Những đứa con của tự do

(BachvietBooks)

Những đứa con của tự do được kể lại dựa trên câu chuyện có thật ở Pháp tôn vinh những người con dũng cảm, kiên gan đã chiến đấu không mệt mỏi cho tự do, khi mà mỹ từ ấy trở nên xa xỉ trong thời đại hỗn loạn của đại chiến thế giới. Đặc biệt, những người anh hùng ấy tuổi đời con rất non nớt mà có tư tưởng và con tim vĩ đại.
Những người con ngoại quốc đến từ nhiều quốc gia Ba Lan, Rumani, Hungari, Italia, Tây Ban Nha... lại yêu tha thiết mảnh đất đã dung nạp mình, để rồi họ cống hiến tuổi trẻ và tinh thần của mình cho quốc gia Pháp, nơi họ vĩnh viễn thuộc về, nơi mà họ tin là mùa xuân sẽ trở lại...vào một ngày nào đó...
Cha ruột của Marc Levy là một nhân chứng sống động trong thời đại hỗn loạn, nước Pháp bị Đức quốc xã chiếm đoạt không còn một chút quyền lợi nào. Và ông, một chiến sỹ cách mạng nhiều trọng trách là nhân vật chính trong câu chuyện, mang biệt hiệu Jeannot. Jeannot và cả một thế hệ trẻ chủ yếu là dân ngoại quốc đã từng sống trên đất Pháp đã tập hợp lại thành lữ đoàn 35 mang tên Marcel Langer. Ở đó họ "chưa bao giờ thừa nhận thân phận mà người ta muốn áp đặt cho mình, chưa bao giờ chấp nhận cho người ta xâm phạm đến phẩm giá con người".
Lý tưởng chiến đấu cho tự do đã gắn kết những con người ấy lại với nhau. Họ mang trong mình niềm tin mãnh liệt, lòng dũng cảm đôi lúc vượt lên tất cả mọi trở ngại để chiến đấu. Và đó cũng là cảm hứng xuyên suốt toàn bộ câu chuyện.
Lữ đoàn 35 phối hợp với quân đội địa phương chiến đấu chống lại lực lượng chiếm đóng. Họ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nhưng tựu chung cho mục tiêu gây tổn thất, làm suy giảm lực lượng địch, tạo thời cơ cho quân đồng minh đánh trả và giành lại nền độc lập tự do cho tổ quốc.
Tuy nhiên, lý tưởng đâu phải là một thứ gần gũi, dễ nắm bắt mà đôi khi phải trả bằng xương máu của biết bao chiến sỹ, bằng nỗi sợ hãi luôn thường trực bất cứ nơi nào họ đặt chân đến, vào bất cứ lúc nào, "nỗi sợ cứ tồn tại trong mỗi ngày của bạn, trong mỗi đêm của bạn", rồi trong một giây phút kiệt sức chợt đến, họ chợt băn khoăn "liệu chỗ tận cùng có thực sự tồn tại hay không, liệu một ngày nào đó chúng ta có tỉnh khỏi cơn ác mộng mà chúng ta sống đã nhiều tháng trời hay không."
Mình sợ, buổi sáng thức dậy, mình sợ; ở mỗi ngã ba, mình sợ họ theo mình, sợ họ bắn mình, sợ họ bắt giữ mình, sợ có những Marius và Rosine khác không trở về sau khi hành động, sợ Jeannot, Jacques và Claude bị xử bắn, sợ có điều gì xảy ra với Damira, với Osna, với Jan, vớit tất cả các cậu, những người là gia đình của mình.
Lúc nào mình cũng s̖, ngay cả khi đang ngủ. Nhưng không nhiều hơn hôm qua hay hôm kia, không nhiều hơn kể từ ngày đầu tiên mình gia nhập đội, không nhiều hơn kể từ ngày họ tước đoạt của chúng ta quyền tự do."
Và "tiếp tục sống, tiếp tục hành động, tiếp tục tin rằng mùa xuân sẽ trở lại, điều đó đòi hỏi rất nhiều dũng cảm", nhưng vượt qua những khoảnh khắc yếu ớt ấy, các chiến sỹ tuổi 20 kiên quyết "sẽ tiếp tục sống với nỗi sợ ấy, cho đến chỗ "tận cùng", dù "chẳng biết nó ở nơi nào"...
Sống với nỗi sợ hãi và phải tuân thủ những điều lệ nghiêm ngặt của quân đội, những người trẻ tuổi phải chiến đấu với cái bụng rỗng, với giấc mơ về món bánh mì kẹp "tầm thường" mà lại vô cùng xa xôi. Thế nhưng với tình yêu, họ đã vượt lên tất cả. Tình yêu ấy thiêng liêng đẹp đẽ một cách diệu kỳ. Không những là tình yêu nước, tình cảm gia đình, tình yêu nhân loại mà mãnh liệt và da diết nhất, đó là tình yêu đôi lứa, thứ tình cảm bị cấm đối trong quân đội.
Ngập tràn trong tình yêu, những chiến sỹ quyết đoán, sắt đá nhất cũng trở nên dịu dàng, đáng yêu. Họ mộng mơ về một thế giới tốt đẹp hơn, nơi họ có thể vĩnh viễn thuộc về nhau, nơi mà con người tự do tồn tại, mà họ đã không phí mạng khi giành giật nó từ tay bọn phát xít.
Tình yêu đẹp biết mấy, họ muốn được yêu biết mấy. Một gia đình hạnh phúc, với người chồng, người vợ và những đứa con thơ sống trong thời bình là cả một thế giới tươi đẹp trong tâm hồn các chiến sỹ. Hình ảnh ấy vẫn còn lưu luyến, dù đến lúc họ buộc phải rời khỏi thế gian và đi về một thế giới khác.
Sợ hãi, đớn đau, khốn cùng. Nhưng dù là nơi tận cùng của thế giới, nơi không gian tối tăm và chật hẹp, lãnh thổ chỉ có bệnh tật là chúa tể ngự trị thì niềm tin mãnh liệt của những người con ấy vẫn lớn lao, không suy suyễn. Trong nhà ngục tối tăm, họ vẫn hát vang bài ca Cồn đất Đỏ, đôi lúc pha chuyện cho cuộc đời thêm tươi vui. Chất hài hước trong gian lao đôi lúc làm tăng sinh lực sống cho những cơ thể tiều tụy, tàn tạ...
Những người con của tự do là một sự tôn vinh đẹp đẽ dành cho người nước ngoài nương náu trên đất Pháp và đã chiến đấu cho mảnh đất ấy. Và lữ đoàn 35, dù "Bị truy đuổi, chịu khốn khổ, thoát khỏi lãng quên, họ là biểu tượng của tình anh em được đào luyện trong cảnh đau khổ sinh ra từ sự chia rẽ, và cũng là biểu tượng cho sự dấn thân của những người phụ nữ, những trẻ em và những người đàn ông đã góp phần khiến đất nước chúng ta, đất nước đã bị nộp cho bọn quốc xã làm con tin, từ từ ra khỏi sự thinh lặng để cuối cùng phục sinh"... (Diễn văn của Charles Hermu, bộ trưởng bộ Quốc phòng Pháp).
Đến với Những đứa con của tự do, mục đích phá cách của tác giả thể hiện rõ nét để không đi vào lối mòn của các tác phẩm trước. Không còn sự huyền bí vô hình, không đem đến cho con người những mộng ảo xa xôi, tác phẩm thể hiện độ gai góc, phản ảnh hiện thực trần trụi với tiết tấu nhanh, làm độc giả đôi lúc phải biết chấp nhận sự phũ phàng, mất mát.
Thế nhưng, nếu bạn đã từng đọc những thiên "diễm tình" của Marc Levy như Nếu em không phải một giấc mơ, Kiếp sau, Bảy ngày cho mãi mãi, Em ở đâu?... hẳn sẽ nhận ngay phong cách "lãng mạn pha chút hài hước" đặc trưng Marc Levy, trong đó nổi lên là tình yêu.
Vì thế, khó có thể khẳng định ngay rằng đây là một thành công mới mẻ, một Marc Levy mới mẻ, thế nhưng với những ai đã bắ7;u "bội thực" với motif "yêu yêu, thơ thơ, lãng mạn, ngọt ngào, mơ mộng" quen thuộc của tác giả best-seller người Pháp này, thì đây là cách để họ khám phá một thử nghiệm mới và chờ xem Marc Levy sẽ có những sáng tạo tiếp theo nào để tên tuổi ông không bị nguội đi trong lòng người mến mộ.
Tôi rất yêu cái động từ "kháng cự". Kháng cự, với những gì giam cầm ta, với những thành kiến, với những xét đoán hấp tấp, với thèm muốn xét đoán, với tất cả những gì xấu trong ta và chỉ đòi biểu lộ, với thèm muốn buông xuôi, với nhu cầu được xót thương ái ngại, với nhu cầu được nói về mình để thiệt cho người, với thời thượng, với những tham vọng không lành mạnh, với tình trạng hoang mang bối rối quanh ta.
Kháng cự, và... mỉm cười.

Emma DANCOURT


Tặng cha tôi,
tặng chú Claude em cha,
tặng tất cả những người của tự do.
Tặng con trai của cha
tặng em yêu của anh.


Mai này tôi sẽ yêu em, hôm nay tôi còn chưa biết em. Tôi khởi đầu bằng việc đi xuống cầu thang tòa nh nơi tôi ở, xin thú nhận với em là bước chân hơi vội vã. Ở tầng trệt, bàn tay tôi, đã siết chặt hàng lan can, cảm nhận chất sáp ong mà vào các ngày thứ Hai người gác cổng thoa một cách quy củ cho đến khúc ngoặt đầu cầu thang tầng hai và vào các ngày thứ Năm thì đến những tầng gác cuối. Dù ánh nắng dát vàng lên mặt tiền các tòa nhà, song lề đường hãy còn óng ánh nước mưa sáng sớm. Thế mà về những bước chân nhẹ nhõm ấy, tôi còn chưa biết gì hết, tôi chẳng biết gì về em hết, em là người chắc chắn một ngày kia sẽ trao cho tôi tặng phẩm đẹp đẽ nhất mà cuộc đời ban cho con người.
Tôi bước vào quán giải khát nhỏ trên phố Sant-Paul, tôi có nhiều thì giờ rảnh cho mình. Ba người đứng bên quầy, chúng tôi là số ít ỏi những kẻ giàu thời gian vào buổi sáng xuân hôm ấy. Thế rồi, hai bàn tay chắp sau tấm áo choàng len tréo go, cha tôi bước vào, cha tì khuỷu tay lên quầy cứ như đã không nhìn thấy tôi, một phong thái lịch sự rất riêng nơi cha. Cha gọi một tách cà phê đặc và tôi có thể thấy nụ cuời cha cố giấu tôi dù khéo dù vụng, vụng thì đúng hơn. Bằng cách vỗ nhẹ tay xuống quầy, cha cho tôi biết rằng trong phòng "yên tĩnh", rằng cuối cùng tôi có thể xích lại gần. Khi chạm khẽ vào áo cha, tôi cảm thấy sức mạnh nơi cha, gánh nặng của nỗi buồn đè trĩu vai cha. Cha hỏi liệu tôi "vẫn chắc chắn chứ". Tôi chẳng chắc chắn điều gì hết, nhưng tôi gật đầu. Thế là cha rất kín đáo, đẩy chiếc tách của mình. Bên dưới đĩa lót, có một tờ năm mươi phrăng. Tôi từ chối, nhưng cha nghiến rất chặt hai hàm và lầm bầm rằng, muốn chiến đấu, thì bụng phải no. Tôi cầm tờ bạc và, qua cái nhìn của cha, tôi hiểu bây giờ mình phải đi. Tôi chỉnh lại mũ lưỡi trai, mở cửa quán giải khát và đi ngược con phố.
Khi đi dọc theo cửa kính, tôi nhìn cha ở bên trong quán, một thoáng nhìn trộm, như thế đấy; còn cha tặng tôi nụ cười cuối cùng của cha, như để ra hiệu rằng cổ áo tôi k chỉnh.
Trong mắt cha có một sự khẩn cấp mà phải mất nhiều năm tôi mới hiểu, nhưng giờ đây tôi chỉ cần cha trở lại trong tôi, nguyên vẹn. Giờ đây tôi biết cha buồn vì tôi ra đi, giờ đây tôi cũng đoán biết cha dự cảm rằng chúng tôi sẽ không còn gặp lại nhau. Cha đã mường tượng không phải cái chết của cha, mà là cái chết của tôi.
Giờ đây tôi ngẫm nghĩ lại về cái khoảnh khắc ấy trong quán giải khát Tourneurs. Ắt phải đòi hỏi rất nhiều can đảm ở một người để đưa tang con trai mình trong khi đang uống tách cà phê - rau diếp ngay bên cạnh nó, để vẫn giữ im lặng và không bảo nó "Con về nhà ngay lập tức và làm bài đi".
Một năm trước, mẹ tôi đã đến sở cảnh sát nhận những ngôi sao vàng của chúng tôi. Với chúng tôi đó là dấu hiệu di cư và chúng tôi đã đi Toulouse. Cha tôi là thợ may và ông sẽ không bao giờ khâu cái vật bẩn thỉu ấy lên một mảnh vải nào.
Ngày 21 tháng Ba năm 1943 ấy, tôi mười tám tuổi, tôi bước lên xe điện và đi tới một bến đỗ không có tên trên bản đồ nào hết: tôi đi tìm chiến khu.
Mười phút trước tôi còn mang tên tên Raymond, từ lúc xuống bến cuối của đường tàu số 12, tôi mang tên Jeannot. Jeannot không họ. Vào khoảnh khắc hãy còn êm đềm ấy trong ngày, rất nhiều người trong thế giới của tôi chẳng biết những gì sắp đến với mình. Cha và mẹ chẳng biết rằng người ta sẽ sớm xăm một số hiệu lên cánh tay mình, mẹ chẳng biết rằng trên một sân ga, người ta sẽ chia lìa mẹ với người đàn ông mà mẹ hầu như yêu hơn cả chúng tôi.
Còn tôi, tôi cũng chẳng biết rằng mười năm sau, tôi sẽ nhận ra trong một đống những cặp mắt kính chất cao gần năm mét, tại Đài Tưởng niệm Auschwitz, đôi gọng cha đã cất vào túi trên áo vét, lần cuối cùng tôi gặp cha ở tiệm giải khát Tourneurs. Claude em trai tôi chẳng biết rằng tôi sắp tạt qua tìm em, và nếu như em không nói đồng ý, nếu hai chúng tôi không cùng nhau đi qua những năm tháng ấy, thì chẳng một người nào trong hai anh em còn sống sót. Bảy chiến hữu của tôi, Jacques, Boris, Rosine, Ernest, Francçois, Marius, Enzo, chẳng biết rằng mình sẽ chết trong khi hô to "Nước Pháp muôn năm", và hầu như tất cả đều hô với một âm sắc ngoại quốc.
Giờ đây tôi rất ngờ rằng ý nghĩ của mình đang lộn xộn, rằng từ ngữ đang xô đẩy nhau trong óc tôi, nhưng kể từ giữa trưa ngày thứ Hai ấy và ròng rã hai năm, tim tôi sẽ đập không ngừng trong lồng ngực theo nhịp do nỗi sợ hãi áp đặt; tôi đã sợ hai năm ròng rã, giờ đây thỉnh thoảng tôi còn thức dậy ban đêm với cái cảm giác chết tiệt ấy. Nhưng em đang ngủ bên tôi, em yêu, dù câu chuyện về Charles, Claude, Alonso, Catherine, Sophie, Rosine, Marc, Émile, Robert, bạn bè tôi, người Tây Ban Nha, Italia, Ba Lan, Hungari, Rumani, những người con của tự do.


PHẦN MỘT

1

Em cần hiểu bối cảnh trong đó chúng tôi từng sống, bối cảnh là quan trọng, đối với một câu chẳng hạn. Ra khỏi ngữ cảnh câu thường thay đổi nghĩa, và trong những tháng năm về sau, rất nhiều câu sẽ ra khỏi ngữ cảnh của chúng để xét đoán một cách thiên vị và để bài xích nhiều hơn. Đó là một thói quen sẽ chẳng mất đi.
Vào những ngày đầu tháng Chín, quân đội Hitler đã xâm lược Ba Lan, nước Pháp đã tuyên chiến và chẳng ai ở nơi đây hay nơi ấy lại nghi ngờ rằng quân đội chúng ta sẽ không đẩy lùi được kẻ địch đến giới. Nước Bỉ đã bị làn sóng những sư đoàn xe bọc thép Đức quét sạch, và trong vài tuần lễ mười vạn binh sĩ của chúng ta sẽ chết trên các chiến trường phía Bắc và mạn sông Somme.
Thống chế Pétain được cử đứng đầu chính phủ; hôm sau nữa, một vị tướng không chấp nhận thất bại đã ra lời kêu gọi kháng chiến từ Luân Đôn. Pétain ưng ký kết đầu hàng, từ bỏ mọi hy vọng của chúng ta. Chúng ta đã bại trận nhanh hết sức.
Quy phục nước Đức quốc xã, thống chế Pétain kéo nước Pháp vào một trong những thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử đất nước. Nền cộng hòa bị thủ tiêu vì cái mà từ nay trở đi người ta sẽ gọi là Quốc gia Pháp. Bản đồ bị gạch ngang một nét và đất nước chia thành hai vùng, một vùng ở phía Bắc, bị chiếm đóng, còn vùng kia ở phía Nam, gọi là vùng tự do. Nhưng tự do ở đấy hết sức tương đối. Mỗi ngày lại thấy xuất hiện một loạt sắc lệnh, dồn vào tình trạng bấp bênh hai triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em ngoại quốc đang sống tại Pháp từ nay bị tước mất các quyền: quyền làm nghề của mình, quyền đến trường học, quyền đi lại tự do và chẳng bao lâu nữa, rất nhanh, quyền chỉ tồn tại mà thôi.
Tuy nhiên, những người ngoại quốc đến từ Ba Lan, từ Rumani, từ Hungari ấy, những người tị nạn Tây Ban Nha hay Italia ấy, đất nước ấy đã thành mất trí nhớ từng cần đến họ vô cùng. Từng rất cần làm đông đảo lại dân cư cho một nước Pháp đã bị mất đi, hai mươi lăm năm trước, một triệu rưởi người, chết trong những đường hào của cuộc Đại chiến. Người ngoại quốc, đó là trường hợp của hầu hết bạn bè tôi, và mỗi người đều đã chịu sự đàn áp, ngược đãi từ nhiều năm nay ở nước mình. Các nhà dân chủ Đức hiểu rõ Hitler là ai, các chiến sĩ Tây Ban Nha biết rõ nền độc tài của Franco, các chiến sĩ Italia biết chế độ phát xít của Mussolini. Họ đã là những người đầu tiên chứng kiến mọi niềm căm ghét, mọi sự quyết liệt không dung tha, chứng kiến các dịch bệnh lan khắp châu Âu kéo theo hậu quả khủng khíêp là chết chóc và khốn khổ. Tất cả đều đã biết rằng bại trận chỉ là một mùi vị đoán trước, điều tệ hại hơn hãy còn chưa tới. Nhưng ai muốn nghe những kẻ đưa tin xấu tới chứ? Ngày nay, nước Pháp không còn cần họ nữa. Thế là những kẻ tha hương ấy, đến từ phía Đông hay phía Nam, bị bắt và giam giữ trong các trại.
Thống chế Pétain không chỉ bỏ cuộc mà thôi, ông ta sắp câu kết với những kẻ độc tài của châu Âu, và trên đất nước chúng ta, đất nước đang thiu ngủ quanh ông lão ấy, đã chen chúc nào thủ tướng, nào các bộ trưởng, tỉnh trưởng, quan tòa, hiến binh, cảnh sát, dân binh, kẻ nọ năng nổ hơn kẻ kia trong công việc kinh khủng của họ.