Chương 1

Tiếng xe ngựa lóc cóc vui tai ru dần mọi người trên xe vào giấc ngủ gà gật tạm bợ giữa buổi trưa hè oi ả, trên quãng đường dài.

Đang tựa đầu vào vai người yêu lim dim, Huyền Thư giật mình choàng tỉnh khi chú ngựa kéo xe thả nước kiệu bất thần co vó né một nàng cẩu từ đâu nhảy xổ ra giữa lộ.

Cô cau có thốt lên:

– Lại còn cực hình nào nữa đây? Qua hết mấy chặng đèo rồi bị xe ngựa dằn xóc ê ẩm người mà vẫn chưa tới nơi. Mới thiu thiu được một chút cũng bị phá rồi. Cái xứ sở gì mà tệ lậu quá không biết!

Sỹ Đông cố xoa dịu người yêu:

– Tại em mới lên đây lần đầu nên thấy thiếu tiện nghi, đến lúc quen rồi sẽ thích cảnh sống giản dị chưa bị đô thị hóa của vùng đất này cho coi.

Huyền Thư bĩu đôi môi tô son rất kỹ nên dù bị đường xa quãng quật thế nào vẫn chưa phai màu:

– Thôi, em không ham xu hướng "về nguồn'' đâu. Đừng tuyên truyền mất công.

Khả Thuận ngồi bên cạnh chợt xen vào:

– Kiểu ở nhà rông, lấy vợ miền sơn cước đang là mốt nha nhỏ.

Mày cứ chê bai hoài coi chừng mát mối đó.

Huyền Thư trừng mắt:

– Anh có giỏi thì chuyến này kiếm thử con nhỏ mọi nào dắt về rồi sẽ biết ba má xử anh ra sao.

Khả Thuận nhún vai:

– Đi kế chàng hoàng tử đẹp trai của mày thì tao giống tiểu đồng, còn nàng sơn nữ Phà Ca nào chịu để tao lọt vào mắt xanh nữa chứ.

Huyền Thư nghiến ràng:

– Đừng ''vẽ đưởng cho hươu chạy” nha! Tôi móc mắt hết hai người đó.

Khả Thuận quay sang nhìn Sỹ Đông, rụt vai:

– Tôi tội cho cậu quá, Sỹ Đông ơi. Kiếp trước cậu vụng đường tu sao mà kiếp này rước ngay con cọp cái vô nhà vậy?

Trong lúc Huyền Thư mím môi, nhéo ông anh trai thật mạnh xả cơn tức thì Sỹ Đông cười xòa, bênh vực người yêu:

– Huyền Thư chỉ dữ miệng chứ không dữ tính. Em hiểu tính cô ấy mà.

Khả Thuận nhún vai:

– Chắc nó hiền với mình cậu như voi sợ nai chứ trong gia đình tôi nó nổi tiếng là “Bà la sát” đó.

Huyền Thư ré lên:

– Đủ rồi nha! Anh bán đứng em ruột mình như vậy mà coi được hả?

Khả Thuận thản nhiên:

– Tao chỉ nói sự thật thôi. Ai có tai thì nghe.

Sỹ Đông phải tìm cách cắt đứt cuộc tranh cãi của hai anh em họ bằng cách chồm lên trước hỏi người đánh xe:

– Qua khúc quanh này là tới phải không chú? Lâu quá không về nên con quên đường rồi.

Ông ta gật đầu:

– Phải qua một đoạn cuối nữa mới vô trang trại được. Tôi chỉ đưa cô cậu tới đó rồi người của trại sẽ đón vào bằng thuyền.

Huyền Thư rùng mình:

– Lại phải qua một ải nữa sao? Vậy mà tôi tưởng đã thoát nợ rồi chứ.

Khả Thuận không bỏ lỡ dịp chọc tức em:

– “Thương nhau mấy núi cũng trèo.

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua".

Mới có bao nhiêu đây thì ăn nhằm gì.

Sỹ Đông không để ý đến cuộc đầu khẩu thường trực của anh em họ nữa vì còn bận hỏi người đánh xe:

– Vậy mình đi đường khác phải không chú? Con nhớ hồi nhỏ theo ba lên đây chơi thì đi một lèo vô trại chứ không đi đường này.

Người đàn ông gật đầu:

– Đúng rồi! Tại phía ngoài người ta làm công trưởng khai thác đá nên giờ phải đi vòng, xa hơn một đoạn.

Sỹ Đông bức xúc:

– Khai thác như vậy là phá hoại hết cảnh quan thiên nhiên rồi!

Người đánh xe giơ roi điều khiển ngựa cho chạy đúng đường, thốt lên:

Chuyện đó của cấp cao, người dân có biết gì mà lên tiếng. Bỏ đi cậu ơi. May mà vùng này còn được sơn trang Thạch Đình của gia đình cậụ nên còn có thử để khoe với thiên hạ.

Huyền Thư không ngăn được tò mò, kéo tay người yêu gặng hỏi:

– Sơn trang của nội anh có gì hay mà em chưa hề nghe anh kể vậy?

Sỹ Đông nhìn cô, cười nhẹ:

– Không phải anh giấu nhưng muốn tạo cho em một bất ngờ khi em tận mắt chứng kiến Thạch Đình thôi.

Huyền Thư vẫn nằn nì:

Anh nói sơ qua cho em biết chút xíu để khỏi bở ngỡ chứ.

Không riêng gì cô mà Khả Thuận cũng yêu cầu:

– Kể đi Sỹ Đông! Cậu định biến tôi thành thằng ngố khi đặt chân vào trang trại, tiếp xúc với người thần của cậu à?

Sỹ Đông đành nói:

– Ông nội tôi là một bậc thầy tài hoa hay gọi là nghệ sĩ cũng không ngoa - về nghệ thuật chế tấc hòn non bộ. Nghệ sĩ khác với người làm non bộ tầm thưởng ở chỗ họ pnả hồn vào tác phẩm để nó sống mãi với thời gian. Tôi cũng không nắm được nhiều kiến thức lấm trong lãnh vực này, nhưng mọi người cứ thử đến trang trại rồi sẽ thấy. Cảnh đẹp lắm, có hơn trăm hòn non bộ lớn nhỏ rải rác khắp khuôn viên đó. Huyền Thư tỏ ý thất vọng, xuôi tay thở hắt ra:

– Tưởng gì, ba thứ đá đó có bỏ vào miệng nhai được đâu.

Sỹ Đông bị chạm tự ái, nói giọng không vui:

– Đó là tài sản vô giá về tinh thần, không đo đếm bằng tiền bạc được đâu em.

Thấy không khí giữa đôi tình nhân có vẻ căng thẳng, Khả Thuận vội giải hòa:

– Nó là phụ nữ, chẳng hiểu gì về mấy món này đâu:

Nói với nó như đàn gảy tai trâu, chán lắm.

Huyền Thư quắc mất nhìn anh:

– Còn sự so sánh nảo hay ho hơn nữa không, làm ơn liệt kê luôn để tôi còn biết đường soi gương thử coi mình giống con vật nào.

Biết nhỏ em đang “giận cá chém thớt” Khả Thuận chỉ cười hì hì chứ không trả lời, quay sang hỏi người đánh xe:

– Tới chưa bác tài? Chân cháu mỏi hết vì không được co duỗi nãy giờ rồi nè.

Ông gật đầu, hô to một tiêng cho ngựa dừng lại rồi quay xuống hỏi Sỹ Đông:

– Cậu có báo trước để trong trại cho người chèo thuyền ra đón không?

Chàng trai gật đầu:

– Dạ có. Nhưng cháu không biết là sẽ đi thuyền nên chỉ dặn sẽ về ngay hôm nay thôi.

Dừng xe bên cạnh dòng suối, người xà ích giúp mọi người chuyển hành lý xuống đất rồi che mất nhìn ra xa, chắt lưỡi:

Đoạn suối này không dài nhưng phải qua một ngọn thác khá dữ.

Biết ý mới qua suôn sẻ được, vì vậy mà nó như bức rào chắn vô hình che chở cho trại Thạch Đình không bị người ngoài quấy nhiễu.

Sỹ Đông càng háo hức muốn khám phá thật nhiều về nơi sinh sống đầy hấp dẫn của người thân mình bao nhiêu thì Huyền Thư càng chán nản bấy nhiêu. Cô thầm rủa cái giầy phút đã dại đột nhận lời Sỹ Đông cũng lên đây nghỉ hè. Cứ nghe hai tiếng sơn trang thì ngỡ là một nơi cảnh sắc thơ mộng, đầy lãng mạn. Ai dè chỉ toàn đá với động. Đúng là lảng xẹt!

Tuy vậy, dù muốn hay không thì "phóng lao phải theo laó', cô vẫn phải cùng mọi người đến nơi mà hiện tại trong đầu cô chỉ dành cho nó toàn ác cảm để nghỉ ngơi chớ không thể vật vờ phơi sương suốt đêm được.

Mà sương miền núi lại xuống rất nhanh, mới chạng vạng mà đã nghe hơi lạnh lùa vào người rồi.

Không riêng cô mà cả hai chàng thanh niên cũng bắt đầu sốt ruột khi chờ khá lâu mà vẫn chưa thấy tấm hơi người của sơn trang ra đón.

Lòng kiên nhẫn đã cạn dần. Sỹ Đông rút điện thoại ra toan gọi.

Người đánh xe còn nấn ná ở lại với đoàn người, thấy vậy thì cười ngất:

– Cậu tính làm gì với cái cục sắt đó vậy?

Chạm tự ái, chàng thanh niên phản ứng:

Điện thoại này đời mới chứ không phải thứ sắp vô bảo tàng đâu chú.

Ông gật đầu:

– Tôi tuy quê mùa, nhưng cũng phân biệt được đồ tốt với đồ xấu chứ. Tôi nói vậy vì biết mấy thứ này chẳng nghĩa lý gì với Thạch Đình, vùng này khó bất sóng lắm, cậu ơi.

Cả bọn tiu nghỉu nhìn nhau, rồi Khá Thuận ỉu xìu hỏi:

– Nếu không có người đón thì mình ngủ bụi đêm nay sao?

Mới nghê tới đây thì Huyền Thư đã giãy nảy:

– Không đời nào em ăn bờ ngủ bụi đâu.

Khả Thuận chế giễu:

– Chắc mày đòi có cây đèn thần của Aladin để bưng nguyên cái khách sạn năm sao về đây phục vụ mày quá!

Sỹ Đông vụt xua tay, bảo mọi người:

– Đừng gây nữa! Thuyền tới rồi kìa!

Tất cả đồng loạt chong mắt nhìn theo hướng tay anh chỉ và thấy mờ ảo trong bóng chiều có một chiếc thuyền đang lao vun vút theo dòng thác đến gần họ.

Khả Thuận ngây người trầm trồ:

– Thật là một cảnh tượng tuyệt vời, không thể quên được:

Nếu người chèo thuyền là một cô gái thì tôi dám tự cho mình đã trở thành Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai mốt rồi.

Huyền Thư chế nhạo:

Cứ nhập tiên cảnh đi, để vài ngày sau quay lại trần gian sẽ biến thành ông lão râu dài tới rốn.

Khả Thuận phẩy tay:

– Mày không có óc tường tượng thì chẳng bao giờ tìm được hương vị lãng mạn của cuộc sống cả.

Huyền Thư cười khẩy:

– Lãng mạn quá nên tới ba mươi tuổi đầu mới không có mảnh tình vắt vai đó.

Khả Thuận vẫn thản nhiên không bận tâm chút nào trước câu mai mỉa của em gái:

– Bởi vì tao chưa chọn được ai ưng ý chứ sao. Ngoài đời nhan nhãn đám con gái thực dụng coi trọng vật chất chứ không có chút mộng mơ nào.

Anh nói chung chung nhưng Huyền Thư lại nhột nhạt cô cảm giác như mình đang bị chỉ trích. Cô giả vờ nhìn ra suối, kêu lên:

– Thuyền nhỏ xíu, làm sao chở hết bấy nhiêu người?

Sỹ Đông nhìn người yêu, trấn an:

– Em yên tâm đi. Người ta chế ra phương tiện đi chuyển thì phải tính đến tải trọng chứ.

Thuyền đã cập bờ, Khả Thuận hồi hộp tìm cách nhìn mặt người đón khách nhưng phải chịu một phen thất vọng bởi chiếc áo tơi và phần nón che khuất mặt đã không giới thiệu được nhiều về dung nhan cũng như giới tính của kẻ nọ trong ánh nắng chiều sắp tắt ...

Ông Sung - người đánh xe ngựa - vội giục:

– Có thuyền rồi. Cô cậu đi nhanh lên, không thì vượt thác đêm nguy hiểm lắm.

Không ai bảo ai, cả ba nhanh nhẹn xách đồ chất lên thuyền rồi ngồi gọn vào, vẫy tay tạm biệt người xà ích tốt bụng.

Thuyền tách bến, Sỹ Đông lên tiếng làm quen:

– Ông nội tôi khỏe không vậy ...

Anh ngập ngừng không biết chọn tiếng xưng hô nào cho đúng với người bí hiểm này, đành hỏi trống không.

Tay đẩy mái chèo thoăn thoắt, đầu khẽ gật thay câu trả lời, mắt vẫn chăm chú nhìn về phía trước – kẻ đưa đường này ngoài việc che giấu gương mặt, vóc dáng ra lại còn giữ kín luôn giọng nói nữa.

Nhìn người nọ, Sỹ Đông chợt liên tưởng cầu chuyện trong "Ngàn lẻ một đêm":

Ông vua được người chèo thuyền chở đi tìm kho báu nhưng không được mở miệng, nếu trái lại lập tức thuyền sẽ bị chìm và người chèo sẽ trở thành pho tượng đá.

Khung cảnh kỳ bí hoang dã xung quanh cộng với người hướng đạo bí ẩn nọ đã tạo cho mọi người cảm giác rờn rợn, kinh dị kẽ ,cả Khả Thuận là kẻ luôn tuế táo, coi trời bằng vung - thì lúc này cũng im thin thít.

Thuyền đến khúc thác mà ban nãy đã nghe ông Sung luôn miệng cảnh báo, thần kinh của ba vị khách bắt đầu căng ra như sợi dây đàn.

Huyền Thư buột miệng rên rỉ:

– Tôi sợ quá! Có bao giờ từ thành phố lặn lội lên đây để bỏ mạng dưới dòng suối nay không?

Khả Thuận ngắt lời:

– Mày yên tâm đi! Thủy thần có bắt vợ cũng kiếm người hiền lành, ít nói chứ không rước mấy Bà la sát về quậy đục nước thủy cung đâu ...

Dường như có tiếng cười khúc khích phát ra từ miệng người chèo thuyên nhưng do tiếng thác reo và bị cản bớt bởi tầm khăn choàng che đến tận cằm nên không ai dám chắc.

Sỹ Đông lên tiếng hỏi:

– Chỗ mình sắp đi qua nguy hiểm lắm phải không?

Người bí ẩn lại im lặng gật đầu.

Sỹ Đông đành nhún vai im lặng, lòng thắc mắc tự hỏi không hiểu ông nội có giống Hoàng Dược Sư chọn toàn người câm điếc làm việc cho mình không?

Hồi nhỏ chưa biết gì anh cứ háo hức thích được lên chơi với ông nội, thậm chí còn uất ức thầm trách ba ít chịu đi. Đến lúc này anh mới hiểu nguyên nhân khiến cha mẹ cố tránh về đây.

Không gian âm u huyền hoặc với những con người kỳ lạ đang gieo vào đầu anh tư tưởng là cả bọn đang dấn bước vào một cuộc phiêu lưu không có đường về chứ chẳng phải Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai như Khả Thuận ví von khi nãy. Bất giác anh cảm thấy hối hận vì đã trót quảng cáo quá nhiều với các bạn đồng hành về Thạch Đình sơn trang.

Không biết bây giờ nó còn đẹp đẽ kỳ vĩ như sự cảm nhận của cậu bé người ba tuổi khi xưa không, hay đã biến thành tầm thường xấu xí mất rồi?

Kềm thuyền chậm lại, người cầm lái bật thốt lên mấy từ ngắn gọn:

– Bám chặt mạn thuyền!

Mọi người vừa làm theo thì "vụt" một tiếng, sóng ào qua một lượt thì dòng thác đã ở sau lưng.

Cá ba ngơ ngẩn nhìn nhau, bàng hoàng tưởng như mơ vậy.

Sỹ Đông thán phục cất lời khen ngợi:

– Tài tình như người làm xiếc vậy. Hay quá!

Huyền Thư đã qua cơn sợ hãi, tính đỏng đảnh khinh người lại nổi lên. Nghe người yêu khen kẻ xa lạ mà trong lòng cô chỉ thầm xếp hạng tôi tớ thì không phục, bĩu môi nhận xét:

– ''Trăm hay không bằng tay quen".

Mới dứt lời thì mạn thuyền phía cô ngồi chợt nghiêng hắn một bên như sắp lật.

Huyền Thư hoảng hốt rú lên:

– Cứu tôi với!

Sỹ Đông và Khả Thuận vừa đưa tay kéo cô qua bên này thì thuyền lại nghiêng theo như muốn hất cả bọn xuống dòng nước đang chảy xiết.

Giữa lúc căng thẳng mà Khả Thuận lại bật cười ha hả:

– Tính dằn mặt bọn này sao bạn vàng? Coi tính nết lẫy lừng như vầy, tôi nghĩ bạn là phụ nữ quá, mà là phụ nữ đẹp nữa kìa.

Thôi, đừng giận nữa, nhỏ em tôi có nói gì xúc phạm thì bạn bỏ qua cho nó nhé.

Chẳng hiểu nhừng lời huyên thuyên đoán mò của anh chàng đúng hay sai, nhưng từ đó cho đến lục thuyền cập bến thì không còn sự cố nào xảy ra nữa .

Tuy thế, Huyền Thư cũng đã nhận được bài học nhớ đời, không dám xoen xoêt chê bai gì nữa.

“Rừng nào cọp nấy” mà.

Thạch Đình sơn trang đón những vị khách phương xa bằng bóng tối u huyền của miền rừng núi nên càng phảng phất vẻ hoang liêu, cô tịch.

Những tòa giả sơn trên những dòng suối nhân tạo uốn khúc, kéo dài khắp sơn trang càng tạo vẻ hoành tráng hơn bình thường khiến cả ba người khách đi sát vào nhau, không dám thở mạnh chứ đừng nói là lớn tiếng bình phẩm nọ kia.

Người chèo thuyền đưa hai người vào cổng sơn trang xong là giao lại cho một người đàn ông lớn tuổi - mà Sỹ Đông còn nhớ là bác Hoan quản gia - rồi đi mất hút sau những ngọn núi đá sừng sững ẩn chứa biết bao điều bí mật.

Thấy ba vị khách thành thị nhìn theo kẻ hướng đạo hút bóng mà vẫn không trao đổi vơi nhau lời nào, ông Hoan tủm tỉm cười hóm hỉnh cất tiếng hỏi:

Đi đọc đường bị sự im lặng đầy khủng bố của Tử Yên trấn áp hay sao mà mọi người như bị nuốt mất lưỡi vậy?

Lại là Khả Thuận lên tiếng đầu tiên:

– Chà! “Làn khói tím”! Cái tên nghe thơ mộng quá. Không biết là trai hay gái nữa.

Bác Hoan bật tràng cười to đầy thú vị:

Rất nhiều người thắc mắc giống cô cậu khi tiếp xúc lần đầu với nó rồi. Đây cũng là một trong những điều bí ẩn nho nhỏ dành cho khách phương xa. Nói trước mất hay, quý vị tự tìm hiểu đi nhé.

Dứt lời, ông nhanh nhẹn đưa cả bọn vào gian nhà nhỏ kế tòa nhà lớn rộng mênh mông ở giữa sơn trang, hướng dẫn cặn kẽ:

– Đây là nhà dành riêng cho khách, có đầy đủ tiện nghi(dĩ nhiên là theo tiêu chuẩn của nơi đây chứ không phải thành phố).

Các cô cậu tha hồ sử dụng theo ý mình. Cậu Sỹ Đông có thể dọn lên nhà chính ở với ông chủ (nếu muốn) còn thích ở với bạn bè thì – tùy ông chủ bảo vậy.

Nhìn quanh gian nhà rộng rãi chứa được cả mấy chục khách với hơn chục gian phòng nho nhỏ riêng biệt hệt khách sạn, Sỹ Đông không cần suy nghĩ lâu la, trả lời luôn:

– Cháu ở đây được rồi.

Bác Hoan hỏi anh thêm câu chót trước khi rút lui:

– Cậu có muốn lên gặp cô Thạch Anh luôn bây giờ không?

Sỹ Đông lắc đầu:

– Sáng mai cháu lên chào nội rồi gặp cô luôn cũng được. Giờ trễ rồi, mà cháu cũng mệt quá.

Bác Hoan không ép, gật đầu nói vắn tắt:

– Tôi sẽ thưa lại như vậy.

Người quản gia vừa đi khỏi, Huyền Thư đã chống tay ngang hông, hỏi người yêu bằng giọng sắc như dao:

– Thạch Anh là ai mà uy quyền dữ vậy?

– Sao em chưa hề nghe anh nhắc đến vậy?

Thở một hơi dài, Sỹ Đông trầm giọng đáp:

– Là cô út của anh!

Khả Thuận thêm chút tò mò khi nghe dứt câu:

– Chắc là một bà cô U 50 lúc nào cũng xề xệ cặp kính lão trên mắt với chùm chìa khóa lúc lắc bên hông phải không?

Sỹ Đông lắc đầu, mắt lấp lánh ánh sáng tinh nghịch:

– Sai rồi ông thầy bói ơi?Đã nói ở sơn trang này chứa toàn những yếu tế bất ngờ mà. Ông nội là tay lãng tử, thời trẻ chỉ sinh mình ba tôi rồi phiêu bạt mọi nơi mê đắm sưu tầm các loại đá cũng như các thú vui bên ngoài,..họa hoằn lắm mới ghé về nhà đủ để vợ con nhớ rằng ông vẫn hiện hữu trên đời. Sau khi bà nội mất, ông mới đừng bước giang hồ, ở nhà chăm sóc con. Ba tôi đậu đại học, đi Sài Gòn làm việc rồi lập gia đình trên đó thì ông nội mới cưới bà nội nhỏ, sanh được cô út rồi bà cũng đi trước ông trong một tai nạn. Từ đó, hai cha con hủ hỉ với nhau ở nơi ''sơn cùng thủy tận" này.

Huyền Thư rùn vai, đưa ra nhận xét:

– Vậy là ông nội anh vừa đào hoa lại vừa có số sát thê. Chắc ông dữ tướng lắm?

Khả Thuận nháy mắt ra hiệu cho em ngay khi cô nàng phát biểu xong câu nhận xét có vẻ hỗn xược ấy. Nhưng Sỹ Đông không tỏ ý giận mà còn gật đầu xác nhận:

– Ai cũng nói vậy, nhưng ông nội chỉ cười khẩy rồi bỏ ngoài tai, thầm chí còn tuyên bố nếu không vì sợ đứa con gái cỏn bé bỏng phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng thì ông đã cưới thêm bà ba, ba tư nữa rồi bởi không thiếu cấc bà mê tít ông, cứ năn nỉ được làm vợ.

Khả Thuận thích chí cười to, vỗ tay bồm bộp:

– Vậy mới đúng là người đàn ông bản lãnh! Tôi phục ông nội cậu sát đất, chắc phải xin thọ giáo làm đệ tử quá.

Huyền Thưa nhìn anh bằng ánh mắt khó chịu:

Từ lúc bước chân vô vùng đất này, em thấy anh như bị ma nhập, thay đổi hoàn toàn, ăn nói không giữ mồm giữ miệng gì hết, chẳng còn chút lề lối nào nữa.

Khả Thuận gật đầu xác nhận.

– Thoát khỏi chốn đô thị phồn hoa, về với thiên nhiên, tao như vừa được cởi lớp áo đạo mạo giả tạo vẫn gồng mình khoác từ bao lâu nay, trỡ về với bản chất thật của mình:

vô tư, thoải mái.

Sỹ Đông cười trêu chọc:

– Không biết tôi là người có công hay có tội khi đưa anh lên đây?

Khả Thuận chưa kịp trả lời thì Huyền Thư đã trừng mắt, hăm he:

– Ảnh thay đổi là chuyện của ảnh chứ anh mà bắt chước thói phong lưu lãng tử đó thì đừng nhìn mặt em nữa.

Khả Thuận cười phá lên:

– Mày nói nghe lạ tai ghê! “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” Sỹ Đông giống ông nội hẳn là chuyện đương nhiên rồi, cấm cản sao được.

Biết anh mình chỉ rắn mắt ghẹo chơi nhưng Huyền Thư vẫn phập phồng không yên, cố tìm ra lý lẽ để có chỗ dựa vào cho vững bụng thêm một chút:

– Nếu do yếu tố di truyền thì Sỹ Đông phải giống cha nhiều hơn ông nội chứ. Mà em biết chắc giáo sư Khang là nhà mô phạm rất nghiêm túc, không hào hoa lãng mạn chứt nào, đúng không anh Đông?

Thì ra cô nàng sợ nói ngang không lại ông anh ruột nên phải kéo người yêu vô làm hậu thuẫn.

Sỹ Đông công nhận:

Ba tôi với ông nội không hợp tính nhau. Ba sống với bà nội nhiều nên ảnh hưởng lối giáo dục nề nếp của ba chứ không phóng khoáng như ông nội.

Còn một điều nữa nhưng anh giữ lại chứ không tầm tình hết:

Do oán trách cha đã bỏ bê hai mẹ con, khiến bà mẹ buồn rầu ôm hận chết sớm nên ông Khang nhất quyết càng tránh xa người cha lãng tử càng nhiều càng tốt. Đó là nguyên nhân khiến hai cha con như mặt trời với mặt trăng, không gần gũi nhau.

Tuy ông Khang chưa hề hé miệng nói ra tiếng nào về tình cảm lợt lạt giữa hai cha con nhưng Sỹ Đông đã cảm nhận được bằng cái nhìn khách quan của kẻ đứng giữa hai người thân trong gia đình.

Không phân định được ai đúng ai sai mà cũng chẳng có quyền phán xét nên anh chỉ cố hết sức làm cầu nối cho các thế hệ trong gia đình bằng cách siêng về chơi với ông nội và cô út hơn - chuyến nghĩ hè này là một trong nhưng nỗ lực của anh để đưa mọi người đến gần nhau hơn dù lúc mới đưa ra ý kiến đã bị cha mẹ kịch liệt phản đối với đủ các lý do:

''lam sơn chướng khí"quấy rầy sự yên tĩnh của ông nội" ...

Đến lúc xe lăn bánh đi về vùng cao nguyên này thì Sỹ Đông mới thực sự tin rằng mục đích của mình đã thành công.

Anh đã dùng đủ chiêu thức, mưu mẹo để xuyên thủng thành trì kiên cố của cha mẹ bao quanh vấn đề ''Thạch Đình sơn trang'', trong đó phải nói rằng nhờ lôi kéo được anh em Huyền Thư - Khả Thuận mà anh mới có được tấm giấy thông hành được phê chuẩn một cách miễn cưỡng của cha mẹ.

Quyết tâm là thế nhưng khi mới va chạm với một số trục trặc ban đầu thì anh cũng đã phát hoảng, nghĩ đến từ ''vùng đất bị nguyền rửa" mà cha anh đã dùng để mô tả Thạch Đình và lo lắng không biết mình có quá dại dột khi bỏ ngoài tai những lời răn đe của cha - người đã sống nơi đây không ít thời gian - để đâm đầu vào miền đất ''lành ít dữ nhiềú' này không?

Lúc đó, trong lòng anh cứ nơm nớp lo âu vì ngoài sự an nguy của bản thân còn cả chuyện sống chết của hai kẻ đồng hành nữa, đầu óc anh mụ mị hẳn đi.

Khi thuyền vượt ngọn thác bình yên thì sự tự tin mới trở lại với anh.

Bây giờ, ngồi trong căn nhà ấm cúng với người thân, những mối lo âu căng thẳng do các mối tác động xấu mới tan biến dần, nhưng anh vẫn giữ kín, không nói ra để các bạn khỏi lo sợ.

Cầm những vật dụng cá nhần lên, Sỹ Đông vui vẻ nói to:

– Tôi giành phòng ngoài cùng để ra vào cho tiện. Quý vị tự thu xếp chỗ ở cho vừa ý rồi tắm rửa cho sạch bụi đường chờ bữa ăn tối nhé. Bác Hoan đã báo với tôi là nửa tiếng sau mình sẽ ngồi vào bàn đó:

Chẳng cần nhắc tiếng thứ hai, không ai bảo ai, cả hai anh em Huyền Thư - Khả Thuận vội thi hành lời anh răm rắp.

Hít thở làn gió cao nguyên se lạnh trong lành, Sỹ Đông cảm thấy lòng thật nhẹ nhõm, bao ưu tư đã bay mất theo làn gió.

– Tuổi trẻ thật dễ lãng quên!

Ngủ một giấc dậy, thấy tinh thần vô cùng sảng khoái, Khả Thuận có cảm giác như những chuyện xảy ra hôm trên đưòng đến đây chỉ là một giấc mộng liêu trai.

Thấy trời còn tờ mờ, hai người kia vẫn đang say giấc Khả Thuận nhè nhẹ mở cửa bước ra sân, định tham quan các tuyệt phẩm từ đá đã được Sỹ Đông hết lời tán dương.

Tuy chưa được tiếp xúc với ông nội Sỹ Đông bao giờ nhưng chỉ cần dạo qua một vong nho nhỏ với các hòn non bộ gần chỗ mình đi nhất thì Khả Thuận đã phải hết lòng thán phục sự tài hoa của người nghệ nhân ấy.

Cách bố cục hài hòa theo triết lý Đông phương làm khu Thạch Đình toát lên một vẻ đẹp trầm mặc, kỳ vĩ chứ không đem lại nỗi sợ hãi như đêm qua - lúc chân ướt chân ráo bước vào đây nữa.

Là kiến trúc sư, Khả Thuận có thừa khả năng căm thụ vẻ đẹp lồ lộ của Thạch Đình và sự đam mê nghề nghiệp đã lôi anh đi hết chỗ này đến chỗ khác, dần dần cách xa khu nhà ở lúc nào không hay.

Những khe suối nhân tạo róc rách uốn quanh mấy hòn giả sơn kéo dài ra tận bỏ vực sâu thăm thẩm, bên trên có tán cổ thụ sum suê rợp bóng che kín cả một góc trời đã tạo thành bức tường thiên nhiên chắn ngang Thạch Đình sơn trang với vùng đất bên ngoài.

Hết lối đi, Khá Thuận quay lại lối cũ và chợt sững sờ ngỡ mình hoa mắt khi thấy ẩn hiện trong làn sương sớm mờ mờ một bông người lướt nhẹ trên cỏ - từ một nơi nào đó trong khu sơn trang rộng lớn đột ngột lướt ngang mắt anh - đi thẳng về phía tòa nhà lớn rồi mất hút.

Mãi ngẩn ngơ suy nghĩ, Khả Thuận đứng chôn chân tại chỗ, không chạy theo. Đến lúc chợt nhớ ra thì chẳng còn biết đường nào để tìm nữa.

''Hay đáy chỉ là ảo ảnh?'' Chẳng thế nào biết được đúng sai. Chỉ biết rằng anh đã tình cờ thoáng thấy nét mặt trông nghiêng của người ấy và sẵn sàng thề trên mọi điều thiêng liêng nhất rằng chưa từng gặp một nhan sắc nào đem đến cho mình sự xúc động mạnh mẽ đến như thế!

Cảnh tình này thật thích hợp với hai câu thơ:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,

Ai biết tình ai có đậm đà?”.

(Hàn Mặc Tử)