- Dạ chừng vài hôm nữa cháu làm xong thì bác đến lấy nhé.
- Ngày mai có được không?
- Sao gấp quá vậy bác.
- Ngày mốt là đám tang cháu rồi cô ơi !
Người đàn bà đội cái nón lá rách lên đầu,lom khom ra cửa, đôi mắt lạc thần, lặng lẽ bước đi .Nắng sớm chói chang, cơn mưa tối qua rửa sạch bụi đỏ trên lá cây.Tôi nhìn xuống tấm ảnh còn cầm trên tay mình . Cô gái trẻ đôi mắt vô ưu, nụ cười rạng rỡ. Tôi nhớ như hôm qua, lúc chụp bức ảnh nầy, ngày cô hân hoan đến báo tin tốt nghiệp đại học.
- Cháu học xong rồi, may mắn xin được việc làm cho một công ty nước ngoài , họ còn hứa sẽ gởi cho cháu đi học thêm nữa đó.
- Cháu thật may mắn quá, bao giờ nhận việc ?
- Dạ đầu tháng sau.
Cô chẳng còn cái cơ hội tốt lành, chiếc xe tải nặng tối qua tung cả chiếc xe gắn máy và cô lên như con búp bê gẫy vụn.Người mẹ thất thểu đã không còn nước mắt nữa để khóc con .Trời cao quá,sao lá vàng đã phải khóc lá xanh ?
2
Cô gái bước vào,màu da nâu mặn mà ,và đôi bàn tay của người quen với công việc đồng áng hàng ngày, thân thể căng tròn sức sống tuổi thanh xuân. nụ,cười thật tươi, thật rạng rỡ:
- Cô chụp cho cháu mấy cuộn phim đi. cháu muốn chụp mấy kiểu hình thật đẹp để dành treo chơi, tháng sau cháu đám cưới rồi.
Tôi đưa cô gái vào trong, hai hàng tủ áo bày đầy các kiểu áo dài cũng như dạ phục, cô thơ thẩn vuốt cái nầy, sờ cái khác , tần ngần cầm lên rồi lại để xuống
- Cái màu đồng nầy coi cũng ngộ quá,hay cháu lấy cái màu hồng kia cô coi có được không? ừ ,cái màu vàng anh cũng sáng quá chứ.
Tôi mang hết mấy cái áo màu cho cô ướm thử. Cô thay hết cái nầy, sang cái khác, Lớp nhôm mỏng cách nhiệt trên trần nhà không đủ ngăn chận sức nóng buổi trưa, cái khăn tay ướt đẫm , tôi lại đưa lên lau giọt mồ hôi chảy dài , nóng thế nầy thì dù có tắm bao nhiêu lần cũng không đủ mát. Nhìn xuống mấy cái áo đầm dài nằm vắt vẻo trên ghế, nghĩ đến lúc phải kéo nước giếng lên giặt giũ, xả phơi.. .con Bé lại lầu bầu vì phải giặt thêm mấy cái nữa tối naỵ Chong chóng quạt điện quay cuống cuồng xua hơi nóng chạy vòng quanh.Lớp phấn bột vừa tô lên mặt lại lăn dài theo giọt mồ hôi, cô gái luôn miệng nhắc nhơ?
- Cô đánh phấn cho mặt cháu thật trắng nhé.
Tôi thay cuộn phim mới ,nhìn vào khung, cố tìm góc cạnh, tôi ao ước mình có chiếc đủa thần của bà tiên huyền diệu để biến dạng cô gái ngây thơ thành nàng công chúa lộng lẫy, dù chỉ dược đến nửa đêm thôi…
3
- Cô ơi ! tôi muốn chụp hình thẻ lấy gấp
- Ngày mai tới lấy nhé
- Sáng mai phải có hình mới xuống huyện kịp
- Được rồi, sáng sớm ngày mai vậy..
Lại khốn khổ với mấy tấm ảnh chứng minh nhân dân, cũng may mắn là mùa chụp hình làm thẻ của học sinh đã quạTội nghiệp cho bố mẹ vừa lo chạy tiền trường, mua sách vở cho con còn phải lo tiền chụp hình làm thẻ học sinh.Có nhiều người chạy cơm hàng ngày đã bữa no bữa đói thì nói chi đến chuyện lo học với hành?
Tôi đi học nghề chụp ảnh từ một cửa hàng trên chợ tỉnh lỵ .Cậu tôi giúp ít vốn mua dụng cụ và đóng học phí.Lần đầu tiên, khi Cậu về thăm gia đình sau mấy chục năm xa cách , nhìn cả bầy con gái lam lũ gánh từng thùng nước tưới rau, hái từng gương sen bó lại mang ra chợ, cậu xót xa đến rơi nước mắt, cầm mấy đôi bàn tay chai nám. Anh tôi đi dạy học trên thị trấn, tiền lương giáo viên thật khiêm nhượng, nhưng công việc tương đối nhẹ nhàng hơn, không phải một nắng hai sương. Mẹ và chị tôi ngồi may còm cõi thâu đêm cho kịp lúc giao hàng.Cậu vào ra nhìn cả nhà thở dài
- Mấy đứa phải chọn công việc gì làm cho nhẹ nhàng, con gái lớn lên mà hàng ngày lam lũ gánh gồng, trồng rau thật là cực nhọc, bán chẳng được bao nhiêu tiền. Chị Hai,sao chị không cho tụi nó đi học nghề gì khác hơn, đứa nào muốn đi học thêm thì Cậu cho tiền, xuống thành phố hay đi về tỉnh lỵ, nghề may vá hay nghề gì khác miễn không phải dãi nắng dầm mưa..
Anh tôi sau giờ dạy học lại chạy xuống tận thành phố lãnh hàng về cho mẹ và chị may, xong rồi lại tất tả đi giao hàng, đôi khi gặp những lúc không có hàng để mang về, chủ hẹn lại hôm sau, khi có khi không. những tháng mưa dầm dội mưa về người ướt loi ngoi, giọt vắn giọt dài, Cũng chính anh là người quyết đinh gởi tôi đi học nghề hình dưới tỉnh ly.
- Em phải cố gắng học, phải chuyên tâm chú ý, người ta sẽ không truyền hết ngón nghề cho người khác đâu, học được càng nhiều càng tốt.
Lúc đầu, chưa quen việc, có lần chụp cả cuộn phim về không rửa lấy được tấm nào, tôi cầm cuộn phim mà lòng chết điếng . Nhưng nghĩ đến cả nhà đang chờ đợi, tôi cố gắng học hỏi thêm, mấy tháng mài miệt cũng giúp cho tôi một ít khái niệm cơ bản. Tôi chán cảnh đi học nghề mà bị đối xử như người làm, như con ở không công, chủ sai làm đủ thứ công việc , quần quật suốt ngày , mà công việc cần thiết là học nghề thì chỉ được phụ qua loa khi chủ quá bận , nên cuối cùng tôi xin thôi. Anh lại an ủi và tốn thêm một mớ phim cho tôi thực tập. Những gì học được tôi cố gắng nhớ lại để mang ra thực hành, tìm được cách thức rồi truyền lại cho cả nhà .Mỗi người cùng đóng góp, cuối cùng chúng tôi cũng có một tay nghề kha khá để can đảm đứng ra mở hẳn một cửa hiệu
4
Cửa hiệu ảnh Quang Minh những ngày đầu thật khốn khó. Mấy chị em thay phiên nhau, một tên ở nhà trông cưa? hiêu, một tên vác máy đi chụp cho đám tiệc ở xa .Có ngày phải theo khách hàng về những thôn cùng xóm tận, theo họ nhà trai sang nhà gái đón dâu, rồi lại trở về nhà trai đãi đằng hai họ,đi về mất cả ngày.
Đám cưới ở thôn quê, mấy mái nhà tranh lụp xụp, đôi mâm rượu thịt, chén anh chén tôi, chén cha chén chú, cuối cùng thì ghế anh xuôi trai đập vỡ đầu anh xuôi gái, lỏ dở, tôi bỏ chạy mất cả công lẩn lời…Mấy năm sau gặp lại, con đàn cháu đống hể hả cười vui..
Chưa kể mừng đầy tháng thôi nôi, xuôi gia hai bên đều muốn chụp mấy tấm hình lưu niệm. Hoặc khi bà con thân nhân từ xa đến thăm, cũng là dịp để chụp hình. Cái khổ nhất là không thể giải thích, giá cả đã thương lượng, vẩn muốn chụp thật nhiều tấm theo ý khách hàng, tôi làm mà trong lòng tật đắn đo, chụp bấy nhiêu tấm? Nhiều quá, như vậy họ có đủ tiền để trả công ?Trong cửa hiệu của tôi vẩn còn một xấp hình, đám cưới, tiệc tùng đã vãn từ lâu, mấy cuộn phim hình đã làm xong, nhắn đã đôi lần, nhưng vẩn chưa thấy người đến nhận, như vậy lại cầm vốn, và không có lời.
Lần theo một đám Việt Kiều áo gấm về tận trong quê mới là khốn khổ, chỉ mới vài năm trước đây tiếng Việt là tiếng mà còn phát âm sai, bây giờ đã lên mặt ê a chen vào câu dăm ba tiếng Mỹ, Không biết nước nôi ở xứ văn minh mầu nhiệm thế nào mà lột lưỡi người ta nhanh hơn nhồng, chưa kểcon cái thì tên tuổi , mặt mũi da vàng ngày cất bước ra đi, khi trở về thì thằng Nam con Nguyệt … đã biến đi thay vào những tên Đê dịch , Mơ li xa….lạ hoắc lạ quơ, tên con cháu mà mà ông bà trệu trạo mãi không phát âm dược, thật là trớ trêu.
Nhưng nghề của mình là làm công kiếm tiền, người thuê sao làm vậy, nhắm mắt, bịt tai, kiếm chén cơm hàng ngày đã khó, nói gì đến những chuyên buồn vui cười ra nước mắt …
5
Trong chợ huyện chỉ có hai cửa hiệu chụp hình, cửa hiệu của chúng tôi sinh sau đẻ muộn, gặp nhiều khó khăn. Vì cần thiết trong việc giao dịch để kiếm ăn, cũng như mặt trời rọi phía nào thì che phía đó, đôi khi cũng phải vác máy đi chụp chùa , theo công an Huyện đi chụp tang chứng hay hình cá nhân làm hồ sơ tội phạm. Sợ nhất là những tai nạn xe cộ. Đến nơi nhìn thấy cái áo mưa bằng nylon phủ lên là biết nạn nhân không còn sống nữa. Đôi khi cố không dám nhìn vào đôi mắt trắng trừng oan ức, thân thể ngoặt nghẹo, tay chân lặt lìa hay cái đầu không còn hình thể tròn trịa bình thường. Hầu hết những tai nạn do xe cộ lấn nhau, đường lộ quá nhỏ hẹp, xe tranh nhau chạy nhanh, nhất là từ ngày xe gắn máy Trung quốc ào ạt đổ vào, giá xe hạ xuống, chỉ cần vài triệu đồng là có thể mua một chiếc về chạy. Chưa có luật cho xe gắn máy, lái xe không cần hạn tuổi, đôi khi chưa dựng nổi chiếc xe là đã nhào lên chạy bán mạng, đường đá, đường đất, tháng nắng bụi mù, mùa mưa lầy lội…chuyện tai nạn như cơm nước hàng ngày.
Bên cạnh những quán xá mọc lên như nấm hai bên đường quốc lộ, những tà áo màu thấp thoáng và tiếng nhạc ồn ào như đinh đóng vào tai. Ngay cả những con đường hương lộ xa khuất trong rừng cao su bóng tối dày đặc, vẩn vang lên những âm thanh, tiếng nhạc và bóng hồng ẩn hiện cười đùa.
- A lô! Quang Minh đó hả, mang máy đến văn phòng huyện nhé, chúng tôi cần.
Khi Công an gọi bất ngờ như vậy, thường là những chuyện không tốt lành. Anh tôi nhận hết những khó khăn, như theo khách hàng đi xa, hay theo công an chụp xác chết…những cảnh mà bọn chúng tôi không can đảm cầm máy nhắm. Mỗi lần đi như vậy, về nhà cơm nước không nuốt nổi, nhiều khi thấy anh nằm thở dài, nhưng cuối cùng, vì công việc cần thiết, lại phải thân hành đi.
Anh tôi mang máy ảnh lên trụ sở huyện, công an vừa đi ruồng bắt một loạt, những cô gái mãi dâm trá hình trong các hàng quán karaoke, quán nước…chụp biên bản để giải xuống tỉnh, công việc không thích thú chút nào. Anh lặng lẽ cho phim vào máy, chụp từng người, nhìn thẳng, xoay nghiêng, xong một người, người kế tiếp…trong ống kính, những khuôn mặt chưa chùi sạch phấn son, những nét mệt mõi in hằn, đôi mắt vô hồn, bên cạnh những khuôn mặt chưa hết nét thơ ngây, anh như cái máy tự động, bấm, lên phim…tưởng là mình đã chai đá, đã đóng kín những cảm giác, những xót xa, cái nghề bán phấn buôn hương, có từ bao giờ, và bao giờ mới dứt ? nghiệp chướng gì phải đi làm nghề mua vui cho thiên hạ.
- Cô ơi! Ngước mặt lên
Cô gái từ từ nâng cái càm nhỏ như cố đở lấy khuôn mặt, đôi mắt đỏ oe