Tập 1
Ý Lệ nhìn quanh phòng ... Căn phòng bây giờ trống huơ trống hoác. Trước kia, ngoài cái giường ngủ còn có bàn trang điểm của mẹ, tủ áo và bộ ghế xa lông mây xinh xắn ...Nếu bảo đồ vật còn hiện hữu thì chỉ là mớ áo quần của hai mẹ con; số sách vở của ba để lại và sách học của Ý Lệ.Cô bé nói với mẹ đang gói ghém áo quần bên giường:– Con đem theo sách vở nghe mẹ?Chị Ý .Liên buồn rầu nhìn con gái:– Nay mai, cái ăn chưa biết đã có chưa thì nghĩ tới chuyện học hành làm chi hả con?– Nhưng ... hổng lẽ mình bỏ hết số sách vở của ba sao mẹ? Toàn là sách hay!Chị Ý Liên đâm ra bực dọc:– Ừ, hay lắm! Nó cổ có đẻ ra được tiền không hả? Có đem cân ký bán giấy vụn thì cũng được chục ngàn là nhiều lắm rồi. Hứ!Ý Lệ ,muốn bật khóc nhưng sợ mẹ nổi giận thật sự nên cố nén, hai cánh môi cô bé mím lại mà vẫn run run.Chợt nghe tiếng cánh cổng sắt mở ra loảng xoảng:Một phút sau, giọng phụ nữ vang lên:– Thím Năm à, thím Năm! Hai mẹ con có ở nhà không?Chị Ý Liên đáp to:Dạ, em đây, chị Tám!Đoạn, chị đứng lên đi ra ngoài.Cô bé. Ý Lệ tò mò thẹo chân mẹ.Hai mẹ con đi ra phòng ngoài:Cũng như phòng trong, căn phòng khách chỉ còn duy nhất chiếc tủ thờ phủ tấm vải trắng với máy chữ Tàu màu đen tang tóc.Chị Tám là láng giềng của chị Ý Liên. Chị hiền lành, nói năng, đi đứng đều chậm chạp như nhau. Chị sống bằng nghề buôn bán chạp phô ngoài chợ. Không giàu chẳng nghèo, cuộc sống của Chị Tám có vẻ yên ả bình lặng và khép kín nhất ở xóm này.Cô bé Ý Lệ mau mắn vòng tay thưa:– Thưa, bác Tám mới qua!– Ờ ...- Chị Tám tới gần xoa đầu Ý Lệ, hỏi - Hai mẹ con đang làm gì đó?– Dạ, con đang sắp xếp đồ đạc ...Chị Ý Liên hỏi Chị Tám:– Chị Tám qua đây chắc có chuyện gì, phải không ạ?Chị Tám tiến tới gần hơn, ấn vào tay chị Ý Liên cái túi xốp, nói:– Tôi biết là hai mẹ eon thím sắp đi rồi. Tôi chẳng có gì quý giá ... Thôi thì gởi thím với con bé Ý Lệ cái này đặng ăn dọc đường.Ý Liên e dè:– Chị Tám làm vầy thiệt ... em thấy ngại quá! Em đã mắc nợ tới mức mất hết nhà cửa, bây giờ thêm nợ ân tình của chị .... biết tới bao giờ em mới trả được đây?Chị Tám tặc lưởi chặn ngang:– Thôi thôi, đủ rồi đó? Chị em chòm xóm với nhau từ hồi nào tới giờ mà thím còn nói khách sáo với tôi kiểu này hay sao? Nghe lời tôi, đừng có áy náy gì cả. Ông bà ta vẫn nói “hết cơn bĩ cực tới hồi thới lai”. Thím phải tự tin lên mới được. Rồi mai này, thím với con bé Ý Lệ còn trở lại đây mà. Nếu thím cảm thấy nợ tôi thì lúc đó thím trả cũng chả muộn.Nước mắt Ý Liên chực trào ra. Chị vồi xua đi cảm xúc bằng cách quay qua hối thúc Ý Lệ vô tiếp tục công việc thu xếp đồ đạc của mình.Chị Tám nhiệt tình đề nghị được giúp hai mẹ con một tay, nhưng Ý Liên nói:– Hai mẹ con em không có đồ đạc gì nhiều đâu, chị Tám. Chỉ còn một số sách vở. Nãy giờ Ý Lệ nó tiếc rẻ, tính đem theo. Mà chị nghĩ xem, ngay cả đi đâu, ở đâu còn chưa biết chắc thì đem theo sách vở làm sao được chứ.Chị Tám mau miệng:– Hay là mẹ con thím gói ghém số sách vở đó đem qua gởi bên nhà tôi đi.Bên tôi còn chỗ trống trên gác đó.Cô bé Ý Lệ đã vào trong, nhưng nghe bà Tám nói vậy thì vui mừng lắm.Như vầy hết lo mẹ đem hết sách vở bán ve chai rồi.Khoảng mười một giờ trưa thì tất cả đã xong. Hai mẹ con dắt nhau đi bộ ra bến xe. Chỉ có hai cái túi xách cũ kỹ, bên trong đựng áo quần của hai mẹ con, một cái mền và vài món đồ lặt vặt khác.Kể từ lúc nảy, căn nhà của họ đã thật sự thuộc về người khác đó là một trong số chủ nợ của họ.Xe sắp khởi hành, chị Ý Liên và con gái phải ngồi, ghế xúp, bó rọ, nhưng chị thờ ơ với tất cả. Tiếng nói cười, gọi nhau í ới, la hét văng tục. Bên vai liên tiếp bị những bước chân ngang qua va vào, mỏi nhừ. Tất cả đều không làm Ý Liên mảy may để ý.Lên tới Chợ Lớn thì trời đã xế chiều. Không có tiền kêu Honda ôm, Ý Liên dẫn con gái lội bộ qua trạm xe buýt bên chợ Bình Tây để vào Sài Gòn.Tuy mới tám tuổi, nhưng những gì xảy ra với gia đình trong thời gian gần đây quả là biến cố lớn, nó tác động dữ dội đối với cô bé Ý Lệ, làm cô lo âu căng thẳng:– Mẹ ơi! - Ý Lệ rụt rè - Chúng ta đi đâu vậy mẹ?Siết nhẹ con gái vào lòng, Ý Liên đáp:– Hôm đám ba con, đì Ngọc Tú có bảo khi nào khó khăn cần giúp đỡ thì hãy đến gặp dì ấy. Bây giờ mẹ con mình sẽ đến nhà dì Ngọc Tú:Ý Lệ nghe mẹ nhắc tên dì Ngọc Tú thì nhớ ra ngay người đàn bà sang trọng đã đến dự tang ba mình và ở bên cạnh mẹ để an ủi sẻ chia.Ý Lệ lại hỏi:– Dì Ngọc Tú là bà con họ hàng với gia đình mình hả mẹ?– Không! Dì Ngọc Tú thỉ là bạn học hồi phổ thông của mẹ thôi. Nhưng dì ấy rất tốt, đối với mẹ còn hơn là bà con ruột thịt nữa. Hôm ba con mất, dì Ngọc Tú đã giúp mẹ con mình quá nhiều luôn. Dì Ngọc Tú là đại ân nhân của nhà mình.Sau này, con phải luôn luôn ghi nhớ điều đó. Nếu có cơ hội thì hãy đền, đáp dì ấy. Mẹ nói như vậy, con có hiểu không?– Dạ, con hiểu mà mẹ!Trong lòng Ý Lệ giờ đã nhẹ nhõm hơn chút ít. Dì Ngọc Tú là người tốt và ...chắc là nhà dì ấy giàu lắm.Ý Lệ vẽ trong đầu hình ảnh tòa nhà to lớn tráng lệ như một lâu đài, mẹ và cổ bé đang đi đến đó và ... dì Ngọc Tú tươi cười mừng rỡ chạy ra chào đón hai mẹ con.Thực tế không khác lắm với tưởng tượng của Ý Lệ. Mẹ dắt cô đến trước hai cánh cổng sắt thật to. Mẹ có vẻ rụt rè nhưng rồi vẫn bấm chuông.Cổng hé mở ngay sau đố khiến cả hai giật mình.Người phụ nữ tóc uốn cao dáng đẫy đà ngó Ý Liên, lạnh lùng:– Gì vậy?Ý Liên rụt rè:– Dạ, chị cho hỏi, có phải đầy là nhà của cô Ngọc Tú không ạ?Đôi mày nhíu lại, người đàn bà dè dặt hỏi:– Cô là ai mà ,hỏi vậy?– Dạ, tôi là bạn cũ của cô Ngọc Tú. Hôm trước cô ấy cô bảo khi nào lên Sài Gòn thì cứ tới địa chỉ này.Người đàn bà vẫn giọng lạnh lùng:– Ờ, đúng là nhà cô Ngọc Tú, nhưng cô chủ sửa soạn ra sân bay, chắc không tiếp chị được đâu.Ý liên xớ rớ trong khi chị ta mở rộng cánh cổng sắt. Ý Liên nhìn vào và thấy chiếc xe hơi màu đen vừa nổ máy đang tư tư lăn bánh ra cổng.Người đàn bà gát gỗng:– Nè nè, cô mau đứng tránh qua một bên đi chớ!Ý Liên vội kéo tay con gái đứng ,nép qua bên trụ cổng.Nhưng chiếc xe hơi dừng lại khi chưa ra tới cổng. Ngồí trên xe, NgọcTú đã nhìn thấy Ý Liên nên chị bảo tài xế:– Ngừng lại đi cậu Tân! Hình như ...Ừ, đúng là Ý liên bạn tôi rồi!– Dạ.Ngọc Tú mở cửa xe bước xuống:– Ý Liên mừng quýnh. Vưa mới đây chị nghĩ chắc Ngọc Tú không ngó tới cái bộ dạng rồi thôi của mình nên chổ xe chạy thẳng, luôn mà như vậy hai mẹ con chị phải lang thang vô định ngoài đường.Bươn bả chạy đến, Ý Liên chụp tay bạn mừng rỡ:– Ôi, Ngọc Tú! Mình cứ sợ là không gặp được Tú. Hài mẹ con mình.Nói tới đây, cổ họng Ý Liên nghèn ghẹn. Ngọc Tú vô nhè nhẹ lên bàn tay bạn, như dỗ dành và nói:– Mình hiểu ... mình hiểu Liên lên đây với mình là rất đúng. Hai mẹ con cứ ở lại đây đi.Hai người bạn quấn quít nhau, không để ý đến ai khác. Bây giờ người đàn ông ngồi trên xe bước xuống đi lại gầnNgọc Tú:– Em à! Người này là ai vậy. Em có nói gì thì nói nhanh lên, ra sân bay còn phải làm nhiều thủ tục nữa đó.Ý Liên nhìn anh ta, ngờ ngợ vài giây rồi nhớ ra đó là Sum, chồng Ngọc Tú.Chị cúi chào.– Chào anh Sum!Ngọc Tú cầm tay bạn, tươi cười nỏi với chồng:– Anh à! Đây làÝ Liên, bạn học của em dưới quê lên đó. Hồi đám cưới của tụi mình, Ý Liên làm phù dâu. Ơ ... mà chuyện cũng hơi dài. Thôi lát nữa trên xe, em sẽ nói rõ. Bây giờ ... - Ngọc Tú lắc lắc tay Ý Liên - Liên cứ ở lại chờ mình, về nghe.Ý Liên lơ ngơ:– Bộ .... Ngọc Tú sắp đi xa à?Ngọc Tú gật đầú:– Ừ Mình coi vậy chớ không được khỏe khoắn lắm. Bây giờ mình chuẩn bị sang Mỹ trị bệnh. Tiếc là không ở nhà lo đón tiếp mẹ con Liên chu đáo được.Liên thông cảm nghen. Đừng lo gì cả, mình sẽ căn dặn người nhà. Liên và bé Ý Lệ cứ yên tâm ở đây đi.Ý Liên hỏi:– Tú sẽ đi bao lâu?– Không lâu lắm đâu. Visa ba tháng, nhưng rất có thể chữa bệnh nhanh hơn dự kiến. Liên yên tâm đi, ở đây thì hổng có gì phải ngại cả.Ngọc Tú vẫy người đàn bà lúc nãy đã mở cổng, gọi tên bà ta là chị Hai, bảo chị ta chuẩn bị phòng cho mẹ con Ý Liên và dặn chị ta nói mọi người phải cư xử thật tất với Ý Liên. Ý Lệ ngó bà Hai, thấy bà lễ phép với dì Ngọc Tú quá, “dạ dạ” liên tục. Nhưng một phút là bà Hai quét tia nhìn sang mẹ con cô bé, cái nhìm thật kỳ, rất dễ sợ!Ngọc Tú xoa đầu Ý Lệ, hẹn mai mốt về sẽ nóichuyện vớicô bé. Chị không quên móc ví lấy ra tờ năm chục ngàn chồng đưa cho Ý Lệ, bảo để mua bánh ăn.Khi vợ chồng Ngọc Tú lên xe đi rồi, bà Hai hất hàm, trịch thượng:– Mẹ con cô đi vào đây!Chị Ý Liên líu ríu theo chân bà Hai.Đôi chân của hai mẹ con đều “run”!Một phần vì lần đầu tiên được đặt chân vào chốn sang trọng thế này, một phần vì cơn đói cái khát đã âm thầm hành hạ tự nãy giờ. Suốt chặng đường dài từ dưói quê lên đây, hai mẹ con chỉ ăn gói bánh tằm của chị Tám cho và uống chai nước mưa cũng đem từ nhà theo.Theo “lệnh” bà Hai, mẹ con chị Ý Liên vào căn phòng phía sau ngôi biệt thự.Bà Hai có vẻ là người rất bận rộn. Ngay khi mọi người vô tới nhà, có tiếng con trai réo gọi bà từ bên trong nhà lớn. Bà chỉ kịp dặn chị Ý Liên đợi bà ở đây rồi tất tả chạy vào.Người léo gọi bà Hai là Hoàng Vũ, con trai của Ngọc Tú:Lẽ ra chiều nay Hoàng Vũ cũng đi đưa tiễn mẹ nhưng cậu ta bị cảm cúm nên đành phải ở nhà.Co ro ,trên giường vì cơn sốt Hoàng Vũ bảo bà Hai:– Dì làm cái gì mà lâu quá vậy. Mau pha cho tôi ly sữa coi!Bà Hai cười giả lả:– Vũ đừng giận! Tại dì Hai phải chờ nghe mẹ. Vũ dặn dò nhiều việc lắm rồi còn lo đón khách của mẹ nữa.Hoàng Vũ giãy nảy.– Hổng có khách khứa gì hết á! Tôi đói lắm rồi nè, dì đi pha sữa liền đi.– Ờ, được được. Dì Hai đi liền.Bà Hai lại bạch bạch chạy xuống cầu thang lầu. Vừa thở, bà vừa ca cẩm một mình:– Thằng bé này thiệt la ... Bình thường dễ thương là vậy mà khi bệnh thì cằn nhằn, khó chịu hết biết luôn.Vừa lo xong chuyện ăn uống của cậu chủ nhỏ, bà Hai phải nghe điện thoại.Cú điện thoại đầu tiên của cô chủ Ngọc Tú:– Alô chị Hai à! Chị đã chuẩn bị phòng cho hai mẹ con chị Ý Liên chưa?Bà Hai xụ mặt nhăn nhó nhưng vẫn lễ phép ngọt ngào:– Dạ, cô yên tâm đi:Tôi đã đưa hai mẹ con cô ấy vào phòng rồi. Bây giờ hai người nghỉ ngơi tắm rửa, tôi đang chuẩn bị cơm tối đây ạ.Giọng Ngợc Tú có vẻ rất hài lòng.– Vậy thì tôi yên tâm rồi. Chị cố gắng tiếp đãi mẹ con Ý Liên chu đáo giúp tôi nhé. À! Nãy giờ Hoàng Vũ có bớt sốt hơn chưa vậy, chị Hai?– Dạ, Hoàng Vũ khỏe nhiều rồi cô ạ, kêu đói và uống được một ly sữa to rồi.Tôi nghĩ chắc lát nữa, cậu bé sẽ ăn được xúp.– Ừ, Việc nhà, tạm thời chị có thể nhờ Ý Liên giúp một tay coi chăm sóc Hoàng Vũ giúp tôi nhé.– Dạ, cô cứ yên tâm đi trị bệnh, tôi đã hứa với cô là sẽ vẹn toàn tất cả mà.– Thôi, tôi không làm phiền chị nữa. Chị làm việc của mình đi nhé.Gác máy, bà Hai càu nhàu:– Gì mà quý trọng dữ vậy hổng biết! Mới dặn dò đó rồi bây giờ gọi điện nhắc nữa. Cô làm như tôi đãng trí vậy.Bà Hai mở cửa phòng ăn đi ra ngoài.Y Liên và con gái vần ngồi khép nép bên mép chiếc giường nhỏ.Đứng trước căn phòng nhìn vào, bà Hai kêu lên:– Í, trời đất ơi! Tự nãy giờ cô vẫn chưa lau chùi dọn dẹp hả? Đây là phòng dành cho hai mẹ cô, phải lau chùi mà sử dụng chứ. Hổng lẽ ... À à đúng là cô Ngọc Tú bảo tội tiếp, đón mẹ con cô thật chu dáo, nhưng tôi còn hàng đống công việc phải làm. Tôi nghĩ ...– Dạ dạ .... - Ý Liên vội nói - Tại chưa nghe chị Hai nói rõ mẹ con tôi sẽ ở trong phòng này nên chưa lau chùi. Chị đừng lo, tôi làm chút xíu là xong hà.Bà Hai cao giọng:– Được rồi! Lúc nào cô dọn thì tùy cô, còn bây giờ qua đây ăn cơm với tôi.Ý Liên nén tiếng thở dài. Chị linh cảm chuỗi ngày tiếp theo của hai mẹ con chị trong ngôi biệt thự sang trọng này sẽ không dễ dàng gì. Ngọc Tú nhiệt tình, Ý Liên không hề nghi ngờ lòng tốt của bạn. Tuy nhiên, kể từ sau ngày cưới của Ngọc Tú thì đây là lần đầu tiên chị tiếp cận Sum:Và sự lãnh đạm của anh ta, Ý Liên không thể không nhận thấy. Bây giờ đến thái độ của bà Hai ... Có vẻ bà ta không hoan nghênh hai mẹ con Ý Liên.Thật ra, bữa ăn tối vẫn chưa chuẩn bị xong. Bà Hai nói với Ý Liên:– Nhà này to rộng như vầy, có tới mười mấy căn phờng nhưng chỉ mỗi một mình tôi vừa đảm nhận đi chợ nấu ăn, quét dọn giặt giũ và hàng tá công việc ...Ý Liên rụt rè:– Tôi thì không được khéo léo lắm, nhưng xin chị để cho tôi phụ giúp chút ít công việc nhà với chị.Bà Hai tặc lưỡi.Mới vừa nãy, cô Ngọc Tú gọi điện về có bảo tôi nói với cô hãy phụ làm vài việc nhà. Tôi còn lưỡng lự nhưng ... bây giờ nghe cô nói vầy tôi hết áy náy rồi.Từ mai, tôi sẽ nhờ cô vài việc. À! Bây giờ cô gọt hai trái dưa leo với mấy trái cà chua giùm tôi nghe.Ý Liên vừa gọt, xắt đưa leo, cà chua xong thì Ý Lệ bảo nó đi vệ sinh:Bà Hai nghe được liền nói:– Toa-lét ở bên này này! Cô dẫn nó vào đồ đi. Đi vệ sinh xong, nhớ dội nước và rửa tay bằng xà bông đàng hoàng nghe.Toa-lét nằm gần phòng ăn tuy không có bồn tắm nhưng nó thật sự làm cho bé Y Lệ choáng ngợp, Màu gạch men của sàn và bốn bức tường, bồn cầu, bồn rửa bằng men láng bỏng. Trên kệ kính cao ngang mặt người gần chỗ bồn rửa, có đến hơn chục thứ xà bông, dầu gội.Ý Lệ đứng ngây người. Nhà vệ sinh của người giàu có, nó thật sạch sẽ và thơm tho.– Mẹ ơi! Nhà vệ sinh mà rộng quá chừng há mẹ.Ý Liên đảp qua quít:– Ừ, thì dì Ngọc Tú giàu nên phải như vậy chớ sao con. Thôi, lẹ lên rồi ra ăn cơm. Chắc con đói lắm phải không?Gật đầu, cô bé nói nhỏ:– Con khát nước nữa mẹ à.– Mẹ biết là vậy. Nhưng con nghe mẹ dặn nè. Cho dù bụng con làt đói rất khát thi lát nữa con vẫn phải ăn uổng từ tốn, đàng hoàng, nghe chưa?– Dạ.– Còn nữa! Đồ đạc ở đây từ cái chén tới đôi đũa đều là những loại quý giá, con phải, cẩn thận đó.– Dạ, con nhớ rồi mẹ ạ.Ý Lệ đáp như vậy nhưng trong lòng cô bé không khỏi không có ý nghĩ:“sẽ đi một vòng trong ngôi biệt thự này. Chắc là còn nhiều đồ vật đẹp và quý nữa”.Ý Lệ to mò quá đi mất.Đêm đó, tuổi thơ vô tư nên cô bé Y Lệ ngủ rất say, còn chị Ý Liên thì thao thức mãi.Lên đất Sài Gòn, gặp được Ngọc Tú và bạn cho tá túc, nhưng Ý Liên vẫn nghe lòng nặng trĩu. Không biết thời gian chờ đợi Ngọc Tú trở về sẽ là bao lâu?Một tháng? Hai tháng? Và trong suốt thời gian này, mẹ con chị sẽ sống ra sao?Không có Ngọc Tú ở nhà thật bất tiện. Nhưng nếu bỏ đi, chị cũng chẳng biết đi đâu. Thôi thì cứ xem tình hình rồi tính.Sáng hôm sau, Ý Liên nhanh chóng thành người giúp bà Hai làm công việc nhà:chuẩn bị bữa điểm tâm, lau chùi bàn bếp ... Bà Hai nói việc lau sàn nhà khắp ngôi biệt thự rộng thênh thang này thường làm vào buổi xế chiều.Ông chủ nhà thức dậy lúc sáu giờ, ăn điểm tâm trong phòng ăn rồi đi làm ngay. Ý Liên đem bữa điểm tâm lên cho Sum. Chị muốn chính thức chào ông xã của bạn và nói đôi lời cảm ơn.Tuy nhiên, Sum chỉ gật đầu thật nhẹ khi Ý Liên chào, rồi sau khi Ý Liên nói lời cảm ơn thì anh ta bình thản đáp:– Tôi thường xuyên đi vắng, chẳng biết gì chuyện ở nhà cả. Hôm qua, vợ tôi đã nói vậy thì chị cứ tự nhiên nhé. Nếu có gì chưa rành rẽ, chị hỏi chị Hai. Chị Hai sẽ chỉ dẫn thêm cho chị.Quay xuống bếp, Ý Liên nhận ngay cái nhìn săm soi của bà Hai. Bà ta đủng đỉnh hỏi:– Thế nào, cô thấy cậu chủ là người lạnh lùng phải không? Ứ, cậu ấy vốn rất ít nói, so với cô chủ thì khắt khe hơn nhiều. Tôi phải nói trước để cô biết mà xử sự đúng mực, kẻo mất lòng cậu ấy.– Dạ .... Được chị Hai chỉ dẫn, tôi cám ơn lắm lắm.Bà Hai hài lòng ra mặt. Bà đang tỏ rõ uy thế của mình trước mặt một phụ nữ sa cơ lỡ vấn như Y Liên.Theo lời bà, Ý Liên biết những lúc Sum ở nhà thì mẹ con chị chớ nên bén mảng vào biệt thự. Khi quét dọn lau chùi thì phải hết sức cẩn thận, bởi tất cả đều là loại quý giá đắt tiền. Thêm một vấn đề bà Hai đặc biệt lưu ý Ý Liên, đó là cậu quý tử Hoàng Vũ. Đừng có dại dột mà 1àm cho cậu ta nổi giận lên.Trong lúc, chị Ý Liên chăm chú lắng nghe những lời dặn dò của bà Hai thì cô bé Ý Lệ không thể kềm nén được sự tò mò háo hủc tràn ngập và bắt đầu khám phá ngôi biệt thự mà theo nhận xét của cô bé, thì nó y như lâu đài trong những câu chuyện cổ tích.Tất nhiên. Ý Lệ còn nhớ một số lời căn dặn của mẹ, nên không sờ món đồ vật trong các gian phòng. Mà thật ra cô bé thấy chỉ cần ngắm nhìn thôi cũng đủ lắm rồi. Mọi thứ đều tuyệt vời! Đi chân trần trên sàn nhà lát gạch men láng mướt mói mát làm sao.Đi qua hết phòng ăn, phòng khách và mấy gian phòng đẹp để cửa không khóa khác, Ý Lệ ngập ngừng vài giây rồi leo lên cầu thang lầu. Cô bé giật mình suýt la lên. Thang lầu bằng gỗ, láng bóng như bôi mỡ làm.Ý Lệ trượt chân loạng choạng. May mà níu kịp lan can.Lên tới tầng một, Ý Lệ thở phào. Rón lén như kê trộm, Ý Lệ mở cửa căn phòng đầu tiên. Cô bé sững người, choáng ngợp vì dàn máy giải trí trong phòng.Chiếc tivi thật to, hai thùng loa cũng to tưỏng; bên dưói kệ tivi còn có những máy móc khác mà Ý Lệ không biết là gì. Tất cả được đặt sát vách tường. Phòng có nhiều chiếc ghế bọc da và tranh ảnh. Chưa bao giờ Ý Lệ nhìn thấy cái tiiv to cỡ này. Trời ơi! Được coi phim hoạt hình bằng cái tivi này thì ... sướng phải biết!Ý Lệ đển gần kệ tiyi, ánh mắt ước ao thèm thuồng. Hồi ở nhà, cũng có tivi, nhưng ngay khi ba vừa ngã bệnh thì nó bị người ta khiêng đi mất. Mẹ nói với Ý Lệ là tại ba thiếu nợ và người ta lấy đồ đạc trong nhà để trừ nợ.Chợt. Xoảng ...Ý Lệ giật bắn người, lấm lét nhìn quanh. Không có ai cả! Ý Lệ lò cò đi ra cửa. Cô bé khựng lại. Cánh cửa phòng đối diện bật mở và một đứa con trai mặc bộ đồ vải kẻ sọc tay dài đang cầm khăn lau tay. Dưới chân cậu ta cái ly vỡ tan, mảnh thủy tinh văng tung tóe.Cậu nhỏ có lẽ lớn hơn Ý Lệ chừng bốn hay năm tuổi gì đó. Cô bé đoán có lẽ đây là Hoàng Vũ, con trai của dì Ngọc Tú. Bết chợt Hoàng Vũ ngước lên. Mặt nó đang nhãn nhó rất khó coi. Vũ có vẻ sửng sốt khi nhìn thấy Lệ. Sau đó thì nó xẳng giọng:– Mày là a? Tại sao lại đứng ở đây vậy hả?Ý Lệ đáp lí nhí:– Tui là Ý Lệ! Tui với mẹ tui mới đến đây chiều hôm qua.Hoàng Vũ hách dịch hỏi:– Mày lên đây làm gì? Nói!Ý Lệ luống cuống không biết phải trả lời thế nào. Cậu chủ nhỏ đang trợn mắt nhìn cô bé, thật dử dằn.– Ơ tui ...tui ... Tui chỉ lên coi cho biết thôi.– Biết cái gì! Mày không có phận sự thì đừng có lên đây. Nghe chưa?Ý Lệ gật đầu ngay:– Được được, tui đi liền!Ý Lệ muốn bước nhanh nhưng hai chân cứ ríu lại.– Ê khoan! Mày đứng lại đó!Thót tim, Ý Lệ khựng lại:– Anh nói gì?Hoàng Vũ hất hàm:– Mày lau dọn chỗ này đi! Nhớ hốt sạch mảnh thủy tinh và lau chổ khô nghe.Thấy Ý Lệ còn tần ngần, Hoàng Vũ lại gắt gỏng:– Tao biểu máy làm mà sao mày đứng trơ ra đó hả?Ý Lệ xét nét:– Để tui xuống dưới nhà tìm chổi với giẻ lau rồi lên lau dọn mới được.Hoàng Vũ định nói nữa thì cơn ho kéo tới Vũ ôm ngực ho khù khụ một thôi dải mới ngưng lại:Vừa thở, nó vừa chỉ tay:Trong toa-lét ở dằng kia có đủ cả. Mày tới lấy cho lẹ đi.Lại thêm một chốn trong mơ! Nhưng lần này Ý Lệ không thể ngắm nghía được:Cô bé phải tìm giẻ lau, chổi và cái túi để đựng mảnh ly thủy tinh.Hoàng Vũ nằm trên giường, cơn ho làm cậu ta mệt và khó chịu. Cậu ta không hề để mắt tới Ý Lệ cho tới khi cô bé đọn xong hậu quả cậu ta gây nên.May mắn là Ý Lệ không bị mảnh vụn thủy tinh đâm vô tay. Cô bé đứng lên ... Thoạt đầu, không nhìn thấy Hoàng Vũ bởi đống mền gối cao nghệu và bề bộn trên giường. Hoàng Vũ nhắm mắt. Ý Lệ lúng túng, không biết nên nói một tiếng hay là lặng lẽ rút lui. Nãy giờ Ý Lệ gần như nín thở:Nhưng cái sợ đang lùi dần, và ... sự tò mò bắt đầu trở lại, Ý Lệ liếc nhanh căn phòng. Nó thật rộng.Tường có màu xám trắng, cái giường nệm cũng rộng. Trong phòng còn có xa lông, tủ áo, kệ trang trí đựng nhiều món đồ chơi của con trai.Nấn ná thêm yâi giây, Ý Lệ không đủ can đảm lên tiếng nên rón rén đi ra.Xách cái túi xốp xuống nhà, Ý Lệ tìm trao cho mẹ. Nghe con gái nói chuyện nó vừa làm, chị Ý Liên giật mình hoảng sợ:– Trời đất! Con làm việc đó ư? Có bị đứt tay không vậy?Ý Lệ lắc đầu và chị Ý Liên thở phào sau khi kiểm tra hai bàn tay cô bé, tin chắc là không bị một vết thương nào:Để ý thấy hai mẹ con họ nhỏ to với nhau, bà Hai gặng hỏi rồi sau đó trợn mắt kêu lên thảng thốt:Con nhỏ này gan thiệt nghe, sao mà dám tự tiện lên lầu, hả? Chắc mày sờ mó đồ đạc làm nó bị bể chứ gì?Ý Lệ lắc đầu:– Dạ, hổng phải là con làm bể đâu. Là anh con trai của dì Ngọc Tú đó. Chính ảnh biểu con quét dọn mà.Bà Hai hầm hừ:– Đừng có trả treo như vậy! Cô Ý Liên nè! Cô nhớ dạy dỗ con gái cô lại cho đàng hoàng nghe. Tối nói rồi, cậu Sum rất nghiêm khắc. Nếu để xảy ra chuyện gì nữa thì cô không gánh nổi đâu.– Dạ, tôi nhớ mà. Tôi nhất định không để chuyện như vầy xảy ra lần nữa đâu.Kéo Ý Lệ ra sân sau, chị Ý Liên lặng lẽ nhìn cô bé giây lâu, chép miệng buồn rầu nói:– Con làm mẹ thất vọng quá, Ý Lệ à. Tại sao con không nghe lời mẹ chứ?Hai mẹ con mình đã hết đường để đi, hết nơi để tới rồi. Bây giờ hai mẹ con mình ở đây. Nhà dì Ngọc Tú giàu có, đồ đạc toàn những thứ đắt tiền, lỡ như con làm đổ bể hư hại thì lấy gì mà bồi thường? Đó là chưa kể ... Mà thôi!Ý Lệ buồn hiu. Cô bé biết là mình có lỗi. Nhưng cũng vì cô đã không đè nén được sự tò mò.Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ. Con sẽ không làm như vậy nữa đâu mẹ đưng buồn nữa nghe mẹ.Chị Ý Liên gượng cười, không trách mắng thêm nữa.Bà Hai thì sau khi chì chiết Ý Liên, chạy lên lầu xem cậu chủ nhỏ thế nào.– Hoàng Vũ à! Có sao không?Hoàng Vũ ngồi giữa đống mền gối, nhăn mặt hỏi lại trống không:– Sao là sao?– Ờ, con nhỏ Ý Lệ nó nói vừa mới dọn chỗ ly chén Vũ làm bể. Dì Hai sợ là Vũ của dì Hai đứt tay đó mà.– Tôi không mó vô thì bị cái gì? Mà dì Hai nè! Con nhỏ đó sao lại ở trong nhà mình?– À! Dì Hai nghe nói mẹ nó với mẹ của Vũ là bạn cũ. Hình như gặp biến cố gì đó và bây giờ lên ở đậu trong nhà mình, nhờ mẹ Vũ giúp đỡ.Hoàng Vũ “hừ” một tiếng:– Lại là nhờ vả. Dễ ghét! Mẹ con bà ấy ở đây bao lâu?Bả Hai thớ hắt:– Tới khi nào mẹ Vũ quay về mới tính tiếp. Trưa hôm đó, Hoàng Vũ xuống nhà ăn cơm. Nhân lúc chó bà Hai dọn cơm, Hoàng Vũ ra ngoài đảo mắt tìm kiếm ý Lệ.A, kia rồi! Con nhỏ đang bên hồ cá cảnh, ngắm nghía mặt nước có những cánh bèo to nhỏ và vài bông hoa súng.Hoàng Vũ tới gần:– Ê, con nhỏ kia! Mày làm gì đó?Đang ngồi trên thành hồ cá, Ý Lệ giật mình đứng phắt dậy:– Dạ, tui ...– A à! Ấp a ấp úng, chứng tỏ mày đang làm chuyện mờ ám rồi. Có phải là tính bắt cá trong hồ?Ý Lệ tròn mắt ngơ ngác một giây rồi lắc đầu nguầy nguậy:– Không có! Tui chỉ nhìn thôi mà.Hoàng Vũ nhếch mép:– Hừ! Tao nói cho mày biết. Đừng có bày đặt phá phách nghe. Cá của tao tới cả trăm ngàn đồng một con, nếu bị mất hay chất thì mày đền không nổi đâu. Đi chỗ khác, mau!Ý Lệ lủi thủi bỏ đi qua gốc mận. Cô bé không nhìn thấy Hoàng Vũ đang điểm nụ cười khoái trá.Quay vào nhà, Hoàng Vũ rẽ qua phòng ăn.Bà Hai ngọt ngào:Bé Vũ có chắc chắn là ăn cơm được rồi không? Hay là dì Hai múc cháo cho Vũ ăn Hoàng Vũ cộc lốc:– Tôi ăn cơm.– Được, dì Hai dọn xong ngay đây.Bà te tái vào bếp, giục Ý Liên:– Cô bới cơm ra thố nhanh đi?Ý Liên bới thố cơm đem qua phòng ăn cùng vói tô canh. Bà Hai còn múc to xúp và dĩa tôm hấp nên đi sau.Từ chiều hôm qua tới bây giờ, chị Ý Liên mới gặp mặt con trai của bạn.Thằng bé ngồi bên bàn ăn, lưng day về phía chị nên chị không nhìn thấy mặt nó ngay. Đi vòng qua bàn xong, chị nhìn Hoàng Vũ, điểm nụ cười thân thiện.– Chào cháu Hoàng Vũ! Dì tới đây từ chiều hôm qua. Dì nghe nói cháu bị bệnh, giờ chắc khỏe nhiều rồi hả?Hoàng Vũ câng câng:– Khỏe rồi tôi mới xuống ăn cơm được chứ.Ý Liên bối rối. Chị không thể ngờ con trai Ngọc Tú lại vô phép xấc xược như vậy. Nó giống cha nó chăng? Chứ giống Ngọc Tú thì không lạnh lùng ngang tàng thế này.Ý Liên cười cười xua đi bối rối:– Ờ ... để dì bới cơm cho cháu Vũ nhé!– Thôi, không cần đâu! Dì đi làm công việc của mình đi, để dì Hai lo cho tôi được rồi.Câu nói của thằng bé khiến Ý Liên vừa hụt hẫng vừa cảm thấy tủi thân. Mất hết tiền bạc nhà cửa, chị chạy đến nhờ người bạn thân, nhưng với đứa con của bạn thì chị khác gì một kẻ giúp việc?Bước vào bếp, chị nói với bà Hai:– Cậu bé ấy không để tôi bới cơm mà chờ chị kìa.– Đương nhiên! Tôi chăm sóc cậu ấy từ nhỏ, mới hiểu tánh ý mà làm chứ. Cô dọn giùm chỗ bếp này, rồi hai mẹ con cô ăn cơm đi.Hoàng Vũ ngồi dựa ngửa trên ghế, lơ đãng dõi theo tay bới cơm rồi cầm đũa gắp thức ăn của bà Hai. Nó bất chợt hỏi:– Dì nói là nhà cái bà đó gặp biến cố à? Biến cố gì vậy?– Dì cũng không rõ nữa. Hình như cô ta bị chủ nợ vây bủa dữ lắm. Đó là lúc chồng cô ta chết, mẹ của Vũ có đi đám tang, về nói sơ qua, khj ấy dì không để ý lắm nên quên luôn ...Đây, Vũ ăn đi. Canh khổ qua dì Hai nấu không có bị đắng đâu.Hoàng Vũ bưng chén cơm, ăn thật chậm. Vũ không thích vẻ mặt dàu dàu của bà mẹ và vẻ lấm lét dáo dác của con nhỏ Ý Lệ. Cái vẻ thiểu não tiều tụy của mẹ con bà ta khiến Vũ khó chịu và bực bội. Trong nhà này, thường ngày vốn chẳng có mấy niềm vui, bây giờ hai mẹ con bà ta lại mang mây xám tới, càng làm không khí nặng nề ảm đạm.– Dì Hai nè! Dì hỏi bà ta coi, tại sao mà bà ta bỏ nhà lên đây.– Ừ, dì sẽ hỏi cho! - Bà Hai đáp sốt sắng rồi chợt tò mò - Mà ... Vũ muốn biết chuyện của cô ta làm gì?Hoàng Vũ nhăn mặt càu nhàu:– Dì tò mò quá! Bảo hỏi thì cứ hỏi giùm tôi đi.Bà Hai im re. Cậu chủ nhỏ này vẫn là cậu chủ nhỏ khó chịu và hơi bí hiểm.Nếu là con gái, chắc nó sẽ nói nhiều hơn và bà còn hiểu tánh ý của nó mà liệu.Ngay hôm sau, bà Hai hỏi Ý Liên. Để chuẩn bị vào đề, bà ta phải vờ nói năng cư xử với chị nhẹ nhàng cởi mở hơn.Vô tình, Ý Liên ngỡ bà Hai muốn san sẻ tâm sự của mình nên đã kể cho bà Hai nghe tất cả. Chị bộc bạch rằng mình dự định sẽ nhờ Ngọc Tú tìm một công việc gì đó ở thành phố này. Trước mắt, cần có cái ăn cho hai mẹ con rồi sau đó sẽ cho Ý Lệ đi học lại.Những lời tâm sự chân thành của Ý Liên khiến bà Hai xốn xang khó chịu.Nếu như cô chủ của bà ra tay giúp đỡ Ý Liên thì sự giúp đỡ đó sẽ không nhỏ.Hừ! Cô ta chỉ là đứa bạn học cũ của cô chủ thôi mà, cớ gì cô ta lại được nhận sự giúp đỡ lớn lao của cô chủ? Trong khi bà là người từng có ơn lớn với nhà cậu chủ và phò trợ vợ chồng họ từ cả chục năm nay. Vậy thì sao sự giúp đó không dành cho bà?Mang tâm trạng bứt rứt không yên, bà Hai nhân lúc thuận tiện thẽ thọt với Sum, đó là lúc Sum về ăn cơm chiều.Anh ta hỏi bà Hai:– Mấy hôm nay, tình hình ở nhà thế nào hả chị Hai?Bà Hai khẽ thở dài:– Dạ, cũng bình thường. Cô Ý Liên phụ tôi một số việc nhà. Cổ nói chờ cô Ngọc Tú về, sẽ nhờ cô Tú tìm giùm việc làm bên ngoài – Đoạn bà ta chép miệng - Cũng tội nghiệp! Mang nợ nần, nhà cửa bị xiết hết, hình như ngoài nơi này, cổ hổng còn chỗ nào để đi nữa.Sum im lặng ăn cơm, chừng như để suy nghĩ. Vài phút sau, anh ta dè dặt hỏi:– Cô ta phụ chị .... cũng ổn chứ?Bà Hai xuề xòa:– Dạ, trước mắt thì tạm ổn, nhưng còn về lâu về dài thì tôi không biết ra sao nữa. Mà cậu ... có thể tìm giúp cô ta một công việc gì không?Sum lạnh lùng:– Đó là bạn của vợ tôi, tôi không có trách nhiệm phải lo chuyện bao đồng.Chị nghe này! Hãy trông chừng cô ta! Dù sao thì mối quan hệ của cô ta với Ngọc Tú cũng không phải là gần gũi lắm, cho nên ...– Dạ, tôi hiểu, thưa cậu.Bà Hai hí hửng ra mặt. Cậu chủ đã nói vậy có thể coi là ngầm đồng ý cho bà làm gì thì làm. Đây là thuận lợi lớn cho bà. Bây giờ, việc cần làm tiếp theo là báo cáo với cậu chủ nhỏ.Nghe bà Hai nói qua mọi chuyện, Hoàng Vũ nhăn mặt:– Cái gì? Nếu nói như vậy hổng phải là bà ta và con nhỏ đó sẽ ở lại nhà mình lâu dài hay sao?– Ứm. Có lẽ là vậy.– Không thể được! - Hoàng Vũ la lên - Tôi ghét bộ mặt đưa đám của nó, cả cái bộ lôi thôi lếch thếch của mẹ nó nữa.Bà Hai thở nhẹ:– Nhưng họ là khách của mẹ Vũ ...Hoàng Vũ nhếch nụ cười bí hiểm:– Thì tôi có nói gì đâu! À, cảm ơn dì. Ngày mai, dì có thể về nhà một lát thăm mấy đứa cháu của dì. Đây, cái này tôi gởi cho tụi nó ăn bánh.Hoàng Vũ tuy môi mười mấy tuổi đầu nhưng đã biết cái cách thức dùng tiền để sai khiến kẻ khác, dù cho kẻ đó lớn tuổi hơn cha mẹ mình.Buổi sáng hôm sau, lúc bà Hai chuẩn bị đi chợ, Hoàng Vũ gặp bà và gởi mua đồ.Thoạt đầu, bà Hai bảo chị Ý Liên đi chợ với mình, nhưng sau khi cậu chủ nhỏ thì thầm gì đó thì bà Hai đổi ý. Thay vào đó, bà bảo Ý Liên nhổ cỏ ở mấy bồn hoa xung quanh biệt thự.Chị Ý Liên sợ Ý Lệ lại tò mò đi lung tung trong biệt thự nên bắt nó cùng làm việc với mình. Công việc xong, vừa vặn bà Hai đi chợ về. Hai mẹ con tiếp tục nhặt rau và làm mấy việc lặt vặt giúp bà.Như mọi ngày, bữa ăn trưa thường chỉ có Hoàng Vũ, sau đó bà Hai và hai mẹ còn Ý Liên ăn với nhau.Bà Hai nói với Ý Liên:– Chiều nay, cô lau phòng khách, phòng ăn và lau chùi gian bếp giùm tôi nghe. Tôi nghỉ buổi chiều về nhà. thăm mấy đứa nhỏ, khoảng năm giờ tôi trở qua. Cô nhớ đừng làm gì khiến cậu nhỏ nổi giận nghe.Chị Ý Liên liếc nhìn Ý Lệ, ánh mắt như thầm nói:“con liệu đó nghe chưa!”.Ý Lệ buồn hiu. Không có việc gì để làm. Hồi ở dưới quê, cô đã giúp mẹ rất nhiều việc có cá rửa chén, giặt đồ ...nhưng bây giờ chắng được mó tay vào. Mẹ bảo đồ đạc, chén đĩa ở đây toàn là loại quý, đắt tiền, nếu chàng may làm làm bể thì chẳng thể nào đền nổi.Ý Lệ thơ thẩn sau vườn. Buồn bã không ngự trị lâu dài và tuyệt đối trong trí óc non nớt thơ ngây của cô bé.Giữa thành phố ồn ào náo nhiệt, ngột ngạt và đầy khói bụi, thì không gian xanh trong ngôi biệt thự này là chốn ý tưởng cho lũ bướm ong, chuồn chuộn bay lượn.Những con bướm nhỏ xinh xắn màu vàng và trắng thật nổi bật trên nền xanh mướt của lá cây. Lũ bướm làm Ý Lệ háo hức. Cô bé rón rén, đưa tay ra và nín thở ... .Ồ, hụt rồi! Con bướm nhỏ xíu xiu mà nhạy cảm ghê. Y như rằng nó nghe được cả hơi thở của Ý Lệ vậy – Ê!Ý Lệ giật mình và biết ngay phía sau lưng mình là ai. Cô bé quay lại.Hoàng Vũ nhìn Ý Lệ bằng cái nhìn trịch thượng, khinh khỉnh và ... bí hiểm.Không như lần trước, lần này cậu ta cứ nhìn Ý Lệ chứ không vội nói gì. Thái độ của Hoàng Vũ khiến Ý Lệ hoang mang, lo lắng. Trước mắt Ý Lệ không phải là cậu chủ chỉ hơn Lệ dăm bảy tuổi mà Lệ cô cảm tưởng Hoàng Vũ là một hung thần to lớn dữ tợn. Lệ thấy mình nhỏ bé và thật yếu ớt. Tưởng chừng như chỉ cần Hoàng Vũ hét lên vài tiếng nữa thì Ý Lệ sẽ ngã ra chết giấc luôn.– Ưm ... Anh nói gì ạ?Thọc hai tay vô túi quần soọc, Hoàng Vũ khệnh khạng đi tới đi lui trước mặt Ý Lệ mấy phút,,mới nói:– Mày với mẹ mày tính ở đây tới bao giờ? Tới lúc mẹ tao quay về à?Ý Lệ nhìn Hoàng Vũ rồi cụp mắt xuống im lặng.Hoàng Vũ quát:– Mày khi dể tao hay sao mà hổng chịu. trả lời, hả?Ý Lệ lắp bắp:– Dạ .... tui ... tui đâu đám khi dể anh.– Vậy thì tại sao mày hổng trả lời câu hỏi của tao?Ý Lệ hơi mím môi:– Anh đã biết mẹ tôi và tôi tới đây nhờ dì Ngọc Tú, dì Ngọc Tú bảo mẹ tôi chờ dì ấy về Anh. .... biết mà. còn hỏi tôi làm gì?Hoàng Vũ trừng mắt:– Ở đây, tao môi là người có quyền hôi, mày đừng có bày đặt vặn vẹo tao.Ý Lệ lặng thinh.Hoàng Vũ cười khan:– Tao đương nhiên biết mẹ tao bảo mẹ con mày ở lại đây. Nhưng mà ... – Vũ nhướng mày, vẻ thắc mắc rất kịch - Gia đình mày nợ nần nghèo khó rồi cứ tự nhiên vậy mà tới đây bắt mẹ tao phải lo lắng cho à? Sao mà vô lý vậy? Bộ nhà tao tiền dư lắm hả? Nói cho mày biết, ba của tao làm ra tiền đâu phải dễ dàng mà dem giúp dân bá vơ!Hình ảnh Hoàng Vũ nhòe đi, mắt Ý Lệ mờ nước mắt, môi cô run lên, nghẹn ngào uất ức ...Hoàng Vũ “hứ” một tiếng rõ to:– Đúng là đồ mít ướt. Dễ ghét! Tao sẽ chờ coi mày với mẹ mày có can đảm ở lại trong nhà của tao bao lâu?Nói xong, Hoàng Vũ bỏ đì vào nhà, để lại Ý Lệ đứng đó, nước mắt tuôn dòng theo từng tiếng nấc tủi hờn.với các phòng ban. Con gọi điện đến cho ba có chuyện gì vậy?– Trưa nay, ba về nhà đưóc không?– Về nhà? - Sum hỏi lại.– Phải, ăn cơm một mình hoài, con chán quá! Ba về ăn cơm với con nghe?Im lặng một lát, Sum đáp nhẹ:– Ừ. Khoảng mười một giờ rưởi, ba sẽ về.– Dạ, con chờ ba.Gác máy, Hoàng Vũ bật cười lớn. Tất cả đã chuẩn bị xong, bây giờ chỉ còn việc chờ đợi mà thưởng thức.Cậu ta chạy bay xuống thang lầu ...– Dì Hai! Dì Hai à!Bà Hai lạch bạch chạy lên:– Có đây, có đây! Bé Vũ của dì đói bụng rồi à?– Không. Dì đi mua sữa chua cho tôi nghe, nó hết từ mấy hôm nay rồi.Bà Hai chưng hửng. Bà nhớ rõ là mới mua năm lố sữa từ chủ nhật tuần rồi mà. Đành là cậu nhỏ rất thích ăn sữa chua, nhưng không thể ăn hết nhanh như vậy.– Ơ! Dì Hai nhớ là mới mua ...– Hổng lẽ tôi nói xạo! - Hoàng Vũ nạt ngang - Bảo dì đi mua thì cứ đi mua đi.Bà Hại gật đầu:– Để dì bảo cô Ý Liên đi mua, vì dì đang chuẩn bị cho bữa ăn trưa mà.Hoàng Vũ bực:– Bà ta đi mua thì bao giờ mới về? Đường sá không rành, chắc siêu thị cũng chưa hề vô. Dì di cho xong. Bữa trưa ấy à, hãy còn sớm mà!Bà Hai đành phải bỏ việc chuẩn bị bữa trưa vì cái mệnh lệnh của cậu chủ nhỏ.Chị Ý Liên phải thay bà coi xoong canh và chảo cá chiên, chuẩn bị bày bàn ăn.Hoàng Vũ lên lầu. Lát sau, cậu ta gọi Ý Liên:– Dì Ý Liên! Dì lên đây, tôi nhờ một chút!Ý Liên đang lau chén. Ý Lệ đứng kế bên. Cô bé nhìn lên lầu, nét mặt căng thẩng. Níu tay mẹ, cô bé nói nhỏ:– Mẹ ơi! Lên đó làm gì vậy?– Thì chắc có chuyện cần nhờ, cậu ấy mới gọi mẹ. Để mẹ lên xem sao. Còn con, ở đây nhớ đừng có mó tay vô bất cứ cái gì nghe – Dạ.Ý Liên lên lầu. Lần đầu tiên chị lên tầng lầu của ngôi biệt thự sang trọng.Chị không có tâm trí quan sát đồ vật trên lầu, lòng hơi lo và thắc mắc không hiểu cậu nhỏ gọi mình vì chuyện gì. Chị cũng chừa biết cậu ta ở trong phòng nào. Còn đang tần ngần thì cánh cửa gần đó bật mớ. Hoàng Vũ đi ra.Chị Ý Liên mỉm cười:– Cháụ Vũ gọi dì lên làm việc gì?Hoàng Vũ nhún vai:– Chỉ là. .. nhờ dì chút xíu. Tôi lỡ tày làm đổ màu vẽ trên ghế xa lông, dì giải quyết giùm tôi nghe.– À được! Ở đâu vậy cháu?– Trong căn phòng phía trước kìa:Dì cứ đi thẳng là tới.Hành lang hơi tối. vì rèm cửa phía trước buông kín. Ý Liên bươn bả bước tới. Chợt xoảng ...Ý Liên khựng lại. Tim muốn ngừng đập, nghe bắp chân mình đau điếng.Định thần nhìn lại thì ...một đống mảnh gốm sứ tung tóe.Hoàng Vũ đến sát sau lưng chị tự lúc nào. Nó la lên thảng thốt:– Trời ơi! Dì có mắt hay không vậy. Cái bình vỡ tan tành rồi.Ý Liên tái mặt:Hinh như nó là chiếc độc bình cao gần một thước đặt trền.cái đôn gỗ cẩn xà cừ ở góc tường.Chị ôm mặt, nghe từng thớ thit trên người mình run lên. Trời ơi! Tại sao chính chị lại là người gây chuyện? Chị cúi xuống, run run nhặt lấy mảnh vỡ của chiếc bình. Sớ nó trắng muốt không khác gì mảnh chén kiểu. Một sợi dây nilông nằm dưới sàn nhà. Phải rồi! Chị vừa nghe chân mình vướng vướng thì chiếc độc bình ngã xuống.Hoàng Vũ tiến tới điềm nhiên cúi nhặt đầu sợi dây vấn thành những vòng tròn quanh bốn ngón tay mình.Ý Liên nhìn Hoàng Vũ, giọng chị nghe khàn khàn:– Sợi dây này ... là sao?Hoàng Vũ tỉnh bơ:– Ừ, sợị dây này là của tôi. Thì đã sao nào? Dì vô ý vô tứ làm bể cái độc bình, chả lẽ dì nói là lỗi do tôi?– Mẹ ....Ý Liên quay lại. Có lẽ tiếng động quá lớn khiến ý Lệ ở dưới nhà cũng nghe thấy và cô bé chạy lên lầu.Ý Lệ đến bên mẹ ....ngơ ngác nhìn sàn nhà đầy mảnh vỡ.Cô bé chưa mở miệng nói tiếp được lời nào thì Hoàng Vũ cao giọng:– Cái bình này, ba tôi quý lắm. Nó là do nội tôi để lại cho ba. Vậy mà chỉ một phút bất cẩn của dì ... Dì nói đi! Dì sẽ đền cho ba tôi thế nào đây?Tiếng gót giày nện mạnh phía đầu cầu thang. Ý Liên luống cuống hơn. Chị biết chắc chắn đó là Sum. Phen này thì nguy to rồi.Sum hỏi trống không:– Chuyện gì vậy? Tại sao ...Hoàng Vũ lẹ miệng:– Ba coi đó. Dì ta làm bể cái độc bình rồi.Ý Liên đứng lên,. lắp bắp:– Xin iỗi anh, tôi không cố ý ... Hình như cháu Vũ cột một sợi dây băng ngang và tôi không nhìn thấy, nên ...Sum lạnh lùng:– Chị lên đây làm gì? Dạ .... cháu Vũ nhờ tôi dọn chỗ ghế bị dính màu gì đó.Sum quay qua con trai:– Con vô phòng đi! Ba sẽ nói chuyện với con sau!Hoàng Vũ vào phòng. Ý Lệ nhìn theo. Cô bé đoán chắc chắn mẹ mình bị tên đó hại chứ không thể nào mẹ mình làm bể cái bình to tướng như vậy được. Đồ xấu xa!Hoàng Vũ quay đi, cậu ta đã chạm cái nhìn của nhỏ Ý Lệ, và không khỏi rùng mình bên cái nhìn như tóe lửa kia.Sum nhìn “bãi chiến trường”, thở hắt:– Tôi chẳng biết phải nói gì với chị nữa, chị Ý Liên ạ. Thôi thì chị hãy dọn hết chỗ này đã.Ý Liên rụt rè:– Anh Sum ạ! Tôi thật sự" xin lỗi anh. Chiếc bình này là bình quý, chắc chắn tôi không thể bồi thường cho anh lúc này được. Coi như tôi nợ anh, hy vọng sau này tôi sẽ trả cho anh.Sum nhếch môi, phẩy tay:– Tôi không đòi chị phải bồi thường gì đâu. Chị mau dọn đẹp đi rồi còn ăn cơm nữa.Sum vào phòng Hoàng Vũ. Thằng bé ngồi xoay tròn trên ghế trước bàn viết.Thấy cha vào, Vũ dừng lại:– Ba! Ba xử lý bà ta rồi chứ?ĐẶt chiếc cặp da lên giường Hoàng Vũ, ngó nọ một giây, Sum nghiêm nghị:– Đây là tác phẩm của con, ba nói không sai chứ?Hoàng Vũ thộn mặt, nụ cười trên môi tắt ngấm:– Con ... Mà ba cũng không thích mẹ con bà ta ở lại đây chớ bộ.– Dù vậy, con cũng không nên dùng cách này. Bể mất cái độc bình của ba.– Ba bắt bà ta đền đi!Sum lắc dầu:– Không thể được! Cũng như đuổi cô ta đi, không được luôn. Nghe ba nói đây! Cô ta là khách của mẹ con ... à, là bạn thân chứ. Nếu như đuổi cô ta đi, thì mai mốt sẽ phải ăn nói thế nào với mẹ con?Hoàng Vũ cười nham hiểm:– Ba à! Tự mẹ con bà ta ra đi chứ ba đâu có đuổi vậy thì mẹ không thể trách gì ba và con hết.Sum lắc đầu chào thua cậu con trai luôn. Đúng là nó có cái đầu biết nghĩ ra mưu mẹo, y hệt như Sum. Cái này người ta gọi là “hổ phụ sinh hổ tử” đây.– Thôi được rồi, ba không tranh cãi với con nữa. Có điều, ba yêu cầu con không nên làm thêm chuyện nào đại loại như vầy nữa.Hoàng Vũ gật đầu cái rụp:– Dạ, ba đừng lo. Sau hôm nay là tất cả sẽ kết thúc. Con bảo đảm đó.Phía bên ngoài, Ý Liên đã dọn dẹp xong.Xuống nhà, chị bảo Ý Lệ:– Trưa nay bác Sum ở nhà ăn cơm, con đừng xớ rớ ở đây kẻo sinh chuyện nữa thì khổ. Ra sau nhà hay về phòng của mình chơi đi con à.– Mẹ ơi! Con nói cho mẹ nghe cái này đã.– Thôi, có gì để lát nữa hẵng nói. Con không thấy mẹ đang bận tối mặt hay sao.– Dạ.Ý Lệ đi ra. Hôm nay nắng quá gắt. Không thể ra chơi với những cây hoa cảnh. Ý Lệ bèn về phòng.Cô bé đi ra chưa đầy ba phút thì Ý Liên nghe tiếng thét thất thanh:– Ối ... Mẹ ơi, cứu con! Cứu con, mẹ ơi mẹ ....Tiếng kêu khiến bà Hai cũng phát hoảng, trong khi Ý Liên đờ người, chưa hiểu chuyện gì xảy ra.Bà Hai nắm tay chị lôi đi:– Sao cô còn đứng thần người ra đó. Mau! Đi coi con nhỏ bị làm sao nào.Chắc leo trèo gì đó rồi té ngã đây mà.Hai người chạy vào phòng dành cho hai mẹ con Ý Liên.Họ khựng lại trước cảnh tượng trong phòng.Ý Lệ ngồi thụp xuống sàn nhà, sát tường gần cửa ra vào. Trên giường là một con mèo con bé bết máu nằm giữa một mớ bùng nhùng hôi hám.– Ọe ... O ...ẹ ....Ý Lệ nôn thóc nôn tháo.Ý Liên lập cập dìu con gái ra ngoài. Mặt cô bé tái xanh như không còn chút máu, cả người run lẩy bầy. Chị ngước nhìn bà Hai, hoang mang:– Tại sao lại như vầy hở chị Hai?Bà Hai lắc đầu:– Tôi làm sao biết được.– Nhưng không thể tự nhiên lại như vầy được. Có ai đó ... chắc là ai đó đã làm, đã đem cái này vô phòng chùng tôi.Bà Hai trợn mắt:– Cô nói vậy là sao? Ai đem cái thứ gớm ghiếc này vô phòng của cô? Chả lẽ tôi? Cô thấy từ lúc sáng sớm tới glờ, tôi có rảnh rang giờ nào không? Mà tôi làm cái chuyện quái quỷ này để làm gì, hả?– Nhưng ... Chị thấy đó, nó dang ở trên giường của chúng tôi:Cha con Sum xuất hiện. Sum hỏi bà Hai:– Lại cái gì ồn ào nữa vậy chị Hai? Hay là trong phòng của chị Ý Liên có ma?Bà Hai kể lể:– Con nhỏ Ý Lệ vô phòng rồi la làng lên. Tôi với mẹ nó chạy tới, thấy như vậy đó.Sum bước tới ngưỡng cửa ngó nghiêng vào phòng rồi lui ra. Mùi hôi khiến ai nghe được cũng phát buồn nôn.Hoàng Vũ bịt mũi, nhân đó, bàn tay che nụ cười khoái trá.Ý Liên nhìn ông chủ nhà:– Anh Sum ạ! Tôi nghĩ là có ai đó đã làm chuyện này.Hoàng Vũ sấn lên:– Nè nè! Dì nói vậy là sao? Là tôi, ba tôi hay dì Hai đã làm, hả?Ý Liên bối rối. Thằng bé Hoàng Vũ này thật xấc xược.– Không không! Dì không có ý như vậy đâu cháu Vũ à.– Hừ! Miệng lưỡi của dì ghê thật. Ở nhà này có mấy người đâu. Nếu có ai đó, há chẳng phải chúng tôi thì ai?Ý Liên nghe cổ mình nghẹn cứng lại.Nhìn vào mặt Hoàng Vũ, chị tin chắc suy đoán của mình là đúng. Chính nó, vì không thích sự hiện diện của hai mẹ con chị mà bày ra chuyện này. Thật đáng sợ! Chỉ trong một buổi sáng mà nó gây nên hal chuyện kinh thiên động địa. Và trớ trêu là chị không thể làm được gì để chứng minh suy đoán của mình là đúng.Sum nạt con trai:– Con im đi Hoàng Vũ! - Rồi anh ta nói với Ý Liên - Ngay bây giờ, tôi cũng không tài nào lý giải được chuyện quái gở này. Nhưng có lẽ tốt hơn hết là chị hãy tống khứ cái mớ thổ tả đó đi đã. Chứ để đó, hơi hám vi trùng tràn lan thì ai mà chịu nổi.Sum bảo Hoàng Vũ cùng vào nhà với mình.Bà Hai chép miệng, càu nhàu:– Nói thiệt nghen, tự nhiên tôi nghĩ hay là cô đã mang xui xẻo tới, chứ từ hồi đó đến tận bây giờ, đâu có xảy ra chuyện. kỳ cục như vầy. Không biết mai mốt còn những chuyện gì nữa?Ý Liên ôm lấy con gái, nước mắt tuôn rơi lã chã.Ý Lệ thì thào:– Mẹ ơi! Con sợ lắm.Ý Liên trấn an con gái:– Không sao đâu con, có mẹ đây mà.Ngay buổi sáng hôm sau, Ý Liên tranh thủ gói ghém mấy bộ áo quần vào giỏ xách.Tối qua, chị dã hỏi Ý Lệ:– Con nghĩ sao nếu mẹ quyết định rời khỏi ngôi nhà này?– Rời khỏi nơi mhôi nhà này à rồi chúng ta đi đâu hở mẹ?– Mẹ cũng không biết nữa. Nhưng mẹ nghĩ đi nơi khác sẽ ổn hơn. Hình như chỉ có mỗi mình dì Ngọc Tú là nhiệt tình, với hai mẹ con mình.– Phải đó mẹ! Ý Lệ gật đầu bổ sung thêm - Ngay cả bà Hai cũng ghét mẹ và con. Mà con sợ nhất là. Hoàng Vũ. Anh ta cứ nhìn như muốn ăn tươi nuốt sống con vậy. Con sợ lắm, mẹ ạ.Ý Liên đi gặp Sum để nói ý định ra đi của hai mẹ con mình.Lúc đó, Sum và Hoàng Vũ đang ăn sáng. Sau bữa ăn, có lẽ trên đường đi làm Sum sẽ chở Hoàng Vũ đến trường luôn.– Như vầy anh Sum ạ! Tôi nghĩ có lẽ chị Hai nói đúng ...Hình như hai mẹ con tôi là sao Chổi, mang xui xẻo tới cho gia đình anh ...Rút một tấm khãn giấy trong chiếc hộp hình chữ nhật in hoa xinh xắn lau miệng xong, Sum vò tấm khăn giấy, hỏi Ý Liên:– Chị nói rõ ràng hơn được không?– Dạ, Ngọc Tú thì chắc còn lâu lắm mới quay về. Mà ở lại đây, tôi sợ sẽ có thêm nhiều rắc rối dù tôi không hề muốn, cho nên định sẽ ra ngoài sống. Như vậy sẽ không còn phiền phức cho anh và cháu Hoàng Vũ. Tôi sẽ tìm việc làm rồi từ từ cho Ý Lệ trở lại trường học.Hoàng Vũ cũng ngừng ăn, nó hồi hộp chờ sự phản ứng của cha mình.Sum xoa cằm, thoáng đăm chiêu:– Nhưng Ngọc Tú đã căn dặn chị phải ở đây chờ cô ấy. Bây giờ chị đi như vầy ...– Dạ, anh yên tâm. Khi nào Ngọc Tú về, tôi sẽ đến thăm và giải thích với Tú.Tôi tin Ngọc Tú sẽ không giận giận đâu.Sum khẽ thở dài. Nghĩ ngợi vài phút, anh ta bảo:– Chị chờ tôi một lúc!Sum đi ra ngoài. Phòng ăn còn lại chị Ý Liên và Hoàng Vũ. Ý Liên nhìn Hoàng Vũ, cái nhìn dịu dàng nhưng đầy trách móc. Nhưng thằng bé tỉnh như không. Nó vênh mặt lên như thách thức chị.Ý Liên nói nhỏ:– Dì thật sự thán phục cháu đó, Hoàng Vũ à. Cháu rất biết bày chuyện.Nhưng đúng ra cháu không cần phải làm vậy. Cháu không hoan nghênh sự có mặt của chúng tôi, chỉ cần cháu nói một tiếng là được rồi.Hoảng Vũ ném cái muỗng xuống bàn, nó va vào cái ly rổn rổn.Xô ghế đứng lên, Hoàng Vũ nói:– Tôi thì tôi chì sợ hôm nay dì đi, nhưng sau này dì quay lại thôi.Hoàng Vũ đi ra sân. Nó gặp Ý Lệ đang ngồi ở góc thềm:– Ê, Ý Lệ! Mày nhớ nói với mẹ mày là đừng có quay lại làm phiền tao nữa.nghe. Cả mày nữa! Tao hổng ưa mày chút nào cả. Biết chưa?Ý Lệ đứng lên. Tự dưng cô bé thấy mình có một sức mạnh. Hất mặt nhìn thẳng vào Hoàng Vũ, cô bé nói to:– Anh là thằng con nhà giàu đáng ghét. Sau này, nhất định tôi sẽ trả thù anh.Tôi hổng thèm bước vô nhà anh nữa đâu. Không bao giờ!Trong phòng ăn, Sum đã trở vào.Anh ta đặt trên bàn ngay trước mặt Ý Liên một phong bì và nói:– Chị đã quyết định như vậy, tôi cũng không ngăn cản làm gì. Nhưng tôi nghe nói ở sài Gòn này, chị chẳng có người quen nào. Coi như tôi giúp chị ổn định bước đầu ...Ý Liên vội vàng từ chối:– Cảm ơn anh, nhưng tôi không dám nhận đâu. Làm bể cái bình quý của anh, tôi còn nợ anh thì sao dám nhận thêm nữa chứ?– Ấy ấy! Chuyện gì đã qua thì cứ để nó qua, đừng nhắc lại nừa! Tôi cũng không đòi chị phải bồi thường gì cả. Cái này là tôi thật lòng giúp chị mà.Ý Liên cương quyết từ chối. Chị bịa là mình nhớ ra còn một vài người quen cũ, chị sẽ tìm tới họ. Họ là dân buôn bán, chắc sẽ tìm việc giùm chị nhanh thôi.Ý Liên chào Sum rồi đi ra. Không nhìn thấy bà Hai đâu, hình như bà ta tránh mặt chị.– Mình đi thôi Ý Lệ! - Chị nắm tay con gái, nói thêm – Đợi khi nào dì Ngọc Tú về, mẹ sẽ quay lại giải thích với dì ấy.Nhưng Ý Lệ đâu ngờ lằng mẹ cô sẽ không quay lại ngôi biệt thự này thêm một lần nào nữa, mãi mãi ... Còn với Ý Lệ thì cho tới mười mấy năm sau, cô mới trê lại ngôi biệt thự lộng lẫy này.Ba năm sau ...Một buổi sáng cuối thu trời đẹp, hanh nắng. Hai cánh cổng trước sân ngôi biệt thự nhỏ từ từ mở ra.Trong tầng hầm dưói phòng khách, chiếc xe hơi màu sữa từ từ chạy ra. Ông Khiêm nói với bà Tuyết Hạnh đang đứng bên thềm:– Em bảo Ý Linh lên xe rồi em khóa cổng đi.Bà Tuyết Hạnh gật đầu, đi ra sân:– Ý Linh à! Con lên xe đi!Ông Khiêm lái xe ra tới.Ý Linh cưói hồn nhiên:– Dạ, con khóa cổng được mà mẹ. Mẹ cứ lên xe đi ạ.Bà Tuyết Hạnh khom người nhìn chồng:– Hình như tiểu thư nhà ta bị bệnh ghiền khóa cổng, anh ạ.Ông Khiêm so vai:– Con nó đã thích vậy thì đành chiều chứ biết sao hơn.Cuối cùng chiếc xe cũng lăn bánh ra ngoài và hai cánh cổng sắt được đóng lại, bấm khóa đàng hoàng.Ý Linh ngồi ở băng ghế sau với bà Tuyết Hạnh.Ông Khiêm rủ rê:– Con gái à? Con lên ngồi bên cạnh ba nói chuyện cho ba khỏi buồn ngủ nào.Ý Linh cười khúc khích:– Mới sáng sớm mà ba buồn ngủ ư? Con phải ngồi bên cạnh mẹ cho mẹ vui.Với lại, như vầy thì ba nhìn kiếng chiếu hậu có thể thấy cả mẹ và con luôn.Bà Tuyết Hạnh gật đầu:– Con gái mẹ nói đúng lắm:Bà choàng tay ôm vai Ý Linh. Cô bé có khác gì con gái ruột của bà. Bà Tuyết Hạnh không ngờ hơn hai mươi năm cuộc sống vợ chồng hiu quạnh, cuối cùng bà và ông Khiêm đã thật sự có một đứa con gái. Nó không chỉ xinh đẹp mà còn chăm học, thông minh và ngoan ngoãn.Đã ba năm, hai người được luôn miệng dùng những từ “ba mẹ, con”. Và ba năm qua, hai người như trẻ ra, công việc làm ăn hết sức thuận lợi. Họ đã thật sự có một gia đình hạnh phúc tràn trề.Nhìn vào kiếng chiếu hậu, ông Khiêm hỏi vợ:– Mình ghé shop trên này mua hoa hả em?Bà Tuyết Hạnh gật nhẹ:– Dạ, mình mua trên này cho tiện.Hôm nay là ngày giỗ của mẹ Ý Linh, và vợ chồng ông Khiêm đưa cô bé về quê viếng mộ mẹ.Khi xe ra ngoại vi thành phố, bà Tuyết Hạnh vỗ vỗ vai Ý Linh:– Sáng nay con thức dậy sớm quá. Giờ có buồn ngủ thì ngủ một chút đi con.Ý Linh lắc đầu. Đúng là Ý Linh dậy sớm, nhưng bây giờ cô bé chỉ có sự háo hức pha lẫn bồi hồi, xúc động.Ba năm qua, Ý Linh từ một con bé quê mùa lôi thôi lếch thếch bỗng trở thành tiểu thư con nhà giàu có, mỗi ngày hai buổi đến trường đều được cha nuôi lái xe hơi đưa đón.Ý Linh còn nhỏ thật rõ ngày đầu đến với bà Tuyết Hạnh. Đó là buổi chiều chạng vạng tối. Sau một ngày lang thang, vừa mỏi vừa đói khát Ý Lệ và mẹ ngồi nghỉ chân dưới gốc mè bên đường. Trước mặt là dãy phố lầu lung linh ánh đèn màu. Phần lớn bảng hiệu đều là nhà hàng, quán ăn, khách ăn mặc đẹp vào ra tấp nập.Chợt có tiếng la thất thanh:– Ối! Cướp ... cướp ... Nó cướp của tôi ...Ý Liên ngước nhìn. Một bóng người đàn ông đang chạy trên vỉa hè hướng về phía hai mẹ con chị. Người phụ nữ bị hại đằng kia bị nhẩn chìm bởi chuỗi âm thanh ồn ào của đường phố. Ý Liên nhìn thấy cái xắc màu đen vung vẩy trên tay tên cướp.Chị đứng bật dậy:– Mẹ! - Ý Lệ hốt hoảng.Ý Liên nói nhanh:– Con ngồi yên ở đây chờ mẹ.Chị lao ra ... Ý Lệ luống cuống. Cô bé thấy sợ phải ngồi một mình. Thế là cô chạy ào theo mẹ. Bị đâm sầm bất thình lình, tên cướp chới với. Đứng lúc đó Ý Lệ trờ tới, không kịp suy nghĩ, cô bé giật phăng cái xắc tay hắn vừa cướp được.Sau đó, mấy người chạy Honda ôm đa hợp lực tóm lấy tên cướp. Tài sản được hoàn ngay cho khổ chủ. Người đàn bà dáng cao, gương mặt phúc hậu. Và thay vì vào nhà hàng dự tiệc cưới bà chị vào vài phút rồi quay ra ngay:Hai mẹ con Ý Liên được bà Tuyết Hạnh mời về nhà.Nghe kể hoàn cảnh khốn khó của hai mẹ con, bà Tuyết Hạnh đề nghị họ ở lại, Ý Liên giúp việc nhà cho bà.Vì lỡ chừng nên Ý Lệ ở nhà ôn tập chờ năm học sau trở lại trường. Vợ chồng ông Khiêm, bà Tuyết Hạnh hứa sẽ lo cho Ý Lệ ăn học đàng hoàng.Một cuộc sống dễ' chịu dưới mái nhà của đời vợ chồng tốt bụng bắt đầu với hai mẹ con chị Ý Liên, nhưng nó chỉ kéo dài với riêng Ý Liên trong chưa đầy ba tháng.Mốt buổi sáng, Ý Liên đi chợ, trên đường về chị bị tai nạn giao thông và mất sau đó vài ngày. Nếu Ý Liên không trối trăng gởi gắm nhờ nuôi dạy Ý Lệ, thì bà Tuyết Hạnh cũng đã bàn với ông Khiêm nhận Ý Lệ làm con nuôi.Một pháp sư bảo bà Tuyết Hạnh rằng:Ý Lệ là phần thưởng ông trời dành cho hai vợ chồng bà. Sau này, ông bà sẽ nhờ cô bé rất nhiều Tuy nhiên, cái tên Ý Lệ không tốt cho ông bà cũng như cho bản thân Ý Lệ. Vậy là bà Tuyết Hạnh hỏi y kiến Ý Lệ, bà cắt nghĩa khéo léo cho cô bé hiểu.Ý Lệ đồng ý cái tên mới do ba mẹ nuôi đặt cho. Đó là Ý Linh.Xe vàọ thị xã ...Ý Linh cầm tay mẹ, rụt rè:– Mẹ ơi ...– Gì vậy con?– Con muốn lát nữa, sau khi thăm mộ mẹ con xong, thì ba mẹ cho con ghé qua chỗ nhà cũ của con.Bà Tuyết Hạnh liếc nhìn ông Khiêm:Ông nói ngay:– Chuyện nhỏ! Nhưng mà con có còn nhớ đường đi và địa chỉ không nào?– Dạ, con nhớ mà ba. Ba đừng lo. Con sẽ chỉ đường cho ba chạy tới nhà luôn:Bà Tuyết Hạnh tò mò:– Nhà cũ đã thuộc về người ta. Vậy con còn về làm gì?– Con không về nhà cũ mà ghé nhà bác Tám ở kế bên. Hồi dọn đồ lên Sài Gòn, con có đem qua nhà bác Tám gời mấy cuốn sách, nó là của ba con. Con còn nhớ là ba con quý nó lắm.– À, chắc là sách quý. Ba sẽ đưa con tới đó lấy. Nhưng trước hết phải đi thăm mẹ con đã.Mộ Ý Liên nằm cạnh mộ Mẫn, chồng chị, được ông Khiêm xây cốt khang trang sạch đẹp.Mỗi lần về đây quỳ trước mộ ba mẹ, Ý Linh lại nhớ những ngày đầu mẹ dắt lên Sài Gòn. Những ngày tuy ngắn ngủi nhưng đầy buồn đau và tủi hờn ở nhà dì Ngọc Tú. Ba năm qua, hình ảnh ngôi biệt thự sang trọng và hai cha con ông chủ vẫn in rõ, đậm nét trong Ý Linh. Tuy nhiên Ý Linh không nhớ địa chỉ ngôi biệt thự đó. Vì vậy mà Ý Linh không gặp lại dì Ngọc Tú lần nào.Bà Tuyết Hạnh chạm nhẹ vào vai Ý Linh, dịu dàng:– Nhang tàn hết rồi con. Chúng ta về thôi!Ý Lính lưu luyến nhìn ảnh ba mẹ lần nửa. Cổ bé nói thầm:“Tạm biệt ba mẹ.Năm sau con sẽ lại đến”.Ba người lên xe. Ý' Linh chỉ đường cho ông Khiêm lái xe đi. Con đường dẫn đến xóm nhà cũ của Ý Linh không thay đổi gì mấy so với ba năm trước. Nhưng ngôi nhà cũ của Ý Linh được sơn phết lại và phía trước, tường rào, khung lưới B40 chắc chắn thay cho dãy hàng rào đâm bụt còi cọc. Nhà Chị Tám cũng có phần khang trang hơn với mái tôn lạnh sáng trắng và tường gạch xây chưa tô.Chị Tám mừng rỡ đến độ bàng hoàng không nói được lời nào khi Ý Linh xuất hiện.Ngày Ý Liên chết chị Tám và chồng con về quê dự tiệc cưới họ hàng. Khi quay về nhà, mọi chuyện đã xong, chị chẳng biết tìm Ý Lệ ở đâu nữa.Mừng mừng tủi tủi, hai bác cháu ôm nhau khóc ròng. Sau đó biết được cuộc sống hiện tại của Ý Linh, chị Tám mừng lắm.– Thật, ... chúng tôi cảm ơn anh chị lắm lắm! Cha mẹ Ý Lệ ở trên trời chắc cũng yên lòng. Nhất là cha nó. Lúc còn sống, chú ấy luôn lo lắng cho Ý Lệ rất nhiều.Ý Lệ nhắc chị Tám:– Bác Tám ơi! Bác đừng gọi tên Ý Lệ nữa. Tên của con bây giờ là Ý Linh mà.– Ờ ơ, bác quên mất Ý Linh à! Mấy chồng sách vở kỳ đó con gởi bên nhà bác, bác vẫn còn giữ nguyên. Bữa nay con có lấy đem đi không?Bà Tuyết Hạnh nói thay con gái:– Hôm nay con bé về đây thăm cô và cũng muốn lấy số sách vê đó đấy.Cầm trên tay những quyển sách cũ kỹ, nhiều quyển đã sờn gáy gãy bìa ... ông Khiêm thêm phần kính trọng người đàn ông đã khuất. Vì công việc làm ăn thất bại, ông ta mới chết và vợ con phải lang thang, chứ ông ta là ngươi, có học.Những cuốn sách đã nói lên điều đó.Gác điện thoại, Ý Linh chạy lên sân thượng tìm ba mẹ. Ông Khiêm đang chăm sóc mấy cây hoa kiểng trên đó và bà Tuyết Hạnh vừa đem nưóc uống lên cho ông:– Ba mẹ! - Ý Linh gọi to - Bác Hai Tiến vừa gọi điện thoại tới, mời cả nhà mình tối nay dùng cơm với hai bác ấy.Ông Khiêm ngạc nhiên lẩm bẩm:Ông già này sao tự nhiên cao hứng vậy kìa? – Đoạn ông hỏi Ý Linh - Bác Hai có nói nhân dịp gì không con?– Dạ, con hỏi thì bác Hai chỉ nói vì đã lâu không ngồi ăn với nhau, nên hôm nay bác mời, vậy thôi. À, mà. .. con nghe giọng nói của bác Hai Tiến rất vui.Ba, mẹ! Tối nay mình sẽ đi chứ ạ?– Đương nhiên rồi. Con chuẩn bị đi. Chọn bộ đồ nào đẹp đẹp ấy.Ý Linh đến bên bà mẹ nuôi:– Áo quần mẹ mua cho con không có bộ nào xấu hết, ba à.Bà Tuyết Hạnh cười. Ư thì bà vốn rất biết lựa chọn trang phục mà. Nhưng cũng phải công nhận Ý Linh là cô bé quá ư xinh xắn. Bộ đồ đẹp được mặc trên người cô bé đẹp còn gì bằng.Sáu giờ chiều, cả nhà lên xe. Ông Khiêm như thường ngày, chỉ cần sơ-mi trắng, quần tây sẫm màu phẳng phiu; bà Tuyết Hạnh mặc váy dài in hoa văn lập thể. Còn Ý Linh diện áo đầm màu trắng có thêu những bông hoa trước ngực.Tóc cô bé dài đến thắt lưng, được cột thành hại đuôi hai cái thụn hoa hồng buột lại.Thỉnh thoảng, vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi, Ý Linh có đi với ba tới nhà ông Tiến. Nhà ông ở Thủ Đức, giữa khung cảnh miệt vườn thật thanh bình yên ả. ơ đây trong lúc ông Tiến và ông Khiêm uống trà hoặc chơi cờ tướng, Ý Linh đi khắp vườn. Không lo thiếu trái cây để ăn. Ổi, mận, đu đủ, xoai, bưởi ...đủ cả. Mỗi mùa một thứ. Cũng nhiều ]ần bà Tuyết Hạnh đi cùng. Những lần ấy, Ý Linh ở trong bếp phụ giúp hai bà - bà mẹ nuôi và bà Thanh Hà, vợ ông Tiến làm các món ăn.Theo con đường nhỏ rải sỏi, chiếc xe dừng lại trước sân nhà ông Tiến.Ba người xuống xe. Ý Linh thấy một cậu con trai đứng trên thềm nhìn ra.Ngay sau khi mọi người đi vào, cậu trai chạy ra, cất tiếng chào:– Con chào hai bác!Ông Khiêm và bà Tuyết Hạnh khựng lại. Rồi bà Tuyết Hạnh reo lên:– Ôi!Thiện Toàn đây mà. Lâu quá rồi. Cháu bây giờ lớn qúa chừng há. Nếu gặp ngoài phố, chắc bác không còn nhận ra cháu nữa.Thiện Toàn gật đầu cười:– Con thấy mình cũng vậy mà. Chỉ có ...hơi cao một chút thôi.Ông Khiêm vỗ vai Thiện Toàn, cười khà khà:– Ừ phải! Cao nhỏng lên rồi, thành người lớn rồi đấy.ThiệnToàn nhìn Ý Linh:– Còn em gái này, có phải là Ý Linh không hả bác?Ông Khiêm ngac nhiên.– Con biết Ý Linh ư?Thiện Toàn cười:– Dạ , đương nhiên là con chưa hề biết mặt Ý Linh. Nhưng qua điện thoại, con nghe ba mẹ nhắc đến Ý Linh. Bây giờ thấy em đi chung với hai bác, con nghĩ chắc đúng là em ấy rồi.Ông Khiêm gật đầu xác nhận.Bà Tuyết Hạnh đẩy nhẹ lưng Ý Linh cho cô bé tiến lên phía trước một bước.– Con chào anh Thiện Toàn đi, Ý Linh. Anh Toàn là con trai cũa bác Tiến đó.Ý Linh cúi đầu lễ phép:– Em chào anh Thiện Toàn.Thiện Toàn cười hồ hởi:– Chào em gái! Em dễ thương lắm. Nào chúng ta vô nhà đi!Bữa cơm tối chỉ có sáu người. Ông Tiến, bà Thanh Hà, hai vợ chồng ông Khiêm và hai đứa nhỏ của hai nhà.Ý Linh được sắp ngồi bên cạnh Thiện Toàn. Phút bỡ ngỡ ban đầu qua đi nhanh chóng, cô bé thấy tin tưởng và cảm mến anh con trai cao nghệu nhưng hiền lành, cái miệng lúc nào cũng điểm nụ cười cởi mở.– Anh Thiện Toàn bao nhiêu tuổi vậy? -Ý Linh hỏi.Thiện Toàn đáp:– Năm nay anh mười sáu tuổi, đang học lớpp mười. Còn em?– Dạ, em mười tuổi.– Em học lớp mấy?– Taịo phải chuyển từ dưới quê lên, nên năm nay em học lớp bốn.Thiện Toàn bảo:– Kém hơn anh sáu tuổi, vậy từ nay, em làm em gái anh nghe.– Dạ được. Nhưng ...– Nhưng sao?– Anh phải ,dạy em học thêm đó.– Ồ, chuyện nhỏ! Anh sẽ dạy em học tất cả các môn luôn.Một lúc sau, Ý Linh lại hỏi:– Em nghe bac gái nói anh sống trên Đà Lạt mà.Thiện Toàn giải thích:– Là như vầy ... Ở trên Đà Lạt là nhà của nội anh. Vì gia đình nội đơn chiếc, nên ba mẹ anh để anh sống trên đó với ông bà nội cho vui. Bây giờ co vợ chồng chú Út chuyển công tác từ Nha Trang vô ở vôi nội, cho nên anh quay về Sài Gòn.Nghe được những lời Thiên Toàn giải thích với Ý Linh, bà Thanh Hà bảo cô bé:– Anh Toàn nói đúng đó. Bữa cơm này cũng là để mừng anh Toàn con trở về.sau này con qua nhà bác chơi, chắc chắn sẽ vui hơn trước nữa đó.Ý Linh nhìn mọi người, lòng vui sướng vô cùng. Trước kia, chưa khi nào cô dám mơ một ngày mình sẽ được như vầy, được sự yêu thương trìu mến của ba mẹ nuôi và của những người bạn thân nhất của họ.Cuộc đời Ý Linh sang trang mới thì từ đây lại tiếp sang trang mới nữa. Mối quan hệ giừa Ý Linh và Thiện Toàn thân mật y như quan hệ của hai gia đình.Cô bé thường xuyên đến nhà và được Thiện Toàn dạy thêm. Xen kẽ giữa những giờ học, hai anh em hết trèo cây hái trái lại câu cá, tát mương ...Thiện Toàn giỏi leo trèo nhưng lội tát mương thì Ý Linh giỏi hơn. Lần đầu tiên hai anh em lội tát mương sau nhà, cả hai lấm lem bùn sình khiến bà Thanh Hà phát hoảng:– Trời đất! Hai đứa con làm sao vậy?Thiện Toàn cười hì hì, khoe giỏ cá:– Tụi con tát cái mương sau vườn. Mẹ coi Ý Linh giỏi ghê chưa? Bắt được bao nhiêu là cá mè.Bà Thanh Hà lắc đầu ca cẩm:– Thôi thôi, mẹ hết ý kiến luôn rồi. Coi hai đứa con đó, bùn sình lên tới đầu tới mặt! Ý Linh à, mẹ của con mà biết được, chắc thế nào con cũng bị rầy và bác cũng bị trách.Ý Linh cười hồn nhiên:– Dạ, bác Hai yên tâm đi! Hồi sáng này tát mương, con đã xin phép mẹ con rồi.– Mẹ ơi! Chỗ cá này mình sẽ nấu món gì hả mẹ? - Thiện Toàn hỏi mẹ.Khá nhiều cá. Cá lóc, cá trê, cá rô và mấy con tôm càng xanh to bằng cườm tay:Bà Thanh Hà ngẫm nghĩ. Làm món gì nhỉ? Số cá tôm tuy đựng trong cái xô cũ, nước đục lờ đờ nhưng nó tươi rói.Thiện Toàn nói thêm:– Là công của Ý Linh đó mẹ. Em Linh giỏi ghê. Không có con cá nào thoát được.Có cảm glác như mũi Ý Linh phồng lên.Hãnh diện quá đi thôi! Tuy nhiên cô bé chúm chím môi, nói khiêm tốn:– Cũng nhờ anh Thiện Toàn hợp lực với con đó, bác ạ.– Được rồi! Tóm lại là công của cả hai anh em. ĐỂ mẹ nướng lên ăn với bán tráng, chấm nước mắm me. Có ý kiến gì không?Cả haỉ đứa đồng loạt reo lên:– Nhất trí ạ.Bà Thanh Hà xoa đầu Ý Linh, cốc nhẹ lên trán Thiện Toàn rồi xách xô cá vào bếp:Vài phút sau, bà quay ra:– Nè nè, hai anh em mau đi tắm. đi! Đễ lâu, cái mùi bùn non nó ngấm vô người, mẹ con ngửi được chắc phát xỉu luôn Ý Linh à.– Ủa! Bác ...– Ừ. Bác sẽ gọi điện mời ba mẹ của con qua đây cùng thưởng thức.– Bác Hai của con thật tuyệt vời!Bữa ăn xế trưa có thể gọi là bữa tiệc nho nhỏ của hai gia đình bằng hữu thân thiết.Bà Tuyết Hạnh phàn nàn:– Con bé này qua đây đây bày trò làm rộn chị úa.Bà Thanh Hà cười:– Rộn ràng mà vui. Nói thật với chị là mỗi khi Ý Linh qua nhà, tôi thấy vui lắm, Giá mà tôi cũng có một đứa con gái như nó thì hay biết mấy:Bà Tuyết Hạnh lườm bạn:– Sạo mà chi tham quá vậy. Đã có con trai rồi còn ước ao con gái.Ý Linh đang phụ chuẩn bị bàn ăn, nghe hai bà nói vậy thì góp lời ngay:– Bác Hai à! Con là em gái của anh Thiện Toàn thì cũng như là con gái của bác vậy.Thiện Toàn trên lầu đi xuống, sạch sẽ thơm tho, mái tóc còn ướt chải rẽ bảy ba rành rạnh:– Mẹ với dì Hạnh nói gì mà em Linh nói như vậy ạ?– Ờ thì ... Ý Linh bảo nó là em gái của con. Điều này chẳng khác gì nó là con gái của mẹ hết.Thiện Toàn cười, xác nhận:Dạ, đúng rồi! Ý Linh là em gái của con mà. Con sẽ chăm sóc em chu đáo.Bà Tuyết Hạnh khuyến cáo:– Coi chừng nhê, Thiện Toàn. Con bé này mà mè nheo thì con mệt lắm à.Mè nheo ư? Được một cô em gái xinh xắn dễ thương như vầy mè nheo cũng hay!Bàn ăn đã được dọn xong, mọi người ngồi vây quần chuyện trò vui vẻ.Thiện Toàn lại trầm trồ khe, ngợi Ý Linh:– Dì Hạnh ơi phải công nhận là em Linh dạn thật đó. Con nhìn mấy cái lỗ hang cứ sợ hang rắn, nhưng Ý Linh quả quyết không phải và cứ thò tay vô, làm con lo quá chừng!Ngồi bên cạnh, bà Thanh Hà hích nhẹ hông Ý Linh:– Ứ phải đó, sao con dạn quá vậy?Ý Linh lắc đầu:– Dạ, hổng phải con dạn đâu bác Hai. Thật ra hồi nhỏ ở quê, con đã được mẹ dẫn đi ra đồng và chỉ dẫn cho con biết mà phân biệt sự khác nhau giữa hang rắn với hang cua.Bà Tuyết Hạnh quan tâm:– Khác nhau ra sao vậy con.Ý Linh đáp:– Dạ, hang cua thì miệng hang rộng và có rất nhiều vết rạch nhỏ, đó là dấu chân cua. Còn hang rắn nhỏ hơn, miệng hang rất láng vì rắn trườn qua trườn lại.– À, ra là vậy! - Bà Tuyết Hạnh gật gù - Con thật là hay! Nhưng dù sao thì mai mốt, con đừng làm như vậy nữa. Rất liều lĩnh!Ông Tiến cười khà khà:– Con gái bạo dạn cũng tốt chứ anh chị. À, Ý Linh này! Bác hỏi nhé, vậy chứ con sợ nhất là điều gì hở Ý Linh?Cúi đầu nghĩ ngợi một lúc, Ý Linh đáp:– Dạ, con sợ nhất là ba mẹ già đi.Ông Khiêm ngấm vợ, cười tủm tỉm – Ôi con gái à! Con thấy đó, mẹ con rất xinh đẹp. Còn ba ấy à? Còn lầu ba mới già, con gái ạ.Bà Tuyết Hạnh lươm ông:– Ông này! Nói kỳ quá!Ông Khiêm tròn mắt:– Lạ chưa! Mình đẹp thì tôi khen chứ! Mọi người cười ồ.Thiện Toàn bấm chuông ... Ít phút sau, bà Tuyết Hạnh la mở cổng.– Con chào dì Hạnh!– Ờ, vô nhà đi Thiện Toàn. Ba Ý Linh đang chờ con trong phòng làm việc ấy.– Dạ, con lên ngay đây ạ.Thiện Toàn đi nhanh vào sân.Bà Tuyết Hạnh đóng cổng, quay vào. Vừa đi bà vừa ngắm Thiện Toàn.Chàng trai sinh viên kinh tế năm thứ tư, hăm hai tuổi, chững chạc cả đáng điệu.lẫn lời nói, khác hẳn với Thiện Toàn năm năm hè trước:ốm và cao.Hàng tuần, đều đặn hai buổi, Thiện Toàn đến nhà giúp ông Khiêm làm một số sổ sách, tài liệu cho công ty của ông:Anh đã rất quen thuộc với những đồ vật dưới phòng khách, phòng ăn và cầu thang lầu lện đến phòng làm việc của ông Khiêm.Hôm nay bước vào nhà, Thiện Toàn nhìn thấy hai con búp bê được mặc áo đầm sa-tanh có đính cườm rất đẹp, đặt trên tủ ly trong phòng ăn. Đã định lên lầu nhưng Thiện Toàn đứng lại, ngắm nghía hai con búp bê. Hình như nó mới xuất hiện ở đây, vì mấy lần trước Toàn không nhìn thấy nó.Bà Tuyết Hạnh vào:– Ủa! con chưa lên lầu à?Thiện Toàn chỉ hai con búp bê:Dì ơi! Em Ý Linh vẫn còn chơi búp bê hay sao dì?Bà Tuyết Hạnh bật cười:– Không phải! Hai con búp bê này là dì mua cho Ý Linh lúc ,nó mới tám tuổi. Nó vẫn còn rất đẹp, chỉ có áo quần, là củ kỹ bạc màu. Bây giờ Ý Linh đem ra, may áo quần mới cho nó. Đấy là qùa sinh nhật của hai đứa bé trong xóm.Tội nghiệp, nhà nghèo, rất thích chơi búp bê nhưng không đủ tiền mua.Tim ThiệnToàn rung nhẹ- Ý Linh là vậy. Mấy năm qua, Toàn đã biết chuyện cô bê bằng cách này hay cách khác giúp đơ mang lại niềm vui cho các ban học sinh nghèo trong trường và bọn trẻ cùng xóm.– Bao giờ sinh nhật hai đưa trẻ đó ạ?– Hình như là tối này. Chậc! Ý Linh nó có nói nhưng dì quên mất rồi. Thôi thì lát nữa con hỏi nó vậy.– Dạ.Thiện Toàn trở lại vớ nhiệm vụ chính.Toàn miệt mài thảo bản kế hoạch, chờ ông Khiêm xem qua, chỉnh sửa bổ sung rồi chính thức.Xong xuôi thì đã về chiều.– Ở lại ăn cơm với bác nghe Thiện Toàn. - Ông Khiêm bảo.– Dạ được. Nhưng bây giờ con đến trường đón em Ý Linh nghe bác. Hôm nay bác ở nhà, nếu bảo tài xế đi đón em Linh thì phiền lắm.Ông Khiêm đồng ý. Thật ra lâu nay Thiện Toàn không ít lần đưa rước Ý Linh đi học.Thiện Toàn lái Honda đến trường đúng lúc lũ học trò ùa ra cổng như ong vỡ tổ.Toàn dễ dàng nhận ra Ý Linh bởi hai đuôi tóc đong đưa nhí nhảnh.Chờ Ý Linh đến gần, Thiện Toàn gọi:– Ý Linh à!Ý Linh đang vừa đi vừa nói chuyện với hai cô bạn Thanh Vân và Huyền Ngọc Huyền Ngọc, nghe thấy tiếng gọi của Thiện Toàn trước tiên. Cô bé cầm tay bạn lắc lắc, mắt nháy một cái nghịch ngợm:– Ê, Ý Linh! Ông anh trai hôm nay tới đón mày kìa.Thanh Vân níu Ý Linh đứng lại:– Nói nghe nè. Công nhận ông anh của mày đẹp trai dễ sợ, càng nhìn lâu càng thấy thích nha.Huyền Ngọc nhăn nhó:– Mày đang định tán tỉnh anh ấy hả?Thanh Vân nheo mắt tỉnh bơ:– Không được ư? Tao cao mét sáu chín, nhan sắc không tệ, tao cũng xưng với ảnh lắm chứ bộ.Ý Linh véo mỗi đứa một cái:– Hai con quỷ nhỏ nhiều chuyện quá đi. Học hành chưa đâu là đâu mà bày đặt tính chuyện cặp đôi, bồ bịch.Thanh Vân cười lớn:– Khổ bà cụ non này quá. Học là học, cặp bồ là cặp bồ chứ. Mày ngó lại xung quanh cho kỹ đi. Bây giờ tụi lớp mười, lớp mười một có bồ hàng khối.Ý Linh xua tay:Thôi thôi, tao không tranh luận với mày. Tóm lại mày thích thì cứ việc kết một đứa nào đó, nhưng anh Thiện Tọàn thì không được.– Tại sao? - Hai cô bạn cùng hỏi.– Vì anh Toàn còn phải học. Tao không muốn ảnh làm vào “trận đồ” của chúng mày để rồi hối hận cả đời.Khi quyết định nói câu này, Ý Linh biết thế nào hai nhỏ bạn cũng hùa nhau trấn áp mình. Vì vậy nói dứt câu, cô ù chạy về phía Thiện Toàn.Tuy không nghe được câu chuyện của các cô, nhưng Thiện Toàn thấy hết.Hai nhỏ bạn của Ý Linh rượt đuổi vài bước rồi đứng lại giậm chân tức tối. Toàn đưa cao tay vẫy chào hai cô nhỏ. Gương mặt hai nhỏ giãn ra ngay và họ vẫy tay đáp lại.Anh Toàn! - Ý Linh đã đến bên Thiện Toàn – Sao anh không gọi điện báo là tới đón em?– Vì anh muốn dành cho em sự bất ngờ mà. Lên xe đi Ý Linh. Còn cặp sách, đưa đây cho anh.Ý Linh giao cặp sách cho Thiện Toàn, vén áo ngồi lên phía sau xe anh.Xe chạy, Thiện Toàn hỏi Ý Linh:– Lúc nãy, em và hai cô bạn nói chuyện gì mà anh thấy có vẻ gay gắt vậy?– Ý Linh tủm tỉm cười. Nếu Thiện Toàn biết là hỏi nhỏ bạn eủa cô đã nói về anh, có khả năng chúng sẽ tấn công anh thì anh nghĩ sao nhỉ? Nhưng có lẽ cô không nên cho anh biết. Theo cô, đây là những chuyển không đâu, biết càng ít càng hay.– À! Lũ học trò con gải bọn em thì có hàng trăm chuyện linh tinh.– Anh thấy em chơi rất thân với hai có bạn đó thì phải.Ý Linh ghé cằm lên vai Thiện Toàn:– Anh thấy chúng nó thế nào?Thiện Toàn sửa kiếng chiếu hậu và nhìn Ý Linh trong đó. Đôi mắt cô tròn xoe và cánh mũi hơi nhếch lên thật ngộ nghĩnh.– Hai cô bé ấy ... cũng xinh đẹp và dễ thương quá chứ!Ý Linh trề môi:– Tại anh Toàn chưa tiếp xúc nhiều với tụi nó, nên nói vậy chứ ... tụi nó là hai con ma nữ đáng sợ đó.Thiện Toàn làm bộ sửng sốt:– Trời! Nghiêm trọng như vậy sao?Ý Linh gật đầu:– Đúng vậy! Đối với anh, hai đứa nó một đứa là lưới sắt, một đứa là hầm gai nhọn và ... a ... á ... anh tiêu đời luôn!Thiện Toàn bật cười. Sực nhớ, anh hỏi:– Ý Linh nè! Anh nghe nói em đang chuẩn bị tổ chức sinh nhật cho hai cô bé trong xóm hả?– Dạ.– Bao giờ thì tổ chức? - Thiện Toàn lại hỏi.– Chiều tối ngày mai. Ủa, mà anh Toàn hỏi chi vậy?– Lúc nãy đến nhà em, anh nhìn thấy hai con búp bê. Anh hỏi dì Hạnh mới biết chuyện. Định tham dự với hai cô bé ấy.– Úi trời! Anh Toàn lớn khù mà còn ham chơi với con nít ư? Thôi, cho em xin đi. Tốt hơn là anh hãy dành thời gian đó học bài hoặc phụ giúp bác Hai.Thiện Toàn đối lại:– Lớn khù nhưng không có nghĩa là ông lão. Anh có quyền tham dự một buổi tiệc đầy ý nghĩa chứ bộ. Nhưng thật đáng tiếc, ngày mai anh học suốt hai buổi, tối thì đi dự hội thảo của trường tổ chức ... Ý Linh nè! Hay là anh góp một món quà cho hai cô nhỏ, được chứ? Anh nghe dì Hạnh kể rồi. Hai cô nhỏ ấy thật đáng thương.Ý Linh im lặng. Cô biết Thiện Toàn cũng có tâms lòng với các em cơ nhỡ:Cô chỉ là lo ngại anh vướng vào những việc từ thiện như vầy sẽ ảnh hưởng đến chuyện học hành. Năm nay là năm quan trọng mà. Ý Linh mừng vì Thiện Toàn sẽ bận đi dự hội thảo vảo tối mai.– Ý anh Toận là bây giờ chúng ta đi mua qùa cho bé Mi chị, Mi em?– Đúng vậy!Ý Iinh đã chuẩn bị đồ chơi là búp bê, mẹ cô đảm nhận phần bánh kem. Bây giờ thì Thiện Toàn phải mua gì nhỉ?Sau một hồi chạy chầm chậm trên mấy con phố có nhiều cửa hiệu áo quần giày dép, Thiện Toàn cho xe dừng lại. Anh quyết định mua hai bộ đồ và hai đôi giày.Hai người mải lo chuyện chọn mua quà nên về nhà hơi muộn. Cả hai không biết là bà Tuyết Hạnh đã rất lo lắng. Trong tâm trạng bồn chồn chờ đợi, bà chợt nghĩ ... phải chăng bà và ông Khiêm đã quá dễ dãi? Cho dù thẩn mật đến thế nào thì Thiện Toàn và Ý Linh vẫn không chút quan hệ ruột rà, mau mủ. Vợ chồng bà yêu thựơng và lo lắng cho Ý Linh còn hơn con ruột của mình. Cô bé sẽ là người kế thừa và chăm lo công ty của gia đình. Tất cả chỉ vừa mới bắt đầu.Tuyệt đối không thể để xảy ra dù một sai lầm rất nhỏ!“Có lẽ cần phải nhắc nhở nó nhiều hơn!” - Bà Tuyết Hạnh nhủ thầm. Nhưng nhắc như thế nào thì nhầt thời bà chưa tìm được ý:Ông Khiêm trên lầu đi xuống, ngạc nhiên thấy vợ ngồi im như tượng- ở xa lông.– Này, mẹ Ý Linh! Em làm sao vậy?Bà Tuyết Hạnh giật mình ngẩng lên:– À! Em đang lo cho Ý Linh đây. Thiện Toàn bảo là đi đón Ý Linh nhưng tới giờ chắng thấy mặt mày đâu. Gọi đi động của nó cũng không được.Ông Khiêm ngẫm nghĩ:– Chắc là hai anh em nó ghé đâu đó. Cả hai đứa đều lớn hết rồi mà em.– Thì đó, bởi chính vì con Ý Linh ngày một lớn nên em càng lo hơn. Không được anh à. Ngay tối nay, em phải thăm dò hai đứa nó mới được. Nếu quá thật hai đứa nó có tình cảm với nhau thì anh cũng phải phụ em ngăn cản tụi nó à nghen.Ông Khiêm nhíu mây:– Em bảo ngăn cản tụi nó ... là sao?– Coi anh đó! - Bà Tuyết Hạnh kêu lên - Anh quên câu “lửa gần rơm không trèm cũng trụa" hay sao? Hai đứa nó đều còn đang đi học. Nhất là Ý Linh nhà mình, nó còn hai năm nữa môi tốt nghiệp trúng học, lỡ vướng ôv chuyện yêu đương này nọ thì coi như tiêu!– Ừ, em nói cũng có lý. Nhưng anh cũng nhắc nhở em đây. Bọn trẻ cỡ tuổi Ý Linh bây giờ yêu sớm mà cũng rất phức tạp. Nếu em không khéo nói thì càng nguy!– Anh đừng lo, em biết phải nói thế nào mà:Động cơ và ánh đèn pha loang loáng bên ngoài.Hai người nhìn ra. Ông Khiêm đứng lên:– Hình như hai đứa nó về tới đó.Bà Tuyết Hạnh cũng đứng lên:– Em đi dọn cơm đây.Ông Khiêm ra mở cổng.– Thưa ba, con mới về.Ông Khiêm nhìn túi giấy trên tay Ý Linh, hỏi:– Bộ .... hai anh em con đi mua sắm à?– Dạ. Tụi con mua quà sinh nhật.– Chu đáo thật! Nhưng cả tiếng đồng hồ mà không chịu gọi điện về bảo với ba mẹ một tiếng, báo hại mẹ con lo lắng nãy giờ. Không biết hai anh em đã gặp chuyện gì.Thiện Toàn gãi đầu:– Di động của con hết pin, bác ạ.Ý Linh cười nhỏ:– Còn con thì ... quên mất tiêu.Ông Khiêm cốc yêu lên trán Ý Linh rồi giục cô và Thiện Toàn vào nhà.Ông vừa dứt câu, Ý Linh đã chạy vô nhà trước. Từ lúc đi với Thiện Toàn dạo qua các cửa hiệu, Ý Linh quên mất cái đói. Bây giờ thì cái bao tử bắt đầu réo gọi.Cô ùa vào phòng ăn:– Mẹ ơi! Con đã về. Mẹ trông con lắm hở mẹ? Mẹ giận con lắm hở mẹ?Bà Tuyết Hạnh đặt dĩa thức ăn xuống bàn, lườm Ý Linh cùng với câu hờn mát:– Không dám! Ai mà thèm trông cô, ai mà dám giận cô chứ.Ý Linh vòng tay ôm quanh lưng bà, giọng nũng nịu:– Thôi mà mẹ. Con xin lỗi mà. Tại ... Phải rồi! Là tại anh Thiện Toàn đó mẹ.Ảnh đòi tham dự tiệc sinh nhật của hai chị em bé Mi, nhưng tối mai ảnh phải dự hội thảo. Vậy là ảnh bảo con đi mua quà tặng hai cô nhỏ ... – Ý Linh buông bà Tuyết Hạnh, cúi xuống nhấc cái túi giấy dưới sàn nhà lên - Đây, mẹ xem!Anh Thiện Toàn mua tặng hai cô nhóc mỗi cô một bộ đồ và một đôi giày.Ý Linh toạn lấy ra cho mẹ xem, nhưng bà Tuyết Hạnh cản lại:– Rồi rồi, con cứ để đó! Bây giờ chuấn bị ăn cơm nè!Thiện Toàn và ông Khiêm bước vào phòng.Toàn nhìn bà Tuyết Hạnh, cười giả lả. Chưa kịp nói gì thì bà dứ dứ tay:– Nè, lần sau mà còn rủ nhau đi cả buổi không một lời như vậy nữa thì dì sẽ phạt cả hai anh em đó, nghe chưa?– Dạ ....Ộng Khiêm quơ tay:.– Nào, ăn cơm thôi. Chà chà! Sau một ngày làm việc và học tập vất vả, bây giờ được ăn những món ngon do mẹ Ý Linh nấu thì chẳng còn gì hơn.Ý Linh thêm một câu:– Dạ, mẹ của con nấu ăn thì là nhất rồi ba oi!Bà Tuyết Hạnh tặc lưói lia lịa:– Ôi trời! Hai cha con các ngươi thay nhau khen nịnh làm tôi nổi da gà đây nè.Ông Khiêm nhướng mày:– Vậy chứ cha con tôi nói sai à?– Không sai! Có điều tôi chỉ đứng nhất trong nhà này thôi. Nếu bước ra bên ngoài, còn rất nhiều người giỏi hơn. Mà một người có thể nhắc tới ngay bây giờ là ...chị Thanh Hà mẹ của Thiện Toàn nè.– À, đúng! - Ông Khiêm gục gặc - Vậy thì tại sao chúng ta không nâng ly chúc sức khỏe những người phụ nữ tuyệt vời này nhỉ? Thiện Toàn, con nghĩ thế nào?Thiện Toàn đáp ngay:– Dạ, con nhất trí ạ?Ý Linh cắc cớ:– Anh Toàn nhất trí cái gì?Ngớ ra một chút, Thiện Toàn cười nhỏ:– Đương nhiên là nhất trí với bác Khiêm, nâng ly chúc sức khỏe những người phụ nữ tuyệt với trong gia đình này. Đó là dì Hạnh và Ý Linh.Cùng lúc cả ba người đều có chung một nhận xét:Chà, Thiện Toàn nói khéo ghê đi!Nhân lúc vui vẻ thế này, bà Tuyết Hạnh hỏi luôn:– Thiện Toàn à! Là sinh viên năm cuối, chắc con đã có người yêu rồi hả?Thiện Toàn hơi cúi đầu. Thường ngày bà Tuyết Hạnh không đả động đến đề tài này, nay bỗng nhiên bà hỏi một cách thẳng thừng khiến Toàn bối rối vô cùng.– Dạ, chưa đâu dì ạ.– Tại sao? Dì không tin mấy cô sinh viên nữ thật sự sắt đá, chẳng hề rung động trước một sinh viên ưu tú như con.Thiện Toàn ngượng nghịu:– Dạ .... con cũng bình thường chứ cô ưu tú gì đâu, dì.Bà Tuyết Hạnh lại hỏi:– Mà tại sao con vẫn chưa có bạn gái? A, dì đoán cô lẽ tại con quá khắt khe và kén chọn chứ gì?Hai cha con ông Khiêm và Ý Linh im lặng trong khi bà Tuyết Hạnh hỏi chuyện Thiện Toàn. Ý Linh thì nhìn anh một cách chăm chú.Im lặng một lúc, chừng như để tìm ý, Thiện Toàn nói:– Thật ra, con nghĩ chuyện tình cảm thì không cần vội vã. Con vẫn chưa. tốt nghiệp. Mà sau khí ra trường thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm Ông Khiêm nói:– Con nói cũng phải. Còn trẻ, tốt hơn là nên lo sự nghiệp. Đàn ông con trai khi có sự nghiệp vững vàng rồi hảng lo tình yêu hôn nhân cũng không muộn.Ý Linh chợt hỏi Thiện Toàn:– Anh Toàn nè! Mẫu phụ nữ lý tưởng của anh là như thế nào? Có giống em không?Tim bà Tuyết Hạnh thót lại. Bà nói nhỏ nhưng hơi nghiêm:– Coi con gái đó. Hỏi thắng đuột chuyện ấy làm gì, lại còn đem mình ra làm hình mẫu nữa chứ.Thiện Toàn dành cho Ý Linh nụ cười thật trìu mến:– Nếu bảo có giống như em không thì anh thấy hình như cũng có phần giống.Đó là xinh đẹp và thông minh như em vậy.Bà Tuyết Hạnh hồi hộp:– Vậy sao! Còn gì nữa nào?Thiện Toàn đáp rất thật.– Dạ, cũng chưa thật rõ ràng lắm, vì con chưa nghĩ tới. Tuy nhiên con có thể chắc chắn là người con yêu không nên ra ngoài xã hộị làm việc, cô ta chỉ cần ở nhà, đảm đương việc nội trợ, thỉnh thoảng động viên góp ý cho con về công yiệc ...Bấy nhiêu đó đủ rồi.– Em không ngờ anh Toàn cổ lỗ như vậy. - Ý Linh kêu lên - Bây giờ là thời đại nào rồi mà còn giới hạn, bắt phụ nữ ở nhà?Thiện Toàn ôn tồn:– Em nói quá đáng rồi. Anh không bắt buộc gì cả, chỉ đơn giản suy nghĩ của ạnh là trong gia đình, với vai trò người đàn ông, anh sẽ lo kiếm tiền, bà xã của anh không phải bận tâm đến chuyện đó nữa.Bà Tuyết Hạnh khẽ thở phào. Nhưng liền sao đó, bà giật mình vì nghe Thiện Toàn hỏi Ý Linh:– Vậy em thì sao Ý Linh? Chẳng lẽ em thuộc týp con gái không thích ở nhà?Ý Linh gật đầu ngay:– Đúng vậy! Bây, giờ là thế kỷ hăm mốt rồi, phụ nữ có quyền ra xã hội sánh vai cùng nam giới. Em muốn mình sẽ làm được một trong những việc nam giới làm. Với lại, ba mẹ chỉ có mỗi mình em, em mà không đảm, nhận nhiệm vụ trông coi công ty của ba thì ai đây?Thiện Toàn băn khoăn:– Chà! Như vậy sau này ... chồng của em sẽ thế nào hả Ý Linh? Cả hai cùng đi làm thì chuyện nhà cửa, con cái ...– Ối xời! - Ý Linh phẩy tay - Anh Toàn khéo lo! Chuyện đó còn xa lắm, hơi nào lo lắng cho già người đi.Lần này ông Khiêm và bà Tuyết Hạnh thật sự nhẹ nhõm cả người.Nhất là bà Tuyết Hạnh, bà hiểu Ý Linh hơn ai hết. Sau khi thích nghi với môi trường sống mới, Ý Linh dần bộc lộ tính cách mạnh mẽ thẳng thắn và có phần quyết đoán. Lời Ý Linh nói ra không như lời một đứa trẻ bình thường khác, đó là lời thể hiện cá tính của cô.Ông Khiêm hoan hỉ:– Ý Linh à! Ba rất hoan nghenh con giúp ba gánh vác công ty. Con có thích làm quen với công việc ngay từ bây giờ không?Bà Tuyết Hạnh xen vào:– Mình cho tôi xin! Ý- Linh còn nhỏ xíu hà, làm sao nó tham gia vô công ty được. Với lại, nội lo học thôi cũng đủ mệt rồi.Ý Linh hăm hở:– Không sao đâu mẹ. Ba nói là làm quen với công ty thôi mà mẹ, sẽ chẳng có gì nặng nề đâu. Mà nếu có, con nghĩ anh Thiện Toàn sẽ giúp con!Thiện Toàn suýt bị sặc. Cô bé này ghê thật, biết anh sẽ không từ chối nên lẹ miềng nói ngay:Lúc Thiện Toàn chào ba mẹ Ý Linh để về, Ý Linh tiễn anh ra cổng.Thiện Toàn hỏi:– Lúc nãy em nói nghiêm túc hả?– Chuyện gì? À! Anh Toàn nói chuyện ba em bảo em tôi công ty hả? Đương nhiên là nghiêm túc rồi! Mà sao .Thiện Toàn trầm ngâm:– Theo anh thì chưa đến lúc,đâu. Bây giờ em nên chú tâm vào việc học.Ý Linh lắc đầu:– Thật ra, em muốn đến tham quan công ty của ba em từ lâu rồi, nhưng khi đó em thật sự còn quá nhỏ ...Thiện Toàn phì cười:– Giờ em đã lớn rồi chắc?Ý Linh nghiêm nghị:– Em không đùa đâu! Đương nhiên em chưa phải là người lớn. Tuy nhiên mười bảy tuổi em cho rằng mình đã có thể nắm bắt đôi điều về công ty. Có vậy một, hai năm tới, em mới có thể giúp ba em và ít lâu sau thì chẳng còn lạ lẫm gì nữa.Nói tới đây, Ý Linh làm bộ lom khom như bà cụ nhìn săm soi vào mặt Thiện Toàn. Dưới ánh sáng của bóng đèn trên đầu trụ cổng, cộ thấy anh lộ vẽ ngạc nhiên. Cô tặc lưỡi:– Anh Toàn nghi ngờ quyết dịnh của em là xốc nổi, nhất thời ham vui hay anh ngại sẽ phải giúp em khi cần?Thiện Toàn cốc trán cô một cái đau điếng:– Tự ái quá đi mất! Anh là anh trai của em thì sao lại ngại khi giúp em.– OK! Vậy là anh Toàn hứa rồi đó nha.– Ừ anh hứa!Ý Linh cười, Thiện Toàn thấy trong đôi mắt vô tư trẻ nhỏ của cô cố hai vì sao sáng lấp lánh. Thật ra cô vẫn còn trẻ con!Túy nói vậy nhưng phải gần một tháng sau, ông Khiêm mới đưa con gái đến Công ty “Khiêm Minh” của ông.Đây quả là một ngày trọng đại đối với cả nhà. Ngay từ hôm trước, bà Tuyết Hạnh đã phải lo chuẩn bị trang phục cho Ý Linh. Bởi lần đầu đến với công ty, dù là công ty của gia đình, nhưng cô phải có sự chuẩn bị để không mất mặt mẹ cha vì cái vẻ bề ngoài xềnh xoàng, đồng thời cô cần tạo ấn tượng tốt với tất cả nhân viên trong công ty. Đây là yếu tố quan trọng cho sự khởi đầu của cô.– Hay là mặc áo dài đi mẹ! - Ý Linh nói với mẹ - Con vẫn còn đi học, đồng phục nữ sinh đầy trong tủ, mặc như vậy cho gọn, đơn giản, không cầu kỳ!Bà Tuyết Hạnh lắc đầu:– Như vậy không ổn đâu con à. Với dáng vẻ một nữ sinh, trông con nhỏ bé và non nớt lắm!Nhưng nếu mặc áo dài màu hoặc complet thì lại quá cứng ngắt. Còn mặc váy đầm thì lại quá ư điệu đàng ... Sau gần một ngày trời lựa chọn tính toán, cuối cùng Ý Linh được mẹ nhất trí cho mặc áo sơ-mi và quần Jeans tông màu nền nã, vừa trẻ trung vừa tạo ấn tượng hòa đồng gần gũi với mọi người.Sáu giờ sáng, bữa điểm tâm đã sẵn sàng cho hai cha con. Hôm nay, mẹ làm món bánh thịt bằm chiên bơ, thêm ly sữa đậu nành thơm ngào ngạt.Bà Tuyết Hạnh giục con gái:– Mau ăn đi Ý Linh à. Anh! Anh đừng có đọc báo nữa được không?Ông Khiêm cười, buông tờ báo xuống bàn xa lông, bước qua phòng ăn.Ý Linh kéo ghế ngồi, nhưng không đả động đến món ăn. Cô nhăn nhăn mặt:– Mẹ ơi! Sao tự nhiên con cảm thấy no no, không ăn nổi.Ông Khiêm cười:– Con gái ba đang nôn nao nên không thiết ăn sáng chứ gì?Ý Linh thừa nhận:– Dạ, đúng là con hơi lo ba ạ.Ông Khiêm vỗ vỗ vai Ý Linh:– Có gì mà lo lắng chứ. Con cứ quên đi. Cứ coi như sắp đến trường như mọi ngày là được.Bà Tuyết Hạnh khích lệ:– Ba con nói phải đó. Thật ra chẳng có gì đáng sợ hết. Cứ như con đến nhà bác Hai Tiến chơi, mọi người đều là quen thân với chúng ta. Nào! Tựa lưng vào ghế, hít thở thật sâu và đều đã nào!Ý Linh làm theo lời mẹ và thấy có hiệu quả. Sự tự tin đã dần dần trở lại trong cô Hơn sáụ giờ rưỡi, hai cha con rời nhà.Hôm nay ông Khiêm ngồi ghế sau với con gái. Cầm lái là tài xế Đĩnh. Anh làm tài xế cho ông Khiêm từ rất lâu, từ khi Ý Linh chưa bước vào nhà này. Tuy nhiên ông Khiêm thỉnh thoảng thích tự lái, nên Đĩnh vừa là tài xế cũng vừa là nhân viên văn phòng Công ty “Khiêm Minh".Ông Khiêm hỏi Đĩnh:– Mọi người chắc chắn không biết gì chứ?Đĩnh nhìn vào kiếng chiếu hậu, nói:– Dạ, bác đã căn dặn như vậy nên cháu chỉ nhắc nhở mọi người chăm chú làm việc thôi - Dừng lại vài phút, Đĩnh nói thêm - Có lẽ mọi người sẽ rất ngạc nhiên.Ông Khiêm chỉ cười. Ngạc nhiên? Chắc chắn rồi! Ông không như một số giám đốc, chủ công ty doanh nghiệp khác, ông không để vợ con tự tiện muốn đến công ty lúc nào thì đến. Một khi con gái xuầt hiện thì phải là vì mục đích nghiêm túc.Ý Linh mở xắc tay lấy di động ra:– Là anh Thiện Toàn gọi cho con ... Alô. .– Alô. Ý Linh! Anh đến chậm một phút. Bây giờ em đang trên đường tới công ty phải không?– Sao anh biết? - Ý Linh hỏi mà mắt liếc nhìn sang cha.ĐoÁn là Thiện Toàn đã ghé qua nhà, ông Khiêm lắc đầu:– Ba không nói gì hết nghen!Thiện Toàn cười nhỏ:– Anh vừa ghé qua nhà em, nghe dì Hạnh nói, anh mới biết. Ý Linh à!– Dạ, em nghe đây.– Chúc mừng em! Cố lên nhé!– Cảm ơn anh Toàn! Cho dù kết quả thế nào thì sớm muộn gì, em cũng nhờ đến anh.Rất sẵn sàng. Tạm biệt nhé!– Dạ.Ý Linh dập máy, mỉm cười mơ màng nhìn qua bên đường. Xe giảm tốc độ và Ý Linh nhìn thấy tấm bảng tên Công ty “Khiêm Minh” Đến nơi rồi!Đĩnh lái xe vào sân.Ý Linh mở cửa bước xuống xe theo chân ông Khiêm vào trong.Trụ sớ công ty là ngôi phố lầu khá lộng với hai tầng lầu, ông Khiêm cho xây lại theo kiến trúc mới, có hầm để xe rộng rãi. Màu tường xanh mát dịu, tạo cảm giác nhẹ nhàng thoải mái cho Ý Linh. Cô ngước nhìn những hộp bê tông trồng hoa trên ban công hai tầng lầu. Sứ Thái màu đỏ hồng quyến rũ, quỳnh anh vàng hững hờ kiêu ngạo, những sợi dây leo trái tim buôn dài yểu điệu.Ý Linh thầm công nhận nơi đây là môi trường làm việc tốt. Ba của cô quả là biết tạo sự thoải mái cho nhân viên! Cô nghe mẹ nói ở đây còn có đủ các thứ đáp ứng được một bữa ăn nhẹ cho nhân viên. Trên sân thượng còn có sân cầu lông mini, nó được rào lưới xung quanh cẩn thận. Những buổi chiều công việc không nhiều nhân viên nghỉ sớm, họ lên đó chơi cầu lông, điều này gần như là bắt buộc, ông Khiêm yêu cầu mọi người phải có tinh thần thể thao và rèn luyện cơ thể.Đĩnh nhanh nhẹn đẩy cửa cho ông Khiêm và Ý Linh bước vào.Tiền sảnh không rộng lắm bài trí tao nhã, bàn trực tiếp tân ở phía bên trái.Dọc theo vách tường bên phải là hai chiếc trường kỷ, giữa phòng đặt bộ xa lông gỗ nâu, hai đầu bàn trên hai cái đôn vuông là hai chậu kiểng bon-sai có dáng hổ phục, rồng chầu thật đẹp.Cô tiếp tân đứng lên khi ông Khiêm vừa mới lên thềm, ngạc nhiên nhìn cô gái trẻ đi bên cạnh giám đốc. Ai nhỉ? Đầu tiên, cô thư ký có ý nghĩ đây là cô thư ký riêng của sếp. Song nhìn kỹ thấy cô gái quá trẻ ... Cô hoang mang.– Thưa, giám đốc đã đến.Ông Khiêm gật đầu:– Ừ, mọi người đến sớm nhỉ! Đã có cuộc điện thoại nào chưa, KhánhVân?– Dạ thưa chú, chưa ạ.– Em chào chị Khánh Vân! - Ý Linh chào.Ông Khiêm giới thiệu:– Khánh Vân à! Cháu làm quen đi. Đây là Ý Linh, con gái của chú. Hôm nay nó đến làm quen mọi người. Lát nữa, nếu nó có thắc mắc gì thì giải đáp giúp chú nhé.– Dạ.Ý Linh nhoẻn cười với Khánh Vân:– Nhờ chị Vân giúp đỡ, em cảm ơn nhiều.Ông Khiêm giục Ý Linh vào trong. Ông muốn cô làm quen tất cả mọi người, tìm hiểu qua các bộ phận của công ty.Không mất nhiều thời gian lắm, bởi hộ máy nhân sự của công ty gọn nhẹ, chỉ vỏn vẹn mười ba người.Ý Linh hỏi vui:– Ba ơi! Con nghe người ta bảo số mười ba là con số xấu, tại sao ba không bớt một hoặc thêm hai?Ông Khiêm xoa cằm, tủm tỉm:– Bớt một, thêm hai à? Nếu như bớt một, chắc người ra khỏi công ty phải là bạ, bởi vì tất cả anh chị em ở đây đều rất tài giỏi. Còn như nếu thêm hai thì ba không đủ tiền trả lương. Vả lại, cũng chẳng có nhu cầu tuyển dụng nữa, con gái à. - Ông cười khề khà - Mười ba là số “con voi” đó. Công ty của chúng ta đang.và sẽ to lớn khỏe mạnh như voi vậy.Trong khi tham quan q.ua công ty, Ý Linh không hỏi gì nhiều, bởi lẽ mọi người đều đang làm việc chăm chú, cô không thể làm gián đoạn. Chủ yếu là Ý Linh quan sát, còn việc kinh doanh của công ty thì cô đã biết. Đội xe tải ba mươi chiếc, chế biến gỗ sấy xuất khẩu và một trạm xăng dầu khá lớn nằm ớ địa phận Đồng Nai.Sau gần hai tiếng đồng hồ dạo quanh, Ý Linh và ông Khiêm trở lại phòng khách.Ông Khiêm ngồi xuống xa lông.Khánh Vân lời chỗ sau bàn tiếp tân, đến gần hỏi:– Giám đốc, chú uống gì ạ?– Cháu cho chú một ly cà phê đen.Khánh Vân day qua Ý Linh:– Cô Ý Linh uống gì ạ?Ý Linh vẫn chưa ngồi, cô chụp tay Khánh Vân, kêu lên:– Em không chịu đâu. Cái gì mà “cô” chứ? Chị gọi em là Ý Linh thôi. Chị mà còn gọi em là cô này cô nọ một cách khách sáo, trịnh trọng như vậy nữa thì ... em giận, hổng thèm nói chuyện với chị nữa đâu.Ông Khiêm nói vào:– Em nó nói phải đó Khánh Vân à. Cháu nên nghe theo đi. Bởi một phần là vì ... sau này có thể Ý Linh sẽ giúp chú quán xuyến công ty. Cháu đừng nên để nó có cơ hội đi cháu.Ý Linh ngoe nguẩy:– Ba nói con xấu tính vậy sao?Khánh Vân cười vui vẻ:– Được rồi cô bé à. Em nói đi, em uống gì để chị làm cho?– Dạ, em nhờ chị làm cho hai ly nước trái cây.Khánh Vân lơ ngớ. Ý Linh nói thêm:– Một ly cho em và một ly cho ba em. Vào giờ này mà uống cà phê thì không tốt chút nào.Ông Khiêm lắc đầu lầu rĩ:– Bây giờ ba hơi hối hận vì quyết định đưa con đến công ty. Cbẳng biết mai mốt, con sẽ ra sao nữa đây?Ý Linh ngồi xuống bên ông, cười hì hì:– Ba, là con lo sức khỏe cho ba mà.Ông Khiêm phẩy tay:– Cảm ơn nhé! Nhưng chuyện đó nói sau đi. Giờ nghe ba hỏi nè, con đi một vòng rồi, cảm thấy thế nào?Ý Linh nghiêng đầu:– Ba hỏi chung chung quá. Nhưng con thấy tất cả đều tốt ạ.– Tốt? Con dựa vào cơ sở nào?Tất cả nhân viên đều làm việc chăm chỉ, bầu không khí khẩn trương nhưng vui vẻ. Đó chính là cơ sở cho con nhận xét công ty đang hoạt động rất tốt.– Vậy còn ... ý kiến của con về các mặt hoạt động của công ty?Ý Linh thận trọng:– Ba đang hỏi con nghiêm túc chứ ạ? Nếu như con đưa ra ý kiến, ba sẽ ghi nhận sao ba?Ông Khiêm Đĩnh đạc nói:– Đương nhiên ba rất nghiêm túc. Nhưng ghi nhận như thế nào thì còn tùy vào ý kiến của con, nếu nó thiết thực và khả thi cao.– Con nghe ba nói là công ty đang có kế hoạch xây dựng thêm trạm xăng?Ông Khiêm gật đầu:– Đúng vậy! Con nói đi!– Nếu như ba nhắm vào khu vực miền Tây thì hay hơn ba ạ.– Miền Tây à?– Dạ. Miền Tây luôn có 1ượng hàng hóa dồi dào, là vựa lúa và trái cây của Nam bộ mà. Xe khách từ Sài Gòn về dưới cũng nhiều nữa.Ông Khiêm bắt đầu nôn nóng:– Đương nhiên ba biết hết những điều đó, con nói ý chính của con đi.Ý Linh mỉm cười:– Con vừa nảy ra một ý. Chúng ta xây dựng trạm xăng bề thế một chút, mặt bằng tối thiểu phải cỡ hai ngàn mét vuông.Ông Khiêm ngây ra nghe con gái trình bày “dự án” đầu tiên của cô. Thật thú vị, táo bạo nhưng đầy triển vọng. Một dự án mà ông Khiêm chưa hề nghĩ tới, ấy vậy mà nó được nảy lên từ một cô bé nữ sinh chưa biết tí gì về kinh doanh, dịch vụ.Theo Ý Linh thì trạm xăng dầu không chỉ đơn thuần là trạm cung cầp xăng dầu, mà ở đây còn có siêu thị bán các thứ cần cho chuyến đi dài của các tài xế xe tải, có nhà trọ, khu nhà vệ sinh phục vụ cho họ chu đáo, nhà hàng với các món ăn đa đạng. Tất cả phí phục vụ đều ưu đãi cho hội viên. Đây là mấu chốt thu hút khách hàng, đem lại lợi nhuận cho công ty.– Ba thấy thế nào hả ba? - Ý Linh hỏi.Ông Khiêm xoa cằm. Dự án tuyệt vời! Tuy nhiên khen ngợi Ý Linh lúc này à không hay lắm, ông muốn tránh cơ hội để bệnh kiêu ngạo tự đắc tấn công con gái. Cho nên ông từ tốn:– Thú vị đó! Đáng lẽ con phải vạch ra chi tiết trên giấy trắng mực đen.Nhưng con nói khá chi tiết rồi, ba sẽ làm để giao cho bộ phận kế hoạch nghiên cứu. Chỉ cần bàn bạc kỹ, mọi người thống nhất thì 1à cho xúc tiến trong thời gian sớm nhất.Ông Khiêm nhìn đồng hồ tay, đứng lên:– Hôm nay bao nhiêu đó được rồi. Cha con mình về thôi, Ý Linh à. Có lẽ ở nhà, mẹ con cũng đang chuẩn bị bữa trưa.Ý Linh cười thật tươi:– Con thích ba nhất là điểm này đó. Cho dù có đi đâu thì ba vẫn nhớ những món ăn mẹ con nấu.– Tết nhiên! Vì mẹ con nấu ăn là số.Điện thoại trên bàn tiếp tân reo. Khánh Vân nhấc ống nghe. Ông Khiêm nán lại. Biết đâu lại là điện thoại của ông?Mà thật vậy, Khánh Vân nói vào máy:– À, dạ! May là giám đốc vẫn còn ở đây. Xin ông vui lòng chờ vài phút!Đặt nhẹ ống nghe xuống bàn, Khánh Vân quay qua nói với ông Khiêm:– Thưa chú, ông Đỗ Sum bên Công ty “Hưng Lợi” muốn nói chuyện với chú ...Ông Khiêm bảo Ý Linh chờ một chút rồi bước tới nhận điện thoại.Ý Linh nhíu mày. Đỗ Sum ... Công ty “Hưng Lợi” ... phải chăng chính là ông ta? Ngày ấy Ý Linh chưa kịp biết tên công ty của ông ta, nhưng tên Sum thì cô đã nghe mẹ cô gọi ông ta. Hay là người trùng tên người?Cô nhìn cha nuôi ... thấy trán ông nhăn nhăn. Ông cất giọng điềm đạm, không vồn vã cũng chẳng lạnh lùng.– Alô. Tôi đây. Chào anh Sum! Có chuyện gì mà anh gọi cho tôi?Đỗ Sum cười khề khà:– Anh khỏe chứ anh Khiêm? Cũng có vài vấn đề nhờ anh giúp đỡ đây.– Vậy thì mời anh đến văn phòng công ty của tôi.– Là thế này, anh Khiêm ạ. Tôi có phần hơi mạo muội, mong anh thông cảm cho nhé. Tôi muốn mời anh dùng bữa cơm trưa, nhân đó sẽ trình bày luôn. Hy vọng anh có thời gian và nhận lời.Ông Khiêm lại nhíu mày. Hơi khó chịu nhưng không khỏi không tò mò. Mối quan hệ giữa ông và Đỗ Sum không thể gọi là thân thiết, hai bên chưa hề có một sự hợp tác nào, bây giờ tự dưng Đỗ Sum bảo là nhờ ông giúp đỡ, lại còn mời ông dùng cơm. Nói là mời mà cứ như ép buộc, thúc bách người ta. Nếu ông bảo rằng mình đã có hẹn và từ chối thì sao nhỉ? Nhưng ông cũng tò mò, muốn biết Đỗ Sum đang cần mình giúp cho chuyện gì.– Được, tôi đồng ý. Địa điểm và thời gian thế nào đây? Ừ, tôi biết. Tôi sẽ đến sau ba mươi phút nữa ... Chào anh!Gác máy, ông Khiêm quay ra bảo Ý Linh:– Con gái à, đi thoi!– Về nhà hả ba? - Ý Linh hỏi ông.– À, có một chút thay đổi. Ba sẽ nói rõ với con sau. Nào, tranh thủ, kẻo bị kẹt xe là đến trễ đó con.Hai cha con đi ra. Cũng như ban sáng; Đĩnh lái xe đưa hai người đi.Ông Khiêm bảo Đĩnh:– Cậu chạy tới nhà hàng Tây Nam Bộ nhé.– Dạ, thưa giám đốc.Xe chạy, Ý Linh ngạc nhiên:– Ủa! Sao mình lại tới nhà hàng bất tử vậy ba?– Ừ, lúc nãy ông Sum bảo có chuyện gì đó nhờ ba giúp và ông ta mời ba đi ăn trưa.Ý Linh thoáng băn khoăn:– Ông ta mời ba mà con đi theo, liệu có được không?Ông Khiêm mỉm cười:– Sao lại được hay không được? Tương lai con sẽ coi ngó rất nhiều việc, đi giao tiếp bên ngoài cũng quan trọng lắm. Đây là dịp để con tìm hiểu mà.Ý Linh gật gù:– Dạ, ba nói phải. Con không ngại ngần nữa đâu.Ông Khiêm dặn dò:– Lát nữa, nếu ông ta có hỏi chuyện thì con hãy trả lời sao cho khéo léo nghe Ý Linh.– Dạ, con sẽ không để ba thất vọng đâu.Ông Khiêm sực nhớ mình vẫn chưa gọi điện thoại về nhà cho bà Tuyết Hạnh. Ông lấy di động trong túi áo ra, bấm số ...Ý Linh lắng nghe cuộc điện thoại, cô hình dung vẻ mặt buồn hiu của mẹ.Hôm qua, bà đã nói là trưa nay bà nấu một bữa cơm thật ngon. Kiểu này thì bà phải ngồi một mình bên bàn ăn rồi!Ông Khiêm day qua:– Ý Linh à! Con nói chuyện với mẹ nhé?– Dạ ....- Ý Linh cầm di động – Alô. Mẹ ơi! Con đây nè mẹ.– Ừ! Ý Linh! Ba con dẫn con đi ăn cơm khách hả? Coi như cơm trưa của mẹ nấu bị ế rồi.– Ồ không đâu mẹ ơi! Con sẽ về sớm để ăn cơm mẹ nấu.Bà Tuyết Hạnh bật cười:– Con bé này . Đã đi ăn cơm khách mà còn đòi về ăn cơm của mẹ.– Con nói nghiêm chỉnh mà mẹ. Ba và con đi chỉ vì công việc. Chắc chắn mấy món ăn ở đó không ngon bằng của mẹ đâu, cho nên đương nhiên con phải mau chóng quay về ,ăn cơm của mẹ rồi:– Thôi thì tùy con. Cúp máy đi Ý Linh à, kẻo ba con hết tiền đó.Ý Linh “dạ", dập máy trao cho cha và cười nhỏ:– Mẹ con lo ba tốn tiền điện thoại.Ông Khiêm cũng cười nhưng không nói gì niềm hạnh phúc hiện rõ trên nét mặt ông. Ông đã có một người vợ hết lòng yêu thương lo lắng cho ông, tình cảm đằm thắm y như thời còn son trẻ. Hạnh phúc nhân đôi khi ông và bà nhận Ý Linh làm con nuôi. Ông nhìn sang Ý Linh, cô con gái đang ngước mắt ngắm nhìn những căn phố lầu dọc bên đường.Ông Khiêm hỏi Ý Linh:– Con gái à! Con nghĩ sao nếu cả nhà chúng ta chuyển đến một ngôi nhà khác?Ý Linh ngơ ngác:– Ủa! Sao lại chuyển đến ngôi nhà khác ạ? Con không hiểu?– Ờ thì ... tự dưng ba cô ý nghĩ như vậy thôi. Nếu cả nhà chúng ta sống trong một ngôi biệt thự vừa vừa cũng không có gì là quá đáng cả. Sao? Con cho ý kiến đi chứ con gái.Ý Linh hơi mím môi:– Nếu như ba muốn nghe ý kiến của con thì con ,nói là con rất thích được sống trong ngôi nhà hiện nay của gia đình chúng ta. Con biết ba sẽ bảo rằng nhà của chúng ta nhỏ hẹp và đã cũ kỹ, nhưng con thấy nó là ngôi nhà tuyệt vời nhất, ba ạ.Ông Khiêm cười nhỏ:– Con gái ba lạ ghê! Trong khi thiên hạ thi nhau trầm trồ và ao ước được sống trong một ngôi biệt thự mới đầy đủ tiện nghi hiện đại thì con bảo ngôi nhà nhỏ của mình tuyệt vời!Ỷ Linh không để ý thấy tài xế Đĩnh đang ngó cô qua kiếng chiếu hậu.Cô nói sôi nổi:– Con nói nghiêm túc mà ba. Nhà mình tuy không to rộng, nhưng đâu có thiếu một món đồ đùng tiện ích. Với lại, ngôi nhà đầy ấp kỷ niệm của ba mẹ và của con nữa. Con thích được sống hoài ở đây thôi ba ạ.Ông Khiêm chỉ cười, không nói gì thêm nữa. Ngần ấy năm, đủ cho ông hiểu rõ tánh ý cô con gái nuôi. Không nói thì thôi, đã nói thì hoàn toàn nghiêm túc, một là một, hai là hai!Ý Linh ngập ngừng:– Ba. .. Ba nói đi! Chắc không tự dưng mà ba nghĩ tới chuyện này đâu. Con đoán chính xác hả ba?– Ờ thì ...Ông Khiêm ầm ừ. Trên xe còn có tài xế Đĩnh nên ông chưa muốn nói hết suy nghĩ của mình. Thật ra ông cũng mới vừa nghĩ đến chuyện mua nhà. Bởi trong tương lai, chắc chắn Ý Linh sẽ là người đứng đầu, quán xuyến cơ ngơi Công ty “Khiêm Minh”. Ông muốn cô con gái nuôi được sống trong môi trường mới, tiện nghi, xứng đáng hơn. Như vậy cô cũng sẽ không phải tự ti với mọi người.Xem chừng Ý Linh vẫn còn trở lại vấn đề này.Ông Khiêm bèn nói:– Gác lại đề tài này đi con gái à. Lát nữa về nhà hoặc trưa chiều rảnh rỗi, ba sẽ nói rõ hơn.Ý Linh dừng xe, ngước mắt nhìn chóp nhọn ngôi biệt thự phía sau hai cánh cổng sắt. Cô thầm ngạc nhiên với chính mình. Cô chạy xe đến đây và dừng lại.Để làm gì chứ?Ngôi biệt thự hình như không có gì thay đổi Vườn hoa kiểng trước sân vẫn khoe sắc rực rỡ làm tôn thêm nét lộng lẫy và sự bề thế của khuôn viên ngôi biệt thự.Thì ra ngôi biệt thự nằm trên con đường này. Vậy mà lâu nay, Ý Linh không biết, bởi lẽ cô không nhớ địa chỉ và cũng không thể hỏi ai. Mà hỏi để làm gì chứ?Bất giác Ý Linh nhún vai. Cô dợm nhấn chân trên pê-đan nhưng dừng lại:Đằng trước, một chiếc xe hơi giảm tốc độ nhá đèn xi- nhan báo hiệu rẽ vào cổng ngôi biệt thự. Khoảng cách khá gần nên Ý Linh nhìn rõ người ngồi sau tay lái là Đỗ Sum. Ông ta chỉ liếc nhanh qua Ý Linh. Ý Linh đội mũ vải, mặt có khẩu trang che kín nên Sum không thể nhận biết là ai.Chiếc xe dừng lại vài phút, Đỗ Sum gọi điện thoại di động. Sau đó, một người đàn bà đi ra mở cổng, chiếc xe từ từ lăn bánh vào trong. Người đàn bà khóa cổng lại ngay.Ý Linh nhíu mày. Lạ nhỉ! Hôm gặp ở nhà hàng, ông ta bảo là ông ta rất ghét cầm lái cho nên luôn có tài xế đi cùng. Vậy sao hôm nay ông ta lại tự lái nhỉ?Hừ! Xem ra con người ông ta khó mà tin tưóng được. Ý Linh vẫn chưa đạp xe đi, cô nhìn vào trong. Đỗ Sum đậu xe bên góc sân trái biệt thự rồi mở cửa xe bưóc xuống.Sau một ngày làm việc, song trông ông ta lại không có vẻ gì là mệt mỏi.Ngược lại, nhìn ông ta, có cảm tưởng ông ta vừa tham dự một cuộc vui đầy thú vị nào đó.Bất giác Ý Linh nghĩ đến bà Ngọc Tú. Trông tâm trí cô thì bà Ngọc Tú vẫn trẻ trung xinh đẹp như lần cuối cùng cô gặp bà, cách đây đã trên dưới chục năm.Không biết bây giờ bà ấy thế nào? Dù thế nào, bà ấy vẫn là ân nhân của mẹ và cô. Cô chợt ao ước có một cơ hội để gặp lại bà. Nhưng ... nếu bây giờ gặp ại, không chắc bà Ngọc Tú còn nhớ mặt cô. Ý Linh so vai. Chắc chắn sẽ có ngày cô đường hoàng bước vào ngôi biệt thự này và trò chuyện với bà. Sẽ thú vị lắm đây!Cô đạp xe về nhà. Vừa đạp xe chầm chậm vừa nghĩ ngợi về Đỗ Sum và cha mình. Đỗ Sum là người khó mà đặt lòng tin, còn cha cô thì lại là người xuề xòa, dễ dãi. Chỉ qua cuộc nói chuyện ngắn ngủi trong bữa ăn trưa hôm ấy, ông đã gật đầu đồng ý hợp tác làm ăn với Đỗ Sum. Điều này khiến cô cảm thấy bất an. Có lẽ ... Hừm! Có lẽ phải điều tra thêm về ông ta.Đạp xe chậm lại, Ý Linh đưa tay lên nhìn đồng hồ. Chà! Hơi muộn rồi. Chắc ở nhà ba mẹ đang bắt đầu lo lắng. Cô định dừng xe tấp vào lề mở cặp lấy di động gọi về nhà, nhưng nghĩ lại thấy như vậy thì mất thêm thời gian nên thôi.Để rút ngắn chặng đường về Ý Linh quyết định đi theo lối tắt. Hơi lòng vòng một chút nhưng sẽ nhanh hơn mười phút.Con hẻm rộng gần hai mét, qua nhiều căn nhà nhiều kiểu, lầu cao, xây trệt và có cả mái tôn cũ xập xệ, tạo nên bức tranh với những sắc màu khập khiễng. Dù vậy, Ý Linh vẫn thấy mỗi mảng tường, cạnh cổng đều đóng yên. Cô cúi đầu tươi cười chào những người mình quen biết.Chỉ cần rẽ qua góc này là đến nhà rồi. Ý Linh phấn chấn đạp xe nhanh hơn.Qua chỗ cua quẹo, Ý Linh hoảng hất bóp thắng. Chiếc ba gác lù lù chạy về phía Ý Linh, cô vội xuống xe, định nép sát vào một bên, nhưng không kịp.Roẹt ...Chiếc ba gác vù qua, còn vạt áo dài phía sau của Ý Linh thì chỉ còn dính chút xíu một bên tà. Cô giậm chân hét lên:– Đồ khốn! Chạy xe kiểu gì vậy hả?Đáp lại cô là tràng cười hô hố của gã con trai lái ba gác và gã ngồi trên thùng xe.Ý Linh giận run. Bọn này lạ mặt chứ nếu là dân tại chỗ thì cô cho biết tay.Bây giờ chỉ còn cách là ...Cô nắm giữ tà áo bị te tua lên. Làm sao bây giờ?Chợt có tiếng đằng hắng phía sau:– E hèm ...Ý Linh quay lại. Một thanh niên lạ mặt đang chậm rãi đi về phía cô, chỉ còn cách vài mét.Hình như anh ta đang cố giấu nụ cười, còn ánh mắt thì ra chiều ái ngại:Anh chàng nhẹ giọng:– Chào cô bé! Để tôi giúp cô nhé.Ý Linh dè dặt:– Cảm ơn. -Có lẽ không dám phiền anh vì nhà tôi ở gần đây mà.Anh chàng khẽ lắc đầu:– Dù nhà của cô ở sát bên nhưng nếu cứ như vầy mà bước vô thì ... cũng không ổn lắm đâu.Ý Linh tròn mắt. “Hắn từ đâu xuất hiện rồi xen vào có ý kiến này nọ?”. Tuy nhiên cô chưa kịp lên tiếng phản ứng thì “hắn” đã hết sức tự nhiên, cởi chiếc sơmi khoác ngoài chiếc áo pull và tiến tới choàng lên vai Ý Linh.– Như vầy sẽ ổn hơn, cô bé ạ.Ý Linh lúng túng. Anh chàng kia mỉm cười bỏ đi.Thần người mất mấy giây, Ý Linh sực nhớ gọi với theo:– Nè, rồi làm sao tôi trả cái áo cho anh đây?Chàng trai không quen biết quay lại:– Chuyện nhỏ mà. Tôi cũng ở trong xóm này, chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhau, cô bé đừng lo!Vừa nhét tà áo rách vào lưng quần, Ý Linh vừa ấm ức nói thầm:– Người ta như vầy mà cứ “cô bé, cô bé”! Làm như anh ta lớn tuổi lắm vậy!Dễ ghét!Cô đoán chừng gã con trai đó cũng chỉ hơn cô dăm ba tuổi mà thôi. Dắt xe đi tiếp, đôi mày Ý Linh cau cau lại như bà cụ non. Cái gì? Anh ta vừa bảo là anh ta cũng ở trong xóm này? Lạ kìa? Dân xóm này sao lạ hoắc vậy? Rõ ràng là cô chưa gặp anh ta lần nào cả. Không sao, cô sẽ điều tra xem sao. Nếu thật sự anh ta ở xóm này thì chỉ một buổi, cô sẽ biết ngay.Dừng lại trước cổng nhà, Ý Linh ngạc nhiên vì cổng chỉ khép hờ, trong sân có chiếc Honda quen thuộc của bác sĩ Hòa. Ông là bác sĩ riêng của gia đình cô.Tự dưng cô nghe ớn lạnh, linh cảm đã xảy ra chuyện gì không hay.Cô xô mạnh cánh cổng, dắt xe chạy ào vào sân.– Ba ơi! Mẹ ơi! Có ...Rồi Ý Linh khựng lại như xe thắng gấp trước cửa phòng khách. Cha cô đang ngồi trên ghế xô-pha, mẹ và bác sĩ Hòa ngồi đối điện nhau ở bộ xa lông. Cả ba người cùng nhìn Ý Linh.Bà Tuyết Hạnh nhíu mày:– Gì mà hớt hải vậy con?Ý Linh nhìn bà, nhìn ông Khiêm rồi chỉ vào bác sĩ Hòa, run run:– Ba hay mẹ làm sao mà bác sĩ tới vậy ạ?Bác sĩ Hòa vụt cười trấn an Ý Linh:– À! Thì ra cháu thấy xe của chú trong sân mà sợ ba mẹ ngã bệnh nặng chứ gì? Bình tâm đi Ý Linh à. Ba của cháu chỉ hơi mệt một chút thôi, không có làm sao cả. Chỉ cần nghĩ ngơi là khỏe hà.Ý Linh nhìn cha, nghi hoặc:– Có thật như lời bác sĩ nói không hả ba?Ông Khiêm gật đầu xác nhận:– Ừ, ba chỉ hơi choáng thôi. Con đừng mang bộ mặt lo sợ đó nữa, nhìn xấu xí lắm.Bác sĩ Hòa bật cười:Bà Tuyết Hạnh chợt nhận ra dáng vẻ lạ thường của con gái:– Ủa! Sao mà ... con choàng cái áo sơ-mi này?Ý Linh lật đật đáp:– Dạ, con gặp sự cố nhỏ. Để lát nữa con kể cho mẹ nghe. Bây giờ con xin phép lên phòng thay đồ.Ý Linh chào ông Hòa rồi đi nhanh lên lầu. Khi Ý Linh quay xuống thì khách đã về. Bà Tuyết Hạnh chuẩn bị dọn cơm, ông Khiêm vẫn ngồi trên xô-pha. Ý Linh định xuống giúp mẹ một tay nhưng ồng Khiêm hảo:– Cứ để đó cho mẹ con làm, con lên đây nói chuyển với ba con một lát.– Dạ ....Ý Linh ngồi xuống chiếc ghế xa lông gần đó. Cô ngắm cha nuôi. Ông cố vẻ ưu tư, hơi là lạ. Cô ngập ngừng:– Nói thật là con không thể nào yên tâm được Con thấy ba hình như ...Ông Khiêm trỗi dậy rời xô-pha sang ngồi cạnh con gái. Đoạn, ông nói chậm rãi:– Con nghe ba nói đây, Ý Linh. Ba sẽ không giấu con đâu, đúng là sức khỏe của ba có vần đề.– Thấy chưa! Con đã nói mà!- Ý Linh kêu lên.Ông Khiêm đưa tay làm cử chi ngăn cản con gái rồi nói:– Nghe ba nói đã! Đúng là sức khỏe của ba có vần đề. Nhưng bác sĩ Hòa nói không sai, chỉ cần ba nghỉ ngơi, tạm gác công việc qua một bên, không nghĩ ngợi gì thì sẽ chẳng sao cả. Cho nên ...Bà Tuyết Hạnh đi lên, hai tay vẫn còn lau vào tạp dề trước ngực.– Mình à! Chúng ta đi ăn cơm thôi. Có chuyện gì hãy suy nghĩ rồi bàn với con nó cũng được mà.– Ờ thì ...– “Thì thà” cái gì nữa. Đi ăn thôi!Ý Linh theo chân ba mẹ qua phòng ăn, lòng hồi hộp nôn nao. Cứ như lời của mẹ nói với ba thì ba sấp nói cho cô nghe chuyện gì đó rất quan trọng. Ba bảo bác sĩ khuyên ba phải gác hết công việc qua một bên, như vậy há chẳng phải chuyện có liên quan đến công ty hay sao? Suy đoán này làm cho Ý Linh thật sự căng thẳng.Tuy nhiên câu chuyện trong bữa ăn lại có đề tài hoàn toàn khác.Bà Tuyết Hạnh hỏi Ý Linh:– Lúc nãy, con gặp sự cố gì vậy? Mẹ thấy con khoác cái áo sơ-mi của đàn ông bên ngoài là thế nào?Ý Linh thấy chuyện không có gì phải giấu giếm nên đáp:– Dạ, đúng là xui xẻo mẹ ạ. Hồi nãy, con sợ kẹt xe về trễ nên đi băng phía bên hẻm “hai trăm mười”. Vừa trờ qua góc nhà ông Bảy thì hai tên con trai lạ hoắc chạy xe ba gác ào ào tới, chúng làm áo con vướng vô xe rồi rách toạc một đường luôn. Ngay sau đó, một anh chàng cũng lạ hoắc, xuất hiện và đưa cái áo cho con.Ông Khiêm cười tủm tỉm:– Chàng trai nghĩa hiệp à? Chuyện của con y như tiểu thuyết vậy.Ý Linh kêu lên:– Tất cả đều là sự thật ba ạ. Con thấy anh ta là dân lạ nên cũng hơi sờ sợ và từ chối sự giúp đỡ. Nhưng anh ta bảo nếu để người ta nhìn thấy áo xống như vậy thi kỳ lắm. Rồi anh ta bỏ đi ngay. Con đang rầu đây nè.– Rầu cái gì? - Hai ông bà hỏi một lúc.Ý Linh so vai:– Thì cái áo anh ta đưa cho con mượn đó. Chẳng biết làm sao trả lại cho anh ta nữa. À, phải rồi! Anh ta bảo anh ta cũng sống trong khu phố của mình đó ba mẹ.Ông Khiêm có ý kết thúc đề tài:– Chuyện nhỏ mà! Ngày mai con giặt áo sạch sẽ, xếp để sẵn đó. Nếu quả thật cậu ta ở gần đây thì một vài hôm nữa chúng ta sẽ gặp.– Dạ.Ông Khiêm liếc nhìn vợ rồi chậm rãi nói với Ý Linh:– Ba có ý định giao cho con trông coi giúp ba một phần công việc ở công ty nhà mình, con thấy thế nào . - Ông nói thêm đây là chuyện nghiêm túc, nên ba muốn con cũng phải trả lời thẳng thắn. Không sao, con cứ suy nghĩ rồi thong thả trả lời ba cũng được.Bà Tuyết Hạnh nhỏ nhẹ:– Mình à! Tôi thấy có lẽ không hợp cho lắm. Ý Linh dạo này lo học hành bù đầu, nếu gánh thêm công việc, tôi e ... Thay vì chúng ta nhờ Thiện Toàn hỗ trợ cũng được vậy.Mấy nếp nhăn trên trán ông Khiêm hằn sâu hơn, ông khẽ lắc đầu:– Nói như mình cũng không được. Thiện Toàn đâu phải là đứa rảnh rang? Nó cũng phải học hành, phụ công ty của anh Tiến. Thỉnh thoảng nó qua giúp anh làm sổ sách là nhiều lắm rồi.Ý Linh tiếp lời cha:– Dạ, ba nói phải đó mẹ. Chúng ta tuy là chỗ thân tình với bác Tiến, nhưng nhờ vả anh Thiện Toàn nhiều quá, kỳ lắm!– Vậy ý con là sao? Chẳng lẽ con nhận lời tham gia vào công ty?Ý Linh cười, giọng thận trọng nhưng cũng không kém phần tự tin:– Dạ, con chẳng có tí kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh nào cả. Tuy nhiên nếu như ba tin tưởng và giao việc cho con, nhất định con sẽ cố gắng để đạt kết quả tốt.Thấy gương mặt mẹ ưu tư, Ý Linh gác đũa đứng lên, đi vòng qua ghế, ôm vai bà, miệng nhoẻn cười thật tươi:– Con biết mẹ đang rất lo cho việc học của con. Không sao đâu mẹ ạ. Bước đầu, con chỉ nhận những việc nho nhỏ thôi. Con sẽ sắp xếp để có thời gian vừa học vừa giúp ba.Ông Khiêm gật đầu ngay:– Được đó! Lát nữa qua phòng làm việc của ba, ba sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho con.Bà Tuyết Hạnh nhìn ông, nén tiếng thở dài. Sao mà ông ấy không có một chút băn khoăn gì vậy kìa? Bà thì bà không thể nào yên tâm được. Hay nói một cách khác, bà bất đầu lo âu. Cảm thấy quyết định của chồng là quá mạo hiểm.Có khác nào bảo một kẻ không biết bơi cũng chẳng biết chèo thuyền một mình phải vượt qua sông.Trong lúc Ý Linh rửa chén, ngồi trên phòng khách, bà Tuyết Hạnh nói những suy nghĩ của mình với ông Khiêm.Nghe xong, ông cười bảo:– Mình nói gần đúng. Có điều, nó được mặc áo phao và bên cạnh nó còn có chúng ta mà. Yên tâm đi! Tôi sẽ theo sát nó và chi dẫn thêm. Với Ý Linh, tôi tin nó làm tốt mà.Phần việc đầu tiên ở Công ty “Khiêm Minh” dành cho Ý Linh là xúc tiến dự án xây dựng trạm xăng mà mấy hôm trước cô đã trình bày ý tưởng với cha.Song song đó là đại diện chơ ông đi giao dịch với Đỗ Sum.Ông Khiêm hỏi Ý Linh:– Ba giao bấy nhiêu việc cho con, có quá nhiều không?– Dạ, con nghĩ là không. Bởi chuyện hợp tác với ông Đỗ Sum, con chỉ giao dịch những khi cần thiết, những khâu còn lại là các phòng ban lo rồi.– Ừ vậy thì con lập kế hoạch xây dựng trạm xăng đi. Sau đó đưa ba xem qua rồi cho nhân viên khảo sát chọn mua mặt bằng địa điểm.Ý Linh cười:– Đây là khâu quan trọng và khó khăn nhất, phải không ba?Ông Khiêm cũng cười:– Ba thấy con có đầu óc kinh doanh rồi đó!Ý Linh láu lỉnh:– Kinh doanh cần có sự khôn ngoan và nhạy bén nữa ba ạ.– Hai yếu tố đó con gái ba có đủ mà cả hai cha con cùng cười.Ngay hôm sau, Ý Linh tranh thủ đến văn phòng công ty. Lần này ông Khiêm chỉ gọi điện báo trước với mọi người ở văn phòng và nhờ Đĩnh lái xe đưa Ý Linh đi.Vẫn cách ăn mặc như lần trước, áo kiểu, quần Jeans, Ý Linh khéo léo che bớt được nét trẻ trung đến non nớt của mình. Cô không ngồi băng sau như những lần đi với ba hoặc mẹ.Xe chạy được một đoạn, Ý Linh day qua hỏi Đĩnh:– Anh Đĩnh cho em ý kiến đi! Em có vẻ ổn chứ ạ?Đĩnh mỉm cười, đáp thong thả:– Hôm nay cô xinh xắn và chững chạc lắm. Tôi dám chắc là không ai nhìn cô mà tin cô vẫn còn học sinh phổ thông đâu. Có điều cô đang rất căng thẳng.Bất giác, Ý Linh đưa hai tay lên sờ mặt. Cô buột miệng:– Thật vậy sao? Chết em rồi!Đĩnh cười, khích lệ:– Hít vào thật sâu rồi từ từ thở đều ... như vậy cô sẽ thấy tự tin hơn. Mà thật ra mọi chuyện đều đơn giản, tất cả nhân viên ở công ty luôn ủng hộ cô.– Trong đó có cả anh Đĩnh hả?– Đương nhiên!– Nhưng em nói trước nghe. Em muốn mọi người ủng hộ em như một người bạn chứ đừng như một tiểu thư con ông chủ.Đĩnh cười hiền. Lâu nay không chỉ một mình anh mà rất nhiều người trong công ty đã biết hoặc nghe nói về Ý Linh. Cô bé vui vẻ hòa đồng chứ không hề kênh kiệu hống hách. Ngay lần đầu tiên cô bé xuất hiện ở công ty, cô bé đã mang lại cho tất cả mọi người một cảm giác thoải mái thân thiện ngọt ngào.Xe từ từ rời hẻm, lăn bánh xuống đường rồi hòa vào dòng xe cộ đông đúc.Lúc xe rời hẻm, Ý Linh mải nhìn ngoài đường nên không thấy một chàng trai đang đứng ngay đầu hẻm, bên cạnh chiếc môtô phân khối lớn. Đó chính là anh chàng đã cho Ý Linh mượn chiếc áo sơ mi của mình.Ý Linh không thấy anh ta nhưng anh ta thì thấy cô. Kể từ sau buổi hôm ấy, anh ta không biết bao nhiêu lần đi qua đi lại trước nhà cô, hy vọng chí ít cũng thấy cô xuất hiện trước hiên. Nhưng không!Sáng nay, anh ta chọn cách đứng ngay đầu hẻm “canh me”, nhưng chỉ nhìn thấy như vầy thì ít gì chứ? Không sao! Anh ta nhếch nụ cười ngạo nghễ rồi không chậm trễ, leo lên môtô, rồ ga đuổi theo.Giữ một khoảng cách vừa phải, sau gần hai mươi phút, anh ta dừng lại khi chiếc xe hơi sang trọng giảm hẳn tốc độ rồi leo lên thềm trước cánh cổng của văn phòng Công ty “Khiêm Minh”.Anh ta tháo mắt kính xuống, đôi mày nhíu lại. “Lẽ nào côn ấy đã đi làm?Không thể! Rõ ràng hôm qua mặc đồng phục nữ sinh có gắn phù hiệu hẳn hoi mà. Vậy thì..” Trời ạ! Cô bé là con gái ông giám đốc công ty này chăng?”.Trong khi anh ta đăm chiêu suy nghĩ thì trước sân trụ sở Công ty Khiêm Minh". Linh bước xuống xe. Cô và Đĩnh ngạc nhiên nhìn chiếc xe lạ đang đậu dưới tầng hầm. Cô ngó Đĩnh:– Anh Đĩnh có nhận ra là xe của ai không?Đĩnh khẽ lắc đầu:– Nhìn hơi quen quen nhưng tôi không thể nhớ nó là xe của ai.Ý Linh nhíu mày nghĩ ngợi ...– A! Em nhớ ra rồi! - Ý Linh khẽ reo lên - Ông ta đang ở đây.– Ai chứ? - Đĩnh hỏi.– Đỗ Sum ấy! Xe này của ông ta.Đĩnh gật gù, thầm công nhận Ý Linh thật nhanh nhạy, mới đó mà cô đã nhớ xe của Đỗ Sum.Đỗ Sum đang ngồi ở xa lông.Cô thư ký đứng lên rời chỗ ngồi đi ra chào Ý Linh. Đỗ Sum cũng đứng lên.Ông ta nhìn Ý Linh chăm chăm, cái nhìn tò mò ngạc nhiên .Cô thư ký nhỏ nhẹ nói:– Thưa cô, đây là ông Đỗ Sum, giám đốc Công ty “Hưng Lợi”. Ông ấy đến gặp giám đốc.Ý Linh khẽ gật đầu:– Tôi biết rồi, cám ơn chị!Cô day qua chào Đỗ Sum. Đĩnh cũng chào ông ta rồi nói:– Tôi xin được thông báo với ông là vì một vài lý do, nên từ hôm nay, cô Ý Linh sẽ thay giám đốc của chúng tôi giải quyết các vấn đề liên quan đến những dự án hợp tác của Công ty “Khiêm Minh” với Công ty “Hưng Lợi”.Đỗ Sum ngó sững Ý Linh:– Sao? Là cô bé này ư?Ý Linh mỉm cười:– Chúng ta đã gặp nhau một lần rồi mà, hẳn ông còn nhớ. Đúng 1à tôi còn nhỏ và chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng tôi sẽ làm tốt phần việc của mình. Sự hợp ác giữa phía Công ty “Hưng Lợi” và Công ty “Khiêm Minh” sẽ thành công tốt đẹp. Ông yên tâm đi!Đỗ Sum điểm nụ cười bí hiểm:– Cô có vẻ rất tự tin. Mà ông bạn Khiêm giám đốc Công ty “Khiêm Minh cũng đã tin tưởng giao quyền điều hành cho cô thì tôi còn lo lắng gì nữa.– Cảm ơn. Bây giờ ông có việc gì cần trao đôi thì lên văn phòng giám đốc. - Ý Linh bảo Đĩnh - Nhờ anh hướng đẫn ông Đỗ Sum giúp tôi nhé. Tôi đi trước đây.Ý Linh đường hoàng bước đi, lòng thầm hả hơi vì đã dành cho Đỗ Sum sự tiếp đón lạnh lùng, cứng ngắt.Trong tuần lễ đầu mọi việc diễn ra suôn sẻ, không có gì đáng sợ như Ý Linh lo lắng buổi đầu. Đỗ Sum đến, tuy nhiên vị trí của ông ta trong bản ký kết hợp tác vôi Công ty “Khiêm Minh” không lớn lắm. Ông ta đang mất đối tác nguồn vốn cũng hạn chế, vì vậy tất cả đều phụ thuộc về phía Ý Linh.Xế chiều, Ý Linh đang ngồi bên bàn học bài thì bà Tuyết Hạnh gõ nhẹ cửa rồi hé mở, thò đầu vào:– Ý Linh à ...Ý Linh ngước lên:– Ồ, mẹ! Mẹ vô đi chứ.Bà Tuyết Hạnh mê rộng cửa phòng nhưng không bước vào:– Mẹ đang bận dưới bếp mà phải chạy lên đây. Sao con không mở di động hả? Thiện Toàn đang chờ con trả lời điện thoại kìa. Nhanh lên đi!Ý Linh kêu lên:– Trời ạ! Con đâu có biết là anh ấy gọi điện thoại cho con lúc này. Di động của con hết pin, nên con đem sạc nãy giờ.Bà Tuyết Hạnh lui ra. Bà không thể rời lâu nồi thức ăn đang nấu trên bếp.Ý Linh cầm điện thoại lên:– Alô. Anh Thiện Toàn, rảnh rang lắm hay sao mà gọi cho em giờ này?Giọng Thiện Toàn rất vui:– Anh có chuyện bất ngờ dành cho em đây, nhóc ạ. Bây giờ là bốn giờ năm mươi phút, cho em hai phút để chuẩn bị đó. Khẩn trương lên nhé! Anh sẽ đợi em ngoài đầu hẻm ...– Khoan khoan! Chờ đã anh Toàn à! Sợ Thiện Toàn cúp máy nên Ý Linh hấp tấp nói - Mẹ em đang làm, cơm chiều mà anh Toàn bảo em đi đâu?– Bí mật! Em cứ đi ...sẽ biết!– Nhưng ...– Yên tâm đi! Lúc nãy anh xin phép mẹ em rồi nhóc ạ.Ngạc nhiên lẫn nôn nao, tò mò. Ý Linh gấp sách vở lại, chuẩn bị áo quần.Vài phút sau đã xong, cô đi xuống nhà. Ông Khiêm đang, cho mấy con cá trong bể ăn. Nghe tiếng bước chân con gái, ông rời bể cá cảnh đi vào cửa phòng trong. Đứng ở đây, ông có thể nhìn thấy con gái vừa từ trên lầu đi xuống vừa có thể nhìn thấy vợ đang lui cui nấu ăn trong bếp.– Chuẩn bị xong rồi đó hả con gái?Ý Linh tròn mắt:– Ủa! Ba cũng biết anh Thiện Toàn gọi điện tới ạ.Ông Khiêm cười:– Nhà mình chỉ có ba người, đương nhiên là ba phải biết rồi.Ngoảnh mặt vào bếp, Ý Linh gãi đầu:– Mẹ đã chuẩn bị cơm chiều gần xong rồi mà con bỏ đi thì ...Ông Khiêm lại cười:– Đừng có băn khoăn, con gái à. Ba dám bảo đảm Thiện Toàn không để con bị đói đâu.Bà Tuyết Hạnh nói với ra:– Con cứ đi đi, Ý Linh. Nhưng nhớ đừng có về muộn quá nhé.Ý Linh đi ra. Thiện Toàn bảo là đón cô đi, như vậy cô chẳng cần đến xe Honda hay xe đạp nữa. Cô bước đi tung tăng trong chiếc áo đầm dài đến gối màu hoa đào, vai áo có những dúm bèo xinh xắn phủ qua bắp tay, chiếc ví da đong đưa theo từng bước chẩn nhí nhảnh. Ý Linh không biết là ngay lúc cô vừa ra khỏi cổng đã có một đôi mắt nhìn thấy và sáng lên. Đó là anh chàng hôm nọ.Anh ta lập tức bám theo Ý Linh.– Này ...Tiếng gọi chưa kịp thoát ra trọn yẹn, anh ta khựng lại! Phía trước, Ý Linh đã ra tới đầu hẻm. Thiện Toàn chờ sẵn bên chiếc Honda của anh. Thiện Toàn nhìn Ý Linh, sững sờ.Ý Linh ngoẹo đầu thật điệu:– Sao ạ? Nhìn em không ổn ư?Thiện Toàn lắc đầu, cười:– Anh không ngờ em lại mặc đồ đẹp như vậy! Rất đẹp!Ý Linh lườm anh:– Trời ơi! Hôm nay anh Toàn làm sao vậy hổng biết? Tự nhiên gọi điện thoại tới bảo em phải đi với anh, rồi lại khen tặng này nọ nữa. Anh làm em ...– Sung sướng à?– Nghi hoặc và lo lắng đây nè.– Thôi, đừng có lo lắng nữa. Anh nói luôn nhé. Nghe ba của em nói em tới công ty nhận việc và đã làm rất tốt. Vì vậy, anh muốn được mời em ăn cơm để chúc mừng.Ý Linh hài hước thở phào:– Hú hồn! Tự nãy giờ em cứ sợ bị mắng vốn vì chuyện gì đó chứ.– Nhưng không phải vậy thì yên tâm rồi chứ gì? Nào, lên xe! Chúng ta đi thôi.Ý Linh ngồi lên phía sau xe cho Thiện Toàn chở. Nhìn vào, ai cũng nghĩ đây là một đôi trai gái đang yêu nhau nồng thắm.Chàng thanh niên chạy ra đầu hẻm thì chiếc Honda đã tăng ga, hòa với dòng xe đông đúc đưới đường. Anh ta nhìn theo giậm chân vẻ cay cú in đậm trên mặt.Di động của anh ta reo, anh ta móc túi quần lấy ra nghe.– Alô ... Có chuyện gì không? Ờ anh đang bận. Có gì anh sẽ gọi lại sau nhé ...Em bắt đầu tò mò từ bao giờ vậy? Anh cúp máy đây.Anh ta dập máy, hậm hực quay vào hẻm. Tức tối vì không gặp được cô bé và vì thấy cô bé leo lên xe ôm eo một gã con trai khác. Hắn cũng điển trai nữa chứ.Thiện Toàn dừng xe trước một nhà hàng sang trọng. Thỉnh thoảng Ý Linh cùng ba mẹ và gia đình Thiện Toàn cũng đến đây ăn cơm. Anh chọn chỗ ngồi ở tầng lửng, sát khung cửa kiếng. Ngồi đây có thể nhìn ra phố, thật vui mắt.– Nào, chúng ta cạn ly nhé! Trước hết chúc mừng em bước đầu đã làm việc có hiệu quả, kế đến là chúc cho một nữ doanh nghiệp tương lai. Cạn ly nào!– Cảm ơn những lời chúc của anh Toàn.Nhưng hình như là hơi sớm, em cảm thấy mọi việc không đơn giản đầu.Thiện Toàn hơi nhíu mày:– Nói như vậy tức là có gặp khó khăn à? Sao em không nói với anh sớm?Ý Linh lắc đầu, có vẻ băn khoăn:– Không có khó khăn gì cả. Chỉ là ... em hơi lo về thái độ của Đỗ Sum. Ông ta đến văn phòng công ty của ba em, láo liên nghiêng ngó. Hình như ông ta muốn tìm hiểu gì đó của công ty.Thiện Toàn xoa cằm đăm chiêu:– Tìm hiểu gì chứ?Ý Linh so vai:– Làm sao em biết được. – Đoạn cô phẩy tay:Thôi, đừng nói về vấn dề này nữa. Chúng ta ăn tiếp đi!Thiện Toàn cưới xòa:– Ừ, mục đích chính của chúng ta là ăn uống mà. Nhưng anh biết lòng em vẫn còn băn khoăn. Anh sẽ tìm cách giúp em.– Giúp em à? - Ý Linh nhướng mày - Giúp em gì kia?– Tìm hiểu mục đích ý đồ của Đỗ Sum!Ý Linh từng có ý nghĩ này. Dường như Đỗ Sum muốn tìm tòi cái gì đó. Theo lời Đĩnh thì ông ta đã cười, bắt tay xã giao với một số cán bộ trong công ty.Ý Linh hỏi Thiện Toàn:– Anh Toàn nghĩ xem, có khi nào ông ta định sáp nhập Công ty “Hưng Lợi”.vào Công ty “Khiêm Minh”, nên tranh thủ tình cảm của nhân viên trước khi có một chỗ đứng trong ban giám đốc?ThiệnToàn lắc đầu. Nhấp một ngụm rượu vang, anh lừng khừng:– Không có đủ khả năng đó đầu. Dù gì ông ta cũng là người có ít nhiều tiếng tăm, dễ mà ông ta chịu lép vế. Em cũng từng nói có lẽ cực bằng chẳng đã, Đỗ Sum mới nhờ sự giúp đỡ của bác Khiêm mà.Ý Linh buông đũa, hừ người nghĩ ngợi.Đỗ Sum là người nham hiểm, cô có thể khẳng định điều đó. Trong ánh mắt ông ta, cô nhìn thấy có nhiều tia rất lạ.Lỡ đang ngắm nhìn những thực đang ngồi rải rác trong phòng ăn, bầt chợt Ý Linh thẳng người lên.– Í trời! ông ta kìa!Thiện Toàn nhìn theo hướng mắt Ý Linh. Xa xa phía trong, Đỗ Sum đang ngồi bên cạnh một thanh niên.Anh giật mình quay lại ngó Ý Linh:– Ông ta đang ngồi với Hảo.Ý Linh gật đầu, hoang mang:– Em nhận ra Hảo rồi. Kỳ lạ! Tại sao Đỗ Sum lại gặp Hảo nhỉ?Thiện Toàn cau mày nghĩ ngợi ...Hảo vốn phụ trách mảng khai thác nguyên liệu sản xuất của Công ty “Khiêm Minh”!– Này, Ý Linh! - Thiện Toàn hạ giọng - Anh sẽ giúp em điều tra mục đích cuộc gặp gỡ này. Nó rất không bình thường, bởi vì Hão là người nắm rất nhiều thông tin.– Anh Thiện Toàn muốn nói là ...– Ngay bây giờ thì anh không thể nói gì cụ thể cả. Nhưng nếu quả có vấn đề mờ ám, anh tin chúng ta sẽ sớm biết rõ thôi.Ý Linh cảm thấy e ngại. So với cô thì Thiện Toàn còn bận rộn hơn nhiều. Cô ngại mình làm phiền anh nhiều quá.Ý Linh nói:– Em nghĩ mình cũng cớ thể điều tra được.– Thôi nào! Em còn phải học hành. Đừng có tham lam quá cô bé ạ.Hai người tiếp tục ăn, Ý Linh cố giữ vẻ tự nhiên để Thiện Toàn khỏi buồn lòng, bởi vì anh đã chân thành mời cô đi ăn. Tuy nhiên, cô ăn mà dạ không yên.Những món ăn cao cấp thơm ngon phút chốc trở nên nhạt nhẽo vô vị.Hơn sáu giờ rưỡi, Thiện Toàn và Linh ra về. Đỗ Sum và Hảo cũng rời nhà hàng ít phút trước đó. Trước khi Ý Linh vào hẻm, Thiện Toàn còn nhắc cô là hãy yên tâm, để anh tìm hiểu. Ý Linh thầm cảm ơn anh. Anh còn hơn là anh trai thật sự của cô nữa.Cô bộc bạch:– Anh Toàn đã giúp ba mẹ em và em nhiều quá! Em thấy mình nợ anh Toàn không ít, làm thế nào em mới trả hết đây?Thiện Toàn búng vào tai Ý Linh một cái, mắng mỏ:– Nhỏ này nhiều chuyện quá! Anh không phải làm ơn nên bất cần em báo đáp. Anh cũng chẳng cho vay mà em bảo là nợ nần.– Vậy thì ...Thiện Toàn chặn ngang:– Không tranh luận này nọ gì nữa, em mau vào nhà nghĩ ngơi đi.Anh đẩy nhẹ vai Linh khiến cô phải bước vễ phía trước. Rồi anh khởi động cho xe vù đi ngay.Ý Linh chậm rãi đi vào hẻm, đầu miên man suy nghĩ:Thoạt tiên, cô định vào nhà sẽ kể ngay cho cha mình nghe những gì lúc nãy chứng kiến và xin ông cho ý kiến, nhưng rồi cô thấy như vậy không ổn lắm. Sức khỏe của ông Khiêm ít nhiều đang sa sút. Nếu bắt ông phải nghĩ ngợi lo lắng thì không hay chút nào.Tốt hơn hết là tự cô sẽ tìm ra phương cách xử trí:Nghĩ vậy Linh lấy điện thoại di động gọi cho nhỏ Huyền Ngọc, bảo bạn hãy gọi điện vào máy điện thoại bàn ở nhà cô, bảo là cần gặp cô ngay.Ý Linh đã có một sự sắp xếp hoàn hảo. Tất cả đúng như dự đoán của cô.Cô vừa vào nhà, ông Khiêm thông báo ngay là Huyền Ngọc có chuyện gì đó mà muốn gặp cô gấp. Thế là cô thay áo, đẩy Honda ra.Bà Tuyết Hạnh dặn:– Nhớ về sớm nghe con!– Dạ. Nếu có phải về muộn, con sẽ gọi điện thoại báo cho ba mẹ yên tâm.Nếu như lúc chiều Ý Linh diệu dâng thướt tha với chiếc áo đầm thì bây giờ cô mặc áo pun không tay màu trắng có in chú gấu trúc trước ngực thật ngộ nghĩnh đáng yêu, đi cùng là chiếc quần kaki lửng màu xám nhạt với năm, sáu cái túi bự chảng, nhùng nhằng dây nhợ.Vừa lái Honda ra đường lớn, Ý Linh vừa tính toán trong đầu những kế hoạch sẽ làm. Trước hết cô cần tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh của Hảo. Bởi cô vừa chợt nghi ngờ Đỗ Sum có ý đồ mua chuộc nhân viên Công ty “Khiêm Minh”. Mua chuộc để làm gì thì đáp án hãy còn lờ mờ.Có điều Ý Linh đoán chắc nó không hề tốt cho Công ty “Khiêm Minh”!Thiện Toàn hứa sẽ giúp cô, nhưng cô cảm thấy mình không thể ngồi yên mà chờ kết quả của anh được.Dừng xe, Ý Linh nhấn còi gọi bác bảo vệ. Bác ta thật ra chỉ ngủ lại ở đây để sáng hôm sau tưới những hoa kiểng của văn phòng công ty. Phải hai, ba phút sau cửa mới mở và bác ta đi ra:– Ai đó?– Dạ, cháu là Ý Linh đây ạ.Ông già đi ra gần cổng, thận trọng bật đèn pin gọi vào Ý Linh từ đầu đến chân. Chừng nhìn rõ mười mươi đó là Linh, ông mới mở khóa cổng.– Sao cô tới vào giờ này?– Dạ, cháu cần tra cứu vài tư liệu ạ.– Vất vả cho cô quá.– Không có gì đâu bác ơi. Mà bác làm ơn đừng nói với ai là cháu tới đây nhé.Cháu không muốn mọi người lo lắng.Bác bảo vệ “dạ dạ” một cách kính cẩn:Ý Linh không để ý đến thái độ quá đáng đó, vì cô đang vội. Cô lên phòng làm việc đành cho mình bắt đầu lục tìm dữ liệu của Hảo.Một bản lý lịch phải nói là sáng sủa đàng hoàng. Hảo chẳng những đóng gọp nhiều cho công ty mà còn là người con hiếu thuận, người chồng tốt của gia đình.Hảo phải chu cấp phần lớn chi phí điều trị bệnh đau khớp cho cha ruột, hỗ trợ sinh hoạt phí cho cha mẹ, trực tiếp nuôi vợ bị suy thận hai năm nay ... Nói chung, cuộc sống của Hảo có thể nối là khá nhiều khó khăn.Ý Linh ngã người ra lưng ghế, xoay qua xoay lại nhè nhẹ. Đỗ Sum đã có chủ ý và ông ta đã tìm hiểu kỹ về Hảo rồi tiếp cặn Hảo để trao đổi điều kiện gì đó ...”.Hão là chuyên viên khai thác nguyên liệu. Nguyên liệu ...Nhíu mày nhăn trán, day day cằm suy nghĩ muốn nát óc Ý Linh vẫn chưa tìm ra lời giải.Tiếng gõ cửa “cộc cộc” kéo Ý Linh trở về thực tại.– Dạ, mời vào ạ!Cửa phòng hé mở, bác bảo vệ đứng bên ngoài, ngập ngừng:– Cô đến làm việc như vầy ...có cần một ly cà phê không ạ?Ý Linh ngồi thẳng người lên, nhìn đồng hồ:– Dạ không cảm ơn bác. Cháu về ngay bây giờ đây. Bác cứ nghĩ ngơi đi!Cô tắt máy vi tính thu xếp các thứ giấy tờ cho vào ngăn kéo khóa lại cẩn thận rồi đi ra.Ông già bảo vệ lại kiên nhẫn chờ cô dắt xe ra mới khóa cổng, vào trong.Ý Linh tra chìa khóa nhưng chưa kịp rồ ga cho chạy đi thì nghe ba tiếng còi “tin tin tin” vang lên phía sau, cùng lúc ánh đèn pha loang loáng rọi tới.Cơ quay lại, chiếc môtô to đùng đã rề lên phía ngoài, song song với cô:– Xin chào! Tình cờ há! Mới trông tôi ngỡ đâu người giống người, không ngờ là cô Ý Linh thật!Ý Linh ngạc nhiên:– Sao anh biết tên tôi?Anh chàng cười hế hế:– Trời! Mới có mấy ngày mà cô bé quên rồi sao? Bữa chiều hôm nọ ....– Đương nhiên là tôi nhớ!- Ý Linh ngắt lời. Anh ta là người đã đưa cho cô cái áo sơ- mi. Từ hôm ấy tới nay cô chưa trả, mà cũng chưa có thời gian để tìm hiểu về anh ta – Tôi đã định gởi trả áo cho anh và cảm ơn, nhưng chưa biết địa chỉ của anh, nên ...Anh chàng xua tay:– Cô nghĩ là tôi gặp cô ở đây để đòi chiếc áo ấy sao? Đâu tệ như vậy chứ.Chỉ là tình cờ. Chúng ta lại sống trong một khu phố, nếu không chào hỏi thì vô tình quá. Cô bé không thấy như vậy sao?Ý Linh bắt đầu thấy bực mình như hắn ta đang tán tỉnh cô. Ánh mắt vuốt ve giọng nói ngọt ngào,cười cợt.Cô gật đầu:– Anh nói cũng có lý. Nhưng thật tình mà nói thì tôi thấy ngại khi chưa trả lại chiếc áo và cảm ơn anh. Như vầy đi, anh hãy cho tôi địa chỉ. Sáng mai, tôi sẽ mang trả cho anh.– Không cần gấp gáp như vậy đâu. Còn chuyện cảm ơn thì ... coi như tôi đã nhận rồi. Cô bé đừng áy náy nữa.Ý Linh cười:– Anh đã nói vậy thì tôi không thấy ngại gì nữa cả. Tôi có việc nên phải đi trước đây. Chào anh!– Chờ chút xíu nào cô bé?– Gì nữa - Ý Linh thoáng cau mày.– Vào giờ này, cô bé còn đi đâu? Nếu về nhà thì tôi có thể làm bạn đồng hành.Ý Linh than thầm:“Phen này chết rồi! Vào giờ này, đúng là cô còn có thể đi đâu được chứ?”.Giữa lúc Ý Linh lúng túng chưa biết thoát khỏi gã con trai đáng ngờ này bằng cách nào thì một chiếc Attila trờ tới. Cô gái có mái tóc uốn xoăn tít, áo dây, váy ngắn thật ngắn nhìn gã con trai:– Anh! Sao anh không tới? Anh ở đây làm gì vậy?– À ...Anh ta chưa kịp trả lời thì cô gái hất hàm:– Cô ta là ai vậy? Hổng lẽ đứng đây kéo dài thời gian với mấy người không quen biết?Quét chéo tia nhìn, Ý Linh cười nụ:– Anh giải Thích với người quen của anh nhé. Tôi đi đây!Cô rồ ga cho xe chạy thẳng.“Ghét của nào trời trao của ấy”! - Thật vô lý? Nhưng ông bà xưa đã nói vậy và với Ý Linh xem ra không sai tí nào.Ngay buổi sáng hôm sau, Ý Linh mặc đồ bộ, vừa mở cổng bước ra, chợt thấy mẹ từ ngoài đi vào. Đi bên cạnh và xách theo hai giỏ thực phẩm thức ăn đầy ấp cho bà không ai khác hơn là “anh chàng đáng ngờ?”.Khoảng cách không đầy mươi mét, Ý Linh đành phải đứng đó. Im lặng vài giây, cô bước tới vài bước đón mẹ:– Mẹ đi chợ về rồi hả mẹ?Bà Tuyết Hạnh cười, gật đầu:– Ừ Mẹ đi sớm nên về sớm. Con định đi đâu à?– Dạ, con ra phố mua cây bút xóa.– Sẵn đây để mẹ giới thiệu nghe. Ý Linh nè, cậu này tên Vũ, là láng giếng mới của chúng ta đó. Hôm kia mẹ nghe tổ trưởng dân phố nói, sáng nay thì gặp.Cậu Vũ à, đây là Ý Linh con gái tôi.Vũ chủ động lên tiếng trước:– Chào cô Linh! Chúng ta lại gặp nhau rồi!Bà Tuyết Hạnh ngạc nhiên:– Ủa! Hai người đã biết nhau?Vũ cười mắt nheo nheo.Ý Linh nói qua quít:– Dạ, đây là người đã cho con mượn áo sơmi hôm nọ. A, phải rồi! Để tôi vô lấy cái áo ra gởi trả anh.Nói xong Ý Linh quay vào nhà.Tám giờ rưỡi sáng, nắng bắt đầu nhuộm đều con hẻm rộng. Bà Tuyết Hạnh thấy mến Vũ. Hôm trước cho con gái bà mượn áo khoác lên để che chỗ áo dài bị rách, bữa nay thì xách giùm bà hai giỏ đồ nặng trĩu. Nãy giờ nếu không gặp Vũ, chắc bà đau nhừ hai bàn tay, mồ hôi tuôn đầm áo rồi.Dù sao cũng phải cám ơn đàng hoàng chứ. Bà Tuyết Hạnh mời Vũ vào nhà ngồi nghĩ, uống ly nước.Dĩ nhiên, Vũ đồng ý tức khắc!Vũ xách giúp bà Tuyết Hạnh hai giỏ đồ vô tận thềm nhà.Anh hỏi bà.Tuyết Hạnh:– Để ngay đây hay là mang xuống bếp hở bác?Bà Tuyết Hạnh rối rít:– Rồi rồi, cậu xách giùm tôi từ ngoài chợ vô tới đây là quý lắm rồi. Cứ để đó, lát nữa Ý Linh nó đem cất.Rồi bà mời Vũ vào phòng khách.Vũ ngồi một chút e dè liếc nhìn đồ đạc bày biện trong căn phòng ấm cúng.Bà Tuyết Hạnh đi vào bếp lấy nước uống. Bà xời lởi:– Cậu ngồi đây nghe. Chờ tôi một chút. Mà cậu thích uống gì nhỉ. Cà phê hay ...– Dạ cháu không dám làm phền bác. Xin bác cho cháu một ly nước mát là được rồi.Tranh thủ lúc bà Tuyết Hạnh vào trong, Vũ đứng lên đến bên kệ trang trí. Ở đó có một khung ảnh chụp ba người. Một gia đình, ánh mắt và nụ cười của họ ngập tràn hạnh phúc. Trong ảnh, Ý Linh không khác gì ở ngoài. Chỉ khác là cô bé thắt hai bím tóc, cột đuôi tóc ấy bằng thun buột dúm vải voan hồng thật xinh xắn.– E hèm ...Vũ quay lại. Cô bé Ý Linh đứng nơi ngưỡng cửa, tay cầm cái túi giấy, loại ở các siêu thị hoặc shop hàng thời trang. Vũ cũng kịp nhận thấy mặt cô bé cau có nặng trịch, đôi mắt thì rọi tia nhìn đầy ác cảm.“Không sao!- Vũ thầm nhủ- Chai mặt một chút thì mới gần nàng hơn chứ .– Chào Ý Linh! Tôi ...– Tôi gởi trả anh cái áo. Cảm ơn anh rất nhiều!Ý Linh tiến tới tro túi giấy cho Vũ rồi quay gót. Cô định ra ngoài nhưng bà Tuyết Hạnh đi lên.– Kìa con lại đi đầu vậy?– Dạ, con vừa nói với mẹ khi nãy đó. Con phải ra phố mua bút xóa.Bà Tuyết Hạnh nhẹ nhàng bảo:– Lát nữa mua cũng được vậy con. Con nên ngồi lại nói chuyện với cậu Vũ.Ý Linh nói nhanh:– Con vừa cảm ơn người ta, như vậy là đủ rồi mệ ạ. Con có việc cần dùng tới bút xóa nên phải đi mua ngay bây giờ mới được. Con đi đây!Ý Linh không nhìn thấy ánh mắt đầy thất vọng của vị khách lạ.Cô đi ra đầu hẻm, băng qua đường đi thêm một đoạn ngắn để vào cửa hiệu văn phòng phẩm mua cây bút xóa.Khi cô quay về vị khách không còn trong phòng khách nữa. Vũ có chủ ý “lọt” vào nhà là để làm quen Ý Linh, nhưng Ý Linh bày tỏ thái độ không hoan nghênh một cách thẳng thừng như vậy thì chẳng còn lý do gì để Vũ lưu lại căn phòng khách ấm áp này lâu hơn mươi phút.Hơi buồn vì người đẹp không chút quan tâm nhưng cũng an ủi là được bà mẹ tiếp chuyện cởi mở chân thành.Bà Tuyết Hạnh phàn nàn:– Sao con tỏ thái độ khiếm nhã như vậy với cậu Vũ? Nói thật là con làm mẹ hơi quê đó.Ý Linh điềm nhiên:– Nếu như mẹ giận thì con xin lỗi mẹ. Nhưng con thấy mẹ quá tin người. Hắn ta chỉ mới xách giùm mẹ hai giỏ đồ đi một đoạn đường từ đầu hẻm vô nhà mà mẹ khen hắn không ngớt rồi! Bọn đàn ông con trai bây giờ phức tạp lắm. Rủi như hắn ta tìm cách lọt vào nhà mình để dòm ngó rồi mai mốt ...Bà Tuyết Hạnh vội xua tay:– Được rồi, được rồi, mẹ sẽ rút kinh nghiệm. Sợ quá đi mất! Con gái mà lo xa cứ y như là bà cụ non vậy.Ý Linh cười, thầm hài lòng. Ít nhất thì cô cũng đã tạo được cho mẹ thái độ dè dặt khi bà nói về “hắn ta”.Cô lên lầu, không còn thời gian để nghĩ ngợi những chuyện không cần thiết nữa! Cô ngồi suốt gần một tiếng đồng hồ trong phòng rồi thay áo quần đi đến văn phòng công ty.Ý Linh gặp Đĩnh ngay tiền sảnh.Đĩnh kêu lên:– Sao cô không gọi điện để tôi đến đón?– Ôi trời! Em đi Honda thì đã sao?Đĩnh cười:– Nhưng nếu cần gấp thì cô nên gọi tôi một tiếng, như vậy sẽ tiện hơn.– Dạ, em nhớ rồi. Cảm ơn anh Đĩnh!Ý Linh đi nhanh vào trong. Lời đầu tiên cô dành cho Khánh Vân là câu hỏi:– Chị Vân thấy anh Hảo có ở đây hay đi công tác bên ngoài rồi?Khánh Vân đáp ngay:– À! Anh Hảo đến công ty lúc tám giờ. Tôi có hỏi sao đến muộn thì ảnh nói sáng nay phải quan hệ với bên cung cấp nguyên liệu lúc nào Hảo cũng năng nổ như vậy đó, Ý Linh ạ.Hơi nghiêng đầu ngẫm nghĩ một chút, Ý Linh lại hỏi Khánh Vân:– Chị Vân thấy anh Hảo thế nào? Ý em là nếu như công việc thuận lợi thì anh Hảo sẽ rất tươi tỉnh ...– À ... Chắc là thuận lợi. Ý Linh phải biết anh Hảo là chuyên viên khai thác nguồn hàng mà.Ý Linh gật đầu mỉm cười. Ừ, cũng bởi anh ta là chuyên viên giỏi mà bây giờ cô lo phát ốm đây.Vào phòng làm việc đành cho mình, Ý Linh nhấn máy nội đàm đề nghị Hảo đến. Chưa đầy năm phút sau, Hảo đến.– Chào cô Ý Linh! Cô cho gọi tôi?Ý Linh đứng lên nhưng không rời chỗ:– Mời anh ngồi? - Cô ngồi xuống, hai tay đặt trên bàn đan vào nhau - Là vầy, bởi giám đốc Khiêm giao việc điều hành công ty cho tôi, mà ngay lúc công ty lần đầu tiên công ty hợp tác với Công ty “Hưng Lợi nên” tôi thấy mình cần phải quan tâm nhiều hơn.Vừa nói, Ý Linh vừa quan sát thái độ của Hảo. Đôi mày anh ta hơi nhíu lại một chút rồi giãn ra ngay, rất khó nhận ra.Hảo cười, giọng rầt chân thành:– Thật hiếm có cô gái trẻ nào lại đam mê công việc đầu tư kinh đoanh như cô. Đáng quý lắm!– Cảm ơn anh quá khen. Tất cả chỉ mới bắt đắu thôi, tôi còn phải học hỏi nhiều.– Phần tôi thì tôi rất sẵn sàng giúp cô. Bây giờ cô cần nắm vần đề gì?Ý Linh đưa tay tới phía trước kéo sơ-mi giấy về gần, mân mê mép sơ-mi, cô nói:– Báo cáo của các phòng ban đều nằm cả trong này. Tuy nhiên tôi muốn được nghe báo cáo trực tiếp về tình hình khai thác nguồn nguyên liệu.Hảo hơi mím môi, thoáng ưu tư:– Chuyện này ... có chút khó khăn. Tôi định sẽ tìm cách giải quyết ổn thỏa rồi báo cáo với cô hoặc ban giám đốc luôn.Hình như điều Ý Linh lo lắng đang xảy ra. Cô thở nhẹ:– Không sao! Có thể khi anh nói ra, tôi sẽ nghĩ được cách giải quyết chăng.Chúng ta gặp khó khăn gì vậy?Ý Linh nhìn Hảo đăm đăm. Cô nhận thấy anh ta đang căng thẳng, và anh ta ngần ngừ. Chừng như anh ta nghi ngờ sự tự tin của cô bé chưa rời khỏi ghế nhà trường. Đương nhiên thôi, Ý Linh không hề khó chịu vì điều đó.– Hai cơ sở cung cấp ngnyên liệu cho công ty của chúng ta gặp sự cố, nên không thể thực hiện đúng theo hợp đồng được.Ý Linh mím môi:– Họ gặp sự cố gì?– Sáng nay, cô có nghe đài không? Tivi cũng cô đưa tin. Đêm qua thành phố xảy ra một vụ cháy, chính là một trong hai đối tác cung cấp hàng cho chúng ta.Ý Linh thầm hoang mang. Đúng là cô và ba mẹ đều không xem tivi, nhưng có lẽ Hảo nói thật. Có điều nguyên nhân vụ hỏa hoạn mới là điều đáng quan tâm.Im lặng, Ý Linh không giấu sự lo lắng. Cô hỏi Hảo:– Gay go há! Nhưng chúng ta có hai nơi cung cấp nguyên liệu. Vậy anh tính thế nào?Hảo chép miệng:– Rủi cho chúng ta là cơ sở bị hỏa hoạn là đối tác chính của chúng ta, địa chỉ còn lại chỉ cung cấp khoảng một phần tư thôi. Sáng nay sau khi hay tin, tôi đã chạy tìm nguồn nguyên liệu ở nơi khác ngay.– Kết quả thế nào - Linh quan tâm.– Có một nơi đủ khả năng cung cấp cho chúng ta, nhưng giá cả thì hơi cao, nên ...Ý Linh nhếch nụ cười. Đáp án đang mở dần ra với cô. Cái trò này không mới và cũng chẳng tinh vi lắm.– Nên anh còn lưỡng lự, tính tiếp tục tìm xem có cơ cở nào cung cấp với giá cả thấp hơn, phải không?Hảo gật đầu:– Đúng vậy! Bởi theo như tính toán sơ bộ của tôi, nếu chấp nhận giá mới, cao hơn giá cũ năm phần trăm thì chúng ta sẽ bị thiệt hại không nhỏ.Ý Linh kéo một tập hồ sơ khác. Cô lật giở ra xem. Đôi mày cau tít. Rồi cô gấp lại, rề ghế qua chỗ đặt máy vi tính, cách đó hơn một mét. Vừa bật máy, cô vừa nói:– Đúng là ít nhiều chúng ta sẽ bị thiệt hại. Tuy nhiên thời gian dành cho chúng ta có hạn, phải khẩn trương lên mới được.Hảo khẽ cười nhạt:– Công ty chúng ta đang đối mặt với một nguy cơ lớn. Theo cô thì phải làm thế nào đây?Ý Linh ngước lên, cái nhìn từ tốn nhưng thẳng thắn:– Mười phút nữa tất cả phải có mặt trong phòng họp, và làm gì thì lúc đó mọi người sẻ biết! Anh đi thông báo giúp tôi.Hảo đứng lên rời phòng.Ý Linh tựa lưng vào ghế. Thật ra cô vẫn chưa xây dựng được một kế hoạch hoàn chỉnh. Tất cả đã xảy ra quá nhanh.Di động chợt reo lên ...– Alô.– Ý Linh à! Anh đây?– Anh Thiện Toàn! Ý Linh kêu lên- Bộ anh vừa mới chạy bộ hả? Em nghe hơi thở hào hển kìa!– Có chuyện gấp đây nè, Ý Linh, không dư thởi gian cho em đùa đâu.– Chuyện gì vậy ạ?– Anh vưa cho điều tra và được biết cơ sở cung cấp gỗ nguyên liệu mà Công ty “Khiêm Minh” ký hợp đồng đã cháy.– Em cũng vừa nghe tin này, do anh chàng Hảo báo cáo đó.– Tay Hảo này có vấn đề nghe Ý Linh.Ý Linh nhíu mày:– AnhToàn đã nắm được gì rối?– Đại khái là Hảo ... hình như nhận từ Đỗ Sum một khoản tiền. Vụ cháy đêm qua không thể là vụ tai nạn bình thường được. Ý Linh à! Nếu em có thời gian, chúng ta gặp nhau trao đổi trực tiếp sẽ tiện hơn.Ý Linh Đáp:– Em vừa cho triệu tập cuộc họp để thông qua tình hình và lập kế hoạch mới cho kịp với thời hạn hợp đồng. Trưa nay, hai anh em mình gặp đi há anh Toàn?– Khoan đã! Em có thể cho anh biết chút xíu về dự tính của em không?Im lặng một chút, Ý Linh khẽ thở dài:– Em đang rầu chuyện đó đây nè.– Đừng rầu nữa nhỏ à, còn có anh Thiện Toàn mà. Trước mắt, hãy thông báo với các phòng ban là em sẻ tự tìm nguồn hàng.– Là sao - Ý Linh, ngơ ngác.– Ậy, cứ như thế đi! Trưa nay, anh sẽ nói rõ hơn.Kết thúc cuộc điện thoại, Ý Linh vẫn còn lo âu nhưng không còn thấy bồn chồn căng thẳng nữa.Cô nghe lời Thiện Toàn, vào cuộc họp, cô cho mọi, người hay tình hình khó khăn công ty đang gặp phải trong giai đoạn thực hiện hợp đồng có phần hợp tác của Công ty “Hưng Lợi”.Mọi người bắt đầu đưa ra ý kiến trước khi Ý Linh có quyết định. Một số cho rằng để giữ uy tín với khách hàng, tạm thời hãy chịu thiệt thòi một chút, chấp nhận mua nguyên liệu với giá hơi cao hơn. Một số khác yêu cầu nên buộc cơ sở cung cấp gỗ bồi thường! Dù sao họ cũng có lỗi là bất cẩn gây cháy nên mới không còn nguồn hàng, và theo như hợp đồng thì họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm.Sau một hồi bàn bạc, tất cả đều chưng hửng khi Ý Linh tuyên bố không theo hai cách trên mà tự cô sẻ tìm nguồn nguyên liệu.Sau cuộc họp, Ý Linh liên lạc hẹn gặp Thiện Toàn. Cô rất sốt ruột, không thể ngồi chờ đến đúng giờ ăn trưa được.Địa điểm hai anh em hẹn gặp là một nhà hàng, tuy nhiên không phải nhà hàng quen. Ý Linh phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ mới tới nơi.Thiện Toàn đón Ý Linh từ ngoài sân và thông báo:– Ý Linh có biết là tự nhiên anh trở thành thám tử bất đắc dĩ không? Anh theo dõi Đỗ Sum.Vừa rồi ông gọi điện cho ai đó rồi lái xe đến đây. Anh nghĩ ông ta sẽ gập ai đó. Chúng ta tử chờ xem!Hai người đi vào nhà hàng. Ý Linh theo chân Thiện Toàn, anh biết Đỗ Sum đang ngồi chỗ nào, nên chọn lối vào có thể lọt khỏi tầm mắt ông ta.Nhà hàng khá rộng, buổi trưa đông khách đến ăn cơm. Thoạt nhìn cũng nhận ra ngay phần lớn họ là viên chức đến ăn bữa cơm trưa văn phòng với giá bình dân.Đúng như dự đoán của Thiện Toàn và Ý Linh. Hai người ngồi chưa được mười lăm phút thì Hảo đến. Quan sát, họ thấy sắc mặt Hảo căng thẳng, còn Đỗ Sum thì hậm hực.Vừa theo dỗi Đỗ Sum và Hảo, ThiệnToàn vừa thì thầm nói chuyện với Ý Linh:– Anh phát hiện ra nhiều chi tiết động trời lắm. Chẳng hạng như chủ cơ sở Hồng Xoan đã đồng ý bán gần hết số ghỗ nguyên liệu hiện có trong xưởng cho một người tên Ba Hinh nào đó, rồi đốt nhà xưởng luôn.Linh trợn mắt:– Nói vậy thì khi hỏa hoạn xảy ra, kho ghỗ ấy chẳng có bao nhiêu gỗ à?Thiện Toàn đưa ngón tay trỏ lên môi, hốt hoảng nhìn quanh:– Nhỏ tiếng một chút chứ. Lão ta mà nghe được thì hư bột hư đường hết!Ý Linhh hạ giọng:– Anh Toàn nói rõ hơn đi!Thiện Toàn nói tiếp:– Cái tay Ba Hinh kia là người của Đỗ Sum. Anh xác minh rồi, chắc chắn trăm phần trăm. Vậy nếu em đồng ý cho Hảo chạy hàng với giá hơi cao hơn thì chắc anh ta sẽ lấy ở đây:Ý Linh thần người. Không ngờ Hảo lại dễ dàng bán mình cho Đỗ Sum như vậy.– Nói anh nghe đi Ý Linh Trong cuộc họp lúc nãy mọi người tỏ thái độ thế nào?Ý Linh cho anh hay là một số người đề nghị hãy đòi cơ sở Hồng Xoan bồi thường thiệt hại, tuy nhiên cô chưa nghĩ tới việc này. Bởi nếu Hồng Xoan chấp nhận bồi thường thì cũng mất vài tháng, nhanh nhất cũng ba mươi ngày, trong khi thời hạn thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ sấy của Công ty “Khiêm Minh”.chỉ còn hơn hai mươi ngày.– Trong điện thoại, anh Toàn bảo anh tìm dược nguồn hàng? – Ý Linh hỏi.– Ừ, dưới miền Tây. Chỗ này sản xuất gỗ nguyên liệu khá lớn, vì họ có rừng ở dưới và cả miền Đông, nên không lo thiếu đâu.Ý Linh như trút được gánh nặng, suýt nữa thì cô bật dậy reo mừng.Thiện Toàn hất hàm về phía Đỗ Sum.Ý Linh cười nhỏ:– Phen này ông ta hố to rồi. Nhưng ta xử lý ông ta và Hảo thế nào đây, anh Toàn?Thiện Toàn đáp gọn hơ:– Để đó anh lo cho!Rồi Thiện Toàn giục Ý Linh ăn. Bây giờ, khi thức ăn đã nguội hết, hai anh em mới sực nhớ ra mình vẫn. Chưa cầm đũa.Trước khi ăn, Thiện Toàn kiểm tra lại lần cuối chiếc điện thoại đi động.Không chỉ lần này mà trước đó anh cũng đã kịp ghi lại hình ảnh cuộc gặp của Hảo và Đỗ Sum.Ăn xong Thiện Toàn buộc phải đi trước vì có điện thoại gọi anh.Ý Linh không cần gấp gáp. Cô ngồi, mắt hơi nheo nheo nhìn về phía Đỗ Sum. Không ngờ ông ta lại nham niểm và dám ra tay sớm như vậy. Xem ông ta đang cay cú kìa! Này, ông sẽ tìm cách gì nữa vậy? Tôi sẽ chờ xem đây, Đỗ Sum ạ.Ý Linh nhìn đồng hồ tay ...Có lẽ không cần phải ngồi đây thêm nữa. Cô dợm đứng lên nhưng ... phải ngồi trở xuống ngay. Tim đập mạnh! Anh chàng Vũ đang thong thả đi vào nhà hàng. Anh ta không nhìn thấy Ý Linh. Đứng ở lối đi, cách cô độ vài mét, anh ta nhìn vào phía trong ...Anh ta hẹn gặp ai ở đây chăng? Không biết nữa! Ý Linh thấy anh ta chợt sa sầm mặt, quay trở ra. Nhưng một tiếng gọi cất lên, to và rõ khiến anh ta khựng lại.– Chờ đã, Hoàng Vũ!Linh sửng sốt. Người vừa gọi không ai khác hơn Đỗ Sum.Trong một phút, cô lặng đi.Trái đất này thật tròn và thành phố Sài Gòn hình như nhỏ hẹp thật. Rốt cuộc cô cũng gặp lại đủ hai cha họ. Kẻ mà cô câm ghé nhất đời.Đỗ Sum nói gì đó với Hảo, anh ta gật đầu đứng lên đi ngay. Đỗ Sum cũng rời ghế đi về phía Hoàng Vũ, hất hàm:– Sao? Vừa thấy mặt cha mình là muốn ngoảnh mặt đi ngay hả?Hoàng Vũ tỉnh bơ:– Ba với con có chuyện gì để nói với nhau chứ?Đỗ Sum mím môi. Ý Linh thấy hết. Cô có cảm tưởng Đỗ Sum đang cố đè nén để không phải trút cơn thịnh nộ xuống đầu con trai. Ông ta khe khẽ lắc đầu:– Thất vọng quá đi! Không ngờ cho du học đã đời, quay về, nó đôi xử với mình như vậy.Hoàng Vũ cười nhạt:– Bấy giờ ba tiếc lắm nhỉ. Nhưng ... nhớ không lầm thì chi phí du học của con đều do mẹ chu cấp mà.– Mày ...Đỗ Sum trợn mắt, sự tức giận khiến ở mặt ông ta giật giật, hai cánh tay ông ta run lên.Hoàng Vũ hỏi:– Ba còn muốn nói gì nữa thì nói đi!Đỗ Sum gùc gặc:– Được lắm. Bây giờ mày đủ lông đũ cánh rồi nên nói năng mạnh bạo bất cần đếm xỉa đến gia đình chứ gì? Cứ chờ đi? Xem rồi mày có thể tự tin được bao lâu. Tao nói trước nhé, đừng có mà khi xảy ra chuyện thì chạy về năn nỉ tao.Tao thề, mày có quỳ lạy, tao cũng không ngó đâu.Hoàng Vũ bật cười lớn, đến nỗi mấy thực khách ngồi gần đó phải ngước nhìn.– Ba ơi? Sao ba lo xa quá vậy. Con xin bảo đảm sẽ không bao giờ có chuyện đó đâu. Không bao giờ!Nói xong, Hoàng Vũ quay gót đi luôn:Đỗ Sum nhìn theo, thật khó diễn tả thái độ của ông ta lúc này. Ý Linh ngây người ra nhìn. Như vậy là sao nhỉ. Ngày xưa, anh ta là đứa con được yêu quý cưng chiều bậc nhất mà. Bây giờ, nếu không bảo là kẻ thù thì cứ y như người xa lạ và lại ác cảm nhau ngay lần gặp đầu tiên.Ý Linh xoa cằm. Tự dưng cô bị cuốn hút vào chuyện khác và cảm thấy thắc mắc. Cô tự hỏi, không biết rốt cuộc gia đình ấy đã xảy ra chuyện gì? Do đâu mà cậu quý tử lại dành cho cha mình thái độ thù hằn như vậy? Có lẽ cô phải tìm hiểu thôi.Nhưng bằng cách nào? Hơi bị khó đây.Ngẫm nghĩ một hồi, Ý Linh quyết định sẽ tiếp cận Hoàng Vũ để vừa tìm hiểu gia đình anh ta, đồng thời trả mối thù năm xưa.Rời nhà hàng, Ý Linh thầm trách mình. Giá mà cô nhanh chân hơn một chút thì có thể đuổi kịp Hoàng Vũ rồi. Bây giờ chẳng biết anh ta đang ở đâu nữa. Còn Đỗ Sum, mãi suy nghĩ, Ý Linh không hay ông ta rời nhà hàng tự bao giờ.