Ở thời điểm 1954, cả Hà Nội bừng lên cơn sốt với nhiều dấu hỏi lớn: Di cư vào Nam hay ở lại với Việt Cộng?
Tuổi 16 cũng đang bừng lên cơn sốt vỡ da: Ta sẽ làm gì đời tả Ở lại cùng đói nghèo hay phiêu lưu tìm một chân trời mới?
Vào một buổi sáng cuối tháng 3, gã trai 16 ngờ nghệch là tôi đã làm một việc phi thường. Gã viết nguệch ngoạc hai câu thơ của ai đó lên trang giấy học trò:
"ôm mộng ra đi bàn tay trắng
Chí lớn không về bàn tay không."
Gã phóng cây bút ngòi lá tre ghim mảnh giấy lên mặt bàn viết, và khăn gói quả mướp ra đi cùng thằng bạn học. Gã cố ý đảo một vòng qua khu chợ chồm hổm để nhìn người mẹ lần cuối. Gã không dám lại gần, bởi có thể mẹ gã sẽ nhìn được nét thay đổi lớn trên gương mặt thằng con ngờ nghệch ấy. Bằng giác quan thứ sáu.
Chợ nhà nghèo, người bán nhiều hơn kẻ muạ Người mẹ lam lũ ngồi bó gối sau những thúng mủng, quang gánh. Hắn bậm môi thầm nói lời chia biệt: "Mẹ Ơi! Con đi đây. Mẹ đừng buồn nhé mẹ! Con sẽ cố gắng sống cho ra một con người. Con hứa với mẹ như thế... "
Khi thằng con lêu bêu trên bờ biển Nha Trang, chờ đợi một cái gì không rõ tên, không rõ mặt ở tương lai gần, ước vọng xa thì người mẹ khốn khổ kia đã gần mù vì khóc. Khóc vì thương thằng con ngờ nghệch. Khóc tới khô lệ. Khóc tới chảy máu mắt tội tình.
Và đó cùng là lần cuối cùng tôi nhìn thấy mẹ. Cho đến khi người qua đời với bệnh đau dạ dày cấp tính.
Khi thầy tôi tê liệt nằm một đống với cứt đái, thì mẹ tôi cần chút rượu trắng dằn cơn lợm giọng lúc qua bữa. Cũng chỉ là những cút rượu ngang cháy cổ ấy thôi đã gây thành chứng nghiện, và những cơn đau dạ dày. Chọt một cái, không nhâm nhi, không thức nhắm. Cữ rượu đầy đọa mẹ tôi ở cơn đau ngày một tăng dần, và cũng ở cảnh bần hàn không đủ tiền ăn, nói gì mua rượu. Mẹ tôi là người suốt đời cung cúc tận tụy lo chồng con nào biết đến thú vui riêng. Vậy mà phải nhín đầu này, xén đầu kia để có tiền mua rượu.
Khi thầy tôi mất, cữ rượu vẫn không mất. Chọt một cái, mẹ tôi đã như một người nào khác. Mẹ gọi tên thằng con lang bạt tội tình. Rượu chảy theo nước mắt ở Mậu Thân, ở Lam Sơn, Hạ Lào... "Biết nó còn sống nổi hay không hả giời?"
Sau tháng Tư, 1975 tôi đã có những thư từ và tiếp tế đều đặn bằng tiền khộ Kèm theo những lời hứa hẹn sẽ trở về thăm mẹ một ngày không xạ Mẹ tôi hẳn vui lắm, khi ấy. Những bữa rượu đã đều đặn, thoải mái hơn và cơn đau dạ dày cùng tăng trưởng mạnh hơn. Mẹ dấu, nhưng lũ em tôi đã phát hiện, và đều "nhất trí" rằng liều thuốc hay nhất, công hiệu nhất là năn nỉ mẹ tôi đừng uống rượu nữa. Vô ích. Thiếu rượu, mẹ như người chết rồi. Đúng hơn là một thây sống biết đấm ngực nằm vạ, biết chửi rủa lũ con bất hiếu.
Từ Mỹ, tôi cố khuyên lũ em, hãy để mẹ yên vui nốt những ngày già. Uống hay kiêng cũng vậy thôi. Đừng làm cho mẹ buồn, tội nghiệp. Những chai thuốc bổ gửi về được tôi đổ đầy rượu mạnh. Hẳn là mẹ tôi chăm uống thứ "thuốc bô" ấy hơn. Và thương thằng con lang bạt chí hiếu này hơn.
Những lần chậm tiền, mẹ tôi đã biết đem mấy cái thư ra ngoài quán dùng như một tín vật: "Cho một cút đi ông chủ. Thằng con tôi sắp gửi tiền về rồi đó. Không tin ông đọc thử coi."
Khi lãnh tiền, mẹ tôi cầm cả nắm vung vẩy khoe cùng xóm: "Tao có tiền rồi. Nhiều lắm. Mả mẹ đứa nào khinh tao nghèo chứ?"
Tôi không nghĩ rằng mẹ khoe tiền, khi ấy. Cái mẹ tôi nắm được trong tay và muốn khoe chỉ là một chút hình ảnh thằng con lang bạt bên trời.
Vợ chồng tôi phải lãnh việc chùi dọn tư sở, ban đêm, để có thêm tý tiền tươi mua thuốc bệnh, và "thuốc bổ" biếu mẹ. Nhưng rồi mẹ tôi cũng không thể ép lòng chờ thằng con lang bạt được lâu hơn. Mẹ khóc thầm ở những lúc cuối đời. Sinh lực còm cõi mẹ, theo dòng lệ thương tủi ứa ra không ngớt. Mẹ muốn đi từ tháng Chạp, nhưng vẫn ráng chờ thằng con, tới Tết, rồi Giêng, Hai. Mẹ thảm thiết gọi tên thằng con lang bạt nhiều lần trước khi tắt thở. Khi ấy, ngôn ngữ lòai người chỉ còn thu gọn lại bằng một chữ, tên người. Tên thằng con lang bạt.