Mắc tiếng gàn mà tự nghĩ không có điều gì gàn, thì ông gàn cho là đời nói càn, không để ý đến. Nhưng sau thấy vợ rầy-rựt, vì ông chồng gàn mà bà vợ bị giễu là "bà gàn", nên muốn tìm người hỏi xem mình gàn về nỗi gì. Một hôm dạo sơn-thủy, gặp một ông cụ Ở trên một ngọn núi cao, bèn đem câu chuyện ra hỏi.

ông cụ hỏi: "Thế anh có hay nói chuyện đạo- đức không?"

ông gàn đáp: Thưa cụ, có.

- Thế là một tội gàn rồi! vì người ta đều nói chuyện lợi danh, sao anh lại nói chuyên đạo- đức.

ông cụ lại hỏi: "Thế anh còn tròn không?"

- Thưa cụ, không, cháu tất phải bánh chưng ra góc mới được.

- Thế là hai tội gàn rồi! Sao người ta tròn như cây gỗ, lăn đâu cũng được, mà anh lại bánh chưng ra góc cho chướng đời.

ông cụ lại hỏi: "Thế anh có hay ngâm thơ không?".

- Thưa cụ, có.

- Thế là ba tội gàn rồi! đời bây giờ người ta tranh nhau vì miếng ăn, giết nhau vì đồng tiền, nghĩ nát óc vì cách cướp ăn, vét tiền mà anh ngồi ngâm thơ thì sao hợp thời được. Cái gàn của anh ở đây chứ ở đâu. Anh phải biết: phàm trái với đời là gàn, dẫu mình phải mười mươi cũng mặc. Nhưng thôi! sẵn tiền đây, anh có bán cái gàn ấy, lão mua.

- Thưa cụ, nếu thế là gàn, thì cái gàn ấy bao nhiêu tiền cháu cũng không bán. Muốn tạ cụ có lòng chỉ giáo, cháu lại xin ôm cái gàn này về nhà.

Thực là:

Gàn cũng năm bảy đường gàn,

Bàn tay bưng miệng thế-gian được nào

Đời này còn muốn thanh-cao,

Khen chê thôi có để vào chi tai.

Thời-hài (Nhà in Ngô Tử-Hạ, Hà-Nội)

Hết