Chương 1

Ngọn gió từ hướng tây đem vào đất liền những tiếng động triền miên của biển cả. Tiếng sóng rì rào càng làm tăng thêm vẻ hoang tịch.

Ngồi dưới gốc cây, Trâm đưa mắt nhìn mông lung trong khoảng không. Chung quanh nàng những chiếc lá vàng không ngừng rơi. Trời về chiều, gió thổi nhẹ, mây bay bay và ánh nắng hiền hoà yếu ớt như đang chết lịm. Ngồi một lúc thật lâu, rồi như muốn xua đuổi những ý nghĩ mù đen, Trâm đứng lên, trút bỏ đôi giầy vải, cầm trên tay rồi cắm đầu chạy. Những bước chân nhỏ bé của nàng in hằn trên cát. Lên đến một đỉnh đồi, Trâm dừng lại, thở dồn dập; lưng tựa vào một hàng rào thoai thoại Ngôi trương1 trung học của tỉnh lỵ hiện ra trước mắt nàng; tuy xa cả gần cây số nhưng Trâm vẫn nhận ra mầu đỏ của mái ngói, mầu vàng nhạt của vách tường và những bóng râm của hàng cây phi lao...

Dĩ vãng sống dậy - nào những giờ cắm cúi trên những trang sách, những phút miệt mài cho ngòi bút chạy trên mặt giấy tinh nguyên - nào những giờ ra chơi học trò đùa giỡn giữa những tiếng cười, tiếng nói chất ngất hồn nhiên và tươi trẻ - nào những dịp tất niên trình diễn văn nghệ vui như mở hội - nào những buổi phát thưởng cuối năm học trang trọng trong nỗi hồi hộp thích thú và trong niềm vui lâng lâng ủa bao con tim - nào những khuôn mặt dấu ái của những nhỏ bạn thân thiết như ruột thịt - Ôi tất cả đã xa vời! Tuy nhiên dấu vết dĩ vãng tô đậm nét nhất trong tâm tưởng của Trâm vẫn luôn luôn là hình ảnh thần thánh của gô giáo Việt văn Trang Dung với những giờ bình thơ:

Trang sức bằng nụ cười phì nhiêu

Nhẩy bằng chân chim trên dòng suối cạn

Ấy là em trên đường đi buổi sáng

Trăng ở môi và gió ở trong hồn

Mái tóc mười lăm trên lá tung tăng

Em ném vào phố phường niềm vui rừng núi

Trâm tưởng chừng giọng ngâm êm ái của cô Trang Dung còn đang văng vẳng bên tai; đôi mắt huyến mơ của côI không khác gì ánh nhìn của một người con gái đang thì mới lớn ngồi nhìn vu vơ vào một buổi chiều có gió lành lạnh và mưa thu lay phay; tóc của co6 xoã xuống che nửa khuôn mặt, vẽ nét thần thoại. Ở dưới, những bàn, những ghế cũng như đang lắng nghe - học trò thì khỏi nói, đã hoàn toàn bị thu hút vào một thế giới thàn tiện Ở lứa tuổi 15-17, đứa nào chả thích thơ và nhạc, nhừng chất liệu ngà ngọc đưa hồn người vào mộng...

Trâm biết những bài thơ mà cô Trang Dung ngâm trong lớp hầu hết đứa nào cũng có chép trên những tờ giấy xanh, giấy hồng được tô điểm và giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ hơn nhiều lần những cuốn sách, cuốn vở Bài học, bài làm, thế mà những học trò con gái mới lớn như Trâm vẫn chơi vơi trong tiếng ngăm huyền hoạc của cô Trang Dung….

Nhưng, đã gần một năm nay Trâm bị ném ra khỏi thế giới của những tà áo trắng, bị đuổi ra khỏi bóng mát của tuổi học trò thơ mộng để dấn thân vào cuộc đời gai lựa Tuy nhiên không một động lực, một ngọai cảnh nào có thể làm nhạt nhòa được quảng thời gian đẹp nhất và thi vị nhất đời người đó. Cuộc sống càng sỏi đá, dĩ vãng lại càng sinh động trong Trậm Nhưng khi buồn nản, chán chường, những khi tủi cực, uất nghẹn, Trâm lại chạy đến đây, trên ngọn đòi này, nhìn về mái trường xưa, nơi đã sáng tạo cho nàng biết bao mộng đẹp, đã cho nàng những ngày tháng để đời, đã dệt cho nàng những ước nguyện diễm tuyệt – như để tìm lại bóng mát – như để xoa dịu những dấy động nghẹn ngào – như để sưởi ấm những cô đơn đông giá – đồng thời như để chạy trốn những cần cỏi của thực tế….nhưng cũng để rồi – lần nào cũng vậy – nàng ôm mặt trong bàn tay cho ràn rụa nước mắt. Vì tất cả đã xa rời tầm tay, biến hình thành ảo tượng, ray rứt những nuối tiếc ngút ngàn trong Trâm….

Trâm lau vội dòng nước mắt trên má khi bất chợt nhận ra trời sầm tói lại, mây đen kết tụ văn vụ Một vài làn chớp lóe trên màn trời màu xám. Tiếng sóng biển vọng về như gào thét. Trâm lao người xuống triền dóc. Trời sắp đổ mựa Những trận mưa miền duyên hải thường bất chợt, dữ dội vã kéo dại Trâm thoáng hối hận là mình đã lang thang quá lâu ra tận đậy Bộ mặt gay đỏ vì rượu, tiếng hét dã thú của người cha nổi dậy, đuổi theo Trâm khiến nàng cuống quít bước chân, nhiều lần đã chực ngạ Mặt cát lún sâu, như muốn níu chân nàng lại; những sườn đồi như cao vút lên, nối nhau trùng điêp. Trâm vẫn chaỵ Hơi thở Như tắt nghẹn trong lồng ngưc. Tâm trí Trâm thầm thì lời van xin khẩn khoản – xin trời hãy khoan mưa cho con về tới nhà trước đã, kẻo nếu thấy con bị ướt, biết được con ra tận đây chơi, thế nào cha con cũng đánh con tàn nhẫn, mẹ con cũng nhiếc móc con thậm tệ Xin trời thương con…Lạy trời…lạy trời…đừng mưa vội…..đừng mưa …….. Gió thỏi mạnh, ào ào như muốn vật ngã mội vât. Mưa rơi ập xuống. Trâm vẫn lao mình hối hạ Nàng thật nhỏ Bé giữa không gian tối đẹn Nàng không còn thấy gì trước mắt, trên mặt đất. Mưa quất mạnh trên thân thể gầy guộc của nàng, rất buốt như những làn rôi tới tấp từ tay cha nàng giáng xuống đầu, xuống cổ hay bất cứ nơi nào trên nạng Hiện tại báo trước cho Trâm biết lát nữa đây khi vừa bước vào nhà với bộ quần áo ướt sũng, tóc tai rối bời, nàng cũng sẽ phải lãnh nhận những vết tím bầm bởi những trận đòn giữa cơn say của cha nạng Giờ này, ông Thịnh, cha nàng chắc hẳn đang ngát ngưởng bên chai rượu, mẹ nàng đang chịu dằn vặt trong những tiếng chửi bới tục tằn của người chồng và đớn đau trong cơn suyễn kinh niện Biết vậy nhưng Trâm vẫn chuyễn vận đôi chân thật nhanh cho mau về tới nhạ Mưa rơi mỗi lúc một mạnh – như những ngày có bão biện Tiếng sét nỗ rền vang trên trợi Những tia chớp liên tiếp thi nhau rạch những lần sáng chói giữa không gian đen đăc. Gió rít lên, thỉnh thoảng xoay tròn trên mặt đất hay trên những rạng phi lao tơi tạ Đầu cúi thấp, hai tay ôm đôi giày vải, Trâm lao về đằng trước, bất kể những hiểm nguy đang vây bủa chung quạnh Quần áo dính vào da thịt gây những tiếng sột soạt sau mỗi bước chân, mỗi cử động vung tay của Trậm Nàng chỉ thấy thật lơ mơ mặt đất loang loáng nước. Bỗng chân nàng bị thụt hẫng vì một hố sậu Trâm ngã nhoài người trong vũng bụn Choáng váng, nàng đưa tay quờ quạng tìm đôi giầy vại Nước bùn đen nghịt khiến nàng không nhìn rỏ vật gị Trâm hốt hoảng, cuống quít như điên dai. Quay bên phải, bên trái rồi nàng nhoài người trên vũng bùn để tìm kiếm, nhưng vô vong. Mỗi lần sắm chớp, ánh sáng lóe lên là một lần Trâm mở căng mắt trên màu đẹn Nàng nấc lên thành tiếng, buông thỏng người trên bờ hố – Trời ơi sao tôi khổ thế này, có ai cứu tôi không…lạy trời, thương con…..Lạnh, mệt và sợ tạo những cơn rùng mình chạy trên khắp thân thể Trậm Nước mắt hòa trong nước mưa mằn mặn ở đầu môi nạng Bàn tay tê cứng ôm lấy măt. Tóc kết thành bím, xõa xuống. Một hình ảnh cô đơn tuyệt đốị Nhưng nào ai biết, ai thương cảm Trâm, người con gáy 17 tuổi đầu bất ha,nh giữa lòng đời, trong gia đỉnh Trâm uể oải đứng lên; nước mắt vẫn chạy trên măt. Nàng không chạy nửa, lững thững đi, héo uá như một tàu lá sau cơn giộng Nỗi tuyệt vọng đem nàng tới chổ sẵn sàng đón nhận tất cả hậu quả, gần như chai lì trước những đớn đau đón chờ và trong cả những nghẹn ngào hiện hụu Gió đổi chiều, xoay làn mưa ra hướng biện Trâm nhận ra mình đang bước trên con đường mòn, con đường dẫn vào một khu rừng âm u cây cỏ mà những người đàn bà vùng này hay vào kiếm củi đem ra chợ bán vào những ngày biển động họ không theo chồng ra khơi đánh cá đươc. Trâm bỏ đường mòn tìm ngõ tắt về nhạ Đang thất thiểu đi bỗng một tiếng gọi trộn lẫn trong mưa làm Trâm giật nãy mình:

- Trâm! Trâm! Nàng nhìn quanh quất. Không một bóng ngượi Mấy căn nhà trơ trội đứng co mình trong cơn bạo Trâm nghĩ mình đã nghe nhầm, lại lầm lũi bước. Nhưng tiếng gọi lại vang lên, cấp bách hơn: - Trâm! Trâm! Trâm chớp chớp làn mi cho nước tràn khỏi mắt để nhìn rõ cảnh vật trước mặt, nhưng vẫn không thấy một sinh vật nạo Trâm rùng mình nghĩ tới những chuyện ma quái, nhất là tin đồn cách đây tuần lể một thanh niên thất tình tự tử ngòai bãi biện Nàng vừa định cất bước chạy thì cánh cửa của một căn nhà đối diện xịch mở; ánh đèn bên trong hất ra làm nàng chóa mắt, nhưng vẫn nhìn thấy được mờ mờ một bóng đen đứng ở giữa vùng ánh sáng quơ tay vẫy vậy Như bị vô thức đưa đẩy, Trâm bước tới – như một cái máỵ Khi Trâm đến gần nơi, bóng đen chạy ra lôi tay nàng vạo Sự đụng chạm làm Trâm chòang tỉnh, ngơ ngác không hiểu hành động của mình – Tại sao tôi lại vào đẩy Tôi đang vội vã trỡ về nhà kẻo mẹ la, cha đánh cơ mả Tôi sợ đến chết được khi mất đôi giày – Phải chăng sự tuyệt vọng đẩy tôi vào liều lỉnh Thôi được, đến đâu hay tới đó, dàng nào tôi cũng sẽ bị đánh đập và nếu có phải vì về quá trể mà ba đấm, đá hay lấy thanh gỗ cài cửa đập tôi đến chết thì lại là điều hay – tôi sẽ được giải thoát – tôi đã không còn ham sống từ gần một năm nay rồi – tôi đã khổ, đã quá sức chịu đựng rồi – trời ơi, sao không ai thương tôi thế nảy - Cháu làm sao vậy, chú hỏi tới bốn năm lượt mà không thèm trả lởi Dòng tư tưởng bị cắt đứt, đưa Trâm về thực tại, nàng đã nhận ra nơi mình đang đứng, nhưng nàng vẩn làm thinh, không đáp lại câu hỏi của người thanh niên đang săn sóc nạng Trâm đưa tay đỡ chiếc áo mưa, khoác vào người, cắn chặt môi không để hai hàm răng đập vào nhạu - Cháu đi đâu vể Không nhìn người đối diện, Trâm trả lời trong hơi thở:

- Bải biện - Ra bải biển vào giờ nảy Bộ cháu điên ả Trâm lại làm thinh, vòng tay ôm lấy thân hình như muốn ép buộc chiếc áo mưa truyền hết hơi ấm để cơn lạnh đỡ cắn tận xương tụy - Cháu rét lắm hả Trâm gật đầu, không nóị - Chờ chú đốt cái bép dầu cho cháu sượi Ngoài trời mưa vẫn gào thét. Gió rít lên liên hồi trên mái nhà; mấy tấm tôn gần như bị bật đinh đập đùng đụng Tiếng sấm sét không còn nửa nhưng những lần chớp vẫn rạch ngang dọc trên nền trợi Trâm đảo mắt nhìn căn phòng, nơi nàng đã nhiều lần đến với chú Tuấn, người họa sĩ mới rời bỏ thành phố cháy bỏng và ồn ào để về đây dự định hòan tất một số tác phẩm hầu triển lảm vào mùa thu tới – vẫn la liệt những bức tranh trên tường – vẫn bừa bộn khuôn vải, sơn, bột dưới đất – vẫn bẩn thỉu những giẻ lau, hộp sắt trong góc tượng Trâm để ý trên giá vẻ Một họa phẩm đang dở dang thành hình:

Một cảnh biển động – những con sóng bạc đầu đang cắn xé một chiếc thuyền nhỏ – người cầm lái thuyền ở một trạng thái kinh hoàng tuyệt vọng – những tảng mây đen xà xuống thật thấp có lẻ biểu tượng cho sự chết:

Trâm hỏi chú Tuấn:

- Chú đang vẻ - Ừ - Sao lúc nảy cháu không thấy thắp đẻn - Thấy mưa đẹp, chú bỏ dở vẻ, tắt ngọn đèn lớn ra ngắm.

Trâm nhếch mép cười; nụ cười héo úạ Nàng nhớ lại những giây phút h~ai hùng vừa qua, tưởng chừng cơn mưa bảo đả chôn vùi mịnh Trâm nhìn Tuấn đang loay hoay châm lửa vào bép dầu:

- Trời mưa lớn quá, cháu không còn định được vị trí. Phải chi thấy có ánh sáng trong nhà, cháu đả an tâm, nhận ra chú. Mà tại sao chú biết là…..cháu mà gỏi - Nhìn dáng quen quen rồi gọi d.dai, ai ngờ ….

Trâm thinh lăng. Tuấn ngừng tay, quay lại, nói giọng chậm rải:

- Mà giờ này cháu ra biển làm cái gỉ Trâm ngập ngừng:

- Cháu…..cũng không …..biết nửa - Đúng là cháu điên! Trâm thở dài – Phải, tôi điên – tôi điên từ gần năm nay rồi chứ đâu phải chỉ có chiều nay – Và điều này chú đả biết nên thỉnh thoảng cháu vẩn nghe chú lập đi lập lại “cháu điên rồi” hay “bộ cháu điên nặng rồi sao” – nhưng chú đâu thèm tìm hiểu nguyên nhân – 17 tuổi đầu, tôi đã đánh mất nụ cười rạng rỡ – Người ta bảo tuổi mới lớn là thời gian đẹp nhất của đời một người – bởi vì người con trai, con gái nhìn đời qua làng kính màu hồng, mỡ rộng vòng tay để ôm lấy biết bao mộng đẹp – vũ trụ bao la, bầu trời bát ngát, những từng mây lơ lững, tiếng chim hót, nụ hoa nở …..như được tạo dựng để dành riêng cho họ – ánh mắt long lanh, nhịp tim thổn thức trước những dao động tình cảm – còn tôi, bao quanh chỉ là gai lửa, là buồn nôn, là tuyệt vọng – tôi bi quản yếm thế ? – có lẻ đúng vậy, tôi không chối cải – nhưng dù tôi muốn khác cũng không được; hoàn cảnh đã đúc tạo tôi như thế – cô giáo Việt văn Trang Dung vẫn thường giảng ở trong lớp mỗi lần đề cập đến một thi sĩ là “con người luôn luôn chịu ảnh hưởng của môi trường sống” là gì! Gia đình nghèo ? Tôi đon' nhận, không oán than – Học xong đệ tứ, nghĩ ở nhà để đi làm ? Tuy nuối tiếc ngút ngàn nhưng tôi nào trách hận – Vừa được thâu dụng vào làm cho một tiệm thuốc tây thì chiến tranh đột nhập vào thành phố; chủ nhân chết, cửa tiệm cháy tan, và tôi hết việc làm ? Thì tôi vẩn tự an ủi sẽ xoay sở nghề khác – Nhưng sao cha, sao mẹ tôi không thương tôi ? Mẹ bị bệnh suyễn, suốt ngày nằm nhiều hơn là đi lại, thở hổn hển mỗi lần di động, tất nghẹn hơi thở khi nào trời trở lạnh, gió mưa như chiều nay, nhưng cứ nhìn thấy tôi mẹ lại cất tiếng chửi – thứ đồ qui? sứ, mày không chết đâm chết chém. Ở đâu đi mà lại nhập vào cái nhà này làm bẩn mắt tao; thứ con gài vô dụng, không làm được cái gì nên thân, xéo khỏi cái nhà này đi, không ai nuôi báo cô mày đâu….Còn cha tôi, ngày nào cũng vậy, trở về nhà với bộ mặt đỏ dừ, nồng nặc mùi rượu, chửi vợ, đánh con om sòm – Vơ được tôi, thế nào ba cũng túm lại, hết giựt tóc lại tát tai, hết đấm đá lại lấy thanh gỗ phang – nhiều lần tôi đã nằm bất động, tưởng chết nếu không được hàng xóm chạy vào lôi ra, thoa đầu , bóp thuốc ….Đấy, hoàn cảnh của tôi vậy đó – vui sao được ? Cười sao nổi ? Ý nghĩ muốn chết đã chờn vờn trong trí tôi – không còn gì trên cuộc đời này khả dĩ làm tôi ham sống, bám víu lại ngày tháng – Điều mà tôi cần hơn cả là TÌNH THƯƠNG thì cha, thì mẹ tôi đã thiêu rụi – gia đình trở thành địa ngục thì việc tôi điên (như chú Tuấn nói) là sự đương nhiên.

Trâm cúi xuống, âm thầm quét nước mắt vào tay áo. Trong khi đó Tuấn đã đốt xong chiếc bép dầu, không hề hay biết những khắc khoải nội tâm và hai dòng lệ lăn trên gò má còn tái mét vì lạnh của người con gái mà chàng vẩn gọi là cháu, xưng chú. Đặt chiếc bép dưới chân Trâm, Tuấn nói như dỗ dành:

- Cháu ngồi xuống đây sưởi cho ấm.

Trâm làm theo, hơ đôi tay trên ngọn lửa cháy xạnh Hơi nóng giúp nàng dễ chịu - Cháu đói bụng không, chú pha sửa cho uống nhé.

Trâm lắc dầu. Tuấn chép miệng, buồn bả hỏi:

- Chắc cháu lại gặp chuyện gì ?

Trâm lại lắc đầu; nước mắt lưng tròng.

- Thế sao bửa nay cháu it' nói vậy ? Bộ giận chú hả Trâm ?

Trâm không nói gì, gục đầu trên cánh tay; mái tóc xõa xuống, che nửa khuôn mặt. Ánh lửa bao viền chung quanh nàng. Tuấn đứng tựa người vào tường, nhìn say đắm hình ảnh trước mặt. Con mắt “nhà nghề” cho chàng biết đó là một bức tranh tuyệt vời. Rồi lặng lẽ Tuấn tiến tới giá vẽ, căng tắm vải mới lên khuôn gỗ, rửa cọ , pha màu rồi phác họa những nét chính yếu lên khung vải trắng. Chàng say sưa vẽ như sợ bức tượng trước mắt biến đi và ngàn đời chàng sẽ không còn bất gặp lần thứ hai. Trên nền màu xanh đạm pha trộn với đỏ và đen, thoang thoáng những vệt trắng, một khuôn mặt người thiếu nữ dần dần hiện lên với làn tóc tung bay trong gió – Ý chính của bức họa diễn tả nổi cô đơn tuyệt đối của nhân vật. Chiếc cọ trong tay Tuấn uyển chuyển trên tấm vải; mỗi đường lên xuống như đều đem đến linh hồn cho bức tranh; nét vẻ thật mạnh, bạo nhưng đồng thời cũng rất linh động……….. Lúc đó, vì mệt và được sưởi ấm, Trâm thiêm thiếp đi – giấc ngủ bình an – Tuấn ngừng tay vẽ, nhìn Trâm, nhói lên một niềm thương hại Chàng đốt điếu thuốc, hít một hơi thật dài; làn khói trắng uốn mình bay lên, tan loãng trên trần nhà. Câu chuyện cách đây chừng hơn một năm sống dậy trong tâm trí Tuấn:

Chiều hôm đó Tuấn ngây ngất trước cảnh hoàng hôn trên biển cả; mặt trời đỏ tươi bị cắt đôi bởi đường thẳng ranh giới giữa bầu trời và đại dương, phát ra những đường sáng mạnh trên các từng mây, đồng thời đổ tràn ánh sáng xuống những làn sống nhấp nhô. Tuấn thâu vội quang cảnh vào khung vải, say sưa với cây cọ đến nỗi có người đứng sau xem chàng vẽ mà cũng không hay. Người vừa tới đó là một cô gái tuổi khoãng 15, 16; thân hình mảnh dẻ, nước da trắng xanh, khuôn mặt thật hiền dịu, ẩn hiện những nét duyên dáng; đôi mắt to, đen, long lanh nhưng lại như chất chứa một nổi buồn vời vợi. Nàng như bị hút bởi nét vẽ tài tình của người họa sĩ. Có thể nàng không hiểu gì về hội họa nhưng thích thú khi thấy thiên nhiên và bức tranh trở nên đồng nhất.

Ký tên vào góc tác phẩm xong, Tuấn ném cây cọ vào chiếc ống lon dưới chân giá vẽ, vừa lụi lại để ngắm công trình vừa hoàn tất của mình, bỗng sửng sốt khi đụng phải một người đứng sạu Chàng ấp úng:

- Xin lổi….cô…tôi…vô ý! Trước mặt Tuấn, cô gái đang cúi xuống xoa bàn chân vừa bị Tuấn dẫm lên, ngẩng đầu, nói với giọng giận dữ:

- Ông làm gẫy chân tôi rồi! Tuấn bối rối, nửa muốn đỡ cô gái, nữa ngại ngụng, đành chỉ biết xoa hai tay vào nhau, khỏa lấp ngượng ngùng:

- Tại cô đứng đàng sau tôi không thấy.

Cô gái phụng phịu:

- Lần sau tôi….tôi…bắt đền cho mà xem.

Tuấn bật cười:

- Phải nhớ báo hiệu cho tôi biết đấy, kẻo….. - Tôi tới lâu rồi chớ bộ! Ông không thấy sao ?

- Nếu thấy thì đâu có xẩy ra….tai nan vừa rồi! Cô gái chu làn môi mộng đỏ, lườm Tuấn:

- Xí! Thấy vui vui, Tuấn gợi thêm chuyện:

- Xin lổi rồi, hết giận chưa nào ?

- Chưa! - Vậy để tôi đền….cô bé nhé ?

Có lẻ tiếng “cô bé” làm người con gái dỗi hờn, quay đi nơi khác:

- Hổng thèm! Tuấn không nản:

- Cô bé ra ngồi ở tảng đá kia đi, tôi vẽ cho.

Cô gái quay lại, chớp chớp hàng mi; nụ cười chúm chím gây thiện cảm:

- Thiệt hôn ?

Tuấn cười nhẹ:

- Dối cô bé ăn cái giải gì ?

Cô gái sửa lại mái tóc, vuốt vạt áo, chạy đến ngồi trên tảng đá trước mặt. Tuấn hạ bức tranh hoàng hôn trên biển cả xuống, kê lên giá vẽ khung vải mơ”i:

- Cô bé bỏ tay xuống chứ ôm đầu làm gì ?

- Tóc bay! - Càng đẹp! - Được chưa ?

- Ngồi nghiêng lại, mặt nhìn ra biển.

- Bộ vẽ….lỗ tai hả ?

Tuấn phá lên cười, thích thú khi nhận tìm được những nét vẻ hồn nhiên, trong sáng trong tâm hồn người con gái nạy Chàng hỏi: - Nhà cô bé ở gần đây hả ?

- Mãi tận trong phố cơ.

- Đi bằng gì tới ?

- Đi bộ - Giỏi ghê! - À…ông này… - Cái gì ?

- Đừng gọi là “cô bé” nửa, lớn rồi! - Bao nhiêu tuôi? - Mười sáu tuổi rồi chứ bộ, sang năm là….mười bảy….

- Úi “giời” lớn quá! - Ứ…..ự! - Thế….cô bé cũng đừng gọi bằng “ông” nữa nghe. Chưa đến nỗi già lắm đậu Kêu “chú” đi.

- Chịu gấp. Thế….chú gì ?

- …….

- Nghĩa là chú tên gì ?

- À, tên Tuấn, Trường Tuấn.

- Tên hay thế! - Còn cô bé ?

- Lại cô bé! Hổng thèm đâu! - Xin lổi, thế cháu tên chi ?

- Trâm! - Caí gì Trâm ?

- Thì….Nguyễn Thị Trâm; tụi bạn vẫn gọi là Trâm Khểnh.

- Sao vậy ?

- Tại cái răng! - Học lớp mấy ?

- Dở ẹc à! - Ai hỏi hay dở đâu.

- Mới lên đệ tứ.

- Thế là được rồi! - Chú Tuấn này….

- Gì Trâm ?

- Bộ chú mới tới đây à ?

- Ự Sao cháu biết ?

- Chiều nào chả ra đậy Cháu mê biển kinh khủng luôn! - Sao lại chọn chổ vắng này ?

- Ghét đông người lắm cơ.

- Bộ không sợ à ?

- Sợ gì ?

- Ma! - Chả ngán! - À, hôm nào ghé nhà chú chơi.

- Ở tận đâu lẩn - Chỗ ngã ba, trước nhà có cây điệp.

- Biết rồi! Phải nhà bà bán vé số không ?

- Đúng rồi. Sao biết hay quá vẩy - Ở tỉnh nhỏ ai chả biết ai! - Thế biết….chú không ?

- Tại là…người lạ.

- Tới được ba bốn hôm rồi.

- Chú về ở đây luôn à ?

- Không. Chừng nào vẽ đủ số tranh dự địng chú đem về Sàigòn triển lảm.

- Triển lảm là gì, chú ?

- Là chưng bày các bức tranh của mình cho người ta xem.

- Thích nhỉ. Thế khi nào chú triển lảm ?

- Chưa biết. Có thể một năm, hai năm hay ba năm nửa không chừng.

- Thế cháu tới xem có được không ?

Tuấn cười:

- Cháu thì phải….trả tiền! Trâm cười theo, tiếng cười thật dòn, thật trong giữa những tiếng sóng độc điệu muôn thuở vỗ nhẹ vào bờ, vào các tảng đá đen lánh.

Hơn nửa tiếng sau Tuấn vừa lau tay vào hai bên quần – chiếc quần “din” xám đã dầy cộm và loang lổ những vết sơn – vừa gọi Trâm:

- Xong rồi, lại đây xem có giống không.

Trâm đứng lên, nhảy vội từ tảng đá xuống đất, chạy nhanh lại gần Tuấn, ngấm nghía bức tranh:

- Chú vẽ hay quá….Nhưng sao cô này lại đẹp hơn cháu ?

- Ở ngòai cháu còn…dễ thương hơn nhiều! - Thôi cháu hổng chịu đâu! À chú này, từ nãy đến giờ cháu đâu thấy con chim nào và ở đây làm gì có hoa mà sao trong tranh chú lại vẽ nhiều chim, nhiều hoa thế ?

- Vẽ là mình phải tưởng tượng ra, nhằm vào ý nghĩa nhiều hơn là vào thực tế.

- Thế ở đây ý nghĩa như thế nào ?

- Tuổi của cháu người ta thường gọi là…tuổi mới lớn, lứa tuổi đẹp nhất trong đời người, lứa tuổi đẹp nhất trong đời người, lứa tuổi đầy hoa, đầy bướm. Cháu không khác gì một cánh chim vượt gió trên bầu trời xanh thẳm, tung can'h bay như muốn đi cùng vũ trụ ……À nếu chú nhớ không sai thì đã có một thi sĩ ví tuổi mới lớn như thế này:

Tuổi mới lớn thèm đôi chân của biển Thèm một sân cỏ rộng, một dòng sông Thèm la hét để bắt đầu cuộc sống Được nâng niu từng chút giấc mơ hồng Lúc nãy cháu nói là mê biển kinh khủng nên chú hiểu cháu có tâm hồn tho”; tình cảm dạt dào như làn sóng; cháu muốn hòa tan vơ”i biển hay it' nhất đã có lần muốn là cánh buồm lênh đênh trên đại dương hoặc mộng thành cánh chim bay lên thật cao để nhìn bao quát màu xanh dấu ái của biển cả…Do đó chú dặt tên cho bức tranh này là “Nhạn biển”….

Trâm như mê mẩn hứng đón từng lời nói phát xuất từ một gọing nói thật trầm, thật ấm của Tuấn. Nàng ngạc nhiên sao người họa sĩ này lại có thể hiểu được nội tâm của mình, hiểu được những điều mà nàng chưa bao giờ thố lộ cho ai, kể cả những nhõ bạn thân thiết. Trái tim bé con của nàng bất đầu nhen nhúm thiện cảm với Tuấn. Trâm thoáng nghĩ giá những người lớn, những cha, những mẹ, những thầy, cô đều hiểu tâm trạng của những người con gái mới lớn như nàng thì làm gì có sự xung khắc, ngộ nhận giữa tuổi trẻ và lớp người đi trước….

- Cháu nghĩ gì mà đứng ngây người ra vậy ?

Trâm giật mình, chớp chớp đôi mắt, chối quanh:

- Đâu có….cháu chả nghĩ gì hết! - Cháu không thích bức tranh này ?

- Có chứ! - Tặng cháu đấy.

- Ồ, cám ơn chú! Trâm đỡ lấy bức tranh, hí hững như một đứa trẻ được món đồ chơi vừa ý. Sau khi Trâm chào đi về, Tuấn còn đứng nhìn theo những vết chân sáo in trên mặt cát mãi cho đến lúc bon'g hình mảnh dẻ của người con gái mất hút trong những dẫy nhà. Rồi những ngày tháng kế tiếp Trâm đã đến với Tuấn thanh khiết như loài thỏ lông trắng – riu rít như loại chim sơn ca. Ngược lại với chân tình của một người anh, người chú và với tâm hồn của người nghệ sĩ, Tuấn chăm sóc những làn sóng tình cảm của “cô cháu gái” nhưng đồng thời cũng có cảm tưởng như mình đang được triền miên trong một dòng sông đầy trăng sao. Với 27 tuổi đời, đắng cay với biết bao thất bại trong cuộc sống, lỡ dở một lần yêu, Tuấn đã muốn xa rời tất cả để chỉ đắm đuối trong nghệ thuật, nhưng gần Trâm, nghe tiếng nói huyên thuyên và giọng cười thủy tinh của Trâm, Tuấn như thân cây khô cằn nẩy lọc, như đất nứt nẻ trồi lên bông hoa kiều diễm….. Tuy nhiên…cho đến một hôm Trâm tới, với tiếng nấc nghẹn ngào, với đôi mắt đẫm lệ, dáng điệu thiểu nảo; vừa thấy Tuấn nàng òa lên khóc – như dòng nước vỡ bờ – như khối lửa phụt ch'ay. Bỏ dở bức họa đang vẽ, Tuấn chạy ra, dìu Trâm ngồi trên chiếc ghế bành, vỗ về:

- Nín đi cháu, có chuyện gì kể chú nghe nào.

Tiếng khóc lại vang to hợn Tuấn cố làm vui vẻ:

- Lớn rồi, mười bảy rồi chứ phải dỡn sao, ai lại ngủ nhè như vậy. Bộ không sợ ….chú cười à ?

Trâm nắc lên:

- Cháu….cháu….khổ quá…chú ơi! - Chú biết rồi….nhưng…..chuyện gì vậy ?

- Cháu muốn chết cho xong! Tuấn lấy chiếc khăn tay trong túi đưa cho Trâm, vẫn giữ giọng nói bông đùa:

- Chuyện đ'o tính sau, bây giờ cần nhất là cháu bình tỉnh lại, kể đầu đuôi câu chuyện để chú chaú mình còn tìm….kế hoạch đối phó chứ.

Trâm thấm nước mắt; tiếng nấc đã bớt dập dồn. Tay vân vê chiếc khăn, đầu cuí thấp, nàng noí trong hơi thở:

- Bức tranh “Nhạn Biển” chú cho cháu…..đã bị xé nát tan rồi! Phản ưng' tự nhiên, Tuấn sửng sốt:

- Ai xé ? Mà…..mà tại sao ?

Rồi như sực nhớ vai trò hiện tại của mình, Tuấn dịu giọng lại, noí ôn tồn tuy vẫn nở nụ cười gượng gạo:

- Đâu, chaú kể chú nghe nào.

Giọng Trâm buồn buồn:

- Ba cháu xé. Hồi nãy khi đi học về, nhác thấy trên bức tranh có màng nhện, cháu bỏ “cạp táp” trên bàn rồi bắc ghế leo lên định lấy cái mạng nhện đó đi thì cũng vừa lúc ba ở ngòai vào, tay còn cầm chai rượu….chú lặng yên để cháu kể tiếp cho nghe – thấy cháu, ba hét lên:

“con ranh kia, lại tranh với ảnh, đã thế ông cho mày biết thân”. Thế là ba xô lại tát chaú túi bụi rồi giựt bức tranh xuống xé nát ra. Ba còn bảo:

“Nghèo mà còn ham; những thứ này là của tụi nhà giàu, treo trong biệt thự, bin đing, chứ còn thứ nhà này chỉ có treo giẻ rách! Mày mà còn bày đặt này nọ tao đập chết tươi luôn .” Trâm ngưng lại, cắn chặt môi không để tiếng nấc bật ra khỏi cổ họng. Tuấn cũng im lặng, châm điếu thuốc, che giấu những giao động nội tâm. Lúc sau, tiếng Trâm nói tiếp câu chuyện: - Mà điều cháu giấu chú có hơn tháng nay là ba đã thất nghiệp, bệnh suyễn của mẹ lại nặng hơn. Có lẻ vì buồn ba đâm ra rượu chè; cứ mỗi lần say sưa ba lại đan'h đập cháu như để trút các nổi giận. Những lần tới đây cháu đã nói dối chú mấy vết bầm trên mặt là do cháu té, nhưng thật ra là tại ba cháu đánh….Cháu khổ lắm chú ạ ….Ba đã bảo cháu bỏ học để đi làm nhưng cháu nghĩ chỉ còn hai tháng nửa nghĩ hè nên cháu muốn học cho hết chương trình để có học bạ mới dễ xin việc …..nhưng cháu vẫn sợ ba không cho….. Tiếng Trâm nghẹn lại, giọng đẫm nươcc mắt:

- Cháu không ngờ ba lại thay đổi tính nết mau thế. Cha”u vẫn biết thất nghiệp thì ai chả buồn, chả lo, nhưng sao ba cứ phải uống rượu phải đan'h đập cháu mới được ? Cả mẹ cũng thế, tuy trước đây cũng hay la mắng, bây giờ thì chửi rủa liên miên. Gia đình đang yên bỗng như trở thành địa ngục. Trăm tội đổ trên đầu cháu. Có mỗi bức tranh chú cho, cháu quí nhất đời thế mà ba cũng xé đi….. Tuấn búng mẩu thuốc cháy đỏ qua cửa sổ. Những lời nói của Trâm thấm đậm trong tâm hồn chàng. Một cái gì đã biến d.ang, đã đổi chất. Chàng thầm cảm thấy một trái xanh sắp rơi rụng. Hoàn cảnh có tac' dụng thật khủng khiếp đối voi con người. Như chàng, như ba má Trâm đã là nạn nhân và bây giờ tới Trâm, người con gái vừa chớm tuổi ươm mơ đã phải ngậm trái đắng, vừa cao giọng cười đã ẩm đục nghẹn ngào. Với Tuấn đã có nghệ thuật để quên lãng, còn Trâm sẽ lấy gì làm niềm tin ? Những gì nói ra để gọi là an ủi Trâm, Tuấn cảm thấy trong thâm tâm không được chân thật – Trâm ạ, ch'au không nên buồn quá như vậy, rồi sẽ qua tất cả – Phải can đảm phải chiến đấu đễ vui sống – Nếu cháu cứ nghĩ ngợi, quanh quẩn với những ý tưởng đen tối thì rút cục cũng chẳng ic'h lợi gì, vẫn là bế tắc lối thóat – Chịu khó đi cháu, chú tin rằng trời sẽ giúp cháu – cháu nên thông cảm với trường hợp của be mẹ cháu, chú tin rằng không có cha mẹ nào lại không thương con mình, nhưng có lẻ vì quá buồn mà ba mẹ cháu mới như vậy thôi, nhưng rồi ba mẹ cháu sẽ nghĩ lại – Bắt chước chú, Trâm ạ, chú cũng đã từng chịu cực khổ, có khi còn hơn cháu nữa, nhưng chú không ngã lòng, vẫn cố gắng nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng vào một tương lai khả quan hơn hiện tại …..Đã đành Trâm bớt khóc, có thể vì còn tìm được một người để cảm thông, nhưng Tuấn vẫn thấy ngượng ngập, đóng kịch. Trâm đã mất niềm tin trong gia đình, nơi cha mẹ thì quan trọng và khẩn khiết nhất là làm sao thấp sáng một niềm tin khác để Trâm dõi theo mà sống. Tuấn chưa tìm ra, ngòai những lời khuyên được dùng lại nhiều lần như một điệp khúc trong một bài hát.

Những lần sau Trâm tới, khi đôi mắt sưng vù, quầng thâm, khi mặt mũi tím bầm, khi tay chân rướm máu….và lần nào Tuấn cũng hốt hỏang, xót thương, nhưng những lúc đó Tuấn lại thấy lời nói là thừa, để mặc Trâm khóc, Trâm kể – hy vọng những giọt nước mắt, những tiếng nức nở dịu vợi đi phần nào những khổ đau chất ngất trong Trâm… Bỗng… - Chú Tuấn! Tiếng gọi làm Tuấn choàng tỉnh. Trâm đã thức giấc, đứng đằng sau chàng tự hồi nào. Lấy tay hất những cộng tóc lòa xòa trước trán:

vẻ mặt tr~iu buồn và vẫn chưa biến hết những nét mệt nhọc, Trâm hỏi nhỏ:

- Sao chú không đánh thức cháu ?

- Ngủ được là tốt.

- Cháu ngủ lâu lắm phải không chú ?

- Đủ Để chú phác họa xong một bức tranh.

Trâm lẳng lặng tiến lại giá vẽ, thoáng chau mày khi nhận ra hình mình trên khung vải. Tuấn cũng lại gần; tiếng nói thât êm, nhỏ: - Cháu đặt tên cho nó đi.

Trâm lắc đầu, buồn bả. Giọng Tuấn:

- Chú định gọi là “Rong Biển”.

Ngước lên nhìn Tuấn, ánh mắt nàng buồn, mù sương nhưng cũng đầy trìu mến, Trâm mấp máy môi, định nói gì nhưng lại thôi, thay thế bằng một tiếng thở dài sầu thảm – Rong Biển – như vậy Tuấn đã hiểu thân phận tôi – rong biển, loài rêu cỏ lơ lửng trong lòng biển khơi, khi bị sống gió nhào trộn, dập vùi khi tát vào ghềng đá, bải cát – vô định – tôi là thế đó – vô định giữa gòing đời, mờ mịt vào tương lai, ngụp chìm trong bất hạnh – rong biển – tôi, lòai rong biển! Không một ai nhìn tôi, không một nơi để dừng lại, để được che chở, để tránh những con sóng dữ dằn, để khỏi bị những loài cá ac' độc rúc rỉa, để khỏi phơi mình khô cháy trên bải cát, để không bị loài người dẫm nát dưới chân hay đem làm mồi ăn cho súc vật …nhưng ước mơ đó chỉ là ảo tưởng, đã bị chết ngộp vĩnh viễn trong sự thù hận, trong quên lảng của cuộc đời và lòng người – rong biển – tôi, lòai rong biển! Đột nhiên Trâm hốt hoảng:

- Chết, mấy giờ rồi chú ? Cháu phải về.

- Để chú đưa về.

- Cháu về được một mình.

- Trời tối! - Cháu quen rồi.

Trâm cởi trả Tuấn chiếc áo mưa:

- Cám ơn chú.

- Nhưng….đâu đã tạnh ?

- Đằng nào thì cháu cũng đã ướt.

- Mặc vào cho ấm rồi mai mốt đem lại chú không được sao ?

Trâm thở dài:

- Thêm một cớ để ba đánh cháu hơn.

Bỗng giọng Tuấn đanh lại:

- Để chú đưa cháu về rồi chú sẽ nói cho ba cháu biết phải trái. Không sợ! Trâm ngẩng vội lên, thoảng hốt:

- Đừng chú! Rồi không để Tuấn có phản ứng gì, Trâm đẫy cửa lao mình ra ngòai.

Trời vẫn mưa nặng hạt.

Tuấn đứng trên thềm nhà, đôi mắt theo bóng Trâm đi như chạy Trong vùng ánh sáng của ngọn đèn ống từ trong nhà hất ra, Tuấn thấy những hạt mưa lao xuống theo đường chéo, giống như những lát kiếm chem' mạnh. Tuấn nghĩ tới những chiếc roi, những thanh gổ vứt xuống thân thể yếu đuối của Trâm – Rùng mình! Một cơn gió lạnh áp vào người Tuấn. Chàng đưa tay lên mặt chắn những giọt nước. Một tiếng ầm dội lên trong nhà. Tuấn chạy vào. Bức tranh “Rong Biển” bị gió thổi ngã xấp xuống mặt gạch Bên ngòai, mưa trở mình, to hơn.