Chương 1

Tan trường:

Trúc quỳnh lên xe đạp, ''co giò" đạp thật nhanh. Cô có gần hai mươi phút để đến nhà cô giáo Kiều. May là nhà cô giáo Kiều cách trường Trúc Quỳnh học chỉ hơn một cây số, và Trúc Quỳnh ranh mấy con đường tắt nên khống bị mất nhiều thời gian. Cô luôn dên đến đúng hoặc trước giờ. Hôm nay cũng vậy.

– Em chào cô ạ?

Trúc Quỳnh cất tiếng chào cùng lúc với tiếng thắng xe ''két..''.

Cô giáo Kiều đang tra chìa vào ổ khóa mở cổng. Bé Mi Mi mặc bộ đồng phục sơ mi trắng, váy xanh đứng bên cạnh mẹ.

Bé Mi Mi chào Trúc Quỳnh bằng một câu khoe thành tích:

– Chị Trúc Quỳnh nè ! Hôm nay bài kiểm tra của em được mười điểm đó.

Trúc Quỳnh nhoẻn cười:

– Mi Mi giỏi quá! Mai mốt thi tốt nghiệp tiểu học đậu cao là cái chắc.

Cánh cổng sắt lợp lưới B40 mở ra.

Vừa vào trước, cô giáo Kiều vừa nói:

– Vẫn phải học bài, chứ ỷ y là không được.

Mi Mi láu táu:

– Mẹ thấy, ngày nào con chẳng học thêm. Con ráng học và thi rồi xong nghỉ cho đã.

Trúc Quỳnh mỉm cười thông cảm cho cô bé. Mới mười tuổi đầu mà cắm đầu học muốn điên. Không biết ba bốn năm nữa, sẽ cờn khổ sở đến mức nào nữa.

Trúc Quynh dắt xe vào, dựng ngay khoảng sân hẹp trước nhà. Cô quay qua khóa cổng cẩn thận rồi mới vào.

Bên trong căn nhà có lầu lửng, phòng khách rộng rãi sáng sủa với màu sơn hồng nhạt và lối bài trí không quá rườm rà.

Thật khó mà tưởng tượng bên trong nó thế này nếu chỉ đứng bên ngoài nhìn vào. Bề ngoài, sân hẹp mà trồng gần chục chậu hoa cảnh, trên khoảng không từ trên mái hiên buông xuống thêm gần hai chục giỏ lan. Bao bọc xung quanh lũ hoa cỏ và mặt tiền căn nhà là lớp lưới sắt B40 cứng ngắt.

Cởi túi xách đeo chéo qua vai xuống. Trúc Quỳnh đặt nó lên chiếc ghế nhựa gần đó. Thuận tay, cô gom mấy tờ báo trên bàn xa lông sắp xếp lại cho ngay ngắn.

Cô Kiều xách túi thức ăn đi xuống bếp. Mi Mi vào phòng của nó trên lầu lửng.

Tiếp theo Trúc Quỳnh thu gọn gàng ngăn nắp. Chỉ hơn nắm phút, cô xuống bếp rửa thau chén rồi bước vào toa-lét, gom tất cả áo quần cho vào máy giặt khởi động. Xong, Trúc Quỳnh lấy xô nước và cây lau, xách lên lau phòng khách. Vừa chuẩn bị nấu bữa cơm tối, cô giáo Kiều vừa hỏi vọng lên:

Hôm nay, em đi học rồi về ghẻ qua luôn hả Trúc Quỳnh?

– Dạ ....

– Ăn cơm chưa? Chắc là chưa phải không?

Lát nữa ở lại ăn cơm với cô đi. Cô có nấu món cá chép om cà, ngon lắm!

Cơn đói bị Trúc Quỳnh dồn ép chợt nổi đậy ''làm giặc'' trong bụng cô. Cá chép om cà. Ngon lắm đấy? Trúc Quỳnh nuốt nước bọt.

– Dạ, em cảm ơn cô. Nhưng có lẽ hẹn cô vào dịp sau. Chiều nay, em có hứa với chị em là sẽ về nhà ăn cơm với chị và hai cháu.

Cô Kiều có vẻ tiếc:

– Thôi thì chịu vậy. À! Mà nhất định hôm nào đó, cô phải ghé qua tiệm uốn tóc của chị em và còn mời chị ấy dùng cơm nữa.

– Dạ.

Trúc Quỳnh đã lau xong phòng khách. Cô xách xô và cây lau đi lên 1ầu.

Bé Mi Mi hé mê cửa phòng tắm, rụt rè:

– Chị Trúc Quỳnh ơi!

Trúc Quỳnh nhướng mày:

– Gì đó bé Mi?

– Chị vô ... kỳ lưng giùm em đi.

– Ừ được.

Trúc Quỳnh để dụng cụ làm việc ở góc phòng Mi Mi, rồi vào phòng tắm kỳ lưng cho cô bé. Phải nói là tuy vợ chồng cô giáo Kiều chỉ là viên chức, không thuộc tầng lớp giàu có, nhưng hai người đã dành cho đứa con gái duy nhất của mình những tiện nghi sinh hoạt tuyệt vời nhất.

Cô bé có căn phòng riêng thật rộng. Trong phòng ngoài giường ngủ, tủ áo, bàn học còn có chiếc kệ lớn đựng thật nhiều sách và búp bê. Ở một góc phòng kê chiếc đàn piano nâu bóng.

Phòng tắm của cô bé cũng rất tuyệt. Nó rộng gần bằng phòng riêng của Trúc Quỳnh. Có bồn tắm men sứ màu hồng, máy nước nóng và một máy cassette đặt bên kệ cao.

Mi Mi thỏ thẻ:

– Chị Trúc Quỳnh nè? Mẹ em nói bàn tay con gái nếu làm việc nặng nhọc nhiều quá sẽ bị cứng ngắt, chai sần hết luôn. Sao em thấy tay chị mềm mại quá vậy? Được chị kỳ lưng cho em thật là sướng. Nếu buổi tối được chị xoa lưng cho chắc ... em ngủ ngon lắm à.

Trúc Quỳnh tò mò:

– Bộ .... mẹ không xoa lưng cho em hay sao?

Mi Mi đáp vô tư:

– Không đâu. Ba em bận rộn, mẹ em cũng bận rộn, làm gì có thời gian. Lát nữa ăn cơm xong, mẹ em phải tới lớp dạy thêm ngay.

Mi Mi chợt đập chân nhổm dậy làm bọt xà bông bắn lên tung tóe:

– Ôi, Mi Mi? Em đừng có quậy!

Mi Mi cười khanh khách:

– Ở bên chị thật là thích. Chị Trúc Quỳnh hay là em xin mẹ cho chị mỗi tối ở lại đây ngủ với em nghe. A, phảl rồI! Chị đang học đại học mà. Chị sẽ chỉ thêm bài vở cho em. Mẹ em nói chị học rất giỏi.

Trúc Quỳnh lúng túng. Cô bé này rất mến cô Cô cũng mến Mi Mi nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, cô không thể nào nhận lời.

Phát nhẹ vào đùi Mi Mi, Trúc Quỳnh mắng yêu:

– Cô nhỏ này vòi vĩnh quá. Chị cũng như em, buổi tối chị còn phải học bài và làm những việc tồn đọng trong ngày nữa. Chị rất bận, Mi Mi à.

Mi Mi buồn hiu. Cô bé đã biết thế nào cũng bị từ chối mà.

Có tiếng gõ cửa nhè nhẹ bên ngoài rồi giọng, cô giáo Kiều vang lên:

– Em đang ở trong ấy với Mi Mi hả, Trúc Quỳnh?

– Dạ.

Mi Mi nhanh miệng đáp to:

Con nhờ chị Trúc Quỳnh kỳ lưng giùm con đây mẹ à.

Giọng cô Kiều vẫn nhẹ nhàng nhưng đậm âm sắc nghiêm khắc:

– Con tắm nhanh lên Mi Mi à, còn phải để cho chi Trúc Quỳnh làm việc nữa.

– Dạ, con biết rồi mẹ à. Con xong ngay đây.

– Cô bé thè lưỡi rùn vai.

Trúc Quỳnh hạ giọng:

– Thấy chưa! Không khéo em lại bị mẹ mắng là ngủ không ngon đó.

Cô xả nước xà bông cho Mi Mi rồi lau người, mặc áo quần cho nó. Trước khi rời phòng tắm, cô còn nhìn bao quát với tia nhìn luyến tiếc, ước ao.

Giá mà cô có một phòng tắm thế này. Nhớ lại phòng tắm ở nhà mà phát ngán ngẩm. Chỉ hơn hai mét vuông, không có bồn tắm và nó dành cho tất cả năm người.

Tám giờ bốn lăm, Trúc Quỳnh rời nhà cô giáo Kiều, tiếp tục phần việc cuối cùng trong ngày trước khi về nhà.

Ghé xe mì ''gõ'' phía bên kia đường gọi một tô, ăn xong cô dắt xe đạp đi thẳng vào khách sạn Phố Nam.

Ngang qua quầy tiếp tân Trúc Quỳnh chào anh nhân viên. Anh gật đầu đáp lễ và thông báo:

– Tối nay? cô Hoa bị bệnh nên không tới. Cô phải vất vả rồi.

Trúc Quỳnh cười tươi:

– Không sao ạ. Em làm việc ăn lương theo số lượng công việc mà.

– Nhưng phải làm gồng thêm vào giấc muộn màng như vầy, tôi thật ái ngại cho cô.

Trúc Quỳnh lại nói không sao mà rồi đi thẳng vào trong cuối cùng. Đây không phải là lần đầu tiên Trúc Quỳnh làm gồng phần việc của người khác.

Thật lòng mà nói, cô có mệt thật. Nhưng được nhận hai phần tiền công, đó mới là điều quan trọng.

Trúc Quỳnh làm ở đây đã hơn một năm. Cô đã quen và hài lòng vôi công việc này. Đầu tiên là thay bộ đồ đang mặc bằng bộ đồng phục, đeo găng tay cao su, rồi xả nước, khởi động chiếc máy giặt cỡ lớn để giặt drap giường, khăn bàn, khăn ăn ...

Giặt xong thì quay qua mở bàn nệm ra, cắm điện bàn ủi, ủi tất cả các thứ vừa giặt sấy. Chỉ trừ món nào vải dày mới phơi lên để dành ngày mai ủi ...

Mười một giờ đêm, chiếc xe đạp đưa Trúc Quỳnh về tới nhà. Xung quanh, không gian yên ắng. Khu vực này toàn dân lao động, mua bán nên hầu hết hằng đêm, họ đều ngủ sớm.

Dùng chìa khóa riêng mở cửa, Trúc Quỳnh đem xe đạp vào nhà rồi rón rén khóa cửa, rón rén đi về phòng riêng. Nhưng cô dừng lại trước cửa phòng mình.

Cô nhìn thấy trong gian bếp chật chội, chị gái mình đang ngồi bên bàn ăn, , dáng lặng lẽ muộn phiền.

Đẩy nhẹ cửa, Trúc Quỳnh ném túi xách vào giường rồi đi xuống bếp.

– Chị Hai chưa ngủ sao? - Cô hỏi và kéo chiếc ghế đôn nhựa ngồi xuống bên cạnh.

– Ờ ... chị chờ em về.

Trúc Quỳnh nheo mắt:

– Chờ em về nhưng sao ... giờ em về rồi chị hổng vui gì hết vậy?

Minh Giang hơi lúng túng nhưng vụt nhăn mặt đưa tay phẩy phẩy trước mũi.

– Mừng nỗi gì chứ! Người ngợm em bốc mùi nghe ghê quá. Đi tắm đi rồi ra ăn cơm. Chị hâm thức ăn 1ại cho.

Trúc Quỳnh rời ghế:

– Không cần đâu chị. Tự em sẽ dọn ra ăn. Mà giờ này ... - Trúc Quỳnh tặc lưỡi - Em ăn cũng chẳng được bao nhiêu đâu. Chị vô ngủ đi.

– Em tắm cái đã.

Đứng dưới vòi sen hứng những tia nước lạnh ngắt, nhưng cái nóng trong người Trúc Quỳnh vẫn chưa hạ xuống. Hầu như mỗi lần đi tắm, cô lại nhớ đến phòng tắm của bé Mi Mi. Cũng là con người, nhưng mỗi số phận mỗi khác nhau, một trời một vực.

Khẽ nhắm mắt, Trúc Quỳnh vuốt mái tóc ướt đẫm nước, thầm nhủ:

Hãy kiên nhẫn chờ đợi đi Trúc Quỳnh à. Chỉ còn hai năm nữa thôi, cuộc sống của mi sẽ thoải mái hơn. Biết đâu mi còn gặp được cơ hội tốt và cuộc sống thay đổi hoàn toàn.

Trúc Quỳnh không hề biết chị gái mình vẫn chưa ngủ. Trong căn phòng ngủ nhỏ như vỏ hộp quẹt của vợ chồng Minh Giang, Minh Giang ngồi trên giường, quạu quọ:

– Em đã nói với anh rồi. Em không phải là cái máy in tiền. Tiệm uốn tóc đâu phải mỗi ngày đều đông khách như nhau. Rồi còn tiền thuế, các khoản chi phí khác, tiền lương cho thợ nữa ... Bộ anh tưởng em làm chủ tiệm thì sung sướng thoải mái lắm chắc.

Vĩnh Hào trở mình nằm quay mặt vào tường, vạt giường kêu lên kèn kẹt theo cái trở mình của anh ta.

Vĩnh Hào lầm bầm:

– Cô đừng có ở đó ca cẩm nữa nghe chưa. Phải để cho người ta được ngủ chứ.

Minh Giang dấm dẳng:

– Hễ nói tới thì anh lảng đi. Anh phải nghe mà thông cảm cho em chứ.

Vĩnh Hào bật dậy, rít lên:

– Còn cô thì sao hả? Cứ hỏi tiền là cô có đủ thứ lý do mà từ chối. Tóm 1ại, cô làm thế nào tôi không cần biết. Mai cô phải đưa tôi năm trăm ngàn đó. Giờ thì tắt đèn ngủ đi.

Minh Giang khẽ thở dài, đặt lưng xuống giường mà mắt thao láo nhìn lên laphông đã bong rộp nhiều chỗ. Phía trên đó, cái gác lửng bằng gỗ dành cho hai đứa con của cô:

Minh San và Vĩnh Thái.

Minh San năm nay mười ba, còn thằng Vĩnh Thái lên tắm.

Đêm khuya thanh vắng, chỉ có hơi thở đều đều của Vĩnh Hào nằm cạnh cô.

Chợt trên gác có tiếng Minh San ú ớ nói mơ. Có lẽ con bé lại mơ đang cãi nhau với Vĩnh Thái. Hai chị em nó là vậy Một ngày chúng cãi nhau có đến chục lần.

Đằng nào cũng không ngủ được, Minh Giang khẽ khàng trở dậy rón rén đi lên gác.

Con Minh San nằm sấp, một cánh tay choàng qua ôm con gấu nhồi bông to màu nâu.

Trên tấm nệm bên cạnh, thằng Vĩnh Thái trăn trở, hai chân dỏ ra ngoài sàn gỗ.

Mỉnh Giang nhẹ nhàng sửá lại thế nằm cho hai con. Xong, cô còn ngồi yên bên cạnh Minh San. Hai đứa con trong khi ngủ trông ngây ngô và thảnh thơi đến thánh thiện.

Hai đứa, nhất là Minh San như mỗi ngày một lớn ra. Chẳng bao lâu nữa, nó sẽ thành một thiếu nữ. Minh Giang vẫn chưa biết rồi đây, mình phải làm gì để con gái có được một không gian riêng tư cần thiết tối thiểu cho một đứa con gái.

Thật lâu, Minh Giang mới quay xuống nhà.

Vĩnh Hào trở mình làu bàu:

– Nửa đêm, cô đi đâu?

– À, em đi toa-lét ấy mà.

Vĩnh Hào kéo cô xuống ôm ấp, Minh Giang muốn phản đối nhưng lại thôi.

Cô im lặng như người buộc phải thực hiện phận sự. Trong cô bây giờ là cả một mớ xúc cảm đan xen rối rắm vào nhau. Xót xa, cay đắng, phiền muộn, cảm thương ...

Vĩnh Hào chợt tỉnh ngủ hẳn:

– Sao? Chán hả? Cô chán tôi rồi hả?

– Đâu có Em ... em vẫn yêu anh mà.

Ánh sáng màu tim tím chuyển dần sang lam hồng lọt qua dãy ô lưới mắt cáo trên đâu tường. Đi theo nó là chuỗi âm thanh bắt đầu của một ngày mới.

Trúc Quỳnh thức giấc. Đồng hồ chỉ bốn giờ ba mươi. Cô nằm yên lắng tai nghe những tiếng lộc cộc, rồ rồ kia chính xác là chiếc xe bánh mì thịt của chị Út. Rồi tiếng sột soạt quét sân của nhỏ Thơm nhà phía ngoài. Nó đang chuẩn bị cho bà chị dâu dọn hàng cà phê. Im lặng rôi ... Trúc Quỳnh ngồi thấy mùi thịt nướng thơm phức. Cô hình dung thím Năm Ốm mái tóc búi qua loa, đang cầm cái quạt nan phe phẩy trước hỏa lò đỏ rực, trên lò là cái vỉ nướng, xếp hàng năm, sáu xiên thịt cuộn. Lửa than từ từ biến xiên thịt sống chuyển sang nâu giòn, mỡ tươm bọt ra rơi xuống than hổng xèo xèo ... Ôi! TÍúc Quỳnh lại nuốt nưóc bọt.

K ...e ... ét ...

Tiếng cánh cửa sắt nghiên nghiến mở ra thật ghê và lần này nó có tác dụng lôi Trúc Quỳnh ra khỏi giường.

Minh Giang đang giặt đồ kế bên khuôn bếp. Thau đồ đầy ắp và bọt xà bông trắng xóa vun cao.

– Liếc nhìn em gái, Minh Giang nói:

– Còn sớm mà, em dậy làm gì?

– Chị cũng dậy sớm đó thôi. Nói chứ cũng gần năm giờ rồi. Xóm mình là xóm dậy sớm mà, chỉ có mấy ai lười biếng quá đỗi và mấy đứa con nít mới nằm nướng được thôi.

Sau lưng cô chợt vang lên giọng nhừa nhựa bất bình:

– Con hổng chịu đâu. Ngày nào con cũng dậy sớm nè dì.

Trúc Quỳnh cười giả lả:

– Ờ ờ:

thì dì đâu có nói con lười biếng. Con làm vệ sinh rồi học bài đi. Năm giờ hai mươi sẽ có bữa ăn sáng.

Minh San dạ rồi kéo lê bước chân vào phòng tắm. Minh Giang trách nhẹ:

– Em nên nói chuyện cẩn thận hơn một chút. Tụi nhỏ bây giờ nhanh nhạy lắm đó không như chúng mình hồi xưa đâu.

– Dạ, em biết rồi. Em sẽ chú ý hơn.

Trúc Quỳnh bắc ấm nước lên bếp. Cháo thì tối quá Minh Giang đã ninh trong bình tbủy rồi. Bây giờ Trúc Quỳnh chỉ việc đổ cháo ra nồi, thêm nước và bắc lên bếp. Cô mở tủ lạnh lôi ra thố nhựa đựng thịt và tôm mà Minh Giang hôm qua đã làm sạch cho vào. Chiếc tủ lạnh cũ kỹ chạy rì rì. Nếu có tiền lúc này, Trúc Quỳnh sẽ mua ngay một cái tủ lạnh mới lớn hơn cái này.

Ở góc kia, Minh Giang mở nước xả thay đồ. Không! Trúc Quỳnh đổi ý. Nếu cho cô vài triệu lúc này, cô phải mua cái máy giặt cho chị Hai cô đỡ vất vả Trước đây nhà cũng có máy giặt, nhưng là đồ cũ nên sau một thời gian, nó không còn đủ sức ''chuyên chở'' cả một mớ đồ của năm người.

– Đóng của tủ lạnh lại đi Trúc Quỳnh! Em làm gì thừ người ra đó vậy?

– Ờ à, em đang nghĩ đến bài vở.

Minh Giang chép miệng:

– Em nên suy nghĩ sắp xếp đi làm thêm ít lại một chút. Cứ như vậy chị không yên tâm chút nào cả Trúc Quỳnh à. Rồi còn kỳ thi học phần sắp tới nữa.

Trúc Quỳnh mang thố tôm thịt qua bên bàn bếp, cô trấn an chị:

– Em biết liệu sức mình, chị đừng lo.

Tiếng dép kéo lê từ phòng Minh Giang đi ra Vĩnh Hào gãi mái đầu bù rối, miệng càu nhàu trong khi mắt vẫn còn nhắm nhắm mở mở:

– Gì mà mới tờ mờ đã ồn ào vậy hả?

Minh San mở cửa toa-lét đi ra, vọt miệng:

– Gần năm giờ rưỡi rồi chớ sớm gì ba.

Trúc Quỳnh xiên xỏ:

– Ba của con là ông hoàng, mà ông hoàng thì phải ngủ tới tám, chín giờ mới thức dậy. Cho nên thức dậy vào giờ này, đương nhiên phải bực mình rồi.

Vĩnh Hào quay lại trừng mắt:

– Mới sáng sớm, tôi không cãi cọ với dì.

Trúc Quỳnh so vai:

– Tôi cũng chả muốn cãi với anh.

Cô vô tình bắt gặp chị Hai đang nhìn mình, ánh mắt như khẩn khoản, mong cô đừng gây sù với Vĩnh Hào nữa.

Khi thau đồ giặt xong thì thằng Vĩnh Thái cũng dậy và bữa điểm tâm hoàn tất.

Vĩnh Hào tới bên bàn ngó nghiêng:

– Lại cháo nữa à?

Minh Giang phơi đồ trên ban công, nên không nghe thấy. Hai đứa nhỏ kéo xuống. Trúc Quỳnh lau xong mấy cái muỗng. Vĩnh Hào vẫn còn lưỡng lự bên bàn ăn.

Trúc Quỳnh điềm nhiên múc cháo ra mấy cái tô Hai dứa nhỏ ngồi xuống ghế tíu tít:

– Ôi? Dì Ba nấu cháo nghe thơm quá.

Vĩnh Thái vòi vĩnh:

– Dì Ba ơi? Cho tiền con mua mấy cái giò chéo quẩy thêm vô cháo nghe dì Ba.

Trúc Quỳnh nhướng mày:

– Con bảo dì lại phải chạy ra mua hả?

Vĩnh Thái nhanh nhảu xòe tay:

– Dì Ba đưa tiền, Thái đi mua mà.

Trúc Quỳnh tặc lười. Đành phải chiều theo thằng cháu rồi. Cô lục túi áo lấy ra xấp tiền.

Không có tiền lẻ, cô rút tờ mười ngàn đồng đưa cho Vĩnh Thái.

– Nè, con đi mua nhanh lên.

Minh San cười hì hì:

– Mua cho chị với nhỏ.

Vĩnh Hào dặn với theo con trai:

– Mua cho ba gói thuốc the nghe con?

– Dạ.

Trúc Quỳnh lẳng lặng múc cháo cho mình và Minh San. Cầm cái chén thứ ba lên, cô hỏi anh rể:

– Anh Hai chịu ăn cháo này chứ?

Lại một câu hỏi móc họng. Vĩnh Hào cau mày:

– Không thích cũng phải ráng mà nuốt chứ nhịn đói chết hay chi?

Trúc Quỳnh tỉnh queo:

– Tuy 1à cháo nhưng nó được nấu với tôm thịt đàng hoàng. Đem bốn, năm ngàn đồng ra ngoài, chưa chắc mua được tô cháo chất lượng như vầy đâu.

Vĩnh Hào ngước lên xẵng gịong:

– Dì đừng có ở đó mà dạy đời tôi. - Thấy vợ vào, anh gọi - Minh Giang đưa tôi trăm ngàn coi Minh Giang ngập ngừng:

– Tới qua, em đã nói với anh là ...

Vĩnh Hào đứng bật dậy gắt gỏng:

– Bây giờ nói chuyện bây giờ chứ tối qua, tối kia gì. Cô đưa tiền đây! Tôi ra ngoài ăn sáng cho yên.

Minh Giang ngơ ngác:

– Ai làm gì anh mà không yên?

Vĩnh Hào hất hàm qua Trúc Quỳnh:

– Cô cứ hỏi em gái của cô ấy. Ỷ ta đây có tí xíu chữ nghĩa thì lên lớp kẻ khác.

Trúc Quỳnh đốp lại:

– Tôi nói vậy thì có gì là quá đáng. Anh thử nhìn 1ại đi. Anh đã làm được gì cho chị Hai và hai đứa nhỏ mà anh đòi hỏi này nọ chứ?

Vĩnh Hào cao giọng:

– Dì thì tàì giỏi bao nhiêu hả?

Trúc Quỳnh đáp thản nhiên:

– Không tài giỏi gì, nhưng tôi cũng biết tự lo cho mình cái ăn cái mặc và học hành. Ai như anh, tới thuốc hút còn không có tiền mà mua.

Vĩnh Hào đập bàn. Mấy tô cháo nảy lên.

Minh San co người sợ hãi.

Vĩnh Hào gục gặc:

– À phải, tôi vậy đó. Tôi đang thất thời nên dì coi rẻ tôi. Mới được chút tiền đã lên mặt. Bộ dì tưởng dì ngon lắm sao? Nếu ngon, sao dì không tự ra ngoài sống, sống bám vô vợ tôi làm gì?

Trúc Quỳnh tái mặt:

– Anh nói gì anh Hai? Anh lặp lại coi!

Minh Giang vội níu tay em gái, can ngăn:

– Thôi mà Trúc. Quỳnh! Chị xin em đó. Em cũng xin anh. Xin hai người đừng có gây sự nữa được không?

Vĩnh Hào khoát tay:

– Tôi ham gây sự lắm à. Tiền đâu, cô đưa đây đi!

Minh Giang móc túi lấy ra tờ năm chục ngàn:

– Anh cầm đỡ bao nhiêu đây.

– Hừ! Riết rồi cô làm mất mặt tôi quá chừng. Đến nỗi một trăm ngàn đồng cũng không có.

Trúc Quỳnh khiêu khích:

– Sợ mất mặt thì anh hãy đi kiếm tiền đi anh Hai à. Năm chục ngàn tuy ít nhưng đâu có dễ kiếm.

Vĩnh Hào giật phắt tờ giấy bạc, hầm hầm vào phòng ngủ. Minh Giang chạy theo:

Anh à! Anh nghe em nói đã. Thật sự là em đang rất khó khăn. Gần tới ngày nộp, thuế rồi, còn tiền học thêm cho hai chị em con San nữa, chứ vợ chồng với nhau, em so đo làm gì.

Vĩnh Hào gạt Minh Giang ra:

– Thôi đi, tôi chẳng muốn lời qua tiếng lại làm gì. Tốt hơn hết, cô ra ngoài ăn sáng với họ đi.

Minh Giang tái tê. Từ ''họ'' Vĩnh Hào dành cho Trúc Quỳnh và con gái mới cay đắng làm sao.

Cô lủi thủi đi ra.

Trúc Quỳnh đang múc cháo húp ngon lành.

Còn Minh San ăn nhỏ nhẹ, nó liếc về phía cửa phòng của ba mẹ, căng thẳng lo âu.

Vĩnh Thái về với túi xốp đựng năm, sáu cặp giò chéo quẩy và gói thuốc lá Khánh Hội.

Nó vô tư reo vang:

– Có rồi đây! Giò chéo quẩy mại vô. Một ngàn một cặp thôi bà con ơi. - Vừa thấy Vĩnh Hào, nó chạy lại - Thuốc lá của ba nè ba.

Vĩnh Hào gạt tay con trai, góí thuốc văng xuống đất:

– Dẹp, không cần nữa.

Vĩnh Thái ngơ ngác. Gian phòng lặng đi, ngột ngạt.

Không nhịn được, Trúc Quỳnh khẽ thất lên:

– Y như trẻ con!

Vừa bước ra thềm, nghe vậy Vĩnh Hào quay lại:

– Dì vừa nói gì hả?

Minh Giang khổ sở:

– Thôi mà, anh làm ơn đi.

Trúc Quỳnh buông cái muỗng xuống. Cô nhìn thẳng vào Vĩnh Hào, nói chậm rãi những rõ từng tiếng một:

– Anh Hai à! Không ai coi thường anh hết, nhưng anh hãy nhìn lại đi. Chị Hai thảnh thơi sung sướng lắm à? Anh thì đã làm được những gì cho chị Hai và mấy đứa nhỏ? - Hơi mím môi, cô nói tiếp - Nói thật với anh, nếu không vì chị Hai và mấy cháu của tôi thì tôi đi từ lâu rồi.

Vĩnh Hào nhếch môi:

– Ừ, cô bây giờ đủ lông đủ cánh rồi, bay đi đâu chả được.

Dứt câu anh ta quay ra, cáu kỉnh đóng cửa lại đánh rầm.

Thằng Vĩnh . Thái ngồi vào bàn ăn, Minh Giang cũng múc cho mình một tô cháo. Nhỏ Minh San thở ra, phiền muộn. Nhìn nó y hệt bà cụ non.

Minh Giang nhẹ nhàng:

– Sao vậy con?

Minh San phụng phịu:

– Ba cứ vậy hoài.

Minh Giang nhìn em gái đầy trách móc.

Trúc Quỳnh nén tiếng thở dài. Bất nhẫn mà không thể làm theo ý mình được.

Cô nói nhỏ:

Dì xin lỗi Minh San. Tại dì gợi chuyện, ba con mới giận nhử vậy.

Minh San lắc đầu:

Dì Ba không có lỗi. Tại ba con chớ bộ. Ba hổng chịu đi làm, tối ngày còn về làm khổ mẹ nữa.

Minh Giang khẽ nạt nó:

– Con đừng có nói bậy. Ba con gặp chuyện khó khăn nên mới bẳn tánh như vậy đó. Con là chị, phải làm gương cho em chứ sao lại nói ba như vậy.

Thằng Vĩnh Thái vọt miệng:

– Chị Hai nói đúng mà mẹ. Ba kỳ thiệt đó. Lúc nào ba cũng nhăn nhó cáu gắt.

Trúc Quỳnh xoa đầu cháu trai:

– Con lo ăn nhanh đi rồi còn chuẩn bị đến trường nữa. Vài bữa nữa là thi học kỳ hai rồi.

– Phải cố gắng học cho tốt nghe chưa?

Hai đứa cùng dạ.

Minh Giáng định bụng sẽ nói thêm với em gái về thái độ lúc nãy đối với Vĩnh Hào, nhưng cô không có địp. Ăn sáng xong, Trúc Quỳnh lăng xăng chuẩn bị đến trường. Quỳnh còn giúp chị em Minh San sửa lại nếp áo quần, chải tóc và kiểm tra tập sách nữa.

Sáu giờ mười phút, ba dì cháu lên đường.

May mắn là trường tiểu học nhóc Vĩnh Thái theo học nằm cách nhà chừng hai trăm thước.

Đưa Thái đến trường xong, Trúc Quỳnh chở Minh San đến trường của nó bằng xe đạp của mình.

Từ trường học, Trúc Quỳnh thong thả đạp xe xuôi theo con phố đông. Sáng nay cô không cần vội vì. chẳng có tiết học nào. Dĩ nhiên cô phảI đến thư viện bỏ thời gian ra nghiên cứu tài liệu.

Thế nhưng ngồi trong thư viện yên tĩnh cả mấy tiếng đồng hồ, nhưng Trúc Quỳnh chẳng tiếp thu được gì. Chữ nghĩa cứ thi nhau nhảy múa trước mặt.

Bực quá đi mất. Trúc Quỳnh bực thái độ nhẫn nhục phục tùng một cách vô lý của chị Minh Giang.

Ông anh rể của cô thật là quá đáng. Chẳng những nhởn nhơ không chịu kiếm tiền mà còn về nhà, sáng trưa chiều tối đều hoạnh họe vợ con.

Khó ưa. Giờ còn thẳng thừng đấu với Trúc Quỳnh. Tự ái ghê! Anh ta cho rằng cô không còn chỗ nào để đi ư? Thật tức cười. Sao anh ta không chịu nghĩ lại chứ? Cô ở chung nhà thì cá nhân anh ta cũng có lợi, không nhiều thì ít.

Ôi trời? Xã hội này có bao nhiêu người đàn ông quái như vậy nhỉ?

Trúc Quỳnh gấp sách vở cho vào cặp. Có lẽ lúc này đạp xe lang thang trên đường là hay nhất.

Vừa ra khỏi thư viện một quãng, Trúc Quỳnh nghe tiếng kèn xe Hon da tin tin. Cô nhấp thắng quay sang. Nhỏ Hà Như ngồi sau Đức Tú ôm eo cậu ta cứng ngắt:

Đức Tú hỏi to:

– Đi đâu vậy Trúc Quỳnh?

Trúc Quỳnh chưa kịp trả lời, Hà Như thêm vào một câu nhận xét:

– Trời còn chưa đứng bóng mà cái mặt mày giống bánh bao chiều quá. Gặp chuyện rắc rối gì vậy?

Trúc Quỳnh thở ra:

– Còn chuyện gì nữa.

– A à á – Đức Tú hiểu ra - Lại là cái ông anh rể lộn xộn của Quỳnh đó hả?

– Ừa.

Hà Như phẩy tay:

– Bỏ đi! Hắn vô tư mà mày để bụng, thì cuối cùng chỉ có mày thiệt thòi thôi.

Trúc Quỳnh gật đầu:

– Biết vậy nhưng tao vẫn tức lắm.

Đức Tú ôn tồn:

– Thôi mà Trúc Quỳnh. Cứ mặc kệ anh ta đi Quỳnh cứ nghĩ ngợi chuyện đó thì thành bà cụ non luôn à. Ê, phủi sạch sự đời, tụi mình đi chơi nghe.

Trúc Quỳnh liếc ngang hai đứa bạn, lầm bầm:

– Tôi đâu có sung sướng thảnh thơi như mấy người mà đi chơi.

Nói vậy chứ cô cũng chịu theo hai đưá.

Đức Tú đề nghị ba đứa đi ăn lẩu. Chiếc Yamaha rề rề bên xe đạp của Trúc Quỳnh. Ba đứa đến một quán lẩu, Trúc Quỳnh không rành lắm nhưng Đức Tú quả quyết đây là quán ''ăn không vừa ý khỏi trả tiền''. Tên công tử con nhà giàu này gì chứ, ăn uống rong chơi thì đứng trên thành tích học tập một bậc. Nhỏ Hà Như tuy gia đình không giàu có bằng Đức Tú nhưng rất chịu chơi. Hai đứa nếu gọi là một cặp trời sinh thì hoàn toàn chính xác. Có điều lạ là hai đứa đều thích chơi thân với Trúc Quỳnh. Riêng Trúc Quỳnh, bên cạnh cảm nhận sự chân thành bạn bè dành cho mình là sự áy náy dè dặt. Giữa cô và hai đứa bạn này vẫn có một sự khác biệt, cô không khi nào quên gia cảnh của mình ra sao?

Vào quán, Hà Như ngồi bên cạnh Trúc Quỳnh, trong lúc Đức Tú vào toa-lét.

Hà Như nói khẽ bên tai bạn:

Tao biết mày vẫn giữ cái cảm giác tự ti mặc cảm. Dẹp mẹ nó qua một bên đi.

Nếu tao và Đức Tú có nghĩ đến chuyện phân cách gia cảnh này nọ, thì không bao giờ chúng ta có sự vui vẻ như thời gian qua.

Trúc Quỳnh nói trớ đi:

– Tao hiểu tình bạn của hai người đành cho tao. Đừng hiểu lầm. Chẳng qua tạo đang bận tâm chuyện ở nhà thôi.

Hà Như lại phẩy tay:

– Đã nói rồi. Chuyện nhà thì để về nhà tính. Giờ đang ở ngoài phố mà. Nghe lời tao, bỏ bộ mặt bí xị này đi. Đó là điều thứ nhất. Thứ hai, mày cũng nên thay đổi phong cách một chút? Tươi tắn vô tư đi. Cuộc đời vốn đẹp và vẫn đẹp nhỏ ạ.

Đức Tú trở về chỗ ngồi đối diện với hai cô gái. Xoa hai tay vào nhau, anh nói:

– Ăn xong, chúng ta đi đâu nhỉ? Hay là đi Sài Gòn Water Park?

Trúc Quỳnh cau mày:

– Đừng có điên. Buổi chiều phải tới giảng đường nữa kìa.

Hà Như tặc lưỡi như thằn lằn:

– Thiệt khổ hết sức. Mày quên hôm qua có thông báo hôm nay được nghỉ vì thầy cô bận chuẩn bị đại hội gì đó hả?

Trúc Quỳnh vỗ trán:

– Ừ, đúng là tao đãng trí thật.

Đức Tú hoan hỉ:

– Vậy thống nhất đề nghị của tôi rồi hẻ.

Hà Như lại lên tiếng trước:

– Đi với tụi tao nghen. Trúc Quỳnh! Dù gì chúng mình cũng rảnh cả ngày mà, Trúc Quỳnh thở hắt:

– Tao không muón nói đối mày:

Thú thật là tao không có hứng thú đi chơi.

Với lại ... tao không muốn mình làm cái đuôi của hai người.

Đức Tú im lặng, thoáng đăm chiêu:

– Xem ra ... Quỳnh nên cởi mở hơn đi là vừa:

– Ý Tớ là sao?

Đức Tú nghiêm trang:

– Để tôi nói thử hai người nghe xem có đúng với tâm sự của Trúc Quỳnh không nhé. Quỳnh ngái làm cái đuôi của tụi này chỉ là chuyện nhỏ.

Trở ngại lớn hơn là phương tiện. Nếu chiếc xe đạp thay thế bằng Hon da thì hay hơn nhiều.

Trúc Quỳnh lờ mờ hiểu ra hàm ý câu nói của bạn.

Hà Như hề mở thêm cho cô:

– Nếu mày đồng ý, sẽ có ngay một tài xế đáng tin cậy.

Hai người muốn nói đến Văn Khoa? Thôi, cho xin đi. Hai người yêu nhau thì cứ việc yêu nhau, cớ gì rủ rê kẻ khác?

Hà Như tủm tim, mắt nháy nháy:

– Trên đường đi bất kể đi đâu, nếu có bạn đồng hành vẫn hay hơn chứ.

Trúc Quỳnh đánh trống lảng:

– Hai người đó nghe. Thật ra mục đích hai người là mời tôi đi ăn lẩu hay làm mối cho tôi hả?

Đức Tú cười xòa:

– Đương nhiên mục đích chính là đi vui chơi ăn uống mà.

Anh chàng ngoảnh nhìn vào phía trong quán, hối thúc mọi người đem thức ăn ra.

Đức Tú chống cằm, đăm đắm nhìn Hà Như:

– Thường ngày đi hai đứa, em ngồi bên cạnh anh. Lâu lâu ngồi đối diện vầy cũng hay hay.

Được ngắm em trọn vẹn thỏa thuê.

Hà Như sung sướng, còn Trúc Quỳnh nghe gai óc nổi khắp người.

– Làm ơn đi nhị vị. Chắc tôi xỉu mất. Thật tình không hiểu được, cứ đeo nhau sát rạt vầy thì còn học hành thế nào được nhỉ?

Đức Tú hơi ngượng, có lẽ đang tìm ý để trả lời cô bạn.

Hà Như thì chẳng cần nghĩ ngợi gì, cô nàng nheo nheo mắt, đầu và vai đu đưa nhè nhẹ:

– Tệ quá! Mà nên đồng ý quen một chàng nào đó đi, Trúc Quỳnh à. Khi có chàng bên cạnh, mày sẽ thấy cuộc đời đẹp hơn, thú vị hơn, VớI tao, tình yêu là một thứ gia vị đặc biệt và cuộc sống hằng ngày là một món ăn. Nếu thiếu gia vị tình yêu, thì cuộc sống với tất cả công việc học hành đi đứng đều chẳng có ý nghĩa gì cả.

Trúc Quỳnh ngó Đức Tú ý hỏi, Đức Tú cười cười. Mặt gã trai đỏ rần lên.

Trúc Quỳnh cung hai tay:

Bái phục Bái phục! Nhưng tiếc thay tôi không phải là hai người. Tâm trạng của tôi bây giờ là làm sao kiếm ra được thật nhiều tiền. Không có tiền thì không được gì cả.

Hà Như cầu hòa:

– Được rồi, không tranh luận nữa. Dĩ nhiên mỗi người có một quan điểm khác nhau. Nhưng tao thật lòng khuyên mày nên suy nghĩ cởi mở một chút.

Tiền tuy quan trọng, nhưng bên cạnh tiền có nhiều thứ cũng rất quan trọng. Mày nên nghĩ về tất cả chứ đừng chỉ tiền không thôi. Như vậy mày sẽ thấy thoải mái hơn, dễ thành công hơn.

Trúc Quỳnh cười nhẹ:

– Để tao suy nghĩ thêm về những gì mày vừa nói. Giờ thì ăn lẩu thôi.

Hà Như sôi nổ:

– Tính kỹ xem nào. Ăn xong tụi mình đi đâu?

Trúc Quỳnh nhai kỹ miếng mực xong mới nói:

– Nếu như đi Sài Gòn Water Park thì tôi xin tình nguyện giử đồ cho hai người.

Đức Tú đổi mực tiêu:

– Mình đi siêu thị vậy. Vô siêu thị, tôi có thể phát huy khả năng ... đẩy xe đồ cho hai cô.

Trúc Quỳnh ngẩn ngơ. Shopping ư? Túi tiền hạn chế của cô thì có thể mua được gì trong siêu thị?

Trúc Quỳnh không thấy Hà Như nháy mắt với Đức Tú. Hà Như hăm hở:

– A ! Ý này hay đó? Em tán thành?

Cô kéo tay Trúc Quỳnh, nhưng Quỳnh trì lại:

– Thôi, tao ...

– Đi mà? - Hà Như nằn nì - Vô đó đâu có nhất thiết phải mua đồ. Mà ... cũng nhiều món mày dư sức mua.

Thế là chiếc Hon da và chiếc xe đạp lại song hành đến siêu thị.

Đức Tú nói với Trúc Quỳnh - Đúng ra Quỳnh phải tham gia các cuộc vui với tụi mình nhiều hơn mới được. Nhưng ngặt nỗi không thể nào liên lạc với Quỳnh được. Tiếc dễ sợ.

Tiếc à? Vì sao? - Trúc Quỳnh ngạc nhiên.

Hà Như trêu bạn:

– Vậy đó Tụi tao cũng chắng hiểu sao cứ muốn mày phải thường xuyên làm nhân chứng cho tình yêu của tụi tao.

Đức Tú cười lớn:

– Chắc là để Quỳnh tức chơi đó mà.

Trúc Quỳnh dẩu môi:

– Ai thèm để ý tới mấy người. À mà không, tôi lo lắng nhiều đó.

Hà Như hỏi ngay:

– Lo gì?

Trúc Quỳnh tỉnh bơ:

– Lo yêu nhau lắm rồi mai mốt cắn nhau đau. Tới lúc cắn nhau đến nỗi bị thương tích lại mang đi tìm tôi thở than khóc lóc.

Hà Như xụ mặt:

– Mày ác miệng ác mồm quá!

Đức Tú tự tin:

– Không có chuyện đó đâu.

Ba đứa gởi xe, vào siêu thị.

Trúc Quỳnh hờ hững đi dọc theo đãy kệ bày đủ các mặt hàng gia dụng mỹ phẩm.

Hà Như tranh thủ nói nhỏ với Đức Tú:

– Anh đi mua đi!

– Vậy anh đi nhé. Lát nữa gặp nhau bên khu vực ăn uống, được không?

– Không được. - Hà Như nững nịu – Anh phải tranh thủ quay lại làm nhiệm vụ đẩy xe cho em và Trúc Quỳnh chứ.

– Ờ, anh quên.

Lập tức Hà Như véo anh một cái vào hông thật đáng đích.

– Anh đáng bị phạt lắm. Cấm kêu ca. Đức Tú nhìn quanh. Hình như không ai chú ý đến họ. Có chăng chỉ là mấy nhân viên ngồi trực camera theo dõi thôi.

Đức Tú vội vã đi lên tầng lầu, nơi bày bán các mặt hàng điện tử, viễn thông.

Loáng sau, Đức Tú quay lại.

Trúc Quỳnh đi bên cạnh Hà Như chiếc xe chưa có nhiều đồ lắm.

Trúc Quỳnh nhìn Đức Tú dò xét:

– Tú đi đâu vậy? Cứ tường hối hận vì lời hứa lúc nãy nên chuồn luôn chứ.

– Quỳnh nói quá tệ. Nãy giờ tôi đi mua quà tặng bạn.

Trúc Quỳnh liếc nhìn Hà Như:

– Mày nghe chưa? Coi chừng đó.

Hà Như cười:

– Tao hoàn toan yên tâm vì người bạn Đức Tú vừa nói chính là ... mày đó.

Trúc Quỳnh trợn mắt ngê ngàng:

– Tao? Đức Tú tặng quà cho tao? Dịp gì đã. Hai người làm tôi bối rối quá.

Đức Tú điềm đạm:

– Phải đợi dịp gì mới tặng quà cho bạn bè được ư? Tôi khác với nhiều người.

Tôi chỉ tặng khi nào tôi thấy là nên tặng.

Trúc Quỳnh nhìn chiếc hộp giấy cài nơ xanh trên tay Đức Tú:

– Nói rõ ràng hơn nào!

Hà Như hồi hộp. Cô sợ Trúc Quỳnh sẽ từ chối và còn tự ái nữa.

Đức Tú mỉm cười:

– Trước hết, Tú xin được nói với Quỳnh đây là tấm lòng của Tú và Hà Như dành cho Quỳnh. Tụi mình mong rằng món quà này sẽ kết nối cho tình bạn của chúng ta thêm bền chắc, và chúng ta sẽ gần lại với nhau hơn. Tú mong Quỳnh đừng - từ chối.

Hà Như cầm tay hạn lắc lắc:

– Mày hứa sẽ 'nhận nghen?

Trúc Quỳnh băn khoăn. Tự - nhiên hai đứa bạn cư xử có gì đó là lạ khiến cô bối rối và một chút ngờ vực mơ hồ. Liệu hai đứa bạn cô có mưu toan gì không nhỉ? Nhưng hai đứa là bạn thân nhất của cô từ hồi tiểu học tới bây giờ, liệu có mưu toan gì chứ?

Hơi ngần ngư một chút, Trúc Quỳnh nói:

– Ngoại trừ nữ trang, vàng bạc, đá quý và đồng hồ cao cấp ra ... còn lại tôi sẽ nhận.

Hà Như nhảy cẫng lên reo mừng:

– Mày nói đó nghe:

Đức Tú trao hộp giấy cho bạn:

– Tặng Trúc Quỳnh.

Cô nhận ngắm nghía:

– Mở ngay bây giờ có được không.

Quỳnh đã hứa rồi thì tụi này đâu có sợ gì nữa ...

Trúc Quỳnh mở hộp giấy và ... sững sờ. Bên trong là một chiếc điện thoại đi động nhỏ nhắn.

Vầy là sao?, - Cô ngơ ngác - Cái này đâu phải Ít tiền.

Đức Tú gục gặc:

– Gần đúng. Nhưng không phải là nữ trang cao cấp. A hà! Quỳnh vừa nói mà.

Trúc Quỳnh tần ngần, vẫn chưa hết bất ngờ vì món quà. Một món đồ cô chưa dám nghĩ mình sẽ mua, ít nhất là ở giai đoạn sinh viên này.

Hà Như ghé sát mặt Trúc Quỳnh:

– Ê? Mày còn nghĩ ngợi gì đó.

– À ! Tao ... - Trúc Quỳnh cười - Tao đang nghĩ đến khoản cước phí điện thoại sắp tới tao phải trả đây nè.

Hà Như đẩy Trúc Quỳnh một cái xiểng niểng:

– Mày trở thành bà già lẩm cẩm tự bao giờ vậy? Nghe nè, chỉ để liên lạc với nhau khi nào cần thì không tốn nhiều đâu.