Chương 1
Ca Thơ cuống cuồng. Ba cô nhập viện để cắt bỏ bao tử. Một cuộc đại phẫu thuật, theo lời bác sĩ thông báo. Mọi người trong gia đình nội, đã hứa đến trước giờ ba cô lên bàn phẫu thuật. Vậy mà suốt bốn giờ đồng hồ, chả hề thấy bóng dáng người thân của ba. Chỉ một mình Ca Thơ nhỏ nhoi, bé bỏng trước cửa phòng chờ. Nước mắt cô rơi lặng lẽ, phần vì lo cho sinh mạng của cha, phần tủi thân vì xung quanh Thơ, gia đình người ta có quá nhiều người lo lắng, chia sẻ.Liệu ba cô đủ sức chịu đựng ca mổ không? Bác sĩ nói:– Bao tử của ba cháu không bị ung thư nhưng đã loét và lủng hết. Phải cắt bỏ, ông mới có cơ may sống.Ca Thơ cắn chặt vành môi run giọng:– Thưa bác sĩ! Cắt hết bao tử, sau này làm sao ăn cơm ạ?Bác sĩ Lâm trầm giọng:– Cháu nói đúng, sau cuộc phẫu thuật, ba cháu chỉ còn khả năng ăn uống theo dạng thức ăn được hòa lỏng. Vì đường hành tá tràng của ba cháu còn rất tốt nên chúng tôi quyết định nối trực tiếp với đường ruột, nên khả năng co bóp làm nhuyễn thức ăn không còn. Cháu và gia đình sẽ vất vả đấy.Ca Thơ nhẹ giọng:– Chỉ cần ba cháu sống thôi ạ? Vất vả, cực khổ thể nào, cháu cũng vượt qua được.– Cháu khá lắm! Ba cháu nhất định khỏe lại để gia đình cháu được hạnh phúc. Hãy tin vào khoa học nghen cô bé.Ca Thơ cười gượng gạo, gật đầu. Cô chỉ mong ba khỏi bệnh để chị em cô không phải côi cút. Còn hạnh phúc ư? Từ ngày mẹ bỏ đi, mẹ đã đem theo tất cả nụ cười, lòng tin yêu của chị em Ca Thơ.Ca Thơ bật khỏi ghế ngồi trong phòng hồi sức, bởi tiếng loa đang vang lên:– Người nhà của bệnh nhân Huỳnh Tuấn Công đến phòng hồi sức gấp.Ca Thơ đi như chạy. Lạy chúa! Mong người hãy chở che cho ba của con qua cơn hiểm nghèo. Con kính xin Chúa hãy cho con thêm nghị lực.Ca Thơ dừng lại trước mặt cô điều dưỡng viên.– Em là người nhà của ai thế.Giọng cô điều dưỡng viên dịu dàng:Ca Thơ chặn ngực, vừa thở vừa nói:– Dạ, em ... là con gái của ông Huỳnh Tuấn Công.– Em theo chị vào đây.Ca Thơ đi sau cô điều dưỡng vô căn phòng nhỏ, cô hỏi líu ríu:– Ba của em có sao không chị?Cô điều dưỡng đưa vào tay Ca Thơ tờ giấy màu hồng:– Em cầm giấy này xuống ngân hàng máu của bệnh viện mua thêm một bịch máu cho ba em. Ca phẫu thuật thành công nhưng ba em chưa tỉnh hẳn vì tác dụng thuốc gây mê còn. Nhớ mua đúng loại máu ghi trong toa nghen.– Dạ! Em biết rồi ạ!Ca Thơ mau mắn quay trở xuống tầng 1. Mấy ngày chờ ba được phẫu thuật, cô đã hầu như thuộc lòng từng phòng xét nghiệm, siêu âm, quầy thuốc ở bệnh viện.Chờ hơn 15 phút, Ca Thơ mới mua được máu. Bà bác sĩ đã thông báo ngay khi trao bịch máu cho Thơ:– Máu loại AB hiện đã hết, cảm phiền người nhà bệnh nhân mua loại máu này báo lại cho các bác sĩ để họ tìm cách khắc phục.– Lạy Chúa và Đức Mẹ lòng lành, Người đã phù hộ cho lời cầu xin tội nghiệp của Ca Thơ. Và bịch máu cuối cùng này sẽ được truyền vào cơ thể của ba Ca Thơ. Vừa nghĩ, Ca Thơ vừa cắm đầu chạy trên dãy hành lang ...– Ui da!Ca Thơ chới với, bịch máu trong tay Ca Thơ rơi xuống. Ngay lập tức nó bị một gót giầy đinh giẫm lên thật mạnh, nhanh đến mức Ca Thơ chưa kịp kêu thì đã bị những giọt máu vọt ra từ chiếc bịch bị nghỉền đạp bắn thẳng vào mặt. Ca Thơ đưa tay chùi mặt, cô run rẩy quì dưới nền gạch, bàn tay run run lượm lại bịch máu. Những giọt máu òa vỡ, thấm ướt tay cô rơi xuống gạch. Những giọt máu đang loang nhanh trên nền gạch vô tri vô giác. Ca Thơ òa khóc:– Trời ơi máu của tôi, bể hết rồi ba ơi!Rất nhiều ánh mắt nhìn Ca Thơ, cô không cần biết người ta cười cô hay thương hại cô. Ca Thơ chỉ hiểu một điều bịch máu ấy rất cần cho ba cô, ông sống hay chết đều phụ thuộc vào nó. Bây giờ, không còn gì nữa, máu đã đọng thành màu đỏ sậm hoặc đen đặc. Bịch máu cuối cùng cô đã mua được ở ngân hàng máu. Vậy mà ...Ca Thơ đưa bàn tay dính đầy máu túm tay kẻ đã đụng vào cô. Ca Thơ nghẹn ngào:– Anh đền bịch máu lại cho tôi đi? Ba tôi không thể chết. Bác sĩ tốn bao nhiêu công sức mới hoàn thành cuộc đại phẫu thuật cho ba tôi. Ông đang chờ tiếp thêm máu. Chị em tôi không thể không có ba, anh hỉểu không.Hắn là gã đàn ông có nét mặt khá lạnh lùng. Hắn không giấu đươc vẻ bất mãn khi nhìn tay và áo hắn bị Ca Thơ bôi đầy máu. Hắn trầm tĩnh:– Bình tĩnh nào cô bé. Tôi hứa mua trả lại cô bịch máu, đừng khóc nữa và lau mặt đi, kẻo người ta lầm tưởng cô là bệnh nhân cần cấp cứu đấy.– Lạy Chúa! Chuyện đến mức này hắn còn muốn ghẹo Ca Thơ nữa à? Đúng là hạng đàn ông ... chết tiệt, đáng ghét? Ca Thơ nghĩ vừa mếu máo:– Anh làm như tôi đang ăn vạ anh vậy. Anh nghĩ cứ có tiền là mua được máu à. Nếu thế tôi đâu thèm rơi nước mắt.Hắn ngẩn ngơ:– Bệnh viện có ngân hàng máu, chả phải cô bé cũng mua từ đó à. Cô bé nói cho tôi biết loại máu cô bẻ mua thuộc nhóm nào. Tôi sẽ mua đem lên cho cô ngay, được chưa?Ca Thơ nghẹn ngào:– Bệnh viện thông báo đây là bịch máu cuối cùng của nhóm máu AB. Tôi may mắn mua kịp để truyền cho ba tôi. Người ta còn bao nhiêu người chờ đợi vô vọng ở dưới kia.Hắn bối rối:– Cô nói thật hả?– Sinh mạng ba tôi phụ thuộc ở bịch máu này, tại sao tôi phải nói dối anh?Hắn và rất nhiều người đồng bật lên tiếng kêu:– Có chuyện này! Vậy thì chết. .... Ca Thơ kinh hoàng:– Không đâu, ba tôi không thể chết. Tôi không cam lòng đâu.Hắn vỗ tay lên vai Ca Thơ:– Tôi hiểu tâm trạng của em. Em dẫn tôi xuống gặp bác sĩ phòng hồi sức nhé.Ca Thơ trệu trạo:– Để làm gì chứ?Hắn chậm rãi:– Nếu bệnh viện hết máu, tôi sẽ đền máu tôi để ba em được tiếp máu. Tôi nói thế em hiểu không hả?Ca Thơ hết nấc ngay lập tức:– Anh nói sao? Anh cho máu ba tôi à?– Chính xác là đền lại cho em. Đi nào!Ca Thơ lưỡng lự:– Nhóm máu của anh cũng thuộc nhóm AB hả?Hắn lắc đầu:– Tôi nhóm máu O. Đây là nhóm máu duy nhất có khả năng tiếp máu cho bất kỳ loại máu nào.– Nhưng mà ...– Này! Sao em lắm lời thế. Em không phải đang nóng lòng muốn cứu ba em à?Hắn nói thật tỉnh và mặc kệ Ca Thơ đi hay không. Hắn bước thật nhanh về phía phòng hồi sức. Ca Thơ chợt nói:– Nếu truyền trực tiếp thì tôi sẽ xin bác sĩ được tiếp máu cho ba tôi. Tôi nghĩ, như thế sẽ chắc chắn hơn.– Chuyện này, để bác sĩ quyết định. Tôi to con hơn, có lấy đi nửa lít máu, tôi vẫn đủ sức sống. Cô bé ốm tong ốm teo thế kia, mất đi vài chục cc máu, cô bé xỉu luôn đấy. Lỗi tôi làm, cứ để tôi khắc phục hậu quả.Ca Thơ im lặng, cô cãi không lại miệng của hắn.Bác sĩ Trịnh nhìn sững vào mắt Ca Thơ:– Chuyện gì đã xảy ra vậy cô bé? Máu ở đâu dính đầy mặt mũi của cháu thế còn máu để tiếp cho ba cháu đâu?Ca Thơ chưa kịp trả lời, hắn đã nhẹ giọng:– Tôi vô ý đụng vào cổ, bịch máu rơi xuống bị tôi giẫm vỡ. Cô bé nói loại máu đó bệnh viện không còn, phải chờ mua tạm từ những người bán máu. Tôi muốn bác sĩ cho tôi truyền máu sang bệnh nhân.Bác sĩ Trịnh nhìn Ca Thơ:– Ngân hàng hết máu thật à?– Dạ, cháu nghe cô bác sĩ đưa cho cháu bịch máu và nói đây là bịch máu cuối cùng của nhóm máu AB. Không tin, bác sĩ có thể gọi điện xuống hỏi lại.Bác sĩ Trịnh nhìn người thanh niên:– Bịch máu được đựng bằng loại nhựa dẻo và dai. Không ngờ cậu đủ sức nặng giẫm bể nó. Cậu là vận động viên hả?Hắn cười thật tươi:– Tại cái đế giày của tôi được đóng khá nhiều đinh. Tôi làm kinh doanh chứ không phải vận động viên thể thao.– Cậu nhóm máu gì.– Dạ! Nhóm máu O.Bác sĩ Trịnh gật đầu:– Vậy thì mời cậu theo cô điều dưỡng qua phòng hồi sức của bệnh nhân.Hắn quay lại, nheo mắt cười với Ca Thơ:– Đừng mít ướt nữa nhé ? Mau rửa mặt sạch đi! Kẻo ba cô nhìn thấy cô lúc này ông sẽ lên cơn tăng xông bất tử đấy.Ca Thơ nhìn theo hắn ngẩn ngơ. Chao ơi là nụ cười của hắn, sao mà quyến rũ quá vậy nhỉ?Ca Thơ nhìn khuôn mặt mình trong tấm kiếng. Trời đất! Toàn máu dính đen đậm trên má, trên trán. Ghê quá và tanh nữa. Vậy mà nãy giờ Ca Thơ cứ nhởn nhơ trình làng trước bàn dân thiên hạ. Đúng là điên thật.Rửa mặt xong, Ca Thơ trở ra ngồi trên chiếc ghế đài. Vừa đói vừa mệt, cô đã thiếp đi lúc nào không hay. Cho tới khi một bàn tay lay mạnh vai Ca Thơ, cô mới giật mình nhìn quanh, ánh mắt cô chạm và ánh mắt đẹp của hắn. Cô vội kêu lên:– Anh có sao hông. Ba tôi tỉnh chưa. Tôi mệt quá nên đã ngủ quên.Hắn cười:– Ba cô tỉnh rồi, vừa tỉnh là ba cô đã hỏi đến cô đấy. Tôi không sao, cô cần tôi giúp chuyện gì nữa không?Ca Thơ lắc đầu:– Xin lỗi anh, thật ra lúc đó tôi bị đè nén tâm lý quá nặng, nên tôi đã trút vào anh tất cả sự bức xúc của tôi.Hắn nhẹ giọng:– Tôi hiểu và thông cảm mà. Mọi việc giờ đã ổn, vậy tôi đi nhé!Ca Thơ bối rối:– Anh ... tôi đã làm mất thì giờ của anh một cách vô lý. Tôi rất muốn biết anh vào bệnh viện làm gì?Hắn hơi ngớ ra, rồi hắn kêu lên vẻ khổ sở:– Thôi chết, bà tôi chắc nãy giờ bà rủa tôi nát nước. Tôi vô thăm bà ngoại tôi, không ngờ tôi gây ra chuyện rắc rối. Chào cô nhé! Tôi phải đi.Hắn lại cười, Ca Thơ chợt rung rinh con tim. Cô vừa nhận ra nụ cười của hắn khiến trái tim vốn hơi bướng bỉnh của cô đang nhoi nhói rất khó chịu.Hắn bước được hai bước, chợt quay lại:– Cô bé, tên gì nhỉ?Ca Thơ trả lời như chiếc máy:– Ca Thơ! Còn anh?– Ca Thơ! Tên cô bé ấn tượng lắm, nó gợi cho người ta sự bình yên trong cái lắng đọng trữ tình của thơ ca nhạc hoa. Tên tôi là Thôi, tôi xin lỗi sẽ giữ bí mật lại, nếu có duyên, tôi và em nhất định gặp nhau. Vậy nhé!Thêm một cái nheo mắt đầy tinh quái nữa. Trái tim Ca Thơ lỗi tiếp một nhịp nữa rồi. Hắn thật ... biết làm người ta tức mà.Ca Thơ xụ mặt ngồi phịch trở xuống ghế. Người ta vẫn chưa cho cô gặp ba.Còn Quang thì sáng giờ lặn đâu mất tăm khiến cô đói bụng nhưng chả dám bỏ ra ngoài mua đồ ăn. Cuộc đời, chỉ khi nào người ta lâm vào hoàn cảnh như Ca Thơ, người ta mới hiểu thiếu ăn, thiếu uống ráng nhịn một chút sẽ dẽ dàng vượt qua. Còn sự cô đơn, lẻ loi trước áp lực cuộc sống mới thật sự đáng sợ. Giá như Ca Thơ còn mẹ bên cạnh nhỉ? Một ước ao tầm thường, đơn giản thế, nhưng cô đâu dễ tìm lại được.– Ca Thơ? Bác Thành ra sao rồi?Quang vừa thở vừa hối. Ca Thơ nhìn lên, tự nhiên cô òa khóc nức nở vì tủi thân.Quang cuống lên, giỏ đồ ăn đựng trong tay rơi xuống. Anh chụp vai Ca Thơ bóp mạnh, giọng anh như lạc đi:– CaThơ? Đã xảy ra chuyện gì cho ba Thơ hả?Ca Thơ nhăn nhó:– Đau vai Thơ quá à? Ba của Thơ ổn rồi. Nhưng Thơ ghét Quang.Quang hiểu ra, anh vội buông vai Thơ:– Làm người ta hết hồn. Tự nhiên sao ghét Quang? Ghét đến mức phải khóc lận hả? Trước nay Thơ lì lắm kia mà, có bao giờ chịu rơi nước mắt đâu nhỉ?Ca Thơ quê độ, cô nhỏ đấm bừa vài cái vào người Quang, nghiến ngẩm:– Còn đứng đó chọc quê người ta nữa. Bạn bè gì tệ hơn ... khỉ. Lúc cần thì chẳng thấy tăm dạng đâu hết.Quang cười cười:– Thơ hôm nay ngộ thiệt nghen. Tối qua người ta hỏi Thơ rõ ràng, cần người ta vào sớm không, thì nói không. Quang ở nhà nấu chút đồ ăn đem vô cho Thơ, nên mới trễ chứ bộ. Con gái mấy người đúng là chúa rắc rối.Ca Thơ quệt thật nhanh nước mắt:– Người ta đói muổn xỉu, Quang nấu gì thế?Quang nhìn chiếc giỏ nằm dưới nền gạch. Anh vội ngồi thụp xuống làu bàu:– Tại Thơ đó, chắc đổ hết trơn rồi.Ca Thơ chù hụ:– Đổ lỗi nữa hả. Ứ cần ăn luôn.Quang so vai:– Làm ơn bỏ tật tự ái giùm được không Thơ. Hồi nãy tự nhiên. Thơ khóc khiến người ta hoảng đánh rơi chiếc giỏ đó. Công trình người ta vất vả suốt buổi sáng mới nấu được món canh cua rau đay mà Thơ thích. Giờ chắc đổ hết rồi.Ca Thơ nhận ra sự quan tâm đặc biệt mà Quang luôn dành cho cô. Cô cắn nhẹ môi:– Lỡ đổ thì thôi, cứ coi như Ca Thơ đã ăn món canh Quang nấu rồi hả. Lần sau Quang đừng bày vẽ nữa nhé! Ở nhà, Quang chả phải động tay đến việc gì.Vậy mà Quang qua nhà Ca Thơ là bị .... sai vặt. Ca Thơ xin lỗi:Quang cười thật hiền:– Ca Thơ có lỗi gì chứ. Quang ghét ăn không ngồi rồi lắm. Đã vậy bà nội và mẹ Quang lúc nào cũng coi Quang như con nít. Người ta đã hai mươi hai tuổi, sinh viên năm thứ tư chứ bộ. Không nói nữa, đê Quang lấy cơm cho Thơ ăn.Ca Thơ xúc động:– Quang ngồi xuống ghế đi! Thơ tự soạn đồ ăn cho mình. Quên nữa, Quang đã ăn chưa vậy?Quang cười hiền:– Nấu vừa xong, Quang đem liền vô cho Thơ. Có vào bếp, Quang mới thấm thía nỗi vất vả của người nội trợ.Ca Thơ từ tốn:– Nói chính xác, với cậu ấm như Quang nấu được bữa cơm thế này quả là trên cả tuyệt vời. Bây giờ mình cùng ăn nhé!Vừa ăn Ca Thơ vừa kể cho Quang nghe chuyện cô làm rơi bịch máu ...Quang lắc đầu:– Thơ luôn khiến người ta lầm tưởng rằng Thơ dữ dội. Họ nào biết Thơ mau nước mắt nhất thế giới. Kết cục anh ấy đã tiếp máu cho bác, để đền Ca Thơ hả?Ca Thơ cười ngỏn nghẻn:– Phải chấp nhận tình huống, chứ lúc ấy máu đâu còn mà mua. Thơ xin bác sĩ lấy máu của Thơ, nhưng bác sĩ chê Thơ quá ròm.Quang hỏi tới:– Xong việc, Thơ đuổi người ta luôn hả? Dám không cả cám ơn lắm. Thơ chúa kiêu hãnh mấy việc kiểu này mà.Ca Thơ xụ mặt:– Đâu đến mức độ tệ dữ vậy. Người ta đủ thời gian nhận định nguyên nhân là do Ca Thơ gây nên chứ bộ. Thơ còn hỏi xem hắn tên gì, để mong có cơ hội chuộc lỗi.– Biết vậy thì tốt. Tên hắn là gì? Người ở đâu?Ca Thơ rùng vai:– Hắn khôn hơn cáo già. Thơ nói tên Thơ cho hắn nghe, còn hắn thì buông lại một câu ... “Nếu có duyên, tôi và em ắt còn cơ hội gặp lại”. Hắn bỏ đi một nước, để lại cho Thơ nỗi ấm ức đầy bụng, nhưng không ai chia sẻ.Quang bật cười:– Đó cũng là lý do vừa thấy Quang, Thơ khóc ngon lành, đúng không?– Biết rồi còn hỏi.Quang thở dài:– Thế các cô, các chú của Thơ, không ai tới hả?Cổ họng Thơ đầy ứ. Cặp mắt đẹp ngân ngấn nước. Quang vội vã:– Kệ họ đi Thơ, cuối cùng thì nguy hiểm đã qua rồi, từ từ ba Thơ sẽ khỏe lại.Quang hứa luôn bên cạnh Thơ để phụ Thơ trong khả năng của mình. Vậy nhé!Ca Thơ lặng nhìn Quang. Hơn 10 năm làm hàng xóm của nhau, nhà Ca Thơ nhỏ xíu vừa bằng cái ga ra để xe nhà Quang. Nhưng ba mẹ Quang không bao gờ ngăn cấm cậu con trai duy nhất của họ qua nhà Ca Thơ chơi. Kể cả khi mẹ Ca Thơ vì không chịu nổi sự nghèo khổ, vất vả của số phận, bà bỏ nhà theo một người đàn ông qua Miên sinh sống, tai tiếng um sùm. Cha con Ca Thơ những tưởng phải bán nhà đi nơi khác. Ba mẹ Quang an ủi động viên cha con Thơ vượt lên số phận, tiếp tục sống. Ca Thơ coi Quang như người anh tinh thần của cô.Và Thơ cũng đoán được những gì đang được Quang cất kỹ trong ngăn tim của anh. Anh chưa thể nói ra, vì Thơ còn quá hồn nhiên, vô tư. Cuộc đời đâu có nhiều thời gian để níu kéo chuỗi ngày ngọc ngà này. Quang nhất định chờ đợi Ca Thơ, khi cô đủ tự tin bước vào cuộc sống. Hiện tại, hãy mãi là bạn tốt của nhau.Ca Thơ rưng rưng nhìn tờ giấy báo điểm thi đại học và giấy báo nhập học của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Vĩnh biệt nhé ngưỡng cửa đại học đầy ước mơ, khát vọng mà bao năm Ca Thơ đã chắt chiu, gầy dựng. Ba ơi! Xin hãy tha lỗi cho con, điểm thi con đậu thủ khoa, con vẫn không thể ích kỷ trước sự thiếu hụt của gia đình lúc này. Con hứa với ba, con nhất định không bỏ cuộc chạy đua cùng số phận. Con sẽ học tiếp bằng con đường vòng, xa hơn một chút, lâu hơn một chút thôi ba ạ!Ca Thơ âm thầm cất kỷ tờ giấy báo điểm. Sau cuộc phẫu thuật cho ba cô, những gì đáng giá trong gia đình Ca Thơ đã phải bán hết. Còn người còn của.Ca Thơ gạt nước mắt nhìn thật lâu con đường rợp bóng me xanh, con đường học trò bao năm tháng Thơ đi về, vui buồn lá me rơi đầy máí tóc thề.“ ...Con đường Duy Tân cây dài bóng mát. Buổi chiều công viên mây trời xanh ngát. Bước chân trên đường vẫn chưa phai tàn.Trả lại em yêu, khung trời vời vợi. Trả lại cho em, con đường học trò. ....”.Ca Thơ đi lại bàn, còn rất sớm để ra đường vào giờ này. Nhưng cô phải tự trang điểm, tạo cho mình vẻ già giặn hơn. Buổi phỏng vấn sáng nay, cô nhất định phải thqành công. Cô không thể xuất hiện trước mặt nhóm cán bộ già tuổi đời lẫn tuổi kinh nghiệm bằng vẻ mặt thánh thiện, học trò. Đây là công ty thời trang lớn nhất nhì thành phố này. Ca Thơ phải khó khăn lắm mới nộp được đơn vô.Cắn nhẹ vành môi. Ca Thơ chậm rãi phủ phấn lên mặt mình. Việc trang điểm hết sức đơn giản với phần lớn các cô gái, không ngờ lại khó khăn với Ca Thơ.May là Ca Thơ sẵn có nước da trắng hồng, khuôn mặt đầy đủ nét thanh tú, chỉ cần dùng cây chì màu nâu, kẻ lên hàng lông mày một đường sậm, đôi mắt Ca Thơ đã trở nên sắc sảo, lung linh hơn. Ca Thơ ngập ngừng một chút rồi buông cây son xuống bàn. Bờ môi Thơ vốn đã rất đỏ, rất quyến lũ, sự tự nhiên ở bất kỳ góc độ nào cũng dễ chịu hơn. Mặc vào người chiếc quần jean đã bạc đầu gối, chiếc áo sơ mi ngắn tay màu xanh da trời, khoác thêm chiếc áo jean bên ngoài.Ca Thơ tự bằng lòng khi ngắm mình trong gương.– Con đi đâu mà ăn mặc nghiêm chỉnh vậy Thơ?Giọng ông Tuấn Công bất chợt cất lên khiến Thơ bối rối. Ba cô đã dậy từ khi nào, ông lặng lẽ ngồi trong chiếc ghế xếp, nên Thơ không thấy Ông.Cô nhanh chóng lấy lại vẻ tự tin:– Còn sớm ba dậy làm gì cho muỗi chích?Ông Tuấn Công âm trầm:– Ba ngủ không được con gái ạ.– Ba lại nghĩ đến mẹ con à? Hãy quên bà ấy đi để thấy lòng nhẹ nhàng ba ạ.Mẹ không xứng đáng được chúng ta tha thứ.Ca Thơ đắng ngắt.Ông Tuấn Công thở dài:– Lỗi tại ba, con ạ. Ba là người đàn ông vô tích sự, chẳng thể đem lại niềm vui, hạnh phúc, sự no đủ cho vợ con. Bây giờ ba còn là gánh nặng cho con nữa.Ca Thơ nhẹ giọng:– Ba đừng nói thế. Cha mẹ chính là điểm tựa cho con cái. Ba sống được là điều hạnh phúc cho chị em con. Con sẽ như cánh chim lạc loài, côi cút giữa trời đêm giông bão, nếu ba bỏ chúng con ra đi. Ba đừng tự dằn vặt mình nữa nhé.Ông Tuấn Công thở dài:– Ba hiểu. Ba sẽ cố gắng không làm buồn lòng con. Thơ à! Ba muốn bàn với con một chuyện.Ca Thơ nhìn đồng hồ:– Để tới trưa ba nhé ! Bây giờ con phải đi rồi. Ba uống trà không, con pha cho ba luôn.Ông Tuấn Công chậm rãi:– Con bận thì đi kẻo trễ. Lát nữa ba tự pha lấy được mà.– Vậy con xin phép ba, con ra ngoài có chút việc. Đồ ăn sáng của Ca Thi, con đã làm sẵn, cháo của ba, con ủ trong bình thủy, ba nhớ ăn rồi uống thuốc nghen ba.– Ba biết rồi. Ủa. Con đi đâu mà phải mượn xe máy của thằng Quang vậy?Ca Thơ so vai:– Bí mật quân sự. Con hứa cho ba biết khi nào con xong việc. Thưa ba con đi.Ca Thơ chạy xe thật chậm trên con đường đang dần sôi động lên bởi cuộc sống đang lên bởi cuộc sống đang trở lại, với một ngày mới bắt đầu.Cuối cùng thì công ty thời trang Hoàng Phương cũng đã hiện ra trước mắt Ca Thơ. Cô hơi ngập ngừng trước ngôi nhà cao bốn tầng, được bao quanh bởi hàng ràng xây kiên cố, rất rộng.Ca Thơ dắt xe tới trước cổng bảo vệ. Cô dựng xe và hỏi thăm:– Bác ơi. Bác làm ơn cho cháu hỏi phòng tổ chức cán bộ của công ty nằm ở lầu mấy ạ!Ca Thơ dịu dàng hối bác bảo vệ. Bác bảo vệ nheo nheo cặp mắt nhìn Ca Thơ:– Cô cần gặp ai? Trường phòng Mẫn hay phó phòng Bích Đào?Ca Thơ cắn môi:– Cháu ... cũng không biết họ là ai nữa.Bác bảo vệ kêu lên:– Này ... cô tính trêu chọc ông già này hả. Hỏi phòng tổ chức mà không hiểu phải tìm ai ở đó, chả lẽ cô tìm vô để vẽ căn phòng?Ca Thơ chớp mắt:– Mong bác đừng giận, thật tình là cháu không biết mình phải gặp ai cả.Cháu được mời đến phỏng vấn. Giấy báo chỉ ghi “tới phòng tổ chức công ty”.Bác bảo vệ cười hệch miệng:– Ôi trời! Con bé này rõ là thật thà. Sao không nói ngay từ đầu. Phòng tổ chức nằm ngay tầng một thôi. Cô lên hết cầu thang, rẽ tay phải, thấy trước cửa phòng nào ghi chữ “phòng tổ chức” thì đúng là chỗ cô cần tìm. Cô dắt xe vào bãi gởi luôn đi.Ca Thơ cám ơn bác bảo vệ. Gửi xe xong, cô cố gắng bình tĩnh đi vô khu nhà lầu. Một người quen của Quang thấy Ca Thơ vẽ đẹp, nên chỉ cô đến đây. Theo lời anh ta, sáng nay công ty tổ chức phỏng vấn công nhân mới vào các vị trí:thư ký giám đốc, tạp dịch và chuyên viên vẽ thiết kế giày dép, quần áo. Quang đã nộp hồ sơ giùm Ca Thơ để Ca Thơ có giấy báo mời phỏng vấn sáng nay. Trước cửa phòng tổ chức kê một băng ghế dài. Đã có tới cả chục cô gái ngồi chờ đến lượt mình.Nhìn trang phục của họ, Ca Thơ thấy họ giống mấy người diễn tuồng hơn là những kẻ đang thất nghiệp, cần việc làm. Cô lặng lẽ ngồi vào mép ghế trống chờ được kêu tên.May mắn cho cô, chưa được năm phút, cô thư ký, đã đọc tên và hướng dẫn Thơ vào phòng phỏng vấn. Căn phòng rộng, bàn ghế làm việc bằng mi ca trắng.Sau chiếc bàn dài, người đàn bà trạc lục tuần ngồi giữa hai người đàn ông trung niên. Dáng vẻ người đàn bà nghiêm lạnh, ánh mắt rất sáng. Bà ta đặt câu hỏi, giọng thật trầm:– Lý do nào khiến cô muốn vô công ty?Ca Thơ thành thật:– Thưa bà, cháu đang rất cần việc làm, gia đình cháu rất khó khăn. Cháu đi làm để giúp ba cháu, thưa bà!– Cô đã tốt nghiệp trung học chưa?– Dạ! Cháu vừa nhận giấy báo trúng tuyển đại học.– Sao không cố thêm vài năm nữa?Cắn nhẹ môi, Ca Thơ rưng rưng:– Thưa bà! Được tiếp tục học đại học là ước vọng của cháu. Nhưng ba cháu vừa qua cuộc phẫu thuật. Ông chưa thể đi làm. Vì thế cháu phải thay cha cháu.Cháu chưa có bằng cấp gì ngoài bằng B Anh văn và vi tính. Cháu rất mong có việc làm. Xin bà hãy nhận cháu.Ánh mắt người đàn bà thoáng buồn. Bà thở dài:– Ai giới thiệu cô đến đây, và cô có biết công ty làm việc gì không?Ca Thơ từ tốn:– Một người anh của bạn cháu. Cháu không biết ảnh có làm việc tại đây không. Nhưng anh ấy giúp cháu nộp hồ sơ.Người đàn bà gật đầu:– Công ty đang tuyển hai thư ký hành chính, hai tạp vụ và chuyên viên thiết kế thời trang. Cô không có bằng cấp về nghiệp vụ thư ký, cũng không có chuyên môn thiết kế. Cô bằng lòng làm tạp dịch ư?– Dạ, cháu cần việc làm. Bà cứ để cháu làm việc gì cũng được ạ!– Cô ra ngoài chờ nhé! Chúng tôi cần hội ý ban giám đốc.Ca Thơ trở ra chiếc ghế, cô tiếp tục chờ.Người ta vẫn kiên nhẫn kêu tên từng cô gái. Họ không hề quen nhau. Nhưng, sau khi được phỏng vấn, họ hỏi thăm nhau rôm rả, bình luận về người phụ nữ ấy khá nhiều.Cuối cùng thì cô thư lý bước ra, Ca Thơ được đọc tên đầu tiên. Cô gái đưa cho Thơ tờ giấy, đóng dấu đỏ chót, kèm theo lời dặn chậm rãi:– Giấy quyết định nhận em vào công ty. Hôm nay thứ sáu, thứ hai tới em đi làm nhé? Nhớ là đến công ty trước 7 giờ 30, đừng đi trễ nhé. Giám đốc không cho phép công nhân vào cổng sau 7g30 đâu.Ca Thơ đón tờ giấy:– Em ... em được nhận thiệt hả chị?– Thiệt chứ! - Cô thư ký cười.Ca Thơ nghèn nghẹn:– Em mừng lắm. Em cám ơn chị! Nhất định em sẽ đi làm thật đúng giờ.Cô thư ký nhẹ giọng:– Chị cũng tin là em không phải người trễ nải.Ca Thơ nhìn các cô gái, suýt chút nữa Thơ đã định nói những lời vui vẻ với họ. Ca Thơ kịp nhận ra, họ đang tỏ thái độ ganh tị với cô. Chỉ là công việc tạp dịch thôi. Chắc chắn Thơ được giao cho việc làm không cần bằng cấp lẫn hình thức bề ngoài ấy. Vậy mà cũng bị ghen ghét ư?Ca Thơ cúi đầu, cô đi nhanh xuống cầu thang, lòng gợn lên chút tự ti, mặc cảm khi bắt gặp vài cô gái trẻ vận đồ lịch sự, đi ngang Ca Thơ.– Ôi trời! Cái cô này, đi đứng kiểu gì thế?Ca Thơ giật mình. Cô vừa húc vào ai đó. Ca Thơ không dám nhìn lên, cô nói nhỏ:– Xin lỗi! Tôi không cố ý.– Hừ! Con gái phải đi đứng nhẹ nhàng, chứ ai lại chẳng nhìn trước nhìn sau thế. Xém chút nữa cô xô tôi té lăn xuống cầu thang rồi. Còn lỗi phải gì.Giọng đàn ông đầy khó chịu. Ca Thơ nhăn mày, hình như giọng nói quen quen? Nghĩ là vậy, nhưng Thơ cũng không nhìn lên. Vì cô chạm mắt vào xấp giấy đang rơi xuống. Vội vã, Ca Thơ cúi lượm lại từng tờ, đưa trả cho người đàn ông.– Lộn xộn hết cả, tốn bao nhiêu công sức mới sắp xếp đúng trình tự vậy mà ... cô khiến tôi tức quá đi.Ca Thơ mím môi. Cô tức đầy bụng và quên mất mình đang ở đâu, cô cáu kỉnh:– Ông quá quắt vừa thôi. Nãy giờ tôi biết lỗi, đã xin lỗi ông. Thế mà ông luôn miệng mắng tôi. Chỉ xô nhằm ông chút xíu, chưa gây thương tích cho ông, bao nhiêu đó, ông cũng muốn bắt lỗi tôi nữa à. Đàn ông gì nhỏ mọn quá thế.– Hừ! Cô dám mắng tôi nữa hả?Giọng nói đầy cao ngạo khiến Ca Thơ ... ghét:– Tại sao tôi không dám chứ?Ca Thơ ngẩng phắt đầu lên. Ánh mắt cô tóe lửa. Hai cặp mắt nhìn nhau vừa kinh ngạc lẫn bối rối:– Là cô à? - Người đàn ông nhếch môi:– Ca Thơ phải không?– Là tôi thì sao? - Ca Thơ bĩu môi.– Sao đến tối mới có. Tôi bị mắc nợ cô nên mỗi lần gặp cô là bị bươu đầu sưng trán ... mỏi miệng nữa.Anh ta so vai cử chỉ đầy khiêu khích. Ca Thơ tức nổ ruột. Cô đã nhận ra hắn chính là người đụng vào cô hôm ở bệnh viện. Bây giờ, nhìn mặt hắn kìa, dương dương tự đắc, thấy ghét ghê nơi. Ôi trời, vậy mà hôm ấy sau khi hắn bỏ đi, Ca Thơ còn “mơ mộng” về hắn nữa chứ. Thơ muốn thua đủ thêm một trận nữa.Cũng may cô kịp nhớ ra cô đang đi xin việc. Cô không thể để người ta chứng kiến sự bướng bỉnh, hay cãi bướng của cô. Thơ cũng sáng suốt nghĩ được rằng:hắn ta chắc chắn làm việc tại đây. Và không chừng hắn còn làm sếp nữa. Khôn ngoan nhất là im lặng cho mát trời. Ca Thơ ném cho anh ta cái nhìn sắc hơn dao, cô khẽ lách qua người anh ta, tiếp tục đi xuống. Ca Thơ không hề biết hắn vẫn đứng một chỗ nhìn theo cô. Một lúc lâu sau hắn mới nhảy từng bước lên cầu thang. Bàn chân hắn như đang phát ra một bản nhạc ... không lời. Hắn đi thẳng vào phòng giám đốc.Chiếc Dylan dừng trước cửa ngôi nhà nhỏ thấp lè tè, như rất nhiều ngôi nhà kế bên nó. Diệu Linh nói với mẹ:– Con nghĩ cha con Ca Thơ chắc ngạc nhiên lắm mẹ nhỉ?Bà Hân mỉm cười:– Ừ, cũng khá lâu rồi chúng ta không gặp gia đình bác Tuấn Công. Chả biết Ca Thơ nó thế nào.Diệu Linh đưa tay gõ cửa. Một lát sau ông Tuấn Công chậm chạp đi ra. Bà Hân kêu lên:– Anh Công!Ông Công nhìn chằm chằm vào người phụ nữ sang trọng. Bà Hân rưng rưng:– Anh không nhận ra tôi hay sao. Tôi là vợ của Sáu Hoàng ...Ông Công quýnh quáng:– Chị Sáu Hoàng, hèn chi nãy giờ tôi cứ ngờ ngợ.Diệu Linh dắt xe theo chân mẹ vào chiếc sân bé tí tẹo. Dựng xe xong, Diệu Linh lễ phép:– Bác Hai không nhớ con đâu. Nhưng con lúc nào cũng nhớ Ca Thơ, nhớ bác và Ca Thi.Ông Công mỉm cười:– Bất ngờ quá, bác nhất thời quên thôi. Bây giờ bác biết cháu là con bé Diệu Linh, ngày bé sợ nhất con ... ễnh ương, đúng không hả?Diệu Linh đỏ mặt:– Lâu không gặp, tật xấu của con bác cũng không quên giùm con.Bà Hân chạnh lòng trước căn nhà thấp bé, nóng hầm hập của ông Tuấn Công. Bà hỏi:– Mấy đứa nhỏ đi đâu mà nhà cửa vắng hoe vậy anh?Ông Công thở dài:– Con út đi học thêm, Ca Thơ nó đi làm rồi chị.Bà Hân chưa kịp lên tiếng, Diệu Linh đã nói:– Ca Thơ đi làm! Nó vừa học xong lớp 12, bác Hai cho nó đi làm, trình độ không có, nó làm công nhân hả bác?Ông Công cay đắng:– Nghe nó nói làm ở công ty giày hay thời trang gì đó. Chị Sáu uống đỡ nước lọc nghen.Bà Hân từ tốn:– Tôi đâu phải là khách, anh Hai để mẹ con tôi tự nhiên. Anh bệnh phải không. Hỗm rài tôi nghe người ta kể. Nhân tiện hôm nay vào Sài Gòn đóng học phí cho Diệu Linh, tôi nhất định ghé thăm anh.Ông Tuấn Công chép miệng:– Tôi vừa phẫu thuật dạ dày, cắt hết cái dạ dày bỏ đi. Hai đứa nhỏ ngỡ tôi chết, khóc như mưa, bác sĩ động lòng đã ráng cứu tôi. Còn mẹ tụi nó, chắc chị Sáu có nghe?Bà Hân trầm tĩnh:– Tôi có người cháu bỏ mối hàng trong này, tôi nhờ nó hỏi thăm tin tức gia đình anh. Chuyện chị Hai, anh không nên nghĩ nhiều nữa. Tôi chả dám ý kiến vì chúng ta xa nhau cả chục năm rồi. Cuộc sống vất vả, kéo theo sự suy nghĩ của con người cũng hẹp hòi, mất nhân tính theo. Dù sao anh vẫn còn hai đứa con gái. Thời nay, con gái luôn trả hiếu được cho cha mẹ. Ca Thơ đi làm chắc cực khổ lắm, nhưng con bé coi vậy là biết suy nghĩ đó anh. Nó làm xa hay gần hả anh?Ông Tuấn Công buồn buồn:– Thương cha thật, nhưng con gái luôn có những điều rêng tư, mà sự chia sẻ cần nhất từ người mẹ. Ca Thơ không cho tôi biết việc nó đi làm, đến khi người ta báo tin nó được tuyển dụng, nó mới chịu nói. Công ty nằm tuốt ngoài khu công nghiệp Bắc Sơn. Buổi sáng con bé đi làm bằng xe đưa rước công nhân, 5h chiều xe đưa về.Bà Hân cau mày:– Cực lắm đó anh. Bọn chủ nước ngoài bóc lột sức công nhân ghê lắm. Sắp tới gia đình tôi vô Sài Gòn, tôi dự định mở một công ty thời trang. Hồi nhỏ, Ca Thơ vẽ đẹp, cắt may giỏi, lâu không gặp, chả biết con bé còn ấn tượng với nghề không. Tôi định đưa Ca Thơ về nhà tôi.Ông Công chậm rãi:– Chuyện này tôi không cản được Ca Thơ. Nó lớn rồi, gia đình gặp khó khăn, nó tự vào đời bươn chải. Tôi bất lực không lo được cho con đến nơi đến chốn.Biết con đậu đại học, cũng nghiến răng nuốt vào lòng nỗi đau, nỗi tủi thay con.Thôi thì tự nó suy nghĩ chị ạ, miễn không làm chuyện bậy bạ được rồi.Diệu Linh tròn mắt:– Ca Thơ thi trường nào vậy bác Hai?– Nó thi kinh tế, đậu thủ khoa ngành quản trị kinh đoanh lận. Nó lén bác Hai, thi thêm cao đẳng mỹ thuật ngành thiết kế hay trang trí gì đó. Nó đậu và giấu biệt, sợ bác buồn. Nhưng thằng bạn của nó kể bác nghe tất cả. Còn cháu, cháu học trường gì?Diệu Linh nhoẻn cười:– Dạ! Mẹ bắt cháu học y khoa. Nhưng cháu sợ thuốc chết khiếp. Nghe lời ba cháu thi kinh tế, cháu đủ điểm đậu, chứ không được xuất sắc như nhỏ Ca Thơ.Diệu Linh quay sang bà Hân:– Mẹ! Hay là mẹ tài trợ cho Ca Thơ để nhỏ Thơ được học tiếp nhé!Bà Hân trầm tĩnh:– Chuyện này không thể nói ngay được, mẹ đủ sức nuôi chị em Ca Thơ ăn học. Vấn đề là Ca Thơ chịu hay không kìa, và bác Hai nữa. Cuộc sống không phải muốn giúp ai là giúp. Lớn rồi, con nên tập nhìn xa hơn từng vấn đề. Ca Thơ tự ái ngất trời, hồi bé nó còn chưa chịu nhận không của con bất cứ điều gì.Bây giờ phải tế nhị, tìm hiểu con ạ!Diệu Linh nôn nóng:– Như thế thì muộn à.Ông Công ngơ ngác:– Muộn cái gì hả cháu?– Dạ, còn hai tuần nữa là khai giảng. Ý cháu muốn mẹ và bác nên khuyên Ca Thơ.Bà Hân dịu giọng:– Được rồi, chờ Ca Thơ về rồi tính.Vừa lúc, Ca Thi đẩy xe đạp vào nhà. Cô bé cúi đầu chào khách, lòng không khỏi thắc mắc về hai người khách giàu có, sang trọng.Diệu Linh kêu lên:– Em là Ca Thi hả?Ca Thi cắn nhẹ môi:– Chị là ai? Sao biết em?Ông Công chưa kịp giải thích, Diệu Linh đã liếng thoắng:– Ngày em vào đây em mới 7 tuổi. Em không nhớ chị đâu. Chị tên Diệu Linh. chúng ta từng là hàng xóm ở ngoài Nha Trang. Bây giờ em lớn và xinh thế này không nhớ chị cũng phải.Ca Thi chớp mắt:– Chị nhắc là em nhớ liền à! Vì chị Hai em kể hoài về chị cho anh Quang nghe.Diệu Linh tò mò:– Anh Quang là ai thế?Chỉ tay sang căn nhà lớn và đẹp nhất dãy phố, Ca Thi cười:– Hàng xóm nhà em.– Anh ta thế nào nhỉ?Ca Thi cười cười:– Chị hỏi thế, làm sao em biết cách trả lời chứ. Hình thức thì khá đẹp trai, học trên chị Thơ hai lớp, con trai nhà giàu, nhưng tính tình ảnh rất đơn giản, hòa đồng. Anh ấy thương tụi em lắm.Bà Hân nhìn Diệu Linh, bà hạ giọng:– Anh thấy đó, Diệu Linh của tôi bắt đầu quyến luyến con gái anh. Tôi dư tiền bạc, nhưng chỉ duy nhất một mình Diệu Linh, nên con bé buồn, nó thích đi học, thích ở ngoài hơn là về nhà. Tôi muốn anh cho Ca Thơ lên Sài Gòn. Tôi hứa bảo bọc con bé đến ngày nó thành tài.Ngưng một lúc, vẻ đắn đo, bà tiếp tục nói:– Tôi hiểu, Ca Thơ giờ đây là trụ cột trong nhà. Con bé học giỏi, tôi không đành tâm nhìn nó thua bạn bè. Kinh tế gia đình anh, tôi sẽ lo luôn. Nếu anh ngại, tôi chuyển tài khoản vào ngân hảng, để anh có tiền chi tiêu hàng tháng mà không cần đến tôi.– Được không anh?Ông Công nghẹn đắng:– Nghe chị nói, tôi mừng cho con tôi có phước nên cho chúng tôi được gặp lại chị. Tôi muốn con tôi được học hành đàng hoàng. Nhưng Ca Thơ khái tính lắm, tôi e cháu nó không chịu.Bà Hân chợt hỏi một cậu:– Ông bà nội Ca Thơ, tôi nghe đồn bây giờ họ giàu lắm phải không anh? Tại sao không ai giúp gì anh vậy? Chả lẽ ông bà vẫn còn ghim gúc trong lòng sự việc ngày xưa anh cãi lời ông bà, tự ý cưới vợ. Chuyện xảy ra hai chục năm rồi, sao ông bà còn giữ hoài ấn tượng xấu về mẹ của Ca Thơ vậy. Ông Công khắc khoải:– Tại tôi cả chị ạ! Mấy năm sau này tôi nhận thầu công trình, tuy chưa giàu được như người ta, vẫn dư dả chén ăn , chén để. Tự nhiên cách đây 6 năm, cái xui đeo tôi suốt, công trình nào cũng bị sự cố, bị thua lỗ. Tôi vừa buồn vừa lo nên sinh tật cờ bạc. Đêm nào tôi cũng ôm tiền ngồi vào sòng. Tôi đặt từng “chến” lớn, thắng ít thua nhiều. Mẹ Ca Thơ khóc suốt, lạy van năn nỉ tôi đừng đánh bạc nữa. Nhưng con người tôi khi đó cứ như bị một thứ mê dược bủa vây vô hình. Thắng chút đỉnh, tôi về nhà còn cười nói, thua thì về đánh vợ đánh con.Mẹ Ca Thơ oán hận tôi, nên đã bỏ tôi ra đi sau đêm tôi thua hơn bốn trăm triệu đồng và đêm đó về nhà, tôi đánh bà ấy một trận thừa sống thiếu chết. Vì lý do ấy, gia đình tôi từ bỏ tôi luôn. Căn nhà kế bên chính là nhà tôi hồi tôi đang ăn nên làm ra. Bây giờ phải nhìn con cái cực khổ, đói khát trong căn nhà tồi tàn này, tôi càng thấy tôi đáng trách hơn.Bà Hân an ủi ông:– Chuyện không muốn cũng xảy ra rồi. Tôi hiều tâm trạng anh hiện tại. Tôi sẽ thuyết phục thử Ca Thơ xem sao.Trong khi ấy Ca Thi đã kéo Diệu Linh vào căn phòng nhỏ xíu của hai chị em ở phía sau. Diệu Linh nhăn nhó:– Nóng thế này mà em và chị Hai cũng ngủ được hả?Ca Thi cười:– Chị Hai và em buổi trưa thường ở ngoài, em đi học chiều. Chị Ca Thơ đi làm thêm. Thi thoảng tụi em mới ở nhà. Nóng phát điên ấy chứ, nhưng tụi em lăn vô gầm giường nằm, riết rồi quen chị ạ.Diệu Linh tròn mắt:– Thi nói thiệt hả?– Thiệt trăm phần trăm. Chị nhìn coi, giường cao mà chị. Chịu khó lau nhà sạch nằm dưới ấy mát lắm. Vậy là ngủ quên luôn. Ủa, mà chị ơi! Rồi chỉ vô đây làm gì vậy?Diệu Linh chậm rãi:– Chị đi chơi, kết hợp vào đây tìm thăm gia đình em.Ca Thi hỏi tới:– Chị nói cả l0 năm, chị chưa gặp lại gia đình em. Thế chị có địa chỉ nhà em từ đâu vậy chị?– Con nhỏ này khôn ngoan y hệt Ca Thơ hồi còn nhỏ. Xém chút nữa Linh đã vọt miệng nói rõ tất cả. May sao, cô kịp dừng lại. Cô hỏi Ca Thi:– Chị Hai có bạn trai chưa Thi?Ca Thi lắc đầu:– Em nghĩ là chưa chị ạ. Ngoài giờ học, buổi chiều chị gói bánh bột lọc, bánh nậm ra chợ bán. Thời gian đâu mà đi chơi hả chị.– Anh chàng hàng xóm thì sao?– Chị này, hỏi mới rồi giờ hỏi nữa. Chị Hai và anh Quang vô tư lắm. Nhà ảnh giàu nứt vách nhưng ba mẹ ảnh quí tụi em, nhất là từ khi mẹ em đi, mẹ anh Quang thi thoảng lại mua quần áo, giày dép cho tụi em.Diệu Linh chợt kêu lên:– Thôi chết, nãy giờ lo nói chuyện, chị quên mất soạn đồ ăn ra.Vừa lúc đó bà Hân cũng cất tiếng gọi Linh. Hai cô gái vội chạy ra phòng khách, Ông Công bảo Ca Thi:– Con coi dì Hân và chị Linh ăn gì, con ra chợ mua thêm nhé! Trưa quá rồi đấy.Bà Hân cười cười:– Không cần mua đâu cháu. Dì mua đầy nhóc đồ ăn nè. Hai đứa soạn ra và hâm nóng lên ăn được rồi.Ca Thi nhìn ông Công:– Con pha sữa ba uống đỡ nhé! Nãy giờ con quên chưa nấu súp cho ba.Không để cha từ chối, Ca Thi vội vã vào bếp nấu nướng.