Chương 1

Ngay từ buổi đầu tiên, lúc ông Phan cha anh dẫn cô be1ó đôi mắt buồn với đôi ím tóc dài ấy bước vào nhà và tuyên bố với cả gia đình rằng:

"Từ giờ trở đi, Băng Thụy sẽ là người nhà của chứng ta!", thì Quân Hào đã biết rằng mọi vui buồn của đời mình sẽ gắn chặt với sự thăng trầm của cô bé, không thể nào tách rời được Phải chăng đó là sự đùa cợt của số phận? Điều này anh chẳng thể nào lý giải được, nhưng đối với cậu bé mười sáu tuổi thuở đó thì chẳng còn ai thay thế được hình ảnh cô bé mười tuổi nọ và ... cho đến bây giờ, trong lòng chàng trai hai mươi sáu tuổi này thì tình cảm ấy không hề suy suyển mà lại càng bền chắc theo thời gian. Nếu có khác chăng thì là các biểu hiện tình cảm phải dè dặt hơn xưa, vì Băng Thụy ngày nay đã trở thành một thiếu nữ xinh tươi, rực rỡ, được rất nhiều người đeo đuổi. Nhưng điều quan trọng nhất là cô bé luôn dành cho anh sự thương yêu và quý trọng của đứa em gái đối với người anh ruột của mình và ... chấm hết!

Còn bây giờ, vào một buổi sáng đầu xuân đẹp trời, Băng Thụy đang ngoan ngoãn đi bên Quân Hào với vẻ trong sáng hoàn toàn bằng lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Chứ còn gì nữa ? Này nhé:

tuy mồ côi cha mẹ, nhưng cô đã được ông Phan đem về nuôi nấng chẳng khác con ruột. Lớn lên, cô được theo đuổi ngành học mình yêu thích là thiết kế thời trang và 1uôn có cạnh mình một cô em gái dễ thương với một người anh tuyệt vời khiến ai cũng phải ganh tỵ.

Nghĩ đến đây, Băng Thụy không nén được tiếng cười trong vắt khiến Quân Hào phải ngơ ngác đưa mắt nhìn và cất tiếng hỏi :

– Có gì vui mà em cười vui vậy Thụy?

Băng Thụy nở nụ cười như hoa mùa xuân trả lời anh :

– Em vui vì cuộc đời đã quá ưu Ái em, nhất là bên cạnh em luôn có anh như hiện tại để chăm lo mọi chuyện cho em. Anh thấy đúng không?

Sự xúc động làm con tim Quân Hào nghiêng ngả, nhưng cũng rất mau chóng anh trấn tĩnh lại, tự răn mình:

''Đừng suy nghĩ vẩn vơ nữa. Đó chỉ là sự bày tỏ niềm tin cậy của đứa em gái đối với anh trai mả thôí'.

Hắng giọng lấy oai, Quân Hào nói tỉnh như không:

– Bộ em tính bắt anh lo cho em suốt đời sao? Em còn phải lấy chồng nữa chứ.

Băng Thụy kêu to với gương mặt đỏ bừng :

– Chồng con gì ở đây?

Quân Hào khẽ cười, nụ cười buồn man mác:

– ''Trai lớn có vợ, gái lớn có chồng'' là chuyện bình thường, cô bé ơi.

Băng Thụy vênh mặt cãi lại:

– Vậy sao anh không cưới vợ?

Nụ cười tắt dần trên môi, Quân Hào buông ,rơi giọng:

– Người yêu còn không có, vợ ở đâu ra?

''Ừ, phải rồi! Từ hồi nào tới giờ, anh Hai làm gì có người yêu dù có biết bạo cô gái thương thầm. Chẳng lẽ trái tim anh ấy bằng đá à?'' Vừa ngẫm nghĩ, Băng Thụy vừa thầm trách mình đã quá vô tâm với người thân. Để chuộc lỗi, cô nhoẻn miệng cười, cất giọng dụ khị:

– Để em làm mai mấy nhỏ bạn thiệt dễ thương, thiệt đẹp cho anh nha. Hương Loan, Bích Mai hay Huệ Quỳnh, Tú Lệ ....

Quân Hào nhíu mày, nói giọng không vui:

– Anh không thích chứ không phải kén chọn. Em đừng bỏ công xếp đặt mấy chuyện này nữa, phiền lắm.

Thái độ nghiêm nghị của anh khiến Băng Thụy phải hãm đà hưng phấn của mình lại, không dám chọc anh nữa. Dù vậy, cô vẫn làm mặt phụng phịu, dọa anh cho bỏ ghét:

– Được rồi, không muốn người ta quan tâm thì từ giờ trở đi, khỏi để ý đến chuyện của anh nữa là xong chứ gì.

Đòn phản công của cô có hiệu nghiệm tức thì. Quân Hào luống cuống phân bua:

– Không phải vậy. Anh chỉ ngại em lo cho anh nên mất nhiều công sức thôi.

Băng Thụy ranh mãnh chụp lấy cơ hội, lên tiếng giao hẹn:

– Như vậy nghĩa là nếu không sợ mất công thì em có quyền mai mối cho anh, phải không?

''Há miệng mắc quaí'. Quân Hào đành gật đầu đại cho yên chuyện.

Băng Thụy đắc ý reo to:

– Anh đồng ý rồi thì sau này không được cằn nhằn em bày trò đâu nhé.

Dĩ nhiên là Quân Hào phải thêm một lần gật đầu nữa dù trong lòng không vui chút nào.

Mỹ Nhi từ trong nhà đi ra, dừng chân ở bậc tam cấp, giơ tay che vài tia nắng chiều muộn màng rọi thẳng vào mắt, dịu dàng cất tiếng gọi:

– Anh Hai với chị Thụy vô ăn cơm đi. Hôm nay ba về sớm:

Gian phòng ăn sang trọng và ấm cúng như không khí gia đình này vậy.

Chiếc bàn ăn hình tròn đặt giữa phòng nói lên dụng ý khéo léo của người chủ gia đình là tạo sự hòa đồng thân thiết giữa các thành viên trong nhà. Ông bà Phan đã ngồi sẵn trên bàn chờ các con vào dùng bữa.

Bà Phan là mẫu phụ nữ hiền dịu, đảm đang, hết lòng với chồng con nên luôn tận tay chăm sóc miếng ăn, thức uống cho cả nhà dù người giúp việc không thiếu. Lúc này đây, bà đang múc xúp vào chén từng người và cầm muỗng lên, giục:

– Cả nhà ăn đi, đừng để nguội, mất ngon.

Băng Thụy cười tươi chọc bà:

– Nguội vẫn ngon như thường.

Ông Phan nhìn những người thân yêu quanh mình bằng ánh mắt trìu mến, mãn nguyện. Ông cất tiếng hỏi thăm từng thành viên một về công việc của mỗi người. Đó là thói quen đã thành nếp ở nhà nàýtừ bao lâu nay.

Nhìn Quân Hào bằng ánh mắt tự hào của người cha vì Có được đứa con giỏi giang kế nghiệp mình, ông hỏi:

Mấy hợp đồng đấu thầu trôi chảy chứ con ? Có cần ba hỗ trợ gì không?.

Quân Hào lắc đầu, từ tốn trả lời:

– Dạ không. Nếu có điều gì phát sinh vượt quá khả năng giải quyết thì con sẽ xin ba giúp đỡ.

Gật đầu hài lòng, ông chuyển ánh mắt thương yêu sang Mỹ Nhi, dịu dàng hỏi:

– Ở nhạc viện chắc vui lắm hả Nhi ? Mấy bản nhạc giao hưởng dài dằng dặc có làm con hoảng sợ không?

Mỹ Nhi cười thùy mị, đáp lại:

– Dạ không. Con thích lắm!

Dừng ánh mặt lại nơi thành viên cuối cùng, ông Phan hỏi đứa con gái nuôi một cách trìu mến:

– Còn con thì sao, Băng Thụy? Chừng nào tốt nghiệp đây?

Băng Thùy lễ phép lên tiếng:

– Dạ, còn một khóa nữa. Xong khóa này, con hy vọng sẽ ra nghề được. Đã có một số bạn bè rủ con hợp tác mở công ty rồi, thưa ba.

Ông Phan gật gù, tán thành:

– Nghề như cũng tốt thôi. Thời đại nào thì con người ta vẫn có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp hết.

Tuy nói vậy, nhưng rõ ràng trên mặt ông đang hiện rõ nét suy tư. Băng Thụy tinh ý nhận ra. Cô băn khoăn chắng hiểu công việc của mình có gì khiến ông không vui. Là phận con nuôi sống nhờ vào tình thương của người ta, cô luôn nhạy cảm với những việc xảy ra quanh mình dù mọi người rất tử tế tỏ ra thương yêu cô, nhưng không lúc nào cô cho phép mình quên thân phận.

Bữa ăn đã xong, mọi người lục đục rút lui về phòng mình trong lúc người giúp việc lo dọn dẹp. Băng Thụy đã đi ra khỏi phòng ăn thì nghe ông Phan gọi giật lại:

– Băng Thụy! Ra phòng khách cho ba nhờ một chút!

Việc đã đến rồi đây. Băng Thụy hít mạnh một hơi nén sự hoang mang xuống, chậm rãi thực hiện lời yêu cầu ấy, không biết rằng Quân Hào đang đứng ở cầu thang nhìn theo, ánh mắt đầy lo lắng.

Bà Phan biết ý chồng nên không bước lên phòng khách mà nán lại dưới bếp chỉ bảo cô giúp việc nấu món chè hạt sen.

Ông Phan có vẻ lưỡng lự nhìn đứa con gái nuôi ngồi trước mặt mình một lúc lâu rồi mới dè dặt ướm lời:

– Giả dụ ba có việc nhờ con làm thì con có giúp ba được không?

Băng Thụy thận trọng hỏi lại:

– Việc này có ảnh hưởng đến ai không, thưa ba?

Ông Phan lắc đầu, đáp:

– Không lẽ ba lại nêu gương xấu cho các con sao chứ? ''Việc gì không muốn xảy ra cho mình thì đừng làm cho kẻ khác''. Câu châm ngôn này, ba đã thuộc nằm lòng từ nhỏ theo lời dạy của ông bà nội con rồi.

Lời khẳng định của ông đã giúp Băng Thụy bỏ gánh nặng đeo trong lòng nãy giờ. Cô thẳng thắn ngước nhìn cha nuôi, mạnh dạn nói:

– Con xin lỗi ba vì đã đưa một câu hỏi như thế. Ba cần việc gì xin cứ dạy, con sẵn sàng làm theo.

Ông Phan có vẻ nhẹ nhõm hẳn nhưng vẫn cẩn thận giao hẹn:

– Ba chỉ yêu cầu con thôi, còn nhận hay không là quyền của con, ba không dám ép buộc.

– Con có thể tạm ngừng việc lập công ty thời trang mà chuyển sang làm thư ký văn phòng cho một công ty giùm ba, được không Lời đề nghị của ông bất ngờ đến độ Băng Thụy phải ngẩn người ra, không sao trả lời được. Đó đơn giản rất nhiều so với những gì cô có thể tường tượng ra, nhưng mặt khác lại làm xáo trộn toàn bộ cuộc sống hiện tại của cô khiến cô không biết phải giải quyết ra sao.

Ông Phan có lẽ đoán được sự phân vân của cô nên cất tiếng giải thích:

– Gần đây, những công trình công ty mình muốn đấu thầu đền bị bên Hoàn Cầu không phải bỏ cao hơn giành được mà chỉ nhỉnh hơn một chút thôi. Do đó, ba nghỉ công ty mình đã có kẻ làm nội gián lén báo thông tin cho đối thủ. Muốn biết giả thuyết này có đúng không thì phải cài người của mình qua bên đó điều tra. Ba thấy chỉ có con thích hợp nhận nhiệm vụ này nhất mà thôi.

Không dằn được, Băng Thụy buột miệng thốt lên:

– Vậy thì mình cũng giở trò gián điệp như họ, có gì tốt hơn đâu.

Nói xong, cô hối hận bối rối xin lỗi ông Phan:

– Con không cố ý hỗn với ba đâu. Ba đừng giận con.

Ông Phan lắc đầu, nói giọng buồn buồn:

– Con nói đúng, nhưng thương trường cũng như chiến trường. Mình không thể ngồi yên chờ Đối thủ kè dao vào cổ được. Phải tự cứu lấy mình trước khi trời cứu chứ.

Trong phút chốc, ông như già hẳn đi. Không thể giữ vững lập trường trước sự lo buồn của cha nuôi, Băng Thụy bạo gan nói:

– Ba yên tâm ! Con sẽ giúp ba?

Nét ,mặt ông Phan tươi tỉnh lại bao nhiêu thì lòng Băng Thụy lại trĩu nặng bấy nhiêu. Dù vậy, cô không hối hận chút nào về quyết định của mình, bởi đây cũng là cách để cô trả ơn cho người cha nuôi hết lòng thương yêu mình.

Quân Hào nóng nảy nói với cha:

– Con phản đối việc gài người của mình qua Hoàn Cầu để dò xét tình hình của họ, nhất là kẻ đó lại là Băng Thụy. Xin ba đừng để tâm hồn trong sáng của con bé phải tiêm nhiễm những thủ đoạn lọc lừa của xã hội.

Ông Phan điềm đạm trả lời con:

– Sớm muộn gì thì nó cũng phải ra đời chứ đâu ở trong nhà hoài được. Tập cho nó chút bản lĩnh phòng thân là điều hay chứ đâu phải dở.

Hơn nữa, đây là mình chọn thế phòng thủ chứ đâu phải tấn công trước mà con quan trọng hóa vấn đề như vậy. Chính Hoàn Cầu chơi xấu mình kia mà.

Lý lẽ vững chắc của cha khiến Quân Hào chịu thua không cãi lại được. Tuy vậy, anh vẫn cố bày tỏ quan điểm riêng của mình thêm lần nữa để giúp Băng Thụy tránh công việc khá mạo hiểm này.

– Có rất nhiều cộng sự, sao ba không giao họ việc này mà chọn Băng Thụy ?

Con sợ sự non kém kinh nghiệm của con bé sẽ làm hư việc đó.

Ông Phan thong thả xác nhận:

– Đó chính là lý đo khiến ba đưa Băng Thụy vào cuộc chơi. Người ta luôn cảnh giác với kẻ già giặn trên đường đời chứ không mảy may e ngại một cô gái khờ khạo mới bước vào đời như nó đâu.

Quân Hào lặng người, anh hoàn toàn bất lực trước sự thật hiển nhiên này.

Anh cảm thấy vô cùng ghê sợ sự đảo điên của người đời mà không có cách nào rút chân ra khỏi vòng xoáy đó được.

Mím môi lại, Quân Hào khàn giọng thốt lên:

– Con có cảm giác rằng đây là cái giá mà Băng Thụy phải trả cho việc gia đình mình cưu mang bao 1âu nay.

Ông Phan giận dữ đập bàn, quát 1ên bàng đôi mắt tóe lữa:

– Mày im đi ! Ai nói Băng Thụy 1à đứa lạc loài chứ. Địa vị của nó trong nhà này không thua kém bất kỳ đứa nào hết.

Quân Hào bình tĩnh vặn lại:

Như vậy nghĩa 1à Băng Thụy với Mỹ Nhi đều được ba coi như nhau chứ gì.

Sao không thấy ai đề cập đến việc đặt Băng Thụy lên địa vị cô chủ để được quyền sai phái kẻ khác chứ không phải bị ép buộc làm những việc không theo ý mình chút nào vậy?

Câu hỏi của Quân Hào làm ông Phan bối rối im lặng một lúc lâu rồi lên tiếng nói át đi:

– Những gì ba làm đều vì công ty và vì gia đình chứ không vì bản thân ba. Lẽ ra con phải hết lòng ủng hộ ba chứ sao con kiếm chuyện công kích ba hoài vậy?

Nét buồn bã trên mặt ông khiến Quân Hào hối hận. Mọi lời lẽ gay gắt xuất phát từ sự bất mãn trong lòng anh vụt tắt ngúm. Anh đã làm gì được cho gia đình, cho công ty để đuy trì và phát triển sự nghiệp hay vẫn còn núp bóng cha mẹ mà hưởng sự no ấm an nhàn?

Dù vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với cách làm việc và kế hoạch sắp tới của cha mình, nhưng sự phản đối của Quân Hào đã dịu hẳn. Anh nói một cách bất đắc dĩ – Con không giúp gì được cho ba nên không dám phản đối hành động của ba nữa, nhưng như thế không có nghĩa là con tán thành việc làm của ba đâu.

Ông Phan đáp lại lời con bằng một câu nói sâu lắng:

– Khi bằng tuổi ba rồi, con sẽ có dịp suy ngẫm lại những gì con phát biểu hôm nay để có sự đánh giá công bằng hơn, Hào ạ.

Bà Phan dịu dàng nhắc hai cô gái trong lúc tay vẫn không ngừng đơm xôi ra đĩa:

– Nhớ lau hình cô út sạch sẽ rồi cắm bình hoa dã quỳ đặt trên bàn giùm mẹ nha!

Băng Thụy lớn tiếng liến thoắng:

– Dạ, con nhớ rồi. Mười năm nay con đều làm mấy việc này đến thuộc lòng luôn. Mẹ yên tâm giao cho con, để Mỹ Nhi ở đây phụ mẹ đi. Con làm một mình được rồi.

Bà Phan nhìn cô bằng ánh mắt xót thương, buột miệng thốt lên:

– Ừ, phải thôi. Cô út mà biết được thì sẽ vui lắm đấy.

Mỹ Nhi hỏi mẹ với sự dịu dàng cố hữu:

– Cô út mất sớm quá, mới hai mươi tuổi, thôi, nếu không chắc cũng có con xấp xỉ tụi con rồi hả mẹ?

Bà Phan không trả lời chỉ thở dài rồi hối Băng Thụy:

– Làm nhanh lên rồi còn xuống dự đám giỗ, ba, tụi con về liền bây giờ đó.

Băng Thụy lên lầu, mở cửa phòng cô út ra cho không khí ùa vào và bắt tay vào lau dọn. Tuy cô gái xấu số này đã qua đời từ lâu, nhưng vì tình thương yêu của người anh dành cho đứa em duy nhất của mình, ông Phan vẫn giữ căn phòng riêng của cô lại, hệt như lúc còn sống.

Gượng nhẹ tháo tấm hình phóng to treo trên tường xuống, Băng Thụy phun dung dịch rửa kiếng lên miếng vải mềm và lau thật kỹ cho đến khi khung hình sáng bóng lên.

Xong đâu đấy, cô treo hình lên và bước lui lại vài bước, nghiêng đầu ngắm nghía công trình của mình với ánh mắt tự hào.

Qua 1ớp kiếng trong vắt, gương mặt người trong bức hình trông sinh động hẳn lên, đôi mắt đẹp như có hồn thu hút người nhìn.

Băng Thụy lẩm bẩm:

– Đúng là hồng nhan bạc phận''. Chắc hồi còn sống, cô út phải có rất nhiều người theo đuổi đây! Chẳng hiểu cô ấy đã kịp yêu ai trước lúc quà đờí không nữa?

Bà vú Tâm đi ngang qua phòng, liếc mắt vào bất quả tang cô nàng đang mấp máy môi thì thầm với tấm hình thì lật đật bước vào, lôi cô ra ngoài, miệng la hoảng:

Mấy chỗ có âm khí như vậy không được ở lâu coi chừng bị ông bà nhập đó.

Băng Thụy lắc đầu, cười hì hì:

– Vú làm con sợ thì mại mốt con không vô dọn phòng cô út nữa đâu.

Vú Tăm thê hắt ra:

– Vú nói thiệt chứ không hù đâu. Chết trẻ như cô ú thiêng lắm đó, mà con lại hạp với cổ nữa, rủi cổ dựa vào con thì sao?

Băng Thụy không tin nhưng cô vẫn có cảm giác rờn rợn trước những lời lẽ huyền hoặc của vú Tậm - giữa không gian u lịnh này.

Cô bước nhanh ra xa căn phòng rồi mới làm tỉnh hỏi vặn lại:

– Sao vú biết con hạp với cô út chứ? Lúc ba nuôi đem con về đây thì cô út đă mất lâu rồi mà, làm sao cô ấy biết con mà đòi dựa?

Vú Tầm đưa ngón tay lên miệng “suỵt”, mắt nhìn dáo dác như sợ bị người khuất mặt khuất mày nghe thấy những câu hỏi ấy. Chắp tay xá xá mấy cái như tạ lỗi rồi bà mới nhìn Băng Thụy với ánh mắt phê phán, nói giọng sùng kính:

– Ở cõi trên, người ta biết hết chứ sao không ? Ai chứ con thì cô út phải theo độ trì luôn rồi.

Suýt chút nữa Băng Thụy đã cười phá lên về việc bà vú cứ khăng khăng cho rằng giữa cô với cô út có duyên với nhau, nhưng cô chưa kịp nói gì thì đã nghe giọng nói nghiêm khắc của ông Phan vang lên sau lưng:

Vú tuyên truyền cái gì với Băng Thụy vậy? Coi chừng cái miệng hại cái thân đó.

Vú Tâm hoảng hốt ra mặt trước lời răn đe của ông, vội vã phán bua:

– Tôi đâu dám nói gì, thưa ông, chỉ nói chuyện chơi thôi mà.

Ông Phan trần giọng:

– Chị thừa biết là tôi không thích sự nhiều chuyện trong nhà này, đừng để tôi phải nhắc nhở thêm nửa. Giờ thì chị xuống phụ dọn cơm đi.

Vú Tâm len lén mắt nhìn rồi quay mình đi thật nhanh với vẻ sợ sệt khiến Băng Thụy vô cùng ngạc nhiên. Mê tín là thói thường của các bà, đâu có gì ông Phan phải nổi giận lên giọng quở trách như vậy.

Tuy nhiên, cô chắng có thì giờ suy nghĩ lâu về chuyện này vì ngay sau đó ông Phan đã nhìn cô, cất tiếng hỏi:

– Con đã chuẩn bị sẵn sàng chưa ? Sáng mai ba sẽ đưa giấy tờ văn bằng hợp lệ cho con để nộp vào công ty Hoàn Cầu. Tuần sau con sẽ vào làm chính thức luôn đó.

Băng Thụy hoang mang hỏi lại:

– Có chắc chắc không thưa ba ? Làm sao biết được họ sẽ tuyển con chứ không phải một người nào khác?

Ông Phan cười tự tin:

Con không phải lo chuyện đó. Quan hệ xã giao của ba đủ rộng để sắp, xếp ổn thỏa mọi việc, với điều kiện là phải có thực lực.

Công việc của một nhân viên vặn phòng không quá khó với một nhà thiết kế thời trang chứ?

Băng Thụy ngượng ngùng đáp lại.

– Con sẽ cố gắng học hỏi thêm để thích ứng với môi trường mới.

Ông Phan trầm giọng nói một cách ray rứt:

– Ba hy vọng nhiều vào con để bảo vệ công ty, nhưng nếu cảm thấy nguy hiểm hoặc không chịu đựng được áp lực thì con cứ rút lại, ba sẽ tìm cách khác.

Băng Thụy lắc đầu, mạnh dạn khẳng định:

– Con không có hứng thú với công việc này, nhưng con lại tự nguyện giúp sức ba khi ba cần, vì thế không bao giờ có chuyện con làm dở dang kế hoạch cả.

Xin ba yên tâm!

Ông Phan trìu mến vuốt tóc cô, nói bằng giọng xúc động:

– Ta biết có thể trông cậy hoàn toàn vào con. Con thật xứng đáng 1à con cháu họ Huỳnh chúng ta.

Băng Thụy khẽ nhắc ông:

– Dù là con nuôi, nhưng con biết mình phải làm gì để xứng đáng với tình thương và công ơn của ba mẹ đối với con.

Ông Phan khựng lại với nét bối rối hiện rõ trên nét mặt, rồi giả lả thốt lên:

Ba không hề phân biệt con nuôi với con ruột chút nào. Con đừng nghĩ về việc này nữa.

Quay đầu nhìn về phía căn phòng sau lưng mình với ánh mắt xót xa, ông bùi ngùi nói trong tiếng thở dài:

– Tội nghiệp Huyền Nga. Nó ra đi quá sớm, không được tận mắt trông thấy những điều xảy ra về sau.

Rồi như muốn tránh xa nơi gợi cho mình dòng hồi ức buồn bã, ông giục Băng Thụy:

– Xuống nhà đi con. Tới giờ ăn rồi đó.

Thường Yên bực doc lục tung chồng hồ sơ cao nghệu trên bàn lên để tìm bảng báo giá vật liệu xây dựng. Quái! Mới hôm qua nó còn nằm sờ sờ ra đó mà nó mất tiêu là sao chứ?

Mọi sự cũng tại cô nàng Uyên Thy mà ra hết. Đang làm yên lành ở đây, tự dưng lại nằng nặc xin nghỉ để chuyển sang làm hướng dẫn viên du lịch. Nguyên tắc của anh là ''giữ kẻ ở lại chứ không giữ người muốn ra đí', nhưng thực lòng mà nói thì anh không muốn mất đi cô thư ký được việc như thế chút nào.

Công việc ở đây như một cái máy đang vận hành trơn tru, chỉ mất đi một con ốc thì sẽ chậm tiến độ lại ngay, muốn khắc phục thì phải mất một quãng thời gian nữa, đó là điều Thường Yên không thích chút nào.

Không sao tìm được thứ cần tìm, Thường Yên đành nhấn chuông tìm sự trợ giúp.

Khoảng năm phút sau, một phụ nữ đứng ,tuổi nhanh nhẹn đẩy cửa bước vào, cất tiếng hỏi:

– Cậu tìm gì vậy, Thường Yên?

Thường Yên nhăn nhó trả lời:

– Cô Lý, làm ơn tìm giúp cháu bảng báo giá của Vệ Minh gởi qua hôm trước đi. Đủ thứ giấy tờ phát nhức đầu luôn.

– Cô Lý bước đến bên bàn soạn một lúc rồi đưa xấp giấy cho anh, nói với nụ cười thông cảm trên môi:

Ông nào cũng sợ mó tay vào mớ văn thư giấy tờ, nên chị em phụ nữ mới có việc làm.

Thường Yên thở ra:

– Chẳng biết có đúng như lời cô nói không mà hiện tại cháu đang muốn bệnh vì hàng trăm thứ công việc lặt vặt không có người phụ trách đây.

Cô Lý ''à'' lên một tiếng:

– Đã có người thế chỗ Uyên Thy rồi. Trước khi nghỉ, cô ta xin cho người em bà con vô làm. Tôi định báo cho cậu biết, nhưng cô gái đó chưa đến nhận việc nên tạm thời chưa nói.

Thường Yên cau mày, tỏ ra không hài lòng:

– Thời buổi bây giờ ''người chờ việc chứ việc đâu có chờ ngườí'. Người nào đó chưa đi làm mà đã có cung cách đủng đỉnh nhàn hạ như vậy, sợ làm không bền đâu.

Cô Lý tìm lời bênh vực cho cô gái vắng mặt:

– Không phải vậy đâu. Cô ấy có báo qua điện thoại cho tôi hay là phải. Về quê tận Vĩnh Long, Bạc Liêu gì đó để chứng giấy tờ nộp vào công ty nên xin thêm mấy ngày nữa.

Thường Yên không bắt bẻ nữa nhưng cũng không cởi mở hơn, có vẻ như anh đang ''giận cá chém thớt'' nên nỗi bực dọc Uyên Thy trút lên kẻ xấu số tiếp nhận công việc sắp tới.

Thấy cô Lý lúi húi sắp xép giấy tờ gọn gàng lại, anh xua tay ra lệnh:

– Cô cứ để nguyên đó, để cơ nàng vô có việc làm, không thôi cô ta lại tưởng công ty này rảnh rỗi lắm, chỉ ngồi chơi xơi nước, có mặt hay không cũng được.

Biết tính cậu chủ trẻ, cô Lý tủm tỉm đi, đi ra ngoài sau khi hỏi lại:

''Cậu không cần gì nữa chứ ?''.

Tội nghiệp cô bé ngồi thế chỗ Uyên Thy. Bao nhiêu bực tức vì ác cảm sẽ dồn hết lên đầu cho mà xem.

Ngồi vào máy vi tính, Thường Yên say sưa làm việc quên giờ giấc. Nhìn lên đồng hồ, anh giật mình xuýt xoa:

– Mười hai giờ rưỡi rồi. Không ăn trưa thì sức đâu mà làm việc buổi chiều chứ. Định nhấc điện thoại cho nhà hàng đem đồ ăn đến, nhưng nghĩ sao, Thường Yên đứng lên đi ra ngoài.

Cả tòa nhà ba tầng của công ty đều im phăng phắc, hầu như mọi người đều chìm vào giấc ngủ trưa hoặc lang thang ở một quán cà phê, tiệm cơm nào đó:

Chỉ có mình anh khua bước giữa hành lang vắng lặng này mà thôi.

Đã xuấng gần hết tầng hai, bất thình lình một cô gái từ phía dưới di lên đâm sầm vào anh, khiến cả hai đều loạng choạng suýt té.

May là bậc thang rồng và thành lan can bằng sắt có tay vịn. Chứ không thì cả hai đều té nhào xuống dưới rồi.

Thường Yên giận dữ hét lên:

– Đi phải nhìn đường chứ. Giữa ban ngày ban mặt mà quờ quạng vậy à?

Cô gái lắp bấp thanh minh:

– Xin lỗi anh. Tôi có việc cần gặp cô Lý gấp mà lại bị trục trặc một số vấn đề nên phải vội vàng như vậy.

Đúng là ngày xui xẻo! Gặp toàn chuyện bực mình. Tuy còn bực bội nhưng Thường Yên không phải kẻ nhỏ mọn đi đôi co với phụ nữ, nên anh khoát tay cho qua sau khi dặn với lại:

– Phòng cô Lý ở dãy bên trái, ngay đầu cầu thang. Đi lên đó, cô làm ơn nhẹ nhàng giùm, đừng phá giấc ngủ trưa của mọi người đó.

Không cần nhìn lại, Thường Yên cũng tưởng tượng ra vẻ mặt của cô gái nọ sau khi nghe lời nhắn nhủ của anh.

Xong bữa ăn trưa, Thường Yên quay về công ty và ngạc nhiên khi thấy sự hiện diện của một người con gái lạ trong phòng làm việc của mình. Cô ta đang đứng quay lưng lại dọn dẹp mở giấy tờ, sổ sách nên không trông thấy mặt, nhưng cứ nhìn cách ăn mặc của cô ấy, cũng đoán được đây chẳng phải là mẫu phụ nữ hấp dẫn rồi.

Đằng hắng khá lớn báo hiệu sự có mặt, của mình, Thường Yên đã có sẵn câu hỏi trên môi ngay trước khi cô gái quay mặt lại để giành thế chủ động:

Dường như tôi là chủ nơi này thì phải? Hay là tôi đã đi lộn chỗ?.

– Cô gái ngỡ ngàng nhìn anh rồi bật thốt lên:

– Thì, ra là ông? Có lẽ chính tôi mới là kẻ đến lộn chỗ. Nơi đây không thích hợp với tôi rồi.

Lúc này Thường Yên mới nhận ra kẻ vừa đụng độ ban nãy ở cầu thang và bị anh nhằn cho một chặp. Anh nhớ mang máng rằng cô ta đến tìm cô Lý kia mà, sao bây giờ có mặt trong phòng làm việc của anh chứ?

Không cần giữ ý, anh hỏi một hơi:

– Cô không gặp cô Lý nên tự ý vào đây hay sao? Xin báo cho cô biết là công ty có nguyên tắc của công ty, không thể buông tuồng thoải mái như chỗ không người đâu nhé.

Nhìn sững anh bằng ánh mắt ấm ức, cô gái nói xẵng:

– Chính cô Lý bảo tôi vào đây chứ tôi không hề tự ý đâu. Nếu biết chủ nơi này là ông, chắc chắn tôi sẽ chẳng bao giờ đặt chân qua ngưỡng cửa đâu.

Ngay lúc ấy, cô Lý từ ngoài đi vào, xăng xái hỏi Thường Yên:

– Cậu về hồi nào vậy? Tôi bận chút việc không vô kịp để giới thiệu cô thư ký mới với cậu Hai người đã làm quen với nhau rồi phải không?

Cả hai người chưng hửng nhìn nhau, hoàn toàn không ngờ đối tượng mình đang có ác am lại là người sẽ có quan hệ mật thiết trong công việc với mình từ bây giờ.

Tâm trạng của Thường Yên dù gì cũng đỡ hơn vì anh là sếp, có quyền cư xử theo ý mình.

Nhưng với cô gái nọ thì khác. Sau câu nói của cô Lý, thì cô ta nhíu mày lại với vẻ bức xúc không giấu giếm. Sau đó mím môi, nói với cô Lý:

Dường như công việc ở đây khộng phù hợp với cháu đâu, thưa cô. Cháu cho rằng mình nên đi tìm việc khác là tốt hơn.

Cô Lý tròn mắt:

– Nói nhảm gì vậy? Chưa 1àm ngày nào sao biết hợp hay không mà rút lui ?

Thanh niên gì mà dở vậy?

Lý lẽ của cô Lý khiến cô gái trở nên do dự. Giữa lúc đó, Thường Yên bỗng xen vào:

Mọi người đã quên ai là người có tiếng nói quyết định trong việc tuyển nhân viên hay sao mà cứ bàn tính loạn xạ vậy?

Cô Lý khựng người ngẩn ngơ nhìn anh:

– Tôi không quên, nhưng việc quản lý nhân sự là của tôi từ xưa đến giờ, đâu phải thông qua ai đâu. Nếu cậu muốn thay đổi thông lệ thì cứ nói ông chủ bảo tôi một tiếng thì tôi buông ra ngay, để ai muốn làm gì thì làm.

Thường Yên dở khóc dở cười trước cơn tự Ái của người phụ tá lâu năm từ thời cha mình này. Anh sơ ý không nghĩ đến cái cương vị vững như bàn thạch từ bao lậu nay của cô Lý nên mới ra nông nỗi này. Cái thế công thần'' của người đàn bà này chẳng dễ thay đổi một sớm một chiều. Vì thế, anh đành hạ giọng chịu lỗi :

– Cháu chỉ muốn biết mình có quyền chọn hộ lý không, chứ không có ý bài bác quyền hạn của cô đâu.

Cô Lý vẫn giận dỗi nhưng giọng điệu cũng dịu hẳn lại. Dù sao người ta vẫn là chủ mà. Nhìn sang cô gái, cô cất giọng an ủi:

– Không có gì đâu, từ từ rồi sẽ quen. Uyên Thy làm thế nào, cháu cứ làm y như vậy là được. Đây là cậu chủ Thường Yên, giám đốc của công ty Hoàn Cầu.

Cháu sẽ làm thư ký riêng cho cậu ấy đó, Băng Thụy.

Băng Thụy mím môi chào khô khốc:

– Chào ông chủ!

Thường Yên không được thoải mái lắm trong việc tiếp xúc với cô thư ký mới của mình nên gật đầu đáp lại rồi tìm cách lánh mặt sau khi dặn dò Băng Thụy:

– Chiều nay tôi bận họp ở Sở Thương mại. Cô ở lại tập làm quen với công việc. Cần gì thì cứ hỏi cô Lý.

Đợi Thường Yên đi khuất, cô Lý mới cười tươi, giải thích với Băng Thụy:

– Cậu ta rất tốt, nhưng phải tính kiêu ngạo, xem thường phụ nữ. Phải dằn mặt ngay từ đầu mới làm việc được.

Băng Thụy nhận xét khá mỉa mai:

– Vừa đẹp trai, vừa tài giỏi, dĩ nhiên anh ta có quyền đặt cặp mắt lên trán rồi.

Cô Lý ân cần dặn dò Băng Thụy:

Cháu cứ từ từ làm, có gì không hiểu thì hỏi cô, cô chỉ cho. Đừng xuề xòa làm cho có lệ, Thường Yên không chấp nhận đâu.

Băng Thụy gật đầu:

– Dạ, cháu biết. Cám ơn cô đã mất nhiều công sức vì cháu.

– Cô Lý lắc đầu nói nhanh:

– Đừng nói vậy ! Cô đã chịu ơn của ông Phan thì phải làm hết sức để đền đáp lại cho ông ấy chứ.

– Thì ra là vậy! Hèn gì mà người phụ nữ này đã bênh vực cô hết mình.

Đoán được ý nghĩ từ cái nhìn của Băng Thụy, Cô Lý nhỏ giọng phân trần:

– Chuyện cô với ông Phan là ân nghĩa cá nhân, không liên quan gì đến công việc hết.

Cô giúp cháu ổn định việc làm cũng là giúp Thường Yên có được người trợ lý tốt. Sợ dĩ cô làm áp lực để cháu đừng bỏ đi là vì ông Phan đã dặn dò rằng cháu rất cần công việc này, phải giúp cháu cho bằng được nên cô mới hết lòng như vậy.

Những ân oán mưu toan giữa con người với con người sao mà rối rắm, phức tạp làm Băng Thụy nhức đầu. Cô đã bước chân vào cuộc chơi mới biết chẳng dề dàng chút nào khi muốn rút chân ra. Mọi thứ đều có quy luật và cái giá của nó.

Phải nương theo để sinh tồn nếu không muốn bị nghiền nát bởi bánh xe của thực tế này.

Hiểu ra rồi; Băng Thụy mới cảm thông với cha nuôi mình. Tuân thủ quy tắc cuộc chơi là điều không thể lựa chọn được. Hẳn ông không vui vẻ chút nào khi bày ra vở kịch này, nhưng vẫn phải thực hiện. Cầu mong sao mọi việc thuận lợi để cô có thể vui vẻ trở về bên người thân mà không gặp tổn thất gì.

Ải đầu tiên cô phải vượt . Qua chính là thái độ ngạo mạn của gã Thường Yên này. Tuy rất ghét hắn, nhưng Băng Thụy phải công nhận đấy là mẫu dàn ông vô cùng quyến rũ đối với cac cô gái. Nhưng dù sao đi nữa thì cô vẫn không bao giờ xiêu lòng vì hắn. Nhất định là thế.

Đưa bộ đồng phục cho Băng Thụy mặc thử, cô Lý không ngớt lời tán thưởng.

– Cháu có dáng người đẹp như người mẫu, phải chưng diện như vậy mới xứng. Có đâu luộm thuộm như hôm đi nhận việc, bị Thường Yên xem thường là phải.

Vừa bực vừa buồn cười, Băng Thụy thanh minh:

– Có phải tại cháu đâu. Hôm đó xui xẻo bị chiếc xe tải làm văng bùn lên dơ hết quần áo, phải mượn đồ cô thay đỡ mới ra có sự chứ.

Nhớ đến tình trạng hôm đó của Băng Thụy, cô Lý không nén được chuỗi cười ngặt nghẽo:

– Con gái mặc áo của bà già, không ngố làm sao được. Đã vậy tóc tai mặt mũi còn ướt lem nhem, xơ xác nữa chứ.

Xoay nửa thân người để ngắm phần lưng trong kiếng, Băng Thụy nhoẻn cười hài lòng với bản thân. Cô biết mình nếu không là hoa hậu thì cũng trên mức trung bình, hoàn toàn không khiến đàn ông phải nhăn mặt chán ngán khi tiếp xúc. Chắc chắn bộ dạng nhếch nhác hôm đầu gặp gỡ đã tạo ấn tượng không tốt nơi Thưởng Yên, nên anh ta mới đối xử với cô như vậy Nhất định cô phải cho gã đàn ông trịch thượng này một bài học mới được.

Cái ý tưởng trả thù đã thỏa mãn niềm tự Ái đầy trẻ con ấy đã giúp Băng Thụy phấn khích hẳn lên. Cô Lý cẩn thận dặn dò lần chót trước lúc Băng Thuy bước ra khỏi phòng:

– Nhớ lúc nào cũng lấy bộ mặt tươi tỉnh khi đối diện với sếp nghe cháu.

Mình giống như bình hoa chưng trong phòng giúp các ông hạ nhiệt lúc nhìn vào, vậy đó.

– Nụ cười còn trên môi Băng Thụy vụ tắt khi cô đặt chân vào ''căn phòng khổ saí' vì chạm phải gương mặt lạnh tanh của Thường Yên.

Cả hai người đều nhìn nhau ngơ-ngẩn khiến không gian lặng hẳn đi. Băng Thụy phập phòng không biết ông chủ đáng ghét này sẽ tung chiêu gì ra để hoạnh họe mình đây? Còn Thường Yên thì do sự ngỡ ngàng chiếm sự tâm hồn, anh không thể nào ngờ cô gái xinh tươi, rạng rỡ như hoa mùa xuân đang phô bày hết sức sống trước mặt mình này lại là con mèo ướt luộm thuộm của ngày hôm qua. Sự tương phản quá lớn này khiến anh bị choáng, không sao thốt nên lời:

Đọc được vẻ sững sờ trong ánh mắt của kẻ đối nghịch, Băng Thụy tự tin hần lên. Hất nhẹ mái tóc, Băng Thụy lên tiếng trước:

Chào ông chủ ! Tôi đã có mặt đúng giờ, không sai phút nào. Ông có điều gì muốn chỉ bảo không ạ?

Lấy lại vẻ lãnh đạm cố hữu, Thường Yên lạnh nhạt trả lời:

– Cứ duy trì tính kỷ luật như vầy là tốt.

Hôm nay tôi đến sớm nên được tận mắt chứng kiến ưu điểm này của cô. Hy vọng trong công việc, cô cũng thể hiện được điều đó.

Cố dằn cơn tức vào tận đáy lòng, Băng Thụy cũng đáp lại bằng ngữ điệu hệt như thế:

– Tôi sẽ cố không để cho người bỏ tiền trả lương mình thất vọng.

Dường như Thường Yên không hề chờ đợi câu trả lời thẳng thừng như thế từ phía nhân viên của mình nên có vẻ sốc, nhưng anh cũng đủ bản lĩnh đón nhận nó và đối lại bằng cương vị lãnh đạo của mình:

– Thực tế sẽ là câu trả lờl chính xác nhất cho mỗi người. Cô ngồi vào chỗ và soạn thảo giùm tôi số văn bản này, tôi sẽ đọc nó ở hội nghị các doanh nghiệp trẻ vào ngày mai.

Dứt lời, anh di ra khỏi phòng với phong thái đĩnh đạc của kẻ hiểu mình muốn gì và luôn biết cách buộc những người xung quanh phải làm theo ý mình.

Lại thêm một lần nữa, Băng Thụy phải thầm ca ngợi tính quyết đoán và sự mạnh mẽ của Thưởng Yên. Anh ta quả là đối thủ đáng gờm cho những ai muốn ngáng đường mình, trong đó dĩ nhiên là có cả ông Phan.

Nghĩ đến đó, Băng Thụy rùng mình lo lắng. Cô cố gạt bỏ những suy tưởng không hay dó bằng cách tập trung hết cỡ vào việc trước mặt.

Lách cách ... lách cách ... Tiếng bàn phím gõ đều đã cuống Băng Thụy vào công việc suốt ngày hôm đó, không còn thời gian suy nghĩ ra ngoài lề nữa. Nhờ vậy mà lương tâm cô không còn dằn vặt bởi nhiệm vụ bí mật của mình nữa, bởi cô đang toàn tâm toàn trí thực hiện, chức năng phụ tá cho Thường Yên. Ít ra thì hiện tại cô có thể tự hào rằng mình đă xứng đáng với đồng lương của chủ bỏ ra như lời khẳng định lúc đầu của gã đàn ông ấy.