Chương 1

Ái ngồi im lìm trên ghế và đưa mắt nhìn những cụm mây trôi đi bồng bềnh. Máy bay lướt lên cao, tưởng như đang đứng một chỗ. Dòng sông hiện ra dưới mắt nàng, uốn cong mềm mại và dục màu phu sa.

Nỗi bàng hoàng đầy tràn trong linh hồn nàng cho mắt nhìn thờ ơ, cho gương mặt u uẩn và lo lắng đế nhan sắc nàng mê hoặc người đàn ông ngồi bên cạnh nàng. Ái không còn lòng dạ nào nhìn thấy ai nữa, dù là người đàn ông tình cờ ngồi chung một hàng ghế với nàng. Nàng nhìn đó nhưng chẳng nhận vào mắt được gì nữa. Thỉnh thoảng nàng lại thở dài nhè nhẹ...

Nếu bây giờ mình rớt xuống --- mọi người cùng tan xác ? Bao giờ cũng vậy, cứ bước lên phi cơ, ngồi xuống một ghế sát bên cửa sổ nàng lại nghe trong đáy lòng mình vang lên câu hỏi đó. Nàng lại nghiêng đầu, cho má tì sát thành cửa kính nhìn xuống cánh đồng mây trôi đi rất êm rồi buồn bực thở dài thêm một lần nữa. Hai giọt lệ nho nhỏ thầm lặng rơi trên má nàng. Người đàn ông ngồi bên cạnh tò mò nhìn nàng, làm một cữ chỉ như muốn lên tiếng hỏi, thấy nàng lạnh như một pho tượng cổ, ông ta lại thôi chỉ đưa mắt nhìn vẻ han hỏi và thắc mắc. Ái vẫn chưa nhìn thấy ông ta, nàng triền miên trôi đi trong nỗi đau khổ của nàng.

- Có thể nào ba làm chuyện đó không ? Trời ơi, tôi muốn điên lên rồi...

Nàng cắn lấy môi, đế dằn một tiếng nấc nhỏ, nàng không muốn khóc trước mặt người lạ, nàng bỗng thấy mình lẻ loi hơn bao giờ, bạn bè đã xa rồi, đã mất.

- Hay tại vì mẹ ? Tại mẹ mà ra hết, ba mình bạc nhược đế mẹ lộng quyền làm tan nát gia đình, làm tủi nhục con cái....

Mắt nàng mờ đi, nàng lắc đầu nhẹ nhẹ, nàng muốn nghĩ tốt cho mẹ, muốn thương yêu mẹ hết sức được, nhưng mẹ không bao giờ thương nàng hết, mẹ đã coi Ái như một đứa con lạc giònh của mẹ. Nàng ôm lấy mặt bằng cả hay tay, mắt vẫn nhìn đăm đăm không rời những cụm mây hiền lành nổi trôi đó đây. Bầu trời xanh trong với cánh đồng mây lang thang vô định dưới xa, giòng sông còn uốn khúc, mềm như thân hình người vũ nữ trong một điệu nhạc tình.

Người thiếu nữ áo xanh vừa bê khay kẹo đến. Người đàn o6ng bên cạnh nàng tiện dịp lên tiếng bởi Ái Lan vẫn còn nhìn ra ngoài, cô áo xanh lại hơi lười nói:

- Cô dùng kẹo gì không cô?

Ái giật mình quay lại, thấy khay kẹo, tay người đàn ông và đôi mắt đẹp lạnh của cô áo xanh, nàng bối rối một chút rồi gượng cười:

- Cám ơn ông... và cộ..

Cô áo xanh cười nhẹ với người đàn ông, như muốn nói ông ta phải cám ơn nàng nữa mới đúng. Người đàn ông nhón một cái keo đưa cho Ái.

- Mời cộ..

Nàng nhận lấy kẹo, tỏ vẻ cám ơn rồi lại thờ ơ nhìn xuống dưới đất xa.

Người đàn ông dịu dàng hỏi:

- Xin lỗi hình như cô đang buồn chuyện gì đó ?

Ái nhìn ông, rồi lắc nhẹ, ông tiếp:

- Tôi hy vọng cô không buồn vì có tôi ngồi một bên cô.

Ái bối rối nói:

- Ồ không, không phải vì ông đâu, tôi...

- Thế cô buồn vì ai ?

Nàng lắc nhẹ:

- Tôi lo lắng thì đúng hơn là buồn, mà thôi, ông không thể hiểu được đâu.

Người đàn ông dịu dàng:

- Tại sao mình không nói với nhau vài câu chuyện, ai không có chuyện đế lo lắng đâu, biết đâu vì nói với nhau, sự lo lăngsé vơi bớt đi nhỉ ?

Ái ơ thờ ngó xuống dưới. Người đàn ông bị mê hoặc hơn trước vẻ mặt lạnh lùng và hơi kiêu sa của nàng:

- Cô xuống VB ?

Ái gật đầu:

- Vâng.

Ông kiên nhẩn:

- Chắc cô cũng từ saigon về ?

Á gượng nhẹ:

- Dạ vâng

Nói xong, nàng lại xa vắng nhìn mộng ra ngoài. Người đàn ông nhún nhẹ hai vai và thôi không hỏi nữa. Nàng vòng tay trước ngực ngã đầu trên thành ghế, mắt khẻ nhắm lại. Vẻ mệt mỏi và buông thả của nàng lúc này làm người đàn ông tự nhiên xúc động, ông không thể nhìn mắt khép nhẹ, hai môi hé mở và triền ngực rung động của nàng lúc đó. Như một mời gọi thầm kín và ngọt ngào bắt ông phải lao tới, trong cái vũng đam mê lạ lùng của nàng.

Ái vẫn miên man suy nghĩ, mọi chuyện như những vòng xích xoáy trong trí nàng. Tại sao ba lại vào tù vì cái tội nhúc nhã đó ? một đời ba cần cù siêng năng và chịu đựng mẹ --- Chưa bao giờ Ái thấy ba dám nạt nộ mẹ, vậy mà bây giờ ông dám biển chủ của người ta hàng triệu bạc để làm gì nũa, nếu không phải đế thỏa lòng mẹ, lòng mẹ mê mệt như những canh bạc, lòng mẹ xa hoa như những viên kim cương lónh lánh trên những đôi tay mếnh phụ.

Suốt những năm mới lớn, Ái chưa bao giờ thấy mẹ vào bếp với những ngón tay không tô hồng bàn tay mẹ no tròn đã quen xoa bài, đã quen tung tiền ra không tiếc tay rồi. Mẹ không thể nấu cho cha con ăn những bữa ăn đầy ắp thương yêu nữa. Ái là con lớn trong gia đình, nàng không hiểu tại sao mẹ nàng không thương yêu nàng bằng những đứa em sau của nàng. Mộ tphần cũng vì Ái hay chống đối vụ mê bài bạc của mẹ, một phần cũng vì nàng ít giống mẹ nhất. Đôi khi, nàng có cảm tưởng nàng chỉ là con nuôi của mẹ. Ý nghĩ không được mẹ thương bằng các em luôn luôn dày vò tâm trí Á để tủi thân, để buồn bực và uất ức không bao giờ tha nàng.

Bây giờ đang đi học xa nhà, nàng được gọi về để nhìn cha ngồi tù: " Ba cháu kẹt rồi, ông đang ở trong tù chờ ra tòa, cháu phải về ngay đi ". Người bà con xa đã ghé nội trú nghiêm trang bảo nàng. Nhưng một cơn sét đánh ngang đầu, nàng buồn bã thu don quần áo chào biệt bạn bè, để ngậm ngùi bỏ đi. Nàng biết mình sẽ không bap giờ được quay trở lại ngôi trường đó nữa, mẹ đã từng sĩ vả ba hết lời về chuyện ba cho nàng vào nội trú học.

- Học với hành gì nó mà ông bày đặt cho tốn tiền tốn bạc, chứ cái ngữ đó cứ trong xó bếp cho rồi, cho nó học làm gì.

Á đã năn nỉ cầu khẩn cha, trong nhà chỉ còn cha là thương yêu nàng. Ông đã dùng chút quyền cuối cùng của một người cha nhờ chú Huy đưa thẳng nàng lên Saigòn, hy vọng nàng qua được năm chót của trung học, có chút vốn để sau này đỡ gian nan vất vả. Ái muốn thương yêu mẹ, và khát khao được thương yêu, nhưng cứ về nhà, nàng lại tủi thân. Mẹ lườm, mẹ háy, mẹ chửi bất cứ lúc nào có dịp.

- Chao ơi, sang trọng gì mà bày đặc học, với hành, bố con mày chỉ có tài ăn hại...

Á không bao giờ hiểu nổi mẹ nàng, tại sao mẹ cứ la mắng nàng, tại sao mẹ đối sử với nàng như con ghẻ không bằng chứ Bố thì muôn đời im lặng và im lặng. ba nhường mẹ một lần và nhường luôn cho tới ngày mẹ không còn coi ba ra gì nữa. Mẹ đi sáng đi chiều, tố về hạch sách tiền bạc và la mắng con cái, nếu rủi hôm đó mẹ thua. Ái suốt ngày cầu khẩn cho mẹ được bài, dù được bài mẹ cũng không cho Ái tiền như các em. Chúng nhỏ hơn nàng, nên được mẹ yêu chiều nâng niu hơn. Á không ganh tị với các em, chúng còn nhỏ dại và hồn nhiên, nàng chỉ buồn cho mình, sinh nhằm cái giờ xấu xa để suốt những năm đẹp đẽ nhất, nàng không được mẹ thươg yêu.

Nàng cũng không dám oán trách mẹ, mẹ đẹp, san trọng. Ái khát khao được mẹ thương yêu lắm, nhưng mỗi lần về nhà, Ái như người bị nhận chìm vào cõi tối tăm, những câu sĩ nhục của mẹ là những lát gươm đầu tiên đời đã dành cho nàng. Lẽ ra nàng bị đời đâm đau buốt tịm nàng cần được mẹ thương yêu và vỗ về. Không được mẹ thương đối với Ái đó là nỗi bi đát cùng cực nhất của nàng.

- Tại sao mẹ lại ghét bỏ con, hả mẹ ? tại sao không một lần nào mẹ dịu dàng cho con một lời nói đẹp...

Nàng đã nhiều lần dò hỏi bạn bè, Ái đã nhiều đêm băn khoănday dứt.

- Có người mẹ nào không thương con không hả cô ?

Mọi người điều lắc đầu: không một người mẹ nào ghét được con họ hết, tình mẹ là tình đẹp nhất trên mọi thứ tình...

Nàng tìm thấy trong tiểu thuyết bao nhiêu những lời đẹp đẽ dành cho me.... vậy mà, mỗi khi nàng sà tới bên mẹ, mỗi khi nàng muốn được kể lể với mẹ, bà đều hất hủi bỏ đi, hay dài giọng mỉa mai nàng. Ái chụi không hiểu nổi mẹ mình. Xa mẹ nàng nhớ và buồn, nhưng hễ gần với mẹ, nàng lại tự dày vò mình.

Người đàn ông thở nhẹ những vòng khói bay, Ái bây giờ mới thực sự nhìn thấy gương mặt từng trải, có vẻ ăn chơi của người đàn ông ngồi bên cạch nàng. Ông ta không hăncỏn trẻ, nhưng cũng chưa thế gọi là già. Ông đang ở giữa một thời đẹp nhất của đàn ông. Chiếc xắc tay bằng da hươu mềm của nàng chợt rơi xuống. Người đàn ông lặng lẽ cúi xuống nhặt đưa cho nàng, vừa lúc đó nàng cũng với tay xuống toan nhặt, cho hay bàn tay tình cờ chạm vào nhau. Ông ta đưa chiếc xắc cho nàng, và im lặng mỉm cười.

Nụ cười của người đàn ông bỗng làm nàng bối rối xôn xao, một giây sau, nàng mới ngập ngừng nói:

- Cám ơn ông...

Người đàn ông cười rất nhẹ:

- Tôi phải cám ơn cô mới đúng, à mà cám ơn cái xắc tay của cô chứ nhỉ.

Á vẫn buồn, dù trên môi nụ cười gượng gạo hé ra.

- Ông nói chuyện có duyên vậy, chắc ông...

- Sao, cô nói tiếp đi, tôi hồi hộp quá.

- Tại sao ông lại hồi hộp ?

- Tôi đón những lời nói cô như một cây khô chờ cơn mưa tới...

Giọng người đàn ông nhẹ hơn...

- Thỉnh thoảng mình nên bắt chước những nhân vật cải lương một tí cô ạ, dễ thương lắm chứ.

Nàng lại nhìn mông lung trên cánh đồng mây nổi trôi đó đây tưởng như người đàn ông nàng vừa nói chuyện đó như không bao giờ thực.

Người đàn ông nhắc:

- Cô chưa nói hết câu của cô cho tôi nghe.

Ái ngơ ngác:

- Câu gì kia ?

Người đàn ông lắc đầu:

- Tôi có cảm tưởng cô không còn ngồi ở đây, cô vừa nói chắc ông...

Ái cười gượng:

- Tôi nhớ rồi... tôi muốn nói chắc ông thường nói chuyện với đàn bà lắm.

Người đàn ông vẫn mỉm cười:

- Đàn bà có, nhưng thiếu nữ như cô thì chưa, tôi chưa gặp người con gái nào có vẻ thầm kín và bí mật như cô, một giọng nói bí mật, một khuôn mặt bí ẩn...

Nàng ngã đầu ra sau một chút.

- Hình như tôi có đọc câu nói đó ở đâu một lần rồi.

Người đàn ông hơi ngượng, ông ta nhìn chăm chăm vào mặt nàng, nàng nhỏ giọng:

- À tôi nhớ rồi, hình như câu trả lời cúa một đạo diễn, vậy ra ông cũng là ghiền ciné nữa.

- Không, tôi chụi không nổi cái trò giả tạo của màn ảnh, tôi thấy đời sống thực của mình sâu xa hơn và ý nghĩa hơn nhiều chứ.

Ái quay sang nhìn người đàn ông, đây là lần thứ hai nàng "nhìn thấy" người đàn ông này. Đôi mắt tình, đôi môi đầy vẻ đam mê và cái giọng nói đầm ấm ngọt ngào. Tự nhiên, nàng biết, người đàn ông này đã từng ôm rất nhiều đàn bà, như thể ông ta sinh ra đế rót vào tai đàn bà những lời ngọt, đế ôm ấp nâng niu và bỏ xó. Nàng cười một mình. Trong nội trú, nàng và bạn bè có ngày nào không bàn chuyện đàn ông, tìm trong sách, trong tiểu thuyết những câu định nghĩa về đàn ông, rồi những giờ rảnh ngồi tỉ tê nói hết cho bạn bè nghe, để cười khúc khích. Đàn ông, trong khung trời nội trú, vẫn là một cái gì ngộ nghĩnh, gợi nhiều tò mò và thích thú như một món đồ chơi lạ.

Ái nhớ nhỏ Tuyết Minh đã ghi thật đậm những câu viết ngộ nghĩnh về đàn ông:

- Đàn ông, một con vật thích lang thang nhất.

- Đàn ông, kẻ thừa hành của đàn bà trong cuộc chơi tình ái mà hắn không bao giờ biết, hắn tưởng hắn được chơi.

Người đàn ông ngạc nhiên khi thấy nàng cười, ông ta dịu dàng:

- Khi thấy cô buồn, tôi nao núng rồi, bây giờ thấy cô cười tôi muốn điên đảo luôn theo cô quá.

Nàng nhìn ông ta, mặt nghiêm hẳn lại:

- Ông có vẻ...

Người đàn ông bình thản:

- Cô hay nói những câu ngập ngừng lắm hả , vẻ gì cô nói tiếp đi.

Ái lạnh lùng:

- Tôi không thích những người đàn ông tán tỉnh đàn bà một cách...

Người đàn ông cười khẻ:

- Nữa, cô lại nói nửa chừng rồi, cách gì kia?

- Cách của mấy người đàn ông trong phòng nhảy.

- À cô có vào đó rồi ?

- Không, nhưng tôi đọc trong tiểu thuyết.

- Rồi, cô tin theo, cô biết tiểu thuyết tả phòng nhảy là tiểu thuyết gì không ?

- Không.

- Tiểu thuyết của những người chẳng biết gì hết nữa.

Ái nhìn người đàn ông, với hàng mày cau lại, với phiến môi cong lên tinh quái. Một lúc sau, người đàn ông lên tiếng:

- Tôi đố cô một câu nhé ?

Ái hơi nhăn mặt nhưng vẫm im lặng chờ, người đàn ông tiếp:

- Đố cô tôi có biết cô không ?

Ái tròn mắt:

- Biết tôi ?

Người đàn ông gật đầu:

- Đúng rồi ...tôi đố cô đoán xem, tôi có biết cô hay không ?

Ái cắn môi:

- Không, ông chỉ ngồi bên tôi thôi, làm sao ông biết tôi ?

- Nhưng tôi biết thì sao ?

- Không sao hết, nhưng ông không biết tôi.

- Tôi biết tên cô, cô nhạc nhiên không ?

Ái hơi giật mình, người đàn ông này biết tên mình ? có tin được không ? nàng tin chắc nàng chưa gặp người đàn ông này bao giờ, cũng chưa bao giờ nàng tiếp xúc với đàn ông suốt những ngày theo học ở Saigòn... chả lẽ ông ta nhận lầm nàng với một cô vũ nữ nào đó, nên mới đeo theo tán tỉnh nàng bằng cái giọng điệu ỡm ờ này.

Người đàn ông mỉm cười:

- Ái Lan... tôi gọi tên cô như vậy đó không ?

Ái ngần ngừ nhìn người đàn ông:

- Ông... Ông biết tên tôi ?

Người đàn ông gật:

- Tôi vừa gọi tên cô rồi đó. Hoàng thy Ái Lan, đúng không ?

Ái kêu khẽ:

- Tại sao ông biết tôi... tôi nhớ rõ chưa bao giờ gặp ông mà ?

Người đàn ông nheo mắt cười:

- Bí mật nghề nghiệp.

Ái Lan xẩm mặt:

- Bộ Ông làm mật thám ?

- Ồ không... tôi làm việc thường thôi, ký giấy bình thường như mọi người.

- Kệ Ông, nhưng tại sao ông biết tên tôi ?

- Cô thua tôi rồi nhé.

- Á hỏi lại:

- Tôi thua ông ? mà thua cái gì mới được chứ ?

- Thì tôi vừa cho cô biết là tôi biết tên cô, cô bảo không, bây giờ tôi nói đúng tên, không những tên mà cả họ nữa.

Á đành gật:

- Được, tôi thua, nhưng tôi hỏi lại, tại sao ông biết tên tôi ?

- Người đàn ông cười bí mật:

- Cô đoán thử xem ?

Ái vòng tay trước ngực:

- Tôi ghét cái nghề thầy bói lắm, tôi cũng không phải là mật vụ.

Người đàn ông cười khe khẽ:

- Cô giận tôi à ?

Ái mím môi:

- Mắc mớ gì tôi giận ông, điều tôi bực mình.

- Tại sao bực mình ?

- Tự nhiên ông biết tên họ của tôi.

- Nếu tôi biết nhiều hơn thế nữa thì sao ?

Ái nhìn đăm đăm người đàn ông:

- Ông biết nhiều hơn thế nữa về tôi ?

Người đàn ông gật:

- Đúng rồi, cô nhạc nhiên nhiều lắm phải không ?

Ái thú nhận:

- Không những tôi nhạc nhiên, tôi còn rối trí và băn khoăn nữa kìa.

- Cô học trường R. P. đúng không nào ?

Ái giật mình:

- Ủa, sao ông biết tôi rỏ quá vậy ? Ông làm tôi bối rối quá.

Người đàn ông cười nhẹ:

- Ai biểu lúc đầu cô không chụi nói chuyện với tôi.

- Nhưng làm sao ông biết tôi kia chứ, chả lẻ ông là phù thủy ?

Người đàn ông bật cười:

- Đàn bà sao thích gọi đàn ông là phù thủy thế nhỉ ?

- Nghĩa là có nhiều người bị Ông làm trò phù thủy thế này rồi ?

- Không, mới có một mình cô thôi.

Nói xong, gã mĩm cười ngó Ái vẻ bí mật và diêu cợt. Ái Lan nôn nóng:

- Sao ông im lặng, ông cho tôi biết vì sao o6ng biết rõ về tôi đi chứ ?

- Rồi tôi được gì ?

Ái im lặng nhìn người đàn ông rồi lắc nhẹ:

- Thôi, tôi không cần biết nữa, ông muốn biết gì về tôi cũng mặc ông.

- Cô lại giận tôi nữa rồi ?

- Tôi có là gì của ông đâu mà giận với hờn nhỉ ? ông lạ ghê vậy đó.

- Hoàng thy Ái Lan tên đẹp, người cũng đẹp, khó tính là phải.

Ái lạnh lùng quay đi. Người đàn ông cười khẻ một mình, rồi hai tay cũng bắt chước nàng vòng lại trước ngực, rồi đầu cũng ngã đầu ra sau, vòng khói bay lên cho ánh mắt đa tình hơn.

Ái bực mình lắm, nhưng đành im lặng, bởi càng nói càng thiệt, gã thích thú khi được nói với nàng kia mà. Dù không nhìn người đàn ông nữa nàng vẫn phải băn khoăn vì gã rất nhiều. Vẻ lạnh lùng cố ý bây giờ khác với sự dửng dưng thờ ơ lúc đầu.

--- Tại sao thằng cha này biết tên tuổi mình, rồi biết cả trường mình học nữa --- tại sao chứ --- chẳng lẻ hắn là anh của con bạn nào đó cúa mình --- nhưng ít nhất mình phải biết sơ sơ về hắn chứ ?

Những ý nghĩ đó giúp nàng khuây chút buồn phiền riêng của nàng đi đôi chút, nhưng lại thắc mắc không ít về người đàn ông tình cờ ngồi chung một hàng ghế.

- Bây giờ cô có cho phép tôi nói thêm một chút không ?

Thấy nàng vẫn im lặng, gã bình thản tiếp:

- Cô sinh ở VB đúng không ?

Ái quay lại nhìn đăm đăm vào đôi mắt ánh lên tia nhìn giễu cợt của người đàn ông rồi đành xuống giọng:

- Ông làm tôi bối rối quá, chắc ông quen biết ba mẹ tôi ở dưới đó ?

Người đàn ông thẳng thắn lắc đầu:

- Ồ không, nếu quen biết ba mẹ cô, tôi phải gọi cô bằng cháu chứ, và dĩ nhiên cô đã không lạnh lùng với tôi rồi, cô phải sợ tôi đến nói ba đánh đòn chứ ?

Ái cười:

- Thôi vậy, tôi không lạnh lùng nữa, ông nói cho tôi biết ông vì sao ông biết rõ tôi như vậy đi ?

Người đàn ông nheo mắt nhìn nàng rồi lẳng lặng rút trong túi áo ngực ra một cái thẻ bọc nhựa đưa cho nàng. Ái kêu khẽ:

- Ồ thẻ học sinh của tôi...

Người đàn ông cười khẽ:

- Bây giờ cô sợ nghề đạo chích của tôi chưa?

Ái nhỏ nhẹ:

- Vậy mà tôi nghĩ không ra, chắc ông lấy cái thẻ quái ác này lúc bóp của tôi rớt ?

Người đàn ông gật đầu:

- Vâng... và cô cứ nhìn ra ngoài nên tôi tự do sưu tra cô từng chữ từng giòng trong thẻ.

Ái lắc đầu:

- Tôi chụi thua ông luôn, ông thật...

- Nữa, nói chuyện với cô đau tim thật.

- Vậy ông đừng nói gì với tôi nữa cho khỏi đau tim.

- Nhưng nếu tôi thích được đau tim vì cô? thì sao ?

Ái cắn môi, nhìn ra ngoài khung kính nhỏ, những ngón tay xinh xắn của nàng trắng trên nền vải xậm màu cho đôi mắt người đàn ông mê mải dừng tên từng ngón nhỏ. Nàng nói đó, giọng cười cao ngạo, tiếng nói uyển chuyển ngọt ngào, nhưng đôi mắt vẫn xa vắng và bâng khuâng và linh hồn nhổ vẫn khép kín lại không cho ai vào.

Khi cánh phi cơ nghiêng nghiêng đế bắt đầu lướt vào phi đạo. Ái nhìn thấy giòng sông màu phù sa của tỉnh lỵ hiền lành cũ. Rồi lúc bước xuống từng bậc thang phi cơ, người đàn ông mĩm cười nói thật khẽ:

- Chào cô Ái Lan nhé...

Ái gật đầu đáp lễ rồi lầm lũi xách vali ra cổng phi trường với vé mặt thờ ơ và thoáng lo buồn. Nàng biết trước, sẽ không có ai đón nàng về ngoài ba, nhưng ba đã bị bắt giữ rồi. Ái nhìn quanh đế tìm một chiếc xe xích lô đạp rồi vẫy tay bước lên với cái va ly nhỏ để dưới chân khép nép. Thoáng bóng người đàn ông ngồi trên một chiếc xe đen với một nụ cười khi dơ tay ra vẫy chào nàng thêm một lần nữa. Chiếc xe sang quí biến đi cuối con đường tỉnh lỵ gầy guộc.

Thành phố bây giờ có vẻ sơ xác hơn một hai năm về trước cái vẻ giàu sang giả tạo của thành phố phường đã biến đi, để lại những con đường nhựa nhiều ổ gà, nhiều vũng nước đục ngàu hắt lên mỗi khi một chiếc xe phóng nhanh qua. Những ngôi nhà hai bên mỗi ngày lấn thêm ra đường một ít đất, để đường phố ngày một ngoằn ngèo cong queo như rắn bò. Ái chợt hiểu, ba đã gửi nàng đi học xa bằng quá nhiều sự hy sinh của ba rồi. Nàng nhói lòng khi nghĩ đến cảnh ba nàng ngồi bó gối trong trại giam chờ ngày ra tòa lãnh án tù.

--- Tôi phải làm gì bây giờ ? ---

Câu hỏi tấy lên như một vết thương đau nhức tim.

Cho tới khi chiếc xích lô ngừng trước cổng nhà, Ái vẫn như kẻ mất hồn, nàng bước xuống, trả tiền xe xách va ly rồi lặng người nhìn vào nhà, có một cái gì đó không thể gọi tên phủ lên ngôi nhà này để ủ ê, đế vắng lặng tràn đầy. Ái cất tiếng gọi em, khi Lệ chạy ra, nàng im lặng nhìn em gái, cái nhìn chất chứa bao nhiều lời muốn hỏi về người cha vắng mặt.

- Chị mới được chú Hải cho biết chiều hôm qua, mẹ đâu rồi ?

- Mẹ đi rồi!

- Đánh bài ?

Lệ gật đầu, rồi cúi xách va li cho chị. Trong nhà Ái Lệ là đứa em thương nàng nhất, nó vẫn than thở sao mẹ bất công với chị Lan. Vào nhà, nàng mệt mỏi buông người xuống ghế rồi nắm chặt lấy tay em:

- Lệ, tại sao ba bị người ta bắt ?

Cô bé mím môi lại:

- Tại ba biển thủ của người ta hơn một triệu đồng.

Ái bàng hoàng:

- Hơn một triệu... nhưng tại sao ba làm thế, ba mình có thể làm như thế ?

- Má nợ của người ta nhiều lắm rồi.

Ái thở dài:

- Chị đoán không sai, má như một cái tai ương cho đời ba vậy đó, suốt đời ba khổ vì má mình em biết không? Chị không hiểu nổi ba má mình nữa.

Lệ nhỏ nhẹ:

- Chị ăn gì chưa ? để em đi mua cho.

- Thôi, chị không đói, có cơm nguội gì dọn đỡ cho chị cũng được.

Lệ bối rối:

- Nhưng không còn đồ ăn đâu, bị lúc này...

- Lúc này làm sao ?

- Ba không có lương, mẹ thì chị biết rồi đó, mẹ cứ nhất định đánh bài để kiếm tiền sài, nhưng càng đánh càng thua, nhà mình lúc này bết lắm rồi, chị về rồi biết.

Ái ngẫn ngơ:

- Đến nỗi này rồi sao ? ba má mình hồi xưa đâu có tệ.

- Nhưng lúc này đắt đỏ hơn xưa, cũng tại ba má mình nữa.

- Tại làm sao?

- Cứ ăn vào lương vào vốn chứ có buôn bán gì đâu mà đòi khá. Em chán ghê, mấy lần em tính bỏ nhà đi rồi đó.

Ái nghiêm mặt:

- Đừng nói bậy.

- Lệ vẫn càu nhàu:

- Em không hiểu tại sao nữa, lương ba mấy tháng trước vẫn đem về đủ như trước, mẹ hồi nào tới giờ vẫn đánh bài, không hiểu sao hồi này bết quá, tháng nào cũng thiếu tiền chợ hết chơn, làm như tiền của ba là giấy hết.

- Tại tiền mất giá đó, không phải tại ba đâu.

Lệ sịu mặt:

- Áo em cũ xì hết rồi, chị có tiền cho em may cái khác, đi học có cái áo trắng cứ tối giặt sáng ủi mệt muốn chết.

Ái bối rối:

- Ờ đế rồi chị tính...

- Trời ơi, em cần tiền may áo chứ đợi chị tính thì tới bao giờ.

Ái không muônmắng em, bởi nàng biết Lệ tưởng bố gởi cho nàng nhiều tiền xài dư dả. Nếu Lệ biết suốt những ngày ở Saigon trọ học nàng không dám thò đầu xuống phố, không dám mua sắm bất cứ thứ gì với bạn bè, tiền chú Hải gửi lên chỉ vừa đủ trả tiền học và tiền cơm.

Nàng hỏi nhỏ em:

- Một cái áo dài trắng để đi học bây giờ chừng bao nhiêu em ?

Lệ nghi ngờ:

- Bộ chị không biết ?

- Không, lâu lắm rồi chị có may thêm áo đâu.

- Chừng hai ba ngàn, tùy theo thứ vải.

Ái kêu lên:

- Dữ vậy.

- Dữ gì, đó là thứ rẻ nhất đó, thứ sang bây giờ phải mười ngàn kìa.

Ái lúng túng:

- Thôi, để vài bửa nữa đi, bữa nay chị hết tiền rồi, chị mua vé máy bay mất mấy ngàn rồi đó.

Lệ sịu mặt xuống, vẻ thất vọng. Ái nhìn quanh nhà, tất cả vẫn như ngày nàng chưa rời nhà đi xa. Sự vắng mặt của cha trong ngôi nhà làm không khí ủ ê và buồn hẳn xuống. Rất xa trong trí nhớ, cái ngày nào gia đình còn dư giả phong lưu đã biến mất rồi.

Nàng hỏi em:

- Ba bị bắt lâu chưa ?

- Bốn ngày rồi!

Ái xót lòng:

- Rồi trong nhà có ai vào thăm ba không ?

- Em có đi với mẹ một lần, mẹ đang rối ruột lên, vì muốn lo cho ba ra phải đền cho người ta hơn 1 triệu đồng.

- Thế số tiền ba biển thủ của người ta đâu?

- Mẹ trả nợ cho người ta hết rồi, thật ra không phải ba lấy một lúc trong quĩ hơn một triệu đâu, ba lấy đưa cho mẹ ít một, đến lúc câu chuyện vỡ lở ra thì muộn hết rồi. Mẹ tưởng đó là tiền ba áp phe được đem về, bị bây giờ đàn ông ai cũng chạy áp phe đem thêm tiền về cho vợ hết.

Ái cay đắng:

- Rồi tối ngày mẹ so sánh, mẹ phân bì đế bắt ba cũng đem tiền nhiều về cho mẹ ngoài số tiền lương hàng tháng dâng cho mẹ không thiếu một xu chứ gì ?

Lệ bênh mẹ:

- Chị đừng trách mẹ, lương ba đâu có đủ sài, đàn ông bây giờ ai cũng chạy áp phe ngoài số lương hàng tháng hết chị tính lương ba vừa đủ mua gạo với trả tiền điện nước chứ mấy, còn tiền chợ, tiền tiêu sài...

- Mẹ đừng đánh bài đâu có đến nỗi ?

- Không phải đâu chị Ái à, tại mẹ hy vọng đánh được bài đem tiền về phụ với ba đó.

Ái chán nản:

- Thôi bây giờ đổ lỗi cho ai cũng muộn rồi, chị muốn đi thăm ba ngay bây giờ.

Lệ ngần ngừ:

- Chiều nay lũ nhỏ đi học hết, mẹ dặn em phải coi nhà, chị đi một mình được không ?

- Được, em cho chị biết chỗ người ta giữ ba.

- Chị cứ tới ty cảnh sát hỏi, ba đang ở trong tình trạng tạm giữ để điều tra.

Ái giao va li cho em:

- Em đem vào nhà cho chị.

Lệ nhắc:

- Chị vào tắm rửa đã chứ, trông chị mệt mỏi rồi đó.

Ái gật nhẹ, nàng đi vào nhà sau, tìm một chiếc áo khác thay cho sạch bụi rồi đi vào phòng tắm. Phòng tắm không còn sà bông thơm như ngày trước nữa, thay vào đó một bánh sà bông rẻ tiền. Ái thẫn thờ dội nước lên người, sự mệt mỏi mệt dần dần tan bay, nhưng lòng cay đắng buồn phiền thêm. Cũng chỉ vì tiền. Nếu bây giờ mình có hơn một triệu đồng mình đâu có lo nữa, tiền có thể thay thế cho người, đền tội cho chủ nó. Ái chọn chiếc áo màu đen mặc vào người, không buồn dùng đến son và phấn, nàng tìm em gái, dặn dò vài lời rồi đi thẳng ra cổng.

Thành phố cũ giờ bỗng thành chốn nào rất lạ với nàng. Sợ tốn tiền xe, nàng đành đi bộ dọc theo bờ sông. Con sông màu phù sa chạy xuôi về một bến xa, vài hàng cây rũ lá xuống mặt nước chảy, vài chiếc lá bơ vơ nổi trôi trên giòng. Ái không biết sẻ nói gì với cha, sẻ lo được gì cho cha mình với hai bàn tay nhỏ bé nghèo nàn của nàng, nhưng nàng cảm thấy phải gặp ông, dù để nghẹn ngào nhìn, dù để lo âu và xót xa thêm.

Một bên đường, dãy phố nhỏ hắt hiu những tủ kính nghèo nàn, những, mái nhà nhô ra thụt vào, những hè đường nhấp nhô không đều. Ái muốn mua một ít gì cho cha, sực nhớ mình đã hết sạch tiền, hơn nữa chưa chắc nàng đã được gặp ông ngay chiều hôm nay nên đành thôi. Nàng dừng lại ở ngã tư, rời xa con đường chạy dọc theo bờ sông theo ngã khác để ngần ngại trước đồn cảnh sát của những mặt người lạnh và nghiêm. Những người đàn ông có súng trên tay, với quyền trên vai bao giờ cũng làm nàng ngần ngại e dè hết.

Nàng thập thò nhìn vào, chân vẫn chưa dám bước. Đồn canh, hàng rào kẻm gai, ngục tù và súng đạn... những thứ tìm không thấy trong sách vở nhà trường, thầy cô chưa dạy nên chưa quen.

- Cô tìm ai ?

Một ông cảnh sát nghiêm giọng hỏi nàng.

Ái ấp úng:

- Dạ, tôi tìm ba tôi.

- Ba cô là ai? làm ở đây hay sao ?

Ái đỏ mặt:

- Dạ, ba tôi bị bắt giữ ở đây.

Ông cảnh sát nhìn nàng từ đầu tới chân:

- Bị bắt vô trong kia hỏi.

Ái mon men đi vào, mom men tới gần người đàn ông ngồi sau bàn giấy:

- Tôi muốn vào thăm ba tôi bị tạm giữ ở đây, ông làm ơn.

Người đàn ông chìa ra một mãnh giấy, như một cái máy:

- Ghi tên vào đây.

Ái ghi tên của nàng rồi của ba nàng vào trong tờ giấy đã in sẳn, những hàng chữ vô nghĩa đối với nàng. Ngồi chờ một lúc, nàng được dẫn đi dọc theo hàng lanh vắng ngắt để vào một phòng đợi lác đác vài người có lẽ cũng đồng cảnh ngộ với nàng. Trước mắt nàng những cánh cửa sắt nặng và cao. Không khí trại giam nặng nề và cô đọng lại, như thể tự do bay biến đi, mang theo nó tất cả những gì gọi là êm dịu của thiên nhiên bao la bên ngoài.

Ái không phải là người tù, ngồi ở đây, nàng vẫm cảm thấy ngột ngạt như chân nàng đã bị xiềng, như tay đã bị xích. Không khí tù hãm mù mịt tỏa ra từ bên trong cánh cửa sắt nặng nề đó ập tới, vây chặt lấy nàng, bắt nàng ngồi cứng người trên ghế hồi hộp nhìn vào nhà giam. Mắt nàng long lanh khi nghĩ đến những đêm, những ngày ba nàng đã sống ở đây với cái tội nhục nhã đè ông xuống từng giờ thống khổ.

Ông Lân được đưa ra. Nàng nhận ra ông ngay từ phút đầu tiên, ông lách mình bước ra ngoài cánh cửa sắt cao ngất. Ông vốn đã gầy, giờ còm cỏi hơn, buồn phiền hơn. Ái đứng phắt lên rồi thôi, bất động nhìn cha đi từng bước nặng nề. Cổ nàng nghẹn lại, từng hơi thở dồn nén, từng mạch máu căng lên. Một lúc sau, khi ông đã tới trước mặt nàng, Ái mới kêu lên khe khẽ:

- Ba...

Người cha câm lặng nhìn con gái, đôi mắt ông khô nhưng lòng ông đắng, những giọt lệ khô đi như tuổi già đã tới quá nhanh trên tóc ông.

Á nghẹn ngào:

- Con mới về chiều nay...

Ông Lân thở dài:

- Lẽ ra ba không cho con biết, nhưng từ bây giờ ba sẽ không lo được gì cho con nữa. Ba rất tủi hổ đã không lo được cho con học tiếp với bạn bè.

Ái lắc đầu:

- Bạ.. ba đừng nói như thế, con khổ tâm vì không làm được chút gì cho ba, để đến nỗi ba... tại sao ba lại làm như thế ba? hay người ta bắt oan ba? đúng không ba? người ta bắt oan ba phải không?

Ông Lân lắc nhẹ:

- Không đâu con, người ta đã làm đúng con ạ.

- Nghĩa là ba...

- Ba đã biển thủ của quĩ hơn một triệu đồng.

Nàng kêu trời khe khẽ trong cổ như một tiếng rên rồi buông người xuống ghế, giọng thảng thốt:

- Rồi làm sao ba ?

Ông Lân lắc đầu:

- Con về, gắng lo cho... các em và ...mẹ, mặc ba ở đây.

Ái lắc đầu:

- Không, ba ơi, con phải làm gì bây giờ ba ? ba nói đi, con phải làm gì... trời ơi, những một triệu sáu...

Ông Lân thở ra:

- Thật ra số tiền đó với người khác thì đâu có bao nhiêu, ba lấy dần dần đưa cho mẹ con, ban đầu ba chỉ định lấy một lần thôi, chừng vài trăm ngàn là cùng, dần dần ba quen tay với sổ sách, với những khe hở của kế toán, cuối cùng, người ta khám phá ra, thôi, con về đị..

- Con không tin nổi con nữa... hay là người ta bắt oan ba ?

- Không, ba đã nói ba không bị bắt oan.

- Tại sao ba lại làm như thế hả ba ?

Ông Lân lắc đầu nhìn con gái:

- Bây giờ con không hiểu được đâu, ba nói cũng bằng thừa, sau này con sẽ biết tại sao ba làm chuyện này, khi con biết cái giá trị thực nhất của đồng tiền.

- Nhưng nó có giá trị gì nữa đâu, khi ba bị tù như thế này ?

- Có chứ, nó cho các em con, mẹ con một vài ngày hạnh phúc.

- Ba mua hạnh phúc cho mẹ con bằng một giá đắt quá.

Ông Lân đứng lên:

- Hết giờ thăm rồi, con về đi, gắng lo cho các em con...

Ái mờ mắt nhìn cha, những giọt lệ giữ mãi, dằn mãi không được đành rơi từng hàng xuống má xanh xao. Người cha quay đi như không dám nhìn con khóc, lưng ông cong xuống, vai ông đổ về phía trước. Ái điếng người ngó theo, khi cánh cửa đóng sập lại, tiếng khóa lách cách, nàng có cảm tưởng như người ta vừa chém đôi người nàng ra.

Nàng thẩn thờ đi ra, suýt chút nữa quên nhận lại thẻ, người đàn ông gọi theo, trả thẻ cho nàng rồi im lặng nhìn nàng bước đi như kẻ mất hồn. Ái bước đi, mặc cho tóc rối trong chiều gió, mặc cho nước mắt mãi hoài rưng rưng trên mi.

Những bước đi không đều, chân bước mà hồn chẳng bước, chẳng sao rời được hình ảnh cha còm cỏi trở vào nhà tù, đền cho xong nợ đời phải gánh, đền cho xong gánh nặng cho vợ con. Mẹ mập mạp, mẹ tròn trịa cho nặng oằn vai ba, bảy đứa con cho còng lưng ba xuống. Một đời ba gian nan vì vợ, điêu linh vì con. Ba chôn mơ ước thanh xuân ba xuống đáy bùn, vì vợ vì con rồi bây giờ ba được gì ? những người đàn ông khác bay nhảy đó khắp chân trời, khắp biên cương. Còn ba, ba dẹp hết vì trót đã gánh vợ con trên vai ba.

Một đời của ba, Ái biết chỉ có hy sinh và nhẫn nhục. Ái nhớ nhiều lần, những ngày Ái còn nhỏ, ba đã ngậm ngùi vuốt tóc Ái, nói cho Ái nghe như nói với một mình ông:

- Nếu không gì con, bây giờ ba không còn ngồi ở đây nữa.

Nàng vừa thoát ra ngoài cái vòng rào kẻm gai, những bước chân đi vẫn bàng hoàng cay đắng để một chiếc xe từ xa phóng tới. Ái vẫn không nhìn thấy trước mắt nàng, vẫn đậm nét hình cha buồn khổ như cây trụi hết lá lách mình chui vào bên trong cánh cửa tù.

Tiếng bánh xe nghiến ken két trên mặt đường, nàng hoảng hốt lùi nhanh vào, hoảng hốt thấy minh đang còn sống. Người đàn ông hấp tấp nhảy xuống xe, Ái tròn mắt, và ông ta cũng tròn hai mắt.

- À cộ.. cô Ái Lan.

Ái cắn nhẹ lấy môi, ngượng ngùng bối rối:

- Tôi... tôi xin lỗi ông, tại tôi mải suy nghĩ.

- Ồ, tôi phải xin lỗi cô mới đúng chứ, chút xíu nữa tôi tông vào cô rồi.

Ông ta nhìn đăm đăm vào mặt nàng, nét môi nhợt nhạt vẫn còn nguyên vẻ mê man đắm đuối.

- Cô đi đâu mà như lao ra đường vậy ?

Ông ta quay lại nhìn vào bót cảnh sát rồi tò mò:

- Cô vào đây làm gì vậy ?

Ái lúng túng trước tia nhìn đầy vẻ nghi ngờ của người đàn ông nên ấp úng:

- Tôi đi thăm ba tôi.

- Ba Ái làm việc trong đó ?

Ái lắc đầu:

- Không, ba tôi làm tù nhân ở trong đó đúng hơn.

-...

- Ông không tin ?

Người đàn ông thở dài:

- Cô có vẻ ghét tôi quá nhỉ ?

- Tại sao tôi lại ghét ông, tôi có quen biết gì ông đâu ?

Người đàn ông vẫn nhìn đăm đăm vào mắt thiếu nữ:

- Tôi thấy cô đang khóc ? tại sao vậy ?

Ái lắc đầu:

- Đó là chuyện của tôi, bây giờ tôi đi được chưa ?

- Không.

Ái tròn mắt:

- Ông nói sao?

- Tôi nói không.

- Tại sao ông lại không cho tôi đi, bộ tôi cũng mất tự do như ba tôi nữa ?

- Tại cô đang buồn, cô đang khóc, và có vẻ bất thường nữa, tôi không muốn cô bị chiếc xe khác tông vào người.

- Bộ Ông đứng đây cản đường tôi hoài ?

- Nhà tôi ở đây, ở cái nhà trắng.

Nói xong, ông tay quay lại ra dấu cho tài xế lái thẳng xe vào nhà trắng rồi mĩm cười.

- Tôi có thể đi bên cô được chứ ?

- Tôi không muốn cũng không được.

Ái tưởng người đàn ông nói đùa, không ngờ chiếc xe lăn vào tòa nhà trắng trước mắt nàng thật. Tòa nhà cao, to lớn sang trọng và có vẻ uy nghi làm Ái bỗng thấy ngại ngần. Nàng nhìn người đàn ông đang đi bên cạnh mình.

- Ông ở trong tòa nhà đó ?

Người đàn ông gật nhẹ:

- Ở tạm đó thôi.

Ái chớp mắt nghĩ đến cha trong tù, số tiền hơn một triệu đồng rồi khe khẽ thở dài.