Lời Giới Thiệu

Aesop (tiếng Hy Lạp Αἴσωπος / Aísopos,  Thế kỷ thứ sáu VI, thứ bảy VII  trước Công nguyên) là một nhà văn Hy Lạp xuất xứ Phrygia, người được ghi nhận với cùng với những tác giả của những  tác phẩm  truyện ngụ ngôn là văn học hoặc thể loại văn học.

 

Aesop là hiện thân của những câu chuyện trào phúng rất thân quen với mọi người. Sự nổi tiếng của ông xứng đáng được người ta ca ngợi vì ông không bao giờ tự ca ngợi mình. Những nền tảng vững chắc về cảm xúc thông thường, những phát đạn thông minh nhằm vào những cảm xúc khác thường, tất cả đã tạo nên phong cách cho các truyện ngụ ngôn, những câu chuyện không thuộc về ông mà thuộc về con người.

Trong buổi bình minh của lịch sử loài người, những gì chân thật là phổ biến và những gì phổ biến thì đều vô danh. Trong những trường hợp này, luôn có một nhân vật trung tâm cố gắng thu thập chúng lại và sau cùng là tạo ra chúng. Anh ta có danh tiếng và nói tóm lại anh ta kiếm tìm danh tiếng. Chắc chắn phải có cái vĩ đại, cái con người, cái tương lai và cái quá khứ trong một người như vậy: thậm chí nếu anh ta chỉ dùng nó để cướp đoạt quá khứ hay lừa dối tương lai. Câu chuyện của A-thơ chắc hẳn có gì đó liên quan tới hầu hết các cuộc chiến tranh làm sụp đổ thành Roma của người Cơ Đốc giáo hay tới các truyền thống ngoại đạo của được che giấu ở những ngọn đồi xứ Wales. Nhưng từ “Mappe” hay “Malory” luôn có nghĩa là chỉ vua A-thơ cho dù chúng ta tìm thấy những nguồn gốc cổ xưa và tốt hơn người Ma-bi-nô hay viết những bản sau tồi tệ hơn cả Thơ điền viên của Nhà vua. Những câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em có thể do dân tộc Âu Ấn mang ra khỏi châu Á, với, giờ đây may thay không còn nữa; chúng có thể được một vài quý bà hay quý ông người Pháp tốt bụng như Péc-rô sáng tạo ra: họ thậm chí còn có thể là những người mà họ đã tự xưng. Nhưng chúng tôi sẽ luôn coi tác phẩm xuất sắc nhất trong số đó là Truyện cổ Grim, đơn giản là vì nó là bộ truyện hay nhất.

Nhân vật lịch sử Aesop, trong chừng mực ông mang tính lịch sử, sẽ dường như là một nô lệ Phrygian hay ít nhất là một người không được cái mũ tự do của Phrygian tô điểm một cách đặc biệt hay hình tượng. Ông sống, nếu ông thật sự có tồn tại, khoảng sáu thế kỷ trước Công nguyên, trong thời kỳ của Croesus, người mà những câu chuyện chúng ta yêu mến và hoài nghi giống như mọi thứ khác ở Herodotus. Cũng có những câu chuyện biến thể, tục tĩu, những câu chuyện (như Cardinal nổi tiếng đã nói) giải thích, mặc dù chúng không biện hộ nhưng ông như bị ném xuống từ một vách đá cao ở Delphi. Hãy để cho những ai đọc Truyện ngụ ngôn đánh giá xem liệu ông ta có thật sự bị ném xuống từ một vách đá cao do khó chịu và bị công kích hay do lương tâm và tính đúng đắn cao. Nhưng không có gì phải nghi ngờ khi truyền thuyết chung chung về ông chỉ xếp ông vào hàng những người dễ bị lãng quên trong những so sánh hiện đại của chúng ta: hàng ngũ những nô lệ triết học vĩ đại. Aesop có thể là một nhân vật hư cấu giống như Bác Rê-mu, cũng có thể giống như Bác Rê-mu, sự thật. Sự thật là nô lệ trong thế giới cổ xưa cũng có thể được tôn thờ như Aesop, hay được yêu mến như Bác Rê-mu. Thật kỳ lạ là cả hai nô lệ vĩ đại đều kể những câu truyện hay nhất của mình về loài vật và chim muông.

Nhưng dù cho sự thật có là gì đi nữa thì theo quan điểm của Aesop, những truyền thống con người được gọi là ngụ ngôn không phải do Aesop tạo ra. Điều này đã tiếp diễn rất lâu trước khi bất kỳ một người nô lệ nào được giải phóng khỏi Phrygia đã bị hay không bị quăng xuống một vách đá và điều này còn tồn tại rất lâu sau đó. Thật ra, chúng ta có lợi khi nhận ra sự khác biệt đó bởi vì nó làm cho Aesop gây được ấn tượng sâu sắc hơn bất kỳ một nhà viết truyện ngụ ngôn nào khác. Truyện cổ Grim, rất tuyệt vời, được hai sinh viên người Đức sưu tầm. Và nếu như chúng ta thấy khó khăn để chắc chắn về một sinh viên Đức thì ít nhất chúng ta còn biết về anh ta nhiều hơn là về một nô lệ Phrygian. Tất nhiên, sự thực là Ngụ ngôn Ê-dốp không phải là ngụ ngôn của  Aesop cũng như Truyện cổ Grim cũng không phải là những câu truyện của anh em nhà Grìm. Nhưng truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích là hoàn toàn khác biệt. Có rất nhiều điểm khác biệt nhưng điều đơn giản nhất là đủ đơn giản. Có thể là không có một câu chuyện ngụ ngôn hay với nhân vật toàn là con người trong đó. Có thể không có một câu chuyện cổ tích hay nếu thiếu con người.

Aesop  hay Babrius (hay dù tên ông là gì đi nữa) hiểu rằng trong truyện ngụ ngôn thì tất cả con người đều không mang tính cách con người. Họ phải giống như những phép tính trừu tượng trong đại số hay những quân cờ trong cờ vua. Sư tử luôn phải mạnh hơn chó sói, giống như 4 luôn gấp đôi 2 vậy. Con cáo trong truyện ngụ ngôn phải gian trá giống như con mã trong bàn cờ phải đi quanh co. Con cừu trong ngụ ngôn phải đi lại giống như con tốt trên bàn cờ cũng vậy. Ngụ ngôn không cho phép bắt con tốt đi một cách quanh co, nó không cho phép cái mà Ban-giắc gọi là “cuộc nổi loạn của một chú cừu”. Tuy nhiên, truyện cổ tích lại lấy tính cách con người làm trung tâm. Nếu không có một anh hùng nào ở đó để chiến đấu với rồng thì chúng ta thậm chí còn chẳng biết chúng là rồng. Nếu không có nhà thám hiểm nào đặt chân lên những hòn đảo hoang thì những hòn đảo ấy sẽ vẫn là hoang đảo. Nếu cậu con trai thứ ba của người chủ cối xay không tìm thấy khu vườn bị bỏ bùa mê, nơi bảy nàng công chúa đứng đó trắng muốt và băng giá thì họ sẽ vẫn trắng muốt, băng giá và bị bỏ bùa mê. Nếu không có một chàng hoàng tử tìm ra nàng công chúa ngủ trong rừng thì nàng sẽ vẫn ngủ mãi. Truyện ngụ ngôn được xây dựng trên một ý tưởng hoàn toàn trái ngược, rằng mọi thứ là chính nó và trong mọi trường hợp sẽ nói về chính nó. Chó sói sẽ luôn độc ác và cáo sẽ luôn quỷ quyệt. Một vài thứ tương tự có thể xuất hiện do sự tôn thờ loài vật trong đó người Ấn Độ và người Ai Cập và những dân tộc khác được kết hợp với nhau. Tôi cho rằng con người không thích bọ cánh cứng, mèo hay cá sấu có một tình yêu hoàn toàn như con người, chúng chào đón họ với những biểu lộ của một năng lực trừu tượng và vô danh trong tự nhiên mà đối với bất kỳ ai cũng là kinh khủng, còn đối với một người vô thần thì thật là đáng sợ.

Do vậy, trong tất cả các truyện ngụ ngôn của hay không của Aesop, tất cả sức mạnh của thú vật đều là những sức mạnh vô tri vô giác, giống như những dòng sông lớn hay những cây cổ thụ. Đây là hạn chế và cũng là tổn thất của những vật này, chúng không thể là gì khác ngoài chúng: bi kịch của chúng là không thể đánh mất linh hồn của mình được. Đây là sự biện hộ trái với đạo đức của truyện ngụ ngôn: rằng chúng ta không thể dạy những sự thật giản dị một cách quá giản đơn mà không biến con người thành những quân cờ. Chúng ta không thể dạy những điều đơn giản như vậy mà không sử dụng những con vật không nói một câu gì.

Giả sử một lúc rằng bạn biến chó sói thành một nam tước sói hay biến cáo thành một nhà ngoại giao cáo. Ngay lập tức, bạn sẽ nhớ rằng thậm chí nam tước là con người thì bạn cũng không thể quên ngay cả nhà ngoại giao cũng là con người. Bạn sẽ luôn tìm kiếm sự vui vẻ ngẫu nhiên đó mà lẽ ra phải nên đi cùng với sự hung ác của bất kỳ một người tàn bạo nào; bởi nó là sự thừa nhận cho tất cả những gì tế nhị, bao gồm cả đức hạnh, một thứ nên có trong bất kỳ một nhà ngoại giao tốt nào. Khi đã đặt một thứ lên hai chân thay vì bốn chân và nhổ lông đi thì bạn không thể không đòi hỏi một con người cho dù là anh hùng như trong các câu chuyện cổ tích hay phi anh hùng như trong các tiểu thuyết hiện đại.

Bằng cách sử dụng con vật theo phong cách chân phương và tùy tiện như chúng được dùng trên cái khiên ở trên huy hiệu hay các chữ viết tượng hình của người xưa, con người đã thật sự thành công trong việc điều khiển được những sự thật to lớn mà được gọi là những sự thực hiển nhiên. Nếu con sư tử khát máu và hung tàn thì nó thật sự rất khát máu và hung ác, nếu con cò thần thánh ở bất kỳ đâu cũng đứng trên một chân thì nó sẽ mãi mãi đứng trên một chân. Theo ngôn ngữ này, giống như một bảng chữ cái động vật lớn, một vài điều chắc chắn triết học đầu tiên của con người được viết ra. Khi trẻ em học chữ A là Ass (con lừa), B là Bull (con bò đực) hay C là Cow (con bò sữa) và con người đã học từ đây để liên kết những sinh vật đơn giản và mạnh mẽ hơn với những sự thật đơn giản và mạnh mẽ hơn. Đó là một dòng suối đang tuôn chảy mà không thể làm nhơ bẩn nguồn nước của nó, là bất kỳ con vật nào nói nó là một bạo chúa, một kẻ dối trá, là một con chuột quá yếu để đánh lại một con sư tử nhưng những sợi dây của chúng lại đủ sức mạnh để vô hiệu hóa sư tử; một con cáo có thể ăn gần hết thức ăn trên một cái đĩa nhưng chẳng có được gì với một cái bình; là một con quạ bị các vị thần cấm ca hát tuy nhiên lại được ban cho pho mát hay như con dê sỉ nhục từ trên đỉnh núi nhưng không phải con dê sỉ nhục mà chính là ngọn núi. Đây đều là những sự thật sâu xa được khắc sâu lên các tảng đá mà con người đã từng đặt chân qua. Không có vấn đề về tuổi tác, độ bền, chúng là bảng chữ cái của lòng nhân ái, cũng giống như nhiều dạng của lối chữ hình vẽ nguyên thủy sử dụng bất kỳ biểu tượng sống nào hơn là con người. Những câu chuyện cổ xưa và phổ biến này là tất cả về động vật; giống như những khám phá gần đây trong các hang động tiền sử cổ nhất tất cả là về động vật.

Con người, trong trạng thái đơn giản của anh ta, luôn cảm thấy rằng bản thản anh ta là một thứ gì đó quá bí ẩn để được khám phá. Nhưng truyền thuyết mà anh ta khắc họa dưới những hình tượng nguyên sơ hơn thì mọi nơi đều thế, nơi mà các câu truyện ngụ ngôn bắt đầu từ Aesop hay từ A-đam, cho dù họ có là người Đức ở thời kỳ Trung cổ như Ray-na-dơ-Fóc hay như người Pháp ở Thời kỳ Phục Hưng như La Phông-ten (La Fontaine), kết quả là mọi nơi đều giống nhau, tính ưu việt thì luôn là kẻ xấc xược vì nó luôn tình cờ; trèo cao thì ngã đau và rằng có một thứ quá ư là thông minh. Bạn sẽ không thể tìm được một truyền thuyết gì ngoài vết tích được viết bằng bàn tay con người trên những tảng đá. Có mọi loại và thời ngụ ngôn nhưng chỉ có một lời răn dạy của truyện ngụ ngôn bởi chỉ có một lời răn dạy cho mọi thứ.

G.K. Chesterton