người dài thượt trong gương, chán rờ rịt soi mói chính mình, nghe ngoài phòng im ắng, tôi rón rén đi ra. Bất ngờ quay ngoắt lại, chớp một cái, tôi thấy mẹ dòm lén. Tôi ứ máu bầm lên, muốn nghẹt thở, cáu quá, tôi trừng trạo quay lại, chắc mặt tôi lúc đó bặm trợn hung dữ lắm, nên mẹ đóng ập cửa, thụt mất. Cửa phòng tôi đang khép, tôi kéo ra, chui tọt vào, chưa đã giận, tôi mở cửa, đóng ầm lại, rồi lại dằng cửa ra lần nữa rồi ầm nữa, ầm nữa. Tôi làm ồn dữ, mẹ tôi cứ im ỉm, giả vờ không nghe. Tôi thua vậy, không có ai thèm chấp nê cái thằng người bất hạnh như tôi nữa. Suốt đêm tôi tức tối hành hạ gối chăn, nệm giường không tiếc tay, người tôi mỏi nhừ, mồ hôi giòng giòng tuôn xuống. Tôi thở rống nhọc nhằn như con ngựa què cụt.Người ta, lại người ta, không còn chữ nào khác thơm tho hơn chữ người, tôi buộc lòng phải dùng thứ ngôn ngữ mọi người đang dùng, dù tôi không muốn. Người ta nói với nhau nhiều lần, đến tai tôi chẳng khó khăn gì. Cha mẹ tôi là người giàu có. Họ giả vờ khinh thường cha mẹ tôi phía sau lưng cho đỡ tức, nhưng trước mặt, họ cứ vồn vã chào hỏi, khúm núm bắt tay, nịnh nọt khen tặng. Tôi cũng chẳng biết tại sao họ phải làm như vậy! Cứ coi như bố tôi là người giàu nhất trong nhóm cộng đồng Việt tộc ở đây. Rồi sao? Họ biết tỏng bố tôi khôn hơn cáo già, có bao giờ ông mở tay cho ai một đồng teng nhỏ. Nịnh nọt ông cũng homeless như gõ cửa cảnh sát ăn mày phép lạ. Tội nghiệp, có lẽ đó là một căn bệnh di truyền của người nghèo? Mẹ tôi ly kỳ hơn bố tôi nữa. Bà lộng lẫy và đóng kịch rất giỏi, bà vẫn tự hào bà diễn xuất thần sầu hơn các kịch sĩ nhà nghề của phim ảnh. Khác với họ, toàn thể động tác của bà, nó nhịp nhàng không thể chê được, nói, cười, đưa đẩy, ngọt ngào, chớp mắt, dạ vâng, hân hạnh... tất cả đã là kịch. Cả một cuộc đời bà là một vở kịch. Người chồng đầu tiên của mẹ, thỉnh thoảng bà vẫn kiêu hãnh khoe với bạn, ông lão xuống tận mồ, nằm nghe giun dế nỉ non khóc, vậy mà coi bộ hồn ma ấy vẫn thòm thèm dữ lắm, những lúc bố tôi chểnh mảng lo ra không ân cần với mẹ, ông lão vẫn hiện về eo xèo đòi hỏi. Mẹ quả quyết mỗi lần bà mang hoa tulip đến thăm - Ông là người úc gốc Hoà Lan, nên rất mê hoa tulip, hàm râu quai nón rậm rì của ông lão vẫn run lên dưới mộ. Họ cưới nhau dịp nào, dĩ nhiên tôi không biết. Tôi không phải là con của ông tạ Chính ông đã vận động giấy tờ du học cạy cục đưa mẹ từ Sài gòn sang đây trước năm 75. Ông ta sống dữ quá, ham hố đủ mọi trò, bia, rượu, thuốc lá, đàn bà, khoản nào ông cũng chơi trội gấp bốn lần thiên hạ. Ông chết sớm, quằn quại đau đớn trên giường bệnh cả năm, đó là cái giá của những kẻ còn tiếc nuối cuộc đời phải trả trước khi về lại với đất. Mẹ chép miệng nói như vậy. Mẹ và lũ con ông ta quyết liệt kiện tụng tranh dành tài sản của ông già khốn khổ đó dài dài gần ba năm. Tiền luật sư của hai phía nuốt hết gần hết gia tài ông cụ để lại. Cuối cùng hai phe đều kinh hoảng rợn người. Họ đau lòng tế sống các ông các bà luật sư bệ vệ uy nghi, áo thụng đen, đội tóc trắng bện bằng thừng trão và len giả... bởi nếu tiếp tục ỷ thế luật sư còn cưa kiện qua cáo lại, giấy tờ ùn ùn bò lên nóc thượng, chắc chắn hai bên sẽ phải bán nhà trả không đủ tiền tòa, tiền luật sư, tiền giấy, tiền cò hằng trăm khoản... Họ chua chát bóp bụng cứa đôi những thứ còn lại cho nhau để giải quyết ngoài toà cho gọn. Uổng ghê, mẹ than hùi hụi, giá chi lũ con riêng của ông khôn hơn một chút, chịu half and half với bà ngay hôm đầu, lúc ông cụ vừa nhắm mắt, mẹ đã thành bà triệu phú trẻ măng từ dạo đó. Có tiền triệu hồi hai mươi nhăm tuổi nõn nường, cuộc đời sẽ huy hoàng lộng lẫy hơn cầm bạc triệu lúc đã tròm trèm trên dưới bốn mươi.