Hồi 1

Biến Cố Ở Thạch Cúc Đảo

Vào thời Tống triều sự thái bình thịnh trị, mưa thuận gió hòa đang ngự trị trên toàn cõi Trung Nguyên. Có minh quân, có trung thần thì trăm họ được sống trong cảnh bình an viên mãn là việc đương nhiên.

Nếu nội trị đã thế thì việc ngoại trị, việc cõi bờ luôn được yên tĩnh không một lần xảy ra chuyện can qua cũng là điều phải mà thôi. Đông, Tây, Nam, Bắc, các hướng vây quanh Trung Nguyên gồm các bộ tộc, các rợ, những man di đều thuần phục Tống triều, tự nguyện xưng là thần tử của đấng Thiên tử - con trời đang ngự trị một cách vững vàng tại Kinh thành.

Tiền kho, thóc lẫm ở bất kỳ một tổng nào thành nào cũng đều dư dật dưới thời thịnh trị này.

Thiên thời là thế, địa lợi là thế, thì nhân hòa là điều không cần phải diễn giải. Người mua, kẻ bán nhất nhất đều vui lòng thỏa dạ, vì không phải là sanh ý của mọi người đều được như nguyện sao?

Ngày đi đường không sợ cướp bóc, tối ngủ trong nhà không cần đóng cửa cài then vì không sợ trộm đạo!

Một năm mười hai thời, hai mươi bốn tiết, vào thời thịnh trị này, người nào dù lam lũ vất vả mấy đi chăng nữa cũng thừa thời gian để được nhà cư, nhàn tản, nhàn du! Và những kẻ được nhà rỗi vào thời này phải nói đến bọn văn nhân, tử sĩ, hàn sĩ ...

Khắp mọi nơi trên toàn cõi Trung Nguyên này, kể cả những nơi sơn cùng thủy tận đều có dấu chân của bọn văn nhân này, nói như thế để mọi người khỏi phải lấy làm ngạc nhiên khi ở bất kỳ một cao lâu nào, tửu điếm nào cũng có mặt bọn văn nhân!

Thi và tửu luôn đi đôi với nhau, nếu không phải vậy thì làm sao Lý Bạch được xưng tụng là Thi tiên, Tửu tiên?

Tửu có nhập thì thi mới xuất, và một khi thi hứng đã tràn trề thì tửu hứng đã dâng cao thì bất kỳ một chỗ trống nào, chỗ phẳng nào dù chỉ bé bằng một bàn tay cũng được bọn văn nhân tận dụng. Không phải họ tận dụng tất cả những chỗ đó để ngồi hay để nằm. Ngồi và nằm làm sao được khi đã nói là bọn văn nhân cũng tận dụng luôn những chỗ bé tí bằng bàn tay? Mà bọn họ đã tận dụng mọi nơi mọi chỗ như thế để đề thơ!

Kiểu lưu tự này thì mỗi người, mỗi văn nhân có những kiểu ghi khác nhau, người thì ghi bằng mực xạ, kẻ thì dùng chu sa, kẻ khác thì dùng những vật nhọn và sắc để khắc vào Thơ thì cũng đủ loại, vịnh cảnh, vịnh người, đề nguyệt, đề phong, đủ cả! !

Và chỗ ghi thư danh thì cũng lắm vẻ!

Người thì nhún nhường hoặc không đề danh hoặc ghi cho có là Vô danh thi, kẻ thì muốn lưu danh muôn thuở nêu đã ghi đầy đủ danh tánh có khi lại kèm theo danh hiệu, tước hiệu ngoại hiệu ...

Đi đến đâu cũng thấy bọn văn nhân đề thơ lưu tự! Đi đến đâu cũng thấy rằng mình không phải là người đầu tiên đặt chân tới đây. Tuy thế, mọi người hầu như không chấp nhất điều này, bọn văn nhân cuồng chữ này, vì là thời thái bình kia mà.

Ai muốn làm gì mặc ai, miễn không phạm vào vương pháp là được. Đó mới thực sự được xem là thái bình.

Bọn giang hồ võ lâm ở Trung Nguyên cũng thế, võ lâm Trung Nguyên cũng đang hưởng cảnh thanh bình.

Nói rằng võ lâm Trung Nguyên đang sống trong thời cực thịnh cũng không ngoa. Nói như thế chỉ vì hầu như tất cả mọi môn phái, bang phái giang hồ, mọi chi, mọi lưu của từng món bang phái đều dư dật thời gian và thừa mứa tài trí để phát huy nền võ học của mỗi môn trong bang phái.

Đáng kể nhất là các phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Không Động, Côn Luân, và nhất đại bang là Cái Bang.

Thiếu Lâm phái là nguồn gốc võ học Trung Nguyên hiện đang thịnh danh nhờ Thiếu Lâm Thánh tăng với Phật danh là Hư Không Thánh Tăng. Công phu tạo chỉ của Hư Không Thánh tăng cơ hồ đã đạt đến bậc thánh.

Võ Đang thì có Võ Đang Tiên Kiếm. Mọi nhân vật giang hồ đều ít lắm một lần xưng tụng kiếm pháp của Võ Đang Tiên Kiếm là:

mỗi khi động thủ - điều mà rất ít khi xảy ra – Thi Tùng Hạc lão đạo trưởng chỉ cần vận khí là Thanh Tùng Hạc kiếm của ngài sẽ tự bay khỏi vỏ, vượt đoạn đường mười trượng xa trong một cái chớp mắt và địch thủ của Tùng Hạc lão đạo trưởng chỉ còn nước nhắm mắt xuôi tay trông chờ vào lượng từ bi của Tùng Hạc lão đạo trưởng Võ Đang Tiên Kiếm. Do mọi người đều nói thế nên không ai dám nghĩ đến chuyện kiểm chứng thử nghiệm, hoặc không một ai dám nghi hoặc về điều mà mọi người đã đồng ý là thế cả. Dù mọi người vẫn đồng ý là rất ít khi Tùng Hạc lão đạo trưởng Võ Đang Tiên kiếm phải động nộ đến mức phải động thủ. Tuy vậy mọi nhân vật giang hồ, vẫn cứ tiếp tục truyền tụng về Võ Đang Tiên Kiếm.

Phái Không Động tuy là phái sanh sau đẻ muộn so với hai đại phái Thiếu Lâm và Võ Đang nhưng cũng có một nhân vật đặc biệt thành danh trên khắp miền Đại Nam Mạc Bắc, khiến cho võ lâm Trung Nguyên phải kính nể một phép trước phái Không Động. Nhân vật đó là Tạ lão Thần Quyền, hay còn được mọi người kêu tôn là Không Động Thần Quyền. Tạ lão tính đến nay cũng đã hơn lục tuần mà vẫn còn tự xưng là hậu sinh khi nói đến Thánh tăng, Tiên kiếm. So với Thiếu Lâm Thánh tăng và Võ Đang Tiên kiếm thì Tạ lão là hậu sinh nên không bao giờ Tạ lão dám xưng danh xưng tánh với hai vị đó. Ngược lại, Tạ lão Thần Quyền lại là trưởng bối của chưởng môn Không Động phái và là hàng sư tôn chí cao chí đại của mọi nhân vật võ lâm đương đại nên không một ai dám hỗn hào gọi tên húy của Tạ lão! Và ... dù ai đó có cao ngạo đến đâu đi chăng nữa có muốn kêu đích danh Tạ lão Thần Quyền ra thì cũng chẳng biết đâu mà kêu. Do đó, mọi người đều lấy làm hài lòng với cách gọi Tạ lão Thần Quyền, hay gọi tôn lên một chút lấy lòng thì gọi là Không Động Thần Quyền.

Chuyện của phái Côn Luân thì để sau hãy nói tuy rằng phái Côn Luân nằm vào nhóm các môn phái hữu danh của võ lâm Trung Nguyên.

Còn bây giờ hãy nói đến nhất đại bang của Trung Nguyên là Cái Bang hay Khất Cái Bang.

Cái Bang được thành lập thành bang hồi nào không ai biết được, duy có một điều mà mọi người ai ai cũng công nhận đó là ở bất kỳ chỗ nào hễ có người ở thì phải có bọn Khất Cái.

Chỗ đông dân cư thì đương nhiên nhiều Khất Cái, chỗ thưa dân hơn thì bọn Khất Cái ít hơn. Nói ra điều này để thấy rằng từ muôn đời hễ có người thì phải có Khất Cái.

Có nghĩa là nghề ăn xin, ăn mày đã có tự lâu lắm rồi, và dĩ nhiên là bọn Khất Cái phải tụ họp lại, phải cấu kết thành từng nhóm nhỏ hay hơn để bảo vệ nhau, để binh vực nhau mỗi khi có chuyện gì đó đụng chạm đến quyền lợi của chúng.

Và vào một lúc xa xưa nào đó, có lẽ vào những lúc quyền lợi của bọn Khất Cái bị động chạm mạnh nên đã có đôi lần bọn Khất Cái họp lại thành một bang. Họp lại với nhau để che chở cho nhau, sau khi quyền lợi đã được bảo vệ xong, đã được minh định xong thì bọn Khất Cái lại ai nấy về vị trí cu. õ Nhưng rồi cũng có lần nào đó, khi chẳng những quyền lợi của Cái Bang động chạm mà quyền lợi của võ lâm Trung Nguyên cũng bị uy hiếp thì Cái Bang đã ra đời, thành một đại bang cái nhân số đông đảo, có địa bàn rộng khắp để sát cánh với các môn phái võ lâm Trung Nguyên với mọi nhân vật giang hồ cùng chung nhau bảo vệ quyền lợi chung.

Từ đó trở đi Cái Bang có tổ chức hẳn hoi, có bang chủ để điều động, để ra lệnh, để dẫn dắt bang chúng.

Và ngay bây giờ, Cái Bang đang ở trong thời cực thịnh với Cổ bang chủ Loạn pháp đả cẩu Cổ Khả Lạc.

Do tự muôn đời đã có Khất Cái, mà Khất Cái thì muôn đời có hai vật trong thân bất di bất dịch là bị và gậy nên Đả cẩu bổng là cái không thể thiếu đối với bọn Khất Cái. Đã có Đả cầu bổng thì đương nhiên bọn Khất Cái phải sử dụng gậy Đả cẩu bổng thành thục, tuy rằng mỗi người tùy nghi sử dụng cây gậy của mình không cần thành thanh pháp. Nhưng nói thì nói vậy chứ thật ra từ lâu lắm rồi mỗi một nhóm nhỏ Khất Cái cũng có người gom gáp lại các thế Đả cẩu hay nhất để sắp xếp lại thành những thế võ hay hầu truyền lại cho người đời sau. Và mỗi khi có dịp quy tụ lại, lúc chưa kết hợp lại thành Cái Bang thì các tay đầu nhóm thường hay ngồi lại với nhau quanh một bầu rượu để khoe khoang với nhau, để biểu diễn cho nhau xem những thế Đả cẩu của nhóm mình! Và rồi cũng có kẻ góp nhặt tất cả lại, thế là Đả cẩu bổng pháp đã hình thành! Và cho đến tận bây giờ, khi nói Cái Bang đang ở trong thời cực thịnh thì điều này có nghĩa là chính Cổ bang chủ đã vận dụng nhiều tâm trí, nhiều sức lực để phát huy đến độ chót cái tinh xảo, cái biến ảo của Đả cẩu bổng pháp để biến thành Loạn pháp đả cẩu hữu danh hư thực! Điều này hầu như mọi nhân vật giang hồ võ lâm đều đã ít nhất một lần chứng thực.

Vì con người của Cổ bang chủ là con người hiệp nghĩa, như tôn chỉ của Cái Bang là hành hiệp trượng nghĩa, nên Cổ bang chủ luôn có dịp vung gậy tương trợ. Do đã chứng kiến tận mắt nên không ai là không biết Đả cẩu bổng pháp của Cổ bang chủ đúng là loạn pháp.

Đối thủ nào của Cổ bang chủ sau khi tâm phục khẩu phục đều nói rằng Đả cẩu bổng pháp của Cổ bang chủ chẳng những loạn pháp, loạn chuông mà còn làm cho kẻ thù phải loạn khẩu, loạn quyền, loạn luôn cả cước bộ.

Để tóm tắt lại, ai cũng lè lưỡi lắc đầu khi bảo nhỏ cho nhau nghe, “thật là vô phước cho kẻ nào đụng phải Loạn pháp đả cẩu!”.

Bây giờ, mới nói đến phái Côn Luân! Côn Luân phái là một phái nhỏ so với các phái của võ lâm Trung Nguyên nhưng lại là một phái lớn ở vùng giáp Tây Vực.

Do là một môn phái nhỏ, lại ở xa các phái khác tại Trung Nguyên, nên điều kiện để môn nhân Côn Luân phái học hỏi võ công của người võ lâm thuộc các phái là rất ít, thiếu vắng điều kiện này nên võ học Côn Luân phái không có gì đáng kể. Nhưng lý do để nhắc đến Côn Luân phái vào lúc này, không thể không nhắc đến chỉ là vì Minh chủ đương nhiệm võ lâm Trung Nguyên là một nhân vật thuộc Côn Luân phái.

Sao lạ vậy? Đã nói võ học của phái Côn Luân là không đáng kể vậy tại sao vị Minh chủ võ lâm hiện nay lại là người Côn Luân?

Không một ai trên giang hồ trả lời được nghi vấn này! Họ chỉ còn cách chấp nhận một biệt lệ này kèm theo đó là những ức đoán. Mà đâu phải họ chấp nhận một cách khiên cưỡng, nhất nhất mọi người đều tâm phục khẩu phục, nhất hô bá ứng trước đức độ và chân tại thực học của La minh chủ.

Võ công của La minh chủ đúng là xuất xứ tại Côn Luân, chẳng những xuất phát ở đó lại không có một chút nào lai tạp, đó là võ công đích truyền của Côn Luân phái, điều này ai cũng công nhận.

Thế nhưng, trước La minh chủ và sau La minh chủ, không một môn nhân nào của Côn Luân phái nào có được công phu như La minh chủ. Cũng là quyền đó, chưởng đó, thân pháp đó nhưng một khi do đích tay La minh chủ sử dụng thì không ai đối chọi nổi. Điều này không lạ vì La minh chủ ra quyền ra chưởng và sử dụng thân pháp quá nhanh. Nhanh đến mức không tưởng, nhanh đến độ dù là chưởng môn nhân Côn Luân phái đương thời đã biết trước là La minh chủ sẽ sử dụng chiêu đó, thức đó nhưng vẫn không thể nào ngăn đón được.

Biết để làm gì khi cái biết vừa chỉ manh nha trong tâm thức thì quyền của La minh chủ đã ập tới, chưởng của La minh chủ đã ập vào thân? Vậy là vô phương đón đỡ hoặc né tránh.

Cuối cùng, khi mọi người bàn đến võ học của La minh chủ đều lấy làm kinh sợ và bàn với nhau đặt một danh xưng cho La minh chủ là Tốc Khoái Quyền. Đã Khoái có nghĩa là nhanh, quá nhanh, lại còn thêm vào chữ “Tốc” nữa, vậy thì gọi là gì đây? Cực nhanh? Nhanh vô địch? Điều này thì mạnh ai người nấy suy tưởng, miễn bàn! Chỉ biết là ... ngoài La minh chủ ra, vô tiền khoáng hậu, không một nhân vật nào có thể nhanh bằng, sánh bằng.

May nhờ là La minh chủ là người đức độ cao ngang cái Tốc Khoái nên chưa từng có bất kỳ một nhân vật nào phải bị chết dưới tay La minh chủ cả. Những lúc bất đắc dĩ, những khi họa hoằn lắm bắt buộc La minh chủ ra tay thì chỉ cần một chiêu thôi là La minh chủ đã tước bỏ khả năng đối kháng của đối phương. Không bị tước đoạt binh khí thì cũng bị La minh chủ uy hiếp và khống chế huyệt đạo. Thúc thủ lần thứ nhất, La minh chủ gọi là cảnh cáo, lần thứ hai thúc thủ, La minh chủ cũng tạm bỏ qua, đến lần thứ ba tái phạm, La minh chủ bèn nhẹ nhàng phế bỏ võ công. Vậy là xong, vậy là hết đời một gian tặc mà không phải đổ một giọt máu nào.

Như vậy thì làm sao mọi người không tuân phục răm rắp hiệu lệnh do La minh chủ có tên rất gọn là La Thái ban ra?

Do võ học đạt đến trình độ cỡ đó nên mọi người cũng miễn bàn luận về trình độ nội công của La minh chủ! Những khi bắt buộc phải nói về mức độ thâm hậu của La minh chủ về nội công thì mọi người chỉ biết bảo nhau:

“Chắc là phải cao thâm! Dù sao, La minh chủ không cần nội công cao thâm cũng đã quá đủ để xưng là vô địch cái thế rồi!”.

Nhưng nếu mọi người miễn bàn luận vấn đề này thì mọi người lại bàn đến khía cạnh khác, liên quan đến La minh chủ. Đó là vì đâu mà La minh chủ lại có thể xuất thủ nhanh khác người như vậy?

Thế nhưng, sau những trận đấu khẩu thâm đêm, sau những lời phiếm bàn lúc trà dư tựu hậu, dù mọi người đã hao tổn nhiều ý lực và trí lực vẫn không sao giải đáp được nghi vấn này.

Vì rõ ràng lối xuất thủ nhanh vô thượng của La minh chủ không thể nào có được qua những phương pháp khổ luyện của phái Côn Luân được. Nếu là thế thì sao các vị tiền nhân của La minh chủ trong Côn Luân phái và cái vị đồng môn của La minh chủ và những tay hậu sinh đệ tử của Côn Luân phái không có ai đạt được một nửa sở học của La minh chủ?

Điều mà mọi nghi vấn cũng chính là điều mà những môn nhân đệ tử Côn Luân phái hiện nay cũng đang nghi vấn! Bản thân người Côn Luân phái nghi vấn là vậy nhưng họ vẫn ( ... tập này scan thiếu, từ trang , , tới thẳng trang , ) nhiệm này? Không ai đáp được và cũng không sao tìm được người đầu tiên đã phao ngôn như vậy! Bí quá, mọi người lại đặt thêm giả thuyết nữa chồng vào giả thuyết trên. Đó là có một nhân vật giang hồ nào đó đã nhập bầy, sống chung với loài Bạch viên tại Hiệp Viên trũng. Nhân vật đó là người như mọi người nhưng vì sống chung với loài Bạch viên nên tự nhận mình là Viên. Và vì là người nên người đó không thể tạo cho mình một bộ lông hoặc tạo cho mình một lớp da trắng như tuyết, trắng giống như lông của bầy Bạch viên, nên không thể nhầm lẫn vào Bạch viên, nên không còn cách nào khác phải nhận mình là Huỳnh viên.

Huỳnh viên lão tổ cảm mến La Thái, thương La Thái và nể phục sự khổ luyện hết mình của La Thái nên đã xuất hiện truyền thụ bí pháp Tốc Khoái cho La Thái, để đến ngày hôm nay La Thái đã và đang là La minh chủ.

Truyền thuyết vẫn chỉ là truyền thuyết. La minh chủ hiện nay dẫu có nghe lọt tai những truyền thuyết này cũng chỉ mỉm cười. La minh chủ không xác nhận cũng không phủ nhận. Ai nghĩ sao mặc ai. Cảnh thanh bình đang diễn ra trên giang hồ kia mà!

Và đã không ít người vỡ mộng, khi họ tự lần mò đến Côn Luân phái, tìm hết mọi chỗ ở núi Côn Luân để chỉ phát hiện được Hiệp Viên trũng chỉ là một khoảng lư bằng nhỏ, không quá mười trượng vuông. Và tại Hiệp Viên trũng đó có một bầy Bạch viên đông đến những sáu con. Và trong sáu con Bạch Viên thuộc một gia đình đó không tìm được bất kỳ một con nào có bộ lông mà không mang một màu trắng như tuyết cả. Vậy, Huỳnh Viên lão tổ, nếu có đang ở đâu? Hay là đã chết rồi? Và nếu đã chết thì Huỳnh Viên lão tổ có lưu lại di thư tuyệt học gì không? Lưu lại ở đâu? Bằng hình thức nào? Hay Huỳnh Viên lão tổ chỉ là con vượn già, quá đỗi già nên đã rụng trơ trụi bộ lông mới bị gán cho là Huỳnh Viên? Và vì là vượn nên Huỳnh Viên lão tổ không biết chữ, không biết viết, do đó không thể nào lưu tự lại được?

Vậy là hết! Truyền thuyết về xuất xứ võ học của La minh chủ chỉ là truyền thuyết, còn Tốc Khoái quyền của La minh chủ vẫn là võ công cái thế, vạn nhân bất địch! La minh chủ vẫn là La minh chủ của võ lâm Trung Nguyên.

Võ lâm Trung Nguyên vẫn đang sống trong cảnh thanh bình. Võ học của võ lâm Trung Nguyên vẫn đang ở thời kỳ cực thịnh Thánh tăng, Tiên kiếm, Thần quyền, Loạn pháp và Tốc khoái vẫn là đầu đề cho mọi người chuyện phiếm, vẫn là cái gương sáng cho mọi người noi theo đó mà gắng sức luyện tập công phu!

Nhưng nhân vô thập toàn! Một cảnh quang tuyệt mỹ đến bực nào đi nữa vẫn không sao tránh khỏi khiếm khuyết.

Ở một góc nhỏ nằm ngoài rìa Trung Nguyên nhưng vẫn thuộc Trung Nguyên đang xảy ra một biến cố nhỏ. Chỉ là một biến cố nhỏ nhưng lại có tác dụng như khi ta ném một hòn sỏi vào mặt hồ rộng lớn đang tĩnh lặng. Mặt nước dần dần xao động. Thoạt đầu là xao động tại chỗ hòn sỏi nhỏ và vào mặt nước, nhưng sau đó đã lan rộng ra, loang dần xa, và loang ra khắp mặt hồ.

So với mặt hồ dù rộng lớn đến đâu, nhưng nếu có người đứng quan sát thì chậm lắm không đầy một khắc mặt hồ sẽ bị xao động toàn bộ. Còn võ lâm Trung Nguyên thì sự xao động đó diễn ra chậm hơn, ngấm ngầm hơn. Nhưng đến khi mọi người đều hiểu ra và phát giác thì như là vô phương cứu chữa.

Đó là chuyện về sau. Bây giờ xin thuật lại biến cố nhỏ đã xảy ra đo. ù ... Thạch Cúc đảo là một quần thể nhỏ gồm năm đảo cụm lại lần lượt có tên là Tọa đảo, Tiền đảo, Hậu đảo, Tả đảo và Hữu đảo! Năm đảo này cụm lại thành một quần thể có hình dạng gần giống hoa cúc nên được mọi người đi qua đặt cho một tên chung là Thạch Cúc đảo (đóa hoa cúc bằng đá).

Tọa đảo không lớn hơn bốn đảo còn lại, nhưng vì nằm ở vị trí trung tâm nên được gọi là Chính đảo hay Tọa đảo.

Có người còn ví vị thế của Thạch Cúc đảo như là Cửu Cung Liên Hoàn đảo, được sắp theo hình Linh Quy mà đầu và đuôi đã ngụp sâu vào lòng biển, chỉ còn lại cái thân, hai chân trước và hai chân sau của con Linh Quy.

Nhưng những dân cư tại bản đảo đã từng trổ tại lặn sâu hụp kỹ (gọi là Thủy tánh hay thủy công), họ vẫn không sao tìm được Thủ và Vỹ của Hải Linh Quy hay Thạch Quy đâu cả.

Có kẻ còn bảo đáng lý phải gọi Thạch Cúc đảo là Ngũ hành đảo mới đúng, vì sự sắp xếp ngẫu nhiên của tạo hóa nên Thạch Cúc đảo có đúng năm hòn đảo, và lại còn nằm ở vị trí như Ngũ hành:

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nhưng, nếu cho là vậy thì lượng nước mênh mông bao phủ quanh Ngũ Hành đảo sẽ phải được gọi là gì? Còn giải thích làm sao khi dù là Kim, là Mộc, là Thủy hay Hỏa, Thổ thì tất cả đều được cấu tạo từ những viên đáo, những khối đá nằm đầy rẫy trên Thạch Cúc đảo?

Vậy thì Thạch Cúc đảo vẫn là Thạch Cúc đảo, bất chấp nó là Cửu Cung hay Ngũ hành gì mặc kệ!

Vì Thạch Cúc đảo là thuộc Trung Nguyên nên triều đình nhà Tống vẫn cắt đặt tại đây một vị quan trấn nhậm. Có quan ắt phải có quân và lý đương nhiên là phải có bầu đoàn thê tử. Lượng người này dù ít nhưng vẫn làm cho nếp sống của những cư dân bản đảo có phần khởi sắc. Họ chèo thuyền đánh cá, đánh đổi lấy thực phẩm và sắm mọi vật dụng như một người bình thường sống ở những nơi bình thường tại mọi miền của Trung Nguyên.

Có dân lành thì ắt có đạo tặc, mà hễ có đạo tặc thì phải có các nhân vật giang hồ chuyên trừ gian diệt bạo, hành hiệp trượng nghĩa!

Nổi cộm và xuyên suốt khắp năm đảo của Thạch Cúc đảo là Lam Y Môn. Và môn chủ của Lam Y Môn là nhân vật thần bí nhất của Thạch Cúc đảo.

Bằng vào công phu quán tuyệt Lam Y Môn môn chủ có những hành vi xuất thần nhập hóa, không có nơi nào mà không có sự hiện diện của môn chủ, bất kể đó là tư dinh của quan trấn nhậm của triều đình!

Tuy thế, tuy thần bí là thế nhưng môn chủ Lam Y Môn chưa một lần làm điều sai quấy nên Lam Y Môn vẫn được kể là thần dân của thiên tử, là thần tử của Thiên triều, và là phần tử của võ lâm Trung Nguyên.

Trụ sở nhất định của môn nhân Lam Y Môn ở đâu thì điều này chỉ có người trong bọn họ với nhau mới biết. Và nơi trú ngụ của môn chủ Lam Y Môn còn bí mật hơn. Duy chỉ có môn chủ và Thập nhị đệ tự của môn chủ mới biết.

Do bí mật như thế nên vào sáng hôm đó, tại nơi trú ngụ của môn chủ đã xảy ra một biến cố mà sau này đã dẫn đến tình hình rối loạn tại võ lâm Trung Nguyên mà không một người nào biết đến.

Sáng hôm đó, vào đầu giờ Thìn, Hà Tứ Cô là nữ đệ tử lớn nhất trong năm nữ đệ tử của môn chủ Lam Y Môn, định vào Tịnh phòng để vấn an sự phụ, thì bắt gặp Thạch Đại Kha, nam đệ tử lớn nhất trong các người đệ tử nam của môn chủ Lam Y Môn từ Tịnh phòng bước ra.

Vừa gặp Hà Tứ Cô, Thạch Đại Kha liền thấp giọng bảo:

– Tứ muội, hãy theo ta ra sảnh đường.

– Nhưng muội còn chưa vấn an sư phụ mà.

Xạ ánh nhìn nghiêm khắc về phía Hà Tứ Cô, Thạch Đại Kha nghiêm giọng ra lệnh:

– Tứ muội còn định cãi lời ta sao? Còn không mau đi à?

Tiếng nói của vị Thạch Đại Kha tuy cố tình phát ra thật nhỏ nhưng Hà Tứ Cô tin rằng sư phụ vẫn nghe, vì từ chỗ này đến chỗ sư phụ ngồi tịnh đâu có xa xôi gì, chỉ độ năm trượng chứ mấy? Thế mà Hà Tứ Cô không thấy sư phụ lên tiếng quở trách vì lẽ Thạch Đại Kha không cho Hà Tứ Cô vào vấn an như mọi ngày. Điều này có nghĩa là Thạch Đại Kha đã hành động với sự đồng ý của sư phụ, và nếu thế thì Hà Tứ Cô không dám trái lệnh. Không những thế mà thôi, mà Thạch Đại Kha lại còn là đại đệ tử, đại sư huynh của Tứ Cô kia mà! Không cần sự đồng ý của sư phụ, Thạch Đại Kha cũng thừa sức bắt các vị sư đệ, sư muội phải tuân lệnh.

Do đó, sau khi mệnh lệnh ngắn gọn của Thạch Đại Kha, Hà Tứ Cô liền xoay người, bước nhanh về phía sảnh phòng gần đó.

Sảnh đường vừa là chỗ hội họp mỗi khi Lam Y Môn có việc cần và vừa là nơi thao luyện võ nghệ y bát do đích thân môn chủ Lam Y Môn chỉ dạy. Do là một nơi như vậy, nơi luôn có bất kỳ một chuyện gì xảy ra, vui có, buồn có, nghiêm trọng có, bỡn cợt có, nên Hà Tứ Cô không sao đoán được Thạch Đại Kha kêu nàng đến sảnh đường có ý gì?

Dù sao, nàng cũng đoán được phần nào, và nghĩ rằng không phải là chuyện nghiêm trọng, bằng không, Thạch Đại Kha đâu có nhìn nàng bằng cái nhìn nghiêm khắc và nói bằng giọng nói không cho cãi lại.

Do đó, Hà Tứ Cô hồ nghi, thầm ức đoán lung tung:

– “Chẳng lẽ sau bao lần ta từ chối, hôm nay một lần nữa Thạch Đại Kha lại ngỏ lời cầu hôn? Vô lý! Nếu Thạch Đại Kha muốn cầu hôn đi nữa thì phải tạo khung cảnh khác để nói mới đúng, chứ đâu lại là sảnh đường? Hay là Thạch Đại Kha đã trình tâu với sư phụ về ý định này và đã được sư phụ đồng ý nên Thạch Đại Kha định cầu hôn bằng cách ra lệnh cho ta đây? Điều này càng vô lý hơn, vì không lẽ Thạch Đại Kha lại mất hết thể diện đến nỗi phải nhờ sư phụ can thiệp vào chuyện của riêng mình? Huống chi ta đã nhiều lần nói thẳng với Thạch Đại Kha là ta quyết không lập gia đình mà! ... Mà ... mà không đúng, ta đã không còn là xử nữ nửa! Ta đã là phụ nhân rồi, một phụ nhân lăng loàn mất nết đến độ không biết mặt mũi phu quân mình là ai! Bây giờ thì ... ta hoàn toàn bất xứng với Thạch Đại Kha! Ta sẽ nói gì nếu Thạch Đại Kha cầu hôn với ta thêm một lần nữa? Giọt máu của kẻ vô tình đó đang lớn dần trong bụng ta, liệu ta còn biết ăn nói sao đây với mọi người? Hay là ... Thạch Đại Kha đã phát giác được bào thai trong bụng ta, phen này ...”.

Hà Tứ Cô lo sợ trong lòng nên đi lên phía trước, còn Thạch Đại Kha thì đừng phía sau chừng một trượng. Hà Tứ Cô vừa len lén cúi đầu nhìn vào phần bên ngoài bụng nàng, xem xem liệu có ai phát hiện ra bụng nào đang to dần ra không?

Từ khi đó cho đến lúc vào đến sảnh đường, Hà Tứ Cô không ngớt nơm nớp lo sợ.

Bước vào sảnh đường trong tâm trạng đó nên Hà Tứ Cô thấy gian sảnh đường hôm nay sao rộng quá, lạnh lẽo quá và rùng rợn qua. ù Nhìn giá binh khí để dài hai bên sảnh đường, có đủ loại thập bát binh khi mọi khi sao mà thân quen, còn hôm nay Hà Tứ Cô càng nhìn càng thấy sợ.

Công phu võ học của Hà Tứ Cô đương nhiên có hạng tại Thạch Cúc đảo này. Tuy còn sút kém tam vị sư huynh và hai người sư đệ dưới quyền, nhưng Hà Tứ Cô tin vào lời sư phụ nói thì công phu nàng không kém gì những nhân vật vào hàng đại đệ tử của các môn phái khác lừng danh trên giang hồ. Suy đó cũng đủ biết đởm lược của Hà Tứ Cô đâu có kém, vậy mà hôm nay Hà Tứ Cô nghe có cảm giác là lạ, khác thường, không khác nào một thường nhân sức trói gà không chặt.

Boong ... Boong ... Boong!

Ba tiếng động ngân vang từ chiếc khánh treo ở đầu sảnh phát ra làm Hà Tứ Cô giật mình, nàng vừa lo sợ hơn, vừa hồ nghi thêm Vì không phải Thạch Đại Kha vừa dùng chỉ công gõ vào khánh ba tiếng để báo hiệu lệnh gọi các sư đệ, sư muội dưới quyền Thạch Đại Kha tập trung tại sảnh đường hay sao?

Vậy thì đúng là có việc nghiêm trọng thật sự rồi! Nhưng nếu đã thế tại sao Thạch Đại Kha lại không dùng tiếng khánh để gọi Hà Tứ Cô đến đây như những huynh đệ đồng môn?

Sao lại triệu tập nàng bằng cách khác? Còn triệu tập những người còn lại bằng cách khác nữa? Vậy đúng là việc liên quan đến bản thân Hà Tứ Cô thật rồi! Mà là việc gì đây?

Vút ... Vút ... Vút!

Kỷ luật nghiêm minh của Lam Y Môn đã được những người đệ tử tuân thủ nghiêm ngặt, ba tiếng khánh còn đang âm vang đó thì trước sau mười bóng người đã lần lượt xuất hiện.

Và người đến đầu tiên là Tăng Nhị Kha, đưa mắt nhìn qua trong khi chờ đợi các sư đệ, sư muội đến đông đủ, Tăng Nhị Kha đã hiểu được phần nào.

Do đó, khi năm vị sư đệ và bốn vị sư muội vừa hiện thân đông đủ thì Tăng Nhị Kha đã cung tay khom người vừa thi lễ với vị Thạch đại ca, nhưng không thi lễ với Hà Tứ Cô, tuy rằng nàng đứng ngay trước mặt Thạch Đại Kha, cùng đứng đối diện với những bóng người vừa xuất hiện và Tăng Nhị Kha lên tiếng:

– Chúng sư đệ, sư muội xin ra mắt Đại Kha! Xin Đại Kha ân tứ ban huấn lệnh.

Uy quyền của một vị Đại Kha thật là đáng nể, vị Đại Kha họ Thạch liền lạnh lùng gật đầu vừa cao giọng hỏi:

– Chư đệ và chư muội có ngạc nhiên lắm không khi ta phát khánh lệnh?

– Không có đâu Đại Kha, theo giáo huấn của ân sư, chúng sư đệ, sư muội luôn tuân thủ mọi huấn lệnh của Đại Kha.

Vị nhị sư đệ họ Tăng đã thay mặt cho mười người đệ muội còn lại để nói lên đúng với tâm trạng của bất kỳ một ai là môn nhân đệ tử của Lam Y Môn.

Lam Y Môn có thể nói là một môn phái có vẻ thần bí nhất đối với võ lâm Trung Nguyên. Không những vị môn chủ đã thần bí này mặt mày ra sao? Hình dáng thế nào? Võ công cao sâu ra sao? Mà những hành sự của Lam Y Môn cũng thần bí nốt.

Chưa từng có một môn nhân nào của Lam Y Môn nào xuất đầu lộ diện trên giang hồi, nói về đất Trung Nguyên mênh mông rộng lớn, nên hầu hết các nhân vật giang hồ không thể nào biết được lộ số cùng xuất xứ võ học của Lam Y Môn cả.

Môn chủ Lam Y Môn kiên trì với ý định là giữ rịt toàn bộ môn nhân Lam Y Môn trên Thạch Cúc đảo, và chỉ giới hạn trong phạm vi đó.

Do vậy, dù cho các bậc tiền bối và những vị thuộc hàng Nhất môn chi chủ của võ lâm Trung Nguyên có biết về Lam Y Môn thì chỉ biết rằng Lam Y Môn là một môn phái quá nhỏ!

Không những đã quá nhỏ mà Lam Y Môn lại đặt trụ sở tại một nơi quá xa Trung Nguyên, nên không ai thèm bận tâm tới để làm gì.

Tuy vậy, tuy không được các môn phái trên giang hồ xem trọng, nhưng không vì thế mà nôi qui của Lam Y Môn lại thiếu sự nghiêm ngặt, có khi còn nghiêm ngặt hơn nhiều so với phái Thiếu Lâm với đủ các điều giới luật.

Sự nghiêm ngặt của môn quy Lam Y Môn còn thể hiện ở sự tuân phục hết lòng hết dạ của những sư đệ, sư muội đối với vị Đại Kha, tuy rằng họ là đồng môn sư huynh đệ với nhau.

Bởi đó, sau khi nghe nhị sư đệ họ Tăng đáp xong, Thạch Đại Kha càng thêm mãn nguyện hơn khi liếc nhanh vào bóng dáng kiều diễm của Hà Tứ Cô đang đứng ngay trước mặt hắn, đoạn cực kỳ nghiêm trọng thốt:

– Hôm nay ta thay mặt cho sư phụ với cương vị là môn chủ Lam y môn ...

Nói đến đây, Thạch Đại Kha dừng lại, đưa mắt dò xét mười tên đệ muội dưới quyền để xem họ có phản ứng gì hay không khi hắn nói là hắn đang ở cương vị môn chủ Lam Y Môn, một cương vị mà trước đây chỉ một ngày vẫn thuộc về ân sư của họ.

Một lần nữa những vị đệ muội vẫn tỏ ra tuân giữ môn qui, họ nào dám bất tuân thượng lệnh là kháng lệnh ...

– ... để thanh lý môn hộ!

Vị Thạch Đại Kha nói thêm cho tròn câu và đã nhận được nhiều biến động trên gương mặt của bọn đệ muội.

Bọn đệ muôi mười người luôn cả Hà Tứ Cô nữa là mười một, làm sao không thất sắc khi nghe Thạch Đại Kha bảo là thanh lý môn hộ? Và không cần vị Thạch Đại Kha nêu đích danh là sẽ xử lý ai thì họ cũng thừa biết là Hà Tứ Cô rồi! Và vì biết như thế nên họ lại càng thất sắc hơn.

Đối với Thập nhị đệ tự của môn chủ Lam Y Môn thì Hà Tứ Cô có thể nói là ái đồ của môn chủ, chẳng những thế Hà Tứ Cô lại còn là Tứ muội, Tứ sư tỷ của bọn họ với hết lòng kính yêu, thương mến, không phải là trong những lúc luận đàm Hà Tứ Cô luôn ở cương vị trung gian, trung gian để can gián và hòa giải mọi bất hòa xảy ra giữa huynh đệ muội bọn họ đấy sao? Tuy chỉ đứng ở hàng thứ tư trong mười hai người đệ tử, nhưng thường là lời của Hà Tứ Cô phát ra được mọi người xem trọng! Hà Tứ Cô luôn là đệ tử gương mẫu của toàn thể môn nhân đệ tử Lam Y Môn. Vậy tại sao lại có chuyện thanh lý môn hộ ở đây? Hà Tứ Cô đã phạm lỗi tày đình gì? Vào lúc nào? Sao không một ai trong bọn họ hay biết hoặc thấy bất kỳ một biểu hiện nào cả vậy?

Mường tượng như đoán biết được ý nghĩ trong đầu bọn đệ muội nên vị Thạch Đại Kha hất đầu về phía Hà Tứ Cô đang đứng đầu cúi gầm xuống, hắn vẫn nghiêm giọng bảo:

– Tứ muội, chắc muội cũng đã biết ai trong chúng ta là người bị đem ra xét xử và thanh lý rồi, vậy Tứ muội nói đi, Tứ muội có lầm lỗi gì nghiêm trọng không? Tứ muội có đúng là đã vi phạm cấm điều của bản môn không?

Bọn huynh đệ muội của Hà Tứ Cô cứng người lại chờ xem Hà Tứ Cô sẽ đối đáp ra sao trước lời buộc tội mà như không buộc tội của Thạch Đại Kha. Để rồi bọn họ cơ hồ như không còn tin ở thính giác của họ nữa, không còn tin vào bất kỳ một ai nữa trong số huynh đệ của họ khi họ nghe Hà Tứ Cô dõng dạc nói:

– Chư huynh, chư đệ và chư muội! Đúng là Hà Tứ Cô đã vi phạm vào cấm điều của bản môn, Hà Tứ Cô này đã phụ lòng tin cẩn của ân sư, của môn chủ. Vậy Hà Tứ Cô này xin được tự xử lấy ...

– Hà Thạch Cúc, vậy là ngươi đã quên hết môn quy thật rồi! Điều nào trong môn quy cho phép ngươi tự xử? Còn nữa, ngươi lại chứng tỏ là ngươi đã bất tuân thượng lệnh. Ta đã không nói rồi sao, kể từ bây giờ ta là môn chủ chính thức của Lam Y Môn ...

– Còn sư phụ? Không riêng gì Hà Tứ Cô này mà cả mọi người đây nào có ai được nghe sư phụ nói gì về điều này đâu?

– Keng ...

Vị Thạch Đại Kha nhất mực lạnh lùng móc từ bọc áo và ném ra đất một thanh Lam chủy lệnh, là tín vật duy nhất của Lam Y Môn môn chủ!

Thấy lệnh như thấy người, vị nhị sư đệ họ Tăng cũng cong người lướt tới bằng một thân pháp thập phần biến ảo, tà áo không lung lay, vị Tăng nhị đệ đã khom người xuống và nâng Thạch Lam chủy lệnh lên bằng cả hai tay. Đoạn vừa đưa lại cho Thạch Đại Kha, vị Tăng sư đệ vừa nói bằng giọng kính cẩn:

– Xin môn chủ thu hồi lệnh phù!

Vươn tả thủ giữ lại Lam chùy lệnh mà họ Tăng vừa trao lại, vị Thạch Đại Kha không màng đến họ Tăng nữa mà vẫn nhìn chăm chăm vào bóng dáng yêu kiều của Hà Thạch Cúc lúc này đang là tội nhân. Hắn bảo chừng như muốn tỏ nỗi niềm cảm thông:

– Tứ muội, biết rằng bọn chúng ta đều chung một hoàn cảnh. Tất cả chúng ta đều là những đứa trẻ côi cút bơ vơ không người quyến thuộc. Bọn chúng ta đều sanh ra và lớn lên tại Thạch Cúc đảo này, thân sinh của chúng ta đều bỏ mình giữa đại dương bao la. Bọn chúng ta được sư phụ cưu mang nuôi dưỡng, tình thâm giữa chúng ta không khác nào tình cốt nhục thủ túc. Biết rằng Tứ muội là ái đồ của sư phụ vì người đã lấy tên đảo này đặt cho muội, cũng như ta là đại đệ tử nên người đã ân tứ ban cho ta họ Thạch. Dẫu biết rằng là thế nhưng “luật bất vị thân”, Tứ muội không thể nào tự xử được đâu! Được rồi, ta không là môn chủ của Tứ muội vì một lẽ đơn giản, Tứ muội không còn là môn nhân đệ tử của Lam Y Môn nữa.

Vậy ... Hà Thạch Cúc, ngươi hãy nghe phán quyết của sư phụ đây:

giao cho Thạch Kiện Toàn phế bỏ toàn bộ võ công của Hà Thạch cúc và đẩy y thị xuống ghềnh Giải Oan làm mồi cho kình ngư.

Thạch Kiện Toàn không thèm bận tâm đến sắc mặt toàn thể mọi người đang biến sắc một lượt nữa khi nghe hắn nhắc tiếp với Hà Tứ Cô, như muốn bày tỏ nỗi lòng thương xót của hắn vậy! Hắn nói:

– Hà Tứ Cô, không, Hà muội ... dẫu rằng trước đây Hà muội chấp nhận lời thỉnh cầu của họ Thạch này, dẫu Hà muội đồng ý lời cầu hôn của ta, hoặc ngay lúc này Hà muội có đổi ý đi chăng nữa, ta cũng không sao dám cãi lời phán quyết của sư phụ lão nhân gia được! Vậy ...

Hà muội còn có lời gì muốn nói, muốn trối lại cho bọn ta không? Hà muội có muốn gì nữa không?

Vẻ đau đớn lộ rõ trên gương mặt Hà Tứ Cô, nhưng nàng cố gượng đè nén xuống khi nhìn thấy chúng huynh đệ còn lại đều đang ngơ ngác và đau buồn! Hà Tứ Cô biết bọn họ còn chưa rõ nàng đã phạm tội gì tày đình đến nỗi môn chủ Lam Y Môn quyết định như thế? Còn đau buồn thì rõ ràng là chuyện đương nhiên vì từ nay họ sẽ mất nàng vĩnh viễn. Nhưng nàng quyết không thể để bọn họ nghi kỵ nàng, nghĩ xấu, nghĩ sai về nàng, dẫu nàng sẽ phải chết.

Chấp nhận cái chết mà sư phụ đã phán quyết không một lời biện minh. Do đó Hà Tứ Cô bèn lên tiếng:

– Thạch Đại Kha, muội ... họ Hà này có thể nói ra lỗi lầm của mình để mọi người nghe được không?

– Không được, đây là ý tứ của sư phụ, lão nhân gia cho đây là hành vi làm điếm nhục gia môn nên chỉ trừ khi Hà muội không nhận tội thì ta bắt buộc phải phơi bày, còn ngược lại, như tình thế từ nãy tới giờ muội không bị oan uổng thì tốt hơn muội đừng nhắc đến việc này!

Thế muội không giã biệt mọi người ư?

Nghe đến từ “điếm nhục gia môn”, Hà Tứ Cô muốn tự vận đi cho rồi, vì trái với ý muốn của nàng, thế là bọn người đồng môn tha hồ nghĩ xấu về nàng mà nàng không sao giãi bày được! Chỉ có chết mới mong chấm dứt tình trạng này ... nàng quyết định chọn ghềnh Giải Oan làm nơi giải thoát thay cho những lời nàng định biện minh là nàng đúng là có phần nào bị oan uổng, do đó nàng chỉ nói gọn:

– Muội xin giã biệt ân sư và mọi người. Thạch Đại Kha hành sự đi.

– Hà muội cứ thong thả, ta tin rằng muội không trốn tránh đâu, vậy chúng ta cứ đến ghềnh Giải Oan đã.

Đoạn vị Thạch Đại Kha liền quay người đi trước rời khỏi sảnh đường. Hắn tin rằng Hà Thạch Cúc sẽ theo chân, và hắn cũng tin rằng bọn đệ muội sẽ không theo chân Hà Thạch Cúc, sẽ không tiễn biệt Hà Thạch Cúc đến nơi an nghỉ cuối cùng vì không phải hắn đã nói là phán quyết của sư phụ rồi sao? Sư phụ chỉ trao trọng trách này cho mỗi mình hắn thôi mà!

Đúng như hắn nghĩ, chỉ có hai bóng người lao đi vùn vụt giữa làn hơi nước mờ mờ từ mặt đại dương bao quanh tỏa ra đi về phía Hậu đảo!

Là năm đảo riêng biệt, những tưởng khoảng cách giữa đảo này đến đảo kia là xa lắm, nhưng không phải thế, những người cư ngụ trên Thạch Cúc đảo biết rằng có những chỗ họ có thể nhảy trên đầu các tảng đá cách nhau độ hai trượng hơn để đưa họ từ đảo này sang đến đảo kia mà không cần thuyền bè gì cả!

Do có lợi thế như vậy về mặt địa hình nên môn nhân Lam Y Môn dễ dàng phát hiện bất kỳ nhân vật nào xâm nhập lên Thạch Cúc đảo. Và cũng bởi vì thế Thạch Đại Kha càng yên tâm hơn khi suốt chặng đường dài đi đến Hậu đảo hắn không phát hiện ra bất kỳ ai đi theo chân hắn ngoài Hà Thạch Cúc.

... Ghềnh Giải Oan nằm ở cuối Hậu đảo, nó là chốn hiểm địa vô lường mà thiên nhiên dành sẵn cho những ai tìm đến để được siêu thoát! Và phần nhiều những người chọn lối siêu thoát là những người lâm vào bước đường cùng, hay nói đúng hơn là họ không còn cách nào khác ngoài cái chết. Họ chọn cái chết để được minh oan nếu đúng là họ bị oan. Hoặc họ đồng ý chết là giải pháp để họ được giải thoát nếu đúng họ có tội! Giải thoát và minh oan là mục đích của nhiều người chết tại đây, từ đó phát sinh ra danh tự ghềnh Giải Oan.

... Ghềnh Giải Oan là một phần đá tự nhiên biến mất hẳn ở phần cuối của Hậu đảo. Nó không như phần lớn những vị trí khác của Thạch Cúc đảo. Thay vì thấp dần, thấp dần chạm vào mặt biển thì ghềnh Giải Oan cao hơn mặt biển độ hai mươi trượng, từ trên ghềnh Giải Oan nhìn xuống chỉ thấy mặt biển đen ngòm, phần chân của ghềnh Giải Oan thì lại hõm vào do sóng dữ đánh liên tục vào ghềnh đá tự bao đời nay! Phần chìm xuống mặt biển thì ... cũng sâu hun hút, không biết đến đâu là đáy. Do đó chỗ nước sâu như thế này là nơi tụ tập của những loài kình ngư hung dữ. Không những thế tại ghềnh Giải Oan này lâu lâu lại có người bị ném xuống, gieo người xuống, tùy theo họ muốn giải thoát hay muốn minh oan – nên bọn kình ngư lại càng lấy làm khoái chí khi có nguồn thực phẩm cho chúng xâu xé và sinh sống!

Càng hợp tình hợp lý hơn khi ngay phía trên ghềnh lại có sẵn một cái động đá thiên nhiên, được dân bản địa gọi là động Khốc Biệt (Khốc:

khóc, Biệt:

vĩnh biệt). Động Khốc Biệt là nơi mà người sắp chết thường tá túc ở đó chỉ để than khóc khi họ bị oan uổng, hoặc để chia tay vĩnh viễn với người thân lần cuối lúc họ bị xử quyết.

... Khi đặt chân đến ghềnh Giải Oan, vị Thạch Đại Kha có tên là Thạch Kiện Toàn bước ngay vào động Khốc Biệt.

Hành động bất thường này của Thạch Kiện Toàn khiến cho Hà Thạch Cúc không sao hiểu được ý nghĩ của hắn! Vì người cần phải vào động Khốc Biệt nếu muốn thì phải là Hà Thạch Cúc mới đúng, chứ đâu phải là Thạch Kiện Toàn.

Tuy vậy Hà Thạch Cúc vẫn theo chân Thạch Kiện Toàn tiến vào động Khốc Biệt.

Vừa bước vào động Hà Thạch Cúc ngỡ ngàng khi thấy trên nền động có sắp sẵn một mâm thức ăn. Có chén, có đũa, có cơm, có canh, có cả rượu nữa. Tất cả đều được tính toán sẵn, kể cả hai cái chén, hai đôi đũa và hai chung để rót rượu.

– Thế là thế nào, Thạch Đại Kha?

Không đáp vội, Thạch Kiện Toàn ngồi ngay xuống nền động, một phía của mâm cơm, hướng mặt ra cửa động. Sau đó Thạch Kiện Toàn mới nói bằng giọng buồn buồn:

– Vậy ... Hà muội không muốn nâng ly cùng ta lần sau cuối ư?

Không lưỡng lự, không muốn lưỡng lự, Hà Thạch Cúc vẫn đứng khi đáp lại:

– Được rồi, Thạch Đại Kha rót rượu đi!

Đưa tay cầm lấy bầu rượu, Thạch Kiện Toàn không vội rót, chỉ đưa tay còn lại xòe ra, mời Hà Thạch Cúc, hắn nói với nụ cười gượng gạo:

– Thì Hà muội cứ ngồi xuống đi đã! Ta không gấp thì tại sao Hà muội lại gấp rút kia chứ? Muội không muốn cùng ta tâm tình một lần chót sao?

Nhún vai ra vẻ bất cần, Hà Tứ Cô ngồi ngay xuống:

– Còn gì nữa để mà tâm tình hở Đại Kha? Không phải muội là người sắp chết đó ư?

– Không đúng, muội tuy là người sắp chết nhưng muội chưa chết, muội không muốn tâm tình cùng ta nhưng ta lại muốn muội hiểu lòng ta! Muội có đồng ý cho ta nói không nào?

Nhìn thấy Hà Thạch Cúc lẳng lặng suy nghĩ và lẳng lặng gật đầu, Thạch Kiện Toàn bèn rót rượu ra đầy hai chung, đoạn nâng chung rượu lên ngang mày, Thạch Kiện Toàn thúc giục:

– Được rồi, vậy muội hãy cùng ta uốn chung rượu này rồi ta nói.

Khi biết mình không sao tránh khỏi cái chết, Hà Thạch Cúc cứ dửng dưng như không, Thạch Kiện Toàn bảo nàng uống thì nàng cứ uống, Thạch Kiện Toàn muốn nàng nghe thì nàng cứ nghe. Nghe để rồi quên đi tất cả! Không quên cũng không được.

Thạch Kiện Toàn liền hỏi:

– Vì là sư phụ ngăn cấm, nên ta không cho Hà muội nhắc đến lỗi lầm của Hà muội cho bọn họ nghe, còn riêng ta, thì ta muốn nghe, muốn hiểu. Vậy Hà muội hãy nói đi, hãy trút hết ra đi cho thanh thản nỗi lòng, Hà muội đồng ý không?

Không biết đây có phải là lời nói thật lòng hay không, có phải đây là ân huệ cuối cùng dành cho tử tội hay không, nhưng Hà Thạch Cúc vẫn nghe bàng hoàng cả người. Nàng nhìn chăm chăm vào Thạch Kiện Toàn với cái nhìn hàm ý biết ơn. Đoạn không một lời mào đầu, Hà Tứ Cô vắn tắt kể lại chuyện đã xảy ra cho nàng vào một đêm giông tố. Giông tố trên mặt đại dương, giông tố ngay trên bề mặt Thạch Cúc đảo và giông tố ngay trong phòng của nàng.

Nàng nói:

– ... Vào một đêm tối trời, ba tháng trước đây đến lượt muội đi tuần phòng, trời thì giông bão, mưa cứ như trút nước, muội không muốn đi ra ngoài trời bão chút nào nhưng không đi không được, vì muội nghe có tiếng cầu cứu vang lên trong đêm tối, ngay trên mặt biển gần với Thạch Cúc đảo, biết là có người mắc nạn do thuyền bị đắm trong đêm giông bão, muội không đành lòng bèn lao vào bóng đêm hầu kịp thời cứu cấp ...

– Chuyện này ta biết rồi! Không phải ngay sáng hôm sau muội đã tường trình lại cho sư phụ và bọn ta biết hay sao? Ta biết ngay trong đêm đó muội cứu được hai người, nhưng một người thì do quá kiệt sức, nên đã chết ngay trong đêm đó, còn một người thì sáng hôm sau đã không một lời từ giã, trốn đi mất biệt. Nhưng lần đó, sư phụ lão nhân gia đâu có bắt tội bất cẩn của Hà muội. Hà muội không muốn nói cho ta nghe về lỗi lầm của Hà muội hay sao?

Hà Tứ Cô đã muốn thật vắn tắt, thuật lại cho ngắn gọn mà xem chừng Thạch Kiện Toàn còn muốn nàng nói gọn hơn nữa, muốn nàng thuật ngay vào chính để sớm chừng nào tốt chừng ấy hơn, đã vậy nàng liền đáp nhanh:

– Thì lỗi lầm của muội đã xảy ra ngay đêm đó!

– Ngay đêm đó? Điều gì đã xảy ra? Sao trước đây Hà muội không chịu nói ra?

– Muội không thể nói vì không có bằng chứng, ai có thể tin lời muội? Vả lại, muội đã nín lặng vì nghĩ rằng sau đó sẽ không xảy ra hệ quả gì, ai ngờ ...

– Vậy thì muội hãy nói ra đi, ta đang nôn nóng đây Quả thật Hà Tứ Cô nhìn thấy rõ ràng là Thạch Kiện Toàn đang nôn nóng thật, nôn nóng đến độ máu dồn hết cả lên mặt họ Thạch, nàng gầm đầu xuống và nói:

– Đêm đó, sau khi đã cứu hai người bị nạn xong, muội về lại phòng mình để thay đổi y phục vì nó đã bị ướt hết cả rồi, muội còn định sau đó sẽ mang rượu đến cho hai người bị nạn dùng để họ được ấm lại, nhưng phần vì do muội vội nên không kịp cài then cửa, và có lẽ một phần do muội bị mệt mỏi quá cho nên ... muội vừa cởi hết y phục xong thì muội thấy hai mắt díp cả lại, muội chỉ kịp thổi đèn cho tắt hẳn rồi buông mình vào giường, muội đã ngủ như chết không còn biết trời đất gì cả! Đến khi thức dậy, muội thấy trong người khang khác, bây giờ đã là chuyện qua rồi nên muội nói cho Đại Kha nghe mà không thấy ngại ngùng gì cả, Đại Kha đừng nghĩ muội có tư tưởng xằng bậy! Sáng hôm đó, sau khi thấy người có vẻ khác lạ, muội lại cho rằng đấy là do muội đã quá mệt mỏi mà có cảm giác như thế. Nhưng sau đó, sau khi muội và chư huynh đệ phát hiện người bị nạn còn lại đã trốn mất, muội hồ nghi, nên đã vội về lại phòng để tìm kiếm một lần nữa xem muội có mất mát gì không. Và không lâu la gì, muội đã dựa vào dấu vết còn lại trên giường muội mới biết là muội đã bị mất đi ... muội không còn là xử nữ nữa. Nhưng là ai đã gây ra cho muội thì muội không sao khẳng định được. Đại Kha có tin lời muội nói không?

Vẫn cúi gằm đầu xuống, Hà Thạch Cúc nghe có tiếng nuốt nước bọt khá rõ từ người đối diện vang lên, rồi có tiếng Thạch Kiện Toàn nói:

– Vậy là quá rõ rồi còn gì, Hà muội có lỗi khi Hà muội không chịu đề phòng, không cài then cửa! Có lẽ là tên còn sống đó đã theo chân muội, hắn đã nhìn thấy ... nhìn thấy lúc muội, lúc muội ... và hắn đã lạm dụng hại đời muội! Và sau đó hắn trốn biệt!

– Không phải thế đây, Đại Kha. Muội e rằng không có khả năng đó, vì muội tin chắc rằng người đó đã hoàn toàn kiệt lực, trừ khi hắn có ý đồ và hắn đã giả vờ là kiệt lực, muội không biết.

Nói xong, Hà Thạch Cúc người mắt lên nhìn Thạch Kiện Toàn với định ý là xem xét xem Đại Kha có tin lời nàng nói không khi nàng đã bảo là nàng không biết việc gì đã xảy ra cho nàng. Không biết ai là thủ phạm hái hoa. Nhưng nàng phải vội trốn ánh mắt kỳ lạ của Thạch Kiện Toàn đang nhìn chằm chằm vào nàng. Hà Thạch Cúc lại cúi đầu xuống – Té ra nguyên thủy mọi việc là đây. Hóa ra chỉ vì lỗi lầm này của Hà muội mà hôm nay muội phải chịu như thế này. Hà muội, đúng là Hà muội có lỗi, nhưng chưa phải là tội chết, đúng là ta nghĩ vậy đó!

– Đại Kha nghĩ thế ư? Đúng là Đại Kha nghĩ là muội không đáng chết thật sao?

Không cầm được niềm vui đang trào dâng trong lòng Hà Thạch Cúc mất hẳn vẻ ngại ngùng và nàng ngước lên nhìn và chờ đợi Thạch Kiện Toàn khẳng định lại cho nàng nghe!

Và Thạch Kiện Toàn khẳng định thật, hắn nói rõ ràng:

– Đúng là ta nghĩ thế, nhưng Hà muội ơi, làm sao ta dám bất tuân lệnh của sư phụ? Hà muội cũng như ta chắc cũng biết rằng một lời sư phụ nói ra là lời phán quyết sau cùng hay sao?

Hà Thạch Cúc thất vọng, cúi đầu, che giấu tiếng thở dài chán nản, nhưng sau đó nàng lại nghe khấp khởi mừng vì Thạch Kiện Toàn lại nói:

– Nhưng ... ta có ý định như thế này, không biết Hà muội có đồng ý không?

– Ý định gì, Đại Kha? Đại Kha định giúp muội đến nói lại với ...

– Không, không phải như thế đâu, muội đã biết ý tứ của sư phụ rồi kia mà, việc mà ta định nói tuy có hơi khó nghe, nhưng lại là dịp duy nhất để muội có thể tránh khỏi cái chết, muội có chịu nghe ta nói hết không?

– Là việc gì Đại Kha? Dù việc khó đến đâu, miễn muội còn giữ được sanh mạng này thì muội không ngại gì nghe theo. Đại Kha cứ nói đi, muội xin nghe đây.

Được Hà Thạch Cúc mở lời như thế, nhưng có lẽ là việc khó nói thực nên Thạch Kiện Toàn lúng túng một lúc mới ngắc ngứ nói ra:

– E hèm ... Hà muội ... tâm ý của ta đối với muội thế nào Hà muội cũng đã rõ.! Ta thật lòng thương muội ... tiếc rằng giữa chúng ta ... đã không sao kết thành phối ngẫu ...

– Đại Kha ...!

– Muội cứ để ta nói, cứ nghe ta nói hết đã. Do ta thương muội, nên ... nên ta, ta đã sắp xếp như thế này. Muội nhìn đây cũng đủ biết ta đã sắp đặt như thế nào cho muội. Mâm cơm này và ... một chiếc thuyền nhỏ ở dưới kia. Ngay dưới chân ghềnh Giải Oan! Tất cả là của muội, dành sẵn cho muội một con đường sống. Đương nhiên là ta sẽ ưu ái dành lại cho muội một phần chân lực, để muội có thể ... có thể làm theo ý ta và để muội có đủ năng lực trong đường thoát chạy, muội có đồng tình trong việc ta đã sắp xếp không? Muội có tin ta không?

– Thế Đại Kha muốn muội làm việc gì cho Đại Kha?

Trong mơ hồ, Hà Tứ Cô có phần nào đoán được ý định của Thạch Kiện Toàn, nhưng nàng hoàn toàn bất ngờ khi nghe Thạch Kiện Toàn nói lên một việc khác, khác hẳn so với ý nghĩ của nàng. Hắn nôn nóng bảo nàng:

– Hà muội ... Hà muội hãy chìu ta một phen, được không?

Té ra là việc đó, Hà Thạch Cúc không ngờ Thạch Kiện Toàn muốn chính cái điều đó.

Nàng không ngờ nàng phải đem chính bản thân ra để làm điều kiện trao đổi. Nhưng như thế cũng được, nàng cần phải sống, sống để tìm ra được hung phạm. Nàng cần phải rửa nhục, rửa nhục cho bằng được để hy vọng có ngày nàng có thể trở về hầu hạ bên gối ân sư, đáp lại công lao dưỡng dục của ân sư! Đời nàng kể như đã bỏ đi, vậy còn luyến tiếc gì nữa đối với ... một người hèn hạ như Thạch Kiện Toàn!

Nàng dứt khoát bảo:

– Được, muội tin ở Đại Kha, muội sẵn sàng chiều ý Đại Kha, Đại Kha ra tay đi, Đại Kha hành sự đi!

Vừa nói Hà Thạch Cúc vừa đứng lại đồng thời nhắm tịt mặt lại như buông xuôi tất cả, chỉ một ý định quyết sống còn, quyết tâm rửa nhục là sợi dây duy nhất giữ nàng đứng lại đây. Bằng không nàng đã lao ra ngoài động Khốc Biệt để tự ném mình xuống ghềnh Giải Oan rồi!

Hự!

Tiếng rít của chỉ phong từ phía Thạch Kiện Toàn phóng tới điểm vào phế huyệt của Hà Thạch Cúc khiến nàng không kiềm được tiếng kêu đau đớn khi công lực của nàng bị phế bỏ.

Còn sau đó, với thính giác gần như một thường nhân Hà Thạch Cúc chỉ nghe được những tiếng thở ồ ồ của Thạch Kiện Toàn khi hắn lần mở khóa động đào.

Dù là một cư dân sống ở vùng hải đảo xa xôi với Trung Nguyên, nhưng Hà Thạch Cúc vẫn là một khuê nữ. Do đó, dù vội đến đâu đi chăng nữa, Thạch Kiện Toàn phải mất một lúc lâu mới cởi được y phục của nàng.

Hắn trầm trồ và rin rít những tiếng gì trong cuống họng, Hà Thạch Cúc không màng nghe khi hắn dìu nàng đi vào phía trong thêm một quãng nữa.

Nền đá lạnh nhưng toàn thân hắn lại như phát nhiệt. Hà Thạch Cúc do đã định nhắm mắt đưa chân nên toàn thân nàng cũng lạnh trơ ra không khác nào đá Chỉ đến khi cơn giông tố một lần nữa sắp phủ chụp lấy đời nàng thì Hà Thạch Cúc bỗng giật mình đánh thót một cái khi tả thủ của nàng quờ đụng phải một nốt ruồi to bằng hạt đậu nằm ngang huyệt Ngọc chẩm của hắn.

“Là hắn!”.

Dù đã bảo rằng đêm đó, đêm giông bão đó Hà Thạch Cúc không còn nhớ gì, không còn biết chút gì, nhưng những giác quan tinh nhạy của con nhà võ vẫn còn ghi lại một đặc điểm của tên trộm hái hoa. Đặc điểm này nàng sẽ không bao giờ nhớ đến nếu không có sự đụng chạm như thế này gợi lại trong tiềm thức của Hà Thạch Cúc.

Nàng mở bừng mắt ra nhìn vào gương mặt mãn nguyện và nụ cười đanh ác của hắn đang cách nàng độ thước mộc, nàng bật thốt lên:

– Là ngươi, việc đêm đó là ngươi, ta giết ngươi!

Huyệt Ngọc chẩm là một tử huyệt nằm ngay giữa hai bờ vai, nối ruồi mọc ngay đó nếu hắn không tự cởi y phục thì không có bất kỳ ai quan sát phát hiện được.

Tiếng kêu kinh hoàng và lời định tội đầy căm phẫn của Hà Thạch Cúc đã làm cho Thạch Kiện Toàn sửng sốt. Nhưng do công phu của Hà Thạch Cúc đã bị phế bỏ hết chín phần và thân thủ của hắn lại quá nhanh nhẹn nên hắn đã kịp thoát ra trước khi Hà Thạch Cúc vận hết sức tàn bấm vào huyệt Ngọc chẩm của hắn Hắn lượn người ra xa và định thần nhìn lại Hà Thạch Cúc, hắn không thể nào ngờ được việc làm kín đáo hết sức của hắn lại bị Thạch Cúc phát hiện. Nhưng nàng đã phát hiện bằng cách nào hắn không sao biết được, chỉ biết là hành động vừa rồi của hắn đã tự cáo giác tội lỗi của hắn thì hắn chỉ còn cách sát nhân diệt khẩu mà thôi. Hắn không thể lưu lại mạng sống cho Hà Tứ Cô để rồi chính nàng hủy hoại đi tiền đồ của hắn.

Hắn lạng thân lại nơi hắn để y phục. Hắn chộp nhanh thanh Lam chủy lệnh ném về phía Hà Tứ Cô khi thấy nàng đang lồm cồm bò dậy!

Và khi thanh Lam chủy lệnh vừa thoát ra khỏi tay hắn thì hắn mới nghĩ ra, mới nhớ tới một điều, và hắn thấy hối tiếc. Hắn tiếc vì hắn đã phí phạm một vưu vật của trời đất, hắn nhớ ra là nàng bây giờ đã gần như một phế nhân rồi còn gì nữa. Nếu hắn đừng quá hốt hoảng, thần hồn nát thần tính, thì hắn đã dễ dàng chế ngự nàng, dễ dàng chiếm đoạt nàng, rồi sau đó sanh mạng của nàng nằm trong lòng bàn tay hắn, hắn muốn giết nàng lúc nào mà chẳng được, nhưng bây giờ đã là quá muộn rồi.

Vút ...

Phập ...

Trên vóc ngọc thân ngà đang lồ lộ của Hà Thạch Cúc đã cắm vào ngọn Lam chủy lệnh, lệnh phù tối cao của môn chủ Lam Y Môn, như là Tử lệnh.

Nhưng Hà Thạch Cúc không chết ngay như hắn tưởng, với một phần chân lực còn lại nàng đã kịp nâng người lên cao thêm một chút để sau cùng nàng hứng chịu ngọn Lam chủy lệnh vào ngực nhưng chệch khỏi yếu huyệt độ một thốn.

Một tay nàng chộp giữ phần chuôi của thanh Lam chủy lệnh, còn lại một tay thì nàng run run chỉ vào hắn, với bao uất khí trong người nàng lanh lảnh kêu lên:

– Sư phụ ...

Hồn bất phụ thể, gã họ Thạch quay đầu nhìn lại phía sau xem có phải là Hà Thạch Cúc đã nhìn thấy sư phụ của hắn đã đến đây hay không!

Không thấy ai cả, nhưng hắn vẫn nơm nớp lo sợ nên hắn vẫn tồng ngồng như trẻ sơ sinh tiến lần ra phía ngoài động Khốc Biệt Và không biết hắn đã nhìn thấy điều gì nhưng hắn đã lộ vẻ kinh hoàng đến độ không nói được thành lời, hắn hộc tốc lao vào trong, chụp vội lấy y phục của hắn cầm trên tay, rồi phi thân vọt ra ngay.

Còn lại Hà Thạch Cúc, nàng thấy cử chỉ và gương mặt thất thần của hắn, nàng không nghĩ là sư phụ đến đây thật, vừa rồi nàng đã vọt miệng kêu lên như thế là chỉ muốn hăm dọa hắn thôi, không ngờ hắn lại sợ mà bỏ chạy như thế.

Bây giờ, dù nàng muốn quay về đầu cáo với sư phụ thì e rằng không sao làm được. Với sức lực hiện thời nàng không thể từ Hậu đảo quay về Tọa đảo được. Dù không mang vế thương chí mạng trên người thi nàng cũng thể thể trở về Tọa đảo mà thoát được sự ám hại của hắn.

Hắn sẽ không đời nào buông tha nàng. Rồi đây, hắn sẽ trở lại đây cùng với sư phụ, hắn sẽ tâu hót với sư phụ là nàng đã kháng lại lệnh của sư phụ, nàng sẽ không thể biện minh được, huống chi, với vết thương này, liệu nàng có qua được hôm nay không? Nói gì đến việc đối chất và tố cáo ngược lại hắn? Có khi nàng đã chết lạnh người trong cơ thể lõa lồ này khiến cho tiếng nhơ nhuốc sẽ còn đeo đẳng mãi, mà nàng không sao gột rửa được Không, bằng mọi giá nàng phải sống, phải thoát được nơi này, có thoát được, có sống được mới mong đến một ngày nàng rửa được nhục, gột được vết nhơ.

Nhớ đến chiếc thuyền nhỏ mà tên ác tặc đã nói đang neo dưới chân ghềnh Giải Oan, Hà Tứ Cô cố cắn răng nhịn đau, nàng trỗi dậy tiến đến chỗ y phục của nàng, nàng khoác vội lên người che kín thân thể và che kín luôn ngọn Lam chủy lệnh. Nàng lững thững bước đi ra ngoài động Khốc Biệt. Nàng gieo người xuống phía dưới ghềnh Giải Oan, tuy rằng không phải để tìm chết mà là để tìm đường thoát.

Nhưng ngay lúc toàn thân còn đang lơ lửng trong khoảng không thì Hà Tứ Cô biết rằng mình khó mà thoát chết, chỉ vì một lẽ đơn giản là không có một chiếc thuyền nhỏ nào ở dưới chân ghềnh cả, hắn đã dối gạt nàng, hắn quyết lòng giết chết nàng dù nàng có làm theo ý hắn hay không Hắn là tên đại gian, đại ác, gã họ Thạch ...