CHƯƠNG 1
HÀNH THĂNG LONG KẾ TỪ KHI VUA LÝ THÁI TỔ DỜI ĐÔ từ Hoa Lư về đến nay cũng đã hơn 400 năm. Năm 1010, rồng vàng bay lên múa vũ khúc trên trời cao đón đức vua về, kể từ đó, ngôi thành đất Đại La thời gã thầy địa lý Cao Biền xưa kia nay là kinh thành Thăng Long của biết bao đời vua chúa nước Đại Việt. Lĩnh mệnh từ phương Bắc, tự xưng là đệ nhất thần thông am hiểu về địa lý, đến thành Đại La không hiểu Cao Biền có tính toán yểm bùa chú gì chốn này, nhưng chính tại ngôi thành đất này lại là long huyệt quý để ngàn năm về sau trở thành kinh đô của người dân nước Việt. Xét ra tay nghề của Cao Biền thuộc hàng kém cỏi, đi khắp nước Nam ngửa mặt ngó trăng sao, nghiêng mình xem thế đất, yểm bùa chú khắp nơi với mục đích trấn phát long mạch nước Nam để bảo vệ cho chủ phương Bắc. Làm đủ trò ma mị khiến thần thánh phương Nam nổi giận đánh đuổi phải cúp đuôi chạy về và chết trong uất hận với lời than oán không làm nên trò trống gì. Từ đó hồn vía lúc nào cũng run lẩy bẩy để lại tiếng cười cho hậu thế. Năm 1428, sau khi đánh đuổi giặc Minh, Thái Tổ nhà Lê lên ngôi vua, cũng chọn Thăng Long làm đế đô để trị vì thiên hạ và đổi tên là thành Đông Kinh để phân biệt với đất Lam Kinh, nơi phát tích tiên tổ họ Lê, cũng đã được đổi thành Tây Kinh. Qua bao lần trận mạc, kinh thành xưa nhiều lần bị tàn phá và được tu sửa. Đến nay, thành và lũy của Thăng Long tức Đông Kinh đã trải dài rộng hàng mấy trăm dặm, giáp với các con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Nhị Hà, ôm trọn Đại hồ, Hoàn Kiếm, Thủ Lệ... Tháp Báo Thiên cũ và điện Nam Giao, với hơn phân nửa của 36 phường làng nghề nằm trọn trong thành Đông Kinh. Bên trong Hoàng thành, Thái Tổ cho xây dựng lại điện Kính Thiên để bá quan chầu mỗi khi thiết triều, điện Vạn Thọ là nơi làm việc riêng và bên trong Tử cấm thành có điện Cần Chánh, có Bạch kiều ở Giang Đình uốn khúc qua con sông nhỏ, có vườn thượng uyển làm nơi cho ngài ngự thưởng thư giãn. Cũng nơi này thỉnh thoảng nhà vua vẫn cho triệu bá quan vào dự yến tiệc với mình. Ngoài ra Lê Thái Tổ cũng không quên quê cha đất tổ của mình. Ngài đã cho xây cất thành Lam Kinh thật uy nghi, hùng tráng để làm nơi hành tại mỗi khi vua về bái yết Sơn Lăng tổ tiên của họ Lê. Lam Kinh nằm sát bên bờ sông Chu cách thành Thanh Hóa khoảng 60 dặm, mặt sau Lam Kinh dựa vào núi, phía mặt trước trông ra sông Chu, non xanh nước biếc nằm kề bên nhau, phong cảnh hữu tình vô cùng. Bên trong cũng có các cung điện Quảng Đức, Sùng Hiền, Diên Khánh do Thái Tổ đặt nền móng xây dựng và được hoàn thành vào các đời vua kế tiếp. Nơi này là kinh đô thứ hai của nhà Lê. Cuộc sống đang dần dần ổn định, đời sống của người Kẻ Chợ ngày càng nhộn nhịp, đông vui, ấm no hạnh phúc hơn xưa rất nhiều. Thành Đông Kinh, vào một mùa đông giá rét. Từng cơn gió lạnh buốt đùa đuổi nhau reo u u trên mái ngói. Hơi lạnh len vào từng chân tơ kẽ tóc, nếu có nằm trong chăn ấm, thì cũng phải nằm thật im để giữ ấm, bởi chỉ hơi nhúc nhích một chút thôi là giá lạnh ùa vào. Lúc này mọi người chỉ muốn cuộn tròn trong chăn như trong kén tâm để mà trốn giá rét. Chưa năm nào trời lại lạnh như năm nay, cá bị lạnh chết nổi lều bều trên mặt nước ở một số hồ trong kinh thành. Lòng người hoang mang lo lắng. Đã có những lời đồn đại lan ra khắp chốn kinh kỳ về những điềm xấu xảy ra trong năm nay. Dường như trời đất cũng đang muốn đổi thay. Ở Tây Kinh, có người đàn bà nọ sinh một cô con gái, hơn 20 năm không biết nói năng là gì. Năm nay đột nhiên vào một ngày kia bập bẹ thốt lên lời và tự xưng là nàng Chúa Ba ở chốn thượng ngàn về mượn xác để nói chuyện thế sự. Những điều cô ta nói toàn những lời phạm thượng khi quân, như việc nước Nam này sẽ thay vua đổi chúa, máu sẽ chảy từ trong Hoàng cung chảy ra, thiên hạ sắp đại loạn... Gia đình sợ hãi báo quan. Khi biết việc, quan Tổng lãnh đã thân hành đến nghe và sau đó ra lệnh bắt giam rồi cho chém đầu vì cho rằng đây lời ma quái, xằng bậy. Nghe nói, đầu rời khỏi cổ mà mẳt vẫn chớp, miệng vãn cười, nói chuyện như thường. Dân chúng sợ hãi đem xác về chôn, lập miếu và ngày ngày hương hoa cúng bái. Nghe đồn nàng Chúa Ba này rất thiêng, ai có lòng thành khấn xin điều gì thì đều được đáp ứng. Chuyện lan dần về triều, Tuyên Từ Hoàng thái hậu nghe tin liền lệnh cho Thái sử lệnh ở Thái sử viện về tìm hiểu hư thực rồi bẩm báo. Về Tây Kinh, sống lẫn trong dân gian cả tháng trời để nghe ngóng, quan sát, lòng đầy ưu tư, cuối cùng Thái sử lệnh cũng về triều. Theo biểu bẩm báo của Thái sử lệnh tâu lên thì đây là loài yêu ma tác quái xuất hiện để làm mê loạn dân chúng. Và vì vậy, sau đó triều đình có lệnh đập miếu, quật mả, đốt thây, lấy tro thả xuống sông cho tuyệt giống yêu quái. Khi lệnh chưa đến, hôm đó người phụ đồng lên cốt đã nói trước: “Ta phải đi đây. Đất này ta không còn ở được nữa. Tuy nhiên các ngươi hãy nhớ, rồi một ngày kia sẽ có thay vua đổi chúa. Đấy là ý trời.” Lệnh đến, mồ mả bị phá tan, từ đó cũng không ai nghe chuyện về nàng Chúa Ba linh thiêng này nữa. Rồi chuyện con trâu đá đứng chầu trước cổng chùa có từ mấy trăm năm nay ở bên hồ Ngư xứ Cổ Đàng, miền Hoàng Hóa đột nhiên ngước cổ lên trời rống vang thảm thiết mấy đêm liền. Vị sư già trụ trì gần đó phải lấy khánh đánh vào đầu quở, mới chịu thôi. Chuyện chim bay sa xuống vùng đất tổ họ Lê, nháo nhác không tan, chuyện có người nghe được tiếng than dài từ nơi tế tự Thái Tổ vọng ra... Tất cả đã làm cho dân chúng càng thêm xao xác. Tử cấm thành, vào một tối mùa đông lạnh lẽo. Bên trong điện Minh Hòa, gọi là điện cho to tát, thực ra chỉ là nơi nghỉ ngơi riêng của Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Xưa kia nơi này vốn là một tòa nhà nhỏ nằm giữa ao sen, cửa chính đi vào qua cầu bán nguyệt, phong cảnh khá đẹp, nó được Thái Tông Hoàng đế ban cho Hoàng hậu Dương Thị Bí, tuy nhiên bà ta rất ít đến ngự. Sau khi Hoàng hậu bị phế, phi Nguyễn Thị Anh được gia phong thay thế, không hiểu sao lại chọn chốn này để ở. Sau này khi buông rèm nhiếp chính, bà vẫn không chuyển đi nơi khác mặc dù triều thần có đề nghị. Thái hậu thích vì có lẽ nơi này rất tĩnh lặng, có hương hoa sen thơm ngát bốn mùa, có mấy chú cò trằng được bọn hoạn quan nuôi thả, dạn người nên thường nghếch mỏ đi dạo quanh sân nhà và tiếng chim ca ríu rít, khung cảnh thật thần tiên. Tuy thế đấy là vào hè hoặc xuân, thu, còn mùa đông thì tất cả chỉ là một màu xám ngát, lạnh lẽo. Trong đêm lạnh, thỉnh thoảng chi có vài tiếng bước chân âm thầm lướt qua thật nhẹ nhàng của những tên lính Cẩm y vệ đi gác. Bên trong điện, ánh nến cháy chập chờn. Tiếng lửa reo tí tách, hai thái giám già đang cần mẫn ngồi canh bếp lửa để sửa ấm trong điện. Mùi trầm hương thơm thoang thoảng. Long sàng, nơi ngủ của Hoàng thái hậu buông rèm kín mít. Phía bên ngoài là hai thái giám và hai cung nữ vẫn quỳ gối cúi đâu chầu, mắt mở thao láo, luôn thức và sẵn sàng chờ lệnh gọi nếu Thái hậu cho truyền. Ào ào... một đợt gió giá lạnh lướt qua mái điện tạo thành những tiếng rít lạnh lẽo, kỳ quái, khiến ai nghe cũng phải rùng mình. Thoảng trong tiếng gió, có tiếng động lạ, thật khẽ khàng như nhịp chạy của bước chân người. Vèo, một bóng người toàn thân mặc đồ đen, bịt kín mặt, xuất hiện từ trên mái nhà bám vào bờ vách tường phía bên kia điện, thoăn thoât tụt xuống đất. Thân thủ bích hổ du tường của y thật nhẹ nhõm cho thấy đây là một cao thủ. Khi xuống đất, hắc y ngồi thụt xuống, nép sát vào góc vách tường khi thấy những lính Cẩm y vệ đi qua. Chờ cho bọn Cẩm y đi khuất, hắc y nhón gót nhảy vào trong nhà. Y đi thật nhẹ nhàng và vòng ra sau hai gã thái giám đang quỳ hầu và vung tay đập vào ót chúng. Thủ pháp điểm huyệt của y rất diệu kỳ, hai thái giám giật sững người một chút rồi lại gật gừ quỳ im như cũ. Nhìn xa dễ tưởng như bọn chúng vẫn còn đang thức, thực tế, nếu tinh mắt thì sẽ nhận thấy, đầu hai thái giám này đã nghẹo nghiêng như đang ngủ gật, dù cho hai mắt vẫn mở to. Hai cung nữ quỳ đằng xa nhanh chóng rơi vào tình trạng như hai thái giám. Ngồi canh bếp lửa phía xa, hai thái giám già cũng cùng chung số phận, tất cả thật nhẹ nhàng, không một tiếng động. Bây giờ thì toàn bộ điện thật vâng lặng, chẳng còn ai. Hắc y từ từ đi đến bên long sàng nơi Hoàng thái hậu đang ngủ. Y đứng bên ngoài nhìn qua lớp rèm mỏng buông xuống mờ mờ và thấy rõ khuôn mặt Thái hậu đang phập phồng hơi thở. Tuổi bốn mươi, nhưng nhìn Thái hậu thật khả ái và trẻ đến không ngờ. Chế độ ăn uống và sâm nhung tẩm bổ của các quan Thái y trong triều tỏ ra rất đác dụng, cũng không ai dám và đoán được tuổi thật của Thái hậu là bao nhiêu, đấy là niêm tự hào kín đáo của Thái hậu mỗi khi soi gương. Dù đang ở đỉnh cao của quyền lực, thế nhưng bà vẫn là đàn bà, vẫn sợ già, sợ xấu. Cho nên biết ý, bọn cung nữ lẫn các quan Thái y đều không tiếc công sức tìm những của ngon vật lạ dâng hiến bồi bổ cũng như tìm các phương thuốc để cho Thái hậu được trẻ mãi. Khuôn mặt Thái hậu khi ngủ thỉnh thoảng vẫn nhăn lại cau có, dường như bà đang gặp điều gì tức giận trong mơ. Đứng sững nhìn Thái hậu trong giây lát, dường như hắc y đang bồi hồi nhớ về chuyện gì đó chắc hẳn đau thương lám, đôi giọt lệ lăn tròn thấm qua tấm vải bịt mặt. Y đang khóc. Hắc y cười gằn và nhanh chóng đưa tay rút thanh kiếm ngân giấu ở sau lưng ra. Y chầm chậm tiến đến gần bên long sàng, dừng lại một giây, hít một hơi dài và vung lưỡi kiếm chém xỉa thẳng vào người Thái hậu. Tuy nhiên, nửa đường kiếm chưa đi hết thì hắc y nghe phía sau lưng chỗ huyệt nhĩ căn có tiếng gió. Nếu y cứ tiếp tục phóng kiếm xuống thì e rằng khó bảo toàn mạng sống bởi kẻ tập kích phía sau. Hắc y buộc phải rụt kiếm lại và nghiêng mình né. Y quay lại đối diện với người xỉa chi phong đánh lén mình, đó là một người đàn bà khá lớn tuổi, có một khuôn mặt rất xấu xí, nhìn thật ghê người. Sau khi vung tay điểm trượt, người đàn bà này rụt tay lùi nhanh ra xa và vỗ nhẹ tay. Bốn cung nữ khác không hiểu từ đâu xuất hiện nhanh như những bóng ma, bọn chúng nhanh chóng quây tròn lấy hắc y. Nhìn những bước chân đi bộ pháp loang loáng, hắc y giật mình. Không ngờ trong nội cung lại có những cao thủ ẩn nấp, không rõ bọn người này là ai. Những tiếng động đã làm cho Hoàng thái hậu giật tỉnh. Bà ta ló đầu ra và thấy có người lạ nên hoảng hốt la lên “Thích khách”. Người đàn bà lớn tuổi thấy vậy liền lại gần và quỳ xuống bên long sàng: “Bẩm Thái hậu, có thích khách. Nhưng Thái hậu cứ yên tâm, đã có chúng thần đây, thích khách không làm gì được đâu.” Nhận ra người quen, Tuyên Từ Hoàng thái hậu có vẻ yên tâm. Bà hỏi: “Nặc Nô, thích khách là ai?” “Bẩm chưa rõ, tuy nhiên nhìn thân thủ của thích khách này, có lẽ là nữ và võ công khá cao cường.” “Nữ nhân?”. Hoàng thái hậu kinh ngạc thốt lên và nheo mắt vì không rõ nữ nhân này là ai. “Nặc Nô. Các ngươi phải bắt sống, ta muốn biết nó là ai.” Thái hậu dặn dò. “Bẩm vâng.“ Phía bên kia bốn cung nữ đã quây tròn quanh hắc y tạo thành một trận pháp. Và trận khởi động, bốn người này chạy xoay xung quanh hắc y nhanh như đèn cù, cùng lúc, sau tiếng vỗ tay của người đàn bà đứng ngoài lược trận có tên là Nặc Nô, lập tức bốn sợi nhuyễn tiên vốn là những dây vải thât ngang lưng của những cung nữ được kéo ra, biến thành bốn con mãnh xà, oằn oại tấn công vào các đại huyệt trên người hắc y. Đây là chiêu Hắc hổ hạ tứ thôn của trận đơn tiên. Không vừa, hắc y vung kiếm phóng ra thế Phi hồng kiếm của bộ kiếm pháp nổi tiếng Phi long kiếm. Đường kiếm loang loáng phủ kín khắp người, Nặc Nô đứng ngoài nhìn, gật gù: “Kiếm pháp khá lâm”. Và bà ta vỗ tay, hiệu đổi thế trận. Cứ thế chớp nhoáng, bọn họ đã trao đổi với nhau hơn 10 chiêu. Trận đơn tiên với nhuyễn tiên làm vũ khí vốn là trận pháp rất lợi hại. Nhuyễn tiên mềm và dẻo, có thể tập kích được tứ phương và cương nhu ẩn hiện. Chưa kể trận này đánh được lâu và ít mất sức, nếu đối phương không phải là người có nội công thâm hậu thì rất dê thua. Hắc y nhờ có Phi long kiếm pháp nên cũng tạm chống đỡ được. Tuy nhiên y cũng nhận ra thế yếu của mình, nếu cứ kéo dài như thế này trước sau gì cũng thua dù cho có Phi long kiếm pháp cao cường. Chưa kể còn có một địch thủ nguy hiểm là người đàn bà lớn tuổi xấu xí đang đứng lược trận ngoài kia. Vì đứng ngoài nên bà ta có thể rảnh rang quan sát mạnh yếu của trận pháp và qua những tiếng vỗ tay đã điểm chỉ cho các cung nữ liên tục thay đổi thế đánh để đối phó với Phi long kiếm pháp. Do vậy, mặc dù cho đây là kiếm pháp nổi tiếng, nhưng dường như nó đã không phát huy được hết tinh hoa. Chạy là thượng sách, nghĩ và làm. Hít một hơi chân khí vào lồng ngực, đột nhiên hắc y thét một tiếng thật lớn, tiếng thét tựa như tiếng rống của rồng. Đây là một loại công phu thượng thừa của Phật môn. Lôi thanh phát ra bất ngờ làm cho bốn cung nữ giật nảy mình, ngập ngừng bước chân và tiên trận thoáng bị rối loạn. Nặc Nô đang đứng bên ngoài cũng bị tiếng thét mà giật mình. Chỉ một giây thôi, hắc y đổi thế kiếm, phóng ra thế mạnh nhất của bài Phi long kiếm đó là Phi long tam kiếm. Véo... véo... véo... Ba đường tam kiếm lóe lên như thần long xô đến, như thác vỡ bờ. Bốn cung nữ bị thế kiếm làm tối tăm mặt mày, dạt lùi, trận vỡ. Và hắc y nhân cơ hội này nhảy vọt ra ngoài trận tháo chạy thoát thân. Nặc Nô thấy trận pháp sắp tan, bà ta lập tức sấn tới định chặn đường rút của hắc y, nhưng không kịp. Hắc y đã vọt chạy ra đến ngoài sân mất rồi. Nặc Nô cung mày hừ một tiếng giận dữ và vung cánh tay. Dưới tà áo lóe lên mấy điểm sáng xẹt nhanh như chớp. Đang lao đi, hắc y nghe có tiếng gió và biết rằng mình bị kẻ địch tấn công bằng ám khí. Hắc y chậm bước chân và vung kiếm khoa tròn phía sau, lẻng rẻng, những hạt thiết thủ va vào kiếm rơi leng keng xuống đất. Tuy nhiên thủ pháp ném ám khí của Nặc Nô cũng rất cao minh. Mặc dù cho hắc y đã cố nhưng cuối cùng y vẫn nhận thấy vai trái đau buốt, cánh tay trái rơi sõng xuống bên hông. Chết, trúng ám khí rồi, hắc y kinh hoảng, vọt đi càng nhanh. Tử cấm thành là chốn ở của nhà vua và tam cung lục viện cùng gia đình. Nơi này ngoài nhà vua thì chỉ có bầy đoàn thê thiếp cùng bọn hoạn quan phục vụ và những tên lính Cẩm y vệ tin cậy canh gác, ngoài ra không ai được bén mảng đến. Khi Tuyên Từ Hoàng thái hậu buông rèm nhiếp chính thì bà ở lại trong Tử cấm thành cùng với Nhân Tông Hoàng đế. Tiếng động đánh nhau đã làm kinh động đến đám võ sĩ Cẩm y vệ canh gác nội cung. ”CÓ thích khách... có thích khách...”, những tiếng hét hớt hải loang đi nhanh chóng và tất cả Cẩm y vệ đổ xô về điện Minh Hòa, nơi nghỉ ngơi của Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Khổ nỗi muốn vào được điện thì phải vượt qua cây cầu nhỏ, lính lại đông nên bọn lính dồn cục nhau ở phía trước. Sức nặng của người làm cho cây cầu lác lư muốn gãy, gã đội trưởng nóng ruột nhảy ào xuống ao sen lội bừa lên phía trước. Bọn lính thấy vậy cũng nhảy ào xuống, chẳng mấy chốc ao sen đẹp đẽ đã bị người đi qua nát bấy. Khi hắc y vừa vọt ra đến sân trước điện thì đám lính Cẩm y vệ đã tràn vào và lập tức bao vây lấy. Nhịn đau, hắc y vung kiếm đẩy dạt những tên Cẩm y vệ, nhưng bọn lính như đám bèo chi loãng ra một chút rồi lại vây chặt. Gã đội trưởng Cẩm y mặt mày tái mét, thét lạc giọng: “Phải bắt sống thích khách cho Thái hậu”. Tiếng gươm kiếm va chạm nhau vang loảng xoảng, ánh đèn đuốc cháy sáng rực một góc trời. Bị tiếng thét làm cho kinh động, Tuyên Từ Hoàng thái hậu ngã bổ nhào vào trong chăn. Nặc Nô chạy lại đỡ, Thái hậu ôm đầu vì thấy đau nhức ong ong. “Bẩm Thái hậu người không sao chứ?” “Ôi, ta đau đầu quá, con tì tiện thích khách kia nó mới làm gì vậy?” “Bẩm... đây có thể là môn công phu Sư tử hống của Phật gia. Cũng may thích khách nội công chưa đủ và luyện chưa tinh, cho nên y thị chỉ sử dụng được như vậy. Nếu công phu này mà do bậc cao thủ sử dụng thì e rằng tình trạng của chúng ta nguy mất” “Hừ... thế mi còn đứng làm gì, sao không đuổi theo bât nó.” “Bẩm... nhiệm vụ của Nặc Nô là theo bảo vệ Thái hậu, nên không thể đi xa được ạ.” Hoàng thái hậu im lặng. Nặc Nô vẫy tay ra hiệu cho các cung nữ của mình. “Đã có Cẩm y vệ vây bắt thích khách rồi. Các ngươi hãy rút lui đi. Đừng để cho ai biết bên cạnh Thái hậu có cao thủ, không tiện.“ Hắc y vừa đánh nhau vừa nhăn mặt, vết thương bắt đầu buốt tấy. Toàn thân của y đã đẫm mồ hôi dù cho trời rất lạnh. Hắc y thấy xung quanh trời đất bắt đầu chao đảo, và hiểu rằng mình sâp kiệt lực. Xung quanh đã ngổn ngang lính Cẩm y chết, bị thương, nàm la liệt, nhưng vì quân lính quá đông, lớp này dạt xuống thì lớp khác lại ào lên. Hắc y nhủ thầm, thà chết chứ không để rơi vào tay bọn lính. Bởi nếu để bị bắt sống, đòn tra khảo sẽ đau gấp vạn lần chết. Chưa kể nếu Thái hậu nhân dịp này để tìm ra được manh mối nào đó thì sẽ có biết bao nhiêu người lương thiện nữa sẽ bị chết oan. Tính độc ác của Tuyên Từ Hoàng thái hậu, có ai còn lạ gì nữa. Hắc y nghĩ vậy và vung kiếm đâm thêm mấy tên lính nữa gục ngã và có ý định tự sát. Giữa lúc hắc y đang tuyệt vọng vung kiếm giữa vòng vây nghìn trùng của bọn lính, thì đột nhiên phía bên trái góc sau điện đột ngột xuất hiện một hắc y thứ hai lướt đến. Không hiểu bằng cách nào y có thể vào được trong điện, trong khi xung quanh bọn lính đang đông nghịt và đường vào đây chỉ có một cây cầu duy nhất, dày đặc lính trấn giữ. Ý định của hắc y rất rõ, cứu người. Tuy nhiên y không tấn công đến đám lính Cẩm y vệ đang đánh nhau ngoài sân mà lách người vọt thâng vào trong điện, xông đến chỗ Tuyên Từ Hoàng thái hậu đang ngồi. “Thích khách”, Hoàng thái hậu lại hoảng kinh la lên khi thấy. Nặc Nô đang đứng phía sau thấy vậy liền hoành chân bước tới đứng che chắn trước Thái hậu và quát lên “Có ta đây, không được hỗn xược.” Miệng nói, tay bà ta vung lên đánh ra chiêu Xà thần luyện nguyệt tập kích thẳng vào mặt đối thủ. Vừa đánh Nặc Nô vừa thắc mác làm sao hắc y này có thể vào được trong điện mà không ai thấy, nhưng rồi bà ta tỉnh ngộ vì nhớ ra rằng vẫn có mấy chiếc thuyền con nằm cặp bên hồ dùng cho bọn cung nữ đi hái sen, có lẽ hắc y đã dùng thuyền để vào. Nhìn hai bàn tay uốn cong lại như rán kéo theo luồng kình khí rít lên, hắc y này giật mình, không ngờ bên cạnh Thái hậu lại có cao thủ. Hắc y cười lạt, lùi một bước, đảo người tránh, lập tức đối phương biến thành chiêu Xà đàng tẩu lộ lướt đến tập kích tiếp. Bộ pháp của bà ta lẳc lư, uốn éo, lượn quanh đối thủ với hai bàn tay chờn vờn như muốn mổ vào đầu và cổ đối phương. Điều này đã bắt buộc hắc y phải vung tay phóng ra chiêu Yến Thanh tam đả trong Yến Thanh quyền để hóa giải chiêu của đối phương. Yến Thanh quyền vốn nhẹ nhàng, mau lẹ, thư triển phiêu dật, đường quyền đi thật nhàn hạ thoải mái. Thế nhưng công phu quyền này gồm cả cứng lẫn mềm và trọng khỏe mạnh. Vì vậy, Tuyên Từ Hoàng thái hậu hoa mắt khi thấy bóng hai người này đột nhiên quấn vào nhau, rồi lại ngãng, tiếng gió vù vù. Bộp... Hai người đã trao nhau một quyền trực diện. Khi hai luồng kình khí phát ra chạm vào nhau, cả hai lảo đảo thụt lùi, hộ khẩu tay tê rần, và họ đều nhìn nhau kinh dị. Bọn họ thầm hiểu rằng đối thủ là ngang tài ngang sức. Hắc y thực ra không ham chiến đấu, mục đích y tiến vào trong điện chẳng qua là làm cho Thái hậu la lên, để bọn lính vào tiếp cứu thì y cũng sẽ nhân dịp này để cứu hắc y kia mà thôi. Không ngờ gặp cao thủ nên y bất đác dĩ phải giao chiến. Và y cũng hiểu rằng hôm nay mình đã gặp địch thủ thực sự. Cũng may đám Cẩm y vệ từ bên ngoài đã ùa vào cứu giá và người đàn bà lớn tuổi thấy vậy liền thụt lùi vào trong ẩn mặt vì không muốn để lộ thân phận. Hắc y vung kiếm chém dạt đám lính và nhảy ra ngoài. Đến cửa y vung kiếm bất ngờ chém xả vào hai tên lính đang cầm hai bó đuốc lớn soi đường. Oái... một tên lính đang cầm cây đuốc soi sáng cho bọn lính vây bât hắc y, trúng gươm, té ngã, bó đuốc văng ra cháy xèo xèo rồi tát ngấm. Ngoài sân đang sáng bỗng tối um làm cho đám lính Cẩm y vệ la lối om sòm vì chém nhầm vào nhau. Cơ hội đến, hắc y vung kiếm nhảy vào tập kích đám lính. Ôi chao... mấy tên lính Cẩm y vệ rú lên đau đớn vì bị đánh từ phía sau, và bọn chúng dạt ra. Lúc này do một phần đám lính Cẩm y vệ từ ngoài sân phải chạy vào trong điện để hộ giá Thái hậu, nên số bên ngoài không đông lám. Chưa kể một số chết và bị thương nằm la liệt. Hắc y dễ dàng tiến đến gần hắc y kia. “Các hạ không sao chứ?”, y hỏi nhưng không nghe tiếng trả lời. Khi y đến gần vừa chạm nhẹ vào vai thì hắc y gần như ngã dựa hẳn vào vai y và thở hào hển. Hiểu rằng hắc y đã kiệt sức, và nếu kéo dài trận đánh thì càng bất lợi bởi bọn lính trong nội cung đang tiếp tục ùn ùn kéo tới. Hắc y ngửa mặt nhìn lên trời và hú lên một tiếng dài, thanh kiếm trong tay y rung lên, lóe sáng như những tia chớp chém tới tấp xuống bọn lính Cẩm y vệ. Đây là một tuyệt chiêu trong Long Vân kiếm pháp. Thây người trúng kiếm đổ ngã liên tục. Phía bên trong người cung nữ Nặc Nô nhìn ra kinh hoàng, bà ta tự hỏi, nếu đối phương dùng kiếm pháp này đấu với mình thì liệu mình có là đối thủ của y hay không. Đám lính dạt ra xa và hắc y túm lấy vai hắc y kia đẩy về phía trái của điện. Y dìu nữ hắc y đến bên mé ngoài sân, nơi này đã có mấy chiếc thuyền con nằm chơ vơ rải rác trên ao sen, y quát lớn “chạy” và vận khí nhún người dìu hắc y nhảy xuống thuyền, một lát bọn họ đã nhảy lên bờ nhằm hướng vườn Ngự uyển chạy tới. Hai hắc y tiếp tục phóng người vượt qua đám lính đang lao xao bên ngoài, lẩn nhanh sang khu Ngự viên của Hoàng cung. Bóng bọn họ thấp thoáng ẩn hiện sau những rặng cây um tùm rồi biến mất. Lúc này thì cả Hoàng cung đã bừng thức tỉnh. Nơi đâu cũng gặp lính Cẩm y vệ chạy rầm rập khâp nơi lùng sục, tra xét. Bầu không khí trong Hoàng thành hỗn loạn và căng thẳng. “Thích khách trốn thoát rồi ư, Nặc Nô?” “Bẩm thái hậu đúng vậy.” “Kẻ đến sau có phải là đồng bọn của nữ thích khách kia không?” “Bẩm thần không rõ. Tuy nhiên võ công của người này rất cao. Đáng lẽ chúng ta có thể bât được nữ thích khách kia rồi nếu như hắn ta không xuất hiện, can thiệp vào.” “Võ công cao? So với ngươi thì như thế nào?” “Bẩm Nặc Nô có giao đấu sơ qua với y mấy chiêu. Có thể nói võ công của y không thể thấp hơn thần bao nhiêu. Chưa kể y có bộ kiếm pháp Long Vân kiếm danh chấn thiên hạ, cho nên về điểm này khó có thể nói là Nặc Nô hơn y được.” “Thực ư? ”, Thái hậu kinh dị nhìn Nặc Nô hỏi và không cần nghe trả lời bà ta cũng hiểu Nặc Nô nói thật. “Ngày mai ngươi hãy mời sư tỷ của ngươi vào đây gấp. Nói là ta lệnh triệu gặp y có chuyện.” “Bẩm vâng.“ - Bẩm Thái hậu... Người không sao chứ? Gã đội trưởng Cẩm y vệ hớt hơ hớt hải chạy vào và quỳ dập đầu. Hoàng thái hậu đập bàn rít lên: - Một lũ vô dụng. Uổng công triều đình đã nuôi cơm các ngươi. Canh gác thế nào mà để cho trong cấm thành có đến những hai thích khách xâm nhập mà không biết. Nếu hôm nay ta không phước lớn, mạng lớn thì đâu có thể ngồi đây được nữa. Hoàng thái hậu quác mắt. - Đưa tất cả những đứa nào gác đêm nay đem chém đầu hết. - Dạ bẩm xin Thái hậu tha mạng. - Đám lính sụt sùi khóc như ri khi bị lôi đi. - Thánh thượng giá lâm... Có tiếng thái giám hô vang. Ngoài kia vua Lê Nhân Tông đang vội vã vào vấn an Thái hậu. Hoàng thượng về rồi, Tuyên Từ Hoàng thái hậu mệt mỏi ngả lưng xuống nệm gấm lim dim, tuy nhiên bà ta biết rằng lại thêm một đêm nữa mất ngủ. Được bao nhiêu năm rồi nhỉ? Thái hậu tự hỏi. Đã 16 năm, đúng 16 năm, thời gian nhanh như gió thoảng. Thái hậu thở dài, sao bà thấy những ám ảnh của thời gian ngày càng đè nặng. Đó là những ám ảnh khôn nguôi trong nhiều năm tháng. Đôi lúc Thái hậu tự hỏi, tại sao việc lên ngai vàng cầm quyền của mình lại phải bắt đầu bằng cái chết oan khốc của cả dòng họ Nguyễn, để cho đến nay, lúc nào bà cũng thấy những ám ảnh nặng trĩu trong lòng. Hôm đó, cả dòng họ Nguyễn bị đem đi ra pháp trường để xử chém ở phía cửa Nam của kinh thành. Oái oăm làm sao pháp trường lại gần Quốc tử giám, nơi đào tạo sĩ tử của nước nhà, dù có lệnh cấm nhưng nghe đâu hôm đó học trò đến xem rất đông. Nhiều kẻ đã khóc sụt sùi không ngăn được đau lòng trước cái chết bi thảm của vị tiến sĩ, quan Hành khiển Nguyễn Trãi. Tuyên Từ Hoàng thái hậu không có mặt, bà ta ở cung để nghe Nội quan về bẩm báo lại. Nghe nói, trước khi chết, Hành khiển Nguyễn Trãi vẫn không đổi sác mặt, không than oán lấy một lời. Ông ta bình thản chấp nhận cái chết và xem nó nhẹ tựa như lông hồng. Nhìn thấy Nội quan Tạ Thanh lấp ló trong đám quan đứng xem xét xử, Nguyễn Trãi xin gặp mặt để có lời cuối tâu lên Thái hậu. Lúc đó, Tạ Thanh cứ tưởng rằng ông ta sẽ van xin một điều gì đó cho mình hoặc con cháu. Nhưng không “Ông hãy về tâu lại Thái hậu lời này của Nguyễn Trãi trước khi đi xa mãi mãi. Nay quyền lực đã về tay, mong Thái hậu hãy nhớ rằng giang sơn non sông nước Việt này có được như ngày nay là máu của biết bao người đã đổ xuống, là công sức của Thái Tổ và của muôn người. Tất cả những gì Thái hậu muốn thì nay đều đã có, vậy xin Thái hậu hãy thương lấy muôn dân, lấy việc chăm nom cho dân, cho nước nhà làm trọng. Nguyễn Trãi này dù có làm ma nơi chín suối, cũng xin phù hộ.“ Đã nhiều năm rồi mà Tuyên Từ Hoàng thái hậu vẫn còn nhớ rất rõ những lời nói ấy của Hành khiển Nguyễn Trãi trước khi chết. Sau này trong kinh thành có lan truyền một bài thơ mà theo thiên hạ đồn ràng là do Hành khiển Nguyễn Trãi làm trước khi chết. Tuyên Từ Hoàng thái hậu đã đọc bài thơ này và bà ta cất kỹ nó, thỉnh thoảng lại lấy ra xem và trầm ngâm suy nghĩ. *i*Sáu mươi ba tuổi há gọi là già*/i* *i*Hiểu mệnh trời, Thánh Khổng ở tuổi ta.*/i* *i*Chon von gánh vác sơn hà, hai vai*/i* *i*Nay về chín suối chầu Thái Tổ*/i* *i*Ngậm muôn nỗi, thưa việc chưa xong.*/i* *i*Thôi đành lỗi hẹn bởi ý trời*/i* *i*Có là anh hùng thiên hạ cũng xong.*/i* *i*Gủi người ở lại hãy gáng sức*/i* *i*Muôn dân đất nước, sử sách ghi*/i*. Nhà vua lên ngôi khi mới được hai tuổi nên Hoàng thái hậu đã phải buông rèm nhiếp chính. Việc đầu tiên bà ta làm đó là tiếp tục giết thêm một số người khác nữa. Những người mà bà dự cảm thấy ràng bọn họ hiểu biết quá nhiều về mình, dù cho chúng là kẻ tâm phúc. Tiếp theo là giáng chức của một số quan văn, võ, những người có liên quan đến Hành khiển Nguyễn Trãi, bởi Thái hậu thừa hiểu rằng, cái chết bi thương của quan Hành khiển đã làm cho bọn họ sợ, nhưng không phục. Lo sợ những người này sẽ chống đối, mà giết thì không có lý do, vì vậy chỉ còn cách kiếm cớ tống giam, hoặc đày đi xa, tước binh quyền, cho về quê hưu trí... Khi xong mọi chuyện để giữ yên ổn ngai vua, bấy giờ Thái hậu mới nghĩ đến việc an dân, trị nước. Là một người đàn bà chân yếu tay mềm, tài trí chẳng bao nhiêu, nhưng lại thừa những mưu mô thủ đoạn giết người, cho nên Thái hậu rất lúng túng trong việc trị nước và phải dựa vào các quan. Có lẽ việc lên ngôi cửu trùng của mẹ con Tuyên Từ Hoàng thái hậu không được minh bạch, cho nên lòng người lẫn ý trời không ủng hộ. Mười sáu năm qua, tai dị hên tục xuất hiện, hạn hán, sâu trùng liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khốn khó, tiếng than oán vang dậy khắp nơi, mặc cho nhà vua lẫn Hoàng thái hậu nhiều lần xuống chiếu cầu an, ăn chay, nằm đất và cho xây nhiều chùa, miếu để tế lễ các nơi. Khi bên ngoài lòng dân không yên thì bên trong bá quan lại có ý dè bỉu, lòng càng thêm hoảng hốt, cho nên Thái hậu đã đi đến quyết định phải củng cố quyền lực ngai vàng của mẹ con mình bằng máu. Trong cuộc đời mình, có hai lần Tuyên Từ Hoàng thái hậu nhúng tay vào việc giết người mà mỗi khi nghĩ lại bà ta đều thấy hối hận. Đó là lần thứ nhất tru di tam tộc cả dòng họ Nguyễn và lần thứ hai là xuống chiếu giết chết Quốc thượng hầu Trịnh Khả và con trai cả là Trịnh Quát. Cái chết của Hành khiển Nguyễn Trãi cùng gia tộc được che đậy dưới cớ mưu phản, giết vua, thế nhưng cái chết của Quốc thượng hầu Trịnh Khả thì Thái hậu đã lúng túng trong việc giải thích lý do. Trịnh Khả là một đại thần có nhiêu công lao đóng góp cho đất nước từ trong cuộc kháng Minh, một con người thanh liêm, thẳng thắn. Một bậc cố mệnh đại thần trải qua nhiêu đời vua Lê. Khi Tuyên Từ Hoàng thái hậu mới buông rèm nhiếp chính thì Quốc thượng hầu Trịnh Khả là người giúp đỡ bà ta rất nhiều trong việc triều chính, thậm chí có người còn cho ràng, Trịnh Khả là đại thần tay chân thân tín của Thái hậu. Năm 1451, nhận thấy uy tín của Trịnh Khả ngày càng lớn, ngoài ra Thái hậu còn nghe được những lời tâu mập mờ của Thượng thư bộ Hình Lê Nguyên Sơn về việc Trịnh Khả có ý nghi ngờ gì đó về cái chết không minh bạch của Thái Tông Hoàng đế. Lo sợ một ngày nào đó ông ta có thể tiếm quyền, nhân dịp có vài kẻ ghen ghét dâng biểu vu oan, không cần suy nghĩ nhiều, Thái hậu lập tức hạ chiếu xử chém hai cha con Trịnh Khả. Đáng tiếc cho bậc tôi trung chết oan vì nước. Sau khi Trịnh Khả chết được hai năm, việc triều chính ngày càng rối loạn, bá quan chán nản, trong dân giặc giã nổi lên khâp nơi. Bấy giờ Tuyên Từ mới thấy hối hận về việc làm mê muội của mình. Bà ta liền xuống chiếu minh oan cho Trịnh Khả, ban cho con cháu ông ta hơn 100 mẫu ruộng để làm hương hỏa thờ cúng, phục chức lại cho hầu hết các con của Trịnh Khả, có đến hơn mười người con trai. Dòng họ Trịnh lại tiếp tục phục vụ triều đình như xưa, nhưng Thái hậu cũng thừa hiểu rằng, chén nước đổ đi rồi mấy khi còn hốt lại được nữa. Nhà vua ngày càng lớn, tuy nhiên, từ nhỏ đã quen sống bám vào áo mẹ cho nên đến nay trở thành kẻ bạc nhược, suốt ngày chỉ biết chúi đầu vào việc gái trai, phó mặc chuyện triều chính cho Thái hậu toàn quyền xử lý. Nhiều lúc Tuyên Từ Hoàng thái hậu cũng rất muốn giao bớt quýền hành cho con, nhưng bà ta đành phải lắc đầu than thở một mình. Ham chơi, suốt ngày chỉ biết đàn hát và du hí, đó là thú vui của đương kim Hoàng thượng. Bất lực nhưng không biết làm gì hơn, đôi lúc Thái hậu cảm thấy hoảng sợ, phải chăng mình đang bị quả báo? Những cụm mây tráng bay bồng bềnh theo gió, Tuyên Từ Hoàng thái hậu thấy mình đang trôi lững lờ. Chợt bên tai bà có tiếng người đọc sách rân ran. Men theo tiếng nói, Thái hậu lén đi đến bên một cái cổng vàng. Bà ta nép mình nhìn vào bên trong, té ra đó là một lớp học. Rất nhiêu gương mặt quen quen mà bà không nhớ rõ đang câm cúi đọc sách và thinh thoảng lại ngẩng đâu đọc theo vị thầy đứng ở phía trên. “Kẻ kia, ngươi là ai sao lại đứng lấp ló nơi đó.” Có tiếng thét, Thái hậu hoảng hốt giật nảy mình, lúng túng: ’’Tôi... tôi”... “Thôi vào lớp đi.” Thái hậu ngoan ngoãn bước vào trong và ngồi xuống ghế, trước mặt là một cuốn sách mở rộng. Bà ta hoa mắt khi thấy một hàng chữ “Tính của con người vốn đã có cả thiện lãn ác, tu theo thiện là người thiện, tu theo ác sẽ là người ác.” Đây là lời nói của Dương Tử pháp ngôn trong phần tu thân. “Song phàm ra trong đời con người nhất là những kẻ cầm quyền, cần phải lấy tính thiện làm trọng, khi lòng ta thiện thì trời đất thiện, thiện để cho muôn dân được ấm no, nước nhà được thịnh trị. Bởi nếu ác thì trước sau gì cũng phải đi đến sự sụp đổ và quyền lực khi ấy chỉ còn là máu, nước mắt, đó chính là sự trả giá cay nghiệt của người đời, bà có hiểu chăng?” Tuyên Từ Hoàng thái hậu giật mình khi nghe lời giảng, bà ta ngẩng phắt đầu nhìn lên và bàng hoàng: “Quan Hành khiển, ông đó sao?” “Thưa Thái hậu đúng là thần đây ạ” “Ta đang ở đâu đây?” “Thưa Thái hậu đang ở trong lớp học của thần. Thái hậu nhìn xem, tất cả những người đang ngồi kia đều là những người quen mặt. Đó là các cựu thần của nhà Lê, nay họ đến đây để cùng thần ôn lại bài học tính thiện của con người.” Thấp thoáng là những gương mặt của Lê Sát, Lê Vấn, Trịnh Khả... hèn gì Thái hậu nhìn mặt thấy quen. ”Này quan Hành khiển, ta muốn hỏi ông một câu như khi xưa thầy Tử Công đã hỏi Thánh Khổng. Lương thực, binh bị và niềm tin của người dân. Nay nước ta đang bị xào xáo, vậy theo ông, ta bỏ cái gì, lấy cái gì?” “Thưa Thái hậu, xét ra cả ba điều ấy đều cần như nhau cả. Ấm no là điều thiết yếu của con người, nhiệm vụ của người cầm quyền là phải làm cho muôn dân được ấm no hạnh phúc. Binh bị có đủ mạnh mới bảo vệ được biên cương đất nước, cho nên cần phải chăm sóc đến binh bị. Thế nhưng cũng như khi xưa Thánh Khổng đã trả lời, nếu cần cứ bỏ hết, điều quan trọng nhất là phải giữ được niềm tin của người dân. Bởi dân là nước lũ, là trời cao, vua chỉ là người đại diện. Ý này thầy Mạnh Tử đã từng nói. Nếu chúng ta giữ được niềm tin của người dân thì dù cho có khó khăn đến đâu, đói nghèo đến đâu nếu người dân ủng hộ thì đều vượt qua. Thần biết hiện nay lòng dân đang ly tán, hoang mang, lo sợ, vậy xin Thái hậu hãy nghĩ lại, nhìn lại xem mình đã làm được những gì. Điều gì nên làm và nên tránh.” “Chuyện năm xưa, nghĩ lại ta thấy áy náy lắm. Ông có giận ta không?” Nguyễn Trãi mỉm cười, vuốt râu và phất tay áo bỏ đi. Bóng ông ta thấp thoáng biến mất sau cụm mây mờ. Thái hậu lẩm bẩm, ta đang ở đâu đây. Có tiếng trả lời. “Bà đang ở điện Văn Các, nơi ngụ của Khuê Các tiên sinh.” Khuê Các tiên sinh, cái tên sao lạ quá? Và Thái hậu chợt nhớ đến hai mươi sáu vì tinh tú trên trời, sao Khuê chủ về văn chương. Không lẽ là ông đó sao Nguyễn Trãi? - Hoàng thượng giá lâm. - Có tiếng hoạn quan. Tuyên Từ Hoàng thái hậu vội nhỏm dậy, sửa xiêm y và quỳ đợi. Hoạn quan Đình Phúc khom lưng đi vào và quỳ xuống bên cạnh Thái hậu. Nhìn qua, Thái hậu kinh hoảng: ’’Đình Phúc, sao mặt ngươi có nhiều máu vậy?“ Đình Phúc ngước khuôn mặt nhợt nhạt, nhìn Thái hậu cười bí ẩn. “Bẩm Thái hậu, thần cũng không rõ tại sao, nhưng cũng đã 17 năm nay mặt thần luôn bị như vậy.” “Ngươi...“ Thái hậu im bặt khi thấy Thái Tông Hoàng đế đi vào, theo sau là hoạn quan Đình Thâng. Thật lạ, khuôn mặt của gã hoạn quan này cũng nhợt nhạt như một xác chết, chẳng khác gì Đình Phúc. Còn Thái Tông nhìn cứ thấy mập mờ ẩn hiện không rõ mặt. Thái Tông an vị ngồi uy nghi trên ghế để Thái hậu vấn an xong. Bấy giờ, ngài mới lên tiếng: “Hoàng hậu, đã lâu trẫm không gặp nàng. Nay gặp lại nàng cũng không già đi bao nhiêu.” “Bẩm Hoàng thượng, cũng nhờ hồng phúc của Hoàng thượng nên thần thiếp vẫn thấy mạnh khỏe.” “Hừm... bấy nhiêu năm làm nhiếp chính, Hậu thấy thế nào?” “Dạ bẩm...” - Tuyên Từ Hoàng thái hậu ngập ngừng - “Nhiều lúc thần thiếp thấy mệt mỏi và cô đơn quá...” Thái Tông Hoàng đế cười khan. “Phải rồi, ai chưa lên được ngai vàng thì tranh giành quyết liệt. Nhưng khi ngồi lên ngai rồi thì sẽ thấm thìa cái giá phải trả thôi. Khi xưa trẫm cũng vậy, nên chẳng lấy làm lạ khi nghe Hậu nói đâu.” Thái hậu khẽ cúi đầu, chợt bà ta choáng váng, bởi thấy nhà vua đang ngồi, nhưng dường như chỉ có nửa người lơ lửng. “Này Hậu, nếu mệt quá, hay là Hậu đi với trầm chăng?” “Các ngươi là ai?” - Thái hậu la lên hoảng hốt. “Bẩm Thái hậu” - Hoạn quan Đình Tháng ghé sát lại cười eo éo - “Thần là người hầu của Thái hậu đây, không lẽ Thái hậu chẳng nhận ra,” “Ma quái, các ngươi là đồ ma quái...” Tuyên Từ Hoàng thái hậu la lên. Chát. “Hỗn láo” - Thái Tông vỗ bàn giận dữ - “Ai cho phép Hậu dám buông lời vô lễ như vậy trước mặt trẫm. Quỳ xuống.” Thái hậu rụng rời quỳ sụp xuống. “Làm tôi mà bất trung với vua, làm vợ mà bất nghĩa với chồng, Hậu có biết mình bị tội gì không?” “Thiếp... thiếp...”, Thái hậu lắp bâp không nói lên lời. - Bẩm Thái hậu, người có làm sao không ạ?... Những tiếng gọi hốt hoảng của bọn thị tỳ đã làm cho Tuyên Từ Hoàng thái hậu mở choàng mắt, ngồi bật dậy, run lẩy bẩy. Vẳng đâu đây bên tai bà vẫn còn tiếng quát giận dữ của Tiên đế. Bà ta ngơ ngác nhìn quanh một lát và hiểu rằng mình vừa gặp ác mộng. Phẩy tay hiệu cho đám cung nữ lùi ra, Hoàng thái hậu ngồi thừ ra kinh hoảng. Không lẽ Hoàng thượng về thật sao? Bà ta thấy người nổi gai Ốc và tính kêu một cung nữ lại gần để đấm bóp cho đỡ sợ thì... - Thưa Thái hậu, thần có mặt. Một bóng ma đột ngột xuất hiện bên cạnh Thái hậu, đó là một người đàn bà bịt mặt bảng khăn the, nhìn không rõ tuổi tác. Bà ta mặc một quần áo bó chẽn toàn thân theo kiểu khách giang hồ. Thế nhưng nhìn nét mặt của những ả cung nữ đang đi ra thì đây là người quen, bọn chúng không hề kinh hoảng. Đó chính là Thái phó Tuyết Phu nhân, chủ nhân của tòa Hoa Xuân lầu nổi tiếng chốn kinh thành, nhưng còn một bí mật khác mà ít người được biết đến, chính đây là một cao thủ võ thuật của Tuyên Từ Hoàng thái hậu, được Thái Hậu bí mật cho nàm trong kinh thành nhàm để dò la tình hình. - Nặc Nô đã kêu ngươi lại rồi ư? - Dạ bẩm vâng. Được tin trong cấm cung có biến và có lệnh Thái hậu triệu gấp nên thần lập tức đến ngay. - Thôi ngồi xuống đi. - Tạ ơn Thái hậu. Hoàng thái hậu mệt mỏi đứng dậy lê người ra ghế ngồi. Bà ta lặng lẽ cầm chén chè sâm bằng ngọc, thơm phức lên, hớp mấy ngụm, thừ người ra một lát và rồi hỏi: - Thái phó Tuyết, những việc ta giao, ngươi đã làm đến đâu rồi? - Bẩm Thái hậu đã có một số kết quả khả quan. Nghe Phó Tuyết phu nhân nói vẻ phấn khởi, Tuyên Từ Hoàng thái hậu cau mày lâc đâu. - Người đừng vội mừng rỡ. Chuyện thích khách đêm nay cho thấy thời gian không còn ủng hộ chúng ta nữa đâu. Cân phải tìm ngay cho ra bọn nghịch tặc này và tiêu diệt trước khi bọn chúng lại ra tay. - Bẩm Thái hậu, vâng. - Thái phó Tuyết cúi đầu. - Nặc Nô đã kể cho người về chuyện bọn thích khách tối nay chưa? - Bẩm rồi. - Phó Tuyết phu nhân quay lại nhìn Nặc Nô đang đứng đằng xa và gật đầu trả lời - Về thích khách nữ, võ công y thị thuộc hàng cao thủ, nhưng so với sư muội Nặc Nô thì y thị chưa có thể là đối thủ được. Kiếm pháp Phi long rất oai hùng, đây là một bài kiếm pháp nổi tiếng của dòng họ Mạc ở Mạc gia thôn. - Kiếm pháp của Mạc gia thôn? Thái hậu lẩm bẩm. Biết ý Thái hậu muốn hỏi gì, Phó Tuyết phu nhân giải thích. - Thưa Thái hậu, Mạc gia vốn là một danh gia kiếm pháp. Tuy nhiên cách đây gần 20 năm cả dòng họ này, không rõ bị tội gì, trong một ngày đã bị quan binh triều đình đổ quân đến giết chết hết và coi như từ đó kiếm pháp của Mạc gia cũng bị thất truyền. Cứ ngỡ sẽ không bao giờ còn ai nhác đến dòng họ Mạc và bài kiếm pháp Phi long nữa... không ngờ... - Bẩm... Hơi ngập ngừng, Thái phó Tuyết nói tiếp - Theo điều tra riêng của thần thì Tư không Trịnh Khác Phục vốn xuất thân từ đây, nên chuyện này chắc chắn có liên quan đến nhau. Hoàng thái hậu gật đầu, bà ta liếc nhìn Phó Tuyết mà không bình luận gì thêm. Như vậy đã tạm rõ thân phận của nữ thích khách. Cách đây 16 năm, để bảo đảm việc lên ngôi của vua Lê Nhân Tông ngoài việc giết chết hai hoạn quan thân cận là Đình Phúc, Đình Tháng, sau khi lưỡng lự, Tuyên Từ Hoàng thái hậu đã đi đến quyết định giết luôn Tư không Trịnh Khắc Phục, vốn là một tùy tướng thân cận của mình. Kể như Phục chết oan, chết chỉ vì biết nhiều chuyện quá. Trịnh Khắc Phục xuất thân từ Mạc gia thôn, là con cháu của Mạc gia và đây là một dòng họ có tiếng tăm ở xứ Kiến Xương. Phục bị giết một cách mờ ám nhất định dòng họ Mạc trước sau gì cũng sẽ tìm hiểu nguyên nhân để trả thù. Để cho yên chuyện, ra tay trước là thượng sách, Thái hậu có mật chỉ cho quan Tổng lãnh Kiến Xương bất ngờ đưa quân đến bao vây toàn bộ Mạc gia thôn, sau đó giết sạch trong một ngày, với lý do đây là bọn phản tặc của triều đình. Việc này Phó Tuyết phu nhân không hề biết. Giỏi lắm thì cũng chỉ có thể lờ mờ đoán rằng Trịnh Khắc Phục vốn là tội nhân của triều đình, mà Phục xuất thân từ Mạc gia cho nên thích khách kia rất có thể là con cháu Mạc gia tìm đến Thái hậu để trả thù cho dòng họ, Thái phó Tuyết không thể nào hiểu ẩn ý sâu xa bên trong là gì. Thái hậu đoán định như vậy. Còn gã thích khach? - Trong tất cả những kẻ làm việc cho thần, sư muội Nặc Nô là người có võ công cao nhất. Có thể nói không hề thua kém thần. Thế nhưng theo Nặc Nô nói lại thì võ công của kẻ đến sau này chẳng hề kém y, thậm chí có phần hơn về kiếm pháp. Quả là một đối thủ đáng sợ. -Thái phó Tuyết thở dài - Thích khách sử dụng Yến Thanh quyền, đây là võ công thượng thặng vốn xuất xứ từ miền Sơn Nam, phía bên kia của nhà Minh. Riêng kiếm pháp y sử dụng hình như là Long Vân kiếm pháp nổi tiếng trên giang hồ. Và... Thái phó Tuyết vừa định bẩm báo với Thái hậu rang, Long Vân kiếm pháp vốn là kiếm pháp nổi tiếng của Xích Côn Lão tử, giáo chủ Hồng giáo, một phản giáo vãn đang chống đối lại triều đình nhiều năm nay, thế nhưng chưa kịp nói thì Tuyên Từ Hoàng thái hậu đã cau mày cắt ngang, bởi những điều của Thái phó Tuyết nói nghe khá lạ tai. - Thái phó Tuyết, chuyện võ thuật giang hồ, ta không quan tâm. Ngươi nghe đây. Hôm nay ta cho gọi gấp ngươi đến đây là vì muốn nhắc ngươi ràng nên đẩy nhanh việc điều tra những âm mưu phản loạn của Lạng Sơn vương Nghi Dân và bọn Đinh Liệt, Nguyễn Xí... Tiếp nữa là điều tra về Hồng giáo. Mọi chuyện ngươi làm vãn chưa đi đến đâu... - Và bà ta đột nhiên nghiến răng giận dữ, vung tay đập mạnh chiếc chén ngọc đang cầm đánh chát một cái vào thành bàn khiến nó vỡ vụn - Đã thế hôm nay lại đột ngột xuất hiện thích khách nữa, như vậy chúng ta đã có thêm kẻ thù mới. Nó là ai? Liệu có phải là bọn mà chúng ta vẫn theo dõi bấy lâu nay? - Thái hậu dằn giọng - Chỉ cần ngươi báo cho ta những tin tức chính xác về bọn phản loạn đang chống lại triều đình, dù cho kẻ đó có là ai đi nữa cũng phải giết chết. Ngươi hiểu không? - Bẩm, thần rõ. - Thái phó Tuyết run run quỳ xuống. - Vậy ngươi đã điều tra đến đâu về bọn Hồng Y giáo? - Thưa Thái hậu về Hồng Y giáo, thần cho ràng một thời gian nữa mới có kết quả. Hiện nay tuy bọn chúng vẫn hoạt động mạnh, nhưng từ ngày lão giáo chủ bế quan và mất tích, đến nay giáo phái này bât đầu có dấu hiệu suy yếu. Nội ứng của thần trong giáo phái cho biết, bọn chúng hiện đang chia rẽ để tranh giành chức vị giáo chủ sắp tới. - Thế giáo chủ của Hồng Y giáo đi đâu? - Bẩm không ai rõ. Chỉ biết 5 năm trước, Xích Côn Lão tử - Giáo chủ của Hồng Y giáo đã cho môn hạ biết là mình sẽ bế quan để nghiên cứu một thứ môn võ công gì đó. Từ đó không thấy xuất quan và đã biến mất một cách bí ẩn, không ai rõ lý do. Thời gian đầu Hồng Y giáo giấu chuyện này, tuy nhiên đến nay các trưởng lão trong giáo đã buộc phải đồng ý tìm giáo chủ mới. Cho nên hiện nay bọn chúng chia làm hai phe chuẩn bị đánh nhau kịch liệt để tranh giành ngôi vị giáo chủ. - Xích Côn Lão tử không có đệ tử nào đắc ý hay sao? - Bẩm không rõ. Thực ra Xích Côn Lão tử cũng có một người con nuôi tên là Túy quỷ Đoàn Ba, nhưng gã này hành tung cũng thất thường. Thời gian gần đây khi trong Hồng Y giáo có việc phải bầu giáo chủ mới thì một số giáo đồ cũng đang cho người đi tìm gã này về để đưa lên thay thế cho Xích Côn Lão tử, tuy nhiên không thấy. Không ai rõ gã này nay ở đâu. - Hừ... Phó Tuyết. Đây là một cơ hội tốt cho chúng ta tiêu diệt bọn Hồng Y giáo. Bây giờ ngươi tiếp tục cho người của mình kích động các giáo đồ của Hồng Y giáo tranh giành địa vị để chém giết lẫn nhau. Qua việc này Hồng Y giáo nhất định sẽ bị suy yếu đi và nhân cơ hội chúng ta có thể xua quân tiêu diệt bọn chúng luôn. - Bẩm Thái hậu thần có một ý nghĩ khác, xin Thái hậu chuẩn y. - Điều gì? - Người của thần có vị trí rất cao trong Hồng Y giáo và nay đang đứng đầu một phe để tranh giành ngôi vị giáo chủ. Thần xin Thái hậu hãy ủng hộ, nếu hắn ta giành được ngôi vị giáo chủ và sau đó đem toàn bộ môn đồ Hồng Y giáo ra đầu hàng triều đình. Chúng ta vừa tránh đổ máu, vừa được tiếng, và quan trọng hơn là qua việc này sẽ thu phục thêm được nhiêu anh hùng trong thiên hạ về với triều đình. Tuyên Từ Hoàng thái hậu gật gù. - Ngươi có chắc không? - Bẩm thần rất tin tưởng ạ. - Được, ta chấp thuận. Vậy ngươi hãy nói với người của ngươi cố gắng lên. Nếu hắn giành được ngôi vị Giáo chủ, sau đó về đầu hàng triều đình, ta sẽ ban cho quan tước và cho phép Hồng Y giáo hoạt động chính thức khỏi phải lén lút như bây giờ nữa. - Tạ ơn Thái hậu - Phó Tuyết phu nhân vui mừng lạy tạ - Tuy nhiên... - Thái phó Tuyết ngập ngừng. - Còn chuyện gì nữa? - Bẩm Thái hậu. Hồng Y giáo hoạt động mạnh vùng Phục Lễ vì bọn chúng được sự che chở của Tư không châu Phục Lễ Đèo Mạnh Vượng. Hiện nay Đèo Mạnh Vượng lại ra mặt bao che cho kẻ đối địch với người của thần trong Hồng Y giáo, cũng chính vì việc này mà một số đông giáo chúng vẫn đứng về phía bên kia. Liệu có cách nào... - Đèo Mạnh Vượng! - Tuyên Từ Hoàng thái hậu đột nhiên rít lên -Gã khốn kiếp. Năm xưa vì chuyện của cha hắn mà triều đình đã tốn khá nhiều binh bị. Sau này muốn lợi dụng bọn chúng, vi châu này nằm xa triều đình, bọn dân miên núi khó bảo nên mới cho Mạnh Vượng lên làm Tư không. Tuy nhiên hắn không biết lấy đó làm ơn mà lại ngông nghênh, làm nhiều điều đáng ghét. Ta đã nghe bẩm báo khá nhiều chuyện về hán, nay lại thêm chuyện của ngươi nữa. Phó Tuyết, ngươi hãy yên tâm đi, ta quyết định sẽ tiêu diệt tên này. Chỉ cần một thời gian ngán nữa thôi, vậy ngươi hãy chờ. - Thưa thế thì tốt quá. Chỉ cần không có sự giúp đỡ của Đèo Mạnh Vượng thì nhất định người của thần sẽ giành ngôi giáo chủ của Hồng Y giáo. Lúc đó chúng ta có thể nám trọn giáo phái này trong bàn tay. Tuyên Từ Thái hậu gật đầu hài lòng. Sau khi nhà Hồ mất vào năm 1407, trong khi cuộc kháng chiến chống Minh của vua tôi hậu Trần đang diễn ra, thì tại miền rừng núi thuộc phủ Thái Nguyên đã xuất hiện một cao nhân. Đến nay mọi người cũng không biết danh tính thật của ông ta là gì, là ai, từ đâu đến. Người dân kính trọng gọi ông là người trời bởi con người này võ công cao cường, thoât ẩn, thoát hiện, đến đi không rõ tông tích và sau đó ông ta đã dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh. Ông đã lập ra một tổ chức lấy tên là Hồng Y giáo, với môn đệ thường mặc áo đỏ. Hồng Y giáo hoạt động suốt một dải từ Thái Nguyên về đến Tuyên Hóa, Tây bắc Thanh Nghệ... gây nhiều khiếp đảm cho nhà Minh. Ngoài việc cho các thổ quan các miên kết hợp với lính Minh đón đánh, biết Hồng Y Giáo chủ là cao thủ võ thuật nên nhà Minh đã phái nhiêu cao thủ từ trung nguyên Hoa Hạ sang thách đấu. Kết quả không có trận đụng độ nào lớn giữa binh lính triều đình với giáo đồ Hồng Y giáo. Vì bọn họ thường dựa vào sự hiểm hóc của rừng núi, lẩn tránh đánh trực diện, chuyên đánh tia, lẻ là sở trường và đã nhiều lần gây thương vong khiến cho binh lính triều đình lẫn bọn quan quân các địa phương sợ mất mật. Còn các cao thủ trung nguyên Hoa Hạ khi sang đấu với vị giáo chủ Hồng Y giáo thì đều bị thất bại thảm hại dưới tay ông và vì thế danh tiếng Hồng Y giáo lẫn của vị giáo chủ ngày càng nổi như cồn. Trong nhiều năm liền Hồng Y giáo đã làm cho giặc Minh thất điên bát đảo nhiều trận. Sau này khi Bình Định Đại vương Lê Lợi thống nhất giang sơn, có triệu Hồng Y giáo chủ về kinh ban thưởng. Hồng Y giáo chủ phụng mệnh về triều, ông không nhận phần thưởng cho mình mà chỉ xin nhà vua ban thưởng cho các nghĩa binh của Hồng Y giáo. Sau đó Hồng Y giáo chủ tập hợp môn đệ lại cho biết, mình lập Hồng Y giáo với mục đích đánh giặc cứu nước. Nay đất nước đã thanh bình rồi, Hồng Y giáo giải tán, các môn đệ nên trở về đời sống của người dân bình thường. Dù rất luyến tiếc nhưng cuối cùng các môn đệ vẫn phải tuân lời giáo chủ và thế là Hồng Y giáo giải tán. Hồng Y giáo chủ sau đó đã mai danh ẩn tích, không ai biết ông ta đi về đâu. Thế nhưng thực ra còn một số môn đệ trung thành với Hồng Y giáo, vẫn không chịu giải tán. Bọn họ tập trung thành một nhóm nhỏ, lập thành bang phái riêng và vẫn lấy tên là Hồng Y giáo, hoạt động dọc theo miền Mường Hòa, châu Phục Lễ. Tuy nhiên bọn họ chỉ lấy việc luyện tập võ thuật và giao du bạn hữu giang hồ làm mục đích, không tham gia chuyện triều đình. Sau này thậm chí nhiều lúc còn giúp cho quan quân địa phương bắt bọn trộm cướp, thổ phỉ và cũng nhiều lần được ban khen. Vào cuối đời vua Lê Thái Tổ, triều đình bắt đầu xào xáo. Trung thần bị giết hại, gian tặc nổi lên khắp nơi, Hồng Y giáo cũng có dấu hiệu bất tuân lệnh của triều đình. Đến đời vua Lê Thái Tông, nghĩ tình xưa nên đã mấy lần cho người đến phủ dụ, tuy nhiên Hồng Y giáo đều từ chối thiện chí của triều đình, không chịu hợp tác. Vì bọn họ hoạt động ẩn hiện chốn núi rừng, quan địa phương thì sợ mất mạng không dám đụng đến, cho nên Hồng Y giáo vẫn mặc nhiên hoạt động bình thường. Tuy nhiên bọn họ cũng không động chạm gì đến quan quân của triều đình. Sang đến đời vua Lê Nhân Tông, đặc biệt sau cái chết của Hành khiển Nguyễn Trãi và Tuyên Từ Hoàng thái hậu buông rèm nhiếp chính, trong triều đình lẫn ngoài đời sống đều có nhiều can qua thì Hồng Y giáo đã tuyên bố chống lại triều đình. Môn đệ Hồng Y giáo hoạt động khắp nơi và thậm chí len lỏi cả về kinh thành. Mục đích của Hồng Y giáo lúc này là giết bọn tham quan lấy của cải chia cho dân nghèo, họ được người dân che chở, ủng hộ, vì vậy sau đó triều đình đã ra chiếu chỉ bố cáo khắp thiên hạ coi Hồng Y giáo như là một giáo phái phản loạn, treo giải cho bất kỳ ai chỉ điểm bắt giữ, tiêu diệt các giáo đồ Hồng Y giáo. Hơn mười năm nay triều đình đã phái mấy đạo binh đi dẹp, nhưng đều thất bại. Tuyên Từ Hoàng thái hậu khẽ xòe bàn tay ra trước mặt Thái phó Tuyết rồi từ từ bóp chặt lại. - Đối với bọn giặc cỏ Hồng Y giáo, xua quân điêu binh, triều đình đã làm nhiều rồi nhưng không đạt kết quả, rất tốn kém. Bọn chúng lẩn như trạch. Nay nếu chúng ta có nội ứng phá được từ trong phá ra cộng thêm với việc quan binh đánh úp từ ngoài vào thì hy vọng sẽ quét sạch bọn chúng. - Bà ta cười nhạt - Hồng Y giáo như hạt sạn trong bát cơm, chúng luôn làm ta ăn mất ngon. Vi vậy người phải hết sức CỐ gắng. Thái phó Tuyết thưa tiếp: - Thưa Thái hậu. Lạng Sơn vương Nghi Dân hiện nay vẫn đang tích cực chuẩn bị binh bị và chiêu mộ nhiều người tài về dưới trướng. Theo thần nhận xét thì âm mưu làm loạn đã thấy rõ, thần nghĩ rằng để lâu không có lợi. Xin Thái hậu nhanh chóng quyết định. - Ta biết điều đó. - Tuyên Từ Hoàng thái hậu cười gằn - Nghi Dân, ngươi giỏi lắm, dám chống lại ta, kể như ngươi ăn gan hùm, uống mật gấu rồi. - Bẩm Thái hậu... - Thôi... thôi... - Tuyên Từ Thái hậu xua tay - Vê Nghi Dân, ngươi cứ yên tâm đi, ta khắc có cách. Chi cần thời cơ chín muồi tự nhiên hán sẽ phải nộp mạng. Ngươi không cần nóng vội. Thế còn bọn người kia? - Bẩm thần vẫn cho người theo sát. Thái phó Đinh Liệt thì rất dè dặt trong việc tiếp xúc với mọi người. ít chịu thổ lộ tâm tư với ai. Vê con người này thú thật khó hiểu quá và chính điêu này lại làm cho thần thấy không yên tâm, dường như ông ta đang có một âm mưu mà thần chưa rõ là gì. Còn Nhập nội Đô đốc, Thiếu bảo Nguyễn Xí thì.. - Ngươi cần phải tăng cường dò la về bọn chúng - Tuyên Từ Hoàng thái hậu cắt ngang, nói - Phải bám thật sát bọn này. Tuy nay Đinh Liệt đã hết binh quyền, chi có chức vụ hư danh, nhưng dù sao hắn vẫn là một đại thần có uy tín trong triều. Trong quá khứ có lần hắn đã từng liên kết với Hành khiển Nguyễn Trãi âm mưu chống lại ta. Hừ... nếu hán không phải là con cháu của Tiên đế và có sự bênh vực của các thân vương trong Hoàng tộc thì ta đã giết hẳn rồi. Nay tuy ta đã phục chức nhưng không giao quyền, đó là vì muốn thử thách hán. Cho nên cần phải hết sức đề phòng. Với Thiếu bảo Nguyễn Xí, hiện nay ta đang hết sức phủ dụ lôi kéo hắn về với ta, nhưng Xí vẫn ỡm ờ không lộ ý, chính vì thế ta nghi ngờ rằng hán đang ở trong một phe đảng với ai đó, Đinh Liệt chẳng hạn, hay còn ai khác? Người cần làm rõ cho ta. - Bẩm vâng. - Chuyện tấm bản đồ ngươi cho người truy tìm đến đâu rồi? Thái hậu hỏi với vẻ nôn nóng. Biết chắc Thái hậu sẽ hỏi câu này nên Thái phó Tuyết trả lời ngay: - Bẩm thần đã tung bộ hạ đi khắp nơi, đã có vài manh mối. Thần đã có tin hình như Lương Dật hiện đang trốn đâu đó ở vùng Dao Xa, chân núi Chàm miền Thọ Xuân châu Thanh Hóa thuộc Tây Kinh. Tuy nhiên tin này cũng chưa chắc chắn lâm. Thần đang cho người tìm hiểu kỹ thêm. Nhưng thưa Thái hậu, theo thần được biết dường như Lạng Sơn vương cũng cho thủ hạ truy tìm tấm bản đồ này. Ngoài ra còn có người của Hồng Y giáo, chưa kể một số khách giang hồ cũng tìm nữa... Tuyên Từ Hoàng thái hậu tỏ vẻ kinh ngạc hỏi xẵng. - Cái gì? Hán trốn về Tây Kinh? - Dạ bẩm vâng. Nghe đâu cạo đầu làm sư tá túc ở một ngôi chùa nào đấy. Thái hậu mặt tối sầm xuống, đứng bật dậy vung tay vỗ lên mặt bàn, gầm gừ. - Tiên bạc và binh quyền, ngươi muốn bao nhiêu ta cũng sẵn sàng. Thái phó Tuyết nghe đây... Ném tấm thẻ bài ra trước mặt Thái phó Tuyết phu nhân đánh cạch, Tuyên Từ Hoàng thái hậu vẫy tay, nói: - Đây là lệnh bài của ta. Kẻ nào thấy lệnh bài này cũng như thấy ta trước mặt. Ta ban cho ngươi để tiện khi hành sự, bất kỳ kẻ nào thấy lệnh bài này mà còn tỏ ý không vâng lời, ngươi được quyền giết chết không cần bẩm báo lại. - Thần tạ ơn Thái hậu. - Thái phó Tuyết phu nhân cầm tấm thẻ bài bằng vàng có chạm rồng, đưa lên và áp vào ngực. Đôi mắt Hoàng thái hậu sáng quác. - Ta ban lệnh bài cho ngươi cũng để muốn nhắc ngươi rằng cần phải hành động gấp. - Dạ thần rõ. Bà ta rít lên the thé. - Hiện nay tạm dừng tất cả những việc không cần thiết lại. Nếu quả thật đã có tin tức về việc Lương Dật trốn về Tây Kinh thì chính ngươi phải lên đường lập tức để truy tìm tấm bản đồ. Chính ngươi phải thân hành và ta muốn có tấm bản đồ thật nhanh và chỉ riêng ta có mà thôi. Ngươi rõ chưa? - Bẩm rõ. - Với bọn khách giang tìô thì ngươi tự biết cách ứng xử lấy. Riêng đối với quan quân nào có ý nhúng vào việc này, ngươi cấp báo cho ta biết ngay để ta xử bọn chúng. Thôi lui ra. Vừa bước thụt lùi, Thái phó Tuyết vừa ngẫm nghĩ. Không hiểu tấm bản đồ kia chứa những bí mật gì mà Tuyên Từ Hoàng thái hậu lại có vẻ quan tâm như vậy. Từ ngày có tin xuất hiện tấm bản đồ thì gần như ngày nào Thái hậu cũng đốc thúc Thái phó Tuyết vào việc truy lùng. Nếu chỉ là kho tàng châu báu thì chắc chắn rằng Thái hậu không quá vội vã đến như vậy. Có vẻ như nó còn có những bí ẩn khác và đây chính là điều làm cho Thái hậu lo sợ nó sẽ bị tiết lộ ra ngoài. Theo những thông tin riêng điều tra được, Thái phó Tuyết được biết, ngoài chuyện tấm bản đồ có chứa kho tàng châu báu thì trong đó hình như còn có một lá huyết thư. Nội dung viết gì không ai rõ. Tuy nhiên theo phỏng đoán thì đó là những bí mật kinh người, liên quan đến Tuyên Từ Hoàng thái hậu, thậm chí là cả Hoàng đế đương triều. Bởi tác giả của lá thư vốn là hai hoạn quan Đình Thâng, Đình Phúc. Hai thái giám này khi xưa là người hầu tin cậy, tâm phúc của Hoàng thái hậu, hầu hạ mấy đời vua, nên chắc rằng biết được nhiều bí mật của nội cung. Sau khi Hoàng thái hậu khép tội tru di tam tộc và giết toàn gia quan Hành khiển Nguyên Trãi xong, bất ngờ bà ta cho người giết luôn hai hoạn quan này với lý do là ăn nói bậy bạ, phạm thượng. Có lẽ biết trước SỐ phận của mình, cho nên hai hoạn quan đã bí mật viết một lá huyết thư tường thuật rất nhiều chuyện của cung đình có liên quan đến Thái hậu và nhờ người đem giấu đi. Chuyện này có lẽ cũng không ai biết, cho đến đâu năm nay, không hiểu vì lý do gì hoạn quan Lương Đăng trước khi chết đã trối lại cho kẻ khác. Năm xưa khi Thái tông Hoàng đế đi kinh lý, hắn ta được Thái hậu phái theo hầu, tuy nhiên hán đã từ chối không đi cùng bọn hoạn quan Tạ Thanh, Đình Phúc, Đình Thắng, mà để em ruột là hoạn quan Lương Dật đi theo. Sau cái chết bí ẩn của Hoàng thượng tại trại vải Lệ Chi viên, dẫn đến cái chết oan khốc của dòng họ Nguyễn, và tiếp theo sau là hai hoạn quan Đình Phúc, Đình Thâng, Lương Dật sợ quá hóa điên, thường hay cười nói lảm nhảm một mình. Trong cơn điên loạn, chính Lương Dật đã tiết lộ cho anh ruột mình những bí mật động trời xung quanh cái chết của vua. Lo sợ cho tính mạng của mình và em trai, lấy cớ Lương Dật bị điên, Lương Đăng đã bí mật đem em trai gửi đi một nơi thật xa. Hán cũng không ngờ, là trước đó, linh cảm có chuyện xấu nên bọn Đình Phúc, Đình Thảng cũng đã gửi cho Lương Dật giữ một bức địa đồ chỉ nơi giấu lá huyết thư này. Vàng bạc do hai hoạn quan này tom góp chẳng bao nhiêu, điều quan trọng là trong thư kia có những bí mật động trời và nếu nó được đưa ra ánh sáng thì nhất định thiên hạ sẽ đại loạn và triều chính sẽ đổ máu. Chính vi vậy khi nghe tin này lan ra, Tuyên Từ Hoàng thái hậu khiếp sợ ăn ngủ không yên và lập tức yêu cầu Thái phó Tuyết cho tay chân thân tín đi dò la khâp nơi tìm tung tích Lương Dật và tấm địa đồ mà thực chất là tìm Lương Dật. Thái hậu hiểu rõ lá thư kia nói gì, nên rất sợ hãi. Còn bọn Lạng Sơn vương và một số thế lực chống đối khác cũng rất muốn chiếm đoạt lá thư, vì nó sẽ là thứ vũ khí lợi hại để chống lại Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Thái phó Tuyết thở dài, bao nhiêu năm nay được ân sủng hưởng ơn mưa móc của Tuyên Từ Hoàng thái hậu, đây có lẽ là dịp trả ơn xứng đáng nhất. Ngoài ra Phó Tuyết phu nhân cũng hiểu rằng sự hưng thịnh của Hoa Xuân lầu như ngày nay là nhờ sự che chở của Thái hậu, nếu Thái hậu có bê gì thì bản thân bà ta cũng chẳng yên. Phó Tuyết phu nhân quyết định lần này đích thân mình sẽ lên đường đi Tây Kinh một phen. Theo những thông tin bà ta nám được, hình như Lương Dật đã trốn về ẩn trú trong một ngôi chùa nào đó ở vùng Mang Mương, Dao Xá. Bà ta cũng hiểu chuyến đi này sẽ có những trận quyết đấu rất lớn, bởi kẻ dòm ngó tấm địa đồ không phải chỉ một, nên quyết định mang một số cao thủ đi theo để phòng bị.