Chương 1

ặp gỡ chừng như chuyện Liêu Trai

Ra đi chẳng hẹn một ngày mai…

VŨ HOÀNG CHƯƠNG * * * CHƯA PHẢI LÀ MỘT CÁNH rừng nhưng khu vườn cam này đã thật bao la, dưới mắt tôi. Nơi đây được chọn làm thí điểm trồng cam giống Phi Châu, Mỹ Châu, những giống cam thượng hảo hạng, để tiếp vua và các quan toàn quyền, công sứ Pháp. Người ta lùa hang trăm tù nhân yêu nước lên Ban Mê Thuộc đốn cây, khẩn hoang ròng rã mấy năm mới làm xong khu vườn cam quý, khu vườn cấm một thuở tối tăm của lịch sử chúng ta. Rất nhiều nhà ái quốc đã chết vì ngã nước hoặc bị giết chết vì roi da, báng sung. Xác họ vùi dưới gốc cam. Mỗi gốc cam một xác tù nhân. Nhờ đó, cam chóng lớn, nhiều trái và ngon ngọt. Khu vườn cam nằm bên going suối vơi đầy theo mưa nắng. Nhân công Ra đê nhổ từng ngọn cỏ hoang, tỉa từng chiếc lá úa, múc từng gáo nước tưới cây, những than cây cao không quá đầu người mà sao cành trổ tua tủa như cánh tay bạch tuộc. Họ đeo dao rừng, kết thành hàng rào, đứng ngồi canh chừng kẻ lạ mặt lai vãng. Thuở ấy, ai dám lai vãng trên đất hoàng triều. Nên sự bảo vệ vườn cam thừa thãi. Nhân công Ra đê nhàn tản, tha hồ hút thuốc và thỏi kèn ống tiêu khiển. Ngày vua bảo đại bị sóng gió cộng hòa vùi dập, hoàng triều cương thổ hết thiêng và khu vườn cam chẳng còn là khu vườn cấm nữa. Đám nhân công Ra đê biến mất. Sót lại một gã quản tượng săn sóc con voi rụng ngà của vua, bốn chân xích lỏng bằng xích sắt mắt lớn. Thỉnh thoảng, con voi già rống lên ai oán cơ hồ nó thương nhớ vua cũ phương xa lưu lạc và hồi tưởng chiếc lọng vàng năm xưa.

Tôi tới vào dịp này. Hơi muộn màng đôi chút. Bởi cỏ hoang đã xanh um trong khu vườn cam. Nghe đàn anh kể sự tích vườn cam, tôi vừa bùi ngùi vừa thích thú. Buổi trưa, sau giờ công tác, tôi thường vào giữa vườn, nằm dài trên lớp cỏ, gối đầu lên mô đất cao, đọc sách chờ giấc ngủ và mong ước, trong chiêm bao ngắn ngủi, hồn mình gặp hồn liệt sĩ. Những giấc ngủ trưa hè của tôi vô cùng tuyệt diệu. Nhạc suối và nhạc lá êm ái ru tôi. Tôi đã ngủ ngon với cuốn sách nằm giữa ngực và khi tỉnh, cuốn sách y nguyên chỗ cũ, không rơi vì tôi không hề trở mình thao thức. Bỗng một hôm, cuốn sách rời khỏi ngực tôi như thể nó mọc cánh. Đưa tay tìm kiếm, tôi đụng một miếng giấy nhỏ. Ngồi vụt dậy, đảo mắt chung quanh, cuốn sách của tôi đã biệt dạng tự hồi nào. Ngạc nhiên với miếng giấy tình cờ, miếng giấy từ trời rơi xuống, tôi bắt đầu chú ý nó. Miếng giấy xé ở cuốn sổ tay viết bằng bút chì màu xanh lá cây. Nét chữ nguệch ngoạc. Có lẽ, người viết đã vội vàng. Thưa ông, em rất mê thơ Nguyễn Bính, em sợ hỏi ông sẽ từ chối thành ra em đành mượn khéo cuốn Hương cố nhân của ông. Em hứa giữ gìn cẩn thận, chép xong em sẽ đem tới đặt giữa trái tim ông. Cám ơn ông đã ngủ say như chết. Mong rằng ông vẫn ngủ say như chết để khi trả Hương cố nhân cho ông em đỡ xấu hổ. LÁ.

Tôi mỉm cười. Định xé nát miếng giấy viết hai mặt. Nghĩ sao, tôi gấp đôi, bỏ vô túi áo. Cô Lá thân mến, tôi sẽ gặp cô, tôi sẽ gặp cô ở bữa cơm chiều nay, tôi sẽ gặp cô ở từng gianh lát nữa, tôi sẽ uống cà phê tối cùng cô và bảo cô đừng đùa nghịch. Cô Lá, cô là một trong số bạn giang hồ của tôi hay là tất cả những người bạn âm mưu cái trò Liễu Trai tân thời. Khung cảnh thích hợp quá, cô Lá nhỉ? Tôi là hiệp sĩ lãng mạn, không phải là hàn sĩ cù lần. Bồ Tùng Linh chưa có nhân vật hiệp sĩ. Ông khoái hàn sĩ hơn nên hàn sĩ tràn đầy hạnh phúc trong tình yêu mộng tưởng. Cô Lá thân mến. Em Lá thân mến. Em muốn tôi gặp gỡ hồ ly. Hay em là hồ ly? Không chừng, em nằm sầu khổ dưới hang và tôi là hiệp sĩ Thạch Sanh lãng mạn nhờ cây đàn. Em đợi tôi mấy trăm năm rồi? Cô Lá, em Lá, em đùa dai vừa vừa chứ. Em thấy tôi “đi làm lịch sử” mà còn học thuộc lòng thơ Nguyễn Bính, em phá tôi. Em ăn cắp sự lãng mạn cần thiết cảu tôi hai mươi tuổi. Tôi lãng mạn tôi mới đi làm cách mạng ở cái chốn khỉ ho cò gáy này. Em nghĩ coi, ngoài tôi, ngoài những thằng chập chững xuống đời như tôi, ai them lên đây sang nghe mọi líu lo, chiều nghe vượn hát nhớ con, đêm nghe hổ gầm, thác đổ? Tôi đâu là lính thú mà lấy dang nứa làm bạn, mà chịu ăn măng trúc măng mai ngày nọ qua tháng kia. Tôi đâu là kẻ bị lưu đầy mà chém cây xẻ gỗ triền mien. Tôi từ giã phồn hoa, lận đận với suối sâu rừng vắt, tay tôi máu rướm thường xuyên bởi cỏ gai lẫn lộn cùng gianh già để được gì? Tôi áo chàm sơn giã, khăn chit tiền phu, quần quật đầu hôm sớm mai để được gì? Em Lá, để lấp đầy cái hồ lãng mạn của tuổi trẻ. Tôi phải giải thích rõ rang với em và xin em trả lại tôi những buổi trưa ngủ ngon cùng những vần thơ ái tính bồng bế giữa vườn cam. Nếu em tiếp tục phá tôi, tôi sẽ đoạn tình em, sẽ về với phồn hoa hay bất cứ nơi nào tôi có thể nằm nhàn tản học thuộc thơ yêu đương của thi sĩ tôi hâm mộ.

Tôi bỏ vườn cam. Một gợn sóng bâng khuâng nổi lướt trên mặt hồ đời. Thí dụ cô Lá là… cô Lá. Cuộc sống, đôi khi, xảy đến một chuyện bất ngờ kỳ tuyệt. Dễ chừng khu vườn cam là thôn Bích Câu. Và Lá, nàng là Giáng Kiều. Và tôi, tôi là Tú Uyên. Thí dụ thế và giá không được thí dụ thêm hẳn tôi sẽ bồi hồi, thổn thức. Nhưng tôi lại thí dụ những ba lần. Thí dụ cô Lá là…hồ ly. Tôi toát mồ hôi lạnh. Thí dụ cô Lá là một hay là những người bạn đang sinh hoạt với tôi, tôi sẽ nổi giận. Thí dụ thứ ba, chắc chắn, là bí mật của cô Lá. Chúng tôi đã nguy hiểm hóa khu rừng hoạt động của chúng tôi. Người đàn anh ra lệnh phao tin rắn độc tập trung ở vườn cam. Tôi đã giả vờ bị rắn cắn, xuống trạm y tế của trạm in băng bó. Quanh căn nhà sàn “cách mạng”. toàn rắn rết. Đêm đêm, hổ mò tới săn mồi. Chúng tôi trèo cây nhái giọng hổ gầm rồi đem xoong chảo khua gõ báo động. Dân trại tin thật, họ không dám bén mảng gần nhà chúng tôi. Đàn anh tạo niềm bí ẩn hãi hùng. Tôi rất khoái. Vai trò của tôi quan trọng, từ đó, sẽ có ngày tôi được chới với trong lớp sương huyền thoại muôn mầu! Tôi đã nhiều dịp rong chơi khắp trại, quen nhẵn mặt thiếu nữ định cư, càng đoán chắc không có Lá tuyệt vời trong thí dụ thứ nhất.

Buổi chiều, vỡ xong một mảnh đất trồng sắn và nghe xong một câu chuyện Lê Lợi chiêu mộ kiệt sĩ, chúng tôi ra suối tắm gội. Tôi dò hỏi những người bạn cũng đi một đường. Họ đều ngơ ngác khi tôi muốn lột chiếc khăn che dấu một trò chơi. Họ đóng kịch giỏi chăng? Tôi hứa với tôi rằng sẽ làm hỏng vở kịch của họ. Ngay tối đó, tôi phản đòn bằng cách trổ tài đoán chữ ký. Từng người một, họ ký tên nhờ tôi đoán. Tôi bắt họ mỗi người viết vài gong. Họ vui vẻ viết, chân thành viết. Tôi xin họ thời gian nghiên cứu một tuần. Tôi không ngủ đêm hôm ấy vì cô Lá ám ảnh tôi. Khi mọi người ngoan giấc, tôi thắp nến đọc lại thư của Lá và so sánh nét chữ của nàng với nét chữ của những người bạn tôi. Tôi run hãi. Hoàn toàn khác biệt giữa chữ của Lá và của những kẻ bị tôi nghi ngờ. Trời khuya yên lặng. Tôi nghe rõ tiếng sương rơi. Bên ngoài nhà sàn mù mịt. Tôi không dám nhắm mắt, sợ vừa mở bỗng gặp Lá. Lá hồ ly. Lá ma nữ. Tôi vội tắt nến, nằm bất động. Tôi tưởng tượng đủ thứ chuyện rung rợn. Mồ hôi ướt đầm trán tôi. Tôi thấy lạnh chân, lạnh tay và lạnh tim. Nhớ lại những tiểu thuyết đường rừng, những bài báo viết về ma xó, về những vụ trả thù khách miền xuôi của các sơn nữ mà tôi đã đọc, tôi hoảng hồn. Và tôi muốn ốm từ đêm đó. Tôi ốm vì kinh hoàng không phải ốm vì thương nhớ.

Tôi nằm lì trên nhà sàn, hôm sau. Buổi sáng, mọi người vô rừng. Căn nhà đìu hiu khôn tả. Tôi hút thuốc lá liên miên, cố trấn tĩnh mình bao nhiêu thì hình ảnh hồ ly Lá càng chập chờn bấy nhiêu. Tôi đốt cháy cái thông điệp của ma nữ Lá. Thông điệp không phản ứng, không hiện hồn một giai nhân than vãn cháy bỏng và trách tôi tàn nhẫn. Bỗng tôi phì cười. Nhiệt độ sợ hãi xuống nhanh. Kẻ đợi hồn mình gặp hồn liệt sĩ mà sinh bệnh vì sơ ma ư? Tôi dõng dạc đứng dậy, sang sảng ngâm mấy vần thơ chính khí. Hào khí bốc tỏa. Tôi rời nhà sàn, lần vào khu vườn cam. Tôi không làm Thạch Sanh giết mãng xà đâu. Tôi làm Tú Uyên đi tìm Giáng Kiều. Bởi vì, cái bản chất của tôi, dù hào hùng hay nhút nhát, dù cách mạng hay phản cách mạng, suốt đời, chỉ là một tay lãng mạn vô tích sự. Lãng mạn cách mạng và lãng mạn phản cách mạng luôn, nếu có dịp để lãng mạn. Chỗ tôi nằm trưa qua chẳng thấy gì khác lạ.

Lá đến tựa gió, đi tựa mây. Nàng lướt chân trên ngọn cỏ. Mà cỏ, suốt đêm hứng trận mưa sương đã rạp xuống lại vừa mới vươn lên dưới nắng trời rực rỡ. Chỉ có tiếng chim kêu, tiếng lá xào xạc và mùi hoa cam thoang thoảng. Tập thơ Hương vổ nhân tuyệt tích. Lá đang ngồi cặm cụi chép. Lá đang say sưa đọc. Lá đang thả hồn theo ý thơ. Ở đâu? Nàng hứa sẽ trả Hương cố nhân, sẽ đặt Hương cố nhân giữa trái tim tôi. Cám ơn Lá. Mong cô chớ quên lời hẹn. Tôi sẽ chả dại dột gì mà giận cô. Tại sao tôi lại giận cô? Tại sao tôi lại từ chối cô? Bất cứ người con gái nào cũng có thể và có quyền làm ta khốn khổ, làm ta điêu đứng, làm ta điên khùng, làm ra sống sở chết dở nhưng ta không thể, không có quyền giận dỗi họ. Nói chi đến thù hận. Cô Lá, cô hiểu tôi chứ?

Tôi lần về gốc cam quen thuộc. Nhất định không phải vì những vần thơ chính khí mà chính vì sự lãng mạn đã chiến thắng sự khiếp sợ. Tôi nằm dài trên cỏ chưa đủ ấm áp, nhắm mắt dụ dỗ giấc ngủ. Tôi muốn ngủ say như chết. Để mở, nhìn rõ Lá ngự giữa trái tim. Lạ thay, giấc ngủ bây giờ khó tính. Nó bướng bỉnh và phản bội tôi. Nó không chiều chuộng tôi, không cho tôi ân huệ gặp Lá. Tôi đành bước ra vườn cam, lang thang dọc bờ suối y hệt một du tử, y hệt một gã thất tình. Tôi quên mất tôi lên đây với hoài bão lấp biển vá trời. Hình ảnh tráng sĩ mài gươm dưới ánh trăng khuya không hấp dẫn nữa. Tôi mong được quên luôn, quên hết những gì mà ta phải khuấy động một đời người mới tạo nên. Rồi cũng chỉ là bọt bèo, hư ảo. Kể cả sự “có danh gì với núi sông”. Có hai thứ quyến rũ một cách mãnh liệt người tuổi trẻ: Tình yêu và cách mạng. Cửa long cậu trai rộng mở, tình yêu đến trước hay cách mạng đến trước đều được mời đón nồng nàn. Bởi cả hai cùng rắc bụi phấn mê hồn trên đường vào trái tim. Bụi phấn làm cậu trai mê man, chất ngất. Bụi phấn đầu tiên ấy, đôi khi, huyễn hoặc cả đời người. Nó dạy cậu trai biết đám say, biết hy vọng và tuyệt vọng. Nếu tình yêu đến trước, tự nó, nó khép cửa long cậu trai lại. Và cách mạng chậm chân đành lủi thủi quay về. Nếu tình yêu đến sau, cửa lòng còn hé mở mời đón. Bụi phấn của tình yêu kỳ ảo hơn bụi phấn của cách mạng thì cách mạng di cư. Đó là trường hợp Phạm Thái, một Tiêu Sơn tráng sĩ đào ta63i. Bụi phấn của tình yêu kỳ ảo bằng bụi phấn của cách mạng, hai thứ hòa đồng. Đó là trường hợp của anh chàng Dũng của Nhất Linh. Những nhà cách mạng quá khích nhất, sắt máu nhất thường chỉ có một thứ bụi phấn trong tim. Những nhà cách mạng lãng mạn đầy đủ hai thứ bụi phấn mê hồn. Tôi yêu ông Nhất Linh, vì vậy. Và vì yêu ông Nhất Linh, mê say nhân vật cách mạng hoạt động ở tiểu thuyết Nhất Linh mà tôi lên rừng nghe khỉ ho cò gái. Cách mạng đặt đôi chân lạng mạn lên tim tôi sớm mai thì tình yêu đặt đôi chân mơ hồ lên tim tôi buổi trưa. Mơ hồ như chiếc lá thi ca. Lá. Nàng khiến tôi băn khoăn. Nàng rủ rê tôi vào đường tình sử, xui tôi lìa bỏ con đường lịch sử. Ôi cha, lịch sử! Lịch sử phong kín bằng bụi phấn mê hồn. Tôi mong được quên và còn mong được làm nên. Với Lá. Cho Lá. Từ nay, những bài học lịch sử có Lá, những mục đích cách mạng cho Lá. Anh sẽ cách mạng tích cực vì em. Anh sẽ phản cách mạng vì em. “Chí lớn trong thiên hạ không vừa đôi mắt mỹ nhân” vẫn là danh ngôn muôn thuở. Anh thì anh chỉ ao ước chí lớn của anh đầy một con mắt của em thôi. Anh lãng mạn quá trớn, anh lạng mạn đáng yêu bởi anh sẽ chẳng giết nổi ai bằng sự lãng mạn của anh. Mà Lá, em có không, em có thật trên đời không? Để anh lãng mạn. Để anh lao đao cùng bầu lãng mạn trong trời đất. Tôi ngớ ngẩn rồi. Tú Uyên xưa đã ngớ ngẩn như tôi. Một chiếc lá ngô đồng rơi, thiên hạ đều biết mùa thu tới. Một người con gái tên Lá chập chờn bay lượn lưng chừng vùng mộng thực, tôi chưa biết mùa yêu có tới? Chỉ mơ hồ nghe hơi thở xao xuyến của hồn đào. Tôi sẽ vào vườn cam, mỗi trưa, nằm ngủ dưới gốc cây cam thần tiên hay sẽ nằm ngủ dưới từng gốc cây cam cho đến ngày vườn cam biến thành vườn thần tiên. Có thể, tôi sẽ ngủ như chết năm này, tháng nọ dưới gốc cây cam nào đó. Tôi khoái chuyện hoang đường. Tôi đóng vai hoàng tử chịu hình phạt phản cách mạng. Tiêu Sơn tráng sĩ bỏ cuộc Phạm Thái gỡ nhẹ tội giùm tôi. Lá ơi, Lá yêu dấu ơi, em cứ việc làm công chúa lãng mạn, tôi phong tước em, em đi tìm một trái cam mơ ước, em thấy trái cam mơ ước là trái tim tôi, em cúi xuống hôn tôi theo lời dặn dò của Trương Quỳnh Như. Tôi được tha bổng. Tôi bừng tỉnh, không sai cổ tích. Chúng ta hãy viết cổ tích từ khu vườn cam này, Lá nhé!