Chợ Ở trước đình làng, cạnh hai con đường hàng xã và hai con sông. Con sông lớn có tên "sông Cầu Đông", con nhỏ hơn tên "sông Cầu Nhì", trùng tên với hai cái cầu bắc ngang đoạn ở gần chợ. Cạnh con sông lớn có một cái bến, gọi là "bến chợ". Bến chợ bằng đá, rộng và sâu để mùa nước cạn nhất người đi chợ vẫn có thể rửa ráy được mà không phải lội xuống bùn. Trên bờ sông, ngay cạnh bến đá là một bụi dâm to, cành lá lúc nào cũng xơ xác vì bị dân ăn quà vặt bẻ để xỉa răng. Cạnh bụi dâm là một cây đại cổ thụ, lá lúc nào cũng xanh rì, mùa hoa đại cả một bến sông thơm ngát, hương hoa tạt cả vào chợ.

Dân vùng cạnh cấu Đông, cầu Nhì, vì gần chợ nên được gọi là "dân chợ". "Dân chợ" hình như cũng ăn chơi hơn, lắm lời hơn nên dân các vùng khác phục lắm. Họ gọi đám này là dân Cầu Đông, Bến Đá, Đại, Đa, Dâm, nhại theo phong cảnh. Có người tiết kiệm lời ăn tiếng nói quá, bớt hẳn mấy chữ: "Cầu Đông, Bến Đá", gọi gọn lỏn là: "dân đại đạ dâm". Ai không biết lại tưởng như người ở đây đa dâm lắm.

Chợ có tên là chợ Trung, để phân biệt với hai chợ khác, Thượng và Hạ trong vùng. Cũng có nhiều người gọi là chợ Cầu Đông, theo tên cái cầu. Chợ Cầu Đông họp tháng sáu phiên vào ngày ba, ngày tám. Những ngày không phiên dân làng có thể đi đến chợ Thượng, chợ Hạ để mua bán. Người nào dài chân hơn thì đi chợ Đình, chợ Chùa. Những ai có xe, rong ruổi đạp đến chợ Thượng trại, Hạ trại... Những ai lười hoặc có công, có việc không đi xa được, chịu khó đợi đến chiều, ngày nào chợ cũng mở từ ba, bốn giờ cho đến tận lên đèn, gọi là chợ Hôm.

Chợ Trung, chợ Cầu Đông, chợ Hôm... nhỏ nhưng cũng khá qui củ. Năm gian nhà to, nền tráng xi măng, lợp ngói, dành cho người bán những mặt hàng sạch sẽ. Mấy hàng gạo, hàng khoai lang, hàng bánh cuốn, ngô nướng, mấy gánh cơm, gánh phở, gánh cháo lòng, cháo trai... Mấy cái lều kém bề thế hơn giành cho mấy bà hàng xén bày bán gương, lược, kim chỉ, dây cước, lưỡi câu, ngòi bút, giấy bản, giấy trắng, phong bì, mực xanh, mực tầu, mấy cô bán hàng vải, hàng quần áo may sẵn... Nửa chợ đằng kia là hàng thịt, hàng tôm, cá, rươi, nhộng, hàng nước mắm, mắm tôm. Cạnh đấy là hàng rau, hàng lợn, hàng gà. Một ông phó rèn ở cuối chợ nhận rèn dao, rựa, mai, cuốc... , cho bà con, nhanh thì đợi đến hết buổi, chậm, phải đợi đến phiên sau mới lấy được. Cạnh quầy phó rèn là quầy nhuộm. Quầy này chỉ nhận nhuộm có hai màu xanh và đen, họa hoằn lắm mới thấy có màu gụ na ná như màu nâu và màu tím than trung gian giữa xanh và đen. Dân của cả huyện biết độc có cái quầy nhuộm này nên đi đến đâu cũng thấy một màu tối om om. Người ta chỉ so bì nhau, đại để: "- Quần bà đen hơn quần tôi", "- áo em xanh hơn áo chị", "- Cái khăn gụ của bác thẫm quá"... , có vậy.

Ngày xưa, chợ không có "ban quản lý" như bây giờ. Ngoài những buổi họp chợ, người mua, người bán tự quản lẫn nhau, những lúc khác chợ do thằng Cúc và cái Đỏ cai trị.

ễ vùng này, kẻ nào có tật thì không có tuổi, giống đực dân làng đồng thanh gọi là: thằng, giống cái là: con, hoặc cái.

Thằng Cúc năm ấy cũng đến hơn bốn chục tuổi, nghiện thuốc phiện nặng. Da nó tái mét, cổ rụt lại, vai nhô lên, hai cái môi trều ra, đen xì, đôi tai bẹp, cái mũi cũng bẹp dí dị, đôi mắt trắng dã. Nó mắc bệnh nòi rom. Mỗi khi làm điếu ở một xó xỉnh nào đó xong ruột già chảy ra dài lòng thòng. Nhiều người đã tận mắt thấy nó xuống bến đá sông Cầu Đông vừa rửa ruột, vừa nhồi vào trong. Chẳng ai giao cho việc quét chợ nhưng nó cứ giành lấy, cũng chẳng ai thèm tranh lại...

Cái Đỏ hơn thằng Cúc đến hai chục tuổi. Nếu gọi ăn trộm, ăn cắp cũng là một nghề thì cái Đỏ làm nghề ăn cắp chợ. Bốn mùa nó đều diện một bộ quần áo đụp, màu mè cũng chẳng thẫm, chẳng nhạt hơn dân trong vùng là mấy. Vì nó ăn cắp đã thành danh nên chẳng ai dại gì lại hớ hênh ngửa thúng ra để nó lấy. Ai cũng cảnh giác che che đậy đậy. Tuy nhiên, len lỏi cả buổi chợ con Đỏ cũng kiếm được đủ bữa cho cả ngày. Nó không lấy nhiều, chỉ nhặt nhạnh, chỗ này vốc gạo, vốc mì, chỗ kia bắp ngô, củ sắn, chỗ khác con cá, con tép, lá rau...

Trong khu vực chợ Cầu Đông cũng còn mấy đứa không có tuổi như thằng Cúc, cái Đỏ nữa. Đấy là hai thằng dở hơi, thằng Bột chạc năm mươi, và thằng Mật, cũng chạc ấy. Cả hai thằng dở hơi đều thằng này chê thằng kia dở hơn mình. Cả hai đều yêu tha thiết bà chủ tịch xã có người yêu chiến đấu trong miền Nam, và hễ trông thấy nhau thì không biết nếp tẻ thế nào cứ xông vào tả nhau một trận mẻ đầu sứt trán đã... Ngoài ra cũng còn mấy thằng, mấy con mù, chột, khoèo, thọt, rỗ, ngọng.

Hàng ngày, đợi tan buổi chợ là thằng Cúc xách cái chổi bằng cành thanh hao đi quét. Nó moi móc rất kỹ, quét rất sạch. Xong gom rác rưởi thành một đống ở cuối chợ mà đốt khói mù cả lên. Tro, tàn nó xúc vào thúng, để đấy, nếu không ai hẹn hò xin xỏ gì thì đem đổ ùm xuống sông Cầu Đông phi tang tích.

Thằng Cúc quét chợ thật sạch chẳng ai chê vào đâu được, một phần vì nó nhiếu thời gian, có việc gì làm cũng khuây khỏa, đỡ thèm hút sách... , phần nữa là vì nó ăn, ở, ngủ nghê ngay trong chợ, bẩn thỉu quá có mà chịu được khối.

Thằng Cúc và cái Đỏ chia nhau mỗi đứa một nửa sàn nhà xi măng. Trên mỗi phần chúng giải một manh chiếu, tấm chăn rách làm nơi ngủ nghệ Mỗi đứa có một cái tay đẫy đựng đồ thập cẩm, ban ngày chẳng biết chúng dấu đi đâu hay gửi ai nhưng cứ chờ đêm đến là cùng mang ra, của đứa nào, đứa nấy kiểm kệ Thằng Cúc coi cái Đỏ như mẹ. Nó chỉ giữ những gì liên quan đến việc hút sách còn bao nhiêu đưa cho con kia hết. Cái Đỏ có đến ba bốn chiếc xoong, chiếc nào cũng nhỏ xíu như đồ chơi của bọn trẻ con, nó dùng mấy cái xoong ấy nấu cơm, nấu rau, kho cá, kho thịt... cho hai đứa ăn. Đừng ai nghĩ bữa cơm của chúng đạm bạc, trái lại, chúng ăn uống phong lưu ra phết. Đừng nói là chỉ con nhà nghèo, ngay người khá giả đôi khi nhỡ bữa nhìn cũng phát thèm. Cứ đến mỗi phiên chợ là hai đứa có hẳn một ngày ăn tươi. Đã thành lệ, trong bữa cơm tối hôm trước thằng Cúc hỏi cái Đỏ:

- Mai muốn nấu nướng, ăn, uống thế nào để tôi còn liệu.

Rồi tùy cái Đỏ phán thích cái gì sáng mai nó cứ thế mà lấy. Phiên thì bánh cuốn, phở gà, phở bò, phiên thì cháo lòng, tiết canh. Từ những thứ cao lương mĩ vị, bánh dày, bánh giò, cơm tám, giò chả... đến những thứ hạ đẳng như ốc mút, bánh đúc riêu cua... Thấy nó cầm mấy cái xoong con đã rửa ráy thật sạch sẽ đi đến, mấy ông, mấy bà chủ của hàng cứ tự động chọn chỗ ngon múc vào cho thật đầy. Họ nghĩ đấy là cái công lao xứng đáng phải trả cho nó. Có những ông, bà chủ tốt bụng, gắp xong thịt, múc xong canh còn dúi vào tay nó cút rượu bảo tối mang ra mà uống cho đỡ đau lưng... Những bà, những cô hàng xén cũng chẳng ai keo kiệt, từng phiên một các bà, các cô chia nhau ra mà cho nó người năm hào, người một đồng. Số tiền ấy thằng Cúc dùng mua thuốc phiện, để đêm đến co chân lên tận cằm nằm hút vo vo trên manh chiếu ở góc chơ... Nhiều khi các bà, các cô buôn bán phát tài cũng hay thưởng tiền cho thằng Cúc lấy hên. Cô này thấy cô kia thưởng cũng bắt chước, có khi còn chịu chi hơn. Thằng Cúc bộn bề tiền, hút thuốc xả phanh cũng không xuể mới đem gửi hết cái Đỏ, nhờ tích trữ lại đợi đến lúc đủ sẽ mua cho mỗi đứa một manh áo, một mảnh quần.

Cái Đỏ cũng thương thằng Cúc lắm. Ngoài hai bữa cơm, quần áo hàng ngày thằng này thải ra nó mang ra bến đá giặt giũ thật sạch, phơi lên thành cầu Đông, canh đến lúc khô gấp lại tử tế rồi cất đi chọ Biết thằng Cúc bị bệnh lòi rom, mỗi lần thuốc thang xong ruột già lại lòi ra hàng tấc, mùa đông, cái Đỏ nấu nước nóng cho nó ngâm để ruột co lên. Mùa hè sẵn lá vông, cái Đỏ lấy về hàng nắm thái ra phơi khô rồi nấu như nước chè cho nó uống. Có nước lá vông, bệnh tật của thằng Cúc đỡ rất nhiều.

Hai mẹ con thằng Cúc sống bám vào cái chợ như thế cuộc sống cũng tạm ổn. Thỉnh thoảng cái Đỏ lại rỉ tai thằng Cúc:

- Để xem có món nào thì tôi nhắm cho, thích không. Thằng này ngượng, cái mặt tái mét vậy mà cũng đỏ ửng lên được, nó lắp bắp:

- Bà nói thế. Có ai lại để ý đến cái thằng nghiện ngập, xấu xa này.

Cái Đỏ ậm ờ:

- Biết đâu đấy! Biết đâu mèo mù lại vớ cá rán cơ đấy.

Thằng Cúc cứ tưởng cái Đỏ nói đùa nên quên ngaỵ Cho đến một buỗi tối bỗng thấy con mụ già mang ở đâu về một đứa con gái cũng chạc ba, bốn mươi tuổi, đem đến trước mặt, cười cười nói nói:

- Đây, tôi cất công đi tìm bạn về cho anh đây, liệu, liệu mà ăn, mà ở với nhau; thì nó mới ớ người ra.

Hôm sau là ngày chợ phiên, tin thằng Cúc có vợ đồn ầm ầm khắp chợ, rồi đến sau bữa cơm trưa thì không chỉ một xã mà là cả mấy xã quanh đấy đều biết tường tận.

Vợ thằng Cúc là cái Liếng. Cái Liếng gọi cái Đỏ bằng cô, và cũng

làm nghề của cô nó, có điều là ở chợ khác. Dạo này máy bay Mĩ bắn phá ì ầm, chợ của nó bị vỡ mấy lần không họp lại nổi, thiếu ăn nó mới phải chạy đến bà cô xin tá túc, ngờ đâu lại vớ được cả tấm chồng nghiện.

Cái Đỏ lo lắng cho cuộc sống mới của hai vợ chồng thằng Cúc lắm. Nó giao toàn bộ số xoong, nồi cho cô cháu, bảo:

- Từ nay chúng mày nấu nướng lấy mà ăn.

Cái Liếng vừa đỡ lấy cất vào một xó, vừa lí nhí đáp:

- Thì cô cũng sang đây ăn với chúng con cho tiện, có nhiều nhặn gì đâu mà ngại.

Thế là từ đấy tối tối quanh niêu cơm ba con người không có tuổi, xếp hạng dưới đáy của xã hội xúm vào chan chan, húp húp, câu chuyện vào ra cũng đỡ buồn.

Về ở với nhau được ít lâu, một hôm cái Liếng nói với chồng:

- Thôi đừng hút sách gì nữa, báu bổ gì cái thứ thuốc phiện ấy. Tôi nghe nói ai nghiện ngập quá sẽ không có con đâu.

Thằng Cúc đồng ý ngay, vừa quẳng ống điếu vào bếp lửa nó vừa nói:

- Thì bỏ, vẫn biết là chẳng hay ho gì, có điều buồn thì hút... Mà đằng ấy với cô cũng bỏ nghề ấy đi. Một mình tôi làm thừa đủ ba người ăn.

Cái Liếng với cô nó đồng loạt bỏ nghề. Cả hai phụ với thằng Cúc quét dọn, thu xếp cái chợ sạch bóng. Thằng Cúc dành thời gian rảnh rỗi vào làng xin tre, xin gianh về làm một cái lều nho nhỏ phía cuối chợ rồi đón cô, đón vợ nó về ở. Từ bấy giờ chiều chiều trên mái căn lếu nhỏ có khói bếp bay lên, có mùi nấu nướng thức ăn, tối tối có anh đèn. Cả nhà nó ai cũng cảm thấy: - Ra thế, hạnh phúc chẳng phải là điều khó kiếm lắm, vậy mà chẳng biết tại sao trước đây mình lại để xổng mất nhỉ.

Vợ thằng Cúc có chửa. Gần đến tháng đẻ nó rước hẳn một bà mụ về nuôi ăn, nuôi ở trong nhà. Bà mụ này chẳng phải làm gì ngoài mỗi một việc là canh chừng vợ nó. Cái Liếng thấy chồng quan tâm, chăm sóc mình nhiều quá thì cảm động, khóc, mặt cô ả cứ đỏ hây hây. Bà mụ không phụ lòng mong chờ của nhà chúng nó. Đợi đúng ngày đúng tháng bà đỡ từ trong lòng cái Liếng ra một thằng bé giẫy thật mạnh, khóc thật to, mẹ tròn, con vuông. Ngày hôm ấy trong nhà thằng Cúc thật vui quá ngày hội.

Cái Đỏ không dám đặt tên cho cháu. Vợ chồng thằng Cúc cũng thế. Chúng bèn sửa một con gà, nấu đĩa xôi, nhờ một ông cao niên trong làng đặt tên cho con. Ông cũng chẳng hẹp hòi gì xem ngày, xem giờ rồi đặt cho thằng bé là thằng Phú, hy vọng sau này nó chẳng bị nghèo khó như bố mẹ.

Dưới mái lều tranh cuộc sống gia đình thằng Cúc trôi đi thật yên ả. Sáng sáng, cho đến tận trưa nó ở ngoài chợ, vai đeo một cái túi vải thật tọ Các ông, các bà, các cô bán hàng biết thắng Cúc bây giờ một mình làm nuôi bốn miệng ăn nên bốc cho nó cũng nặng tay, bù lại ai trong chợ có công việc gì nặng nhọc nó cũng sẵn lòng xắn tay áo lên làm giúp. Nó nghỉ trưa, ăn xong bữa cơm, chơi với con được tiếng đồng hồ rồi lại xách chổi ra chợ. Ngày nào chợ Hôm họp nó phải làm việc đến tối mịt. Hàng ngày, ngoài hai bữa cơm và thì giờ chăm sóc thằng Phú, cái Liếng phụ với cô nó ngồi gỡ chỉ rối thuê cho mấy bà thợ dệt quanh vùng, đợi chồng về.

Thằng Cúc yêu con lắm. ễ chợ về, nó quẳng cái chổi một xó rồi xà vào chỗ thằng bé ngay mà nâng niu, ôm ấp, hôn hít. Gặp lúc thằng Phú ngủ nó cũng chẳng chịu ngồi mà nhìn, hai cái tay không khi nào để yên, không bẹo má cũng sờ chân, sờ chim cò thằng bé, làm cho nó thức dậy mới thôi... Hai cô cháu cái Liếng xót con, xót cháu xuýt xoa, cằn nhằn đến thế nào nó cũng chỉ cười trừ. Thằng Cúc thấy đời nó hạnh phúc quá, nó thấy yêu cuộc sống này, yêu con, yêu vợ, yêu mái lều tranh, yêu luôn cả cái nghề quét chợ, thôi thì kệ ai muốn nói ra, nói vào cái gì thì nói, mặc kệ công việc có nhiều khi bẩn thỉu, vất vả, nặng nhọc thật miễn sao ngày ngày mang đủ cơm, đủ gạo, đủ tiền về nuôi vợ nuôi con... Ước mơ của nó đơn giản nhỏ nhoi có vậy, có ai ghen tị gì với nó đâu, thế nào mà chẳng thực hiện được, thằng Cúc nghĩ vậy.

Thế nhưng cuộc đời đâu có đơn giản như nó nghĩ.

Một hôm thằng Cúc vừa lúi húi nhóm xong lửa đốt một đống rác lớn, ngẩng đầu lên nó nhìn thấy ngaybốn người lạ, người nào cũng dép râu, quần ka ki, áo đại cán cài kín khuy cổ, mũ cối, kính mát đen xì... Bốn người đồng loạt tháo mắt kính ra chằm chặp nhìn, thằng Cúc thiếu tí nữa thì lùi vào đống rác đang bắt lửa, nó hơi hoảng, miệng lắp bắp:

- Các ông là....

- Quản lí thị trường; một trong bốn người nói, - Từ ngày mai ông khỏi quét chợ, khỏi thu thuế chợ đi. Lần đầu tiên thằng Cúc được người ta gọi là ông nhưng nó chẳng thấy sung sướng chút nào. "Quản lí thị trường... ", nó đã từng nghe mấy bà buôn bán ở chợ kháo nhau. Bọn ấy thất đức, cạn tầu ráo máng lắm, chẳng cho ai làm ăn gì đâu. Hơi một tí là chúng biên giấy phạt. Không chịu nộp thì hất đổ xuống đất. Bất kể hàng gì, dẫu là của ngọc thực đút vào mồm hàng ngày cũng lấy chân dẫm cho bẹp tan tành... Tuy nhiên một vài bà vẫn hi vọng, chắc chúng chỉ quấy nhiễu ở mấy chợ lớn, cái chợ nhà quê nhỏ nhoi này chúng chẳng thèm để ý đến đâu, lèo tèo mấy mươi sạp hàng nào có bõ bèn gì, thằng Cúc nghe nói vậy và nó cũng hy vọng...

Thằng Cúc chắp tay van:

- Thưa... , tôi quét chợ Ở đây đã mấy chục năm naỵ Giờ không cho quét nữa, tôi biết làm gì, lấy gì nuôi vợ, nuôi con...

- Không biết, mấy người kia kiên quyết trả lời nó vậy rồi kéo nhau đi.

Sáng hôm sau người đi chợ Cầu Đông được chứng kiến một cảnh đến buồn cười. Thằng Cúc vẫn khoác trên vai một cái tay đẫy to tướng quen thuộc đi đằng trước, bốn ông quản lý thị trường đeo xà cột lẽo đẽo theo sau... Các ông chủ hiệu ăn, máy bà hàng quà bánh, các bà, các cô hàng xén... gói, gói, ghém, ghém, vừa chìa ra, thằng Cúc chưa kịp nhận để nhét vào túi đã bị mấy ông "quản" xấn xổ giật lấy. Đúng là một cảnh tranh cướp.

Đấy là buổi đi làm ở chợ cuối cùng của thằng Cúc.

Hết