Lần ấy, cách đây năm hay sáu năm tôi không nhớ rỏ, tôi có chút công chuyện về Bạc Liêu. Bạn đã nghe mấy tiếng "công tử Bạc Liêu" bao giờ chưa? Chưa? Không sao, tôi sẽ kể sơ cho bạn nghe, bởi vì "công tử Bạc Liêu" cũng là một bộ phận trong câu chuyện. Hơn nữa tôi cũng có dạy một vài em học sinh không hiểu con hay cháu nội "công tử Bạc Liêu", tôi không để ý cho lắm, trong khoảng thời gian 1965 đến 1971, lớp 10 hay lớp 11 gì đó, bạn bè trong trường nói thế tôi cũng biết thế, tính tôi không thíc tọc mạch. Còn nếu bạn nghe chuyện "công tử Bạc Liêu", rồi thì cũng chẳng sao. Cùng một câu chuyện, người kể thế này, người kể thế khác, chẳng có gì là bằng cớ xác đáng.

Lúc ở trên bắc Cần Thơ, tôi nghe mấy bà hàng nói chuyện láo quáo với nhau rằng hồi nọ Ở Bạc Liêu có cái đám cưới tốn hết hơn mười cây vàng. Tôi rất ngạc nhiên. Hồi nọ là hồi nào? Có lẽ trong khoảng thời gian tôi được đổi về Sài Gòn. Nhưng vẫn ngạc nhiên. Bởi lúc ấy, cách đây năm hay sáu

năm, 1990, 1991, mặc dầu đã mở cửa nhưng hơn mười cây vàng không phải món tiền nhỏ... Ôi cha, mấy bà buôn bán này đồn đại tào lao, con chuột bảo là con voi, chưa chắc là đúng.

Nhưng trên xe từ Sóc Trăng về Bạc Liêu tôi lại nghe nói nữa. Ba cô gái ngồi phía đằng sau kể cho nhau nghe. Hình như các cô là người Trà Kha, một xả khá lớn nằm cách Bạc Liêu khoảng ba cây số trên đường đi Cà Mau. Các cô bảo anh chàng thầy giáo đó cũng người Trà Kha...

- Hổng có đâu mày, ảnh là kỹ sư, đi học ở trên Sài Gòn. Học xong không kiếm được việc làm, ảnh trở dìa Bạc Liêu, ông già bà già ảnh nghèo quá, ảnh đi chăn vịt. Ông chủ tịch xã thấy ảnh nghèo bèn cho ảnh làm giáo viên dạy lớp bổ túc văn hóa. Hồi đám cước ảnh với chị Dung, tao cũng có dự. Ông già bà già mở mâm lễ thấy chín cây vàng cộng với một cây tiền mặt, ổng khóc, bả khóc, chị Dung cũng khóc...

Vậy thì đúng. Cô gái kể rất rỏ, có lẽ đúng. Nhưng kỳ sư, chưa có việc làm, nghèo quá phải đi chăn vịt và làm giáo viên bổ túc văn hoá ở xã, lấy đâu ra mười cây vàng đặt trên mâm lễ? Nếu gia đình có "của gia bảo" mười cây vàng, người kỹ sư trẻ sẽ sử dụng làm vốn liếng hoạt động, không đi chăn vịt đến nỗi ông chủ tịch xã thương cho làm giáo viên bổ túc văn hoá. Cũng có thể anh ta gặp may mắn nào đó. Nhưng, dù gặp may, chuyện này nghe ngông ngông hơi giống tính chất chuyện "công tử Bạc Liêu" cách đây hơn sáu chục năm. Người Bạc Liêu - cái thị xã nho nhỏ, miền quê hương thân yêu nước chảy lờ đờ, dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu mà tôi đã từng dạy học ở đấy suốt bảy năm trời - là chuyện như vậy chăng? Dù ngông cách mấy đi nữa tôi vẫn yêu cái ngông buồn cười là lạ của họ. Tôi không ghét những chuyện ngông của "công tử Bạc Liêu" đâu. Tôi chỉ thấy buồn cười, là lạ.

Hồi còn ở dưới ấy, tôi thường nghe bác chủ nhà kể rằng " công tử Bạc Liêu" tức Bạch công tử, con trai của ông lớn Trạch, còn gọi là hội đồng Trạch, một điền chủ giàu có, ngang hàng với cha của Hắc công tử, tức hội đồng Đề, người Rạch Giá, ruộng đất có cả ở Sóc Trăng nữa.

Ông lớn Trạch it' học, tính thích ăn trầu. Mỗi lần quan chủ tỉnh (tỉnh trưởng) người Pháp nào được đổi về cũng phải đến chào ông. Ông nằm võng nhai trầu bỏm bẻm và nói một thứ tiếng tây do ông tự học, quan đầu tỉnh cứ việc căng hai lồi tai ra mà nghe. Ông không cho phép dùng thông ngôn vì sợ họ dịch bậy(!) phản lại ý ông. Thế lực tiền bạc là như vậy. Quanh năm ông bận bộ đồ xá xẩu bằng vải xatanh đen.

Còn Bạch công tử thì lai khác, cậu chơi rất ngông và hay hiểu lầm người.

Cậu ngông ở chổ mỗi lần đi đâu thường luôn có một đoàn gồm năm chiếc xe xích lô kêu là xe nhà: xe đi đầu trở chiếc nón nỉ, chỉ một cái nón thôi, không cho thứ khác; chiếc thứ hai chở cây can; chiếc thứ ba chở cái bóp đựng tiền, cây dù và cái áo mưa, trời nắng cũng chở áo mưa, bất di bất dịch; chiếc thứ tư chở gói thuốc và cái ống quẹt (bao diêm) để trong cái hộp; chiếc thứ năm chở cậu; quân hầu đầy tớ theo sau, đi bộ, không được đi xe. Một lần lên chơi Sài Gòn, tới hãng Kitsơne thấy người ta chưng hai chiếc xe ôtô hiệu Mercedes rất mắc tiền, cậu hỏi, người ta nói chỉ nhập có hai chiếc, một cái đã bán cho ông Bảo Đại. Còn một cái cậu đặt mua luôn, chơi ngang với ông Bảo Đại nhưng ít có dịp dùng tới, vẫn đi năm chiếc xích lộ khi dạy học ở Bạc Liêu, tôi thấy chiếc xe còn đấy, màu đen, hình vuông cao lêu khêu, có lẽ còn tốt nhưng trông cổ lắm, giá cho không cũng chẳng ai lấy. Bạn bè bảo vào ngôi nhà lớn của họ Trần - Trần Trung Trạch - Ở gần bờ sông, ngay mùa nắn cũng mát lạnh vì tường và nền đều làm toàn bằng đa

cẩm thạch.

Còn mấy tiếng "công tử Bạc Liêu", bác chủ kể như thế này: Hắc công tử ở bên Rạch Gía thỉnh thoảng vẫn qua Sóc Trăng, nghe tiếng Bạch công tử, có ý không chịu. Một lần, cậu báo cho bạch công tử biết trước rồi đem bạn bè từ Rạch Giá đi "du lịch" một vòng qua Cần Thơ, Sóc Trăng và xuống Bạc Liêu, tới đâu có người đi theo tới đó. Bạch công tử kêu gánh hát từ Hà Tiên qua, tiệc tùng tiếp đãi hà rầm suốt một tuần lễ. Gánh hát diễn tuồng, Hắc công tử khen hay, liệng tiền, Bạch công tử khen hay, liệng tiền, hai bên thi nhau khen hay, liệng tiền. Đêm cuối cùng, Hắc công tử làm le, kêu cô đào tới, tháo chiếc cà rá hột xoàn đang đeo trên tay cho cô trước mặt mọi người. Chiếc cà rá này rất mắc, có lẽ tới bảy, tám chục đồng. Cô đào mừng quá nhưng lỡ tay làm rớt xuống đất, chiếc hột xoàn văng đi, cô cúi xuống kiếm, nhiều người nói đem đèn tới soi. Bac.h công tử bèn móc bóp ra lấy tờ bạc một trăm thản nhiên đốt cho cô soi, từ đấy vang danh "công tử Bạc Liêu". Tôi hỏi một trăm lúc đó lớn thế nào, bác nói ngôi nhà này ông già bà già bác xây năm 1938 tức cùng khoảng đó, hết ba ngàn đồng. Đó là ngôi biệt thự cổ rất lớn làm theo kiểu Pháp, tám phòng, gạch bông mỗi viên bác bảo tám màu, chở từ bên Ý. Tôi đếm thấy đúng tám màu. Mồi lần tôi lau phòng, tám màu nổi lên, nền phòng trông đẹp như một tấm thảm.

o0o

Mấy hôm trước tết vừa rồi, một người học trò cũ năm nay đã bốn mươi tuổi bất ngờ tìm được địa chỉ của chúng tôi: một người anh vợ của anh ta dạy cùng trường với Nguyễn, ngày trước cũng dạy ở Bạc Liêu. Anh ta coi tấm hình, nhận ra thầy cũ bè gọi điện thoại liên lạc, đến thăm, từ đó tìm ra địa chỉ các thầy khác, hôm nay đem tiệp tới mời tôi tham dự mỘt cuộc họp mặt, trong thiệp cũng như lời nói, mời cả nhà tôi nữa. "Vợ em cũng giáo viên Anh văn, tốt nghiệp đại học Sư phạm Cần Thơ phân hiệu Bạc Liêu. Thể nào cũng mời cô đi nghe cô". Chúng tôi nhận lời. Tôi rất ngại những chuyện ăn uống nhưng cảm động vì tấm lòng và rất muốn gặp gỡ bạn bè, các học trò củ Bạc Liêu.

Bữa tiệc mà chúng tôi tưởng đơn giản té ra rất lớn. Cả một căn nhà rộng của ngôi nhà hàng sang tron.ng bầy san sát có lẽ tới hơn ba chục bàn, trông giống như một tiệc cưới, bàn nào cũng để một chai Johnnie Walker black label, bia Tiger, bia Heineken,. Tôi biết whisky Johnnie Walker nhãn đen rất mắc tiền, chỉ sau Hennessy, thời này những bữa tiệc lớn sang trọng người ta hay dùng.

Bạn bè, thầy trò tay bắt mặt mừng ngồi chung một bàn, anh nào đến muộn ngồi bàn bên cạnh. Tôi nhíu mày nói nhỏ với Trọng, cả bây giờ lẫn ngày trược vẫn dạy Pháp văn: "Quái, tay này làm gì mà giàu ghê gớm. Coi bộ bữa tiệc này tới vài trăm người chớ không ít đâu!". Trọng cười, che tay nói đùa từng tiếng vào lỗ tai mặc dầu tôi không điếc: "Hậu sanh khả úy! Thời nay là tuổi trẻ của tụi nó, không phải của tụi mình. Tớ với đằng ấy và các cậu già rồi... ". Trọng người Nam, bắt chước người Bắc nói những tiếng "tớ, đằng ấy, các cậu" nghe hơi buồn cười.

Trí ngồi phía đối diện cười cười, vui vẻ nói lớn:

- Thầy hỏi thằng Đắc hả thầy? Nó giàu lắm, thầy yên tâm đi, tiền bạc của nó thầy lấy đấu mà đong cũng không hết.

Đắc dẫn vợ và hai con tới giới thiệu, khẽ đấm cho bạn một cái về tội bảo mình giàu, nhưng không nói gì. Tôi biết sự im lặng đó xác định những lời Trí nói là đúng.

- Thưa các thầy cô, đây là nhà em, tên Dung, cũng người Bạc Liêu cùng quê với em.

Dung trẻ và đẹp, ăn mặc theo kiểu thời trang với chiếc áo bằng lụa tơ tằm cắt lối mới, cài broche bạc, tóc uốn ngắn đơn giản. Còn hai đứa nhỏ thì xinh, gương mặt thông minh, cặp mắt trong sáng. Hình như hai đứa rất ngoan, cứ bố giới thiệu ai thì cả hai khoanh tay lễ phép cúi đầu chào thật thấp. Riêng đứa con gái, khoảng chừng 5 tuổi, hồi nảy tôi thấy chơi đàn organ trên bục.

Giới thiệu xong, Đắc kéo chiếc ghế còn trống "dành sẳn" bên cạnh nhà tôi:

- Lát em ngồi đây nghe. Đây là cô, cũng dạy Anh văn nhưng tốt nghiệp Đại học Sư phạm ở Sài Gòn trước em lâu.

- Dạ.

Đắc cứ thoắt biến thoắt hiện, ngồi bàn này một chút, bàn kia một chút theo phép xã giao. Còn Dung, tôi thấy chuyện trò kêu nhà tôi và bà xã Vinh bằng cô, xưng em.

Tên Dung, người Bạc Liêu? Đang ăn tôi chợt nhớ câu chuyện đám cưới với câu chuyện mười cây vàng hồi nọ bèn kể cho mọi người nghe. Trí cười lớn, chỉ vào Đắc vừa mới kéo ghế ngồi bên cạnh:

- Thằng này đó thầy! Chính nó là chú rể trong vụ đám cưới Trà Kha, tụi em đi dự đông lắm, nó bày đặc bỏ mười cây vàng trong mâm lễ.

Tôi bậc cười đưa mắt nhìn Đắc:

- Bộ em tính làm "công tử Bạc Liêu" thứ hai?

Người học trò cũ lắc đầu:

- Dạ không. Thầy không biết chớ hồi chưa có kinh tế thị trường em nghèo lắm, kỹ sư không kiếm được việc làm phải về quê chăn vịt phụ với ông già. Sau, bắt đầu mở cửa, em lại trở lên Sài Gòn, may mắn xin được làm trong bưu điện với việc sửa chừa lắp ráp máy móc điện thọai, bưu chính viễn thông. Nghề chính của em là kỹ sư công nghệ chuyên đề điện lạnh. Dành dụm được chút đỉnh, em thuê mặt bằng, mở một cửa tiệm sửa chữa và nhận bảo trì các máy móc về kỹ nghệ lạnh, xin nghỉ không đi làm trong cơ quan bưu điện nữa.

- Thế còn bây giờ?

- Người Nhật thấy em bảo trì giỏi, họ đề nghị em mở một công ty phân phối tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh nọ kia do họ gởi qua với điều kiện phải dùng mọi cách bảo đảm uy tín với người tiêu dùng. Hiện nay công ty của em là đầu mối giao han`g đi khắp các tỉnh trong nước. Nguyên tại Sài Gòng, em có sáu cửa tiệm bán lẻ, có lẽ còn mở thêm mữa...

- Vậy mà chị ấy vẫn đi dạy?

- Dạ, nhà em nói anh xông xáo trong kỹ nghệ còn em vẫn giữ nghề dạy học để có thì giờ trông non nhà cửa, chăm sóc con cái. Vốn liếng lớn nhất của tụi em là hai đứa con.

Và Đắc kết luận:

- Em người Bạc Liêu nhưng không bắt chước "công tử Bạc Liêu". Em muốn chứng tỏ cho mọi người thấy tuổi trẻ có đầu óc, có sức mạnh. Dùng chờ đợi em khkông phải là uổng.

Tôi cầm ly rượu; đưa tay sang bắt tay Đắc:

- Đồng ý! Thầy đồng ý tuổi trẻ cứ việc chư"ng tỏ sức mạnh của mình. Và thầy hoan hô những người yêu, những người vợ, những người phụ nữ nói chung, đáng... mười cây vàng hay hơn càng tốt!

Mọi người cười. Dung cũng cười nói nhỏ với nhà tôi:

- Thầy đang ca ngợi phụ nữ đó cô!

Chứ sao, tôi ca ngợi phụ nữ, đâu phải ca ngợi... "công tử Bạc Liêu" làm chi cho mất công?

Hết