Đàng gái tổ chức đám hỏi thật linh đình. Họ mướn trọn tầng nhất của nhà hàng Royal, có sẵn sân khấu với hệ thống Karaoké tối tân. Cỗ bàn chọn toàn món đắt tiền, 30 cỗ tính sơ cũng mấy ngàn bạc. Bà con, bạn bè ở xa đã tụ về từ hai hôm trước, phải chia ra ngủ đêm tại khách sạn. Căn nhà bốn phòng của ông bà Khải trở nên quá chật vì số khách đông vầy.

Mặt mày ai cũng hớn hở. Các bà lăng xăng vào bếp, mấy cậu thanh niên hăm hở trang hoàng cổng vào và phòng khách. Ông Khải cùng người bạn lối xóm bận bịu với cái bàn thờ cả tuần nay vì muốn trang trí theo lối xưa, lại chưng hai dĩa quả tử xếp thành hình con loan con phượng. Ông muốn biểu lộ nề nếp gia phong để ngầm nói lên giá trị của con gái mình: một thiếu nữ hoàn toàn Á Đông, chưa nhiễm văn minh Mỹ.

Bảng chữ "Lễ Đính Hôn" kết bằng hoa vạn thọ đã dựng ngay cổng vào từ hôm quạ Bà Khải phải chạy tới chạy lui hối thúc tiệm may lo ba bộ áo của cô dâu cho sớm để còn có thì giờ may thêm cho bà cái áo dài nhung màu xanh dương sậm mặc đi nhà hàng. Nhìn vẻ rộn ràng và trang trọng của đàng gái, ai cũng tưởng đây là một đám cưới.

Bà Khải phân trần với Hoa, người em bạn dì:

— Đàng trai tuy không giàu có gì nhưng thằng rể tôi là tiến sĩ, làm việc cho chính phủ, địa vị cao. Mình phải tổ chức cho ra vẻ kẻo bà con họ hàng đôi bên chê bai.

Hoa cũng phụ họa theo:

— Cháu Xinh nhà mình có phước. Mới qua Mỹ ba năm nay mà gặp duyên nợ tốt đẹp như vậy. Nó cũng hai mươi mấy tuổi rồi, lập gia đình là vừa.

Hoa lấy làm lạ, chẳng hiểu sao chàng tiến sĩ này lại chọn Xinh. Cô bé không có gì đặc biệt: sắc vóc trung bình, chẳng giàu có lắm, chữ nghĩa không bao nhiêu.

Bà Khải tự động khai ra điều mà bà muốn dấu:

— Chồng con Xinh lớn hơn nó một con giáp! lấy chồng lớn tuổi được cưng, phải không dì?

Hoa tính nhẫm:

— Vậy chú rể cũng gần 40 rồi! Chị đã điều tra kỹ coi cậu ấy có vợ con gì chưa?

Vô tình, Hoa nói trúng nỗi hoài nghi của người chị họ. Bà Khải đưa tay vuốt mái tóc muối tiêu của mình, bà im lặng hồi lâu mới trả lời:

— Thì ông Tú làm mai, biết rõ gia đình đàng trai hồi còn ở Việt Nam, nói chỗ này đàng hoàng, cam đoan thằng Tường chưa có vợ con gì cả.

— Cậu ấy qua Mỹ lâu rồi. Trong thời gian 20 năm dài đăng đẳng, làm sao ông Tú biết được mọi sự? Ba má cậu ấy cũng mới sang, nào rõ mô tê gì! Chị phải điều tra lại chắc chắn, đừng cho cưới vội.

Bà Khải gật đầu:

— Để tôi bàn lại với ổng. Họ đòi 6 tháng sau cưới, như vậy gấp rút quá, phải không?

*

Đám hỏi tiến hành thật tốt đẹp. Bạn bè khen cỗ bàn linh đình. Hai ông sui tâm đắc ở chỗ nề nếp phong tục của người Việt họ đều đủ lễ. Hai bà sui vui vẻ chỉ nhau cách têm trầu cánh phượng, cách bỗ cau cho vừa miếng trầu cay...

Xinh thẹn thùng trong chiếc áo xường sám màu đỏ thắm khi chú rể nắm tay dẫn nàng đi ra mắt bạn bè. Mỗi người đùa một câu làm cô nóng bừng đôi má. Họ khen cô dâu chú rể đẹp đôi làm Xinh hài lòng. Thỉnh thoảng nàng kín đáo nhìn người chồng tương lai của mình. Bữa nay chú rể trông sang trọng và trẻ trung trong bộ côm-lê màu xám nhạt với chiếc cà-vạt gấm đỏ mà Xinh đã cố công tìm cho hợp với màu áo của nàng.

Bạn của chàng toàn dân trí thức. Trông họ thanh lịch, tuy nói đùa vui vẻ mà không chút gì cợt nhả, lố lăng. Trước họ, Xinh cảm thấy tự ti vì vốn liếng học thức của mình quá thấp thỏi so với Tường.

ƠŒ Việt Nam, Xinh xong Trung học thì nghỉ ở nhà lo việc buôn bán phụ mẹ. Hơn nữa, cái gốc sĩ quan cũ của ba nàng sẽ không cho phép nàng trúng tuyển vào Đại học; mà dù có tốt nghiệp Đại học đi chăng nữa, đồng lương nhà nước cũng chẳng thấm vào đâu.

Năm năm ngồi ngoài chợ đong gạo, bán thóc, Xinh quên dần chữ nghĩa, văn thợ Đầu óc nàng đặc sệt những con số, những con nợ và chỉ biết lo tính lỗ tính lời. Khi sang Mỹ, cái vốn Anh văn chỉ có thể giúp nàng đọc đúng các mẫu tự ABC. Rồi một năm trời học ESL và 6 tháng học nghề làm móng taỵ Cũng may, có cái nghề trong tay, Xinh kiếm ra tiền khá dễ dàng. Nàng mượn vốn người bà con, mở tiệm làm móng tay ở khu thương mại của vùng New Orleans, cách nhà không xa mấy. Tiệm mới mở đã đông khách nên mẹ và em gái nàng cũng vào nghề này. Gia đình càng ngày càng khá. Sau một năm cần cù làm việc, họ mua căn nhà bốn phòng rất khang trang. Cậu em út vào Đại học được tặng chiếc xe hơi. Ba nàng có thừa thì giờ để chăm sóc vườn rau, cây kiểng của ông. Kể ra gia đình nàng gặp nhiều may mắn, thuận lợi nên thành công nhanh chóng hơn bao nhiêu gia đình khác. Bởi vậy, đám hỏi này, ba mẹ nàng quyết định là lớn như vầy cho xứng với tầm vóc của đàng trai: Tường là tiến sĩ, cậu em kế là kỹ sư và cô em út là nha sĩ. Bố mẹ chồng của nàng cũng thuộc vào hàng trí thức ở Việt Nam.

Gia đình Xinh vốn trọng nề nếp xưa nên vấn đề giao thiệp với bạn trai rất nghiêm; mà thật ra từ ngày sang Mỹ đến nay, nàng cũng không có người bạn trai nào. Trước đám hỏi, Xinh không được phép đi chơi riêng với Tường. Hai người chỉ gặp gỡ, chuyện trò tại nhà. Đôi khi, họ cũng có những đêm cùng ngắm trăng ở sân sau và Tường đã nắm lấy tay nàng, rất âu yếm. Tình cảm trong lòng Xinh ngày càng nẩy nở. Xinh vừa yêu tính điềm đạm và cách cư xử tế nhị của chàng lại vừa phục sự hiểu biết rộng rãi mà không hề khoe khoang.

Sau đám hỏi, Tường thường xin phép chở Xinh đi chơi vào ngày chủ nhật. Họ có dịp cùng nhau đi dạo trên bờ sông Mississipi, đi bộ trên vỉa hè của khu French Quarter mà kiến trúc và sự cổ kính của nó gợi lên hình ảnh của Saigon năm xưa và họ có chung hứng thú để nói về những kỷ niệm ấu thời của họ trên quê hương giờ đã cách xa vời vợi...

Một buổi chiều, sau khi ra khỏi tiệm ăn nổi tiếng ở khu Harvey, Tường lái xe đưa Xinh đến "cái nhà xoay". Đây là một quán rượu giải khát loại sang. Tầng trên của ngôi nhà vuông vức, nằm trên một cái trục to, xoay chậm theo chiều kim đồng hồ. Bốn bề đều là kiếng. Từ bên trong, du khách nhìn ra ngoài có thể thấy cả cảnh trí to rộng chung quanh: cảnh rực rỡ về đêm với đèn muôn màu và trăng sao lấp lánh.

Lần đầu tiên Xinh đến đây. Nàng ngạc nhiên quá đỗi khi thấy cảnh bên ngoài, mỗi lần nhìn ra thấy mỗi khác. Mới là nhà cửa đường phố đó mà giờ đây, cũng tại chỗ này, nhìn ra, lại là dòng sông lấp lánh ánh đèn...

Xinh ngây thơ hỏi:

— Anh à, em mới nhấp một chút rượu ngọt mà chẳng lẽ em say? Hồi mới vào, em đâu thấy con sông, sao bây giờ cảnh đổi khác vậy?

Tường cười:

— Em nhắm mắt lại đi, chút nữa sẽ thấy con sông biến mất.

Xinh ngạc nhiên:

— Thật vậy sao? Để em thử xem!

Và khi nàng nhắm mắt lại, Tường vội vàng đặt lên môi nàng một nụ hôn. Xinh run rẩy trong cảm xúc, say ngộp với men tình. Nàng thầm nghĩ: "thật hạnh phúc thay khi người mình yêu cũng là người chồng tương lai của mình!"

Hai người về đến nhà quá nửa đêm. Xinh ngại ngùng mở cửa thật êm và bước nhẹ vào phòng riêng, cố không cho ai haỵ Nhưng khi nàng vừa bật đèn lên, đã thấy mẹ nàng ngồi ở đầu giường tự bao giờ. Xinh chưa nói gì thì mẹ nàng mở đầu ngay:

— Xinh, mẹ có chuyện quan trọng cần nói với con!

Xinh biết bà nóng lòng muốn nói, nàng lặng lẽ ngồi xuống cạnh bà.

— Mẹ nói trước là mẹ không rầy trách con điều gì. Con vốn là người nết nạ Nhưng...

Bà ngập ngừng, Xinh lặng im, kiên nhẫn chờ, lòng hồi hộp lo âu.

Lúc sau, bà tiếp:

— Nhưng mẹ nhắc con nên khéo giữ gìn. Chưa đám cưới, cuộc hôn nhân chưa bảo đảm. Có rất nhiều trường hợp hồi hôn đã xảy ra sau đám hỏi. Dù lỗi về ai đi nữa, đàng gái cũng thiệt thòi.

Xinh e dè hỏi:

— Sao mẹ nói vậy? Cuộc hôn nhân này, con thấy có gì trở ngại đâu? Đôi bên cha mẹ đều đẹp lòng và chúng con, qua sự tìm hiểu, ngày càng mến nhau hơn.

— Con biết không, từ sau ngày đám hỏi tới nay mẹ nghe nhiều dư luận không tốt, nhiều điều đáng lưu tâm.

Xinh có cảm tưởng trái tim mình thót lại, se thắt:

— Mẹ nghe gì, ai nói?

Bà Khải hơi bối rối:

— Thì bà con cô bác gần xạ Họ thắc mắc sao thằng Tường gần 40 tuổi mới cưới vợ. Nó đâu phải xấu xí, ngu dốt gì mà bị ế! Chắc ít nhất nó cũng qua một đời vợ hoặc là có cặp xách với ai rồi. Coi chừng nó có con rơi! Mẹ không muốn con gái của mẹ làm kẻ đến sau, rồi lại phải nuôi con chồng, mang tiếng mẹ ghẻ, rắc rối lắm!

Xinh nghe mẹ nói, máu ghen nổi dậy bừng bừng: "Nếu mà ảnh có ai trước, chắc mình khổ lắm! ƠŒ xứ này văn minh, trai gái giao thiệp tự do, sao tránh khỏi mấy vụ đó!"

— Bây giờ con phải làm gì?

Bà Khải đã nghĩ trước "kế hoạch điều tra", bà trả lời ngay:

— Bình tĩnh! Phải bình tĩnh mới có thể để ý quan sát. Trong hai tháng nay, con với nó đi chơi, có khi nào nó dẫn con đến nhà bạn bè không?

— Dạ không! Con nghĩ cần có những ngày đi chơi riêng rẽ mới có dịp hiểu nhau hơn.

— Con phải đòi nó dẫn đến nhà bạn bè thường xuyên. Đó là nơi để mình nghe ngóng, dò hỏi. Có khi vui miệng, không hỏi họ cũng khai. Rồi con phải về nhà nó chơi, tìm cách xem các thư từ, hình ảnh cũ. Nếu có gì chắc cũng lưu lại dấu tích...

Xinh "dạ" rồi uể oải đứng lên. Bà Khải thấy nói bấy nhiêu cũng đủ, bà trở về phòng.

Đêm ấy, Xinh trằn trọc mãi không ngủ được. Nàng ngẫm nghĩ: "Anh Tường có đủ điều kiện để các cô chạy theo. Anh ấy không nhát gái, bè bạn đông thì sao tránh khỏi những tình cảm vướng vít?" Xinh quyết định phải tìm hiểu cho ra lẽ.

*

Bạn bè đã cho Tường một ngày đầy thú vị. Tuần lễ trước, vợ chồng Lâm điện thoại mời Tường và Xinh cùng đến dự buổi họp mặt trên biển. Họ có chiếc thuyền câu, tuy cũ nhưng đầy đủ tiện nghị Sống ven bờ biển vùng Gulfport, cạnh những ngư dân, vợ chồng Lâm cũng thích lái tàu ra biển vào ngày cuối tuần, vui hưởng cảnh trời nước bao la, tạm quên công việc ở sở làm. Vợ chồng con cái cùng thả lưới, buông câu để có tôm tươi, cá biển ăn trọn tuần và Lâm rất thích trổ tài làm món nhậu khi có bạn bè tham gia.

Tường khó khăn lắm mới được phép ông bà Khải cho chở Xinh đi chơi trọn ngày trên biển. Tường đón Xinh từ sáng sớm. Phải mất gần hai giờ lái xe mới đến nơi hẹn, tại cầu tàu. Bạn bè đông vầy: gia đình Minh, Vĩnh lại thêm mấy người bạn trẻ độc thân vui tính: Liễu, Hòa, Tân.

Cuối hạ, cái nóng đã dịu bớt. Trời xanh trong vắt, biển êm. Cả nhóm được một ngày vui khó quên. Họ đùa giỡn thoải mái trong cảnh trời nước mênh mông. Bữa đó, không ai nhớ đến tuổi tác, địa vị, hoàn cảnh của mình. Tất cả đều là trẻ con, bình đẳng, vui vẻ, hồn nhiên.

Không ai nói lên một câu triết lý cao siêu nào nhưng họ đều cảm nhận được rằng những tháng ngày qua, tâm hồn họ đã chất chứa quá nhiều nên nó trở nên già nua, mệt mỏi. Bữa nay quên được mọi điều, cái tâm ấy nhẹ nhàng, thơ thới làm sao!

Ngày vui chẳng mấy chốc cũng tàn theo những tia nắng yếu ớt của hoàng hôn. Họ quay tàu về đến bến cũng đã hơn 8 giờ tối. Trước khi chia tay, vợ Lâm còn chu đáo chia cho mỗi người một phần hải sản.

Tường vừa đi ra bãi đậu xe vừa săm soi "chiến lợi phẩm" của mình, chàng vui vẻ nói với Xinh:

— Em à, tối nay em về nhà anh, chúng mình nấu cháo sò cho ba má ăn. Ổng bả thích món này lắm!

Tự nhiên Xinh thấy bực. Nàng nghĩ: "Cả ngày nay coi như mình chịu đựng chứ có vui vẻ gì! Tường và các bạn cười nói bông đùa, hầu như không ai để ý tới Xinh. Chắc họ chê mình dốt nát, quê mùa nên chẳng đùa với mình một câu ngoài những lời xã giao thông thường. Cô Liễu sao mà tự nhiên như Mỹ, cười nói bô bô; vậy mà Tường cũng vỗ vai, thân mật ra phết! Còn mấy đứa con gái chủ tàu, cô nào cũng mười mấy rồi, lớn xộn, vâÿ mà cứ bá cổ, ôm vai Tường, coi phát ghét!"

Xinh quan niệm người chồng là một sở hữu riêng tư, nay thấy Tường bung ra khỏi tháp ngà của hai người, Xinh chịu không nổi. Rồi bây giờ Tường còn bắt nàng về nhà phục vụ buổi cháo khuya cho gia đình chồng! Sao không về nấu ở nhà nàng mà lại về bên ấy? So sánh, nàng cảm thấy thiệt thòi.

Tường cho xe chạy từ từ. Thấy Xinh lặng thinh, chàng liếc nhìn nàng, ân cần hỏi:

— Em sao vậy?

— Em mệt.

Tường cảm thấy áy náy, tự trách mình vô tâm, không chú ý đến sức khỏe của Xinh, dù sao nàng cũng mới đi tàu lần đầu tiên.

Tường nắm tay Xinh bóp nhẹ:

— Vậy thôi, để anh chở em về. Đường xa, em rán ngủ cho khỏe, em nhá!

Xinh rút tay ra, không nói gì cả. Tánh Tường vốn không gút mắc, nghe Xinh than mệt thì đơn giản nghĩ rằng nàng mệt nên giữ im lặng cho Xinh nghỉ ngơi.

Xe chạy một quãng đường khá xa, không ai nói với ai lời nào. Sự lặng thinh của Tường làm Xinh giận sôi gan. Xinh chẳng hiểu tại sao Tường lại chọn mình làm vợ. Tường có bạn bè đông, sao không chọn trong đám bạn mà lại cưới mình, cô gái dốt nát, quê hèn! Rồi nhớ lời mẹ nàng nói đêm nào, sự nghi ngờ càng tăng dữ dội... "Có lẽ bạn bè ai cũng biết dĩ vãng của ảnh nên không ai thèm ưng, chỉ có mình chẳng biết gì mới chịu ảnh thôi!"

Sự tức giận và nghi ngờ càng lúc càng làm Xinh thêm khổ sở. Nàng không thể tiếp tục im lặng:

— Anh à!

Tường âu yếm:

— Gì đó em? Em thấy khoẻ chưa?

— Cũng đỡ! Em muốn hỏi anh cái này!

— Em cứ nói đi!

Xinh hỏi ngập ngừng:

— Trước em, anh đã yêu ai chưa?

Tường bật cười khanh khách, tiếng cười làm Xinh khó chịu.

— Nếu anh nói "đã" thì sao? Còn như nói "chưa", em có tin anh không?

Xinh bối rối nhưng không chịu bỏ qua:

— Em chỉ tò mò muốn biết em là người thứ mấy của anh!

Bây giờ Tường mới lờ mờ nhận ra có cái gì bất ổn qua thái độ, lời nói của Xinh. Tường cất giọng hòa dịu:

— Em à, quá khứ là cái gì đã qua, mình không nên bận tâm. Còn trong hiện tại, anh đang yêu em và sắp cưới em làm vợ, đó mới là việc quan trọng.

— Sao anh lại chọn em?

Tường cười:

— Em có nhớ em hỏi câu ấy lần thứ mấy rồi không?

Xinh lặng thinh. Nàng vốn có mặc cảm thua sút nên lúc nào nàng cũng muốn Tường lập lại câu trả lời: "Anh thấy ở em là người con gái hiền thục, dịu dàng, nết na, là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam, của người vợ hiền."

Xe chạy qua khúc đường xấu. Tường giảm tốc độ. Chàng liếc nhìn Xinh, thấy nàng có vẻ đăm chiêu. Tường hỏi dò:

— Bữa nay em đi chơi vui không?

— Cũng được!

Tường biết, khi nàng đáp "cũng được" là nàng không hài lòng mấy. Tường ngạc nhiên, chẳng hiểu tại sao Xinh không vui vì đối với Tường, hôm nay ai cũng có một ngày tuyệt vời.

Xinh tiếp:

— Em thích đi chơi riêng với mình anh thôi!

— À ra thế! Nhưng theo anh, cuộc sống chẳng phải chỉ gò bó trong một phạm vi nhỏ hẹp nào. Chúng ta cần có bạn bè, cần phải hòa mình với mọi người thì hạnh phúc mới đầy đủ hơn. Anh không quan niệm chúng ta tự thu mình trong tháp ngà, trong lồng son; lâu ngày sẽ sinh ra nhàm chán.

Xinh vốn không phải là người từng trải, cũng không có đời sống nội tâm sâu sắc nên hiểu sai lời nói của Tường, lại cho Tường là người ham vui chơi, bè bạn. Nàng về nhà kể lại cho mẹ nghe, bà còn nói châm vào:

— Như vậy chưa chắc nó là người chồng tốt! Nó sẽ bắt con hầu gia đình nó và hầu luôn bè bạn mỗi khi cần nhậu nhẹt, chén chú chén anh. Con cần phải tìm hiểu thêm. Họ định ăn hỏi xong, sáu tháng sau thì cưới, mẹ thấy phải hoãn lại. Chúng ta cần tìm hiểu thêm về đời tư của nó!

Xinh đồng ý. Chẳng phải nàng không yêu Tường nhưng nàng vốn giàu tự ái. Nếu Tường khăng khăng giữ quan niệm rộng rãi của chàng thì nàng không vội kết hôn. Nàng còn trẻ, không sợ gì. Nếu Tường chịu thay đổi, nàng sẽ thắng thế.

*

Đàng trai ngạc nhiên lắm khi đàng gái yêu cầu hoãn ngày cưới, mà không nói rõ sẽ hoãn trong bao lâu.

Bà Lạc—má Tường—cằn nhằn:

— Con trai mình lớn tuổi, cần có vợ sớm, vậy mà họ đình hoãn ngày cưới là sao? Có gì trục trặc không?

Ông Lạc bình tĩnh hơn:

— Để tôi liên lạc với ông mai xem sao! Có gì bất bình không tiện nói với mình, họ sẽ nói với ông mai.

Tường thản nhiên. Chàng trấn an ba mẹ:

— Con thấy như vậy cũng tốt! Con cần thời gian để...

Biết mình lỡ lời, Tường làm thinh.

Bà Lạc sốt ruột, hỏi dò:

— Sao? Con nói sao?

Tường nói trớ:

— Con cũng cần thời gian lo tiền bạc cho đầy đủ.

Bà mẹ cảm thấy bực bội:

— Vấn đề đó, ba má đã nói với con rồi. Sang đây, ba má không có tiền nhưng Minh, em gái con khá giả, vợ chồng nó sẵn sàng ứng trước cho con mượn, bao nhiêu cũng có mà!

Rồi bà nhỏ giọng:

— Ba má già rồi, chỉ mong con yên bề gia thất thì ba má được an tâm không còn gì phải lo nữa.

Tường im lặng. Chàng không muốn cãi lại sợ mẹ buồn. ƠŒ nhà, ai cũng phản đối quan niệm sống độc thân của chàng, cứ đốc thúc, mai mối rồi dùng tình cảm làm áp lực, đẩy chàng vào cái thế "chẳng đặng đừng". Cái khuôn mẫu xã hội đã định sẵn thế nào, cha mẹ chàng cũng y theo đó mà ép nài con. Họ cho rằng trai không vợ thì lông bông, gái không chồng là gái ế cho nên tìm cách gán ghép, cặp đôi... Cái lưới đó không chừa bỏ một ai, muốn thoát ra không phải dễ.

Nhiều khi suy nghĩ, Tường thấy chuyện đời mâu thuẫn làm sao! ƠŒ trong vòng ràng buộc của vợ con, người ta than khổ, than đủ chuyện lo; vậy mà người đi trước cứ níu kéo kẻ đi sau chịu chung số phận của mình! Bởi vậy, Tường phục mấy ông thầy tu, những người ấy phải có ý chí mạnh mới thoát khỏi phàm tình, để sống với chí nguyện cao cả của mình.

Tường cũng có lý tưởng của anh. Anh say mê ngành Thiên Văn Học. Cái bằng tiến sĩ chỉ mới là bước đầu. Kiến thức của anh không đủ làm anh thỏa mãn. Anh muốn khám phá sự huyền nhiệm của vũ trụ, khám phá những hành tinh mới hoặc thái dương hệ nào khác ngoài không gian anh sống mà theo đức Phật nói, có vô số thế giới ở chung quanh tạ Tường tin tưởng điều ấy và muốn dùng khoa học làm sáng tỏ lời đức Phật để mọi người có cơ hội tìm đến với đạo Phật, một tôn giáo không chủ trương thần bí mà trái lại, chủ trương thực nghiệm chân lý.

Ba anh em Tường sang Mỹ đã lâu. Cả ba đều học hành đến nơi đến chốn. Hai em chàng đã lập gia đình; em trai chàng, Nhã, có bốn đứa con trai.

Tường hay đùa với Nhã:

— Cám ơn chú đã cho ba má những đứa cháu nội. Như vậy ba má sẽ không bắt tôi lập gia đình. Tôi muốn được rảnh rang dành hết thì giờ cho việc nghiên cứu và sau đó, tôi sẽ vào chùa sống cuộc đời thanh tịnh.

Nhã lắc đầu:

— Em hiểu anh nhưng em không chắc ba má sẽ đồng ý. Thư nào gửi cho em, hoặc ba, hoặc má đều nhắc đến chuyện của anh, bảo em tìm người làm mai cho anh hoài.

Rồi Nhã tiếp:

— Trước đây, mình đòi bảo lãnh ba má qua, ổng bả không chịu. Bây giờ đòi đi gấp. Em nghi quá!

Tường công nhận Nhã có lý. Quả thật, khi ông bà sang đây, ông liên lạc ngay với những người bạn cũ và nhờ họ tìm cho ông một con dâu.

Tường gặp Xinh trong áp lực của gia đình. Thấy Xinh cũng thùy mị đoan trang, Tường nghĩ: "Thôi thì gặp duyên, cứ tùy thuận cho vui lòng cha mẹ. Người con gái hiền lành, nết na này sẽ là vợ hiền, sẽ giúp mình thực hiện hoài bão của một nhà Khoa học. Xưa nay, sau lưng một người đàn ông thành công đều có bóng dáng của một phụ nữ... " Thấy Tường ngồi thừ ra đó, bà Lạc bắt sang chuyện khác:

— Trưa nay má nấu canh chua cá kho tộ, con điện thoại kêu vợ chồng con cái thằng Nhã sang ăn cho vui.

Rồi bà chép miệng:

— Tội nghiệp con Minh, nó ở xa quá!

Bà nói lửng lơ như vậy nhưng Tường hiểu mẹ đang nhớ cô con gái út đang ở tận Calị Cô ta có đầy đủ cả mà lúc nào bà cũng tội nghiệp cho cô vì cô không được ăn những bữa cơm do chính tay bà nấu nướng.

Vợ chồng Nhã kéo một bầy tang tình con nít đến làm không khí trong nhà bỗng nhộn nhịp hẳn lên. Tuổi già vui nhờ cháu, ông bà Lạc tạm quên chuyện của Tường, lăng xăng với đám cháu nội toàn là trai, đang tuổi phá phách.

Cơm nước xong, hai anh em thả bộ một vòng. Trưa chủ nhật, đường vắng hoẹ Họ đi dọc theo bờ biển.

Nắng trưa phản chiếu bờ cát trắng tinh làm chói cả mắt. Hai người, không ai bảo ai, cùng ngồi xuống gốc cây đại thụ. Gió thổi hiu hiu. Miền Nam có những ngày thật ấm trong mùa đông, nhiệt độ cao đến 80 độ F. Người Mỹ gọi đó là "Indian Summer" mà kinh nghiệm cho biết, sau đấy, là những ngày lạnh cóng.

Nhã mời anh một điếu thuốc. Chàng biết anh muốn tâm sự. Sáng nay ba chàng đã điện thoại báo tin không vui.

Tường im lặng rít mấy hơi thuốc liên tiếp. Nhìn làn khói mỏng, chàng bỗng nhận ra sự trùng hợp giữa tâm trạng con người với làn khói ẻo lả kia. Không có gì chắc chắn cả! Mới ngày nào, chàng có cảm tưởng như đã yêu Xinh mà hôm nay nghe tin đàng gái đình hoãn cuộc hôn nhân, Tường lại thấy nhẹ người, không chút gì buồn bã.

— Chú ngạc nhiên lắm phải không?

Tường hay có lối vào chuyện trực tiếp như vậy.

Nhã "dạ" nho nhỏ, chờ anh tiếp.

— Đối với chuyện này, ba má có vẻ khổ sở lắm, riêng tôi, thú thật với chú, tôi...

Tường lựa lời cho chính xác:

— Tôi lại thấy hay!

Nhã thừa thông minh để hiểu rằng có điều gì không ổn giữa hai nhân vật chánh. Chàng im lặng chờ Tường bày tỏ.

Tường rít thêm một hơi thuốc dài, chẫm rãi tiếp:

— Thời gian hay lắm, nó giúp mình hiểu rõ sự thật. Tôi tưởng mình gặp được người bạn trăm năm ý hợp tâm đồng nhưng dần dần tôi thấy mình lầm, chú à!

Nhã vốn có kinh nghiệm, tưởng anh chị mới giận hờn cãi vã nhau nên anh mình nói vậy. Chàng dò dẫm để bắt nhịp cầu hòa giải:

— Em thấy chị ấy cũng hiền!

— Trước kia, anh cũng tưởng vậy nhưng giao thiệp lâu ngày anh thấy rõ, phía sau cái hiền thục dịu dàng ấy là một con người vừa hẹp hòi, vừa ngoan cố. Cô ta muốn biến anh thành một vật sở hữu, nói rõ hơn là một con người thứ hai của cô: mọi ý kiến, tâm tình của cô, anh phải rập khuôn như cô thì cô ta mới vui, anh nói khác đi, cô ta giận.

ƠŒ bên cạnh cô ấy, anh cảm thấy mất tự do, mất luôn bè bạn. Anh như một người tù trong vòng phong tỏa của cộ Anh không muốn sống như vậy suốt đời. Em cũng biết, anh có những cái riêng tư của anh, những hoài bão, ước vọng của anh.

Nhã tinh tế và nhạy bén. Chàng hiểu vấn đề giữa hai người là không tìm thấy sự hòa hợp. Những cặp vợ chồng mới cưới—như kinh nghiệm bản thân của Nhã và vợ chàng chẳng hạn—thương hay lục đục, cãi vã nhau cũng vì không ai chịu nhường ai. Họ nghĩ rằng nếu người bạn trăm năm thương mình thì phải chìu mình, còn ngược lại là không thương. Thật ra, hòa hợp không có nghĩa là đồng hóa, không thể bắt người kia phải tùng phục mình tối đa để hai trở thành một, để không có mâu thuẫn, không có vấn đề.

Nhã và vợ chàng đã ngồi lại với nhau sau những bất hòa. Họ bình tĩnh, họ cố gắng khách quan tìm ra lẽ phải và khi thấy mình sai, một người dẹp tự ái để sửa đổi, còn người kia sẵn sàng tha thứ, bao dung. Đó là chìa khóa hạnh phúc của gia đình chàng. Liệu chàng có thể giúp gì cho người anh khả kính chăng?

Nhã dò hỏi:

— Giữa anh và chị Xinh có sự bất đồng ý kiến nào quan trọng không?

Tường chép miệng, thở dài:

— Không phải ý kiến mà là điều kiện, em biết không? Cô ta nói gia đình yêu cầu anh hai điều: một, không ở chung với bố mẹ chồng; hai, phải giảm bớt chuyện bè bạn tụ họp vui chơi. Anh không thể quan niệm hôn nhân là một sự thương lượng!

— Rồi anh trả lời ra sao?

— Anh chỉ làm thinh. Sự im lặng nhiều khi cũng là một cách trả lời.

— Đó là lý do khiến nhà gái đình hôn?

Tường nhẹ gật đầu. Chàng dụi tắt tàn thuốc lá rồi uể oải đứng lên. Nhã cũng đứng lên theo. Chàng theo anh trở vào nhà, tâm tư nặng nề khiến bước chân như đeo đá. Nhã thương anh quá!

Năm ấy, cái Tết đầu tiên trên đất người là cái Tết vô vị nhất trong đời ông bà Lạc. Tưởng đâu ngày này nhà cửa ấm cúng thêm với con dâu cả, với hạnh phúc của con trai nhưng sự việc đã xảy ra ngoài ý muốn.

Minh từ Cali gửi về đủ cả: nào bánh chưng, bánh tét, chả lụa, nem bì, nem chua, mứt sen, mứt gừng, mứt mãng cầu, là những món ông bà vẫn thích xưa nay và không thể không có trong ngày Tết. Nhưng hai ông bà đều hờ hững, thẫn thờ. Minh biết cha mẹ đang buồn nên cô còn gửi thêm chục tờ báo Xuân của các nhóm văn bút chuyên nghiệp, của các hội đoàn, của Phật giáo.

Ông Lạc không biết làm gì, cứ nằm dài đọc báo giết thì giờ. Mồng một Tết rơi nhằm ngày thứ ba nên bọn trẻ phải đi làm, đi học như mọi bữa. Trong các bài viết của những người sống tha hương, ông tìm thấy tâm sự của ông: sự trống rỗng, sự cô đơn của tuổi già và lòng thương nhớ quê hương.

Ông nhớ mỗi ngày đầu năm vợ chồng ông đều đi chùa lễ Phật và chúc Tết bổn sư trong không khí thiêng liêng truyền thống, trong khói hương thơm ngát mùi trầm và vui vẻ nhìn ngắm nét tươi cười rạng rỡ của các em bé thơ ngây, tung tăng trong những bộ đồ mới còn đong đưa những sợi chỉ may chưa kịp cắt.

Ông Lạc cầm lấy một tạp chí Phật giáo. Hình bìa là cảnh chùa đầu năm. Họa sĩ diễn tả được sắc thái đặc biệt của sân chùa trong ngày Tết. Thấy hay hay, ông lật vào trang trong. Ông chú ý "Lá thư đầu năm" của một vị Thượng Tọa. Lá thư nói về ý nghĩa mùa Xuân: Xuân của đất trời và Xuân trong tâm hồn. Xuân của đất trời vận chuyển theo tháng ngày, theo sự xoay vần của trái đất, theo luật "thành, trụ, hoại, không", còn Xuân trong tâm hồn vốn không có hình tướng nên không bao giờ tàn phai. Tuy nhiên, vườn Xuân bất tận ấy chỉ mở cửa cho những người biết thương yêu. Nhưng trong chúng ta, ai là người đã biết yêu thương?

Rồi Thượng Tọa kể một câu chuyện thương tâm, có thật ở Việt Nam thời trước 1975. "Có người cha rất thương con, muốn nó trở thành bác sĩ Y khoa vì theo ông, đó là nghề mà mọi người đều trọng vọng, địa vị cao lại kiếm được nhiều tiền. Từ lúc con còn nhỏ, ông đã chuẩn bị cho đứa trẻ ham thích ngành Y khoa nhưng nó không thiết tha lắm. Khi con học xong Trung học, ông chạy chọt thế nào mà nó được trúng tuyển vào lớp Dự bị Y khoa.

Cậu thanh niên, bấy giờ, trước mắt, chỉ có một con đường duy nhất để bước tới. Cậu ta không phải là người có cá tánh mạnh để có thể trình bày, tranh luận cùng cha về khả năng và sở thích của mình đối với việc học hành, nghề nghiệp tương lai.

Cậu im lặng đi theo sự sắp đặt của chạ Nhưng trí nhớ cậu không đủ tốt để chứa những cuốn sách vi sinh dầy cộm, những danh từ thuốc gốc La Tinh, những tên bệnh và vi trùng... nên cậu học kém. Ba cậu thất vọng. Ông phản ứng rất mạnh: la rầy, mắng nhiếc cậu như một đứa trẻ con lêu lỏng, trốn học đi chơi hoang. Lên năm thứ nhất, cậu cố gắng gấp đôi, cố gắng trong sự chán chường và sợ hãi. Cậu học không nghỉ ngơi. Những tên khó nhớ, những bài khó thuộc, cậu viết, dán đầy phòng, đầy nhà rồi cậu đọc đi đọc lại, lảm nhảm không thôi. Cậu lảm nhảm mãi cho đến một ngày kia, người cha khám phá rằng con mình điên chữ! Bấy giờ ông mới ân hận vì đã hại cuộc đời của đứa con trai duy nhất!"

Thượng Tọa viết tiếp: "Cha mẹ nào cũng thương con nhưng lắm khi mình không biết cách thương, cứ bắt buộc nó phải suy nghĩ, phải sống theo quan niệm của mình. Cưỡng ép như vậy, mình khổ mà nó cũng khổ: chẳng những mình khóa cửa vườn Xuân trong tâm mình mà còn khóa luôn cái vườn hạnh phúc của con mình nữa... "

Bài viết không dài lắm, ông Lạc đọc đi đọc lại mấy lần. Càng đọc, suy nghĩ, ông càng thấm thía. Ông có cảm tưởng mình cũng giống như người cha trong câu chuyện trên, cứ ép uổng Tường mãi về việc lập gia đình. Quan niệm của ông về hạnh phúc đời người là hạnh phúc của một tiểu gia đình trong đó vợ chồng con cái đề huề, còn Tường có lối suy nghĩ khác, quan niệm khác. Sống theo lý tưởng của mình là một hạnh phúc, đó là điều mà ông không nghĩ ra.

Buông bỏ được định kiến của mình, tự nhiên ông thấy nhẹ nhàng, thư thả. Từ bấy lâu nay, có ai làm khổ ông đâu, chỉ vì cố chấp vào tư tưởng, quan niệm hẹp hòi mà ông tự cảm thấy buồn bã, tự thấy bất an và làm khổ lây cho Tường, người con chí hiếu. Bây giờ, ông trở nên rảnh rang, nhẹ nhõm vì không có việc chi phải lo nữa.

Ông đặt tờ tạp chí xuống, đi đi lại lại trong phòng, suy nghĩ thật kỹ càng trước khi nói chuyện với vợ.

Chiều hôm đó, cơm nước xong, vợ chồng ông nói chuyện với Tường. Ông Lạc thành thật kể lại câu truyện trong báo và lời khuyên của Thượng Tọa. Ông nắm lấy tay đứa con đầu lòng, run giọng:

— Ba xin lỗi con! Ba đã sai lầm khi bắt con phải sống theo quan niệm của riêng bạ Từ nay, con được tự dọ Con đã lớn rồi mà ba cứ xem con còn nhỏ lắm, cứ phải hướng dẫn, cứ phải dắt dìu như xưa.

Tường xúc động, ngồi im. Hồi sau, chàng cất lời:

— Con cám ơn ba đã hiểu con!

Mẹ chàng bước tới, vịn vai đứa con yêu:

— Ba má cũng báo cho con hay ba má muốn trở về Việt Nam. Già rồi, sống xa xứ buồn quá!

Tường đáp:

— Ba má sống ở đâu thấy vui thì cứ chọn, con không dám cản ngăn hay có ý kiến chi.

Ông Lạc bật cười ha hả:

— Kinh nghiệm nóng hổi của ba mới truyền cho con đó, phải không?

Tường vui vẻ đáp: "Dạ phải!'

Trong đầu óc chàng bỗng hiện ra bầu trời xanh trong ngần, trên đó có mấy cụm mây trắng, xốp và nhẹ, đang thong thả ngao du...

2/96

Hết