Chương 1

Thơm quá! Đồng Xuân hít hà. Chết tiệt cái ngọn gió mùa Thu, cũng biết trêu ghẹo Đồng Xuân, nhằm lúc cô đang đói mờ mắt, lại thổi mùi thức ăn vô.

Nhắm mắt, Đồng Xuân chép miệng nuốt nước bọt. Hít mùi thơm cũng đỡ ghiền, đỡ đói được chút đỉnh. Lỡ làm nư rồi, giờ đói cũng ráng chịu chứ biết kêu ai.

Bình thường, Đồng Xuân là đứa háu ăn nhất nhà. Mẹ thường bảo:

– “'Con gái người ta “'Nữ thực như miêu”, còn con Xuân nhà mình “Nữ thực như ... hổ”.

Những lúc đó, Đồng Xuân cong tuốt vành môi cãi:

– Ăn được ngủ được là tiên, mẹ ơi. Chẳng lẽ mẹ thích con biếng ăn, nhác uống để vô bệnh viện?

Bây giờ, nhịn từ sáng đến,.. tối, thấm thía cái đói nó rã rời tê tái. Vậy mà hồi trưa, nhân lúc ba ngủ, mẹ lén bưng lên phòng cho Đồng Xuân một tô cơm đầy nhóc cả thịt ram chua ngọt, thêm chén dưa hành - là món cô thích nhất, Đồng Xuân còn chảnh chẹ:

– Con không biết đói đâu, mẹ bưng xuống đi.

Bà Mai - mẹ Đồng Xuân - nhẹ giọng:

– Cha mẹ “thương cho roi cho vọt”, ba con giận, mắng con vài câu chứ đánh đập gì mà hờn dỗi, hả con. Ăn cơm đi, chờ ...lúc ba con thức dậy, xin lỗi ổng một tiếng. Nhịn cha nhịn mẹ, ai cười hả con.

Đồng Xuân gắt nhỏ:

– Vâng! Con hỗn hào, con mất dạy. Ba mẹ không cần quan tâm con nữa là xong. Bất quá con chết đói là cùng chứ gì.

Bà Mai từ tốn:

– Ba con nhìn điểm học của con, ổng bị sốc. Xưa nay, ba rất tin tưởng vào lực học của con. Giờ con bị xếp học lực “yếu”, khác nào ba con bị quất roi vô mặt. Con không chứng kiến lúc ba con cầm phiếu báo điểm, tay ba con run bắn, mặt ba con tái nhợt:

Con biết ba mẹ đều bệnh, xúc động một chút cũng dễ chết.

Lẽ ra con phải biết nhận lỗi ...

Đồng Xuân bịt tai:

– Mẹ đừng nói nữa? Con không ăn gì hết!

Bà Mai bưng cơm xuống nhà. Bà không biết phía sau cánh cửa, Đồng Xuân đang nuốt nước bọt vì đói.

Chuông điện thoại bàn reo, Đồng Xuân lười biếng với tay nhắc ống nghe:

– Alô. Xuân nghe.

Đầu dây bên kia, giọng Trúc Quỳnh lảnh lót:

– Ê Xuân! Tối nay, trong Nhà Văn hóa có các ca sĩ thành phố về biểu diễn.

Mày đi không?

Đồng Xuân ỉu xìu:

– Không đi.

Trúc Quỳnh kêu nhỏ:

– Chuyện lạ nha Xuân? Xưa nay, mày là Fan hâm mộ Nguyên Vũ, Đàm Vĩnh Hưng ... Hôm nay có dịp để mày nghe và xin chữ ký của thần tượng, sao lại bỏ cơ hội “ngàn vàng” thế?A! Tao biết rồi!

Đồng Xuân hằm hè:

– Biết cái gì?

– Chắc chắn mày đã bị ba mẹ mày “ca cổ” vì “'bảng vàng” học kỳ I, đúng không Xuân?

– Rồi sao?

– Mắng đúng thì cúi đầu hoặc cười trừ, xin lỗi là xong. Ba mẹ cưng mày nhất nhà, ai nỡ làm khó mày.

Đồng Xuân lảng chuyện:

– Bây giờ, mày rảnh không?

– Muốn nhờ vả chuyện gì à?

– Tao đói quá, làm nư giận lẫy từ sáng tới giờ. Mày sang, mua cho tao hộp bánh ướt nha. Nhớ đừng để mẹ tao thấy.

Trúc Quỳnh gầm gừ:

– Điên quá, Xuân ơi!

Đồng Xuân cúp máy và chờ đợi. Quỳnh đã hứa, chắc chắn nó sẽ qua nhà Xuân. Chà! Làm sao bây giờ? Xuân mê coi ca nhạc nhất. Mua đĩa nhạc, cô toàn chọn đĩa của Đàm Vĩnh Hưng, Nguyên Vũ, Phương Thanh ... Họ hát hát hay lại mê làm từ thiện, nên Xuân ... khoái họ. Không đi thì tiếc lắm. Nhưng muốn đi, phải xin lỗi ba mẹ, phải hứa học hành đàng hoàng. Tính Đồng Xuân không hứa thì thôi, đã hứa gì cô đều gắng hết sức.

Mấy hôm nay, cô buồn đủ thứ thích đến lớp quậy bạn bè, chứ không thích học Xuân liên tục bị mời phụ huynh ba đi công tác, mẹ và chị Hai họp cho Xuân, về nhà, mẹ cũng la dữ lắm. Hôm nay ba về, nhằm vào ngày sơ kết học kỳ, ông háo hức đi hợp cho con gái. Ông luôn tự hào về chị em Xuân. Vậy mà ...

Đồng Xuân thở dài. Tất cả cũng tại thằng quỷ Phiên và nhỏ Hằng mập. Tự nhiên viết đầy vào sổ đầy vào sổ lưu niệm của Xuân những cái tên ghép đôi lại với nhau. Xuân chẳng quan tâm đến chuyện chọc ghẹo của bạn bè. Bởi với cô bọn học cùng, đứa nào cũng ... miệng còn hôi sữa. Đang học năm cuối phổ thông thì lớn với ai?

Xuân thở dài và nhớ lại một tháng trước, cô vô tình bị hỏng xe ở đoạn đường vắng, cô loay hoay mãi vẫn không sao làm cho xe nổ máy được, Xuân đành dắt xe tìm chỗ sửa. Chiếc Attila tay ga bình thường chạy nhẹ hều và ...

sướng thế. Còn bây giờ, nó nặng y như một tảng đá. “Tảng đá” đến hai mươi tám trệu đồng, nên Xuân đâu dám bỏ.

Ánh đèn ôtô quét sáng mặt đường. Những chiếc xe vô tình chạy qua Xuân.

Trời sắp tối và xầm xì bởi cơn giông đang ùn ùn kéo mây, che kín bầu trời.

Người ta nhanh chóng tránh cơn mưa, ai hơi đâu để ý sự nhọc nhằn, khổ sở của Đồng Xuân.

– Xe hỏng gì vậy, cô bé?

Giọng nói cất lên khi Xuân đang loạng choạng ngả nghiêng bởi cơn gió mạnh.

Tạ ơn Bồ tát! Cuối cùng đã có “'quý nhân phò trợ” - Đồng Xuân nghĩ thầm.

Cô nhìn lên, đúng lúc anh chàng lạ mặt đưa tay giữ hộ cô chiếc xe cho cô khỏi té. Mặt anh chàng đẹp trai, ga-lăng. Đồng Xuân mỉm cười:

– Dạ, em cũng không biết. Xe tay ga mà, nãy giờ em không sao đề được máy.

– Để tôi coi giúp em.

Anh chàng ngồi lên xe, nhìn một chút, anh ta đã đề được máy. .

Đồng Xuân mừng quýnh:

– Đúng là con trai vẫn khác con gái thật. Không gặp được anh, nãy giờ chắc em dắt hết nổi.

Anh chàng cười cười:

– Để anh chạy thử một đoạn xem sao.

Không chút nghi ngờ, Đồng Xuân đứng nhìn anh ta và chiếc xe. Ôi! Một chàng trai từ trên trời rơi xuống, cứ như trong chuyện cổ tích ấy.

– Ơ! Quay lại đi anh ơi ...

Đồng Xuân chợt kêu lên khi bóng xe Attila của cô xa dần. Chạy thử đâu cần phải chạy xa như vậy. Chả lẽ là ...

Đồng Xuân bật kêu. Cô cuống cuồng chạy theo chiếc xe đang mất hút nơi ngã ba đường.

Đồng Xuân chạy ngả nghiêng như người quẩn trí, miệng không ngớt kêu la:

– Cướp ... Nó cướp xe ...

– Này! Cô kia ...

Đồng Xuân đứng lại, không chờ nghe hết câu hỏi, Xuân đã mừng rỡ:

– Ôi trời! Anh đùa kiểu gì ác nhân thế? Tôi cứ ngỡ anh lấy mất xe của tôi.

Mắt cô tròn xoe. Chiếc Attila màu trắng, nhưng người vừa hỏi Xuân, không phải gã con trai kia.

Đồng Xuân bật khóc:

– Không phải. Trời ơi! Không được mà ...

– Này cô! Cô có sao không? Trời mưa tới rồi, cô chạy lung tung ngoài đường thế này, dễ chết lắm đó.

Đồng Xuân lầm bầm:

– Chết à! Mất xe thì không còn lý đo để nói với ba mẹ nữa. Chết được cũng tốt.

Giọng nói cất lên, bực bội:

– Cô chết yên thân cô, nhưng dể lại hậu quả cho người khác. Lúc nãy, nếu tôi chạy nhanh, chắc chắn cô hoặc tôi đang nằm thẳng cẳng rồi. Cô nói ai lấy xe của cô à? Xe gì?

Đồng Xuân khóc nghẹn:

– Xe máy. Xe của tôi giống hệt xe anh.

– Sao mất được?

Đồng Xuân chán nản:

Vì tôi ngu chớ sao. Bà nó! Đàn ông con trai sức dài vai rộng, không lo làm ăn, chỉ ưa đi lừa, đi cướp của người khác. Thằng khốn ấy, tôi mâ gặp được nó tôi đăm nó chết ngay.

Gã đàn ông bật cười:

– Nó chết hay mất “con xe quý” về nhà, cô chết trước đây?

Nhớ lại hoàn cảnh thê thảm của mình, Đồng Xuân ngồi bệt xuống đường, khóc rấm rứt.

Gã đàn ông nhìn cô băn khoăn:

– Này, mưa lớn lắm! Cô ngồi giữa đường thế này, không được đâu. Chuyện không muốn cũng xảy ra rồi. Nghe lời tôi, cô về nhà đi.

Đồng Xuân khóc to thêm. Bình thường ba thương cô nhất, nhưng ba là người cẩn thận. Bất kỳ đồ vật gì của ông, ông cũng không muốn cho ai mượn. Một lần, vào năm cô học lớp 10, năn nỉ mãi, ba mới cho cô mựợn xe đi sinh nhật bạn. Cô đã bị công an bắt xe vì không đội mũ bảo hiểm, không bằng lái. Ba đi làm về, nghe cô nói, ông la hét um sùm, Xuân sợ chết khiếp.

Sau lần đó, cô thề “'không thèm” đi xe của ba nữa. Bây giờ mất chiếc xe hai mươi tám triệu ... Giận dữ, ba dám đập cô chết lắm. Thà chết ngoài đường còn có người “đền mạng” cho Xuân, để Xuân trá nợ được ba cô, chứ ba đánh cô chết, ba sẽ mang tiếng “cha đánh chết con”, cả vô tù nữa ... Không được.

Gã đàn ông sốt ruột:

– Cô bé! Mưa rồi nè. Cô bé về đâu, tôi cho quá giang?

Đồng Xuân lắc đầu:

– Tôi không đám về. Anh đi đi. Mặc kệ tôi!

Gã kiên nhẫn:

– Tôi đưa em về, giúp em giải thích để ba mẹ em hiểu. Coi như “của đi thay người”. Tiền của là vật phù du, mất rồi làm lại được. Chẳng cha mẹ nào tiếc của hơn ... tiếc con.

Vài hạt mưa lác đác rơi xuống mặt Xuân, cô rùng mình vì lạnh.

Đồng Xuân khoa tay:

– Anh nói ngon lành thế, anh có dám cho tôi mượn xe của anh không? Cùng loại xe, cùng màu, tạm thời qua mặt ba mẹ. Anh chịu không?

Hắn trợn mắt:

– Đầu óc cô có vấn đề à. Hay là cô dùng thủ đoạn để lừa tôi? Hổng dễ đâu cô nương!

Đồng Xuân hét lên:

– Chết tiệt! Anh tưởng tôi là phường lừa đảo, cướp cạn à? Nghe anh nói “xe là vật ngoài thân” nên tôi nghĩ ra kế sách ấy. Hóa ra, anh cũng sợ mất xe. Không chừng rơi vào hoàn cảnh của tôi, anh còn khóc to hơn tôi nữa đó. Anh biến cho tôi nhờ. Cóc cần anh thương hại!

Bị mắng vô cớ, hắn cáu kỉnh:

– Vậy thì ... mặc xác cô! Người gì giống thần kinh chập quá.

Hắn đề ga. Chiếc xe chồm lên. Đồng Xuân chợt cuống quít. Đường vắng tanh dù còn rất sớm. Mưa đang rơi từng hạt. .... Đồng Xuân vội nhào theo, kéo chiếc xe. Hắn đang tức, hệt con ngựa bị quất một roi trí mạng. Hắn không thèm nhìn Xuân, chiếc xe kéo lê Xuân trên đường.

Xuân hét lên vì đau đớn.

Hắn kinh hoàng nhìn qua kiếng chiếu hậu.

– Trời ơi! Con nhỏ này điên thật rồi!

Hắn thắng gấp. Chiếc xe khựng lại, hắn chạy về phía Đồng Xuân. Cô gái ngất lịm. Bối rối, hắn lấy điện thoại gọi cho 115. Ách giữa đàng bỗng mang vô cổ. Công việc ở công ty đang chờ hắn với những báo cáo khẩn, nhưng hắn không thể để cô gái này nằm viện một mình.

Hắn nhấp nhổm đứng ngồi không yên. Không biết cô bé có gì không nữa?

– Anh là người nhà của bệnh nhân à?

Hắn máy móc:

– Dạ.

Cô y tá nhẹ giọng:

– Anh theo tôi đi gặp bác sĩ!

– Bác sĩ Triều hỏi hắn:

– Anh là người nhà hay là người gây tai nạn cho cô gái?

Hắn bối rối:

– Cả hai.

Cô y tá nghe hắn trả lời cô tròn mắt nhìn.

Bác sĩ Triều bình thản nói, y như lúc đó bác sĩ đang chứng kiến vậy:

– Hai người gây nhau, anh bỏ đi và cô ấy nắm xe kéo lại, đúng không?

– Sao bác sĩ biết? Cổ tỉnh và kể lại cho bác sĩ nghe phải không ạ?

– Cô ấy chưa tỉnh. Tôi gặp nhiều bệnh nhân, mỗi người nhập viện với mỗi bệnh án khác nhau, và tôi tự phỏng đoán để suy luận sự việc.

Hắn thở ra:

– Cô ấy thế nào rồi, bác sĩ, tại sao còn chưa tỉnh? Cổ bị chấn thương sợ não à?

Bác sĩ Triều chậm rãi:

– Không! Tôi chích thuốc an thần cho cổ. Nãy giờ, cô nói sảng toàn là “chiếc xe của tôi, anh cho tôi mượn ... Đồ xạo ke ... Ba, đừng đánh con ...” đành phải để cô ấy ngủ. Anh khai tên bệnh nhân giùm.

Hắn lúng túng:

– Tôi ... Bác sĩ, chờ tôi một chút!

Bác sĩ Triều nhẹ giọng:

– Anh không biết tên cô ta? Như vậy, hai người đâu quen nhaụ.Anh tông nhằm cổ, sợ trách nhiệm, tính bỏ trốn à?

Hắn nuốt nước bọt đánh ực:

– Bác sĩ lầm rồi. Tôi không phải hạng người ấy. Nếu sợ liên lụy, tôi đã mặc kệ cô ta. Quả thật, tôi không biết cô ta là ai.

Hắn đành kể lại câu chuyện. Bác sĩ Triều nghe xong gật gù:

– Chuyện anh kể, tôi tin được. Căn cứ vào giấy tờ cổ để trong túi quần. Thẻ học sinh mang tên:

Lưu Trần Đồng Xuân, lớp l2Al. Trường PTTH Nguyễn Huệ, thị xã Long Khánh ...

Hắn kêu lên:

– Vậy cảm phiền bác sĩ cứ ghi tên như thế. Tôi đang có việc gấp, tôi phải về công ty. Tối, tôi quay lại. Tôi gởi bác sĩ chút tiền để lo thuốc cho cô ta, khi tôi và gia đình cổ không đến kịp.

Bác sĩ Triều gật đầu, cười:

– Bao nhiêu đây, ngài giám đốc?

– Dạ, ba triệu, đủ không?

– Hy vọng không tốn kém nhiều thế này.

– Vậy tôi xin phép.

Hắn ra đến cửa, bác sĩ Triều kêu nhỏ:

– Khoan đã, anh bạn!

Hắn quay lại:

– Còn gì nữa, bác sĩ?

– Xin anh để lại “danh tánh”, không thôi cô ta tỉnh lại, hỏi tôi, tôi không biết trả lời.

Hắn hơi lưỡng lự:

– Tôi tên Việt Vinh. Điện thoại số 090 ...

Bác sĩ Triều gật đầu:

– Cám ơn. Bây giờ anh đi được rồi.

Việt Vinh đi luôn. Còn mười phút, anh có bay họa may mới kịp đến công ty.

Dù sao cũng phải tới, trễ còn hơn không. Ba anh sẽ nổi giận?

Việt Vinh ra xe, anh vừa chạy xe vừa gọi điện thoại cho người trợ lý. Mưa mù mịt. Vinh chẳng kịp mặc áo mưa. Tất cả cũng tại ... Chậc! Con gái con đứa người ta dịu dàng, thùy mị, tên gọi chẳng hoa Hồng, Nhung, Cúc thì cũng cỡ Trang, Thủy, Trúc, Quỳnh ... Có ai tên con gái là Đồng Xuân bao giờ? Y chang tên chợ Đồng Xuân ngoài Hà Nội? Hèn gì tánh khí lô ba lô bô hệt ... chợ thật?

ĐồngXuân tỉnh lại vào lúc năm giờ chiều. Cô mở mắt, định vươn vai như mọi ngày, cô chợt phát hiện mùi cồn nồng nặc trong phòng và cô đang nằm trong một phòng có quá nhiều giường. Bệnh viện?

Đồng Xuân nhăn nhó. Tại sao cô lại nằm ở đây nhỉ? Cô tỉnh rồi hả?

Cô y tá đang lúi húi tháo sợi dây truyền dịch khỏi tay Xuân, thấy cô cục cựa, liền hỏi.

Đồng Xuân cắn môi:

– Chị ơi! Đây phải bệnh viện không chị?

Cô y tá mỉm cười:

– Cô không nhìn thấy bộ trang phục trên người tôi sao, còn hỏi?

– Tại ...em không biết vì sao em vô đây?

Cô y tá vẻ cảm thông:

– Tôi hiểu. Cô được đưa tới trong tình trạng bất tỉnh, tay và vai, lưng cô có vết trầy, đầu bị sưng.

Đồng Xuân cuống lên:

– Thế ... em có bị chấn thương sọ não không chị?

– Không đâu! Bằng chứng là cô đang rất tỉnh đó. Cô thấy đau ở chỗ nào nhiều nhất?

Đồng Xuân suy nghĩ:

– Hình như là vai chị ạ, đau nhức lắm.

Cô y tá gật đầu:

– Tại cô bị kéo ngửa theo xe. May mà cô mạng lớn. Bây giờ có thấy đói bụng không?

Đồng Xuân gật đầu:

– Dạ, đói lắm. Nhưng chị ơi! Ai đưa em vô đây thế? Ba mẹ em biết chưa ạ?

– Một anh chàng đẹp trai. Chúng tôi không có địa chỉ của cô, nên không biết báo tin cho ai.

Đồng Xuân muốn hỏi nữa, nhưng cô y tá phải qua giường bên cạnh đo huyết áp, Đồng Xuân đành phải im lặng.

Cô nhớ lại tình cảnh của cô, chiếc xe Attila bị lừa ngay trước mắt ...Đọc báo, coi tivi mỗi ngày, rốt cuộc mình trở thành nạn nhân trong lúc mình vô tình nhất.

Sự vô tình tiếp tay cho bọn cướp cạn.

Thêm mười lăm phút trôi qua, cô y tá quay lại, trên tay cô là một cà mèn đồ ăn. Cô y tá nhẹ giọng:

– Bác sĩ biểu tôi mua phở cho cô ăn. Để tôi giúp cô ngồi dậy!

Đồng Xuân cười gượng:

– Phiền bác sĩ quá!

Cô y tá cười hiền:

– Tôi không phải bác sĩ. Tôi là điều dưỡng viên gọi là y tá cụng được. Cô ăn ngay cho nóng.

Đồng Xuân không khách sáo. Cô ăn thật nhanh ve quá đói. Bình thường, cô thích ăn phở gà nhất. Người ta ăn bún bò, chứ dân Hà Nội sành điệu, chẳng mấy ai ăn phở bò bao giờ. Sống ở Sài Gòn, phở cũng phải thay đổi gia vị chút chút.

Hình như Xuân từng ăn phở 24, phở 2000 ... nhưng chả ngón được thế này. Hóa ra ở bệnh viện, người ta nấu ăn quá tuyệt ấy chứ. Bữa nào Xuân nhất định rủ Trúc Quỳnh tới ăn. Bệnh viện, chắc chắn giá cũng mềm hơn “nhà hàng”.

– Phở ngon không, cô Đồng Xuân? Tôi dẹp tô nhé? - Cô y tá cười tươi.

Đồng Xuân kinh ngạc:

– Sao chị biết tên em?

– À! Đơn giản vì cô có thẻ học sinh trong người. Bây giờ, cô Xuân nói địa chỉ gia đình, để bệnh viện báo cho người thân của cô biết.

Đồng Xuân thở dài:

– Không báo được không chị?

Cô y tá ngạc nhiên:

– Không cho gia đình biết tin? Mọi người sẽ hoảng hốt tìm kiếm, em hiểu chứ.

– Dạ, em hiểu. Nhưng ... ba em biết em mất xe, ba còn giận dữ hơn.

Vừa lúc bác sĩ Triều bước vào:

– Khỏe nhiều chưa, cô Xuân?

Đồng Xuân cắn môi.

– Dạ, đỡ rồi ạ.

Bác sĩ Triều nói với cô y tá:

– Em hỏi địa chỉ, rồi liên lạc báo tin cho gia đình cô ấy nhé, Vân!

Y tá Vân từ tốn:

– Bác sĩ ơi! Cô ấy nói sợ ba mẹ mắng nên không muốn báo tin.

Bác sĩ Triều trầm tính:

– Không được. Bệnh nhân phải có gia đình tới nhận mới ... cho xuất viện.

Đồng Xuân buột miệng.:

– Bác sĩ à! Vậy những bệnh nhân không có gia đình thì sao? Chẳng lẽ bác sĩ không cứu? Cứ coi như tôi hổng có cha mẹ, được không?

Bác sĩ Triều nhìn Xuân:

– Tại sao?

Đồng Xuân cắn môi:

– Vì tôi sợ ba tôi đánh.

Bác sĩ Triều suýt bật cười. Một cô học sinh trung học, đâu phải dân quậy, sao lại sợ ba đánh nhỉ?

Đồng Xuân cong môi:

– Này! Bác sĩ cấm được nghĩ bậy về tôi đó. Ba mẹ cưng tôi thiệt, nhưng họ còn cưng chiếc xe hơn. Giá như tôi bị què chân, lủng đầu nặng một chút, chắc ba mẹ tôi sẽ bỏ qua vụ mất xe. Đằng này, tôi chỉ bị sơ sơ, vẫn ăn khỏe, ngủ khỏe, ba tôi nhất định “xót của” hơn “xót con”.

Bác sĩ Triều hỏi:

– Cô mất xe thật?

Đồng Xuân ỉu xìu:

– Thật trăm phần trăm. Chiếc Attila, ba tôi mới mua cho tôi chưa được hai tháng. Vậy mà tên du côn ấy đã lừa tôi. Hắn thật nhẫn tâm mà. Thật hắn xin tôi vài ... triệu, chứ xe không giấy tờ, hắn cướp của tôi, đem bán cũng được bao nhiêu đâu. Đúng là loại vô lương tâm mà.

Đồng Xuân bật khóc.

Cô y tá chớp mắt:

– Bác sĩ! Chẳng phải anh chàng đưa cô ấy đến đây cũng đi Attila à?

Đồng Xuân ngưng tiếng híc híc, cô hỏi:

– Chị bảo gã đàn ông mặc áo sơ mi màu rêu đá, đưa em đến đây hả?

– Ừ. Anh ta tỏ ra rất lo lắng cho cô. Hắn lừa cô lấy xe sao không chạy?

Đồng Xuân lắc đầu:

– Mới đầu, em cũng nghĩ anh ta là đồng bọn của tên kia. Nhưng lúc em nắm xe anh ta, em kéo lại thì biển số xe của anh ta là 61H ... Còn xe của em bằng số R ... Anh ta không phải người lừa em.

Bác sĩ Triều chậm rãi:

– Anh ta không nói dối. Và cô nợ anh ta rồi đó. Bây giờ phải điện về nhà thôi.

Y tá Vân nhìn Xuân khẽ gật đầu:

– Trước sau gì em cũng phải nói thật. Coi như đây là cơ hội tốt nhất để ba mẹ “hạ hỏa”'. Bệnh nhân rồi, không chết là may, cha mẹ nào lại muốn “'của còn, con mất” chứ.

Đồng Xuân đành phải nói số điện thoại, để cô y tá Vân báo cho ba mẹ Xuân.

Không đầy nửa tiếng ba mẹ và em trai út của Xuân đã có mặt ở phòng bệnh.

Bà Mai mếu máo:

– Sao vậy con? Ai đã tông vô con vậy?

Út Minh cũng hỏi:

– Chị đau nhiều không, chị Tư?

Đồng Xuân gượng cười:

– Con không sao. Mẹ đừng khóc nhé. Con không sao thật đó.

Ông Nghĩa nhẹ giọng:

– Coi bà đó. Con đã nói không sao, bà còn khóc lóc, mệt bà ghê.

Đồng Xuần cắn môi:

– Ba! Con xin lỗi ...

– Chậc! Chuyện xui rủi, khó ai nói trước được. Con có lỗi gì đâu.

Ông lại hỏi:

– Con vào viện, còn xe thì sao? Công an họ giữ để giải quyết hả con?

Đồng Xuân ấp úng:

– Con ... con ...

Ông Nghĩa gắt nhẹ:

– Hay là do con tông vô người ta hả?

Đồng Xuân sợ đến cứng người. Cô òa khóc.

– Con ... Xe của con mất rồi.

Ông Nghĩa trợn mắt:

– Cái gì? Xe bị mất? Tại sao hả?

Đồng Xuân nức nở:

– Xe con bị chết máy đột ngột, con sửa hoài không được. Tự nhiên “người ta” đến, bảo con đưa họ sửa giúp. Con nghĩ họ là người tốt, ai ngờ ... nó chạy luôn.

Ông Nghĩa rít lên:

– Trời đất! Ăn cái giống gì mà ngu dữ vậy Đồng Xuân? Trời ơi! Cái xe gần ba chục triệu chứ ít ỏi gì. Các người có phải cực khổ làm lụng đâu mà xót đồng tiền. Con gì chỉ giỏi báo hại.

Bà Mai nhẹ giọng:

– Ông à, bình tĩnh đi ông! Dù gì con nó cũng lỡ rồi, ông mắng chửi nó ở đây, còn gì mặt mũi chứ.

– Bà còn bênh nó nữa. Tất cả cũng tại bà, mỗi việc dạy con cái cũng không nên thân. May là mất cái xe, chứ gặp bọn “mất dạy” nó mời ăn uống rồi cũng tin bạn, lúc đó tàn đời nữa kìa.

Bà Mai chép míệng:

– Vâng, là lỗi của tôi. Ông cần, tôi mua xe khác, tôi đền cho ông nhé. Con tôi còn, không trầy da tróc vảy gì là tôi mừng rối. Năm xui tháng hạn, coi như của đi thay người”.

Út Minh cũng xen vô:

– Ba ơi! Mẹ con nói không sai đâu ba. Chẳng phải hôm rồi, ba còn dặn con đi đứng cẩn thận, chứ tháng này “'hạn” của ba và chị Tư rất nặng. Bây giờ, chị con không sao là tốt rồi đó ba. Mất xe, sau này chị Tư đi xe đạp cũng không đám than van đâu ba.

Ông Nghĩa ấm ức:

– Thôi được rồi. Nhưng cũng phải nhớ được chút đặc điểm gì của bọn lừa đảo ấy, để báo công an chứ.

Đồng Xuân lí nhí:

– Lúc ấy con cũng đâu nghi ngờ hắn ta. Dù sao, bây giờ để con bất ngờ gặp hắn, con vẫn nhớ được ba ạ.

Ông Nghĩa lầm bầm:

– Con gái con đứa, thấy mấy thằng đàn ông nói ngon nói ngọt là tin liền. Ngu hết sức!

Bà Mai bất bình:

– Nói như ông ... cuộc sống được mấy người đàn bà có khả năng sữa được xe chứ . Gặp lúc xe hỏng, trời sắp mưa, có người bảo sửa giùm, ai không tin. Đồng Xuân! Cọn mặc kệ ba con nói gì nói đi nhé!

Ông Nghĩa bực tức bỏ ra ngoài. Bà Mai hỏi Xuân:

– Con ăn gì, mẹ mua cho con. Nhận tin báo, mẹ rụng rời chân tay, cứ hình dung con bị băng kín, mẹ đã muốn xỉu.

Đồng Xuân lắc đầu:

– Hồi nãy, chị y tá, cho con ăn rồi, mẹ ạ.

– Ối! Cơm bệnh viện, chị Tư cũng ăn nổi à? Mọi ngày chẳng phải chị kén ăn lắm sao?

Đồng Xuần hơi cười:

– Thì “ngộ biến phải tùng quyền”. Với lại, chi ấy mua phở cho chi ăn.

Út Minh cười toe:

– Có thế chứ.

Đồng Xuân bảo mẹ:

– Mẹ! Xin bác sĩ cho con về nhà nhé.

Bà Mai lắc đầu:

– Thôi, đừng cô về lúc này. Con cứ nằm vài ngày cho khỏe, chờ ba con bớt giận hẳng Đồng Xuân thở dài:

– Nhưng nằm ở đây chán lắm mẹ ơi.

Bà Mai chậm rãi:

– Bệnh viện chứ đâu phải Nhà Văn hóa. Đề ngày mai thằng Út đem cho con ít cuốn sách đọc giết thời gian. Con hiểu tính ba con rồi đó, chẳng thà con bị ....

gãy tay, gãy chân, ổng sẽ xớt con mà bỏ qua chuyện cái xe. Đằng này con bình thường, khỏe mạnh ... Về nhà con không yên với ổng đâu. Nhức đầu lắm! Mẹ xin lỗi, dù câu nói có phần tàn nhẫn, khổ một điều, nó rất thực với tính cách ba con. Thôi, cứ yên tâm nằm thêm ít bữa.

Đồng Xuân im lặng. Mẹ cô không hề sai. Chính cô còn tiếc đứt ruột chiếc Attila của cô huống chi là ba.

Vừa lúc ấy, Trúc Quỳnh đẩy cửa vào. Quỳnh chạy tới bên giường Xuân, miệng tía lia:

– Trời ơi! Mày đi đứngkiểu gì, để đến nỗi phải nhập viện vậy Xuân? Chân tay, đầu óc có vấn đề gì không?

Đồng Xuân nhăn nhó:

– Coi mày kìa! Bộ mày khoái tao trở thành thương phế binh lắm hả?

Trúc Quỳnh thở ra:

– Tao đâu đến mức độc ác nhẫn tâm như thế. Tao nghe điện thoại báo mày bị tai nạn xe, mà thời buổi này, đã bị tai nạn thì mấy ai tránh được thương tích. Coi như mày phước lớn, mạng lớn.

Đồng Xuân thở hắt:

– Tao lại thầy giá như đầu óc chân tay tao có vấn đề, chắc tao ... dễ chịu hơn.

Trúc Quỳnh trợn mắt:

– Ôi trời? Mày đúng là điên. Bị tai nạn không sứt mẻ gì đã phước ba đời bảy kiếp. Ai gặp trường hợp như mày, ra viện về nhà giết gà ăn mừng, chẳng ai mong “quê cụt' như màycả. Chẳng lẽ đầu của mây ...

Đồng Xuân thở dài thườn thượt:

– Đầu óc tao vẫn bình thường. Tao đâu phải không biết, tao đã rất may mắn.

Khổ nỗi tính ba tao, mày còn lạ gì. Ba tao xót của hơn xót người.

Trúc Quỳnh như hiểu được vần đề:

– Nghĩa là chiếc xe của mày bị tông tan nát hả?

Đồng Xuân thểu não:

– Được vậy cũng đỡ khổ, bất qua bỏ vài triệu sửa lại là xong.

Trúc Quỳnh gắt lên:

– Mày khiến tao sốt ruột quá. Thế cái xe làm sao?

Đồng Xuân chưa kịp nói, thằng Minh đã vọt miệng:

– Chiếc Attila, nữ hoàng màu trắng của chị Tư bốc khói luôn rồi.

Trúc Quỳnh lắp bắp:

– Cháy ... rụi hết chiếc xe lận hả? Sao người mày không hề hấn gì? Chẳng lẽ số mày chưa tới?

Đồng Xuân xụ xị:

– Màynói gì nghe ghê quá hà. Không phải xe bị cháy. Tao bị lừa thôi.

– Đồng Xuân kể lại chuyện rủi ro của mình.

Nghe xong, Quỳnh gật gù:

– Thì ra vậy! Mẹ nó, bây giờ gặp lại thằng đó, mày nhận được không?

Đồng Xuân thở dài:

– Nhận được thì xe cũng bị bán rồi. Chờ loại lưu manh đó “đền”, tao thấy phiêu lưu quá. Bây giờ tao chỉ mong ba tao chấp nhận câu “'của đi thay người”.

Trúc Quỳnh từ tốn:

– Tao nghĩ, chuyện không may đã xảy ra rồi. Bất quá, cứ để ba mày la ít bữa cho đỡ tức. Tự nhiên mất chiếc xe, ai không tức.

– Khổ nỗi, ba tao chẳng bao giờ đánh tao. Bây giờ, ba đập tao vài chục roi, có lẽ tao thấy nhẹ nhõm hơn, mỗi ngày mỗi gặm nhấm từng lời mằng của ba.

– Là do con nói đó nghe. Cứ về nhà, rồi coi ba có dám đánh con không cho biết.

Ông Nghĩa đột nhiên xuất hiện ở cửa và lên tiếng.

Trúc Quỳnh cười gượng:

.

– Cháu chào bác! Bác ơi! Cháu thấy việc này, mình từ từ tính nghen bác.

Đồng Xuân nó đang rối rắm đầu óc lắm. Bác tha cho nó bác nhé!

Ông Nghĩa đay nghiến:

– Cũng tại cái tật “thấy con trai là tít mắt vào”. Đã căng dặn con cả trăm lần, rằng ra đường đừng tin vào bất cứ ai, kẻo hối hận không kịp. Xã hội càng văn minh, tội ác càng bị giấu kĩ trong sự ngọt ngào, vậy mà có chịu nghe lời đâu.

Bà Mai nhẹ lời:

– Thôi mà, ông để cho con nó nghĩ. Bác sĩ đã dặn phải chờ chụp X quang lại.

Ông cứ la bé thế, nó sợ rồi phát điên thì sao. Lúc ấy, còn gấp mười lần cái Attila, mà không chắc con được bình thường đấy.

Ông Nghĩa nghe vợ hăm dọa, ông cũng lo lắng. Tiếc của thì nói chứ ai nào muốn con cái đau đớn bao giờ ...

Đồng Xuân thở dài . Vụ chiếc xe, Xuân bị ba càm ràm hết hai tuần. Xuân phải đi học bằng xe buýt, không phải vì ba không còn khả năng mua xe mới cho Xuân mà do ba cô muốn phạt cô vài tháng cho biết “khôn với đời”. Ngoài ra, tính ba cô đã không sắm thì thôi, khi ba đã mua cái gì cho gia đình, con cái thì cái đó phải “đáng giá” ba mới chịu. “Tội vịt chưa qua, tội gà đã tới”. Tội gà này khó ngăn được cơn uất ức của ba cô. Ông không chấp nhận con gái học thua kém người ta. Đồng Xuân nhắm mắt, những giọt nước mắt tủi thân lăng dài trên má.