Tuyên hỏi tôi: "Bao giờ Quỳnh đỉ". Tôi lắc đầu, tránh ánh mắt của Tuyên : "Quỳnh đỉ". Tôi lắc đầu, tránh ánh mắt của Tuyên: "Quỳnh cũng chưa biết nữa". Nét mặt Tuyên giãn ra, nhẹ nhõm: "Vậy mà Tuyên nghe nhỏ Hà nói Quỳnh sắp đi". Tôi lại gật đầu: "Tuần sau, nhà Quỳnh đi chích ngừa đợt chót, rồi đăng ký chuyến bay". Tuyên im lặng một lát rồi nói, giọng buồn buồn : "Sang năm học mới, Tuyên chẳng còn được nhìn Quỳnh mặc áo dài". Tôi cười giả lảng: "Thì Tuyên nhìn người khác vậy !". "Không, Tuyên thích nhìn Quỳnh kia !". ánh mắt Tuyên nhìn tôi tha thiết quá, tôi cúi mặt, vân ve cái quai cặp sách đã sờn ôm trên tay, chợt thấy như có trăm ngàn con kiến đang bò trên mặt mình, rồi làm bộ ngắm trời mưa, thốt một câu bâng quơ: "Chiều này mưa to ghê !". Mùa hè thường có những cơn mưa ồ ạt trắng cả đất trời. Buổi chiều, tôi đi học về, đạp xe song song với Tuyên, cơn mưa bất thần ập đến. Hai đứa vội vã tấp vào một mái hiên bên đường. Câu hỏi bất ngờ của Tuyên cứ xoáy trong lòng, nhắc tôi nhớ đến mùa hè sẽ là mùa hè cuối cùng, một mùa mưa sẽ là mùa mưa cuối cùng. Rồi tự nhiên, chẳng ai nói với ai một câu, tôi và Tuyên cứ mê mãi một đứa một ý nghĩ riêng. Ngắm mưa chán, tôi đưa tay ra ngoài nghịch ngợm. Những giọt mưa rơi nhè nhẹ trên đôi tay, len lỏi qua kẽ tay chảy xuống, gây một cảm giác thích thích. Tuyên nhìn tôi cười : "Trông Quỳnh đứng hứng nước hay lắm !". Tôi cũng cười: "Tuyên xạo quá trời" rồi tự hỏi, mai mốt, không biết mai mốt mình có còn được hứng mưa như thế này. - O O o - Tôi đi thành phố chích ngừa ba ngày về ghé nhà Hà, Hà thông báo: "Tuyên về quê rồi". Tôi hỏi lơ đãng: "Sao về sớm vậy?". Hà kể: "Bà nội Tuyên bệnh nặng, Tuyên phải theo ba về quê gấp." Tôi chép miệng: "Vậy là mai mốt, Tuyên không dự được liên hoan lớp mình". Hà gật gù: "Ừ há, tội nghiệp Tuyên ghê hén!". Tôi làm thinh, không tỏ ra đồng tình, cũng không tỏ ra phản đối, nhưng trong bụng đang nghĩ: mùa hè cuối cùng của mình, buổi liên hoan cuối cùng của mình với lớp, vậy mà chẳng có Tuyên. ý nghĩ cái gì cũng "cuối cùng" làm cho đầu óc tôi nặng nề, u ám lạ thường. Tôi đang lạy trời, lạy phật cho có một trục trặc nào đó để lùi ngày đi của mình lại, may ra Tuyên lên kịp. Nhưng... lên để để làm gì ? Tuyên sẽ không tiễn tôi ra phi trường đâu, Tuyên vốn ghét tiễn đưa và nước mắt. Chẳng biết tôi có khóc không, khi xa Tuyên, nhưng ra đi thế này mà không được nói với Tuyên một lời, tôi ray rứt không yên. Hồi nhỏ đến lớn, tôi và Tuyên là bạn thân, cái gì cũng có nhau. Hà lục cắp: "Ah, suýt nữa tao quên, Tuyên gởi cho mày cái này !" rồi vứt ra bàn một phong thư, ngoài bì để trắng. Tôi vồ lấy, quên mất ý tứ là Hà ở bên cạnh. Nét chữ hơi nghiêng, chữ "g" có cái đuôi vút lên quen thuộc của Tuyên: "Quỳnh mến, Tuyên phải về quê gấp, thật buồn vì không gặp Quỳnh được để chia taỵ Tuyên sẽ nhớ mãi đến bạn. Chúc bạn may mắn, đạt được mơ ước của mình. Đừng quên Tuyên." Cuối thư là chữ ký vào một dòng Tuyên viết nắn nót : "Bạn thân của Quỳnh" tôi buông lá thư, cảm thấy buồn kinh khủng, cảm giác như vừa đánh mất một cái gì thật quý giá. Hà tiễn tôi ra cổng, rủ : "Chiều nay lớp mình đi thăm thầy cô, mày đi không ?". Tôi gật đầu: "Đi chứ" và nghĩ trong những ngày này, mình cần đi chơi, thăm viếng thật nhiều, sau này khó có dịp. Chợt thấy vô lý quá, sao không có Tuyên. - O O o - Chuyến bay đã không hoãn lại và Tuyên ở quê cũng không lên kịp để tôi nói lời chia taỵ Chỉ biết dặn lại Hà: "Mày ghi cho tao ngay địa chỉ của Tuyên trong cái thư đầu tiên nghen." Nữa tháng trôi qua kể từ buổi liên hoan cuối năm của lớp tôi. Thầy cô dặn dò thế nào, bạn bè nhắn gởi thế nào, tôi nhớ như in. Xấp ảnh chụp đủ cả lớp, khuôn mặt nào cũng tươi hơn hớn, bạn thân có, không thân cũng có, trừ Tuyên. Mấy ngày sắp nghỉ hè, một mình tôi tha thẩn trong sân trường, nhặt hoa phượng làm thành những con bướm màu đỏ, chia làm hai phần, Tuyên một nửa, tôi một nửa, chất đầy hai hộp giấy, đến nổi mẹ tôi phải quở: "Để hết lưu bút, hình ảnh, hoa hòe của con Quỳnh lại chắc nhét thêm vài tâm sơn mài là ít". Hành lý chủ yếu của ba mẹ tôi mang đi là sơn mài, vì nghe mấy người quen mách: sơn mài sang bên đó bán lời to ! Buổi chiều trước ngày khăn gói xuống thành phố để lên máy bay, tôi một mình đạp xe loanh quanh khắp nơi, mới thấy bây giờ có quá nhiều điều để nhớ ! Tôi đi qua từng góc phố, ghé lại quán chè tôi với Tuyên vẫn thường ngồi, đếm từng gốc me trên con đường đi học mà ngày nào cũng hai bận dạo qua, cứ mơ có một cơn mưa nào đó ập xuống, có một mái hiên để đụt mưa suốt đời. Tôi đâm sợ cái ý nghĩ mai kia ở một xứ sở xa lắc, tôi phải đi học ở ngôi trường không có một cánh phượng hồng, phải đi về trên những con đường không có một gốc me già, không có những cơn mưa ồ ạt bất ngờ. Rồi lại tự hỏi đến mùa khai trường sang năm, Tuyên sẽ như thế nào khi không còn được ngắm tôi mặc áo dài, không còn nhìn tôi ở một góc hiên đang đưa tay hứng mưa, để rồi buột miệng khen: "Hay lắm !". Buổi tối về nhà, ngồi giở từng cánh bướm phượng ra xem, tôi đã tưởng tượng đến vẻ mặt của Tuyên lúc nhận được những cánh bướm phượng của tôi mà muốn khóc...