Xe ôm vừa về đến cổng làng bà Hải đã cảm giác thấy linh tính của mình không sai. Nhất định có điều gì đó không bình thường đã xảy ra.
Sáu năm qua, viện cớ này, cớ nọ, bà chưa về quê chồng. đã đành xa cách lâu lắm rồi, nhưng người quen trong làng đâu đã quên mặt bà. Hồi mới giải phóng , bà về thăm quê, đã từng lội xuống đồng cấy gặt với bà con trong họ. Vậy mà bây giờ, gặp lại, sao trong mắt ai cũng ẩn chứa một điều gì đo, nửa như lung túng, nửa như âu lo, lại có khi thương cảm. Chuyện gì đây?
Bước chân qua cánh cổng rào râm bụt, bà Hải vừa bước vào sân, đã thấy bà mẹ chồng lò dò chống gậy ra hiên. Bà cụ nhướng cặp mắt lên nhìn một lát, mới nhận ra con dâu đang lừng lững tiến vào. Bà cụ khựng lại, run run, mãi sau mới nói, nghẹn ngào như tiếng nấc: “Con ơi! Con lặn lội vô được răng con?”
Như thế nghĩa là thế nào? Bà Hải ngỡ ngàng thấy bà cụ tám mươi lập cập đỡ nón, đỡ túi cho mình, lập cập dắt bà vào nhà, vẻ chăm chút, nể nang như thể chính bà mới là mẹ chồng, chứ không phải là con dâu. “Mẹ để mặc con”. Bà nói, chưa hết băn khoăn thì bà cụ đã mếu máo ngồi xệp xuống bộ ván, cúi đầu thiểu não. “Mạ có lỗi với con trăm phần, con thương chồng thì con bỏ qua cho mạ”. Ô hay, bà cụ có lỗi gì? Mấy đứa cháu gọi bà bằng thím, bằng mợ , lăng xăng, đứa rót nước, đứa bao nhau đi gọi ông Hải. Ông đi đâu?Mới vừa về quê hôm qua, nay chắc ông còn bận đi thăm chòm xóm. Kìa, ông đã về đến cổng, nước da ngăm ngăm khoẻ mạnh nhưng mái tóc đã bạc nhiều. Chẳng hiểu sao, mắt ông lại đầy vẻ lo âu, và khi nhìn thấy bà, ánh mắt ông chợt cụp xuống, không giống gì với vẻ trầm tư quen thuộc. Lòng đầy hoang mang nhưng bà Hải cũng mở lời nói trước:
-Hôm kia tiễn mình lên tàu xong, lòng tôi cứ nôn nao, vậy là tôi bảo thằng Việt : việc gì thì việc, cũng lên lấy ngay cho mẹ một cái vé đi Quảng Trị gấp.
Giọng bà điềm đạm, chững chạc, như thói quen luôn binh tĩnh trước mọi việc. Vẻ tỉnh táo ấy càng làm ông Hải bấn loạn, ông nghĩ đấy là chiến thuật thường ngày của bà và chưa chi ông đã nghĩ ngay đến việc bỏ vũ khí xuống đầu hàng vô điều kiện. Ông nói lúng búng: -Thì ra mình đã biết. Mình tha tội cho tôi, chỉ vì tôi sợ mình…không sao chịu nổi. sự thật.
Chợt ông oà khóc. Một người đàn ông ngoài sáu mươi tuổi mà khóc như thế, thật đủ hiểu là ông Hải đã lâm vào cảnh nan giải, bế tắc đến mức nào. Bao nhiêu năm sống với chồng, bà hiểu rõ tính ông .Cái cơ quan mà hơn mười năm ông làm thủ trưỏng , thực ra là do bà chỉ đạo. Bởi nhất cử nhất động ông đều hỏi ý kiến bà. Ông quá tình cảm , quá tốt bụng, quá được mọi người yêu mến nên luôn cần bà tiếp xúc cho một chút cương nghị cần thiết. Bây giờ ông đã làm gì mà phải tạ lỗi với bà? Một điều gì không có ý kiến của bà? Khỉ thật, sao mặt ông cứ đỏ rừ, thiểu não chẳng khác gì thằng con trai bà thủa bé, mỗi bận ăn vụng bị bắt quả tang.
Bà mẹ chồng đến bên bà , run rẩy: “Mạ biết, đây là lỗi của mạ không ngăn ngừa mà ra. Nhưng mà cũng không ngờ. Đến khi vỡ lở ra thì gạo đã thành cơm. Nay nó đã có mang đến năm tháng. Con nghĩ tình mạ mà cầm lòng, tha thứ cho chồng con”.
Bà Hải tưởng như sét nổ ngay trước mặt. Cái gì? Ai có mang? Ai tha thứ? Trời đất ơi! Bà ngã ngồi xuống bộ ván, trời đất tối sầm. Cả nhà xúm lại bên bà, lay gọi, xoa dầu gió. Không, bà chỉ lịm đi chứ không bất tỉnh. Giá bất tỉnh được thì đỡ bao nhiêu. Đằng này bà vẫn tỉnh. Tỉnh để mà đau đớn. Mà chết đứng, lặng câm. Bên tai bà là tiếng khóc của ông chồng.Chỉ là khóc thôi sao! Cứ làm bậy, làm đổ vỡ hết rồi khóc như trẻ con là xong thôi sao? Nghĩ vậy bà uất lên tận cổ, chợt vô tình gào lên một tiếng: 'Khốn nạn, ông không biết xấu hổ sao?”
*
Suốt đêm bà Hải không ngủ được, lắng nghe tâm tư mình bà thấy hình như không phải nỗi đau đớn, mà là nỗi căm hận và kinh ngạc. Căm hận vì cái việc làm phản phúc, nhơ nhuốc của ông chồng “già đời chưa chịu trót thế”. Thời ông còn trẻ, bà đã bỏ bao nhiêu tâm cơ theo sát đỡ đần ông từng bước, vì biết rõ trái tim mềm yếu dễ dàng rung động của ông không đủ sức chống lại những mưu ma chước quỷ của những mối nguy hiểm giăng giăng quanh ông:Những người đàn bà góa bụa trong chiến tranh, những góa phụ no cơm rửng mỡ,những cô nhân viên trẻ mong dược dựa dẫm vào tình cảm của thủ trưởng mà đi lên. Bà biết, trước bọn họ, ông chồng bà, một người đàn ông thành đạt , thông minh, nhân hậu, quả là một con mồi hấp dãn sẵn sàng sa bẫy. Nhưng bên cạnh ông đã có bà! Từ miếng ăn ngon , từ những kỷ niệm lễ cưới, từ những nguyên tắc thiêng liêng bà dựng lên trong cuộc sống chung ,tất cả đã giữ ông luôn ở lại trong vòng tay bà. Năm bốn mươi tuổi, ôn lại cuộc đời làm vợ, bà cười: “Giữ chân một người đàn ông, cần nhiều thứ lắm: món ăn ngon, phòng ngủ ấm cúng, những thói quen, rồi con cái, đạo đức…vân vân và vân vân”. Nụ cười bà mãn nguyện, y như vẻ mãn nguyện của một sinh viên dã hoàn tất chương trình học và đã nắm được tấm bằng chứng nhận trong tay.
Thế mà bây giờ, giữa lúc bà tưởng cuộc sống đã viên mãn, thì đùng một cái! Bà ngạc nhiên. đã nhiều năm qua, bà cứ xem ông là một ông già thực sự. Mái tóc rụng đi nhiều và lấm chấm muối tiêu. Từ lúc về hưu, lại bắt đầu quên trước quên sau và lẩm cẩm.Bà không còn lo cô bạn gái này, cô thư ký kia có thể tranh thủ láng cháng với ông chồng mình, nên nhiều khi cũng quên khuấy đi những hàng rào phòng thủ kiên cố đã xây dựng trong suốt mấy mươi năm. Những năm về hưu ông ít nói hẳn đi, đôi khi thầm lặng như cái bóng. Mỗi dịp tết ông lại thu xếp về thăm mẹ. Bà cụ năm nay đã yếu lắm rồi. Bỗng vừa qua, giữa tháng ba, ông rụt rè nói với bà, ông cần vào thăm quê, thu xếp công việc họ hàng gì đấy. Bà không phản đối, nhưng ông đi rồi, bỗng có gì trong bà thức dậy. Cái nhạy cảm cảnh giác phụ nữ từ lâu ngủ quên trong chiến thắng, bây giờ chợt như còi báo động hú lên giữa ban ngày. Bà nhớ lại thái độ khang khác của ông , đôi mắt nhìn xuống của ông, vẻ săn sóc khác thường của ông đối với bà trước khi ra đi. Đó là dáng vẻ của một người có lỗi.
Bây giờ bà nằm một mình trong căn chái rộng. Những phút chết đứng ban đầu đã quạ Theo thói quen bà nghĩ ngay “Làm gì trong hoàn cảnh này?”
Mẹ chồng bà vào, sờ soạng cánh tay bà, rụt rè thông báo:
-“Nó” muốn qua chào con. Con cho phép nó mới dám vô.
“Nó” à! Qua những lời nhỏ to của mẹ chồng, bà đã biết. Đó là chị Bưởi ở cách nhà bà cụ hai ba ngõ gì đó. Người đàn bà đang vào tuổi bốn mươi, ngưòi gầy gầy, dáng phờ phạc, có đôi mắt to và rất buồn, trước đây có lần bà đã thấy. Sáu năm rồi, bây giờ chị ta ra sao, có lẽ chỉ có héo hon đi thêm một ít vì lao động vất vả. Rõ khốn nạn, thế mà ông lão nhà bà cũng …bà ngọt nhạt trả lời bà cụ:
-Mẹ Ơi, con với ngưòi ta không quen không thuộc, chẳng biết gọi nhau bằng gì, chào hỏi làm sao đây. Mẹ bảo cô ấy đi về là hơn.
Bà cụ ra rồi, ông Hải len lén bước vào bên vợ. Mắt ông đỏ thiểu não. Ông kéo ghế ngồi bên bà.
-Mình ơi, tôi ngàn lần có tội. Mình tha thứ cho tôi. Suốt đời, lúc nào mĩnh cũng nâng đỡ tôi. Còn tôi thì…-Giọng ông nghẹn lại.
Bà Hải thấy cơn giận hạ xuống, và thấy ấm lòng. Ông vẫn sợ, vẫn nể bà, nay bà đã lớn tuổi, nhan sắc không còn, đã đành là thế. Cứ tưởng từ nay chỉ có cúng kỵ, khám sức khoẻ và những buổi họp hội của hai người cao tuổi. Hoá ra nơi ông lão nhà bà cái chứng đa cảm vẫn còn mà cả cái thói sợ vợ cũng vẫn còn! Bà nghẹn giọng:
-Sao đến giờ ông mới nhớ làm khổ tôi? Còn cái lúc ông sa ngã , sao ôgn không nhớ? đã đành tôi khổ- Bà nấc lên- Nhưng còn tình nghiã mấy mươi năm, còn danh dự gia đình, còn bao nhiêu điều thiêng liêng, ông nỡ một phút hắt xuống sông? Mặt mũi nào ông nhìn con, nhìn dâu, nhìn rể?
ông Hải cúi gầm. Quả thực, mặt mũi nào nhìn các con nữa. Chúng nó sẽ cười vào mũi cái ông bố trai lơ , dại gái vào tuổi đã làm ông nội .Nhưng sao lại ma đưa lối , quỷ dẫn đường thế này? ông nhớ lại những ần gặp Bưởi. Ban đầu không ai ngờ. Gần mười năm rồi, từ ngày chị Ông bị ung thư vú mà mất, anh rể ông đi lấy vợ, mẹ Ông vẫn thui thủi một mình với mấy đứa cháu ngoại còn dại. Mà Bưởi thì một mình , cám cảnh bà cụ,hay chạy qua chạy lại . Lúc củ sắn, lúc miếng trầu, thành người thân trongnhà. Mỗi lần dịp tết về thăm, ông Hải qua biếu Bưởi ít quà, gọi là cảm ơn cô có lòng thương mẹ Ông già yếu. Chưa bao gìơ ông líêc mắt nhìn xem người đàn bà lỡ làng đó nhan sắc như thế nào, tuổi tác bao nhiêu. Chỉ biết trước đó cô ta đã có chồng, người chồng đi lái xe cho một công ty gỗ trên thị xã, bị cây đè chết đã chín mười năm naỵ Trong làng đồn rằng cô có số sát phụước vào tuổi bốn mươi cô gầy mòn, héo hắt vì nỗi vất vả , cô đơn và mặc cảm. Hôm ấy, cuối năm, bất chợt cô đau nặng. Bà cụ giục ông sang xem. “Cứu nó, con ạ, nó chỉ có một thân một mình”. Là bác sĩ, ông Hải xem qua , biết ngay không có bệnh gì. Bệnh của cô là bệnh Hysterie, một chứng chỉ riêng đàn bà mới có, nó là chứng bệnh của tâm tư chứ không phải của cơ thể. Ông cho cô uống một thứ thuốc bổ, giả như thuốc chữa bệnh , dặn cô nằm nghỉ rồi định ra về…Nhưng sao ông không đành lòng. Lâu nay, ông vẫn xem cô như cô em chất phác quê mùa. Hình ảnh cô em gái gầy gò, héo hon nằm trơ trọi làm ông bất nhẫn. Chiều cuối năm, gia đình ai cũng sum họp. Còn người đàn bà này, một chút niềm an ủi cũng không. Sao ông trời bất công , nếu ông đã sinh ra tất cả loài ngưòi , lại cho người này quá nhiều, người kia lại quá ít?
Tóc đã chuẩn bị bạc mà ông Hải còn chưa hết ngây thơ, chưa hề biết cảnh giác với cái bẫy mà tạo hoá lúc nào cũng giăng sẵn để bẫy những ngưòi đàn ông tốt bụng, thương người và đa cảm.
Bây giờ nhớ lại, ông nhăn nhó mặt mày, vò đầu, bứt tóc. Lúc đó ông có vì khoái lạc không? Hình như là không ! mà nếu có, thì cũng rất thoáng qua, khác xa với những ngày bừng bừng thời trai trẻ. Ông chỉ thấy thương cảm và mủi lòng, tất cả những tình cảm ấy chợt bột phát và ông không kiềm chế được nữa.
Bây giờ như một phạm nhân tự khai, ông ấp a ấp úng diễn tả tâm trạng lúc ấy với vợ. Bà Hải điên người.
-Cứ mỗi lúc thương ngưòi là lao vàongủ với họ được hay sao? Nếu thế thì cả đời ông hủ hoá đến vài vạn chuyến. Vừa hở tay tôi ra, là đã chẳng ra cái gì.
Ông Hải ngồi im. “Bây giờ ông tính sao?” “Mình bảo sao, tôi nghe vậy. Tôi lỡ. Chỉ xin mình giấu đừng cho các con biết”. “Còn cái bầu tâm sự của con Bưởi?” ông Hải nhăn mặt như uống một liều thuốc đắng nghét.
-Mình tha thữ cho tôi, tôi sẽ không quay lại cái làng này ấc. Tôi sẽ đem mẹ ra Hà Nội. Được tin cô ấy có mang, ban đầu tôi cũng không dám nghĩ chuyện vào thăm, nhưng nghĩ lại…không đành bụng nên tôi đành liều lén mình , định về quê đem cho cô ấy ít tiền bạc và giải quyết dứt điểm . Không ngờ…
À ra thế. Nói dễ nghe nhỉ. Xưa nay bà Hải vẫn nhiều lần tắc lưõi chán ngán cho cái tính xà quần của ông chồng . Đàn ông, họ làm những việc lớn lao thì tài, chứ cuộc sống riêng của họ thì cứ như một cái túi thủng hai đầu, túm đầu này thì hở đầu nọ. Bảo rằng thương người, lén lút vợ làm điều nhăng nhít. Bây giờ lại nói hối lỗi, đòi rũ áo như thằng Sở Khanh . Rõ thật già đầu chơi trống bỏi! Hay là ông định nói chiều lòng tôi, để phỉnh tôi. Đừng có hòng!
“Ngày mai , tôi sẽ giải quyết chuyện này. Ông họp cho tôi hội đồng gia tộc !” .”Chết chửa, gì mà nghiêm trọng thế mình?” ông giật nảy người,. Nhưng bà Hải đã ngồi thẳng dậy, nghiêm nét mặt:
-Lại còn nghiêm trọng à? Hay tôi phải chết đi, mới là nghiêm trọng với anh?
*
Nói là Hội đồng gia tộc, thực chất chỉ là một ông chú, một ông bác và một ông anh họ xa đại diện cho ngành trưởng. Họ nhà ông Hải phát đạt dần dà ra thành thị làm ăn cả. Cả hai ông chú bác đều đã già, đã sống qua cái thời “Trai năm thê bảy thiếp” Nên xem chuyện này chẳng có cho là to lớn,nhưng cũng biết lờ mờ là thời bây gìơ một vợ một chồng, đàn ông khổ hơn trước. Cả hai ông đều rất nể đứa cháu dâu cán bộ nhà nước vừa đức hạnh vừa đảm lược, lúc nào cũng đối xủ với họ hàng đau ra đấy, nên nghe lời mời là đi ngaỵ Ông anh họ trước là sĩ quan, nay phục viên về làng. Mang tâm trạng bất đắc chí nên ông chẳng thiết một thứ gì trên đời trừ rượu. Họp gia tộc, tức là có một bữa rượu kha khá, nhất là hôm nay bà em dâu đảm đang hơn năm sáu năm mới về làng. Ba khuôn mặt hai già một trẻ, đều bộc lộ một vẻ tỉnh táo dửng dưng, pha chút thoa? mãn: từ lâu rồi mới có một dịp để họ thấy mình quan trọng, có dịp phát biểu, có dịp quyết định cuộc đời của người khác. Trước lúc đến đây họ đã ghé chân nơi quán rượu bên đình làng,làm sơ sài ba chén và bàn qua loa những gì sắp phải quyêt. Ông bác vừa khà khà vừa cười móm mém:
-Cứ như ý tôi thì chuyện này mà hoá haỵ Con Bưởi có con để bồng, bà cụ có dâu gần chăm nom. Anh Hải ở Hà Nội, lâu lâu đi về cũng là thêm của thêm con. Đời xưa, có phúc mới được vậy…
Ông chú rụt rè:
-Sợ chị ấy không chịu.
-Không chịu cái gì? Gần sáu chục tuổi đầu , không lẽ lại còn ghen với tuông?
Ông sĩ quan phục viên cười nửa miệng: -Tuổi nào đàn bà cũng là đàn bà…nhất là đàn bà thời bình đẳng ngày nay.
-Mỗi người một ý, rứa thì chút nữa quyết định ra sao đây?
mãi tới khi an vị trong căn nhà ba gian, ba người vẫn chưa nhất trí với nhau một cách giải quyết nào tốt đẹp. Nhưng cả ba đã lầm. Bà Hải không mời họ đến để lo giúp việc của bà. Bà mời họ đến là để chứng kiến . Cho nên bà cứ để cho họ phát biểu đủ thứ ý kiến ,cãi nhau, mâu thuẫn nhau, dạy. khôn nhau chán. bà chỉ ngồi vòng tay nghiêm túc quan sát những người xung quanh. Bà mẹ chồng dân dấn nước mắt. Ông chồng như đang muốn chui xuống đất cho xong . Cho chết? Ai bảo ngốc nghếch ở cái tuổi đầu đã bạc. Rồi còn cái người bà không muốn nhìn, nhưng vẫn nhìn chòng chọc, cái ngưòi đàn bà nhà quê mà nếu hiện ra ở Hà nội, còn lâu ông chồng bà mới thèm liếc mắt nhìn. Cái bụng đã hơi đùm đũm như đâm vào mắt bà, bà xót xa quay đi, cố giũ vẻ bình thản nghiêm nghị…
-Thưa hội đồng gia tộc. Tôi về làm dâu nhà họ Phan tuy vì hoàn cảnh công tác xa xôi, nhưng lòng tôi lúc nào cũng hướng về dòng họ quê hương. Từ trước đến nay, được cô bác thương, tôi chưa có gì sơ suất trong bổn phận làm dâu làm vợ- bà vừa nói vừa liếc nhìn chồng, và bỗng hả hê khi thấy ông cúi gầm mặt khổ sở- nay hoàn cảnh xảy ra không ai ngờ đến, chồng tôi đã có chuyện riêng tư riêng, không còn thương yêu vợ con nữa”-Bà lại liếc sang nhìn ông, và lại hả hê thấy vẻ mặt hốt hoảng như muốn cải chính mà không sao thốt nên lời- giữa khúc quanh cuộc đời này, tôi biết làm sao đây cho trọn đôi đường…
Ông bác chừng nóng nẩy chờ đợi được phát biểu lâu quá, sốt ruột cắt lời:
-Chị Hải ơi, tụi tôi hiểu nỗi khổ tâm của chị lắm.Nhưng sự đã rồi. Tiếc rằng làng nước chúng tôi đây không biết chứ mà biết thì nhất định khuyên can anh, không để xảy ra sự thể thế này. Chừ biết làm chi hơn, thôi thì gia tộc chúng tôi sẽ quở phạt anh nặng nề, còn chị thì cũng xin nguôi long mà tha thứ cho anh đị.
Bà Hải lắcđầu:
-Thưa bác, con cũng biết bác thương con mà mong cho con vợ chồng được vuông tròn. Nhưng còn người đàn bà kia, đứa bé sắp sinh ra kia, lẽ nào con bỏ mặc họ? Mà tình cảm vợ chồng làm sao chia xẻ? Mình phải biết tôn trọng ngườiphụ nữ, phải biết bảo vệ quy chế một vợ một chồng . Thôi thì..con đành phải chấp nhận hy sinh!
Nói đến đó bà nấc lên, làm ông Hải đứng bật dậy, muốn chạy tới đỡ vợ. Nhưng bà trấn tĩnh ngay, nghiêm nghị xua tay khiến ông chỉ dám ngồi xuống, im thin thít. Ở một góc nhà, chị Bưởi cúi mặ, khóc thút thít từ đầu buổi đến cuối buổi.
-Không thể nào không hy sinh! Vợ chồng đến tuổi này, còn dắt n hau ra toà ly dị chẳng bõ cho người ta cười. Nhưng từ nay, xem như ái ân đoạn tuyệt. Con xin đi, để cho anh Hải được tự do lo lắng cho vợ nhỏ, con riêng. Phần con xin đi, con lạy từ tạ mẹ, từ nay cô Bưởi hãy thay con săn sóc mẹ- Bà quay về phía ông Hải- Nay tôi đã già, cam phận sống cô độc. Xin cho ông chọn một bên thôi. Đừng ra tìm mẹ con tôi làm gì nữa. Xin vĩnh biệt!
Bà nói rồi chắp tay cúi chào từ mẹ chồng đến từng ngưòi trong họ. Bà cụ khóc ngất, chạy ra ôm lấy con dâu. Ông Hải mếu máo: “Mình ơi, mình nói thực sao? Mình bỏ tôi sao minh? “ lẳng lặng không nói một lời, bà gỡ tay mọi người, vào phòng xách túi, đi thẳng ra đầu ngõ. Một chiếc xe đã chờ sẵn, bon bon đưa bà đi…Chuyến đi không trở lại.
Về Hà Hội, việc đầu tiên của bà là tường thuật lại tất cả cho hai con nghe. Cô con gái út khóc ngất: 'Vô lý, vô lý quá, con không thể ngờ ba của con…” . Cậu cả tên Việt trầm tĩnh hơn, chỉ ngồi lặng gục đầu:”Mẹ có nôn nóng quá khi giải quyết như vậy không? “ “Thì con bảo mẹ còn cách nào ? Để cho con Bưởi đem đứa nhỏ ra đây để bôi gio trát trấu vào mặt các ông bà sui gia của nhà ta sao? Để tái lập cái cảnh đa thê khốn nạn như thời xửa thời xưa sao? Còn cách gì hơn là mẹ đành chịu phần thua thiệt ?”
Cô út Nga đang nằm vùi mặt trong chăn vụt ngửng lên, đôi mắt đỏ hoe: “Gặp em, em cũng làm như mẹ. Người đã phản bội , còn gặp lại làm chỉ “. Cậu cả Việt vẫn ngồi trầm ngâm rồi lát sau cậu hỏi, như muốn chấm hết câu chuyện : -
-Thế bây giờ trong đó, ba lấy gì mà sống?
Bà Hải cười khẩy buông thõng : “Đã có lương hưu! Chuyển lương hưu vào cho ông ấy!”
*
Từ ấy không có ông Hải trong toà nhà của ông tại Hà Nội. Cả nhà, không ai nhắc đến ông. Một nỗi đau, nỗi hận vẫn âm thầm len lỏi trong tâm tư từng người. Nhưng ai cũng lặng lẽ, hình như nói đến ôngần nói đến một nỗi bất hạnh lớn. Ngày ngày cô Nga vẫn đưa con đến gửi mẹ để đi làm. Thằng bé bi bô hỏi ông, bà Hải chỉ bảo: “ông vào thăm cố, cố ốm nặng”. Vợ chồng Việt thì đi làm cả ngày, tối đến lại đi học thêm. Đến chiều, khi đứa cháu ngoại đã theo mẹ về nhà, bà Hải thui thủi một mình vào ra, thấy căn nhà sao mà giá lạnh và hoang vắng. Vợ Việt về thấy mẹ chồng ngồi co ro, vội vã cắm máy sưởi. “Chết nỗi! Mẹ cứ sợ tốn điện làm gì. Sức khoẻ là vàng đó mẹ”. Hà Nội mùa đông lạnh căm.Một hôm cô Nga quấn khăn quàng lông cho thằng bé để chuẩn bị về nhà, bất giác buột mệng : “Mình ở đây nhà kín, khăn áo thế này mà còn rét, khong biết bố ở trong ấy…” Như thể lỡ lời, cô vụt nín bặt, vội vã bế con đi…
Với bà Hải, mùa đông năm nay lạnh hơn hẳn mọi năm. Tuổi trẻ mà cô đơn còn dễ chịu, thiếu chi niềm vuin khoa? lấp. Tuổi già cô đơn mới thật là hiu hắt. Tối tối, trong căn nhà vắng lặng, bỗng bà nghe vang lên tiếng ông Hải kêu khi bà bước chân đi ;”Mình nỡ bỏ tôi sao mình ơi. Mình muốn xem tôi như ngưòi đã chết ư? “ Chút thương tâm ngậm ngùi vừa dấy lên, thì lòng hận đã như nước sôi dội xuống. Cho chết! Ngồi nhà nhàn nhã ấm cúng không ưa, thì cho thoa? sức mà giặt khăn giặt tã, mà cúi xuống đi cày,mà ngất ngư với cái cảnh cha già con mọn. Khi nào thở không nổi chạy về đây hẵng hay!” . Mắt bà đang hằn lên những ý tưỏng uất hận, chợt mở to, ngạc nhiên khi tình cờ nhìn thấy mảnh giấy nhỏ trên bàn: phiếu báo phát gửi cho ôgn Nguyễn Xuân Việt về số tiền gửi cho ông Nguyễn Xuân Hải …đã đến tay người nhận ngày…
Thế này thì quá thực! Té ra thằng Việt vẫn lén bà gửi tiền , cung cấp ô xy cho cái ông bố phản bội của nó! Nó chẳng hiểu ý định sâu sắc của bà. “Việt, con có coi lời mẹ ra gì nữa không? Con có nhớ là giữa chúng ta với ông ấy tình nghĩa đã đoạn tuyệt rồi không? Vợ con mà biết con làm thế này, nó sẽ nghĩ sao? Nõ sẽ nghĩ: thế là bố con cùng một giuộc…
Việt im lặng, đi lui đi tới một lát rồi chợt dừng lại:
-Thôi con xin mẹ. Đến bao giờ mới bỏ được cái thói quen làm bà tướng, lúc nào cũng bài binh bố trận? Con gửi tiền cho bố là để làm gì mẹ biết không, là để cho bố có tiền trở về. Con biết tỏng là mẹ đời nào muồn đoạn tuyệt .Mẹ chỉ muốn trừng phạt bố, đày bố ở lại một cái làng xa xôi thiếu thốn, để cho bố dở sống dở chết rồi mới thạ Thôi mẹ Ơi, hơn một năm qua đủ lắm rồi! đến bao giờ mẹ mới thôi xem bố là một hình nhân trong tay mẹ?
Bà Hải lặng ngưòi. Bà nhận ra không thể điều khiển thằng con mình như trước đây bà đã điều khiển bố nó.
*
Tháng ba , trời ấm. Việt bảo bà Hải: “mẹ vẫn thường bảo vợ con, đàn ông là giống không bao giờ chịu thua . Vì vậy đừng nên cương với họ, chỉ tổ thiệt”. Bà Hải im lặng: thật ra lời bà dạy con dâu còn có thêm câu này nữa: “Mình phải đối xử với họ với một bàn tay mềm như nhung, nhưng thực ra là nhung bọc sắt”.
Vì vậy, sự tự do mà bà vứt lại cho ông chỉ là sự tự do của một con thú nhà, không buộc không nhốt nhưng cũng chẳng lo gì lạc mất. Hàng tháng bà vãn nhận được thông tin về ông: cô Bưởi đã sinh con gái, đứa con chưa đủ tháng nên nuôi vất vả. Ông Hải thì qua nhiều chấn động tinh thần quá, lại thay đổi cuộc sống đột ngột , ông chẳng ngó ngàng gì tới chi đứa nhỏ, ngày nào cũng ra bến đò ngồi ủ rũ nhìn nước trôi.
“Đã đến lúc nên tha chưẻ Thế đã đủ chưa?”. Bà liếc mắt nhìn lên cuốn lịch. Cũng đến lúc cho ông ấy mãn hạn được rồi. Đằng nào bà cũng phải vào một chuyến, chính bà phải kết thúc một kịch bản mà chính bà đã mở ra…
Mới hơn một năm mà cảnh làng dã đổi thay nhanh thế, một con đường đổ bê tông đưa bà về đến nhà chồng. Ngôi nhà chẳng có gì khác, cũng mái ngói tường vôi đơn sơ như xưa, nhưng trong sân hình như cây cối mọc nhiều hơn. Một con ong bầu xanh đen đang bay xà quẩn quanh lũ hoa thấy bà vội vã bay biến.
Ông Hải đang ở trong sân, đứng dưới giàn dưa, chăm chú thụ phấn cho những bông hoa dưa màu tím. Trời ơi, trông ông chồng bà giờ đây chẳng khác gì một ông nông dân thực thụ! NHìn thấy bà, ông ngạc nhiên, vẻ mừng hiện ra trên mặt.
Bà Hải cũng mừng, n hưng cố làm nghiêm, thong thả xách túi vào sân. Ông Hải sau phút đầu, chợt như nhớ lại hoàn cảnh hiện tại của mình, thoáng một chút ngập ngừng, rồi cũng ra vẻ nghiêm trang “Sao mình không báo trước để Bưởi ra đón, xách giùm mình cho đỡ nặng? “ Câu nói làm bà hơi chạnh lòng, chưa kịp nói gì thì đã nghe trong nhà có tiếng chào: “ôi, chị i, chị đã vào, trời ơi, lâu lắm rồ!”. Bưởi bồng con từ trong nhà băng băng chạy ra. Cô trao vội con cho ông Hải, đỡ lấy xách trên tay bà rồi lật đạt lấy quạt, rót nước, dáng vẻ như mong nhớ lâu ngày mới được gặp, bà cụ chống gậy từ trên nhà xuống, móm mém cười:
-Tau đã nói mà, thế mô sau tết hắn cũng vô.
Bà Hải ngồi xuống bên mẹ chồng. Mắt bà khẽ liếc ngang, tháy ông Hải đang bồng đứa nhỏ từ ngoài sân vào. Đưa trẻ ốm nhách, trán đúng là trán ông Hải, dô ra trên khuôn mặt nhỏ. Hai con mắt đen thui thao láo. bà Hải thấy nó xấu, trông như con chuột con. Ông Hải tưng tưng đứa bé trên tay, âu yếm cầm hai tay nó xếp lại: “Chào bác đi con!” Con bé chưa hiểu gì, chỉ thấy nhột, nó cười lên vui tươi.
Mâm cơm chiều dọn lên, nhiều món thịnh soạn, nếm món nào bà Hải cũng thấy mùi mắm ruốc phảng phất. “Chết nỗi, nấu ăn thế này, mà ôgn ấy ăn làm sao cả năm quả” Thế nhưng ông Hải, Bưởi và bà cụ cứ nói cưòi ríu ran, ai cũng gắp thức ăn cho bà, bà chẳng tiện nói ra ý nghĩ của rmình, bà cũng đắn đo không biết làm sao mở đầu cái quyết định “tha bổng , mãn hạn” như thế nào cho hợp lý, hợp tình, không mất uy củanmình mà cũng không cứng cỏi quá, thành ra khô khan.
Cơm nước xong bà ngồi uống trà với mẹ chồng, đang còn cân nhắc thì chợt nghe tiếng Bưởi nói với ai đó ngoài hiên.
-Hôm nay nhà em không khám bệnh đâu, mai chị đem cháu đến.
ông Hải nghe tiếng, quay ra:
-Khám bệnh mà hẹn sao được, để tôi ra ngoài xem cho người tạ Quay lại bà, ông nói với vẻ ân cần: “Mình thông cảm nghe, tối nay tôi với mình thức khuya nói chuỵên, mình nhé!”
Dáng ông trông chững chạc, vững chắc, khác hẳn ngày nào khi bà ra đi, ông hóc hu hu như trẻ con. Phía gian ngoài , có tiếng Bưởi nói nhỏ:
-Mình ơi, tối nay em và con qua bên ngoại chơi, sáng mai về.
-Chết nỗi, em phải soạn thuốc men cho tôi chứ.
Đạ, thì em đã chuẩn bị hết, mình làm xong đâu đấy thì em mới đi.
Hai người trao đổi thầm thì gì đó, bà Hải nghe không rõ dù đã cố dỏng tai nghe ngóng. Bà cụ ngồi bên cạnh chép miệng: “Con Bưởi sinh dậy vừa chăm con, chăm mẹ, lại phả vực chồng, lo cho nó đến từng ly từng tí. Mãi rồi nó cũng nguôi dần. Có người trong làng đau ốm đến nhờ, nó giúp họ một thời gian, thế là từ đó cả làng có bệnh hoạn gì cũng đến. Từ ấy , nó mới vui lên rồi chăm lo đến cửa nhà, con cái.
Bưởi ôm con ngồi ghé bên cạnh, mắt nhìn bà Hải đầy vẻ trìu mến:
-Cũng nhờ chị mà có ngày hônm nay, cả đời em không quên.
Câu nói nghe chân tình đầy vẻ biết ơn , mà không hiểu sao bà Hải nghe như có một ngọn roi lửa đang quất thẳng vào ngực. “Thế là nghĩa làm sao, định giựt chồng ta mãi hay sao? “. Bà n ghĩ thầm, cố tự chủ để khỏi lộ ánh mắt tự vệ của người đang bị đe doa. cướp đi một thứ gì quý giá. Nhưng đêm ấy, khi ngồi trò chuyện với chồng ngoài hiên trăng sáng, bà mới nhận ra không phải bà có thể mất mà thực ra bà đã mất ông rồi.
Dưói ánh trăng mát dịu xuyên qua những khe lá của giàn thiên lý, ông Hải cầm tay bà, hơi trầm tư một chút như nhớ lại những ngày đã qua:
-Mình đã quyết xem tôi như chết nên tôi đành chấp nhận chết. Thế là đáng tội cho tôi rồi, chẳng bao giờ tôi dám oán mình. Ngờ đâu, trong cõi chết lại ở ra một cuộc sống mới.
Ông siết chặt tay bà, mỉm cười, nụ cười bao dung , vô tư trên làn da giờ đây hơi đen sạm, những chỗ râu li ti gìơ đây chỗ đen chỗ trắng. Ông nhìn bà, người đàn bà đã quán xuyến đời ông. Ông nhớ tói ngôi nhà ba tầng, nhớ tới các con ông, giờ đây chúng đã có vợ có chồng, đã đầy đủ với cuộc sống. Còn bà? bà cứng cỏi và ít bộc lộ mình quá. Bà vững chãi, luôn sắp xếp mọi chuyện trong đời đâu ra đấy. Dường như bà luôn có thể tồn tại theo ý mình và tồn tại một mình trên đời. NHưng có chắc như thế không? Có chắc trong cái vẻ cứng rắn này bà không cần dựa vào ai không?
Ông Hải chợt ái ngại cho bà, bởi ông đã biết lúc nào trong đời con người cũng cần tình yêu. Càng lớn tuổi càng cần. Nhưng giờ đây, ông còn làm gì được nữa cho bà? Bà đã đẩy ông vào một thế giới và giờ đây ông đã gắn chặt với thế giới ấy, đã buộc ràng với nó bằng những sợi dây thân thương. Vì chút lòng ái ngại mà ông không nỡ nói ra điều ấy.
Nhưng bà Hải đã hiểu rồi, khi nhìn khuôn mặt thanh thản và hiền hoà của ông dưới trăng. Đấy là cái vẻ của một người đã tìm lại đựoc chính mình, giống như một cây kiểng trong chậu giờ được thả vào thiên nhiên, nó không còn đài các, sang trọng nữa nhưng lại được cái hồn vốn có của thảo mộc. Thế mà trước đây bà nghe nói cây đã sống quen với điều kiện và môi trường trong chậu chúng sẽ không thể thích nghi với cuộc sống ngoài thiên nhiên nữa. Hoá ra nhà sinh học vớ vẩn nào đó đã vô tình làm cháy tiêu mất kịch bản của bà!
Bà Hải nghiến răng, nhủ thầm: “Đã thế thì chẳng cần màu mè nữa, thế nào ngày mai ta cũng ra oai bắt lão về cho bằng được!”.