Vài hàng về Mario Puzo (1921 - 1999)

    

uốc tịch Mỹ, gốc Ý, sang Mỹ sống ly hương trong khu dành riêng cho dân ngụ cư người Ý ở Long Island (New York). Khởi sự bằng những truyện ngắn viết nhỏ ở ban đầu, tiền nhuận bút kiếm chẳng đủ nuôi miệng. Vợ làm nghề thợ may chẳng đủ nuôi miệng vợ và chồng chưa đủ nuôi thân chồng. Chồng dại vợ đi ngủ, khẽ gập bàn máy may lại, kê bàn máy chữ lên, dưới để chiếc chăn không gây tiếng động, bắt đầu viết. Thật cuộc sống không ngày mai; nhưng kiên nhẫn vẫn cứ kéo dài ngày qua ngày. Khi Mario Puzo hàn vi, cũng may mắn gặp dược một người bạn thật tốt. Hàng ngày bạn này lui tới, khuyến khích chàng văn sĩ, không những về tinh thần mà giúp cả vật chất nữa. Thường là cho Mario Puzo vay tiền, lúc năm, hoặc mười đô la; khi hai chục. Rồi một ngày, bạn đưa ra ý kiến: khuyên nên viết một tác phẩm theo ý thích: nhân vật, chất liệu, tình tiết cũng như bối cảnh mà chàng có được. Nếu cứ viết như bây giờ, chuyện nhỏ theo lối đặt hàng chủ báo, thì cuộc đời văn sĩ sẽ chẳng bao giờ mọc mũi, sủi tăm - tiền cũng chẳng có mà sự nghiệp cũng không! Mario Puzo nghe tới đây rất thích thú, nhưng có một điều; chẳng lẽ chàng lại nói ra. Cuối cùng đành phải tiết lộ, món tiền nhuận bút kia nhỏ thật; nhưng đủ uống nước lạnh và gặm mẩu bánh mì dằn bụng. Chàng cũng đành thú thật, viết tác phẩm theo sở thích, thì lấy đâu ra tiền để sống hàng ngày? Bạn chàng gật dầu, đáp ứng ngay, hôm nay hai; mai ba; mốt bốn; kia năm mươi đô đủ sống mà viết. Ngày, tuần, tháng; bạn lui tới kiểm tra sáng tác tới đâu. Và mỗi lần cho vay tiền đều rút sổ tay ghi nợ. Một ngày kia, khi gần hoàn tất tác phẩm, bạn chàng cho vay số tiền khá lớn, và cầm bản thảo đến các nhà xuất bản thương lượng.

Thời gian chờ đợi khiến Mario Puzo sốt ruột nhất. Một ngày, người bạn vàng trở lại với tin mừng. Nhà xuất bản nổi tiêng bậc nhất của Mỹ in loại paperback (loại sách bán rẻ), quyết định xuất bản tác phẩm này, sau khi hội họp liên miên nhiều lần với nhiều hội đồng tuyển chọn khác nhau. Nhà xuất bản sẽ in hàng triệu cuốn ngay lần xuất bản đầu cuốn The Godfather (Bố Già). Với số tiền trả bản quyền chưa một văn sĩ nào nhận được vào thời đoạn ấy. 400.000 đô ấy thật quá lớn trên chi phiếu trả mà chàng không thể ngờ là thật. Mario Puzo cầm chi phiếu; khoe với vợ và dự định món tiền chi đầu tiên tiền mà bạn chàng cho mượn xưa kia. Nhưng khi Mario Puzo đưa chi phiếu cho vợ xem, vợ cũng như chồng vẫn chưa thể tin là thật dược!

Đến lúc Mario Puzo có tiền thật rồi, tìm người bạn vàng kia để trả, thì không tìm thấy tung tích bạn-trong-một-đời mới có được ấy! Lý do này khiến dư luận báo chí Huê Kỳ cho rằng chính người bạn ấy, đảng viên Mafia giúp đỡ Mario Puzo hoàn thành tác phẩm Bố Già; mà The Godfather đạt được số bán kỷ lục 21 triệu cuốn, chỉ sau Cuốn theo chiều gió của Margaret Michell. Báo chí phỏng vấn vào 1965, cuốn sách nào ông ưng ý nhất, tlù Mario Puzo trả lời không do dự “... hiển nhiên tác phẩm hay nhất của tôi lại chưa mấy ai chịu đọc? Chẳng lẽ cái gì chưa hái ra tiền chưa có giá trị sao? Dầu sao với tôi thì, The Fortunate Pilgrim (Qua cơn ác mộng), vẫn là cuốn truyện duy nhất mà tôi yêu thích...”.

Tác giả thành công về tiền, danh vọng; nhưng lại buồn mất người bạn tri âm. Chàng lao đầu vào sở thích khác để khuây khỏa là mê đánh tennis. Còn số tiền bản quyền khác mà Mario Puzo thu được; chỉ tính riêng cho phép quay phim Bố Già cũng lên tới hàng triệu Mỹ kim nữa.

Mario Puzo qua đời ở Long Island (New York) vào tuổi 78.

Thế Phong