Chương 1

Sáng chủ nhật không phải đến công ty, bà Nga mẹ anh lại đi du lịch không biết đến bao giờ mới về, Minh Nhật tự cho mình nướng thêm một chút, nhưng vừa trở mình thì chuông điện thoại reo dồn dập.

Minh Nhật đưa tay quờ quạng lên đầu giường tìm điện thoại, giọng anh ngái ngủ cất lên:

– Alô.

– Mặt trời xỏ lỗ tai rồi mà cậu còn ngủ sao?

Giọng Minh Nhật nhừa nhựa:

– Chủ nhật mà chị Hai. Chị gọi cho em có chuyện gì không?

– Mẹ đâu?

Minh Nhật dụi mắt, đáp:

– Mẹ đi du lịch rồi.

– Thế, mẹ đi bao lâu mới về?

– Em không biết, nhưng chắc là lâu đấy. Mà có chuyện gì không?

– À, cũng không có chuyện gì! Chỉ là anh chị sắp ra nước ngoài. Anh đi công tác, còn chị đi dự hội nghị khoa học rồi sang Mỹ thăm bà nội bé Nhím ...

Minh Nhật ngắt lời:

– Chị mãi vẫn không bỏ tật vòng vo tam quốc, muốn nói gì thì nói huỵch toẹt ra cho rồi, mệt chị quá!

– Anh chị đều đi cả, để một mình bé Nhím ở nhà không yên tâm lắm, nên anh chị gởi con bé lên chỗ em ít lâu.

– Khó gì đâu, anh chị đem nó theo luôn.

– Nó không chịu đi.

Minh Nhật kéo mền trùm kín người:

– Nó lên chỗ em cũng được, nhưng còn việc học hành của nó thì sao?

– Nó vừa tốt nghiệp xong, nên nghỉ ngơi vài tháng rồi mới đi làm.

Minh Nhật mở lớn mắt:

– Cái gì! Nó tốt nghiệp rồi ư?

– Chứ cậu tưởng sao? Hai mươi hai rồi đó.

Minh Nhật thắc mắc:

– Sao lần trước em từ nước ngoài về không thấy nó?

– Lần đó nó đi thực tập. Mà cũng gần bảy năm rồi cậu không gặp nó nhỉ!

– Nó bây giờ thế nào hả, chị Hai?

– Gặp nó rồi, cậu sẽ biết. Anh chị nhờ cậu coi ngó nó một thời gian nha.

Minh Nhật gật đầu:

– Được rồi, em sẽ cho người xuống đón nó.

Nói xong, anh cúp máy. Minh Nhật rời khỏi giường khoác vội cái áo khoác chạy xuống nhà tìm chú Tư tài xế.

– Chú Tư ơi!

Chú Tư đang tỉa bonsai ngoài vườn, lên tiếng:

– Tôi đây, có chuyện gì không cậu?

– Chú lấy xe xuống Sài Gòn, đến địa chỉ này đón người giùm cháu.

Chú Tư cầm tờ giấy quay đi thì chuông cổng reo inh ỏi. Chú Tư quay ra định đi mở cổng thì Minh Nhật khoát tay:

– Để đó cho cháu, chú vào ga-ra lấy xe ra đi.

Chú Tư quay đi, Minh Nhật cũng lật đật chạy về phía cổng vì những hồi chuông cứ vang lên liên tục. Cửa cổng bật mở, Minh Nhật muốn té ngửa vì cô gái bên ngoài nhìn ngổ ngáo không chịu được. Cái quần Jeans bạc phếch lại thủng lỗ chỗ từ đầu gối trở xuống, còn bên dưới thi te tua như vừa bị chó táp ...

hụt, cái áo sơ-mi rộng thùng thình, hai vạt được túm lại cột gọn trước bụng, cái nón kết đội ngược để lộ vầng trán cao, đôi mày thanh tú.

Còn đang quan sát cô gái trước mặt thì cô gái mỉm cười kèm câu nói làm Minh Nhật nhảy dựng:

– Con chào cậu Út!

Minh Nhật trợn mắt:

– Cái gì! Ai là cậu của cô?

Cô nhỏ thản nhiên đáp:

– Cậu hỏi hay nhỉ! Ở đây chỉ có con với cậu, con không gọi cậu hổng lẽ con gọi ... ma.

Minh Nhật cáu kỉnh:

– Nè! Cô có bị thần kinh không? Cậu cháu gì! Muấn vào "kiếm chác" phải không?

Cô nhỏ bĩu môi:

– Xì. Sao cậu chảnh quá dzậy? Con nói, cậu đừng giận nghen, cơ ngơi của cậu không bằng một nửa của ba mẹ con đâu.

Hết chịu nổi, Minh Nhật thò tay véo lỗ tai cô nhỏ. Anh gằn giọng:

Thôi đi cô nhóc, "muốn nổ", muốn bốc phét gì thì đi chỗ khác. Mới sáng sớm, dây không rảnh nhé.

Cô nhỏ xoa xoa lỗ tai, miệng la oai oái:

– Không ngờ bảy năm gặp lại cậu vẫn như xưa, chuyên gia bắt nạt ... ăn hiếp con nít. Con méc bà ngoại cho coi.

Minh Nhật trợn mắt:

– Nè! Tội mạo danh nặng lắm nha cô nhóc. Mau đi chỗ khác chơi đi.

– Được rồi, xem ra cậu có lớn mà chẳng có khôn. Cậu đừng có hối hận nhé.

Nói rồi cô nhỏ móc điện thoại ra. Trông thấy cái điện thoại, Minh Nhật thoáng giật mình. Con nhóc này đúng là không phải tầm thường, ngay cả anh mà chưa dám xài loại điện thoại đó, mà cô nhóc này ...

Tiếng nói của cô nhóc vang lên cất ngang dòng suy nghĩ của Minh Nhật:

– Mẹ hả! Là con nè mẹ ơi. Cậu Út không cho con vào nhà.

– ...

– Mẹ lại nghĩ xấu cho con rồi, con chào hỏi vô cùng lễ phép.

– ...

– Cậu nghi con là dân kiếm chác. Con không biết, mẹ nói chuyện với cậu đi.

Nói rồi cô thảy cái điện thoại về phía Minh Nhật. Anh giật mình chộp lấy bằng hai tay. Cô nhỏ hất hàm:

– Cậu nói chuyện với mẹ con đi.

Minh Nhật máy móc áp điện thoại vào tai:

– Alô.

– Cậu sao thế, sao lại không mở cửa cho con bé vào? Cậu định giỡn mặt với chị phải không?

Minh Nhật méo mặt:

– Ai dám giỡn với chị. Tại bảy năm rồi em không gặp nó, mà chị cũng chẳng thèm nói là nó lên tới thì ai mà biết.

– Chị nói được sao? Chưa kịp nói thì cậu đã cúp máy rồi còn đâu. Thôi, mở cổng cho nó vào. Cậu cháu liệu mà bảo nhau. Anh chị sắp lên máy bay, người ta không cho mở điện thoại đâu đấy.

– Em biết rồi. Anh chị thượng lộ bình an!

Minh Nhật tắt máy, nhìn cô cháu gái đang khoanh tay đứng tựa trụ cổng.

Đưa điện thoại cho cô, anh dịu giọng:

– Vào nhà đi nhóc!

Bỏ cái đlện thoại vào túi quần, cô nhỏ mỉm cười:

– Thấy chưa, ngay từ đầu chịu mở cổng cho con thì đâu đến nỗi.

Minh Nhật quê không thể tả, nhưng không muốn mất phong độ trước cô cháu gái lém lỉnh này, nên khi cô gái bước qua trụ cổng thì Minh Nhật nắm cái ba lô con cóc đeo phía sau lưng của cô kéo lại:

– Ê nhóc con! Đi mấy tháng trời mà không mang theo quần áo sao?

– Trời! Tưỡng gì ... Cháu của nhà tạo mẫu, ông chủ công ty thời trang " cỡ bự", không lẽ không có đồ cho cháu mặc sao?

Đến nước này thì anh đành bó tay. Minh Nhật xoay qua bảo chú Tư đem xe đi ra, khỏi phải đi Sài Gòn, rồi anh nhanh chân theo cô cháu gái vào nhà.

Quẳng cái ba lô vào một góc, cô nhỏ chạy xuống bếp mở tủ lạnh:

– Có gì ăn không cậu Út, con đói bụng quá trời?

Minh Nhật buông người xuống ghế xa lông, nói vọng xuống:

– Xem cái gì ăn đựợc thì ăn. Ngoại vừa đi nên cậu không biết.

Tiếng cô gái dưới bếp vang lên:

– Hỏi cho có thôi, nhìn cậu bèo nhèo như thế, chắc là ngủ mới dậy đúng không? Giờ cậu đi tẩy trần đi, con làm điểm tâm rồi cậu cháu mình cùng ăn.

Minh Nhật đứng lên đi về phòng. Xem ra những ngày tới không đến nỗi vô vị lắm, có cái miệng lách chách của nó anh cũng đỡ buồn. Chỉ có điều anh không biết vì sao mà một con bé hay khóc nhè còi cọc ngày nào mà sau bảy năm có nhiều khác biệt đến thế?

Đánh răng rửa mặt, thay quần áo, anh bước xuống phòng ăn. Trên bàn là hai đĩa khoai tây chiên vàng ươm thơm lừng nóng hổi, còn cô nhỏ đang nhanh tay lắc đều cái chảo trên bếp. Xong, cô đổ ra hai cái đĩa nhỏ, xoa hai tay vào nhau, cô nhỏ bưng lại bàn.

Ngắm Minh Nhật từ đầu đến chân, cô nói:

– Trông cậu như đô vật thế kia, ai ăn thịt ăn chả gì cậu mà cậu đề phòng thấy ớn.

Minh Nhật ngồi vào bàn thản nhiên:

– Tại thời thế, thế thời phải thế.

– Ăn xong, cậu có đi đâu không?

– Cậu chưa biết, ăn xong rồi tính.

Minh Nhật đang nằm dài trên ghế bố đọc báo thì Hạnh Nguyên bước vào, dõng dạc nói:

– Trân trọng thông báo với cậu là con hết đồ để mặc rồi.

Minh Nhật thản nhiên:

– Thì kệ con chứ, liên quan gì đến cậu.

Hạnh Nguyên búng tay đánh "tróc" một cái:

– Nói hay lắm! Không liên quan đến cậu, cho cậu xem.

Nói xong, Hạnh Nguyên biến mất sau cánh cửa. Lát sau, cô trở lại, Minh Nhật phải kêu trời vì cái áo anh mua gần năm trăm ngàn chưa kịp mặc, cô nhỏ đã lấy mặc và còn cột túm hai vạt đằng trước lại nữa chứ.

Minh Nhật đành xuống nước:

– Thôi được, để cậu chở đi mua.

Hạnh Nguyên gật gù:

– Cảm ơn cậu!

– Nhưng trước tiên, con phải trả cái áo đó lại cho cậu đã.

Hạnh Nguyên toét miệng cười:

– Con biết rồi. Đây là đồ vía của Cậu, đúng không?

– Biết rồi thì mau trả lại cho cậu đi nhóc.

Hạnh Nguyên cởi áo ra.

– Ngay từ đầu, nếu cậu tỏ ra rộng rãi với con cháu có phải hơn không.

Minh Nhật làu bàu:

– Thật không thể nào hiểu nổi, mới bảy năm mà có thể thay đổi một con người đến chóng mặt như vầy sao.

– Cậu thật là ... Hôm nay với ngày mai là cũng có nhiều khác biệt rồi. Chỉ cần một giờ đồng hồ cũng đủ làm thay đổi lịch sử thì bảy năm, nó là khoảng thời gian quá dài, cậu Út ạ.

Minh Nhật nhăn mặt:

– Giờ cậu mới biết con không những nghịch ngợm quỷ quái mà còn bẻm mép nữa.

Hạnh Nguyên xoa cằm:

– Hình như cậu kể vẫn còn thiếu, nhưng mà không sao, từ từ rồi cậu sẽ thấy.

Giờ thì cậu mau chở con đi mua đồ đi.

Minh Nhật ỉu xìu:

– Thì đi. Không biết kiếp trước cậu nợ nần gì con mà kiếp này phải khổ sở vì con thế này.

Hạnh Nguyên nhướng đôi mày thanh tú đáp:

– Đâu cần kiếp trước, chỉ kiếp này thôi con không quên những cái véo tai, véo mũi, giật tóc, đá đít mà cậu "thưởng" cho con lúc nhỏ đâu.

Minh Nhật giật mình:

– Ê nhóc! Quân tử không chấp nhất chuyện nhỏ.

– Ủa! Con có nói với cậu con là người quân tử à?

– Cậu Út à!

Minh Nhật giật mình đánh thót. Mỗi lần nghe nó gọi là chẳng có chuyện gì tốt lành cả. Cái giọng oanh oảng lại cất lên:

– Cậu Út ơi!

Minh Nhật lấy gối đậy lên mặt, uể oải đáp:

– Lại chuyện g đó nhóc?

Hạnh Nguyên lướt vào phòng:

– Ngày mai, cậu có đến công ty không?

Minh Nhật làu bàu:

– Không làm thì lấy gì ăn. Nhỏ này hỏi lạ.

– Vậy cho con đi với.

Minh Nhật chồm dậy:

– Bớt giỡn đi con, công ty chứ không phải cái chợ.

Hạnh Nguyên vùng vằng:

– Vậy con ở nhà làm gì?

Minh Nhật thản nhiên:

– Ở nhà ... nấu cơm, trưa cậu về ăn.

Hạnh Nguyên giãy nảy:

– Không đời nào! Ba ngày nay con không nói không có nghĩa là con câm nha. Cậu ăn rồi cứ nằm ườn ra như thế, Phật trên bàn thờ cũng lết xuống chửi chứ đừng nói con. Cùng lắm thì cậu cháu dắt nhau ra tiệm. Con không nấu nữa đâu.

Minh Nhật bỏ chân xuống giường:

– Ra tiệm thì ra tiệm, nhưng con vẫn phải ở nhà cho cậu, nghe rõ chưa.

Hạnh Nguyên đành tiu nghỉu bước ra khỏi phòng. Minh Nhật mỉm cười đắc ý. Có thế chứ. Sáng nay ăn sáng xong, chuẩn bị đi làm nhưng chẳng thấy bóng dáng Hạnh Nguyên đâu. Minh Nhật chặc lưỡi. Chắc lại giận vụ anh không cho theo cùng đây mà. Nghĩ thế nên Mịnh Nhật nói vọng lên lầu:

– Bé Nhím coi nhà nhé, cậu đi làm đây.

Không nghe đáp lại, nhưng anh không quan tâm lắm, vội vàng đi nhanh ra xe vì đã đến giờ đi làm. Đến công ty vừa bước xuống xe, anh đã nghe tiếng càu nhàu của Hạnh Nguyên:

– Chú Tư ơi là chú Tư! Chú cố tình chơi con phải hông? Chú cứ lái xe vòng vèo mãi, làm cái lưng con cong như con tôm luộc rồi nè.

Minh Nhật sững người suýt buông rơi túi xách. Từ Hải chết đứng năm xưa chắc cũng giống như anh lúc này. Đợi Hạnh Nguyên bò ra khỏi xe, chưa kịp đứng thẳng người, anh đã thò tay véo tai cô:

– Con nhóc này, tại sao cậu nói mà không nghe vậy hả?

Hạnh Nguyên la oai oái:

– Cậu buông con ra! Bộ cậu muốn người ta nói cậu ngược đãi nhân viên hả?

Minh Nhật buông tay ra, anh hầm hừ:

– Nhân viên gì con, phá hoại thì có chứ nhân viên gì.

Hạnh Nguyên vuốt lại tóc.

– Nhớ là cậu nói câu này nghe, sau này đừng có hối hận.

Minh Nhật bước đi:

– Cần gì sau này, giờ cậu cũng đang hối hận lắm đây. Không hiểu tại sao cậu lại dại dột nhận lời mẹ cháu trông nom cháu đây.

– Chứ không phải lúc đó cậu khấp khởi mừng thầm vì tha hồ bắt nạt con bé Nhím ngày xưa à?

Bị nói trúng tim đen, Minh Nhật quày quả bỏ đi trước không quên kèm lời đe doạ rơi lại phía sau:

– Con liệu hồn, chớ có phá phách. Nếu không thì đừng trách sao cậu không nói trước.

Lời nói của Minh Nhật, Hạnh Nguyên chẳng quan tâm mấy. Minh Nhật quay người thì cô cũng sẵn sàng tư thế để đi theo Minh Nhật.

Cái tin giám đốc tuyển tợ lý riêng chẳng mới chốc mà lan rộng khắp công ty Thời trang Á Đông. Hoàng Yến, tổ trưởng tổ thiết kế ngạc nhiên:

– Ủa! Chứ không phải lâu nay Quốc Thái vẫn làm phó và kiêm luôn trợ lý hay sao?

– Trước là vậy, nhưng bây giờ Phải khác chứ.

Hoàng Yến càu nhàu:

– Trước sau giờ vậy đi. Hai ông mà có một bóng hồng, thể nào cũng sanh chuyện cho xem.

Quang ngồi gần đó chen vô:

– Bà lo làm gì huyện của thiên hạ, lo chuyện của bà đi.

Hoàng Yến hất mặt:

– Tôi có chuyện gì để mà lo?

Quang thản nhiên đáp:

– Bà lo làm sao từ đây đến cuối năm phải giảm ít nhất là ... bảy cân thịt.

Hoàng yến xỉa xói:

– Này này! Hôm nay anh ăn phải khoai môn hả? Tui mập hay ốm thì liên quan gì đến anh?

Quang tỉnh tĩnh:

– Thì đúng là không liên quan gì đến tôi nhưng nếu tôi không nhắc bà thì sắp tới, e rằng công ty phải nới thêm cửa, bà mới qua lọt.

Hoàng Yến tức nghẹn họng:

– Anh ...

Kiều Oanh thấy vậy dàn hoà cả đôi bên:

– Cái anh Quang này, chẳng biết lấy lòng phụ nữ gì cả, hèn chi tóc sắp bạc rồl mà chẳng có ma nào ngó tới.

Xoay qua Hoàng Yến, Kiều Oanh nói:

– Chị giận anh ấy làm gì cho mệt. Chắc tại anh ấy chưa nghe người ta đặt tiêu chuẩn về người đẹp. Để em nói cho nghe ... Này nhé, "cao sang, ốm đẹp, mập dễ thương, lùn quý phái". Đấy, chị xem, có ai xấu đâu nào.

Đang giận mà Hoàng Yến cũng phì cười. Vừa lúc đó Quốc Thái bước vào, anh buột miệng:

– Chà! Không khí phòng này lúc nào cũng náo nhiệt vui vẻ nhỉ?

Cả phòng liền xúm lại quanh Quốc Thái, mỗi người nói một câu:

– Sếp phó ơi! Nghe nói sếp trưởng tuyển trợ lý hả.

– Vậy sắp tới sếp phó làm gì? Hay là sếp xuống đây làm cùng với anh em cho có ... khí thế.

Quốc Thái lùi lại:

– Mọi người vừa nói gì? Minh Nhật vừa tuyển trợ lý ư?

– Vâng! Mà anh Thái vẫn chưa biết à?

Quốc Thái lắc đầu:

– Có nghe hắn nói gì đâu. Mà nè! Là tin chính xác chứ?

– Vâng! Chính mắt bọn em thấy mà.

Quốc Thái quay lưng:

– Thôi, mọi người làm việc đi, tôi đi xem sự thể thế nào.

Quang nói với theo:

– Nếu có gì thì ... sếp xuống làm cùng với tụi em cho có khí thế.

Quốc Thái giơ tay vẫy vẫy rồi khuất dạng sau cánh cửa.

Đứng trước cửa phòng giám đốc, đưa tay định gõ cửa nhưng anh chợt khựng lại khi nghe Minh Nhật hơi lớn tiếng bên trong mà cửa phòng thì chỉ khép hờ.

– Cậu cảnh cáo con nha, ở nhà muốn quậy sao cũng được, nhưng đây là công ty, con mà giở trò, cậu sẽ tặng con vài đòn bánh tét nhân mây ngay.

Tiếng cô gái thánh thót vang lên:

– Cậu khỏi doạ, con đâu phải là con nít lên ba.

– Ừ! Con làm sao đó thì làm, chọc cậu giận lên thì con đừng có trách cậu tàn nhẫn đó.

Quốc Thái đưa tay gõ cửa. Minh Nhật hắng giọng:

– Mời vào!

Quốc Thái bước vào khép cửa lại. Vừa trông thấy Quốc Thái, Minh Nhật lên tiếng:

– Cậu tìm tớ có việc gì không?

Quốc Thái ngồi xuống ghế, đưa mắt nhìn quanh rồi nói:

– Cũng không có gì. Chỉ là nghe mấy anh em trong công ty kháo nhau là cậu mới tuyển nhân viên mới làm thay công việc của tớ, nên tớ đến bàn giao công việc, tiện thể ... xem mặt nhân viên mới luôn.

Minh Nhật ngồi xuống ghế nói:

– Cậu nhặt ở đâu cái tin vịt đó?

Anh quay về phía bàn làm việc gọi:

– Ê, bé Nhím! Lấy cho cậu hai ly nước coi!

Tức thì một cái đầu nhô ra khỏi màn hình vi tính. Không thèm đếm xỉa đến sự có mặt của Quốc Thái, cô bé hất mặt về phía Minh Nhật nói:

– Con xin trân trọng thông báo với cậu, con tên Phạm Nguyễn Hạnh Nguyên chứ không phải là bé ... Nhím.

Minh Nhật xuôi xị:

– Ừ, thì Hạnh Nguyên. Vậy Hạnh Nguyên lấy cho cậu hai ly nước nhé.

– Vâng ạ!

Lại chiếc tủ lạnh nhỏ ở cuối phòng, Hạnh Nguyên lấy hai ly nước ra bàn, nhẹ đặt xuống bàn, nói:

– Con mời cậu.

Quay qua Quốc Thái, cô cười mỉm chi.

– Dạ, con mời ... chú.

Minh Nhật phẩy tay:

– Cám ơn con.

Chờ Hạnh Nguyên đến sau bàn làm việc, Quốc Thái chồm người đến gần Minh Nhật:

– Nhân viên mới đó hả?

Minh Nhật gắt nhỏ:

– Nhân viên gì, cháu tao đó. Nó cứ nằng nặc đòi theo, tao không cho nó cũng trốn đi cho bằng được.

Quốc Thái tròn mắt:

– Mày có cháu lớn như vậy sao? Mà cô bé bà con sao với mày?

– Mẹ của nó là chị Hai của tao. Nó còn người anh trai đang ở nước ngoài nhỏ hơn tao với mày bốn tuổi.

Quốc Thái chồm tới nói nhỏ vào tai Minh Nhật:

– Tao muốn làm ... cháu mày, mày nghĩ sao?

Minh Nhật khẽ liếc mắt nhìn về chỗ Hạnh Nguyên rồi tủm tỉm:

– Còn phải xem mày đối xử với cậu nó thế nào đã.

Quốc Thái cười cười:

– Chuyện nhỏ! Ngay bây giờ, tạo có thể gọi mày bằng "cậu" được mà.

Minh Nhật cũng cười:

– Nếu có khả năng thì mày cứ xáp vô, tao làm hậu thuẫn cho.

Được lời như cởi tấm lòng, Quốc Thái cười hớn hở:

– Con cảm ơn "cậu"!

Hai người nháy mắt nhau cười, mà không biết rằng mẩu đối thoại vừa rồi đều lọt vào lỗ tai của Hạnh Nguyên hết:

Cô nhỏ mỉm môi. "Cậu Út thật quá đáng, dám đem mình ra gả bán ư. Đợi đấy, rồi con sẽ cho cậu thấy sự lợi hại của con." Sáng chủ nhật, Hạnh Nguyên đang ngồi miệng gặm cà rốt, mắt dán vào tờ báo thì chuông cổng reo inh ỏi.

Minh Nhật hất hàm:

– Nhóc ra mở cửa đi. Vú đi chợ, chú Tư đi rửa xe rồi.

Hạnh Nguyên chu môi:

– Chứ cậu làm gì mà không mở?

Minh Nhật làu bàu:

– Cậu chưa rửa mặt.

Hạnh Nguyên tiu nghỉu cầm chùm chìa khoá đi lần ra cổng. Cửa cổng bật mở, Hạnh Nguyên tròn mắt khi thấy Quốc Thái. Như cười rất tươi:

– Chào cô bé!

Giấu vội củ cà rốt đang gặm dở la sau, Hạnh Nguyên đáp lễ:

– Dạ, con chào ... chú!

Quốc Thái cười như mếu:

– Cô bé với thằng Nhật là bà con nên mới xưng hô như thế. Còn tôi có bà con chi đâu, cô bé gọi thế, người ta nghe được, tôi ... ế vợ thì sao?

Hạnh Nguyên kín đáo nở nụ cười rồi đáp:

– Dạ kính lão đắc thọ ạ. Hơn nữa, cậu Út con nói, tuy là bạn bè với cậu Út, nhưng nhiều người còn lớn tuổi hơn cậu Út, nên con phải gọi bằng chú cho phải phép ạ.

Quốc Thái rủa thầm trong bụng:

"Thằng hại bạn, vậy mà nói làm hậu thuẫn cho mình." Anh hầm hầm bước vào cổng mà không kịp thấy nụ cười tinh quái của Hạnh Nguyên.

Vừa trông thấy mặt Quốc Thái, Minh Nhật đã ngạc nhiên hỏi:

– Làm gì mà mặt mũi mày khó coi thế?

Quốc Thái hừ nhỏ:

– Dễ coi mới lạ đó! Tao hỏi mày, mày nói mày làm hậu thuẫn cho tao mà bảo cháu mày gọi tao bàng ... chú là sao hả?

Minh Nhật tròn mắt:

– Tao bảo hồi nào?

– Mày ra hỏi cháu mày thì biết.

Minh Nhật ôm đầu ngồi phịch xuống ghế:

– Ôi trời! Mày mắc mưu con nhóc đó rồi. Chưa lâm trận mà nội bộ đã lủng củng như vầy, làm sao mà thắng.

Quốc Thái ngạc nhiên:

– Mày nói vậy là sao?

Minh Nhật nheo mắt:

– Phải gọi tao là cậu chứ?

Quốc Thái ngớ người rồi hất mặt:

– Cậu cái con khỉ, bao giờ ở chung nhà rồi mới tính.

Minh Nhật cười cười:

– Liệu mày có đủ khả năng không?

Quốc Thái đáp, vẻ tự hào.

– Tại sao không?

Minh Nhật khoanh tay, ngả người ra ghế:

– Hôm nọ tao quên nói với mày, ngoài cái tinh nghịch ngợm phá phách ra, nó còn là một đứa rất tinh quái. Lơ mơ là nó cho vào xiếc ngay.

Quốc Thái gật gù:

– Cám ơn! Từ nay tao sẽ hết sức thận trọng. Mà tao quên hỏi, cô bé chắc là còn đi học phải không.

Minh Nhật lắc đầu:

– Không, nó tốt nghiệp đại học rồi.

– Thế cô bé tốt nghiệp ngành gì?

– Tao cũng không biết nữa.

Quốc Thái kêu lên:

– Trời! Mày làm cậu như vậy sao?

Minh Nhật trừng mắt:

– Chưa biết mô tê gì mà cũng bày đặt phê phán. Mày quên là tao đi du học gần mười năm mới về à. Nói thật với mày là hơn bảy năm rồi, tao mới gặp lại nó đó. Đến tao mà còn muốn té ngửa vì bất ngờ đấy.

Quốc Thái cười cười:

– Không bất ngờ sao được. Cô bé xinh thế cơ mà.

Minh Nhật phẩy tay:

– Tao không nói chuyện đó. Xinh thì lúc nhỏ nó cũng xinh xắn như búp bê, ai nhìn cũng yêu mến cả. Điều làm tao bất ngờ là sau hơn bảy năm gặp lại, nó từ cô bé con nhút nhát hay khóc nhè thành một cô nhóc đầy cá tính, đến tao mà còn phải ngã mũ cúi chào trước những trò tinh quái của nó đấy.

Quốc Thái thở dài than vãn. Xem ra đoạn đường chinh phục cô bé sẽ lắm chông gai dây.

Minh Nhật lườm bạn:

– Thế mà chưa gì đã làm nội bộ rối ren. Vậy mới biết vua mất nước vong mạng chỉ vì đổi lấy một nụ cười của mỹ nhân.

Quốc Thái cười:

– Có như vậy mới rút kinh nghiệm cho lần tấn công sau.

Nhìn Hạnh Nguyên nhóp nhép mấy quả dâu tây đỏ mọng, Minh Nhật lên tiếng:

– Bé Nguyên này!

Hạnh Nguyên nhìn cậu đầy cảnh giác, bởi hiếm khi ông cậu mình mở miệng ngọt ngào như vậy. Chắc là có chuyện gì đây?

Nuốt miếng dâu tây mọng nước, Hạnh Nguyên nhìn Minh Nhật:

– Có chuyện gì, sao cậu không nói đi?

Minh Nhật mở lời:

– À! Cậu thấy con thiết kế cũng khá, hay con vào phòng thiết kế giúp cậu ít lâu đi.

Hạnh Nguyên lén bĩu môi. Chỉ khá thôi ư? Cậu Út đúng là không biết nhìn người. Cô nhìn Minh Nhật hỏi:

– Sao tự nhiên hôm nay cậu có nhã ý bảo con vào công ty thế, mọi lần cậu phản đối dữ lắm mà?

Minh Nhật thoáng lúng túng. Thật ra nếu không vì lời hứa với Quốc Thái thì có cho vàng, anh cũng không cho con nhóc này vào công ty, không khéo nó làm tan hoang cái công ty anh mất.

– Ừ thì ... tại cậu thấy con ở nhà một mình cũng buồn, nên cho con vào công ty cho đỡ buồn vậy mà.

Hạnh Nguyên cười thầm, biết ngay mà lý đô không chính đáng. Cậu định lừa con hả? Không dễ đâu. Nghĩ vậy nên Hạnh Nguyên đáp:

– Tiếc quá! Nếu cậu Út nói điều này trước đây hai ngày thì con đã nhận lời rồi. Còn bây giờ ...

Mlnh Nhật ngắt lời:

– Bây giờ thì sao?

Hạnh Nguyên thản nhiên:

– Thì không đi chứ sao.

Minh Nhật chưng hửng:

– Tại sao? Mấy lúc trước con đòi đi cho bằng được kia mà.

– Trước khác, giờ khác. Giờ con chợt nhận ra ở nhà cũng có nhiều thú vị.

Minh Nhật chỉ còn biết kêu trời. Kiểu này thì không thể dụ nó ra khỏi nhà được rồi. Nhỏ này thuộc hàng cao thủ chứ chẳng phải chơi. Mày khổ rồi Thái ơi!

Đang tỉ mẩn cắt tỉa chậu bonsai thì chú Tư phải dừng tay khi nghe Hạnh Nguyên gọi:

– Chú Tư ơi!

Chú Tư dừng tay quay lại hỏi vọng vào:

– Chi vậy cô Ba?

Hạnh Nguyên phụng phịu:

– Con nới với chú Tư đừng có gọi con là cô Ba, nghe già lắm.

Chú Tư chậc lưỡi:

– Ừ, thì Hạnh Nguyên, tìm chú có việc gì không?

Hạnh Nguyên cười hì hì:

– Cũng hổng có gì. Cháu nghe nói chú Tư rất thích uống cà phê nên cháu pha cho chú nè.

Chú Tư sáng mắt:

– Chú cảm ơn cháu!

Bưng tách cà phê đưa lên mũi, mùi cà phê thật hấp dẫn. Buổi sáng trong cái không khí lành lạnh thế này mà có tách cà phê nóng thì thật tuyệt. Đã vậy cô chủ nhỏ lại thêm sữa nên lại càng hấp dẫn hơn. Ngụm cà phê chưa trôi khỏi cổ đã nghe tiếng Hạnh Nguyên thỏ thẻ:

– Chú Tư ơi! Từ đây đến trang trại có xa không chú?

Chú Tư ậm ừ:

– Ờ, thì cũng hơi xa.

– Con có thể đến đó chơi được không chú?

Chú Tư giật mình. Quả là ông bà dạy chẳng sai:

"Ăn xôi chùa nghẹn họng thật mà." Chú Tư nhìn Hạnh Nguyên hỏi:

– Sao tự nhiên con đòi đến trang trại là sao?

Hạnh Nguyên buồn thiu:

– Ở nhà buồn quá, con muốn đến xem nông dân họ thu hoạch hoa màu.

Chú Tư miễn cưỡng:

– Để chú lấy xe đưa con đi.

Hạnh Nguyên xua tay, lắc đầu lia lịa:

– Không cần đâu chú. Chú chỉ cần chỉ đường cho con là được, để con tự đi.

Chú Tư vẫn băn khoăn:

– Liệu con có đi được không?

Hạnh Nguyên đáp chắc nịch:

– Được mà. Gì chứ địa hình ở đây con thuộc như lòng bàn tay. Chú yên tâm đi.

Sau khi chỉ đường cặn kẽ cho Hạnh Nguyên, chú Tư còn căn dặn thêm:

– Con mang điện thoại theo, có gì không ổn thì gọi chú đến đón con ngay.

Hạnh Nguyên vừa mang giày vừa nói:

– Dạ, con biết rồi. Chú nói vú đừng nấu cơm cho con, con đi đến tối mới về.

Nói xong là cô biến mất sau cánh cổng, chẳng để ông Tư dặn dò gì thêm.