Tôi quen hắn từ hơn 100 năm về trước. Tôi có cảm giác lâu như thế. Và hắn đã chết. Một cái chết đầy bí ẩn. Buổi chiều vàng. Những chiếc lá úa ngập tràn trên đường phố không bụi bậm. Hắn đến tìm tôi trong khoảnh khắc trắng dã sau cơn mưa. Nhưng tôi nghĩ, hắn đã chết.

Bão lớn đập mạnh vào cánh buồm. Con sóng điên cuồng hất tung mảnh hình hài gầy guộc của hắn. Hắn lăn lộn, ngầy ngật trong cơn buồn nôn. Đôi bàn chân buộc chặt vào thành gỗ. Số phận của hắn bị trói gô vào mạn thuyền. Đấy là sự tự chọn lựa của hắn. Chọn lựa một cái chết không trăn trối, không cần người tiễn đưa.

Hắn thầm lặng ra đi. Không vướng mắc. Năm ngày lênh đênh trên biển. Vài phút thoáng quạ Một đời người. Hắt hiu như ngọn đèn dầu trước gió. Rồi cuối cùng, hắn và con thuyền trôi sâu vào miền đại dương.

Buổi chiều vàng. Những chiếc lá úa ngập tràn trên đường phố không bụi bậm. Hắn đến tìm tôi trong khoảnh khắc trắng dã sau cơn mưa. Tôi biết, hắn đã chết.

* *

*

Hắn tên Jan. 32 tuối. Hắn có một ước muốn lớn lao trong đời là đi vòng quanh thế giới. Mỗi nơi hắn đến, hắn để lại một cuộc tình. Thoáng qua hay chỉ là quan hệ xác thịt. Với hắn, không phải là điều quan trọng. Hắn bảo, được làm tình với những cô gái thuộc đủ mọi chủng tộc trên trái đất này, là niềm đam mê lớn nhất trong đời của hắn. Hắn không thích bị trói buộc, dù chỉ là một ràng mối cảm giác nhỏ nhoi trong hành lang kí ức. Cách đây một năm, quen tôi, hắn bảo “Tao sẽ đến thăm nước mày. Nơi đó, chắc có nhiều điều thú vị để khám phá.” Hắn đến và ở lại với Hà Nội một tháng. Trở về. Gặp tôi, hắn kể “Đi gần khắp địa cầu, chưa nơi nào giữ được bước chân của tao. Thế mà, trong thời gian ngắn ngủi ở Hà Nội, tao lại vướng mắc bởi sóng nước Hồ Tây. Thật lạ! ”. Đất nước của tôi lạ lùng như thế. Quan hệ với nó như một định mệnh. Như sự dan díu với một người đàn bà. Thiếu vắng thì khắc khoải, nhớ nhung da diết. Gần gũi một thời gian, đôi khi cũng thật mệt nhoài và chán chường.

* *

*

Cẩm Nhung quyết định bỏ chồng để lấy hắn. Cô gái Hà Nội một con, hiện đại, chối bỏ những bế tắc thực tại để có được một cuộc đổi đời cách xa mười hai ngàn cây số. Một sự đánh đổi cần thiết, cô bảo thế. Hắn đón cô sang đây, chuẩn bị chu đáo cho cô một cuộc tự lột xác. Chấp nhận cho cô bảo lãnh đứa con riêng bốn tuổi sang chung sống. Như thế, hắn là người tử tế. Những ước mơ bình thường một đời người, có lẽ, Cẩm Nhung đã tìm được ở hắn, nơi đây, một đời sống ổn định nhiều hứa hẹn. Cô thật sự mang ơn hắn.

Thời gian đầu, hai người sống chung mặn nồng. Cẩm Nhung đem đến cho hắn những niềm vui bất ngờ mà cả đời của hắn chưa có dịp trải nghiệm, ở những người con gái Tây phương sòng phẳng và nhiều ham muốn. Cô dịu dàng. Biết chiều chồng.

Đời sống lứa đôi chỉ êm ả được vài tháng. Sau đó, dần dà, hắn thường vắng nhà. Và những mối tình qua taỵ Những cuộc truy hoan bất tận. Những đêm giải sầu trong men rượu và trên thân xác phụ nữ khác tiếp tục diễn ra. Với hắn, đời sống đồng nghĩa với tâm thức phiêu lưu và sự hưởng thụ. Cẩm Nhung ghen. Hắn thản nhiên giải thích “Anh vẫn luôn yêu quý em. Nhưng, cuộc sống của anh còn có những cái khác. Em phải tập dần để hiểu và thông cảm cho anh.” Cô phản ứng quyết liệt “Em không thể nào thông cảm với anh được khi anh vẫn tiếp tục san sẻ tình cảm với những người đàn bà khác. Như thế, anh không còn tôn trọng em nữa.”

Hắn đến bên vợ. Đặt bàn tay lên vai cô và kéo cô đến ngồi cạnh mình trên cái ghế bành giữa phòng khách. Nhìn vợ một lúc, hắn vỗ về “Mình là hai đứa đã trưởng thành. Lấy nhau, đấy là một sự kết hợp sòng phẳng. Bên cạnh đời sống vợ chồng, mỗi người đều có cuộc sống riêng, hoàn toàn độc lập. Phải tôn trọng nhau. Ai cũng cần có những khoảng không gian cho mình. Nếu không, sự bức bối và nhàm chán dễ tạo nên những đổ vỡ.”

Cẩm Nhung khó chịu “Anh không thấy như thế là quá ích kỷ sao?” Nhưng hắn vẫn cố giữ vẻ thản nhiên “Kẻ nào không biết sống cho mình là dại dột. Anh có những nguyên tắc của anh.” Thấy vợ vẫn ngồi im, hắn nhếch môi cười rồi nói tiếp, giọng khiêu khích “Anh rất công bằng. Em cũng có quyền được tự do quan hệ với những người đàn ông khác, nếu em muốn. Miễn là hai ta phải rõ ràng và thành thật với nhau. Thiên hạ đặt ra những qui phạm trói chân xã hội. Nhiều kẻ không dám sống thật. Tình yêu và thỏa mãn sinh lý là hai điều hoàn toàn khác nhau.”

Cẩm Nhung nhìn chồng kinh ngạc. Cô xoay người lại, đưa tay với lấy gói thuốc lá trên bàn, rút ra một điếu đưa lên môi mồi lửa hút. Tỏ vẻ nghĩ ngợi. Ngoài kia, trời vẫn rực nắng.

Cuối cùng, sau nhiều lần nghe chồng thuyết phục, Cẩm Nhung bắt đầu lao vào những cuộc phiêu lưu tình cảm mới. Những buổi tiệc làm tình tập thể được tổ chức liên tục thâu đêm suốt sáng. Jan đưa vợ đi dự mọi cuộc vui mà hắn biết. Những cuộc thay vợ, đổi chồng xảy ra gần như hàng tuần, tại nhà riêng hay ở những sex-clubs. Lúc đầu, Cẩm Nhung ngỡ ngàng. Nhưng dần dà, cuộc sống buông thả đầy sinh động đã đem đến cho cô nhiều điều thú vị.

* *

*

Trường, bạn tôi, người mà thời gian gần đây thường lui tới với Cẩm Nhung, gặp tôi, hắn than “Cẩm Nhung dạo rày thế nào ấy. Chơi bời quá. Mày nói cho tao biết, vì đâu ra nông nỗi?”

“Nhập gia phải tùy tục.” Tôi nói nhát gừng trong khi Trường tỏ vẻ bực dọc:

“Chẳng phải thế đâu. Dân Việt mình nhẹ dạ, cả tin và rất dễ bị sa ngã. Nhiều người thật sự không ý thức được họ đang làm gì. Đúng sai, tốt xấu cứ mù mờ chồng chéo vào nhau.” Ngừng một lát, Trường nói tiếp, giọng trầm buồn:

“Sau bao năm nghèo đói, bưng bít, vừa có dịp tiếp xúc với nếp sống tư bản, nhiều người bỗng dưng biến chất một cách lạ thường. Lắm cô, nhiều cậu ăn chơi khá táo bạo. Như việc chạy đua theo mốt thời thượng chẳng hạn. Và đua nhau lấy chồng ngoại quốc là một thí dụ điển hình. Họ chẳng bao giờ tỏ ra ngần ngại làm bất cứ điều gì để bắt kịp với thời đại. Mấy năm gần đây, lấy chồng Tây (ở phương diện này, khi nhìn về phương Tây, hình như họ mang một mặc cảm và có cái ảo tưởng về một 'thiên đường hôn nhân' không thật) hoặc ngoại tình đã trở thành cái mốt và là niềm hãnh diện của người dân Hà Nội. Nói chung, đấy chỉ là một sự ngộ nhận.”

“Ngộ nhận hay là một hiện tượng xã hội? Theo tao, đó là hậu quả của những biến động chính trị, văn hóa, xã hội mang tính tất yếu lịch sử. Phụ nữ Việt Nam, thời phong kiến, thời chiến tranh, họ đã khốn khổ. Ngày nay, một phần đã được cải thiện. Có người vẫn còn khổ. Lắm kẻ, do ngộ nhận và hấp thụ mù mờ nếp sống hiện đại, đã có những biểu hiện quá đà. Con người, khi đã mất niềm tin hay kinh tởm một điều gì đấy, chẳng hạn như chủ nghĩa, tính bảo thủ hay sự lạc hậu, họ thường có khuynh hướng đi đến một thái độ ngược lại, chối bỏ toàn diện những giá trị của 'quá khứ. Ý nghĩa đời sống bị xét lại. Nîó làm đảo ngược những hình thái ứng xử và cách nhìn nhận sự việc. Một xã hội mất nền tảng, sự gắn bó tình cảm với dân tộc, với truyền thống là điều rất mơ hồ. Bởi thế, con người sẽ không do dự khi tiếp nhận những cái mới lạ, trên mọi phương diện, kể cả trong lãnh vực tình cảm và hôn nhân gia đình.”

“Tao lo ngại vì hiện tượng bất thường ồ ạt đến mức báo động. Tao lo sợ cả cho cái bản chất bất kham của người Việt. Trong hoàn cảnh khó khăn, người mình dễ đánh mất lòng tự trọng. Nhiều phụ nữ trẻ Sài Gòn thật sự chịu 'trao thân' cho những ông 'chồng' Đài Loan già nua, tật nguyền, bệnh hoạn, cam chịu làm thân nô lệ chỉ để có được một cuộc sống tương đối 'yên ổn'. Nỗi đau đất nước như vết chàm trên thân xác những phụ nữ bị bán “sale” sang Cao Miên, Trung quốc. Niềm tin dân tộc đang bị thách thức. Và tao chẳng biết, rồi đây đất nước mình sẽ đi về đâu?”

“Khuynh hướng xã hội biến động như cái lò xo, bật tung và chuyển dịch từ giữa hai thái cực. Đối với nhiều người, Tây phương là hiện thân của nền tư bản tiên tiến. Mà đời sống tư bản chính là thiên đường. Mỗi người một hoàn cảnh. Ai cũng muốn mình có được một cuộc sống an lành, dễ chịu. Đứng bên ngoài, mày không thể mong mỏi một sự thánh thiện tuyệt đối ở những người trong cuộc. Ai cũng phải tự xoay xở để được tồn tại. Lấy nhau vì tình, khác biệt về chủng tộc không phải là điều cần lên án. Tao nghĩ, sở dĩ một số phụ nữ Việt Nam thích lấy chồng Tây (điển hình là phụ nữ Hà Nội), một phần do đất nước không dung dưỡng được họ. Ở đấy, nhiều người đàn ông Việt Nam không tạo được cho họ một đời sống ổn định và hạnh phúc. Nhiều kẻ vô ý thức, đối với phụ nữ, họ là những thằng đàn ông tồi, vừa gia trưởng, bảo thủ, ích kỷ, xấu tính lại vừa vô tích sự. Lắm kẻ, suốt đời chỉ là một gánh nặng cho gia đình, cho vợ con và cho cái xã hội rộng lớn quanh họ.”

* *

*

Trường đưa Cẩm Nhung đến nhà tôi chơi. Buổi chiều. Nắng vàng le lói còn đọng trên thành cửa sổ. Cẩm Nhung đề nghị “Em đi làm vài món ăn để hai anh uống rượu chơi cho vui.” Nói xong, cô tự động xuống bếp. Khoảng hơn nửa giờ sau, cô mang lên vài món ăn bốc khói. Miệng thúc giục “Nào, ta bắt đầu thôi!”. Tiệc vui kéo dài mấy giờ đồng hồ. Rượu ngà ngà saỵ Không khí tưng bừng những chuyện bên lề cuộc sống. Đột ngột, Trường nhìn Cẩm Nhung, mặt cáu kỉnh “Cô hư hỏng quá. Tiếng đồn không tốt về cô mọi người đều biết.” Cẩm Nhung tỏ vẻ khó chịu “Anh biết gì về em mà nói. Ai cũng có sự chọn lựa cuộc sống cho riêng mình. Em không làm hại ai cả. Em sống thế, nhưng đối với em, hiện nay, chỉ có đứa con em và cái củ ấy của chồng em là quan trọng. Những cái khác không là gì cả.” Trường trố mắt nhìn tôi. Thấy không khí nặng nề, tôi nâng tay rót đầy ly rượu, đưa cho Cẩm Nhung và mời hai người uống. Trường hiểu ý, im lặng. Uống xong ly rượu, Trường đi xuống bếp mở tủ lạnh tìm gì đấy. Từ xa, tôi nghe Trường hát khe khẻ “Khóc cho vơi đi những nhục hình. Nói cho quên đi những tội tình. Đời con gái cũng cần dĩ vảng. Mà em tôi chỉ cần chim thôi... ” Tôi nhìn Cẩm Nhung cười. Cô ấy cũng cười. Mặt hơi cúi xuống. Cô ngả nghiêng tựa vào thành ghế, miệng lí nhí mấy câu “Anh Hoàng bỏ qua cho em. Em hơi bi... vui một chút... ”

Đêm càng khuya, tất cả đều saỵ Trường lăn đùng ra nền nhà, co ro bên đống chăn vứt bừa bộn nơi phòng khách. Tôi tắt đèn rồi đưa Cẩm Nhung lên phòng ngủ.

* *

*

“Xây dựng nhân vật Cẩm Nhung, tao thấy mày hơi quá taỵ Qua nhân vật này, mày muốn nói gì với độc giả?” Trường hỏi tôi sau khi xem xong xấp bản thảo tôi để trên bàn.

“Tao chẳng có chủ đích gì. Thấy gì thì ghi lại vậy. Và thích viết thì cứ viết, thế thôi.”

“Câu chuyện thiếu tính hiện thực. Phụ nữ Việt Nam làm gì có người phóng túng như Cẩm Nhung. Mày không thấy thế à?”

Tôi và Trường đang tranh cãi thì Cẩm Nhung từ xa chen vào:

“Em thấy anh Hoàng ác thực đấy. Sao lại dựng lên hình ảnh em trơ trẽn và tồi tệ đến thế? Ngoài đời làm gì có những chuyện như thế, phải không anh?”

“Chuyện như vậy thì đâu có gì là lạ. Nếu em không tin thì... ” Tôi chưa kịp dứt lời thì từ trong bản thảo, Jan cười sặc sụa:

“Anh Hoàng đùa dai thật. Tôi mà lấy được một cô gái Việt Nam xinh đẹp như Cẩm Nhung làm vợ thì tôi sẽ hết sức trân quí và gìn giữ cổ cho riêng tôi như một báu vật. Làm sao tôi có thể san sẻ cô ấy cho ai chứ? Chuyện phi lý quá.”

Tôi quả quyết “Chuyện có thật ít nhất là 99%”.

Mọi người cười đùa rồi lẳng lặng biến đi. Tôi pha một tách trà rồi trở lại bàn, đưa tay gõ lách cách xuống bàn máy vi tính.

* *

*

Dù tự nguyện chấp nhận nếp sống thác loạn của chồng, đôi lúc, từ thâm tâm, Cẩm Nhung vẫn cảm thấy có một sự hụt hẫng lớn. Sau hơn một năm, hàng ngày, lao mình như một con thiêu thân vào những đam mê xác thịt. Lắm lúc, trở về với chính mình, trong tâm trạng mỏi mệt và trống vắng, cô cảm thấy thật ê chề. Cô thèm một sự săn sóc ân cần của chồng. Jan vẫn thản nhiên như không biết gì. Cô trách móc. Hắn cười đùa. Nói qua loa vài câu cho xong chuyện. Cô giận hờn. Hắn lẩn tránh. Bỏ nhà vài hôm rồi lại quay về với một nụ hôn và một bó hoa hồng. Mọi chuyện cứ thế trôi qua.

Về sau, Jan có quan hệ với cả những người đồng tính luyến ái. Quan hệ mới mẻ này tạo cho hắn nhiều thích thú. Hắn tâm sự “Đến đây, lúc đầu, tôi chỉ muốn thử cho biết. Dần dà, tôi khám phá ra chính mình. Khám phá ra được những điều mình thật sự yêu thích mà từ lâu tôi cứ ngờ ngợ không hiểu và cố tránh né. Sống với đàn bà tuy thú vị nhưng cũng có nhiều cái rắc rối quá. Họ có những mong mỏi 'lớn laó làm cho mình mệt mỏi và phiền não.”

Rồi Jan đưa người bạn trai về sống chung tay bạ Đến lúc ấy Cẩm Nhung chịu không được nữa, phải nộp đơn xin ly dị chồng và dẫn con ra sống riêng.

* *

*

Khi Jan bệnh nặng phải đưa vào nằm viện, Cẩm Nhung vào thăm. Jan không còn mạnh mẽ và háo hức như trước. Hắn gầy đi nhiều. Mặt hốc hác. Trên làn da xanh xao ửng lên những vết thâm đen nứt nẻ. Nhìn hắn, Cẩm Nhung rươm rướm nước mắt. Nàng mở túi xách lấy vài món ăn đặt trên bàn. Jan lên tiếng:

“Em đi thử máu chưa? Nên đi thử đií. Trước khi chết, anh muốn biết rõ mọi chuyện đều tốt đẹp với em. ”

Cẩm Nhung nhìn Jan thẫn thờ.

“Chưa. Nhưng chuyện gì đến rồi sẽ đến, muốn tránh cũng chẳng được.”

Jan nhìn Cẩm Nhung một lát, không nói gì. Hắn xoay người nhìn ra khoảng không trước mặt. Ngoài trời, cơn mưa đầu đông rỉ rả từng hạt nhòe nhọet trên khung cửa kính. Hàng cây trơ trụi đung đưa trước cơn gió lồng lộng. Trời sần sần những cơn thần trí tỉnh mệ Jan cảm thấy lạnh dù nhiệt độ trong phòng khá nóng. Cẩm Nhung đứng dậy kéo chăn lên tận cổ cho hắn.

“Thôi, anh nằm nghỉ, em về. Vài hôm nữa em lại đến.”

Jan khẽ gật đầu rồi nhắm nghiền mắt lại. Căn phòng vắng đến lạnh người. Nỗi đau sần sùi hằn trên da thịt. Thể xác nhầy nhụa, những bãi hoang sình lầy cây củi mục. Thần kinh căng tròn mấy mươi độ cơn mê sảng, rởn óc. Jan thấy những bóng người chập chờn, lõa lồ đổ ập về phía trước. Âm thanh hỗn độn. Những nụ cười què quặt, nham nhở và trơ trẽn. Thân hình hắn như tuột ra khỏi những mảnh vải rách nát bay lả tả trong không gian. Máu từ những lỗ chân lông ứa ra. Những cái lưỡi thò xuống liếm sạch. Jan vùng dậy với lấy con dao cắt trái cây trên chiếc bàn nhỏ đặt ở đầu giường. Một nhát thật sắc, bộ phận sinh dục của hắn lìa ra khỏi thân thể. Hắn cầm lấy con cu dầm dề máu trong taỵ Đưa lên trước mặt như dâng hiến thiên thần. Máu phún thành sông những tiếng cười sặc sụa. Hắn trùm chăn kín mặt. Một màu đen ập tới. Lạnh buốt. Hoang tịch. Trong sự thinh lặng bàng hòang, hắn nghe từ cõi sâu thẳm của lòng mình vang lên những âm thanh tạp nhạp.

* *

*

Khi tôi đến thăm thì vết thương của Jan tương đối đã lành nhưng sức khỏe của hắn càng lúc càng suy sụp. Nhìn tôi, hắn gượng cười:

“Cẩm Nhung dạo rày thế nào? Đã hơn một tuần nay, tôi chưa thấy cô ấy đến. Có chuyện gì xảy ra cho Nhung chăng?”

“Tôi không rõ lắm. Lâu nay, tôi ít gặp cô ấy.” Tôi đưa quyển sách “Siđhartha” (*) cho Jan.

“Quyển sách này khá hay, anh đọc chơi cho đỡ buồn.”

Cầm quyển sách trên tay, lật đi lật lại vài trang, nhìn tôi, Jan xúc động: “Cảm ơn anh.”

* *

*

Jan xuất viện.

Buổi chiều vàng. Những chiếc lá úa ngập tràn trên đường phố không bụi bậm. Hắn đến tìm tôi trong khoảnh khắc trắng dã sau cơn mưa. Hắn bảo, hắn đã chết.

Khung cửa sổ ba mươi mét dẫn đến con sông. Dòng chảy tràn bờ những linh hồn quỷ ám. Con giun đất bò vào giấc ngủ. Chết thụt giữa đêm trăng. Nỗi đau cọ quậy trong tràn lan kí ức. Nơi đó, hình tượng con người, hai bàn tay bấu chặt khoảng không. Thân tựa đung đưa giữa hai làn khói trắng. Vực thẳm kề non cao. Đánh thức cho nhau mấy vạn ngày vô cảm.

* *

*

Jan sang Thái lan, đến sống trên một ngọn núi sừng sững nhìn xuống ngôi làng thưa dân. Hắn thuê người dựng một mái nhà tranh cạnh một ngôi chùa khá lớn. Nơi đó, khung cảnh trầm lặng. Xung quanh, cỏ mọc xanh mượt. Những hàng cổ thụ tỏa đầy bóng mát. Tiếng côn trùng, tiếng chim hót nỉ non cả ngày. Xa xa, những cánh đồng lúa mênh mông chạy tít chân trời. Một hướng khác là biển. Biển xanh thẳm.

* *

*

Jan vẫn thường viết thư cho tôi và mời tôi đến thăm căn nhà bên cạnh ngôi chùa của hắn. Trong chuyến về quê ăn Tết vừa rồi, tôi tạt qua Thái Lan và đến tìm Jan. Căn nhà hắn trống vắng và lạnh lẽo. Bụi bám đầy trên chiếc bàn kê cạnh cửa sổ. Trên đấy, một tờ giấy trắng có mấy dòng chữ nguệch ngoạc “Sống là một cuộc lên đường. Chết là cái cõi đi về. Tôi đã trở về căn nhà trú ngụ muôn đời của tôi.” Tôi nhặt tờ giấy, xếp lại bỏ vào túi. Nhà chùa cho biết thêm:

“Ông Jan có đời sống rất lạ. Hơn một năm qua, chúng tôi thường xuyên trao đổi với nhau nhiều chuyện đạo và đời. Nhưng tôi thật sự không hiểu ông ấy. Những lúc rảnh rỗi, ông thường ra ngồi hàng giờ bên gốc cây cổ thụ. Trầm ngâm. Suy ngẫm. Ông không phải là thiền sư, nhưng ở Jan, tôi thấy cả một sự bình lặng của một dòng sông, dòng sông chảy ngược về thượng nguồn. Cách đây mấy tháng, một hôm bỗng dưng ông ấy biến mất. Tôi có xuống ngôi làng dưới kia để tìm. Mấy người ở xóm chài cho tôi hay là có một ông Tây gầy nhom đến mua một chiếc thuyền buồm. Và sau đấy, không ai biết ông ấy đi đâu nữa.”

* *

*

Tôi biết. Tôi biết hắn đã thầm lặng ra đi. Không vướng mắc. Năm ngày lênh đênh trên biển. Vài phút thoáng quạ Một đời người. Hắt hiu như ngọn đèn dầu trước gió. Rồi cuối cùng, hắn và con thuyền trôi sâu vào miền đại dương.

Jan vùng lên khỏi trang bản thảo, phản đối “Không phải. Tôi không chết như thế. Không có kết cuüc như thế.”

Nhưng tôi vẫn tiếp tục gõ những dòng chữ cuối cùng trên bàn máy vi tính. Buổi chiều vàng. Những chiếc lá úa ngập tràn trên đường phố không bụi bậm. Tôi biết, hắn đã chết.

Chú thích:

Quyển sách “Siđhartha” của văn hào Hermann Hessẹ Bản dịch tiếng Việt “Câu chuyện dòng sông”.

Hết