Người cùng tàu vượt biển với ông Trạm qua trước đây cho biết: ông Trạm và ông Du là người đồng hương; ông Trạm lấy bà Liên là bạn của vợ Ông Du hiện giờ. Ngày trước ở Việt Nam, Liên và Yến đã từng là những cô gái bán bar sành sỏi thời quân đội Mỹ còn đóng ở miền Nam Việt Nam. Tình trạng ông Du không khác gì ông Trạm: ông Du đi vượt biển qua Mỹ gặp bà Yến. Bà Yến đã từng có ba bốn mặt con đủ loại màu da thời trước năm 75, nhưng gặp được ông Du thì bà lo chí thú làm ăn lương thiện. Bà nghĩ là mình lấy được ông Du là phước đức mấy đời để lại, nên bà lấy làm hãnh diện và sửa soạn chưng diện thêm ra cho bõ ghét những tháng ngày cơ cực nằm đường nằm chợ để nuôi những đứa con không cha kể từ ngày miền Nam bị mất vào tay cộng sản.
Ông Trạm khi còn chân ướt chân ráo lúc mới tới Mỹ thường hay than thân trách phận, số phận sao mà hẩm hiu đi sớm về khuya một mình, là nhớ vợ nhớ con không chịu nổi. Hễ mỗi lần đám đàn ông thanh niên tổ chức họp mặt uống với nhau vài ba lon bia hay chút rượu để giải nỗi sầu "sao anh đành bỏ quê hương " là mỗi lần ông Trạm khóc lóc thảm thiết kể cho người đồng thuyền nghe nỗi ai oán nhớ vợ nhớ con đó. Vừa là người đồng hương vừa đồng cảnh ngộ, ông Du bèn bàn với vợ là giới thiệu bà Liên cho ông Trạm.
Vào một chiều thứ sáu, vợ chồng ông Du chở ông Trạm tới nơi bà Liên ở. Bà Liên ở với đứa con gái lai Mỹ chưa lấy chồng trong một apartment gần vùng chợ VN ở Seattlẹ Như đã được nói chuyện với nhau trước, bà Liên niềm nở đón tiếp ông Trạm và vợ chồng ông Dụ Liên lo chu đáo một tiệc nhỏ có cả bia và rượu. Ông Trạm vui như ngày hội hè, nói chuyện oang oang; Liên kín đáo khôn ngoan mời mọc và liếc mắt đưa tình làm ông Trạm như con thuyền nhỏ bơi lội trong dòng mắt bà Liên. Ông Trạm vạm vỡ, da trắng trẻo hồng hào, nói chuyện rất có duyên. Có lẽ Liên đã bắt đèn khi Trạm đắm đuối nhìn Liên, Liên thì quá sành điệu vì đã từng sống trong cảnh đời mời mọc và dan díu ái ân với nhiều lính Mỹ. Vợ Ông Trạm quê mùa sao điệu bằng bà Liên được, càng nhìn càng nghĩ, ông Trạm càng bị bà Liên dụ vào cơn lốc ái tình và nỗi đam mê thể xác mà sau hai năm trời chưa có màn ái ân chăn gối với vợ. Đôi lần cụng ly với bà Liên, ông Trạm uống nhiều hơn để vơi đi những cơn khát, khát vì ngọn lửa lòng đã bốc cháy thật sự và khát vì nỗi thèm muốn dâng lên không thể kiềm chế được do miếng mồi thơm ngon đang lơ lững trong tầm tay với! Đêm hôm đó, ông Trạm say mèm, cặp vợ chồng ông Du lái xe về và để ông Trạm ở lại cho bà Liên săn sóc...
Một tuần sau, bà Liên khăn gói xuống Tacoma ở chung với ông Trạm, và kể từ đó ông Trạm không còn than vắn thở dài nữa...
Người cùng quê kêu ông Trạm là ông Ba Trạm vì biết ông thứ ba tên Trạm. Ông có hai vợ. Vợ nhỏ ở đây là bà Liên bây giờ đã có hai con với ông, sống không có hôn thú để ăn trợ cấp. Vợ lớn cũng có hai con, vừa mới được bảo lãnh quạ Ông ở một ngày với bà nhỏ, một ngày với bà lớn. Bà Thu mới qua nhà cửa làm gì có nên ở với mẹ chồng, mà bà mẹ chồng lại thích nàng dâu nhỏ vì nàng này biết lái xe đưa bà đi chùa, đi chợ, đi họp đánh tứ sắc. Cứ mỗi lần ông ở bên bà lớn, bà nhỏ lò mò qua đeo ông như đỉa, bà lớn đâu có dám nói vì nhà cửa gì của mình. Bà lớn thật thà nhưng nghèo, tiếng Mỹ không biết, lái xe không biết. Bà nhỏ ma lanh qua nhiều cuộc đổi đời, bả đen, bẩn, cái hàm răng không đánh còn bợn thức ăn, thấy ghê mà mê nỗi gì. Chỉ khi nào bà chưng diện lên đèn thì coi bà mới được thôi. Bà nội thương cháu không đều, thương đám con của bà sau này. Đáng lẽ phải thương thằng Lữ , thằng Lân chứ, tụi nó thiệt thòi thiếu tình cha, tình bà cả mười mấy năm naỵ Tham phú phụ bần! Bà lớn nói biết thế này tôi qua đây làm gì, bên đó, tôi còn có mẹ, mẹ con có nhau đã mấy chục năm. Người bạn cùng xóm đã qua Mỹ trước, khuyên:
-Nói thế là tôi không chịu, vì tương lai của con chị, tụi nó phải qua đây để ăn học, ở bển làm sao học hành. Rồi chị cũng sẽ kiếm một việc gì đó mà làm, cực nhọc nhưng mà có tiền.
Bà Thu hiền lành kể:
-Bên đó ngồi bán hàng xén cả ngày, bữa nào khá lắm thì được 15 ngàn, mới dám ăn tô bún 5 ngàn có thịt. Gần hai chục năm, ổng không có gửi tiền. Tôi phải mượn vàng lo giấy tờ, cũng tính là qua đây rồi sẽ đi làm trả nợ.
-Ổng ăn ở thất đức vậy, con của ổng mà ổng bỏ, không ngó ngàn. Thôi cũng còn may là ổng đã bảo lãnh đưa mẹ con chị qua đây được là mừng.
Ba Trạm, người đàn ông hai vợ đó, cũng chẳng ai biết chả bị bệnh hoạn gì, nhưng lại ăn tiền bệnh, từ ngày qua Mỹ tới giờ. Không đi làm mà vẫn sống nhàn hạ phây phây. Có người hiểu rõ:
-Bà già của chả có tiền. Hồi Mỹ đổ bộ, một cây nước đá bán cho tụi Mỹ là một đô một cây mà mỗi ngày bán ra tới một ngàn rưỡi cây thì thử hỏi tiền vô biết mấy! Chả chờ bà già chết để hưởng tiền.
-Cho là có tiền... nhưng mang đi bằng cách nào?
-Chủ tàu! Thì có bao nhiêu vàng mang đi hết bấy nhiêu. À, nói tới chủ tàu mới nhớ, còn vàng người ta đi theo họ đóng nữa chi! Dễ gì đi chùa, mỗi người ít lắm cũng là vài cây! Rồi hai mươi năm ở Mỹ ăn trợ cấp, ở nhà housing, dư một mớ nữa, sướng như tiên!
-Nói vòng vo thì rồi cũng tại mình không có tiền nên mình mới chua chát với những người có tiền.
-Nhưng họ có tiền mà họ còn tham lam ăn xài tiền mồ hôi nước mắt của mình đóng thuế, thế thì xã hội bất công!
-A! Mà nhà có tàu, có ghe, sao chả lại không đưa vợ con chả đi được?
-Ai biết đâu! Nghe nói ông cha bà mẹ của ổng qua trước, là chủ ghẹ Ổng bị kẹt sao đó, cũng phải đi ké ghe của người khác, cũng trần ai!.
Không bao lâu sau khi bà lớn sang, thì nghe ông ly dị vợ.
-Hả, cái gì, ly dị gì?
-Thì ly dị là ly dị, chứ còn ly dị gì! Bà Liên bắt làm giấy bỏ ngay, ai cũng biết trước là 90% bà lớn mất chồng, tại hai mươi năm cách biệt, biết bao nhiêu đổi thaỵ Bà vợ nhỏ bắt 2 con bỏ trong xe rồi lái 100 miles một giờ cho 3 mẹ con cùng chết, làm ông Trạm và bà Thu phải năn nỉ, rồi sau đó thì làm giấy ly dị liền. Con mẹ đó ghê lắm, mẻ làm bà Thu điêu đứng.
Bà vợ lớn nói:
-Nó là người đến sau mà nó ghen ngược với mình! Mình làm lớn mà mình không ghen thì thôi chớ. Thấy nó đòi chết, mà ông Trạm đau khổ... thôi nó đòi gì tôi cũng chịu, số phần của mình như vậy, thì mình phải chịu thôi. Ổng cũng nợ nó, nên bây giờ, ổng phải gặp một người như nó.
Ông Ba Trạm làm giấy ly dị vợ cả nhưng rồi ông không làm giấy hôn thú với bà vợ hai vì bà này đang kẹt ăn tiền con nhỏ, mà lúc này ông lại vừa xin một cái giốp đóng thùng, đóng hàng. Ông có in - côm thì ai cho vợ Ông ăn oeo - phẹ Bà vợ hai cũng không muốn bỏ cái nguồn lợi mỗi tháng đến đều đặn khỏe re như vậy. Bà cũng có nhà housing, nhưng bà cho người khác mướn lại, rồi mẹ con về ở với ông Ba Trạm. Có lần bà than với người quen là ông keo kiệt, sẵn ông đi Seattle, gửi ông mua một con cá, về nhà ông cũng đòi tiền. Nhưng không ai tin lời bà. Làm gì có người đàn ông nào mà bần đến như vậy.
Tuy là đã làm giấy ly dị, nhưng thỉnh thoảng ông cũng lén bà nhỏ về thăm bà lớn, vì từ ngày mẹ con bà lớn qua được tới Mỹ, ông lại thấy... hai chục năm nay ông đã ăn ở thất đức quá... với mẹ con họ. Ông ăn tô bún bò bà nấu ngon quá, ông khen miết. Bà lại hỏi, này, thứ bảy này đám cưới nhà chú Thừa, ông có đi không đấy, chú là người bà con, ông phải đi, mừng tiền cho con chú. Rồi bà lại phải dúi cho ông một trăm để ông mừng đám cưới!
Mọi việc êm thắm được vài năm. Đã có một dạo hai bà vợ còn làm chui lấy tiền mặt ở cùng một nhà hàng Việt nữa chứ. Còn chị chị, em em. Có bữa người ta còn nghe bà nhỏ nói với bà lớn, trời mưa dữ quá, chị đứng đây chờ tui một chút, tui đi lấy xe chở chị về!
Đùng một cái, lòi ra cô vợ thứ bạ Bây giờ, ông đúng là Ba Trạm, chứ hồi trước thì mới Hai Trạm thôi. Cô này người Miên. Ban đầu, ông tính chơi qua đường, rồi bỏ, nhưng rủi là cô dính bầu... nên lương tâm ông giằng co lâu hơn. Mẹ Ông thì cứ kêu, bộ hết người sao con lại đi lấy... mọi, vì thấy cô Miên mặc y phục dân tộc của cô, bà tưởng cô là người miền núi. Bây giờ cứ mỗi lần ông tính bỏ cô thì ông lại sợ cô thư ông. Ông sợ chết! Ông cứ để ý dòm xuống cái bụng của ông, xem nó có... phình ra không! Ông nghe người ta nói Miên nó thù ai là nó thư trong bụng mình cho mình chết. Ông mới nghe sau này thôi, chứ nghe sớm thì ông đã không dám rớ tới Miên, cho dù cô có đẹp , có hấp dẫn cách mấy.
Cô này bám ông kỹ hơn. Cô giữ ông ở luôn với cộ Ngoài giờ làm, ông chẳng dám đi ngang về tắt như ngày xưa. Cô Miên này ghen dữ lắm, cô lại không biết tiếng Việt, nên khi ông nói chuyện với ai, cô cũng cho là ông đang nói về cộ Và ông lại càng không dám nói chuyện với bà nào, cô nào, vì biết rằng về nhà thế nào cũng sẽ có chuyện lớn. Có một bữa, bà lớn gặp ông ở trong chợ Việt Hoa, bà tính nói với ông về chuyện thằng con lớn muốn đi hỏi vợ, chưa nói gì, thì ông đã khoát tay, nói, "nó ngồi ngoài xe" -nó đây là con vợ Miên của ông -, rồi ông băng băng bỏ đi ra khỏi tiệm. Ông không biết tiếng Miên, cô vợ Miên không biết tiếng Việt, khi cãi lộn, hai người dùng tiếng Mỹ -broken English - và tay chân mà cãi. Chén bát mua sắm bao nhiêu thì đập bể bấy nhiêu. Gặp bạn bè, người quen, ông than ông buồn quá, sống không có lối thoát! Ông cứ phân bua mà chẳng ai thấy ông tội nghiệp cả. Họ nghe ông hoài, bắt chán.
Ở bao lâu mà ông vẫn không ăn được đồ ăn Miên. Mà cô vợ Miên lại chỉ nấu toàn đồ ăn Miên. "Hai mẹ con nó ăn đồ ăn Miên và nói tiếng Miên với nhau". Hai mẹ con nó là cô vợ Miên và đứa con gái nhỏ của ông, cái bào thai mà năm nào đã đưa ông vào thế bị kẹt. Thế là ông đói, đói dài dài, giờ ăn trưa, ông lén về nhà một trong hai bà kia để xin cơm Việt mà ăn!
Mới đầu khi bí mật bị lộ ra là ông dính với một con Miên, bà hai cũng ghen, tru tréo làm dữ, ông nổi sùng lên, bộ tính làm xấu chồng hả, ông đấm cho mấy cái vô mặt bà, làm mắt mũi bà bầm tím, sưng vù. Bà con cộng đồng đến thăm, ông cấm bà ra tiếp khách, nói với khách là bà đang đau, xin được nghỉ ngơi. Có mấy bà cũng giận lắm, giận dùm cho bà, định đến làm quân sư cho bà, nhưng có muốn bày cho mà chính bà không dám nhận, thì cũng đành thôi. Họ cố ý ngồi lỳ chờ xem bà có ra không. Nhưng bà vẫn trốn miết trong phòng, họ biết vậy, có đau ốm gì đâu.
Họ ra về hậm hực:
-Kêu cảnh sát cho họ đến còng tay chả đi, cho chả vô tù, ở Mỹ này đâu có thứ đàn ông đánh vợ như vậy!
Ngày nào họ chê bà nhỏ thuộc thành phần không ra gì không chơi, bây giờ thấy cũng là phe đàn bà yếu đuối với nhau mà bị bắt nạt nên họ xóa bỏ giai cấp, ra mặt bênh bà.
Bà hai than với bà cả:
-Thời buổi này làm gì còn có chuyện ngải bùa mà sợ nó thư.
Ngày trước bà Liên hùm hổ bao nhiêu thì giờ cũng bó tay thôi,
Rồi một ngày Ba Trạm lăn đùng bất tỉnh ở chỗ làm. Người ta làm hô hấp nhân tạo cho ông thật lâu mà tim ông chẳng chịu đập lại. Rồi nghe tiếng còi hụ inh ỏi mỗi lúc mỗi gần, rồi xe cấp cứu tới. Nhân viên cấp cứu cũng làm hô hấp cho ông mà không sao cứu ông được. Họ lắc đầu.
Ông ra đi một mình, không có bà vợ nào ở bên cạnh. Rõ ràng là lúc ông chết, ông fair với mấy bả hơn là lúc ông còn sống. Ông không thiên vị bà nào. Không yêu bà nào nhiều hơn, mà cũng không ghét bỏ bà nào nhiều hơn.
Ông là Ba Trạm nên ông có 3 vợ, chứ Bốn Trạm, Năm Trạm thì ông đã có 4 vợ, 5 vợ rồi! Ông nằm xuống nhẹ nhàng, khuôn mặt ông bình thản.