Chương 1

Sau những ngày mưa dầm dề, hôm nay mới thấy mặt trời nhô lên khỏi đỉnh núi. Mộc Tùng vươn vai lâm vài làm động tác thể dục sau đó anh bẻ tay kêu nghe răng rắc, những bắp thịt ở cánh tay nổi lên, cuồn cuộn và săn chắc. -Trông anh thật mạnh mẽ, rắn tỏi và đầy vẻ phong trần. Một Mộc Tùng đã hoàn toàn khác xa với trước đây. Chỉ mới chưa đầy một năm ... vậy mà ...

– Mộc Tùng à! Giờ này vẫn còn ủ kín trong chăn sao?

Nghe tiếng của Quang Thoại bên ngoài, Mộc Tùng cười nhẹ:

– Hình ảnh thằng em này trong mắt anh tệ vậy đó sao Quang Thoại?

Đẩy cánh cửa bằng gỗ, Quang Thoại bước vào, anh cao giọng:

– Ừ nhỉ? Anh quên, Mộc Tùng bây giờ đâu còn là cậu ấm ... chỉ quen việc tiêu xài tiền thôi.

Câu nói thật tình của Quang Thoại không làm Mộc Tùng khó chịu, mà trái lại trong lòng Mộc Tùng như vẫn còn ray rứt bởi câu chuyện mình đã gây ra ...

– Sinh ra trong một gia đình thượng lưu, khá giả, Mộc Tùng cũng như người anh trai song sinh của mình, anh được cha mẹ nuông chiều, và có đủ mọi thứ mà những đứa trẻ con nhà giàu sang đều có được ... Hồi nhỏ hai anh em hoàn toàn giống nhau về hình thức lẫn cá tính, nhưng càng lớn cả hai càng bộc lộ bản chất trái ngược nhau. Sơn Tùng ít nói, nghiêm nghị và rất khó tính, nhưng đầu óc nhạy bén, tin tưởng. Học xong trung học là anh có thể bắt tay vào việc kinh doanh thương mại cùng với gia đình ... Trong khi Mộc Tùng thì lại thờ ơ với những công việc đó, thậm chí anh còn thờ ơ với chính cả bản thăn và tương lai của mình nữa. Anh chọn và thi vào đại học một cách chiếu lệ cho có hình thức, cho nên từ chuyện đó đã là một bất đồng không nhỏ đối với ba mẹ là ông bà Phạm Thái.

Rồi Mộc Tùng bắt đầu quậy và lao vào Các cuộc vui chơi, đàn đúm với bạn bè khi anh bước vào giữa năm học thứ hai. Với bản chất háo thắng, xốc nổi, phóng khoáng, anh tiêu xài hoang phí, một phần vì sự bất mãn trước thái độ đối xử thiên vị của ba mẹ đối với hai anh em của mình đã dẫn Mộc Tùng đến nguyên nhân hư hỏng, sa đọa này.

Lúc đó Mộc Tùng chỉ cảm thấy thích thú, phấn khích với những trò đua xe, cá độ bóng đá, những trò vui chơi, giải trí bên đám bạn choai choai, nào di nhảy đầm, đi hát karaoke, tiệc tùng thâu đêm suốt sáng ...

– Mộc Tùng! Hôm nay có trận tranh cúp vô địch giữa ... Mày có tham gia không?

''Trò cá độ vốn là sở trường''. Mộc Tùng vỗ ngực và cố ý khoe chiếc điện thoại cáu cạnh:

– Tất nhiên là có chứ?

Tên bạn do dự:

– Nhưng ... chiếc di động mày đã cược cho trận đấu hôm qua rồi.

Nghe tên Lai nói, Mộc Tùng nối dóa, thì ra tụi nó đã nắm hết tẩy của Mộc Tùng rồi.

Mà thật đúng như vậy, vì hình như bây giờ Mộc Tùng chỉ còn có duy nhất bộ đồ mặc trên người là có giá một chút thôi, ngoài ra từ chiếc mô tô, đồng hồ, dây chuyền, nhẫn vàng ... tất cả đều đã giã từ anh mà đi theo về với chủ khác cả rồi.

Thậm chí Mộc Tùng còn phải thiếu nợ những tay trùm cho vay nặng lãi trong giới giang hồ xã hội đen như Ba Bính, Sáu Rô nữa kìa.

Mộc Tùng nổi cáu to tiếng đáp lời tên Lai.

– Không cái này thì còn cái khác sang và xịn hơn nhiều. Ê! Mày coi thường ''đại gia Tùng'' này từ bao giờ vậy Lai?

Lai rối rít:

– Đâu có ! Tao đâu dám!

Rồi Lai xun xoe:

– Nè! Chuyện làm ''yên hùng trên xa lộ, mày tính sao? Tao thấy phe thằng Năm Hớn lần này coi bộ huênh hoang và thách thức quá ... mày nên cẩn thận.

– Mày lo xa vậy sao? Mộc Tùng này đếch sợ gì cả ... nhưng tụi mày phải đảm bảo '' độ '' cho chắc đó nhé!

Nói rồi Mộc Tùng búng cái chóc ra vẻ một tay anh chị rất sành điệu, chớ chẳng giống một anh chàng sinh viên đang còn ngồi trên ghế của giảng đường chút nào.

Nhưng đêm đó trận đua xe không thành vì công an tuần tra phát hiện nên kế hoạch đành bị "hủý'. Mộc Tùng chạy bán sống bán chết để thoát thân. Nếu không có người anh kết nghĩa Quang Thoại này cho ẩn náu ... thì không biết chuyện gì đã xảy ra với Mộc Tùng rồi! Anh đã làm quá nhiều chuyện để bây giờ chính anh cũng không tưởng tượng nổi nữa kìa!

– Sao? Lại nhớ quá khứ rồi phải không?

Quang Thoại đập mạnh lên vai Mộc Tùng, hỏi như thế.

Giọng Mộc Tùng buồn buồn:

– Một quá khứ đầy tội lỗi, muốn quên cũng không phải dễ, có phải không anh Thoại?

Thoại triết lý:

– Làm người, ai mà không có sai lầm chứ! Quan trọng là biết sửa đổi, thấy sai thì biết sửa lại như chú mày là tốt rồi ... Mà thôi không nói việc đó nữa. Hôm nay anh phải đi lên tỉnh để tham gia hội thảo khoa học. Em sang trang trại coi công việc giúp anh nhé! ' – Em biết mà anh Thoại.

– Vậy thì anh đi đây!

– Vâng?

Quang Thoại đi rồi, Mộc Tùng vẫn đứng trầm ngâm. Anh không biết cuộc sống tạm bợ này sẽ kéo dài đến bao giờ? Một "đại gia Tùng" có tiếng ở Sài Gòn, một yên hùng lẫy lừng trên xa lộ .... giờ lại là một chuyên viên nuôi đà điểu.

Có quá buồn cười không?

Mộc Tùng đến trang trại. Trang trại của anh Thoại thật rộng lớn, trước đây anh chuyên nuôi cừu lấy lông, chỉ mới một năm nay nhân một chuyến đi Châu Phi, anh mới mang con giống đà điểu hai móng này về nuôi thử nghiệm.

Mộc Tùng vừa đi vừa nghĩ thầm:

''nếu Quang Thoại không giao anh việc chăm sóc đà điểu, thì bây giờ có lẽ anh đang làm chàng hoàng tử chăn cừu trong câu chuyện cổ tích rồí', Mộc Tùng đi một vòng để nhắc nhở đám thợ làm việc, là em kết nghĩa của Quang Thoại nên Mộc Tùng được mọi người ở đây rất nể nang.

Đến gần trưa, Mộc Tùng ở lại ăn cơm với đám thợ xong, anh mới ghé qua chỗ ông Mười Nghĩa:

– Thưa nội.

Ông Mười ngừng tay đục đẽo, ngước mắt lên:

– Tùng hả? Ngồi đi con?

– Nội đang làm gì vậy?

Cầm khúc gỗ, ông Mười đang làm dở dang lên, Mộc Tùng ra chiều ngắm nghía xong đã buột miệng hỏi như thế.

Ông Mười cắc cớ:

– Bộ ngó không ra được hình dạng gì hết hả Tùng. Chà ... nếu vậy thì uổng công ông nội làm từ sáng đến giờ rồi.

Mộc Tùng hơi ngạc nhiên:

– Nội nói vậy là sao?

Ông Mười hóm hỉnh đáp:

– “ÔÔMột tác phẩm” mà người khác không nhận ra, thì làm sao gọi là tác phẩm nghệ thuật được, phải không nào?

Vuốt vuốt bộ râu, ông cười cười nói thêm:

– Như vậy chẳng phải là cả một công trình nghệ thuật của ông nội không được công nhận rồi đó sao?

Nghe thế Mộc Tùng vội đính chính:

– Đâu có! Ông nội là nghệ nhân đấy chứ! Chỉ với một khúc gỗ đơn sơ, vô tri đối với mọi người khác, nhưng qua bàn tay khéo léo cưa, đẽo, đục, gọt, mài ...

của ông nội đã cho ra một sản phẩm độc đáo thế này rồi, thì nội quá tài còn gì.

Hừ, nói có một câu đã nịnh nội rồi!

Mày với thằng Thoại chẳng khác tính nhau chút nào.

Tùng vui vẻ:

– Anh em con mà nội.

Nhìn Mộc Tùng, ông Mười như chợt nhớ ra điều gì, nên hỏi:

– Không phải con đi với thằng Thoại à?

– Dạ không! Anh Thoại bận họp hội nội ơi?

– Ừ hén! Ông quên chứ!

Tùng ngồi xuống cạnh ông Mười, xung quanh ông là ngổn ngang những mảnh gỗ, có cái đã tạo ra dáng gần như đã hoàn chỉnh nên Mộc Tùng có thể nhận ra đâu là chiếc thuyền buồm đang căng gió, đâu là tượng thần cá, đâu là chiếc tráp chạm trổ rất công phu.

Như để giải tỏa thắc mắc cho Mộc Tùng, ông Mười cầm khúc gỗ đã đục, gọt được chỉ mới một phần ''nhỏ xíú' lên rồi giải thích:

– Nội tính làm một hòn non bộ nên con khó nhận ra là phải, cái này cũng chỉ mới nghĩ thứ thôi. Nội không chắc có làm được không? Vì nó không phải là đá, chỉ cần ráp lại từng mảnh rồi dùng xỉ măng để tạo nền.

Mộc Tùng nhìn kỹ, quả nhiên khi nghe ông nói thì anh mới để ý và đã nhận ra ngay, bởi những mắc gỗ nổi hoa vân lên, nếu như khi ông tạo thành hòn non bộ thì sẽ rất đẹp đây, trông sẽ chẳng khác nào những ốc đảo. Chà, khi đã làm xong rồi, ông nội mà đem sơn bóng lên nữa, thì quả là kiệt tác.

Trong khi ông Mười Nghĩa vẫn đều giọng:

– Con có biết vì sao mà ông lại chịu khó mày mò với công việc này không?

Mộc Tùng lắc đầu chờ nghe lời giải thích của ông:

– Hồi xưa ông sống bằng nghề hầm than trong rừng, nên ông cứ thấy tiếc hùi hụi khi những cây gỗ phải đốt cháy ra than ... vậy cho nên mỗi khi có một khúc gỗ nào ưng ý thì ông lại đem về cưa ra đục đẽo, lúc đầu chẳng ra hình thù gì cả.

Vậy rồi cứ làm riết, cuối cùng cũng vừa ý và ngó cũng ra dáng vẻ lắm chứ.

Cỡ nội thì gọi là điêu khắc giá' rồi chớ còn gì nữa.

'' Điêu khắc'' gì, ông chỉ làm cho vui vậy mà.

Mộc Tùng bỗng thở ra:

– Người già quả là có những thú vui đáng nể, chả bù với bọn trẻ chúng con ...

những thú vui bao giờ cũng dẫn đến kết quả bi thảm.

Ông Mười Nghĩa thừa biết câu nói ám chỉ Mộc Tùng, ông nghĩ trong bụng:

''tội nghiệp thằng nhỏ, cứ phải day dứt trong niềm hối hận ăn năn''. Thấy Mộc Tùng như vậy ông chép miệng nói cho qua:

– Phải như có cô Y Thoan, con sẽ thấy cô ấy làm cũng sắc sảo lắm.

Mộc Tùng thắc mắc ngay:

– Cô Y Thoan là ai hở ông?

– Là con gái nuôi của nội.

– Thế cô ấy hiện nay ở đâu?

– Chết rồi!

Giọng ông Mười chùng xuống, Mộc Tùng khựng lại, anh bắt gặp ở đôi mắt già nua của ông Mười một nỗi niềm xót xa, thương cảm dành cho người quá cố.

Mộc Tùng vội đứng lên, anh thấy là mình không nên khuấy phá không gian của ông nữa.

Con thả một vòng ra suối chơi nghe nội.

– Ừ đi đi!

Mộc Tùng thọc hai bàn tay vào túi quần, anh lững thững đi, vừa đi vừa huýt sáo.

Con đường ra suối tuy vòng vèo nhưng khung cảnh hai bên đường thì thật đẹp, đẹp như một bức tranh vẽ vậy! Lả con trai nhưng lần đầu tiên khi đến đây, đứng ở nơi mà phía trên dòng suối nhỏ là chiếc cầu treo bắt vắt vẻo, hai bên bờ thì nở đầy hoa ban trắng, dưới suối nước chảy róc rách tràn xuống các khe đá, nước trong vắt tưởng tượng cũng thấy mát lạnh rồi. Một khung cảnh nhìn mới thật là hữu tình làm sao, mà nhất là hình ảnh chiếc cầu treo trông rất ư là ngoạn mục. Tùng đã mê mẩn anh còn có ý định nhảy từ trên cầu xuống để thám hiểm nữa kìa! Nếu như anh Quang Thoại đã không cản lại với một câu đe dọa:

Ô dưới suối toàn đá tai mèo lởm chởm, và còn có cả rắn độc đấy.

Ai mà không sợ rắn cắn chứ! Nhất là đó lại những loài rắn độc nữa, thế là Mộc Tùng đành phải từ bỏ ý định trong sự tiếc rẻ, và đến bây giờ câu đe dọa đó vẫn có hiệu lực.

Vì mải nghĩ đến chuyện ấy, Mộc Tùng không để ý con đường trước mắt, đến khi sắp đến gần chỗ con suối anh mới nhận ra có người ở trong đó.

Là một cô gái. Và cố gái này hình như không có ý đi qua con. Suối này bằng lối đi trên cầu treo thì phải. Bởi vì Mộc Tùng thấy rõ ràng cô gái đang nắm sợi dây dưới chân cầu:

– “ÔÔĐu dây qua cầu ư” Mộc Tùng lầm thầm tự hỏi.

Lẽ nào không? Con gái đâu có thể liều mạng như vậy.

Không kịp suy nghĩ và chần chừ thêm nữa, Mộc Tùng vội phi thân tới, miệng anh ta la thật to.

– Ê ê, mau đứng yên ở đó. Đồ ngông thiệt:

Côn Thảo. Duyên (tên cô gái) thì giật mình ngơ ngác, nàng, thầm rủa tên vô duyên nào đó đã làm cô suýt bật ngửa vì tiếng la thất thần, nhất là hắn đã làm mất nguồn cảm hứng của nàng, khi đang đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên bao la tươi đẹp của núi đồi cao nguyên hùng vĩ này.

Quay phắt lại nhìn thẳng vào người đàn ông lạ, Thảo Duyên xẵng giọng:

– Này, ông vừa gọi ai mà ê a um sùm vậy?

– Gọi cô? Chứ không lẽ tôi lại gọi tôi à?

Chỉ vào ngực mình, Thảo Duyên lập lại:

– Tôi? Để làm gì? Tôi không biết ông là ai?

Mộc Tùng tửng tửng:

– Thì tôi có bảo là quen biết cô hồi nào đâu.

Bực bội, Thảo Duyên xì dài:

– Đúng là đồ mất lịch sự, tự dưng bắt tôi đứng lại không cho đi ... bộ chiếc cầu này anh ''mua rồi chắc".

– Mua cầu tế tôi chắc?

Rồi tỉnh bơ, anh ta hát ghẹo:

''Chiếc cầu là nơi hò hẹn của đôi ta. Đêm trăng sáng trên cầu anh thổi sáo ...

Đêm trăng sáng bên cầu em giặt áo ...'' Thấy chưa, nơi hò hẹn lý tưởng, thơ mộng vậy tôi đâu thể mua đứt cho riêng mình được.

Thảo Duyên khó chịu:

– Lãng xẹt! Ông có biết là vừa rồi mình rất vô duyên không?

Mộc Tùng thản nhiên:

– Dĩ nhiên là không, mà trái lại cô có biết câu phát biểu vừa rồi rất khó nghe đó không?

– Khó nghe? Hay là ông nghe không rõ chứ gì? Có cần tôi lập lại không?

– Cứ tự nhiên! Nếu cô cảm thấy "chiếc miệng của mình ở không quá nên không biết làm gì ...

Mộc Tùng nói xong, anh nghe tiếng hầm hừ của cô gái nhưng anh phớt lờ, trong lòng thầm thắc mắc ở đâu mà xuất hiện một cô gái khó ưa vậy nhỉ?

Riêng Thảo Duyên cũng thế, nàng đang rủa thầm trong bụng cái gã đàn ông lạ hoắc, lạ huơ kia đang khi khổng khi không làm cô giật cả mình, may mà cô nắm dây cầu thật chắc, dù dang say mê ngắm cảnh đẹp.

Khẽ liếc gã, Thảo Duyên bỗng nghe trái tim mình đập loạn xạ, trời ơi! Trước mắt nàng là một gã đàn ông khá điển trai, dù chỉ nhìn thoáng qua cũng dễ nhận ra bởi đôi mày rậm, chiếc cằm vuông cương nghị, mũi cao thẳng làm cho khuôn mặt rất đàn ông.

Đặc biệt nhất là đôi mắt, đôi mắt như có lửa. Thảo Duyên có cảm giác đôi mắt gã đang nhìn thấu qua cô.

Giữ sự bình tĩnh trở lại, Thảo Duyên hất mặt lên hỏi:

– Thôi được rồi! Ông nói đi. Ông hớt hơ hớt hải la ó, kêu ỏm tỏi tôi như vậy để làm gì? Kêu tôi đứng lại đây để ông đến nói chuyện à?

Mộc Tùng thoáng ngỡ ngàng, rõ ràng anh trông thấy cô có ý định bám vào sợi dây ở thành cầu để đu qua, nên anh muốn ngăn không cho cô chơi trò mạo hiểm vậy mà. Đúng là làm ơn mắc oán là trong trường hợp này đây.

Mộc Tùng lạnh giọng:

– Nếu biết trước cô ranh ma như thế này thì tôi đã mặc xác cô cho rồi.

Thảo Duyên sừng sộ:

– Nè, đủ rồi nhe! Ông cà chốn vừa thôi nhé? Tôi và ông đúng là chẳng mắc mớ gì cả. Tôi chỉ muốn biết ông kêu tôi đứng yên để làm gì? Còn bây giờ ông lại nói mặc xác, này nọ là có ý gì chớ?

Mộc Tùng chỉ tay:

– Không phải hồi nãy cô muốn làm xiếc à? Nhưng cô nên nhớ không chuyên nghiệp thì kết quả sẽ ra sao không?

– Xiếc? Cô ngạc nhiên.

– Đúng vậy! Tôi thấy cô nắm sợi dây ...

Mộc Tùng định đã nói một cách chân tình, nhưng anh bỗng thấy đôi mắt bướng bỉnh và có vẻ hơi tinh quái, ranh mãnh của cô gái này, anh bèn nói khích bác ngay:

– Lý ra tôi đã đứng yên từ xa để xem màn xiếc đu dây không tốn tiền ...

Nhưng lại thấy tội nghiệp cho sự dại dột và trò ngốc này nên tôi mới ngăn ...

Cô gái tức khí:

– Ông ... ông mới thật là “đồ điên” khi nghĩ rằng tôi muốn đu qua dây, chớ tôi thì đâu có ''điên'' để mà có ý định ấy.

Mộc Tùng nóng mặt:

– Đồ vô ơn! Nếu tôi không kịp ngăn thì cô đã rơi tõm xuống suối rồi ... còn bày đặt ở đó chối quanh, chối co.

Cô gái ngó mặt nhìn xuống dòng suối rồi cất giọng tỉnh bơ:

Trí tưởng tượng của ông phong phú lắm, nhưng tôi chẳng mê cái trò xiếc gì cả. Nếu có chăng là có ý định lội suối kìa. Ông không thấy phía dưới lòng suối quá đẹp sao?

Quả thật là tôi vừa muốn xuống suối vọc và ngâm mình cho thỏa thích đấy.

Nghe cô gái nói, Mộc Tùng ra vẻ rùng mình, rồi anh nhún vai nói:

– Vậy thì càng may cho cô đó.

– Anh nói vậy là sao?

Có lẽ nhận thấy Mộc Tùng không già quá hay sao mà cô đã tự động đổi cách gọi.

Mộc Tùng thong thả giải thích:

– Ở dưới này toàn đá tai mèo lởm chởm, và còn có cả rắn độc nữa đó.

Mộc Tùng mang lời đe dọa của anh Quang Thoại ra để nói với cô gái, không ngờ cô ta lại kênh xì pơ với anh:

– Anh hù tôi hả? Anh tưởng mình dọa được tôi dễ dàng lắm sao?

Mộc Tùng vô cùng bực bội với cô gái này, anh nói lớn tiếng:

– Không tin, cô cứ tự nhiên ''bò xuống dướí' đi, gặp phải rắn thì cũng đừng có mà kêu cứu.

Nghiêng người như để ngắm nghía Mộc Tùng, xong cô cất giọng vui vẻ:

– Anh nói chuyện với các cô gái đều như vậy sao?

– Dĩ nhiên ... là còn phải tùy người, như cô chẳng hạn.

Thảo Duyên nhoẻn cười, nụ cười đã để lộ ra hàm răng trắng thật đều đặn của cô. Một nụ cười thật đẹp, đủ sức để ''rung động lòng Mộc Tùng đây. Anh thầm nghĩ như vậy, và trong lúc anh còn trôi dạt với những ý nghĩ vu vơ thì cô đã phán luôn một câu:

Tôi tưởng anh nói dĩ nhiên là như vậy, thì chắc có lẽ tôi phải ''bó taý' với anh thôi! Đàn ông gì không biết nói ngọt ngào gì hết.

Nói ngọt ngào là phụ nữ kìa! Cô coi lại mình xem?

Không nói gì, cô gái lại bước về phía đầu cầu Mộc Tùng nhìn theo, anh thấy cô cúi xuống đám cỏ bên vệ đường nhặt chiếc ba lô lên phủi phủi rồi khoác lên lưng, giọng lính quýnh:

– Thôi chết rồi! Tôi phải đi ... cũng tại anh làm kỳ đà nãy giờ.

Như không thèm để ý đến lời buộc tội vừa rồi, Mộc Tùng quan tâm:

– Cô đi đâu vậy?

Rồi anh cao giọng khoe khoang:

– Tôi rành địa phận ở đây, cũng như biết hết mọi người. Cô muốn đi đâu, tìm ai? Có thể nói đi, tôi sẽ chỉ cho.

Thảo Duyên nhìn gã đàn ông. Bây giờ cô mới thấy nghi nghi. Quả tình qua dáng vẻ và cách ăn mặc thì có thể đoán anh ta chẳng phải dân địa phương rồi.

Chiếc quần thụng nhiều túi bằng vải bố thôi cũng đã chứng tỏ anh ta là một con người ''bụi bặm - chịu chơí'. Mô đen Hip Hop của dân thành phố hiện nay mà.

Thảo Duyên buộc mình phải cảnh giác, cô nhìn quanh và có hơi lo bởi sự vắng vẻ ở nơi này. Song nhớ lại lời chỉ dẫn cặn kẽ của người dẫn đường cô lên đến đây. Cô có vẻ yên tâm hơn vì biết mình đã đến nơi mình tìm, Thảo Duyên vội đáp tỉnh:

– Anh định bảo mình là “thổ địa” ở đây à? Tôi không ngốc đâu mà anh xí gạt. Chỉ nhìn sơ qua tôi cũng dư biết anh là ai? Đừng nói là dân địa phương, ngay đến cả "du khách'' tôi còn không muốn tin nữa kìa! Tôi không cần anh chỉ đường đâu. Cám ơn “ý đồ tốt” của anh. Tôi đi nha!

Nói xong, cô vụt chạy biến đi, hai bím tóc lắc lư theo nhịp chân nhún nhảy của cô. Đến bây giờ Mộc Tùng mới thấy hai cánh hoa ban trắng vắt lên đuôi bím.

Mộc Tùng chép miệng:

– Đúng là con gái, lúc này cũng nhí nhảnh, điệu hạnh.

Nhưng rồi Mộc Tùng đã đứng ngẩn ngơ nhìn theo hai đóa hoa bay trong gió mà tiếc rằng mình sao không hỏi tên cô ta nhỉ?

– Thưa ông, cho cháu hỏi thăm?

Một giọng nói nhỏ nhẹ, lễ phép. Ông Mười Nghĩa vừa nghe đã thấy có cảm tình, ông bật hỏi ngay:

– À cháu gái, cháu hỏi thăm ai?

– Dạ cháu tìm ông Mười Thuốc, có phải đây là nhà của ông Mười không ạ?

Biết cô gái hỏi gì, nhưng ông Mười Nghĩa giả vờ:

– Ở đây đúng là nhà của ông Mười, nhưng ổng tên Mười Nghĩa chớ không phải Mười Thuốc.

Cô gái rối rít:

– Vâng! Đúng là ông rồi.

– Cháu tìm ông thiệt à? Có chuyện gì không? Thú thật là ông thấy cháu lạ quá! Ông chưa từng gặp qua bao giờ ...

Cô gái chớp nhẹ đôi mắt như để giấu bớt đi nỗi buồn:

– Cháu tên Thảo Duyên! Cháu muốn hỏi thăm ông về người phụ nữ dân tộc tên là Y Thoan.

– Y Thoan ư? - Ông Mười Nghĩa bật kêu lên như thế lồi nắm cánh tay Thảo Duyên, ông hỏi dồn:

– Cháu là ai? Sao cháu biết mà đến đây.

Thảo Duyên ngậm ngùi:

– Cháu là con gái của Y Thoan, cháu đã đến bản Đôn ở Đắc Lắc tìm mẹ.

Người ta cho cháu biết mẹ cháu đã sinh sống ở Plây cu này hơn mười năm nay rồi ... có phải không ông?

– Phải.

– Thế hiện giờ mẹ cháu ở đâu hả ông? Mẹ cháu có ở gần đây không? Ông mau chỉ giùm cháu.

Ông Mười Nghĩa vô cùng khó xử, ông cảm thấy tội nghiệp cho cô gái nhỏ này. Nếu như ông nói ra liền, liệu cô bé có bình tĩnh nổi không? Chắc chắn nó sẽ bị sốc nặng thôi! Ông Mười lưỡng lự giây lát rồi cất giọng thăm dò:

– Vì sao cháu đi tìm mẹ? Còn ba cháu đâu? Mà thôi, cháu hãy để đồ đạc xuống rồi rửa mặt nghỉ ngơi đi đã.

Câu nói vòng vèo của ông Mười làm Thảo Duyên sinh nghi, cô chụp cánh tay ông lay mạnh:

– Thế mẹ cháu ... Ông Mười ơi ...

Ông Mười hạ giọng:

– Thảo Duyên! Cháu hãy bình tĩnh nhé! Mẹ cháu đã mất ... gần hai năm rồi.

Thảo Duyên bật khóc thành tiếng mà không cần giữ kẽ. Ông Mười vuốt nhẹ lên đầu Thảo Duyên, an ủi:

– Sinh - lão - bệnh - tứ đã là qui luật tất yếu rồi con ạ! Đừng quá đau lòng ...

Mẹ con bệnh suy thận nặng, nên khó mà ...

Thảo Duyên nói trong tiếng nấc nghẹn ngào:

– Con muốn thăm mộ mẹ.

– Được, để ông đưa con đi?

Rồi ông lại nói thêm:

– Lúc mẹ con đến đây sinh sống, đã phụ với ông hốt thuốc trị bệnh cho bà con trong vùng. Nên ông đã chôn cất mẹ con trong vườn thuốc nam của mình.

Mười thuốc chính là tên mà bà con đặt cho ông.

Thảo Duyên nhỏ nhẹ:

– Vậy mà lúc nãy ông làm con hơi lo lo. Tưởng mình tìm không đúng.

Ông Mười cười đôn hậu:

– Là ông nói đùa cho vui thôi! Duyên à!

Đi con, ra đốt nhang cho mẹ nhé! Rồi ông cháu mình về trò chuyện sau hén.

Sự cởi mở, chân tình của ông Mười, đã giúp Thảo Duyên tự nhiên và gần gũi với ông hơn, nhưng trong lòng Duyên thì lại thấy khó xử và lo lắng bao điều.

Khi bỏ nhà ra đi, Thảo Duyên đã không hề dự tính tình huống này. Những tưởng tìm gặp được mẹ, nàng có thể sống ở cạnh mẹ. Thế mà bây giờ ... Duyên phải tính làm sao đây? Ông Mười Nghĩa chẳng phải ruột thịt của mẹ, liệu ông có chấp nhận nàng và cho tá túc? Và thêm nữa, nàng phải giải thích thế nào cho ông hiểu về việc bỏ nhà ra đi của mình đây? Thảo Duyên là con gái, liệu hành động này có bị phê phán không?

Còn ông Mười Nghĩa, như đọc được tâm trạng cô gái qua nét buồn lo trên gương mặt, ông ôn tồn nói:

– Mẹ con là con gái nuôi của ông, nên có cứ gọi ông là ông ngoại.

Thảo Duyên cảm động:

– Ông ngoại ... con cám ơn ông ngoại?

– Có phải con đã gặp chuyện gì không?

Duyên bộc bạch:

– Ngoại, có thể cho con ở đây một thời gian không hả ngoại?

– Ngoại còn mừng nữa là khác! Chỉ sợ con không sống nổi ở một nơi hoang vắng này thôi, chứ con cứ ở đây tùy thích.

Hai ông cháu đi ra mộ, vừa đi ông vừa kể rất nhiều chuyện về mẹ cô, khiến Thảo Duyên cứ bần thần suy nghĩ. Qua cách nói của ông ngoại, thì Thảo Duyên cho rằng mẹ nàng hoàn toàn không phải như lời kết luận của ba ''ngờ nghệch, đần độn''. Chẳng phải ông ngoại Mười đã nói mẹ Y Thoan rất khéo tay và sáng dạ, cho nên mới giúp ngoại rất nhiều trong việc bốc thuốc trị bệnh, ngoại còn nói lúc trước ông thường phải vào rừng sâu để tìm kiếm lá thuốc, nhưng sau này mẹ đã lặn lội đi tìm kiếm những cây thuốc đó mang về trồng trong vườn nhà.

Một người như thế thì có đáng cho là ngờ nghệch không? Ba nàng thật là người tàn nhẫn. Chẳng lẽ ông bỏ rơi bà chỉ vì hai từ ngữ gói gọn đó sao? Đã vậy trong lúc nóng giận vừa rồi, ông đã mắng nàng một câu mà đến giờ nàng vẫn còn nghe đâu, nghe giận:

''ngờ nghệch giống y hệt mẹ mày ... Tại sao một tỉ phú như tôi lại vô phúc mà có đứa con ngu muội, đần độn thế này ...''. Bao nhiêu năm trời tôn kính cha, chỉ trong một phút, cơn tự ái bộc phát đã phá vỡ bức tưởng tôn kính ấy! Và Thảo Duyên đã nhất quyết ra khỏi căn nhà mà hơn hai mươi năm trời gắn bó với cô. Thảo Duyên làm vậy có đúng không? Tự ái của nàng đặt có đúng chỗ chưa? Trên đời này việc cha mẹ mắng chửi con có phải là lẽ thường tình không? Tại sao nàng lại nông nổi, bốc đồng, bướng bỉnh như thế chứ? Bao câu hỏi cứ làm Duyên rối rắm hơn. Ở nhà Duyên,n chọn giải pháp ra đi với một sự đơn giản, nhẹ nhàng. Nhưng giờ lại là một vấn đề vô cùng nan giải ... thừ người với những ý nghĩ lộn xộn đó nên Thảo Duyên đã không chú ý đến một người vừa bước chân vào nhà ông Mười, mà người đó gần như cũng chả chú ý đến sự có mặt của Duyên thì phải.

– Ủa Mộc Tùng? Về rồi đó à?

– Nhà có khách hả nội?

Một câu hỏi cho có hỏi.

– Ông Mười nhanh nhảu:

– Ừ khách, nhưng mà không phải gọi là khách, con vào đi làm gì đứng như đi làm rể Vậy hứ?

Mộc Tùng vội vã:

– Thôi nội ơi! Con định xem anh Thoại về chưa? Vậy con về bên trang trại luôn nha nội.

Đã nhận ra gã đàn ông bên bờ suối, và nhất là nghe gã vừa kêu ông Mười bằng nội.

Thảo Duyên đã “mất lửa” cảm thấy mình gặp xui xẻo rồi Đúng là oan gia đây? Bây giờ làm sao? Khi gã cũng là cháu của ông? Nhưng nhìn thấy vẻ phớt lờ, dửng dưng của gã như không nhìn thấy mình vậy! Thảo Duyên vờ nhõng nhẽo với ông Mười:

Ngoại ơi1 Để con pha bình trà mới nha ngoại. Ai vậy ngoại? Ủa là anh hả?

Xin chào! Hóa ra chúng ta không phải người xa lạ hén.

Vẫn là nụ cười để lộ hàm răng trắng đều đặn của cô ta, Mộc Tùng đã định dửng dưng không để mắt tới cô ta, nhưng rồi nghe hai tiếng ''ngoại ơi" ngọt xớt như đường và dẻo quẹo như mạch nha của cô. Mộc Tùng quá đỗi bất ngờ. Như vậy ngoài Quang Thoại là cháu nội, thì ông còn có cô cháu ngoại này nữa sao?

Thế mà lúc nãy ở bờ suối, anh đâu có biết, đã vậy còn “kình” với cô ta nữa chứ!

Nếu như cô ta biết rằng mình chỉ là “cháu nội không ruột rà” thì cô ta sẽ xử sự sau nhỉ? Chắc anh phải ngậm bồ hòn làm ngọt quá! Bởi vì dù sao cô nàng cũng là cháu ruột.

Tuy trong lòng nghĩ như thế, nhưng ngoài mặt Mộc Tùng vẫn lạnh như ''đồng''. Anh tỏ vẻ thờ ơ như không cần biết đến cô.

Anh đáp chiếu lệ:

– Xin chào!

– Em nó tên Thảo Duyên! - Ông Mười tiếp lời.

Mộc Tùng đã hạ giọng nói ngay:

– Còn tên tôi, chắc không cần phải giới thiệu lại chứ? Đứng không cô Duyên?

Thảo Duyên lí lắc:

– Anh không giới thiệu lại, tôi quên rồi. Lỡ có gọi là ... Mộc nhĩ thì ráng chịu đó nghen.

– Không sao! Vì cô lúc đó cũng sẽ đổi lại là ''vô duyên''. Thích gọi thế nào, tùy cô?

Thảo Duyên sa sầm nét mặt.

Ông Mười cười khà, giọng thắc mắc:

– Hai đứa đã gặp nhau rồi à? Nhưng lý do gì có vẻ đối chọi dữ vậy?

Thảo Duyên giậm chân:

– Đúng là ... Mộc nhĩ!

– Đúng là vô ... duyên!

Không ngờ Thảo Duyên tỉnh như sáo, cô nheo mắt đáp gọn:

– ''Vô duyên'' đối diện thấy thương liền đó nha.

– Vậy hả? Thôi cứ vào ngủ đi để mà nằm mơ ...

Mộc Tùng cũng nheo mắt lại, anh cảm thấy đắc ý khi biết rằng phía sau lưng anh, Thảo Duyên đang gởi một cái nhìn chỉ còn có nữa con mắt. Anh khẽ mỉm cười khi tưởng tượng cô ấy sẽ xấu như thế nào khi mang khuôn mặt ấy. Đáng đời! Ai bảo cô liếc xéo tôi làm chi?