Vua nhắc tay khỏi thành ngai:

- Nàng hãy xích lại gần đây. Ba hôm trước ta mơ thấy con bạch tượng rụng ngà, rồi bỗng dưng mọc lại và nhẩy húc vào bụng tạ Ta biết giấc mơ chảng lành. Có thể, có kẻ đang ám hại ta, hoặc là sự báo hiệu sức khoẻ của ta đang đến hồi suy sụp. Chắc mệnh ta sắp hết!

Nàng sụp xuống chân vua thổn thức:

- Lỡ bệ hạ có mệnh hệ gì, thần thiếp biết nương tựa vào đâu?

Vua nâng khuông mặt nàng lên:

-Tục nước ta, khi ta chết, buộc nàng phải lên dàn hoả, chết theo.

Nàng rùng mình nấc lên một tiếng úp mặt vào lòng bàn tay:

- Vâng! Thì đành phải vậy! Nhưng...

- Nhưng thế nào?

- Nhưng còn hàng trăm cung tần hầu thiếp sang đây. Và cả nhà sư nữa?

Vua thở dài:

- Họ là người hầu, nàng chết, họ cũng phải chết theo.

Nàng khóc rấm rức:

- Thế thì oan cho họ quá! Thiếp không dành. Có cách nào giải thoát cho họ chăng?

Vua trầm ngâm hồi lâu:

- Ta vố kẻ đa tình. Từ khi cưới nàng, tà phải chống chọi với bao điều diễn ra chung quanh. nàng thấy đấy! Ta dâng trọn tình cảm cho sắc đệp của nàng, nhưng làm sao biết được ta để lại gì trong trái tim nàng. hay một năm chăn gối, nàng chỉ là bổn phận, là nghĩa vụ? Còn tạ..

- Thánh thượng đừng nghĩ thế. Ban đầu tưởng như cưỡng ép, nhưng về sống trong tấm lòng thánh thượng dành cho, trái tim này đã bao lần thổn thức. Và thần thiếp đã sinh thái tử Đađạ..

Vua đứng lên đi lại một vòng:

- Bây giờ vì ĐAđa, và vì chính cuộc đời nàng, nàng phải sống. Ta sẽ tìm cách đưa nàng, về cố quốc trước khi ta từ giã cõi đời. Cả một giang sơn, khi nhắm mắt xuôi tay, cá nhân ta chẳng còn có nghĩa gì. Huống chi đối với nàng, tấm thân nhỏ bé, ta ích kỷ làm gì để trở nên tàn nhẫn. Nàng còn oán trách ta chăng?

- Muôn tâu thánh thượng...

- Có thể rồi người đời sẽ lên án ta, cũng có thể họ ca ngợi tạ Ai mà biết được! Riêng chuyện tình của ta với nàng, mai sau thiên hạ sẽ đem ra thêu dệt, bịa đặt biết đến khi nào mới hết? Nhưng họ biêt gì nỗi lòng ta bây giờ. Thật khốn nạn! Ta chẳng cần. Đêm nay, nàng hãy nhớ đêm nay, một đêm mùa hạ năm Đinh Mùi...

Hình như có tiếng voi gầm đâu đó, báo hiệu gì chẳng lành chăng?

Hai người lại ôm siết vào nhau như không muốn rạ

Tiếng trống chầu bên dưới giục lên liên hồi. Từng nắm thẻ bay lên như mưa tuyết, rồi người cầm chầu ném cả khay thẻ lên sân khấu. Tiếng vỗ tay rào rào. Chỉ có ông đạo diễn đứng bên trong cánh gà trố mắt nhìn kinh ngạc, trong kịch bản và khi dàn dựng không có đoạn ôm nhau như thế. Diễn tuồng cổ làm gì có đoạn ôm nhau? Hỏng! Hỏng mất! Ông lệnh kéo màn khép cảnh. Bên dưới khán giả không hề hay biết. Mãi sau này bà con trong làng trong xã mới haỵ

Đặng Hộ mồ côi cha mẹ từ bé, lớn lên thành trai lực điền, cày thuê cuốc mướn. Tạo hoá đã ban cho anh vóc hình cân đối, khuôn mặt đẹp cương nghị và quyến rũ lạ lùng, lại có giọng hát thanh và ấm như chuông ngân.

Mỗi năm, nơi nào trong huyện có lễ lạt, cúng tế, tổ chứ hát bội, đểu mời anh tham gia đóng tuồng. Phân vai, anh thường thủ vai chính. Vai anh đóng thành công là tướng hoặc vua

Hộ thầm yêu Thị Huệ, nhưng không dám ngỏ ý và chẳng dám thổ lộ cùng ai. Anh ôm mối tình dơn phương hơn hai năm trời. Thị Huệ biết điều đó. Cả hai im lặng. Đến khi làng Yên Thượng khánh thành nhà thờ thiền hiền tổ chức hát bội, anh tham gia đóng tuồng. Trong vở "Đường sang Châu Lý", anh đóng vua Chế, còn Huệ đóng Huyền Trân. Tình ý gần xa của họ từ trước được nảy nở trong suốt thời gian luyện tập.

Sau chuyện hai người tự ý ôm nhau trên sân khấu, người ta bắt đầu đàm tiếu. Càng đàm tiếu, càng đẩy họ xích lại gần hơn. họ công khia tình yêu. Người ta thường bắt gặp Đặng Hộ và Thị Huệ ngồi bên nhau ở những nơi vắng vẻ, khi bên bụi cây mé rừng, lúc trên bờ ruộng trong đêm tối. Nhưng Huệ là con ông Thất Sáu, thuộc loại giàu nhất vùng. Thất Sáu biết tin, cấm con gái yêu thằng lực điền làm thuê cuốc mướn. Uy lệnh của ông sắc như dao chém nước và luôn có hiệu lực, nên tình yêu của họ bị đổ vỡ.

Hai năm sau, Huệ lấy chồng, đi khỏi làng. Còn Hộ, tháng ngày lặng lẽ làm thuệ Hàng năm, làng xã tổ chức hát hội, anh lại tham gia đóng tuồng. Vai anh đóng, thường là tướng, hoặc vuạ Bước ra sân khấu, anh lắc cái đầu, mũ mào rung rinh. Anh phất cái tay, anh giậm cái chân... mới đĩnh đạt, oai phong, lẫm liệt làm sao. Nhưng hết mấy bữa hội hè, anh cởi trả "áo mào triều đình" trở về lặng lẽ làm thuê hết nhà này sang nhà khác.

Sau khi Huệ đi lấy chồng, ngườ ta thấy anh chăm chỉ học thổi sáo và kéo đàn nhị. Căn nhà tranh cuối xóm của anh đêm đêm thường vọng lên tiếng đàn, tiếng sáo. Anh thổi sáo giỏi, nhưng đàn không haỵ Tiếng sáo của anh mê hoặc lòng người. Các cụ già bảo: "Tiếng sáo thằng Hộ có tà khí, vướng vất hồn vía cõi âm". Và cấm con cháu theo học thổi sáo với Đặng Hộ. Nhưng bọn trai làng chẳng mấy ai cấm nổi, đêm đêm chúng tụ tập ở nhà Hộ, khi thì hát, lúc kéo đàn, thổi sáo. Nhưng tiếng sáo của bọn thanh niên theo tập nghe nhạt phèo. Chỉ khi tiếng sáo của Hộ cất lên trong đêm thanh vắng mới làm cho lòng người ngẩn ngợ Con gái trong vùng không ít người mê hộ. Nhưng hình như anh chẳng còn quan tâm.

Một hôm, Thị Huệ về thăm nhà. Đến khuya, nghe tiếng sáo của Hộ vọng lên. Tiếng sáo lửng lơ giữa trời, lúc thiết tha êm dịu, khi man man như gió thoảng trong vườn, rồi lại vút lên chơi vơi, nghe đến buồn và thương cảm làm sao! Nhìn ngọn đèn dầm ở nhà trên đã tắt. Huệ lách mình qua cửa sau, lẻn ra khỏi nhà. Đêm sáng sao mờ ảo. Bầu trời như chiếc dù khổng lồ bị thủng những lỗ li tị Huệ lần dò trong đêm đẻ đi và đã đến. Cô sà vào lòng Đặng Hộ, khóc! Căn nhà nhỏ cuối làng tối mờ như bao ngôi nhà khác, nàng nằm trong vòng tay của Hộ, bé nhỏ, dịu hiền. Đến khi nàng lắng cơn xúc động, Hộ mới thì thầm vào tai: "Thế rồi nàng lại đến với trẫm. Nàng hãy nhớ đêm naỵ.. không phải cái đêm mùa hạ năm Đinh Mùi đâu nhé". nàng cười rúc rích, bá đôi tay vào cổ anh: "Muôn tâu bệ hạ. Người là tất cả của đời em. Dù mai sau có xiêu dạt đến chốn nào, đố với em, bệ hạ luôn là vua trong trái tim này". Mờ sáng hôm sau, khi bóng tối còn ôm choàng cảnh vật. Huệ lại lặng lẽ về nhà cha mẹ. Chuyện ấy chỉ co hai người biết.

Đặng Hộ ngước nhìn tấm ảnh làm vua của mình trên vách. Nước thuốc đã chuyển sang màu ố vàng, đôi ba chỗ đã bị thời gian làm rộp, để lại những chấm trắng đến buồn. Thế mà đã hơn bốn mươi năm. Hơn bốn mươi năm ông sống cô độc. Dấu ấn thời gian gặm nhấm khuôn mặt, khắc những vết hằn trên má, in những dợn sóng trên vừng trán khô gày. Chỉ có bức ảnh kia còn chút gì níu giữ, lưu lại bóng hình của thời đã quạ Nó gợi bao kỷ niệm của thời trai trẻ. Dẫu sao, ông vẫn thích thú đến tự hào về cái thời "làm tướng, làm vua" ấy. Nay tóc ông đã bạc. Gần đây thấy ông ít thổi sáo, chỉ kéo đàn nhị. Có người bảo do ông đã rụng mất mấy chiếc răng cửa. Bây giờ, người ta biết đến ông là một cụ già. Một cụ già được dân làng tặng cho cái tên dễ mến: Ông già nghệ sĩ.

Một tin chẳng lành đến từ chiều. Đêm nay ông chong đèn, ngồi quấn thuốc hút hết điếu này đến điếu khác. Khi ngước mắt lên nhìn tấm ảnh trên vách, khi dõi nhìn ra cửa. Bên ngoài là màu đen của trời đêm. ánh sáng sao không đủ để làm nổi lên hình thù cảnh vật. Chỉ có màn đêm hun hút. Nàng đã chết. Ông bàng hoàng! Cũng một đêm sáng sao như đêm nay, hơn bốn mươi năm về trước, nàng nằm bên ông trên chiếc giường tre chật hẹp trong căn nhà này. Ông đã đón nhận tất cả tình yêu và nước mắt, hạnh phúc và buồn. Đón nhận sự âu yếm dịu êm trong đổ vỡ... Nhưng đời ông chỉ có nàng và nàng cũng nói như vậy. Nàng bây giờ không còn. Ông thấy mình cô độc như chưa bao giờ được cô độc.

Sáng hôm sau, ông về thị xã, đến phòng nha khoa để trồng lại ba chiếc răng.

Khi đưa đám , ông lặng lẽ theo sau như bao người khác. Lúc quan tài hạ xuống trước cái hố mới đào như cái miệng tử thần nham nhở, bỗng dưng ông rút sáo ra thổi. Trong không khí vắng lặng của buổi sớm mai, không một gợn gió, tiếng sáo vút lên réo rắt, rồi lả lơi uốn lượn bao trùm ảo não. Người nghe ai cũng động lòng, cũng cảm nhận một nỗi buồn lan tỏa. Hai dàn chiêng trống ngừng đánh. Đội kèn cũng lặng im. Tiếng khóc cũng ngưng bặt. Tiếng sáo lại khoan thai như vỗ về, như âu yếu. Rồi đột ngột vút lên day dứt não nề, buồn se sắt! Tiếng khóc theo đó tiếp tục oà lên. Trống chiêng giống lên. Chợt một cụ già mặc đồ tang trắng toát chạy đến chộp lấy đôi vai Đặng Hộ:

- Không được thổi. Tôi cấm. Không thổi nũa!

Đặng Hộ gạt đôi tay ông già ra và nói như hét:

- Nàng không thuộc về ông. Nếu ta làm vua, nàng đã là hoàng hậu. Ông hiểu chưa?!...

Ông tách ra khỏi đám đông, ôm ngực ho sặc sụa...

Tôi chứng kiến cảnh ấy xảy ra từ đầu đến cuối. Vì tôi có mặt trong đoàn người đưa tang. Người chết là cô ruột của tôi - bà Thị huệ. Tôi nhì ông Đặng Hộ thất thểu, bơ phờ đi ngược về phía sau. Còn những người đưa đám, tụm năm, tụm bảy xầm xì bàn tán.