Chương 1
Tất cả tài sản của tôi vỏn vẹn chỉ vừa đủ để trong một chiếc va li nhỏ, tôi bịn rịn không muốn rời xa căn nhà thân yêu của mình, căn nhà đã che chở cho tôi suốt hai mươi năm qua, bây giờ thì nó không còn thuộc về tôi nữa, tôi đã bán nó để lấy tiền chi dụng cho chuyến đi xa của mình.Tôi xách chiếc va li ra khỏi ngõ, hai hàng sứ ven đường như đang vẫy theo quyến luyến, tôi rảo bước nhanh hơn, vì tôi biết nếu như tôi ngoảnh lại. Thì chắc chắn tôi sẽ không nỡ rời xa chốn này.Mùi hoa sứ vấn vít bước chân tôi nước mắt tôi đã vân vấn trên mi! Tôi cắm cúi đi như chay, chẳng máy chốc căn nhà thân yêu đã khuất hẳn sau lưng tôi không biết đến bao giờ tôi mớt trở lại nơi này. Tôi chùi nước mắt. Cất thêm nỗi đau nữa vào lòng.Chuyến xe xuôi Nam chât cứng người chỗ tôi ngồi được xếp trong cùng ở sau lưng tài xế, chỗ ngồi mà anh chàng lơ xe đã nheo mắt cười nói với tôi là chỗ ngồi ưu tiên nhất, tôi nhét chiếc va li vào chỗ đựng hành lý, rồi ôm túi xách đựng những thứ vật dụng cần thiết vào lòng.Hơi người cùng cái nóng bốc lên từ mặt đường khiến cho tôi choáng váng buồn nôn, cũng may chẳng bao lâu thì chuyến xe cũng rời bến, cảnh lạ hai bên đường rất đẹp đẽ khiến cho tôi quên đi nỗi buồn xa xứ.Ba ngày hai đêm nhét mình trong chiếc xe chật cứng tôi cũng đến được nơi mình cần đến, tôi bước xuống xe. Rồi ngơ ngác giữa cảnh xô bồ xô bộn của bến xe, người mua kẻ bán, kẻ xô người đẩy gọi nhau í ới khiến cho tôi mất hết cả phương hướng, tôi xách chiếc va li rồi tìm một chồ thoáng đãng đứng lại định thần, cái địa chỉ mà mẹ tôi trước khi mất đã dúi vào tay tôi dặn đi dặn lại. Bảo tôi giữ kỹ đừng làm mất.Cái địa chỉ đó tôi đã thuộc nằm lòng.– Cô em đi đâu, anh chở đi?Tôi thụt lùi lại trước bộ mặt nhăn nhở của gã đàn ông trước mặt. Tôi gắt lên:– Không đi đâu cả!– Sao em ở quê mới lên à, đồ đạc nhiều quá để anh chở cho, cô em đi đâu?– Không đi!– Đi xe nào cũng vậy, anh lấy rẽ cho, chắc là ở quê lên học chớ gì?Tôi kéo chiếc va li lại sát bên mình cảnh giác, cái gì chứ mấy cái trò lừa đảo đối với tôi không nhằm nhò gì cả tôi đã từng đọc báo và biết rất nhiều mánh khoé của bọn lưu manh.Tôi quắt mắt nhìn gã.– Tôi đã bảo là không đi mà!Gã đứng nhìn tôi chằm chằm vẻ mặt của gã đanh lại trông rất có hồn! Tôi hơi chờn chợn.– Không đi thì ở đây ngủ luôn đi nhé, chẳng thằng nào nó dám chở cô em đâu, hừ!Nói rồi gã bước đến chỗ dựng xe của gã nhỏ to gì đó với đám đàn ông cùng với gã, cả bọn quay lại gờm gờm nhìn tôi. Những cái nhìn thật đáng sợ, tôi ôm chặt chiếc túi xách vào lòng, rồi bước đến bên chị bán nước gần đó.– Chị cho em ly nước.– Bỏ bịch hả?– Bịch à?Tôi chưa kịp trả lời thì chị ta đã lấy một túi nước nhờ nhợ vàng với cục đá bằng nắm tay chìa cho tôi.– Một ngàn!– Em xin - Chị à!– Gì nữa?– Chị cho em hỏi từ đây đến Trần Hưng Đạo đi đường nào hở chị?– Hưng Đạo ở quận nhất hay quận năm.Tôi ngớ ra.– Em không biết!– Không biết làm sao người ta chỉ ra bảo mấy ông xe ôm chở đi đâu họ cũng tìm ra.– !!!– Còn đi xe buýt thì ra cái xe màu vàng ấy, lên hỏi người ta.Tôi mừng rỡ cám ơn chị ta rồi kéo chiếc va li theo mình, chiếc xe lăn bánh vào nội thành, đường xá Đông nghịt xe, nhà phố thì sát nhau, quang cảnh thật sầm uất, tôi ngồi nhìn xuống hai bên đường mê mẩn, ở dưới quê có tưởng tượng tôi cũng không tưởng tượng được cảnh người xe như kín đường phố như vậy, cái gì cũng mới cũng lạ, cũng đem lại cho tôi một cảm giác háo hức thú vị.Xe đi qua những con đường rộng, tôi nhẩm lại cái địa cài của Cậu. Rồi nhấp nhỏm khi thấy chiếc xe đã chạy được một chặng dài.– Chị soát vé ơi, gần tới chưa chị?– Chưa đâu, cô xuống chặng cuối lận! Đến nơi tôi gọi.– Vâng, cám ơn. Chị.Trời đã tắt nắng, cảnh người xe trên đường như hối hả hơn. Không biết nhà của Cậu thế nào, có to không nữa nhưng chắc là không có vườn cây như ở quê mình, cứ nhìn nhưng dãy nhà chật chội san sát nhau cũng đủ hiểu, tuy nhiên điều mà tôi lo lắng lúc này không phải là điều đó, mà là tôi không biết mình sẽ được đón tiếp ra sao!Tôi ôm chặt chiếc túi xách vào lòng, thầm gọi mẹ! Nước mắt của tôi lại rân rấn trên bờ mi, cảm giác của một kẻ mồ côi thật đáng sợ từ ngày mẹ chết đi tôi như một kẻ lạc vào chốn tối tăm mù mịt, không biết mình phải làm gì và sống như thế nào! Bao nhiêu năm qua tôi quấn quýt bên mẹ, cuộc sống êm ả đạm bạc. Nhưng với tôi nó thật hạnh phúc vì lúc nào cũng có mẹ đế chở che bảo bọc cho tôi . Thế mà bây giờ đây mẹ lại nỡ lòng ra đi bỏ lại tôi một mình bơ vơ, lạc lỏng, không một người thân bên mình.Mẹ ơi! Giờ mẹ ở đâu! Mẹ ở đâu con nhớ mẹ lắm?– Cô ơi? Cô.Tôi ngước đôi mắt đầy lệ lên nhìn chị soát vé, chị ấy đang tò mò nhìn tôi, chị hỏi:– Cô làm sao thế?Tôi lắc đầu gượng nói.– Tôi không sao! Khơng sao!Chị ấy có vẻ không tin mấy vào câu trả lời của tôi, chị hồ nghi rồi nói.– Có gì thì cứ nói.– Dạ không có.– Không có thì thôi, tôi thấy cô khóc.– Dạ! Tôi cúi đầu nói khẽ - Tôi nhớ mẹ tôi?Đến lúc này chị ấy mới nhận ra mảnh vải đen cài trên áo tôi.– À. Thì ra thế! Tôi xin lỗi, cũng sắp đến trạm cuối rồi đó.– Dạ vâng.Chiếc xe dừng lại ở bến, tôi ngỡ ngàng bước xuống với lời chỉ dẫn của chị soát vé tốt bụng.Con đường thật rộng tôi ngơ ngác đi tìm, những số nhà những con hẻm tôi cứ đi và cứ hỏi, cho đến khi trời đã sập tối mà vẫn chưa tìm được đúng địa chỉ tôi cần.Thành phố đã lên đèn hai chân tôi rã rời, lòng tôi bấn loạn. Khi dòng và dòng người trên đường càng lúc càng náo nhiệt Đông đúc, bụng tôi đói cồn cào, bữa cơm cùng với gia đình người Cậu tan biến trong suy nghĩ của tôi! Cái địa chỉ tôi thuộc nằm lòng như ở tận mãi cái xứ xa xôi nào đó, cứ mỗi lần nhận được cái lắc đầu của người trên đường thì nỗi thất vọng lại đè nặng trên đôi chân mỏi mệt của tôi.Tôi kéo chiếc va li đến chiếc xe bánh mì trên đường rồi hỏi.– Chị ơi cho em hỏi thăm.Người đàn bà trung niên khẽ chau đôi mày cộc cằn đáp.– Hỏi gì?Tôi rụt rè trước thái độ của chị ta nhưng vẫn phải hỏi.– Chị cho em hỏi cái địa chỉ này ở đâu vậy chị, đã gần tới chưa?– Không biết!Tôi cảm thấy như không muốn đi tiếp, tôi nhìn mấy ổ bánh mì vàng ươm trong tủ rồi khẽ nói:– Chị cho em ổ bánh.– Chị ta nhìn tôi rồi đứng lên.– Bánh thịt hay bì?– Dạ gì cũng được ổ to đó chị!Đến lúc này chị ta mới có vẻ quan tâm đến câu hỏi lúc nãy của tôi.– Đi tìm người quen à?– Dạ.– Đây là hẻm chín mốt còn hẻm đó đến trăm hai tư, cô còn phải đi lên nữa, vừa đi vừa hỏi người ta, hẻm số lẻ bên đây, còn hẻm số chẵn bên kia đường.Được lời của chị ta tôi nghe như được quà lì xì, vậy là đi đã đúng hướng, tôi trả tiền rồi cầm ổ bánh ăn ngấu nghiến.Ăn xong ổ bánh và uống cả ca nước to, tôi như được tiếp thêm sức mạnh, theo như lời chị bán bánh tôi đã đi đúng hướng, tôi phấn chấn hẳn lên, tôi rảo bước nhanh hơn sau khi cám ơn chị ấy.– Chậc! Càng ngày càng lắm dân ở dưới quê lên thành phố kiếm sống, lớ ngớ thế chỉ tổ cho bọn lừa đảo nó gạt.Tồi lắc đầu mỉm cười sau câu nói của chị ta, có lẽ tôi lớ ngớ thật nhưng không ai gạt được tôi đâu, tôi đã mười tám tuổi rồi, lại được học hành tử tế đâu phải ngu dốt gì mà gạt được tôi. Vả lại tôi đến nhà cậu tôi, chứ không phải đi kiếm sống như chị nghĩ.Tôi nhủ thầm cắm cúi bước, tôi đi được một đỗi xa và nghĩ có lẽ cũng vừa đúng với đoạn đường chị ta chỉ, tôi dừng lại, dòng xe trên đường vẫn san sát Đông nghịt!Tôi dợm đặt chân xuống lòng đường thì tiếng xe tiếng còi inh ỏi vang lên làm cho tôi sợ hãi nhảy vội lên lề tôi không biết làm cách nào để băng sang bên kia đường trước những dòng xe xuôi ngược ầm ào trước mặt.Làm sao đây, làm sao đây xe Đông quá, không biết đến lúc nào mới hết!Tôi lo lắng bồn chồn đứng chờ, chờ mãi chờ mãi mà dòng xe như chẳng bao giờ thôi chảy càng lúc càng Đông nhiều hơn.Vừa lúc tôi nhận ra một nhóm người phía trước, dường như họ cũng muốn sang đường, tôi xách chiếc va li chạy bổ tới nhập bọn cùng họ.– Ê!Gã thanh niên cao lớn né sang một bên rồi nhìn tôi như nhìn một thứ vi khuẩn truyền nhiễm gã gắt lên.– Làm gì đâm bổ vào người ta vậy?Tôi bẻn lẻn lý nhí đáp:– Xin lỗi!– Hừ!Ánh mắt của gã làm cho tôi đỏ mặt vì tự ái, tôi né xa gã ra vừa lúc thấy gã băng qua đường tôi ráo bước đuổi theo sát bên.Vừa đi gã vừa nhìn tôi cảnh giác tôi nghe má mình nóng bừng vì tức nhưng tôi cố nén giận để theo cho kịp gã, tiếng động cơ và tiếng còi xe gầm ríu inh ỏi sát bên người khiến cho chân tôi như ríu lại vì sợ, nếu như không có gã chắc gì tôi đã sang được bên kia đường.Quái! Cái con nhỏ này làm gì mà nó theo bén gót mình như vậy, mặt mũi lơ láo, ăn mặc thì quê mùa chậc! Có trời mà biết, cái thứ lừa đáo cướp giựt nó nguỵ trang đủ kiểu.Tôi đọc được trong ánh mắt của gã sự miệt thị khinh ghét! Gã rảo bước nhanh hơn như muốn tách xa tôi, chỉ sang mới được nữa con đường tôi sợ hải phải vừa đi vừa chạy mới theo kịp chân gã.– Ơn trời! Tôi cũng sang được lề bên này, chưa kịp định thần thì tôi thấy có bóng người vụt qua, chiếc túi xách trên tay tôi biến mất.– Ối!Cái bóng đen lẫn vào trong xe cộ ngược xuôi, thì tôi mới bật tiếng kêu hoảng hốt.– Ớ! cướp cướp cướp!Tôi đuổi theo đến bờ lề thì không dám ra đường, gã thanh niên lúc nãy vẫn còn đứng đó, tôi chạy lại cầu cứu gã.– Làm ơn bắt cướp giùm, nó giật mất chiếc túi của tôi rồi.Gã nhóng chân nhìn theo tôi rồi nhún vai nói.– Nó chạy mất tiêu rồi còn gì!Tôi thần thờ nhìn lại, quả là cái tên giật chiếc túi của tôi đã biến mất không còn tăm dạng!– Trời ơi, mất chiếc túi của tôi rồi làm sao bây giờ!Gã nhăn mặt rồi quay đi lẩm bẩm.– Ai biết! Mất thì thôi chứ làm sao.Nói rồi gã bỏ mặc tôi đứng chơ vơ giữa đường!Chiếc túi của tôi! ôi! chiếc túi của tôi nó có phân nữa số tiền mà tôi mang theo và những vật dụng cần thiết nó đã mất rồi! Tại sao vậy? Tại sao lại cướp mất của tôi?Tôi không ngờ mình lại đen đủi như vậy! Vừa mới chân ướt chân ráo đã bị mất của giữa cái nơi phồn hoa đô hội này.– Đi báo công an đi!Có vài người qua đường lên tiếng khuyên tôi.– Báo làm cái quái gì chỉ tổ tốn công có tìm lại được của đâu!– Chậc! Tội nghiệp!Quả là giờ đây tôi thật tội nghiệp tôi thất thiểu lê bước, dù sao thì cũng phải đi, không lẽ cứ đứng đây mà khóc chờ cho tên kẻ cướp đó trả lại của cho mình.Căn nhà to lớn với hai cánh cổng đóng im im nằm trong một ngõ khá lớn, tôi nhấn chuông và chờ đợi!Không có động tịnh gì, tôi bỗng lo sợ nhìn lại số nhà.Đúng là đây rồi không sai được, thế sao không có ai trả lời tôi. Tôi nhấn chuông thêm lần nữa, hai cánh cổng bằng sắt lạnh tanh chẳng hề lay chuyển, bức tường quá cao tôi không thể nhìn vào bên trong!Chẳng lẽ cả nhà đã đi ra ngoài chẳng lẽ tôi lại đen đủi dường này! Trời ơi!làm sao lỡ cậu tôi không có nhà thì sao? Trời đã tối mịt mà tôi không biết đi đâu, về đâu, tiền bạc đã bị mất! cái lạnh, cái mệt, cái lo sợ chợt bỗng ập đến đè lên ngực tôi.Tôi ngồi phịch xuống lề đường khi đã có công đập cửa liên hồi mà hai cánh cửa vẫn đóng im không nhúc nhích.Không có ai thật rồi, tôi lo lắng nhìn con ngõ xa lạ rồi bật khóc.– Em ơi! em ...Người đàn bà với đôi mắt sắc lẻm đang cúi xuống gọi tôi, tôi mừng như bắt được vàng.– Chị! chị là người trong nhà này à?Chị ta lắc đầu.– Không, chị ở bên kia, trong cái quán giải khát đó, thấy em đứng gọi cửa nên chỉ sang thăm hỏi, em tìm ai ở đây?Tôi thất vọng muốn khóc.– Em tìm cậu em ở trong nhà này.– Cậu à?– Dạ vâng!– Nhà này không có ai ở cả, gia đình họ dường như dọn đi đâu rồi.– Sao?Tôi thảng thất bần thần.– Ừ! họ dọn đì lâu rồi, nhà bỏ không có ai đâu mà em gọi.– Chị nói họ dọn đi rồi ư?– Ơ! mà sao? em ở quê lên à?Tôi cố nén để không phải bật khóc.– Vâng!– Xui quá! chị ta nhìn tôi lom lom rồi thế em tính sao?– Em không biết nữa! chị biết họ dọn đi đâu không?– Không! Chị mướn cái quán kia được ít tháng thì thấy họ dọn đồ đạc đi, chị cũng không rõ là họ đi đâu, em có quen ai nữa không chắc là dưới quê lên phải không?– Dạ phải!– Xa không?– Dạ, xa lắm!– Vậy tối rồi em phải tìm chỗ trọ để nghỉ chứ hay là sang bên chị đi.Tôi ngập ngừng nhìn chiếc quán bên đường tiếng nhạc sập sình vọng ra cùng ánh đèn mờ ảo khiến cho tôi ngại ngùng e sợ. Có lẽ chị ta cũng đoán ra được suy nghĩ của tôi, nên mới nói.– Tuỳ em thôi, thấy em lỡ đường nên chị giúp chị cũng không phải dân ở đây, nên chị rất hiểu cái cảnh lạc lỏng nơi xứ người, còn như em muốn mướn phòng trọ thì chị chỉ cho, em đi ra đường lớn quẹo phải, có cái nhà nghỉ bình dân đó, tuy là bình dân nhưng gì một ngày cũng bảy, tám chục ngàn em nhắm ở được thì ở giờ cũng khuya rồi em có đi thì đi kẻo hết phòng.– Chị .... em cám ơn chị?– Ở, không có gì.Nói rồi chị ta dợm quay chân đi, tôi nhìn theo nghĩ đến tình cảnh của mình trong lúc này, chị ta cũng không có gì gian xảo và cũng không lôi kéo ép buộc tôi có lẽ chị ta là người tốt tôi xem sách báo nhiều đâm ra đa nghi đó chăng!Tôi chạy theo chị ta rồl lúng túng gọi.– Chị ơi!– Có gì vậy em?Tôi ấp úng nói.– Chị .... chị cho em ở nhờ được không lúc nãy em bị giật mất túi xách, em không còn tiền.– Ra vậy, sao xui vậy thôi theo chị vào nhà tắm rửa rồi ngủ một đêm mai tính, tội nghiệp quá!Tôi rụt rè bước vào nhà, những ánh mắt xa lạ dõi theo tôi, tôi cúi gầm mặt không dám nhìn lại.– Chị Thu! lính mới hả?– Cho ra mắt đi.Thì ra chị ấy tên Thu, tôi thấy chị quay lại trừng mắt nạt họ.– Lộn xộn mày, em gái tao ở quê lên, tụi bây lạng quạng là coi chừng tao đó!– Hì hì hì! ai mà không là em gái chị.– Hừ! lũ quỷ!Nói rồi chỉ kéo tôi vào trong, tôi không biết là tôi quyết định đúng hay sai, có điều căn nhà của chị Thu đã đem lại cho tôi một cảm giác ấm áp hơn, an toàn hơn khi đứng ngoài lề đường.– Vào đây em, đừng để ý đến bọn quỷ đó tắm rửa rồi lấy cơm ăn, lát em ngủ trong kia, ngoài này là giường của con Loan.– Dạ vâng.Đêm thật yên tĩnh, tôi nằm co ro trên chiếc giường đơn cố dỗ giấc ngủ, cứ nghĩ sau mấy ngày vất vả vì đi đường xa tôi sẽ lăn ra ngủ trên chiếc giường ấm cúng như thế này, thế mà tôi không tài nào ngủ được.Bao nhiêu suy nghĩ hỗn độn trong đầu tôi! Ngày mai này tôi phải sống ra sao đây! Cậu là người thân duy nhất của tôi giở chẳng biết ở nơi nào.– Mẹ ơi! Mẹ có biết con gái của mẹ đang lâm vào cảnh bơ vơ lạc lõng giữa xử sở xa lạ này không? Trườc khi ra đi mẹ mong con được sống chung với người thân để được đùm bọc chở che nhưng giờ con lại trở thành một kẻ lạc lõng bơ vơ giữa đời, cậu đã không còn ở địa chỉ cũ, con biết tìm cậu ở đâu, biết hỏi ai về cậu khi mà cả mặt của cậu con cũng không hình dung được, ngoài tấm hình mà cậu đã chụp với mẹ từ hơn hai mươi năm về trước, cùng bức thư mà cậu nhận lời gửi gắm của mẹ cách đây gần hai năm! Mẹ đã chuẩn bị trước tất cả cho con, để sau khi mẹ ra đi con sẽ có chổ dung thân. Mẹ đã lo cho đứa con gái duy nhất của mẹ thật chu đáo để mẹ được yên lòng ra đi, đi xa con mãi mãi, vậy mà giờ đây đứa con gái thương yêu của mẹ đang nằm nơi căn nhà xa lạ và khóc một mình vì lo sợ cho tương lai mai sau của mình.Cũng không hẳn là tương lai mẹ ơi mà điều thiết thực trước mắt con bây giờ là ngay ngày mai đây con phải làm gì và sống ra sao!Đêm nay con không dám ngủ con không thể ngủ là bởi vì câu hỏi ấy cứ lởn vởn trong đầu con.Con sợ lắm! Tại sao mẹ lại bỏ con đi như vậy. Tại sao con lại phải một mình bơ vơ nơi đất lạ quê người này! Con sợ lắm mẹ biết không! - tôi cố nén tiếng khóc vì không muốn làm kinh động giấc ngủ của những người trong nhà, tôi chùi đầu vào chăn.– Nè, nè, đằng ấy ngủ không được à?Tôi hé tấm chăn xuống nhìn cô gái trạc tuổi tôi.– Ngủ lạ cho phải không?Tôi rụt rè ngồi lên rồi nói:– Dạ vâng., – Dạ thưa cái gì, đằng ấy chắc cũng bằng tuổi tớ là cùng, tớ là Liên còn đằng ấy?– Tôi là Đông!– Đông à?– Dạ vâng!– Đã bảo đừng có vâng dạ gì mà, con gái mà tên Đông à?– Dạ .... ừ!Liên bật cười làm cho tôi cũng cười theo Liên - tôi nói:– Mẹ sanh tôi vào mùa Đông nên đặt tên tôi là Đông, An Đông mẹ muốn tôi được bình an.Liên bụm miệng khúc khích cười:– Nghe cứ như chợ An Đông ấy!– Chợ An Đông là gì?– Là cái chợ có tên An Đông ấy, nó bán đủ thứ “hầm bà lằng”.– Hầm bà lằng!– Đằng ấy cứ ngáo ra như thế.– Bạn nói chuyện nghe lạ quá!Liên nhún vai:– Riết rồi đằng ấy cũng quen thôi, hồi tớ mới vào đây cũng thế, chẳng hiểu bọn nó nói cái gì cả, toàn là tiếng lóng, ở được vài tháng là tớ quen cách nói của bọn nó, ngủ không được dậy đi ăn cháo với tớ.Tôi ngại ngần lắc đầu:– Lúc nãy tôi ăn cơm rồi!– Tớ trả tiền cho, đừng sợ lúc nãy có một gã “bo” cho tớ một “chai”!– !!!?Liên nhìn Đông rồi nhăn mặt kéo Đông dậy.– ĐỪừg cứ “đực” mặt ra như thế, đi với tới, tớ chỉ cho mấy “chiêu”.– Tôi!– Đi nào.Tôi theo chân Liên bước vào cái quán bán cháo Đông nghịt khách, đã nửa đêm rồi mà người ta đi ăn vẫn Đông như thế này!Thành phố về đêm dường như không ngủ, xe cộ vẫn nườm nượp đan xen nhau trên đường, các quán ăn thì ồn ào náo nhiệt, thật là một cảnh tượng lạ lùng kỳ ngộ đối với tôi.Có lẽ Liên cảm thông được những suy nghĩ trong lòng tôi lúc này, cô kéo chiếc ghế cho tôi ngồi rồi lớn tiếng gọi hai phần cháo.– Ở thành phổ cuộc sống về đêm còn náo nhiệt hơn ban ngày nữa, đằng ấy muốn ăn thứ gì cũng có, còn chơi thì đủ kiểu đằng ấy cứ chịu khó kiếm cho thật nhiều tiền là đằng ấy tha hồ “quậy”.– !!!Hai phần cháo được dọn ra, tôi tò mò nhìn những chiếc đĩa bé bằng bốn ngón tay, mỗi đĩa đựng một thứ, nào là cá khô kho, dưa mắm, tép rang, thịt kho tiêu và nửa cái trứng vịt muối cùng một bát cháo thật lớn.– Ăn đi!– Cháo giống ở quê quá!Liên bật cười:– Cháo trắng mà, ở đâu mà chẳng giống nhau, dân thành phố nay hướng về món ăn đồng quê, họ “khoái” ăn cá rô kho tộ, canh chua cá, rau sầu đâu bóp gỏi, rồi cả cái món cá nướng trui mà chỉ ở dưới quê mới được ăn! Quê tớ ở miền Tây, nơi đó sông nước nhiều, bọn tớ hay đi soi cá đem về nướng, những đêm sau cơn mưa ếch nhái kéo ra ruộng kêu inh ỏi cả xóm kéo nhau đi bắt vui ơi là vui, bắt được cá thì gom rơm nướng lên ăn, rồi thức tán ngẫu đến gần sáng mới về nhà.Liên nói đến đó thì thôi, mắt cô đượm một nỗi buồn sâu lắng.– Tớ nhớ nhà lắm!– Liên lên thành phố ở lâu chưa?– Gần hai năm rồi! Ở dưới quê nhà tớ nghèo lắm, ba má tớ còn bốn người con mà cả nhà chỉ có hai công đất không đủ ăn, nên tớ mới theo người quen lên đây bán cà phê, tớ bán cho nhiều chủ rồi, ai đàng hoàng trả tiền “ngọt” thì tớ ở lâu, “chằng chịt” thì tớ nghỉ.– Bộ không sợ thất nghiệp à?– Xi! Ở cái đất này đằng ấy chịu làm thì có khối chỗ mời! Sợ gì chớ! Mình bán cho họ kiếm lời, lôi kéo khách cho họ bỏ tiền vô túi mà họ không coi trọng mình thì mình cần “quái” gì họ!– À nè! Bộ đằng ấy quen với bà chủ à?Tôi lắc đầu:– Không phải.– Vậy ai chỉ cho đằng ấy vào làm cho bà Thu?– Không ai hết!Nói rồi tôi kể cho Liên nghe hoàn cảnh của mình, Liên ái ngại nói:– Vậy là đằng ấy “kẹt” rồi! Không biết ông cậu của đằng ấy dọn nhà đi đâu, còn đằng ấy lại không có tiền, lại chẳng có chỗ ở! Chậc! Đằng ấy tính sao?Tôi bần thần lo sợ ra mặt.– Tôi cũng không biết nữa!– Hay là cứ ở đây bán quán với bọn tớ gom góp một ít tíền rồi tìm hỏi thăm về cậu của đằng ấy.– Tôi!– Chần chừ gì nữa, cứ tính vậy đi đằng ấy cứ theo tớ, đứa nào ăn hiếp đằng ấy là có tớ “tính sổ” tụi nó, đúng rồi!– !!!– Tớ nhớ ra rồi, tớ sẽ hỏi thăm tin tức của cậu đằng ấy cho.– Liên hỏi ai? ai có thể biết về cậu của tôi, ai vậy?– Đừng có nóng, người này là thổ địa ở khu này đó.Nói tới đó thì mặt liên mơ màng ánh lên môt sự đam mê trìu mến. Giọng nói của liên chợt mềm mại dịu dàng.– Anh ấy chuyện gì cũng biết, chuyện gì cũng làm được, tháo vát tốt bụng lại vui tính, anh ấy sẽ giúp đằng ấy hỏi thăm tin tức của cậu đằng ấy.– Vậy làm sao gặp ngưới đó?– Đằng ấy yên tâm, anh ấy sẽ đến.Đông nôn nóng hỏi thêm:– Liên không biết anh ta ở đâu sao, tôi muổn đến tìm anh ta.– Không được Liên cũng không rõ anh ấy ở đâu nhưng anh ấy thường đến quán uống nước lắm.Đông thất vọng thở dài thườn thượt.– Vậy là phải chờ sao! đến bao giờ mới gặp lỡ như anh ta không đến thi sao.– Không có lỡ gì cả từ lúc tớ vào làm đến nay cứ đúng vào các ngày cuối tuấn là anh ấy lại ghé vào quán, có khi ngồi chơi đến nửa buổi, đằng ấy đừng lo, ngày maí tớ nói với bà Thu để cho đằng ấy ở lại làm.– Biết cô ấy có chịu không!– Đằng ấy đừng lo, càng có nhiều tiếp viên thì bán hàng đắt, lại đẹp như đằng ấy thì bà ta “mê tít” rồi.Nhưng tôi chưa làm tiếp viên bao giờ, tôi.Đằng ấy tới đường cùng rồi còn không làm được sao? vã lại bán quán chỉ có việc bưng nước thu tiền, ngồi nói chuyện với khách cho người ta vui vẻ có cực nhọc gì, chưa kể gặp khách “xộp” thấy mình dễ thương vui vẻ họ “bo” cho một, hai “chai” là “ấm” ngay.Bà Thu có vẻ vui khi nghe xong đề nghị của Liên, bà quay sang hỏi Đông:– Em muốn làm cho chị?Đông lý nhí đáp.– Dạ vâng.– Thôi được, thấy hoàn cảnh của em chị cũng thương, em cứ ở lại đây làm chị sẽ trả lương cho em giống như tất cả mấy đứa kia.– Dạ, cám ơn chị.– Thôi vào thay đồng phục rồi ra làm đi không biết thì hỏi Liên nó chỉ cho.– Dạ vâng.Bà Thu nhìn theo Đông rồi nghĩ. Con bé trông đẹp quá một cái đẹp tinh khiết chưa gọt dũa nhưng lại đầy tràn sự lôi cuốn quyến rũ gương mặt của nó cứ như một thiên thần, làn da trắng hồng vớí đôi mắt đen nhánh thơ ngây, có nó quán thế nào cũng đầy khách cho xem, đúng là gặp may, chứ nếu không làm sao mà mình mướn đươc một đứa nhữ nó, có ông cậu ở trong cái nhà đồ sộ thế kia cũng đủ biết không đời nào nó lại đi bán quán cho mình rồi!Quả đúng như bà Thu dự đoán kể từ ngày có Đông lượng khách đến quán uống nước Đông lên trông thấy chỉ đầy một tuần mà doanh thu của quán tăng lên gấp hai ba lần, điều đó đã khiến cho Đông được bà Thu cưng chìu ra mặt.– Đông ơi! vào chị bảo?– Dạ.– Chị mới may cho em bộ váy mới đây, em để bộ cũ ấy cho bọn con Liên nó mặc, chị đặt may bộ khác vừa vặn với em hơn, em mặc vào cho chị xem, chắc là đẹp lắm đây.Nè! có trái cây đây là măng cụt em thích ăn lắm phải không?– Dạ!– Cứ chịu khó kéo khách cho chị thì chị không đối xử tệ với em đâu.– Dạ vâng.– Thôi ra tiếp khách đi.Liên kéo tay Đông ngồi chung bàn với mình rồi hỏi.– Bà Thu nói gì với mày thế.– Không, chị ấy bảo tôi mặc áo váy mới.– Xì! bà ấy “dụ” mày đấy, cẩn thận đừng để cho bà ấy lợi dụng.– Chị ấy có lợi dụng gì mình đâu.– Mầy ngốc là thế thì biêt gì! để tao bảo bà ấy lên lương cho mày.Đông ái ngại cản Liên.– Thôi đi, tôi mới vào làm chẳng được bao lâu mà đòi lên lương sao được, Tại mày không biết đó thôi, mày vừa đẹp vừa kéo khách cho quán, từ ngày có mày quán bán lúc nào cũng Đông nghẹt người, không có mày thì làm sao được như vậy. Mày cứ để tao lo phải bắt bà ấy trả lương ưu đãi cho mày chớ!– Thôi kỳ lắm Liên à!– Mặc tao, có ai lại chê tiền, mày đang cần tiền đi kiếm cậu mày mà.Nghe Liên nói thế thì Đông mới im thôi không cản Liên nữa.Tới giờ cơm trưa bà Thu vồn vã gắp thức ăn cho Đông.– Ăn đi em ăn cho có sức mà làm Liên trề môi rồi nói.– Chị cưng con Đông còn bọn em chắc không có công quá.Bà Thu vã lã cười.– Sao không, tụi em cứ ăn nhiều vào, cứ quán bán được thì chị không “nhím”.với tụi em đâu.– Vậy tháng sau lên lương đi bà Thu nhăn mặt.– Lên cái gì, chị trả lương cho tụi em vậy là cao rồi còn gì.– Xí! ở mấy quán khác họ trả tám trăm mà cũng cơm nước ắn sáng đầy đủ, chị ép bọn này quá bọn này đi đó phải không Đông?Đông lúng túng cúi đầu, bà Thu liếc xéo Liên đanh mặt nói.– Bọn mày đừng có cầm đầu cho con Đông, tụi mày đi tao không giữ đừng có được voi đòi tiên.– Bọn em đĩ thì con Đông nó cũng đi.cỡ con Đông một tháng một triệu thiếu gì người mướn, em nói rồi tháng này lên lương cho bọn em đó.Bà Thu đành hoãn binh.– Ừ, để xem coi bán buôn ra sao rồi chị tính lương tụi em đừng có qúa đáng, đi chỗ khác làm xem họ có tử tế như chị không.Liên khôn ngoan dừng lại đúng lúc cô biết không nên già néo đứt dây quả là bà Thu tử tế hơn nhiều chủ khác ăn uống cơn nước thịt cá thoải mái, có muốn ngủ trưa bà ấy cũng cho lại không bắt rửa ly tách không lợi dụng sai làm việc nhà như nhiều chủ quán khác.– Vậy là chị hứa lên lương cho tụi em rồi nghe.– Nếu cứ bán đắt như vậy thì tháng sau chị lên lương cho mỗi đứa một trăm.– A! hoan hô chị Thu.– Thôi ăn nhanh rồi ra bán, có khách rồi kìa, cứ bán đắt thì chị không hẹp với bọn em đâu nhất là An Đông.– Tụi em biết rồi, giờ thì nó là con ngỗng vàng của chị.Bà Thu cười híp mắt.– Biết thế thì đừng có lộn xộn cũng nhờ có Đông mà bọn em mới được lên lương đó.Đông cảm thấy vui vui vì tình cảm mọi người dành cho mình.Thời gian lại qua đi, ông Hùng bước vào quán kéo chiếc ghế ngồi thì bà Hoa đã được thông báo.– chị Thu ơi có chú Hùng tới!– Ờ! làm nước cho ông ấy uống đi chị ra ngay.– Dạ.Ông Hùng nhìn cảnh khách khứa ra vào tấp nập thì lên tiếng.– Xem ra lúc rày em buôn bán được quá chứ.– Dạ cũng đỡ đỡ nhờ mấy đứa nhỏ nó lanh lợi.– Ở, lính của chị trông cũng khá lắm.Vừa lúc Đông đem nước đến mời ông Hùng, ông ta nhìn sững Đông. Ánh nhìn của ông ta khiến cho Đông bối rối Đông đặt nhanh ly nước lên bàn rồi quay lui. Ông Hùng nhìn hút theo dáng đi mếm mại của Đông rồi hỏi Thu.– Lính mới à?Thu mỉm cười đưa mắt trêu ông.– Đẹp không?– Quá đẹp là khác, em tìm đâu ra vậy?Thu đáp.– Tình cờ thôi coi như “có phước có phần không cần gì lo” của trên trời rơi xuống.– Em nói quanh co gì thế?– Thì em muốn nói là em có phước có phấn nên tự nhiên vớ được một con bé nhà quê lỡ bước đến làm cho em, nhờ có nó mà quán xá mới Đông như thế này đó. Anh thích nó à?Ông Hùng cười tít mắt.– Gái đẹp ai lại không thích!– Đồ quỷ! Già mà còn háo sắc! Anh liệu kẻo mà chết không biết vì sao mình chết đó.Ông Hùng bật cười:– Thôi không đùa nữa.– Lấy tiền mặt bằng phải không? Hôm nay anh đến sớm hơn mọi tháng.– Ừ! Anh có điều muốn nói với em hết tháng này cũng vừa hết hợp đồng.– À, anh nhắc đến em mới nhớ vậy, thì ký lại hợp đồng khác lần này ký cho em hai ba năm nhé chứ cứ sáu tháng thì mắc công quá.Ông Hùng ngập ngừng rồi nói:– Anh không ký thêm cho em được nữa.– Hả? Bà Thu sửng sốt kêu lên sao vậy?– Bà xã anh định lấy mặt bằng cho người khác thuê.– Sao lại thế em cũng trả tiền đầy đủ mà.– Nhưng bán cà phê phức tạp quá vợ anh không muốn, bà ấy cho người ta thuê ăn, để lỡ có gì không mang tiếng.– Lỡ cái gì chứ, em làm ăn đàng hoàng mà.– Anh biết nhưng bà ấy không biết, lúc này báo chí đăng tải ba cái vụ cà phê trá hình, công an họp tổ dân phố suốt, gia đình nghe nói với vợ chồng anh cho mướn mặt bằng bán cà phê nên rầy dữ lắm.– Chết em rồi? Em đang buôn bán như thế này, đùng một cái anh đòi lấy mặt bằng em biết phải làm sao? Cả mấy nhân mạng sống bám vào cái quán này, rồi còn gia đình họ nữa, anh xem lại dùm em, hay là anh lên giá mặt bằng.– Không phải thế, như anh đã nói với em rồi, vợ anh nó quyết lấy lại mặt bằng.– Thế sao anh không lên tiếng dùm em, coi như em năn nỉ anh giúp em, cho em ký hợp đồng, ai mướn cũng thế mà.– Anh thì không có vấn để nhưng ...– Nhưng gì nữa!– Thôi được để anh tính lại.Thu cười mơn trớn Hùng:– Em biết anh tốt với em, dù sao anh cũng là đàn ông, là chủ gia đình chẳng lẽ anh nói mà vợ anh không nghe.– Ừ!– Để em gởi tiền mặt bằng tháng này cho anh luôn.– Ừ Mà lày Thu này!– Dạ có gì không anh?Giọng của Thu cứ ngọt như mía làm cho ông Hùng hả lòng hả dạ.– Anh nói này nghe, em gọi cái con bé gì kia lại ngồi nói chuyện với anh một lát.Thu tinh quái bật cười.– Thì ra là thế, con bé nó khờ lắm dân chưa “bóc tem” chính hiệu anh đừng làm nó sợ, nó là con ngỗng vàng của em đó.– Anh biết!– Được rồi, để em gọi nó đến ngồi với anh.Đông ngơ ngác khi bà Thu gọi cô ra ngồi bàn cùng bà.– Đông này, đây là anh Hùng chủ mặt bằng ở đây đó.– Dạ.– Chào anh ấy đi em.– Dạ chào chú.Thu nén cười trong khi thấy ông Hùng nhăn mặt vì tiếng chú của Đông.Đông lấy làm lạ vì thái độ của bà Thu, linh tính mách bảo cho cô biết có một cái gì đó không bình thường, hình như họ đang giao kết với nhau điều gì đó dính líu đến cô, cô thấy bà Thu vả lả kéo cô ngồi xuống cạnh ông Hùng, rồi bà đứng dậy nói.– Em ngồi tiếp chuyện với anh Hùng dùm chị, chị vào xem sổ sách một chút.Anh Hùng ngồi chơi, em vào gom tiền đem ra cho anh.– Ừ em đi đi!Đông e dè nhìn người đàn ông bên cạnh trông mặt anh ta cô thấy không một chút cảm tình, nhất là ánh mắt của ông ta, cứ chòng chọc nhìn cô, cái ánh mắt thật sỗ sàng và đầy tà gian.. – Em tên gì vậy?– Dạ tôi tên Đông.– Cái tên nghe lạ quá em mới vào đây làm phải không?– Vâng.– Em làm công việc này bao lâu?– Dạ, mới làm lần đầu.– Thảo nào trông em không giống những người kia.– Tôi không giống là sao?– Họ thì “cầu cạnh” già dặn hơn em, còn em thì cứ như thiên thần giữa đám phàm tục.Đông che miệng cười khúc khích, cái lối nói chuyện ví von của ông ta cứ nghe như trong vở chèo nào đó, thật khôi hài, không hợp với một người đàn ông đã hơn tứ tuần như ông.Bà Thu đứng bên trong nhìn ra và khẽ nhếch môi cười - xem lão ta kìa! Hừ!thứ “dê già đòi ăn cỏ non” trông đến ghét! Muốn lấy lại mặt bằng à, dễ lắm chắc, bát cơm của người ta đang ăn lại muốn hất đổ.Bà Thu chau mày và ngay trong lúc ấy trong đầu bà đã nảy ra một ý nghĩ, bà đắc chí mỉm cười.