Chương 1

Từng đợt sóng nhấp nhô đánh dạt vào bờ. Buổi sáng bãi biển làm cho Ngọc Liên thấy dễ chịu, nỗi buồn phiền sâu lắng trong tâm hồn nàng như được nước cuốn đi.

Ngọc Liên bước chầm chậm. Nàng khẽ đưa tay vén những sợi tóc bị gió tốc tung bay trước mắt. Bỗng một bàn tay đập mạnh vào vai nàng:

– Chà! Mới giờ này mà “mi” đã trốn ra đây một mình rồi hả?

Ngọc Liên quay lại thấy bạn liền cười và nói:

– Tại thấy mấy bồ còn ngủ ngon giấc quá, nên mình để cho ngủ cho thoải mái đó chứ!

Rồi như chợt nhớ, Ngọc Liên nhìn quanh quất hỏi:

– Ủa! Còn mấy nhỏ bạn kia đâu Minh Thu? Sao “mi” đi có một mình vậy?

Minh Thu đưa tay chỉ ra phía bờ biển xa xa:

– Kìa kìa! Tụi nó xuống nước hết rồi.

Ngọc Liên liền nói với Minh Thu?

– Vậy để mình thay đồ tắm rồi xuống sau nghe.

Minh Thu cười tươi sau câu nói của Liên. Rồi cô ta hạ thấp giọng ghé sát vào tai của Ngọc Liên nói khẽ:

Thôi! Thôi! “bồ” khỏi tắm. Mình chạy đi kiếm “bồ” là để thông báo cho “bồ”.

hay một tin quan trọng đây nè.

Ngọc Liên tròn mắt hỏi Thu:

– Tin gì mà quan trọg dữ vậy? Buồn hay vui?

Đưa một ngón tay trước mặt cô bạn mình, Minh Thu nói như khẳng định chắc chắn:

– Tin vui số một mình biết tin này “bồ” đang mong đợi đó.

Gương mặt rạng rỡ hơn, Ngọc Liên mắng yêu bạn:

– Xạo quá! Làm sao Minh Thu biết được trong bụng, trong dạ mình mà biết rằng tin nào mình mong đợi, tin nào không?

Chỉ vào chót mũi bạn, Minh Thu nói:

– Tri kỷ quá làm sao mà không biết được?

Ngọc Liên nôn nóng giục Minh Thu:

– Thôi! Nói dùm đi “Đồ quỷ”. Người ta đang đợi sốt cả ruột rồi đây nè!

Minh Thu còn trêu bạn, nên cô giả bộ vừa quay lưng vừa nói:

– Nếu muốn nói thì bồ phải hứa đãi cả bọn một chầu mới được, chịu không nào?

– Chà! Đòi đãi đằng, điệu này chắc thiệt là tin vui rồi quá?

– Ê! Còn riêng cá nhân mình Ngọc Liên phải cho ăn gấp hai nghe vì ...

– Vì sao nữa?

– Vì mình chạy hụt hơi mới gặp bồ ở đây.

Sau câu nói, cả hai cùng cười giòn giã. Ngọc Liên nắm tay bạn vừa nói, vừa gật đầu lia lịa:

– Đồng ý, Đồng ý ngay.

– Chuẩn bị đón “chàng” nhà kiến trúc sư trẻ ấy. Kìa kìa! Vừa nói là chàng đã xuất hiện rồi. Thôi! Chúc Ngọc Liên một ngày vui vẻ đầy hạnh phúc nhé! Mình đi đây kẻo mấy nhỏ bạn kia trông.

Không đợi Ngọc Liên trả lời.Minh Thu đã chạy tung tăng, bỏ Ngọc Liên một mình trên bờ biển vắng lặng.

Từ xa đi tới, Thiên Hào hỏi Ngọc Liên:

– Sao em ra đây mà không cho anh hay, để anh thu xếp cùng đi cho vui?

Chưa vội trả lời Thiên Hào, Ngọc Liên mới bước thêm vài bước nữa. Rồi nàng ngồi xuống bãi cát trắng mịn.

Thiên Hào ngồi xuống cạnh người yêu hỏi thêm:

– Đi chơi không có gì vui à? Hay tại gặp mặt anh mà em không vui?

Vẫn không nhìn thẳng mặt Thiên Hào. Ánh mắt long lanh buồn, Ngọc Liên hướng ra biển khơi xa xăm:

– Thiên Hào à! Anh về đi!

– Trời ơi! Từ Sài Gòn lái xe ra đến đây để tìm em, sao em bảo anh về cho đành vậy?

– Anh đừng làm em khổ tâm nữa. Không khéo em bỏ việe làm bỏ Sài Gòn luôn.

– Gặp em lần nào thì cũng y như lần nấy, em có bay xa đến tận chân trời, góc biển nào anh cũng quyết tâm tìm cho ra em mà thôi.

Ngọc Liên thở dài, nàng đưa tay vẽ loằng ngoằng lên mặt cát những cuộn tròn rối như tơ:

Thiên Hào kể lể khổ sở:

– Em biết không? Chiều qua anh đến khu tập thể mới hay em và mấy cô bạn đã đi từ sáng sớm. Trở về nhà anh cứ bồn chồn không yên. Nên muốn cùng ra đây để gặp mặt em.

– Như vậy là anh đã đi mà gia đình không hay biết à?

Ngọc Liên như không vừa ý:

Rồi nàng hỏi tiếp:

– Việc học hành của anh nữa. Năm nay là năm cuối, anh không biết nó quan trọng như thế nào hay sao?

– Vẫn biết quan trọng trong năm cuối này. Nhưng sao với anh. Em vẫn là quan trọng hơn Ngọc Liên ạ!

Ngọc Liên đưa mắt buồn nhìn thẳng vào cặp mắt sáng ngời của Thiên Hào, Nàng nói như cam phận:

– Anh đeo đuổi theo em là anh làm buồn khổ nhiều người. Và anh đã phản lại sự lựa chọn của anh.

Choàng tay qua tay vai Ngọc Liên, Thiên Hào nói khẽ:

– Những lý lẽ của con tim thì không một nhà hiền triết nào giải thích nổi. Và nó có thể phá vỡ mọi trở lực Ngọc Liên ạ! Nhiều lúc anh muốn cùng em đi tạo lập cuộc sống thật xa, để không còn ai ràng buộc mình nữa, ý tưởng này trong anh có từ lâu mà anh chưa tiện nói ra cho em biết.

Ngọc Liên ngước nhìn Thiên Hào phản đối mạnh:

– Không, không được đâu anh!

Qua màn nước mắt Ngọc Liên thổn thức:

– Thời gian là liều thuốc tiên, anh sẽ chóng quên được em thôi Thiên Hào à!

Cuộc đời của ai cũng có nguồn cội. Anh không thể nào từ bỏ gia đình được.

Thiên Hào khẽ giọng:

Nhưng em thừa biết gia đình bây giờ là trở ngại của tình mình.

Ngọc Liên tiếp lời Thiên Hào:

– Còn Bạch Yến? Vợ hứa hôn của anh không phải là trở ngại sao?

– Anh đã nói với em nhiều lần rồi về bản tính cô ta. Sao em cứ nhắc hoài vậy?

– Dù sao, khi đã dính dấp tình cảm với anh, là em tự thấy mình như có tội phá hoại hạnh phúc một gia đình rồi.

Thiên Hào cố giãi bày:

– Nhưng giữa anh và Bạch Yến chưa cưới nhau, anh có thể xin phép ba mẹ “hồi hôn” cô ta được.

– Hồi hôn được không?

– Anh chỉ cần thời gian thuyết phục ba mẹ thôi!

– Em cảm thấy có một cái gì đó không ổn đâu. Và theo em được biết ba mẹ anh rất thương mến Bạch Yến, và đã xem cô ta như là dâu nhiều năm nay rồi.

Thiên Hào nhăn nhó:

– Thì cái khó là ở chỗ đó. Chứ thật tình càng ngày anh thấy tình cảm mình dành cho cô ta càng ngày càng giảm vì không phù hợp nổi.

Ngọc Liên lắc đầu:

– Thôi! Em sợ miệng lưỡi đàn ông lắm rồi!

– Đó là điều mà anh chưa có dịp nói ra cho ba mẹ anh biết anh chỉ chờ em thuận lòng là anh sẽ trình bày luôn một thể.

– Anh không thấy là em có nhiều điều thua Bạch Yến sao?

Anh chỉ ước mong có được một người vợ mang đến hạnh phúc cho mình thôi hầu gây dựng tương lai sau này.

Bằng giọng buồn buồn trầm lặng Ngọc Liên nói như buồn cho thân phận của mình:

– Đó là theo ý riêng của anh chứ gia đình anh quá giàu có ở đất Sài Gòn thì làm gì có chuyện ba mẹ anh lặn lội xuống tỉnh để cưới một cô gái nhà quê dốt nát như em về làm dâu trong nhà được. Hơn nữa em thấy gia đình của anh và Bạch Yến môn đăng hộ đối. Anh và Bạch Yến lại học cùng trường cùng lớp. Theo em thì cuối năm nay, học ra trường xong, gia đình làm đám cưới cho hai người là phù hợp lắm rồi.

Thiên Hào nhìn người yêu và nói:

– Nếu sự việc diễn ra như ý hai bên gia đình thì đồng nghĩa là cuộc đời Thiên Hào này chết rồi đó em ạ!

Cuối nhìn xuống với gương mặt buồn buồn. Thiên Hào dùng ngón tay vẽ lên cát “H”và “L” nằm chồng lên nhau.

Một cuộn sóng lớn vô tình đánh dạt vào bờ xoá tan mộng đẹp của Thiên Hào.

Thiên Hào muốn đưa tay giữ lại nhưng không còn kịp nữa rồi.

Bất thần Thiên Hào nâng cằm kéo Ngọc Liên về sát mình hơn và hỏi một cách chân tình:

– Ngọc Liên! Nếu một mai anh năn nỉ với ba mẹ không được. Anh sẽ từ bỏ gia đình để xây tổ ấm riêng. Em có bằng lòng đi với anh không?

Ngọc Liên vừa nói, vừa sụt sùi trong làn nước mắt:

– Không thể được đâu anh. Em đã nói với anh là cuộc đời anh cũng phải có nguồn cội cả một ngày nào đó anh sẽ nghĩ lại và tự trách mình đã đi sai đường gây buồn lòng cha mẹ mình.

Thiên Hào vẫn một mực khẳng khái:

– Anh biết mình không sai lầm khi chọn em làm vợ đâu.Bây giờ em là nhịp thở của đời anh đó Ngọc Liên ạ!

Nghe Thiên Hào nói trong khổ sở, Ngọc Liên thấy tội và thương anh vô cùng nàng tựa đầu qua vai Thiên Hào. Hai dòng nước mắt của nàng cứ lăn dài trên đôi má bằng giọng buồn, nàng vừa hỏi vừa giải đáp:

– Em thử hỏi, anh lớn khôn và sắp thành đạt ngày hôm nay là nhờ ai? Có phải là do sự khó nhọc của cha mẹ? Hơn thế nữa, em muốn nhắc anh một điều Thiên Hào ạ! Anh là anh cả thì anh phải biết làm sao để em mình thương mến và kính phục nữa chứ!

Thiên Hào chợt cười khẽ:

– Anh không ngờ cô kế toán của hãng dệt còn là một nhà hiền triết. Ôi! Nhà hiền triết ''mít ướt” của anh.

Đập mạnh vào vai Thiên Hào, Ngọc Liên phụng phịu:

– Lại chọc em nữa rồi mấy đứa má biết được, tụi nó sẽ gọi em, ''chết danh'' luôn đó.

Nắng đã lên cao. Đến khi nghe tóc mình nong nóng, Ngọc Liên mới hốt hoảng kêu lên:

– Chết rồi Thiên Hào ơi! Hồi hôm em hứa tắm biển với tụi bạn Minh Thu, thế mà bây giờ ...

Thiên Hào vừa cưới vừa trêu Ngọc Liên:

– Mấy cô ấy rồi sẽ thông cảm cho em mà thôi.

– Em sợ cái nước chọc dai của tụi nó lắm!

Thiên Hào trấn an người yêu:

– Cùng lắm khi về Sài Gòn rồi chiều thứ bảy tuần này, anh sẽ đích thân lái le đến khu tập thể mời mấy cô ở cùng phòng với em một chầu là xong liền.

Thiên Hào hỏi thêm:

– Em có nghe đói chưa nào?

– Dạ chưa!

Thiên Hào nhìn đồng hồ rồi la lên:

– Không được, chưa đói cũng phải ăn bây giờ hơn mười hai giờ trưa rồi còn gì!

Nói rồi Thiên Hào nắm tay Ngọc Liên đứng dậy. Hai người cùng sánh vai đi dọc theo bờ biển để đến chỗ đậu xe.

Gió từ khơi vẫn tiếp nối thổi từng cơn nhè nhẹ vào bờ ...

Nghe cánh cổng đẩy mạnh cùng với những tiếng cười vô tư, giòn giã, đang ngồi xem phim bà Minh Thành quay nhìn ra:

– Thưa mẹ! Con mới về.

– Thưa bác con mới về.

– Thưa bác con mới về.

Bà Minh Thành sững mắt hỏi:

– Ủa! Sao con về nghỉ mát với ba đứa bạn sao bây giờ chỉ còn có hai đứa vậy hả Minh Thu.

Ba giọng cười đồng thanh im bặt:

– Dạ thưa mẹ! Nhỏ Ngọc Liên gặp bạn ở Sài Gòn ra nên về sau mẹ ạ?

Chỉ tay vào nhà trong bà nói:

– Thôi! Ba đứa vào nhà sau tắm rồi ăn cơm. Cả nhà đợi sốt ruột cả lên này.

Minh Thu còn chưa chịu vào, cô chạy đến sau lưng bà Minh Thành. Cô nũng nịu nói với mẹ:

Lâu lâu mới được về quê biển, nên tụi con vừa tắm biển vừa đùa giỡn cho thoả thích. Con quên cả giờ giấc xin mẹ đừng buồn nghe.

Nhỏ Vân cũng đến bên bà Minh Thành nói nhỏ:

– Dạ xin bác đừng buồn tụi cháu!

Bà Minh Thành nhướng cặp mắt lên khỏi cặp kính lão. Bà nhìn về phía ba cô gái trẻ nói:

– Bác không phiền các con đâu có mấy con cùng về với Minh Thu là gia đình bác vui lắm vui rồi. Bác chỉ lo là các con không mấy thuở mới có dịp ra xứ biển Nha Trang này đổi gió, mà gia đình bác tiếp đãi không được chu đáo mà thôi.

Như chợt nhớ ra điều gì, bà tiếp:

– Ờ! Còn cháu ...gì ...gì?

Minh Thu nhanh miệng nói:

– Dạ nhỏ Ngọc Liên. Phải mẹ muốn nói Ngọc Liên không?

– Ừ! Đúng rồi, cháu Liên có nói chừng nào về không? Ra đây là xứ lạ, sợ nó không nhớ rõ đường về nhà thôi.

Vân vừa khoác tay vừa cười nói:

– Xin bác đừng bận tâm lo lắng. Nếu Ngọc Liên có quên đường về đây, thì cũng có người đưa nó về luôn Sài Gòn hà bác ơi!

Minh Thu nghe vậy cũng chêm vào:

– Chỉ lo ba đứa con vất vả ngồi xe đò gần một ngày đường mới về Sài Gòn được thôi.

Bà Minh Thành cưới thông cảm, rồi bà hối thúc:

– Vậy ba đứa đi thay đồ nhanh lên còn ăn cơm nữa.

Ngồi cạnh cửa sổ kế phòng khách, Minh Thiện đã chú ý cánh cổng mở.

Những lời đối thoại của mẹ cùng ba cô gái trẻ, anh đã lắng nghe rõ ràng. Một tình cảm từ lâu được đè nén trong lòng, giờ đây như mũi kim châm chích vào lòng ngực.

Minh Thiện thấy thất vọng từ khi thấy vắng mặt Ngọc Liên và những lời đối đáp vừa qua, anh tự hỏi lòng mình:

– Tại sao người vắng mặt không phải là Vân hay Phương mà lại là Ngọc Liên?

Có phải cái anh chàng người Sài Gòn lái xe hơi trắng toát đến hỏi thăm đã đi cùng Ngọc Liên giờ này. Minh Thiện đưa tay ôm trán và lắc đầu.

Đầu óc nghe nặng trĩu quay cuồng. Minh Thiện dùng bàn tay phải vỗ mạnh vào trán máy cái để xua tan ý nghĩ vẩn vơ.

Bỗng giọng cô em gái út gọi to:

– Anh Minh Thiện ơi! Vào ăn cơm. Mọi người đang đợi anh.

Vừa bước đến nhà, Minh Thiện đã thấy ba mẹ, hai em gái Minh Thu và Minh Thuỳ, cùng hai cô bạn gái của Minh Thu đã ngồi vào bàn ăn.

Theo yêu cầu của Minh Thu hôm nay chị bếp làm món bánh căn để đãi khách.

Sau khi mời ba mẹ, anh trai cùng hai đứa bạn. Minh Thu gắp vội miếng bánh chấm mắm rồi nhanh nhảu bỏ vào miệng:

– Này Vân, Phương ăn thử xem. Vào Sài Gòn làm, tuy có ăn nhiều món ngon lạ hơn nhưng mình vẫn nhớ và thèm món này lắm!

Nghe chị vừa ngốn ngáo ăn vừa nói Minh Thuỳ trêu chị:

– Bởi vậy mới về là đã nghe chị hối chị Bé đổ bánh rồi.

Cả bàn ăn cùng cười.

Ông Minh Thành đưa tay gỡ cặp mắt kính ra, rồi ông nhìn thẳng vào hai cô khách trẻ nói:

– Ở Sài Gòn bác cũng thấy có món ăn giống như vầy.

Bà Minh Thành tiếp lời chồng:

– Mười mấy năm trước, lúc bác theo ba Minh Thu vào làm ăn ở miền Nam, Bác có ăn món bánh khọt ở trong ấy.

Thấy cả bàn ăn cùng chăm chú nghe, bà nói tiếp:

– Bánh khọt cũng na ná như bánh căn ngoài này. Chỉ khác là bánh khọt thì chấm nước mắm tỏi ớt, còn bánh căn thì chấm mắm nêm mới ngon.

Vừa nhai chậm rãi miếng bánh trong miệng Vân vừa hỏi:

– Con có điều thắc mắc. Tại sao ở đây dừa có nhiều, đi đến đâu con cũng thấy người ta gọt sạch vỏ dừa tươi chất cao ngất để bán. Duy chỉ có một điều lạ là món bánh này không được để nước dừa khô vắt cho bột mềm ra như bánh khọt trong xứ tụi cháu?

Minh Thu cướp lời bạn:

– Bởi vậy vào làm trong ấy mấy năm trời rồi, mà mình vẫn nhớ món ăn ở quê nhà.

Minh Thuỳ nãy giờ lắng nghe cũng lên tiếng:

– Bao giờ có dịp vào trong đó, mấy chị dẫn Thùy đi ăn cho biết với nghe.

Vân cười rồi gật đầu:

– Được rồi, chị hứa với Thuỳ đó.

Phương cũng không chịu thua Thuỳ:

– Còn phần chị Phương thì hứa với Thuỳ sẽ dẫn em đi ăn nhiều món lạ đặc biệt của miền Nam mà xứ biển này chị ít thấy bán.

Minh Thuỳ buông nhanh chén đũa đưa cả hai tay lên cao vỗ thật lớn:

– Nhớ nhé! Nhớ kỹ nhé! Em xin cám ơn hai chị trước đó.

Chị Bé trong bếp cũng bước ra cũng nói thêm:

– Cô út có đi ăn, nhớ để dành mang về cho tôi thưởng thức với nhé!

Minh Thuỳ cười híp mắt, đầu gật lia lịa:

– Dạ, dạ, em không quên chừa phần cho chị Bé đâu.

Bữa ăn vui vẻ qua mau. Mọi người kéo lên lầu vào phòng nghỉ trưa.

Uống xong hớp nước cuối cùng Minh Thu định bước lên lầu, thì chợt thấy anh trai mình còn đứng cạnh tủ dở từng trang quyển album hình. Minh Thu đình tâm nhớ lại thái độ buồn buồn làm sao của anh mình nãy. Anh đã vội vã buông đũa trước mọi người. Suốt buổi ăn chỉ gầm mặt mà nuốt, chẳng góp một lời với mọi người. Minh Thu chỉ nghĩ thoáng qua là anh Minh Thiện chắc có chuyện phiền phức gì trong xí nghiệp.

Bây giờ nhìn anh trai thẫn thờ ngắm kỹ những tấm hình mình chụp chung với tụi bạn Ngọc Liên trong sở làm và những buổi đi chơi suốt thời gian làm chung trong xí nghiệp.

Minh Thu giả bộ tằng hắng rồi hỏi anh:

– Anh Thiện không đi nghỉ trưa à?

Vợi vã gấp nhanh quyển album lại, Minh Thiện ngước lên trả lời em gái:

– Anh không thấy buồn ngủ.

Minh Thu cao giọng:

– Không buồn ngủ thì cũng phải đặt lưng một 1át để còn đi làm buổi chiều. À!

Dạo này công việc của anh ở Xí nghiệp mình chắc là vất vả lắm hả anh?

– Ờ! Năm nay ba đã lớn tuổi rồi. Ba muốn anh phải thành thạo công việc quản lý xí nghiệp để ông dành thời gian nghỉ ngơi.

– Mau thiệt, mỗi lần gặp ba mẹ là em thấy tóc người bạc đi nhiều. Em phải đi làm xa út Thuỳ còn nhỏ mọi việc trong nhà em trông cậy vào anh.

Minh Thu thở dài than vãn thêm với anh:

– Tuy làm ở trong đó, nhưng nhiều lúc nghĩ về gia đình, em cảm thấy lo lắng làm sao ấy.

Minh Thiện nhìn anh bảo:

– Gia đình mình cũng khá giả đâu có thiếu thốn gì đâu mà em phải bận lòng?

Không ai bảo ai hai anh em bước lại bộ salon cùng ngồi tâm sự. Thu Minh vỗ mạnh vào vai anh, cô phá lên cười to rồi bảo với Thiện:

– Hay là anh Thiện cưới vợ đi! Anh có vừa ý cô nào chưa?

Lắc đầu nhẹ, Thiện lắc đầu trả lời:

– Chưa.

– Đừng có xạo nha, em nhớ không lầm thì năm nay anh đã hai mươi lăm tuổi rồi còn gì. Em nhỏ hơn anh ba tuổi, năm nay em hai mươi hai rồi.

Nghe em lên tiếng dạy đời Thiện cười xoà nói:

– Thôi đi cô ơi! Cô lo cho thân cô kìa! Ba định kỳ về quê này của cô sẽ bắt cô nghỉ việc trong Sài Gòn, cô về xí nghiệp tiếp với anh.

Rồi kề tai em, Thiện nhỏ giọng hơn, anh cười khẽ giọng:

– Đồng thời cho gia đình bác Vinh xem mắt luôn.

– Sao em chẳng nghe ai nói gì hết vậy?

– Chắc có lẽ tại em mới về ba mẹ để em chơi vui vẻ, thoải mái với bạn bè.

Nói sớm sợ em bận tâm kém vui chứ gì.

Xích lại gần anh hơn, Thu tiếp:

– Chuyện của em thì dễ thôi. Mà nè! Anh Thiện ơi! Nhỏ Vân, nhỏ Phương đứa nào cũng dễ mến. Vân thì vui nhộn hay nói, Phương thì trầm lặng ít nói nhưng tế nhị lắm. Em có ý dẫn tụi nó về đây cho anh dò xét, lựa chọn xem coi đứa nào vừa ý em làm mai cho.

Minh Thu đốc anh mình, cô nói huyên thuyên một mình:

– Bảo đảm chưa đứa nào có bồ bịch cả.

– Sao em biết?

Tròn mắt nhìn anh Thu quả quyết:

– Trời ơi! Làm chung việc, ở chung phòng, ăn chung mâm, đứa nào rục rịch là em biết ngay thôi. Bọn con trai chúng anh mà “léng phéng” tán đứa nào, bị tụi em xúm lại “chọc quê”, riết rồi cũng thành “quê” thiệt mà ... bỏ tật luôn.

– Sao tụi em ác dữ vậy?

– Không ác sao được anh? Bọn con trai ở thành phố mà, mình đâu biết ai thật ai giả mà lường. Thà không biết đối tượng thì tất nhất là chờ ba mẹ lựa chọn rồi gả cho xong.

Như sợ anh chưa tin, Minh Thu còn đưa hai bàn tay đếm bốn ngón rồi nói tiếp:

– Chung phòng em có bốn đứa. Em thì ở vùng biển Nha Trang còn Ngọc Liên ở mãi tận vùng đồng bằng Long Xuyên, riêng hai nhỏ Vân và Phương thì chính cống sinh trưởng ở Sài Gòn mà chúng còn “ớn” bọn con trai.

Minh Thu mải mê nói mà không nhìn thấy nét biến đổi trên gương mặt anh trai.

– Giờ nghĩ buồn buồn.

Minh Thiện hỏi em:

Buồn chuyện gì?

– Mấy lúc sau này nhỏ Ngọc Liên bỏ rơi tụi em, vì có bạn trai - Thu thở dài nói tiếp:

– Nhớ lúc trước bốn đứa thường rủ nhau đi ăn, đi chơi thoả thích rồi về phòng đùa giỡn chọc ghẹo nhau. Mà bây giờ tụi em chắc bị Ngọc Liên bỏ rơi rồi.

Nghe em nói đến đây Thiện càng cảm thấy trong lòng buồn vời vợi. Oái oăm thay, Minh Thu có biết đâu trong số bạn thân của mình, thì anh trai đã để ý Ngọc Liên hơn một năm trời nay. Kể từ ngày anh ấy vào Sài Gòn liên hệ mua thêm vật dụng trong xí nghiệp cho ba mình. Lúc ghé trong khu tập thể thăm em gái anh đã bị một bóng dáng đẹp thanh thoát, gợi cảm và cũng gợi buồn trên nét mặt, làm anh bị thu hút. Kỳ nghỉ phép năm rồi Ngọc Liên cùng Minh Thu về Nha Trang chơi trong mấy ngày. Anh đã đưa cô em gái và bạn đi thăm quan Tháp Bà, Cầu Xóm Bóng, viện Pasteur ... Dù mang bản tính trầm buồn kín đáo, Ngọc Liên cũng rất vui khi được nghe anh nói qua nhiều về thành phố biển của mình. Nhất là biết cạnh một Ngọc Liên hồn nhiên vui vẻ.

Kể từ ngày ấy, bóng hình Ngọc Liên cứ lởn vởn trong anh. Muốn nói cho em gái biết nhưng anh cảm thấy thẹn làm sao. Từ hai năm nay ba mẹ cũng đã giục anh cưới vợ cho yên bề, vì ông bà chỉ có duy nhất mình anh là trai. Anh tự nghĩ mình cố gắng để đảm đang công việc xí nghiệp thay cha. Đến chừng ấy cưới vợ cũng chưa muộn. Để bây giờ chưa quá một năm mà sự việc xảy ra làm anh chao đảo. Anh hối tiếc mình đã không lên tiếng với Ngọc Liên để bây giờ chỉ còn lại nỗi thất vọng.

– Minh Thiện ơi! Con sửa soạn xong chưa?

Tiếng nói của ông Minh Thành từ trên lầu vọng xuống cắt ngang dòng suy nghĩ miên man của Minh Thiện.

Minh Thiện trả lời ba:

– Dạ! Ba xuống đi! Con thay đồ một chút rồi con chở ba đi đến xí nghiệp.

Căn biệt thự xinh xắn màu trắng, ba tầng lầu, được xây trên một khu đất rộng.

Xung quanh trồng nhiều hoa đủ màu sắc. Nào mai, hồng, huệ, cúc, lan, thược dược ...nhất là mỗi tối mùi hương dạ lý phảng phất nghe dễ chịu làm sao.

Bỗng tiếng còi xe bóp inh ỏi:

– Tin ...tin ...tin ...

Bác làm vườn đang lom khom tưới những cây hồng đỏ thắm lung linh. Nghe tiếng xe quen thuộc, bác chạy ra mở cổng ...Thiên Hào cho xe chạy chầm chậm tiến vào nhà xe. Bác tươi cười chào nói:

– Chào cậu hai mới về. Ông bà ở nhà lo lắng trông cậu suốt mấy ngày nay đó.

Ló đầu ra cửa xe. Thiên Hào hỏi:

– Ba mẹ con có nói gì không bác?

Tiến đến gần Thiên Hào hơn, ông bảo:

– Ông bà bảo không biết cậu đi đâu mà bỏ học mấy ngày liền. Ông bà lo lắm.

Sợ Thiên Hào chạy vô nhà xe bác làm vườn nói lớn:

– Ờ! Có Cô Bạch Yến đến tìm cậu ba lần. Cô bảo khi nào cậu về thì đến nhà gặp cô.

Câu nói của bác làm vườn nhắc tên Bạch Yến, Thiên Hào chẳng cần quan tâm bác ấy nói. Vào đến phòng khách, Thiên Hào nghe tiếng em trai hỏi:

– Anh Hào mới về?

Ừ! Anh mới về đến.

Thiên Tứ lặng lẽ đi về phòng, bỗng nghe tiếng anh gọi giật lại:

– Anh cô mua mấy quyển sách nghiên cứu về sinh vật biển cho em nè.

Thiên Hào lục lạo trong túi sách lấy ra một tấm bảng nhỏ. Anh tiến đến gần em chỉ vào nói:

– Còn đây là những vỏ sinh vật khô được gắn vào đấy, bên dưới mỗi bên có ghi rõ tên của nó.

Thiên Tứ mở to mắt, miệng cười với vẻ thích thú. Hai tay cậu ôm những món quà vào lòng:

Em cám ơn anh?

Nghe em nói xong Thiên Hào đi nhanh lên phòng riêng, anh ngã người ngủ quên từ lúc nào không hay biết.

Ngồi bật dậy sau một giấc ngủ dài, Thiên Hào thấy trong người tình hẳn.

Bụng đã nghe đói cồn cào, anh nhìn đồng hồ đã hơn 7 giờ tối rồi. Sao không thấy chị bếp gọi anh ăn cơm như mọi khi (?)bữa cơm chiều của gia đình ít khi nào quá giờ tối. Mẹ anh buộc tất cả mọi người trong nhà phải ăn cơm đúng 7 giờ.

Những ngày anh bận đi khảo sát hay đi chơi với bạn bè không ăn cơm nhà, mẹ anh điều căn dặn đừng quá ham vui mà ăn uống không điều độ sau này sẽ bị bệnh về dạ dày:

Anh lần mò xuống phòng ăn. Thức ăn vẫn còn được đậy lồng bàn cẩn thận.

Thiên Hào nhìn dáo dát rồi hỏi chị bếp:

– Nhà mình ăn cơm chưa chị nhỉ?

Gương mặt lộ hẳn vẻ lo âu, chị bếp trả lời:

– Dạ chưa!

Sao chị không gọi mọi người ăn cơm? Giờ này là trễ quá rồi.

– Dạ thưa cậu! Vì ông bà đi đến giờ vẫn chưa thấy về. Hay là để tôi dọn cho cậu và cậu Thiên Tứ ăn trước nha!

– Dạ thôi! Chờ chút nữa ba mẹ về ăn luôn thể chị à!

Mặt dù được sống trong cảnh giàu sang từ lúc mới lọt lòng. Nhưng hai anh em Thiên Hào và Thiên Tứ rất khiêm tốn và quí trọng người khác. Đó cũng nhờ ba má Thiên Hào là người rất nhân hậu. Tấm lòng biết thương người trên kẻ dưới, luôn sẵn lòng bao dung và giúp đỡ người trong hoàn cảnh khốn khó.

Bà Thiên Hải, mẹ của Thiên Hào và Tứ là một phụ nữ đảm đang ngoài việc giúp chồng giao tíếp việc làm ăn ngoài xã hội, trong nhà bà còn là người nội trợ khéo tay, dạy con rất kỹ lưỡng từ lời ăn tiếng nói. Bà rất quan tâm đến việc học hành của các con. ông Thiên Hải cùng đồng một lòng như vợ. Ông bà thường hay nói với hai con trai:

– “Ba mẹ có để tiền kho bạc vàng cho con cũng không bằng cho con sự học hành. Nói cho cùng lỡ sao này gia đình mình có sa sút ba mẹ vẫn vui lòng nuôi các con ăn học trong hoàn cảnh nghèo khó”.

Tấm lòng của ba mẹ anh là như thế đó. Đôi lúc nhìn thấy cảnh những gia đình không lo chu đáo được cho con, ông bà tìm cách giúp đỡ trong khả năng của mình.

Thiên Hào cảm thấy thương ba mẹ mình rất nhiều. Đối với chị bếp và bác làm vườn chưa bao giờ hai anh em dám hỗn xược, khinh thường. Lại nữa, chị bếp là người cháu họ của mẹ ở tỉnh lên.

Nhớ ngày nào chị tìm lên nhà kể cho mẹ nghe hoàn cảnh khốn khó của mình.

Mẹ đã dàn xếp và giữ chị lại trong nhà đến ngày hôm nay ...

Giờ phút này Thiên Hào lo sợ phải đối diện cùng ba mẹ. Anh biết ăn nói sau đây để ba mẹ không buồn lòng việc anh tự tiện lấy xe bỏ đi mấy ngày nay mà không xin phép ba mẹ. Anh tự trách mình sao tự nhiên lúc đó sự quan trọng của ba mẹ trong cuộc đói anh như nhạt đi. Anh đã không kìm hãm được tình cảm đang dâng trào trong lòng.

Thiên Hào bước lên từng bậc thang lầu. Đến cửa phòng mình anh không vào.

Anh lần bước ra ngoài. Đứng chống hai tay vào cằm, mắt hướng ra chiếc cổng màu xanh nhà anh. Tâm trí anh hỗn loạn mâu thuẫn. Anh một nửa trông ba mẹ về để xem chuyện gì xảy ra? Một nửa anh sợ gặp ánh mắt tuy nghiêm nghị nhưng đầy lòng thương yêu của ba mẹ mình.

Anh tự nhủ 1òng với niêm hối hận:

– Ngần này tuổi đầu đây là lần đầu tiên mình làm ba mẹ phải lo âu khổ sở vì mình. Nếu Thiên Tứ em mình biết được không hiểu tương lai nó có tiếp nói con đường mình mà gây buồn phiền cho ba mẹ không?

Lại nhớ đến Ngọc Liên, anh áy náy không yên, nàng chắc phải khổ sở vì những lời trêu chọc của bạn bè. Vì anh Ngọc liên đã bỏ quên bạn mấy ngày qua.

lúc theo anh về Sài Gòn, Ngọc Liên lại không một lời từ giã gia đình Minh Thu.

Anh ngước nhìn lên bầu trời như để tìm sự thoải mái cho tâm hồn. Những áng mây vẫn vô tư trôi đi bềnh bồng, bềnh bồng ... Anh tự hỏi đời mình có được vô tư, êm ả như những áng mây ấy không? Hay phải chao đảo như chiếc lá vàng lìa cành kia?

Nghĩ đến anh mỉm cười một mình. Mình hay trêu Ngọc Liên là nhà hiền triết “mít ướt” mà bây giờ tư tưởng mình cũng bâng quơ, lãng mạng, lý luận đâu đâu.

Ngọc Liên mà biết được ý tưởng của mình lúc này, không biết nàng sẽ đặt cho mình biệt danh hiền triết gì đây nhỉ??

Đang miên man suy nghĩ ngợi chợt có tiếng kèn xe lạ trước nhà. Chị bếp đã vội vã chạy ra mở cổng Thiên Hào trố mắt kinh ngạc khi thấy tài xế của gia đình Bạch Yến đưa ba mẹ anh về tận nhà. Lòng anh hồi hộp lo âu:

– Chuyện gì nữa đây?

Nghĩ đến Bạch Yến, anh nghe bất mãn ngập lòng. Anh không muốn gặp, không muốn thấy con người đó nữa. Càng không muốn thì nó càng đeo đẳng theo anh như một cái bóng:

Một cái bóng tai hoạ đáng sợ.

Anh cố gắng bước xuống lầu, tiếng mẹ hỏi chị bếp dồn dập:

– Thằng Thiên Hào đã về rồi hả? Nó đâu rồi? Ở nhà ăn cơm gì chưa?

– Dạ, dạ!

Chi bếp chưa kịp trả lời, nhìn thấy Thiên Hào bước xuống tới, bà vừa mừng vừa trách nhẹ con:

– Ba mẹ lo rầu mấy bữa nay. Có đi đâu đột ngột cũng điện về cho cha mẹ biết tin để yên lòng chứ.

Thiên Hào đến gần bên mẹ nhỏ giọng:

– Con xin lỗi ba mẹ!

Ông Thiên Hải cũng vừa thay đồ, ông bước ra nói với vợ:

– Bà kêu nó ra phòng khách để tôi với bà bàn tính với nó cho rồi. Hai mươi bốn tuổi đầu rồi còn nhỏ gì, cứ đeo bên mẹ hoài vậy?

Lôi tay Thiên Hào bà Thiên Hải vội vã:

– Đi ra đây con!

Sau khi ngồi xuống Salon, bà Thiên Hải với vào trong gọi chị bếp:

– Sáu à! Bưng ra giùm dì mấy ly nước lạnh nghe con.

Thiên Hào thầm nghĩ:

– “Chắc mẹ muốn cho ba uống nước lạnh để dằn bớt sự tức giận mình chăng?”.

Bà Thiên Hải mở lời:

– Mấy hôm nay con đi đâu vậy? Lúc đầu mẹ tưởng con bận đi khảo sát ở xa thình lình nên không cho ba mẹ hay được. Đến chừng Bạch yến sang qua đây cho hay con không đến trường.

Thiên Tứ vừa bước đến cửa phòng khách, định mời ba mẹ và anh vào ăn cơm, chợt thấy nét mặt ai cũng lộ vẻ không vui. Thiên Tứ lè lưỡi quay lẹ vào.

Thiên Hào vẫn còn ấp úng:

– Con xin lỗi ba mẹ về việc này, con sẽ không làm cho ba mẹ buồn lòng nữa.

– Mẹ không muốn nhìn thấy con như thế nữa. Con có biết như vầy là con vô tình dẫn dắt em con vào con đường hư hỏng như con không hở Hào?

Ông Thiên Hải vẫn ngồi im nhả khói thuốc, chưa nói lời nào cùng Hào.

Nhìn vẻ nhân từ của mẹ, vẻ mặt nghiêm nghị của cha, anh cảm thấy lòng hối hận vô cùng. Linh tính cho biết sẽ có chuyện gì xảy đến với anh. Chắc chắn anh là người mà cha mẹ muốn nói. Từ xưa đến nay, mọi việc gì ở nhà hát hay trong gia đình, ba mẹ đều bàn tính với anh, nhưng nét mặt ba mẹ đâu có nghiêm nghị và long trọng như thế này:

Bà Thiên Hải quay người hẳn qua con tiếp lời:

– Hồi trưa này mẹ của Bạch Yến có gọi điện và cho tài xế qua mời ba mẹ sang nhà bên ấy.

Bây giờ ông Thiên Hải mới xen vào:

Thiên Hào! Con nghĩ sao khi Bạch Yến và mẹ nó trình bày cho ba mẹ biết là hơn nửa năm nay, con có quan hệ với một đứa tên..tên gì tôi quên rồi bà?

– Ngọc Liên.

Thiên Hào giật thót mình. Cái ngày mà anh sợ nó đã đến đây rồi. Đến thật mau ngoài sức tưởng tượng của anh. Anh đã cố nghĩ sẽ sắp xếp thế nào để mở lời cùng ba mẹ. Mà bây giờ trái ngược hẳn. Chính ba mẹ lại báo tin cho mình.

Ông Thiên Hào nói tiếp:

– Ờ! Tên Ngọc Liên, kế toán của hãng dệt vải Mấy hôm nay con nghỉ học để đi nghỉ mát với nó ở ngoài Nha Trang phải không Thiên Hào?

Bà Thiên Hải trách con:

– Chuyện bạn bè không đáng nói, đằng này Bạch Yến quả quyết con và Ngọc Liên thường hẹn hò đi chơi với nhau. Bây giờ lại còn bỏ nhà, bỏ học đi chơi xa nữa là quá đáng, con còn phải cố gắng để thi ra trường nữa chứ?

Ông Thiên Hải tiếp lời vợ:

– Bà thấy chưa? Mình chỉ có hai đứa con bao nhiêu hy vọng đều đặt vào nó.

Tôi với bà tưởng nó sẽ tiếp tay với mình để dẫn lối đưa đường cho em nó có được một tương lai, địa vị rực rỡ như nó sắp có.

Ông Thiên Hải thở dài lắc đầu:

– Vậy mà bây giờ chỉ còn năm cuối mà nó sinh ra hư hỏng. Thằng Thiên Tứ mà biết được bắt chước theo nó, rồi tôi với bà làm sao đây?

– Khoan đã! Để tôi hỏi kỹ con lại xem sao?

Xích lại gần con, ôm vai Thiên Hào bà hỏi:

– Thiên Hào à! Bạch Yến nó nói vậy có đúng không?

Thiên Hào không dám nhìn thẳng vào mắt ba mẹ. Anh lúng túng trả lời:

– Dạ!

Ông Thiên Hải cáu giận nói:

– Cũng vì vậy mà ngày hôm nay ba mẹ khó ăn khó nói với mẹ của Bạch Yến không?

Đưa ly nước mát lạnh cho chồng bà Thiên Hải nói thật dịu:

– Uống miếng nước cho khoẻ đi ông, thủng thẳng rồi mình bàn với con, ông đừng nóng. Bao nhiêu năm nay ông thường căn dặn tôi, khi nào ông có bộc phát cơn nóng hãy kéo ông lại. Vì người nóng nảy mất đi sáng suất, không làm nên việc lớn. Cũng nhờ tánh nhẫn nại cần cù mà vợ chồng mình mới tạo được sản nghiệp đồ sộ to lớn như ngày hôm nay.

Nghe vợ nói ông Thiên Hải nín lặng, mắt đăm chiêu nhìn vào khoảng không trước mắt.

Nhìn con gục mặt nhìn xuống nền gạch. Đợi cho chồng bớt cơn giận bà Thiên Hải nói:

– Như con đã biết sau lễ “đám nói” của con và Bạch Yến hai năm về trước.

Mẹ Bạch Yến cũng đồng ý với gia đình mình là chờ hai đứa ra trường sẽ làm đám cưới. Nay chỉ còn nửa năm nữa thôi, mà con lại lăng nhăng bê bối nên bà ấy mới mời ba mẹ qua cho hay chuyện giữa con và Ngọc Liên.

Ý bà muốn coi ngày tốt để làm đám cưới vào tháng tới này cho con và Bạch Yến.

Thiên Hào như từ trên cao rơi xuống. Đầu óc anh choáng váng anh đưa tay cầm ly nước uống một hơi dài. Nước mát lạnh làm anh thấy bình tĩnh hơn. Lúc này anh mới nhìn thẳng vào mặt ba mẹ, thu hết can đảm anh nói:

– Thưa ba mẹ con muốn “hồi hôn” với BạchYến.

Cùng một lúc ông bà Thiên Hải đồng sửng sốt:

– Trời ơi!

Bà Thiên Hải nhìn thẳng vào mắt Thiên Hào bà bảo:

– Bộ con tính “có mới nới cũ” hả? Người lớn đã hứa chắc với nhau rồi. Con đã từng sang nhà Bạch Yến chơi và gọi mẹ Bạch Yến bằng mẹ rồi còn gì, và còn hai năm trước cũng chính con hối thúc ba mẹ sang hỏi cưới Bạch Yến cho con, con không nhớ hay sao?

Thiên Hào khổ sở:

– Nhưng bây giờ con không còn muốn cưới Bạch Yến nữa ba mẹ ạ.

Ông Thiên Hải giận dữ ra mặt:

– Con đã lớn mà nói chuyện như trẻ con. Vui thì cưới buồn thì huề, còn danh dự lời hứa của gia đình mình với mẹ Bạch Yến con nghĩ sao?

Bà Thiên Hải cũng nói, như giật Thiên Hào ra khỏi cơn mê:

– Ngày trước cũng chính con dẫn Bạch Yến về nhà giới thiệu rồi đòi cưới con người ta. Như con biết đó lúc ấy ba mẹ chưa có ý định cưới vợ cho con. Vì con chưa lấy xong bằng đại học kiến trúc, may là chỉ làm đám nói thôi. -Nhờ lúc đó ba mẹ đã bàn tính rất kỹ. Vậy mà bây giờ không tránh được việc khó xử thế này.

Thiên Hào phân bua:

– Vì học cùng lớp nên lúc mới quen với con, Bạch Yến tỏ ra rất dịu dàng dễ thương. Nhưng sau lễ “nó” càng ngày con nhận thấy cô ấy cũng quá quắt, sống buông thả và theo đám bạn bè hư hỏng sa đoạ. Thậm chí Bạch Yến còn nắm tay bạn trai đi chơi trước mặt con.

Bà Thiên Hải hỏi:

– Sau lúc đó con không cho ba mẹ hay để nhà bả ánh rầy la nó.

Thiên Hào trầm giọng:

– Thì chính con sợ phải làm buồn lòng ba mẹ như ngày hôm nay. Con đã âm thầm chịu đựng không nói ra cho ba mẹ biết, không muốn bị bạn bè chế nhạo.

Con đã tạo rất nhiều cơ hội để khuyên Bạch Yến nhưng không kết quả lần nào cũng như lần nấy, cô ta trả lời con bằng bộ mặt khinh khỉnh tự phụ. Từ từ con mới thấy mình chọn lựa sai lầm. Con chờ có dịp thưa qua cho ba mẹ biết để tính việc “hồi hôn” BạchYến cho xong.

Nói xong Thiên Hào bỏ về phòng riêng.

Ê! Nhỏ Ngọc Liên! Mi có nhớ lời hứa với ta ngoài bãi biển tuần rồi hay không ?

Ngọc Liên ấp úng:

– Nhớ ! Nhớ chứ làm sao quên được.

– Vậy chiều nay là thứ bảy nè thực hiện lời hứa đi chứ.

– Lương lãnh hôm đó đi chơi biển hết rồi ta lấy gì dẫn mấy nhỏ đi bây giờ?

Minh Thu bước đến gần đưa một ngón tay điểm vào mặt bạn:

– Thì bắt chàng đài thọ thế. Cái tội của mi cũng đáng chết đó biết không?

Ngọc Liên cười khẽ hỏi lại Minh Thu:

– Tội gì?

– Còn làm bộ hỏi nữa, để chút nữa hai nhỏ Vân và Phương tắm xong trở lên đây thì mi biết ngay.

Hai cô bạn cùng phá lên cười. Ngọc Liên cũng lục đục tìm quần áo đi tắm.

Nghe giọng cười của Ngọc Liên và Minh Thu, hai cô bạn cùng phòng vội đoán:

– Chiều nay thứ bảy bộ hai nhỏ đã khám phá được chỗ nào ăn ngon rồi sao mà cười vang dội thế?

Minh Thu xua tay:

– Không! không!

Phương góp lời:

– Hay ngày mai là chủ nhật định đi dạo ở đâu nữa đây?

Mình chịu thua nghe. Mấy bồ muốn đi đâu thì đi mình tình nguyện ở lại giữ nhà cho.

Vân cũng nói:

– Đi tắm biển Nha Trang về cả tuần nay ai cũng cạn túi. Ăn cơm toàn muối chấm tương. Bộ chưa sợ sao mà còn tính chuyện ngày nghỉ cuối tuần nữa?

Minh Thu nói như hăm doạ bạn:

– Đứa nào không đi thì thôi, đừng có hối hận nghe. Mình cực khổ lắm mới “cầu” được chầu này đó mấy bồ có biết không?

Vân nhanh miệng hỏi Minh Thu:

Chầu gì thế?

– Thì từ lúc có người hứa ngoài Nha Trang lận.

vân trách bạn:

– Vậy mà cả tuần nay chả nói cho bạn bè biết gì, nhỏ này xấu ghê!

Phương cũng hùa theo Vân tấn công Minh Thu:

– Nhỏ ấy âm thầm hưởng một mình. Xấu bụng như thế thì đến đám cưới mi tụi này chả lặn lội về miền Trung tham dự đâu nhé.

Nói đến đây chợt Phương hạ thấp giọng và nhìn thẳng vào mặt Minh Thu hỏi:

– Lúc ở Nha Trang mình có nghe gia đình bồ kêu về định gả bồ phải không Minh Thu?

– Ừ !

Vân nghe như thế bèn la lớn:

– Trời ơi ! Như vậy là bồ đã bỏ ba đứa này thật hả?

Minh Thu buồn buồn đáp khẽ:

– Chứ biết làm sao hơn? Như mấy bồ biết đó, gia đình mình đâu phải nghèo khó gì mà để mình vào Sài Gòn này làm. Từ nhỏ mẹ bảo mình rất yếu đuối lại hay đau, tưởng đâu đã chết rồi. Những năm đó ba mẹ mình còn ở Sài Gòn này để kiếm sống. Anh Minh Thiện còn nhỏ, một mình ba phải vất vả nuôi gia đình.

Cuộc sống luôn thiếu hụt vì phải lo thuốc cho dì ruột của mình hằng ngày.

Xóm chiếu cứ tiền giúp tiền bạc cho mẹ mình. Nhận sự giúp đỡ của Dì hoài mình ngại lắm, nên dì bảo mẹ gởi mình cho Dì chăm nom tiếp, hầu cho mẹ rảnh đi buôn bán thêm.

Vân hỏi Minh Thu:

– Rồi sao gia đình Minh Thu bây giờ lại ở Nha Trang?

Minh Thu thở dài nói tiếp:

– Thì tại quê nội mình ở chợ Đầm-NhaTrang. Sau này lúc ông nội gần mất, nội mình mới khuyên ba mẹ nên về Nha Trang để lập nghiệp.

Lúc trở về quê gia đình mình cũng còn nghèo lắm, mình nhớ thời gian sống với dì ruột mình được dì chăm sóc nuôi nấng rất đầy đủ nên được khoẻ mạnh như một đứa trẻ bình thường.

Ba mẹ mình cần cù làm việc mới tạo được sự nghiệp lớn như ngày hôm nay.

Đúng ra mình ở nhà để đeo đuổi việc học hành vào xí nghiệp giúp ba và anh Minh Thiện, nhưng mấy năm trước nghe dì bệnh, Dì thì không có con nên mình xin phép ba mẹ vào Sài Gòn để chăm sóc cho Dì. Dì biết bệnh không thể sống được. Sau khi Dì mất, dượng rất đau buồn, công việc ở xưởng dệt vì thế sẽ trì trệ nên Dì bảo Dượng đưa mình vào trong coi tiếp.

Phương thắc mắc hỏi Minh Thu:

– Sao nhà của Dì rộng rãi, ở đó sung sướng hơn mà sao không chịu ở, lại qua đây nhập bọn với tụi này?

Minh Thu trả lời bạn:

– Dì mất rồi, hơn một năm sau Dượng lấy vợ khác. Mình tự thấy nên ra đi để Dượng khỏi phải rơi vào hoàn cảnh khó xử. Mình ở đây với mấy bồ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn nhiều.

Nhỏ Vân hóm hỉnh:

– Rồi bây giờ Minh Thu định ra đi lần cuối nữa phải không? Lần này ý nghĩa khác hơn.

Phương cười tươi hơn:

– Trong năm nay, tụi mình chắc phải ra Nha Trang lần nữa để tiễn nhỏ Thu “sang sông”.

Minh Thu đượm vẻ buồn:

– Kỳ rồi về mặc dù nghe gia đình nói thế. Nhưng việc trước mắt là mình về ngoài ấy sẽ tính sau. Có gì mình cũng không quên mấy bồ đâu. Ba mẹ mình dặn về Sài Gòn nói qua ý định cho Dượng hay trước, rồi ba mẹ sẽ vào gặp Dượng xin cho mình trở về Nha Trang. Bây giờ ba mình đã lớn tuổi rồi, ông đang tập cho anh Thiện dần dần quen công việc quản lý xí nghiệp. Mình về cũng Phải giúp anh ấy để phát triển cơ sở thêm ra.

Kỳ rồi về mình có nghe anh Thiện than vãn xí nghiệp của ba hơi xuống dốc, thua xí nghiệp bạn vì thiếu người tận tình phục vụ.

Mục tiêu của hai anh em mình đề ra là trong thời gian sắp tới phải chuẩn bị phát triển nhiều hơn, nhằm chiếm được một địa vị vững vàng hơn nữa trên thị trường sản xuất.

Vân hỏi:

– Rồi có nói cho Dượng bạn biết chưa?

Minh Thu lắc đầu:

– Chưa!

Sao Minh Thu không nói sớm để Dượng còn lo tìm người thay thế?

Phương nói:

– Người làm thì nhiều, nhưng chuyện Dượng của Thu muốn tìm người tín cẩn và tích cực như bồ thì không phải là dễ đâu.

– Mình còn ngần ngại. Suốt tuần nay gặp Dượng, mình muốn mở lời mà sao khó nói quá chừng.

Rồi đưa tay chống cằm, Minh Thu như để mơ màng vào dĩ vãng. Giọng Minh Thu trở nên êm đềm hơn nàng nói tiếp nỗi lòng của mình:

– Nhớ lúc nhỏ sống với Dì Dượng. Mỗi lần nghe tiếng xe hơi Dượng về tới cổng là mình đã vù chạy ra mừng. Dượng thương mình lắm. Lần nào cũng vậy Dượng đều mở cửa xe cho mình phóng lên ôm cổ Dượng mà kể lể đủ thứ mọi chuyện ở nhà. Thế mà từ lúc lớn lên đến bây giờ nhất là từ ngày làm chung với Dượng, thấy Dượng nghiêm nghị ít nói. Trong hãng dệt mở miệng ra ai cũng một ông giám đốc, hai ông giám đốc, làm mình cũng thấy sợ sợ làm sao.

– Nhưng dẫu sao thì Minh Thu vẫn là cháu của Giám đốc mà. Chỉ có tụi này không dám “hó hé” gì cả. Lơ tơ mơ thì bị đuổi việc thì khốn đốn cho thân. Chứ chẳng phải chơi đâu.

Minh Thu trả lời Vân, nhưng xoay qua nhìn Ngọc Liên và Phương:

– Dễ ợt? Vân không thấy mấy đứa cỡ tuổi mình đi bán quán có tiền lương nhiều, cuộc sống nhởn nhơ, quần áo đủ kiểu hấp dẫn nữa, phải không mấy bồ?

Phương vừa nghe Minh Thu nói đã vội xua tay lắc đầu:

– Thôi! Thôi! Đừng ham Thu ơi! Thà mình sống suộc sống như thế này mà cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngọc Liên cũng chậm rãi nói:

– Nhiều lúc ra phố, mình thấy mấy cô ăn mặc hở hang phong cách không ra gì, như thế là coi thường mọi người và tự hạ thấp mình mà thôi.

Nghe xong câu nói của Ngọc Liên, Minh Thu vỗ tay rồi nhìn sang Vân và Phương nói to:

– Hay lắm! Hay lắm! Thảo nào có lần mình nghe “chàng” nói “nàng” là “bà cụ non.”.

Ngọc Liên sửa mình ngồi ngay ngắn hơn rồi nói với Minh Thu:

– Thì bây giờ hãy nghe “bà cụ non” mách đây này.

Minh Thu gật đầu nói:

– Dạ xin mời!

Bốn bạn trẻ cùng cười. Ngọc Liên nhìn Minh Thu bảo:

– Ngốc quá! Ngốc quá!

Vân phá lên cười tiếp và nói:

– Thấy chưa? Bị sư phụ mắng rồi đó.

Phương nói như khuyên:

– Phải chịu “khổ nhục kế” thôi.

Minh Thu đứng bậc dậy, chấp hai tay trước ngực đến gần Ngọc Liên vừa khom lưng vừa nói:

– Dạ! Đệ tử xin bái kiến. Bây giờ “đệ tử” phải xá mấy xá để được “sư phụ”.

chỉ giáo đây?

Câu nói vừa dứt thì Ngọc Liên cũng vừa buông hai tay ra, rồi dùng một tay tát nhẹ vào má của Ngọc Liên.

Căn phòng vang lên tiếng cười rộn rã.

Thiên Hào vừa đến cửa phòng, nghe tiếng cười dòn của bốn cô gái anh phải sựng lại. Minh Thu nhìn thấy trước tiên, cô vội la lên với vẻ mừng rỡ:

– A! tới rồi! Tới rồi kìa!

Thiên Hào cũng bối rối trước bốn cặp mắt của bốn cô gái trẻ.

Ngọc Liên lên tiếng hỏi:

– Anh mới đến hả?

Thiên Hào vẫn còn vẻ ngượng:

– Ồ! Anh mới đến.

Minh Thu tấn công tới tấp:

– Anh ngồi xuống đi rồi nghe Thu trình bày nè.

Thiên Hào hỏi lại Thu:

– Trình bày gì thế Minh Thu?

Thu vừa cười vừa nói:

– Anh đến đúng lúc lắm.

– ...

Minh Thu nhìn vẻ ngạc nhiên của Thiên Hào tiếp lời:

– Minh Thu nói đúng lúc là chiều nay thứ bảy anh đến để “trả nợ” thế cho Ngọc Liên phải không?

Thiên Hào sửng sốt hơn:

– Bộ Ngọc Liên thiếu tiền xài mượn của mấy cô hả?

Minh Thu làm ra vẻ bí mật:

– Mượn tiền thì nói gì, cái nợ này thì khó hơn nhiều.

Vân ngẫm nghĩ rồi đưa ngón tay điểm điểm vào mặt Thu:

– Thôi đi “cô nương” cô muốn ăn hay uống gì thì nói người ta “cúng” cho.

Đừng bày đặt làm khó dễ người ta nữa.

Minh Thu cười khì:

– Được dịp tốt mà không lợi dụng thì còn chờ đến bao giờ? Nhờ ta mà hai đứa cũng được “xí hùn” chứ bộ.

Được gỡ rối, đến bây giờ Ngọc Liên mới lên tiếng:

– Con nhỏ Thu này nó lại làm tội làm tình em buổi chiều này chưa đủ. Anh đến nó còn tiếp tục nữa đó.

Minh Thu lên tiếng cãi:

– Ê! Bây giờ có “hai mình” rồi ăn hiếp ta phải không? Không dễ đâu nghe!

Đến bây giờ thì Thiên Hào mới phì cười, Thôi thì Ngọc Liên nợ gì? Minh Thu nói đi tôi xem có trả được không?

Minh Thu còn chưa chịu yên, phân bày với Thiên Hào. Cô nói:

– Anh Hào hỏi Ngọc Liên coi phải nó nợ bọn này không? Bây giờ vấn đề chỉ còn là trách nhiệm mà thôi.

Vân trách bạn:

– Thì nói đại ra đi cứ lòng vòng hoài.

Ngọc Liên chỉ tay vòng hết ba bạn và nói:

– Thôi đi ba “cô nương”, sửa soạn lẹ lên mình nhờ anh Thiên Hào trả nợ thế cho. -Chợt nhớ ra, Ngọc Liên quay sang Thiên Hào:

– Anh Hào đến đây bằng xe gì?

– Anh đi bằng xe du lịch. Anh cũng dự tính đến đây mời cả Thu, Phương và Vân cùng đi ăn cho vui.

Phương hỏi lại Thiên Hào:

– Có thật vậy không? Hay là đến đây bị Thu tấn công quá rồi nói tốt vậy anh Thiên Hào?

– Tôi có thành ý mà cô Phương.

Thu vẫn chưa chịu tha cho Hào:

– Anh Hào kiểm tra lại xem có đem theo bóp đựng tiền không? Bọn này đi Nha Trang chuyến rồi về cạn tiền hết rồi. Ăn nhiều lắm đó nghe.

Ngọc Liên trả lời thay cho Thiên Hào:

– Bộ nói anh Hào “tệ” đến thế sao?

Vân xen vào nói:

– Bệnh nhé! Mấy bồ thấy Ngọc Liên chưa chi đã bệnh anh Hào ghê chưa?

Kiểu này chắc Liên bỏ rơi tụi này còn sớm hơn Minh Thu nữa là ...

Thiên Hào đã ra xe trước. Bốn cô gái cũng sửa soạn xong, kéo ra đến cổng đến chỗ Hào đậu xe.

Vừa đóng cửa xe, Thu chồm lên nói khéo Ngọc Liên:

– Ê nhỏ! Nhớ giao kèo không?

Hào phì cười hỏi lại:

– Giao kèo gì nữa vậy Thu?

– Muốn biết anh cứ hỏi Ngọc Liên, nếu không đúng hợp đồng thì Minh Thu này phải làm phiền hai người một lần nữa đó.

Quay sang Hào, Liên bảo:

– Hợp đồng gấp đôi đó anh.

Cầu nói của Liên làm cho Hào thắc mắc hơn. Anh chưa kịp hỏi cho ra lẽ thì Vân ngồi băng sau lên tiếng:

– Thôi anh Thiên Hào ơi! Chắc nhỏ Thu đòi ăn gấp đôi rồi.

Vân nói chưa hết câu đã bị Minh Thu quay sang nói:

– Xí thông minh quá hén!

Lặng yên một lúc, Thu buồn buồn nói:

– Mai mốt này mình về Nha Trang rồi, chừng ấy ăn gấp đôi cũng không được.

Thiên Hào lên tiếng hỏi:

– Ửa! Bộ Minh Thu không ở lại Sài Gòn làm nữa à?

Thu lặng yên,Vân trả lời thay:

– Nhỏ về Nha Trang để đi lấy chồng đi anh Hào ơi!

– Vậy thì tôi sẽ đãi cô Minh Thu ăn đến khi nào cô muốn thôi. Bây giờ cô muốn ăn gì nào? Để tui lái xe đến đó. Hôm nay mình ưu tiên cho Minh Thu chọn món ăn nghe các bạn! Đồng ý không nào?

Vân giành nói trước:

– Rồi cho ưu tiên đó!

– Đồng ý.

– Đồng ý.

Nghe mọi người đều theo ý mình, Minh Thu nở phồng mũi ra lệnh:

– Vậy thì mình đi ăn mì vịt liền, các bạn có chịu không?

Cả xe vui vẻ đồng ý của Minh Thu. Thiên Hào nhìn thẳng về phía trước đường, anh lái xe đến quán mì vịt tiềm.

Thiên Hào nói tếu:

Dạ! Xin tuân lệnh.