ăn khế trả gì ?

Nhà Thơ có một cây khế. Quanh năm khế đeo lúc lắc trên cành. Ba nói đó là khế bốn mùa. Lúc nào trên cành cũng có hoa khế tím đang nở từng chùm ở đầu cành này, trái khế non xanh như lá khế lẫn trong tán lá kia. Còn khế chín thì dễ nhận ra vô cùng: Chúng vàng óng màu nắng mật và tỏa mùi thơm dìu dịu làm chảy nước miếng người tạ Hàng ngày Thơ cùng mấy bạn lối xóm thường chơi bán quán trong bóng râm mát mẻ của cây khế già. Thỉnh thoảng gió đưa cành khế, trái chín rớt lộp bộp, Thơ và các bạn hè nhau đi lượm khế, vừa ăn vừa chọi nhau... Một hôm ti vi diễn tuồng ăn Khế Trả Vàng. Bé Thơ xem rồi hỏi:

-Sao cây khế nhà mình không thấy Phượng Hoàng nào tới ăn hở mẹ? Mẹ cười:

-Các con vừa ăn vừa phá hết rồi, còn đâu phần cho Phượng Hoàng nữa.

Thơ ngẫm nghĩ một hồi không nói gì hết. Hôm sau Thơ và các bạn không chọi khế nữa. Cây khế già không bị trẻ con chọc phá, trái non không bị rụng, dần dần lớn thành trái chín, đeo lúc lắc lủng lẳng đầy cành như xưa, nhìn thật đẹp mắt. Vậy mà vẫn chưa thấy Phượng Hoàng đến ăn khế! Thơ và các bạn đợi hoài không được, dần dần quên đi, khế lăn lóc đầy sàn cũng chẳng buồn lượm. Bỗng sáng hôm sau, Thơ thức dậy chạy ra sân thấy lạ quá: Sân sạch bóng không một trái khế rụng! A! Vậy là đêm trước Phượng Hoàng đã đến ăn khế và bay đi rồi! Thơ đứng giữa sân, hồi hộp cảm động khấn to:

-Phượng Hoàng ơi, cây khế nhà tôi nhiều trái lắm, Phượng Hoàng thích thì tới ăn, tôi chẳng ăn hết đâu. Cả đám Tài, Chi, Phúc, Huê đều xôn xao.

-Phượng Hoàng ăn khế có trả mình vàng không?

-Thôi, Chi không thích vàng đâu, Phượng Hoàng ăn khế rồi trả mình sô-cô-la cũng được.

-Tối nay tụi mình thức canh Phượng Hoàng đến ăn khế nha.

-Ừ, phải. Mình cũng chưa thấy Phượng Hoàng bao giờ.

Vậy là cả bọn bỏ luôn phim hoạt hình trên ti vi để rình quanh gốc khế. Gió mát hiu hiu thổi phất phơ chùm tóc đuôi gà của bé Chi làm nó gật gù một hồi rồi ngủ thiếp đi. Kế đến bé Phúc cũng nằm lăn ngay trên thềm nhà mà đánh một giấc, ba nó phải sang bồng về nhà. Thơ cố chống mắt đợi, đợi, đợi... hay, ai mang mình vô giường rồi? Thơ dụi mắt, tốc mùng chui ra nhìn đồng hồ treo tường: Sáu giờ. Trời lại sáng rồi ư? Thơ chạy ra cửa sổ nhìn xuống vườn: ô kìa! Thơ há hốc mồm đứng ngay đơ trợn mắt nhìn. Cây khế bị rung, trái rụng tơi bời và một thằng bé cặm cụi lượm lia lượm lịa cho khế vô túi đệm, rồi lật đật tuồn cái túi qua chấn song sắt, rồi quýnh quáng trèo qua hàng rào nhảy ra. Bây giờ Thơ sực tỉnh, la lên:

-ăn trộm, ăn trộm... Anh Hai ngủ ở trên giường bên cạnh cũng nhảy dựng lên:

- Đâu? Đâu? Theo ngón tay chỉ của Thơ, anh Hai nhảy qua cửa sổ, chạy băng qua vườn, và vì cổng khóa, anh bèn bắt chước "tên trộm" trèo qua rào, đuổi theo nó. Cả nhà Thơ đều đã thức dậy, cùng chạy ra sân. "Tên trộm" bị anh Hai dẫn độ về với tang vật là một túi đệm khế đầy nhóc. Nó sợ sệt nói:

-Con chỉ lượm khế, chớ không có lấy gì khác. Ba nói:

-Con thích ăn khế thì chỉ cần xin bác một tiếng, chứ con trèo rào như vậy, rủi té gãy giò thì thật đáng tiếc. Nó mím môi một lát rồi vụt nói:

-Con xin bác cho con túi khế này về cho bà con ăn để chữa bệnh. Bà con nghe nói ăn khế sạch phổi, đỡ ho... mà con thì không có tiền mua.

-Tội nghiệp con. Để bác hái khế chín trên cành còn tươi và sạch gởi biếu bà của con. Thơ và anh Hai được ba cho đi theo cậu bé mang khế về cho bà. Mắt rưng rưng, bà nói:

-Bà không phải là Phượng Hoàng, bà ăn khế biết trả gì cho các cháu? Cả Thơ lẫn anh Hai nhoẻn miệng cười lắc đầu. Hai đứa chẳng mong được trả gì hết, chỉ mong bà mau lành bệnh là thấy vui.

Ba con kiến

Ngày xưa có ba con kiến sống chung trong một căn nhà tròn bằng lá trẹ Ngày ấy Kiến chỉ ăn mè (vừng) và mè thì ôi thôi nhiều không kể xiết. Cứ bước ra cửa là thấy mè. Kiến chỉ việc đem mè vào nhà mà ăn. Một buổi trưa, Kiến Vàng nhìn trời ngáp một cái dài sái quai hàm, nói bâng quơ:

-Trời âm u như sắp mưa, không khéo mưa cuốn trôi hết mè. Kiến Hôi bó gối nhìn ra ngõ, không buồn nhúc nhích một cọng râu, bảo:

-Phải đem mè vào nhà thôi. Kiến Lửa nằm trên võng, im thin thít, giả đò như ngủ rồi, đồ rằng Kiến Vàng và Kiến Hôi sẽ tha mè vào nhà. Đến chiều, Kiến Lửa thức giấc, thấy mè vẫn còn ở ngoài sân, còn Kiến Hôi và Kiến Vàng vẫn đâu ngồi yên đấy, hình như ngủ cả. Kiến Lửa vươn vai nói to:

-Mưa tới nơi rồi. Phải đem mè vào nhà ngaỵ Nhưng dù Kiến Lửa đã có ý nói thật to, đến nỗi làm rung cả các bức vách lá, hai kiến kia vẫn không động đậy, Kiến Lửa đứng dậy tần ngần nhìn mè, lại ngao ngán nhìn Kiến Vàng, Kiến Hôi. Xong, Kiến Lửa nằm xuống võng ngủ tiếp. Một giọt mưa, hai giọt mưa, ba giọt mưa, hàng trăm giọt mưa rào rào. Gió thổi lành lạnh. Trời mưa mà quấn tròn mình ngủ thì sướng ác! Sáng hôm sau trời tạnh ráo. Mặt trời ấm áp vui vẻ đánh thức ba con kiến dậy. Bụng đói cồn cào, cả ba con cùng ùa ra sân để ăn mè. Nhưng mè đã trôi mất tiêu rồi! Kiến Vàng đổ quSu trách:

-Tôi đã nói trước là mưa sẽ cuốn trôi hết mè mà! Kiến Hôi chưng hửng:

-Thì tôi đã bảo rằng phải đem mè vào nhà mà! Kiến Lửa thở dài:

-Tôi cũng đã bảo thế! Ba con kiến đổ lỗi cho nhau, cãi vã nhau suốt một tuần liền, rồi giận hờn bỏ đi, mỗi kiến mỗi ngả, không ai biết đến ai nữa. Cho mãi đến gần đây, nghe nói Kiến Hôi sống với Rệp trong vườn mía, Kiến Vàng sống nhờ sâu trên cành cam, còn Kiến Lửa thì tá túc trong nhà Người. Nghe nói Người chẳng những cho Kiến sống ké mà còn xem con kiến như một tấm gương về đức ạiêng năng, cần cù. Vì Người thấy kiến luôn tất bật kiếm ăn và mỗi khi trời sắp mưa lại thấy kiến lăng xăng dọn tổ lên cao.

Thật là trái ngược với câu chuyện kể trên! Nhưng... chuyện kể trên là chuyện ngày xưa mà! Ngày xưa ai mà chẳng có lúc lười biếng. Nhưng một khi đã sửa chữa, kiến cũng có thể trở nên tốt như ai chớ bộ!

Bò và nhái

Trên cánh đồng, Bò đang ung dung ăn cỏ. Chiếc lưỡi ướt nham nhám vừa quơ ngang một túm cỏ thì từ trong cỏ nhảy phóc ra một con vật bé tí. Nó ngồi chồm hổm trên gốc cỏ giương đôi mắt thao láo nhìn Bò và cung kính nói:

-Kính chào bác Bò. Bò nhướng một mắt lên nhìn nó, miệng vẫn nhai cỏ, đầu gật gù:

-à, ra mi là Nhái. Ta cứ tưởng mi chết rồi chứ? Nhái ngơ ngác:

-Thưa bác, cháu vẫn sống đây mà.

-Ừm... ! Thế mà ta nghe rằng mi muốn to bằng ta, đã cố sức phình bụng ra đến mức vỡ bụng mà chết! Ha, ha, ha... Bò vừa nói vừa cười to chế giễu, làm Nhái bối rối phân bua:

-Thưa bác, chẳng qua con Người đặt truyện ngụ ngôn như thế, chứ cháu biết thân mình, chẳng bao giờ dám sánh với dù là một móng chân của bác.

-Ừm... ! Quả có thế. Chỉ một móng chân ta cũng đủ dẫm bẹp dí mị Hà, hà, hà...

Đạ, thưa bác. Nói chi đến cả bốn chân bác, đối với cháu như là bốn trụ cột chống trời ấy.

-Hà, hà, hà... Bò đủng đỉnh bước qua bước lại khoái trí cười rung leng keng bộ lục lạc đeo dưới cổ. Nhái quýnh quáng nhảy bên này tránh bên kia vì sợ Bò dẫm phải mình.

-Eo ôi, mỗi bước bác đi cháu nghe cứ như là động đất ấy!

-Ừm... !

-Cháu nói không phải nịnh bác, mà thực tình từ lâu cháu vẫn tôn xưng bác là con vật lớn nhất thế gian.

-Ừ... !

-Lại thông minh...

-Hà, hà, hà...

-... dũng cảm...

-Hi, hi, hi...

-... hào hiệp...

-Hô, hô, hô...

-... độ lượng, bác ái...

-Hố, hố, hố...

-... và và cũng... "Bùm" Tiếng nổ làm Nhái văng ra xa mười bảy thước. Tỉnh hồn lại. Nhái nhảy phong phóc đến chỗ Bò đang nằm chõng bốn cẳng lên trời, bụng vỡ toang hoác. Đứng nhìn Bò một lúc, Nhái thở dài quay đi, lẩm bẩm:

-Trách làm gì con Nhái, đến con Bò to là thế mà cũng vỡ tung vì kiêu căng tự phụ nữa là... !

Chơi năm mười

năm mười, mười lăm, hai mươi, hai mươi... a... hai mươi".

Chúc cố nhớ xem hai mươi rồi sao nữa. Nhưng một phần vì mấy đứa lớn đếm nhanh quá, tiếng dính nhau thành chuỗi ư... a... , Chúc không phân biệt được phần khác, hễ nghe tới hai mươi là Chúc lo chạy kiếm chỗ núp rồi, đâu biết sau đó người ta đếm tới bao nhiêu. Chúc chỉ biết "một trăm" là tiếng báo hiệu cuộc truy tìm bắt đầu. Chúc bèn ư... a... một hồi rồi dõng dạc hô: "Một trăm!".

-Chầu! Chúc vừa mở mắt, đang chớp chớp cho quen với ánh sáng thì bọn Mi, Viễn, Nhơn đã từ chỗ núp ùa ra, vỗ tay lên thân cây ại mà chầu. Chúc bối rối nhìn quanh, chợt thấy Tài chạy từ sau con sư tử đá bên thềm định xẹt qua lùm cây tùm nụm. Chúc mừng rỡ reo:

-Xí anh Tài, chầu! Nhưng Tài không ra. Chúc vẫn áp hờ bàn tay lên lớp vỏ sần sùi của cây ại, gân cổ la to:

-Xí anh Tài trốn sau bụi cây tùm nụm, chầu! Vẫn im ỉm. Chúc lon ton chạy lại gần lùm cây để điểm mặt. Nhưng Chúc mới chạy được ba bước thì Tài từ đống rơm nhảy xổ ra: "Chầu!". Chúc dừng chân phụng phịu:

-Em chầu anh trước mà.

-Xạo mày! Tài nạt ngang:

-Mày chầu tao hồi nào?

-Hồi nãy anh trốn vô bụi tùm nụm.

-Tầm bậy! Tao trốn sau đống rơm chớ bộ! Phải hôn tụi bây? Cả đám Nhơn, Mi, Viễn cười phụ họa theo Tài. Chúc đỏ mặt ấp úng không nói thành lời. Tư trốn sau chậu kiểng nguyệt quới lâu quá mà không thấy ai đến xí mình, đâm sốt ruột thò đầu ra. Chúc quên mất mình đang bị chầu vừa thấy Tư liền phân trần:

-Em xí được anh Tài sau bụi cây tùm nụm, mà ảnh hổng ra, ảnh chạy qua cây rơm rồi ảnh chầu. ảnh chơi ăn gian... Tư chưa kịp nói gì. Tài đã sừng sộ:

-Ai ăn gian? Mầy ăn gian thì có! Mi hùa vô:

-a, con Chúc ăn gian nè. Hồi nãy tui nghe nó đếm tới hai mươi, cái nó a một trăm luôn. Hai má hồng hào của Chúc từ từ tái lại, hai giọt nước mắt sắp ứa ra. Tư chống chế giùm nó:

-Chúc còn nhỏ xíu mà. Nó còn chưa đi học, chưa biết đếm, làm sao chơi lại với tụi mình?

-Ai biểu nó chơi? Hồi nãy nó năn nỉ tao nè: "Cho em chơi với". Tao nói "Chơi với tụi này bị làm đừ ráng chịu nghe!". Nó "Dạ" rồi, giờ còn nói gì nữa? Đúng là Chúc không thể nói gì, miệng bệu bạo, mắt rơm rớm, toan quay mặt vô thân cây ại để đọc năm mười tiếp. Tư áy náy:

-Thôi, Chúc nghỉ ngơi đi. Tài phản đối:

- Đâu được! Chúc nghỉ rồi ai làm?

-Tao làm.

-Mày?

-Ừ.

-Rồi, chơi luôn!

Tư đi tới gốc cây ại, úp mặt vô lớp vỏ sần sùi, đưa tay bịt mắt lại. Tài nghiêng ngó coi Tư có khép kín mấy ngón tay không, có hí mắt dòm không rồi mới len lén lùi lại và vội biến đi. Chúc đứng xớ rớ ra ngoài cuộc chơi, dỏng tai nghe bài ca năm mười của Tư, cố lẩm nhẩm đọc theo. Nhưng tiếng Tư đọc líu quíu từng câu những ư a... rồi một trăm. Tư xoay người lại thình lình, một tay vẫn áp hờ lên thân cây, tay kia chỉ vào mấy lu tương phơi bên kia hông đình. Xí bé Mi, xí thằng Viễn. Mi và Viễn tiu nghỉu đi ra. Tư dợm bước xém qua chậu kiểng. Nhơn đằng sau bụi chuối vọt ra. Nhưng Tư lập tức quay lại chầu trước Nhơn ba bước. Vậy là chỉ còn Tài, Tư đi vòng đống rơm qua bụi cây tùm nụm. Không có. Tư suy nghĩ rồi đi xa xa qua sân đình để nhử Tài. Trúng kế. Tài thò đầu. Tư thấy ngaỵ Cả hai cùng chạy về để chầu trước. Cả đám Mi, Viễn, Chúc vỗ tay cổ vũ. Tài bấm môi trợn mắt mà chạy, nhưng không kịp rồi, Tư đã về đích trước Tài một bước. Thế là ai cũng bị chầu, phải oẳn tù tì để coi ai sẽ bị làm. Tài bị. Nhưng nó nói:

-Thôi nghỉ đi tụi bây. Chơi năm mười hoài hổng vui gì hết. Mi, Viễn không dám phản đối. Nhơn bất bình:

-Tới phiên mày làm thì mày nghỉ! Chơi ăn gian! Tài sấn tới gây sự:

-Ừ, tao ăn gian đó, rồi sao? Tư nhảy vô giữa hai đứa can:

-Tụi bây đừng gây gổ oánh lộn nữa. Tài không chơi nữa thì mình nghỉ đi. Còn lại tụi mình chơi cá sấu lên bờ. Chúc vỗ tay reo:

-Phải đó, em biết chơi cá sấu lên bờ nè.

Tài nhún vai chê trò chơi trẻ con, bỏ ra đầu làng chơi bầu cuạ Chơi một lát nó thua hết tiền. Lững thững quay lại sân đình. Bọn Chúc, Tư, Mi, Viễn, Nhơn vẫn còn đang chơi cá sấu lên bờ, kéo đuôi nhau chạy rần rần, cười ha hả. Tài thấy chơi vui mà bắt thèm. Nhưng nó gãi đầu gãi tai, lỡ xù rồi xin nhập cuộc lại không biết được không?

Con cưỡng xanh

Vừa tan học, Tú chạy ngay về nhà. Chân mới đặt qua ngưỡng cửa. Tú đã vội vàng quăng cặp đi, chạy đến chiếc lồng tre nhỏ, bên trong nhốt một con Cưỡng Xanh. Nhận ra Tú, con Cưỡng nhảy nhót và há mỏ đòi ăn. Tú nói với nó như người ta vẫn nựng trẻ con vậy:

- Ồ, Cưỡng đói rồi hả? Để anh cho Cưỡng ăn nghe. Dạ nè. Cưỡng! Cưỡng dạ đi, anh cho ăn. Con Cưỡng đứng yên nghe Tú nói, xù lông cổ lên, rụt đầu lại, gù một cái, không thành tiếng dạ, nhưng Tú cũng xuýt xoa:

-Giỏi! Cưỡng giỏi lắm. Tú móc túi lấy một hộp quẹt mở ra. Mấy chú cào cào bị ngắt giò nằm chen chúc trong hộp. Tú lấy từng con đút cho Cưỡng ăn. Cứ cho ăn một con, Tú lại dạy:

-Cưỡng à, dạ! Con Cưỡng lại xù lông cổ, rụt đầu, gù một cái. Cho ăn xong, Tú lại dạy tiếp:

-Cưỡng, cám ơn! Cám ơn! Con Cưỡng cũng lại xù lông cánh, lông cổ, rụt đầu, gù một cái. Tú thất vọng. Lúc anh Hai đi bộ đội về phép cho Tú con Cưỡng này, anh nói:

-Em tập cho Cưỡng nói. Cưỡng biết nói giỏi như người vậy đó. Tú đã tốn bao công phu, vậy mà con Cưỡng mới chỉ biết gù thôi. Chợt có tiếng mẹ gọi:

-Tú ơi! Tú tảng lờ không nghe, thản nhiên tiếp tục dạy Cưỡng nói:

-Cưỡng à, dạ. Tiếng mẹ gọi nữa:

-Tú ơi! Cưỡng vẫn chỉ xù lông gù gù. Tú đã bực lên mà má cứ gọi mãi, Tú gắt:

-Cái gì?

-Mẹ gọi mà con trả lời vậy à? Bao nhiêu lần như thế rồi! Lần sau không được nói năng cộc cằn như vậy nghe con? Đi học về không ra phụ giúp mẹ mà làm gì trên đó? Tú buồn bực, bỏ mặc con Cưỡng trong lồng, vừa đi ra sau bếp vừa lẩm bẩm:

-Kêu chi kêu hoài!

* * *

Cứ thế, hơn hai tháng, ngày nào đi học về, Tú cũng dạy Cưỡng nói. Cái cảnh như vậy cũng lại diễn ra. Con Cưỡng mỗi ngày một lớn, lông đen xanh óng ả, đã biết huýt sáo lảnh lót, nhưng vẫn không chịu nói tiếng nào. Cho đến một hôm, Tú áp dụng phương pháp mới. Tú không cho Cưỡng ăn nữa, mà chỉ cầm mồi nhử trước mỏ Cưỡng, quyết chừng nào Cưỡng nói mới cho ăn. Vừa dứ dứ con mồi, Tú vừa kiên nhẫn dạy:

-Cưỡng à, dạ! Con Cưỡng xù lông cổ, rụt đầu, gù một cái. Vì đó là cái gù thứ ba trăm Sáu mươi lăm rồi, nên Tú không thích thú gì cả. Tú chỉ muốn nghe Cưỡng nói thôi. Bực mình quá, Tú nạt:

-Cưỡng! Ngờ đâu sau tiếng nạt, một giọng the thé gắt lại:

-Cái gì? Trời, con Cưỡng nói! Tú sướng cứng người đi trong một phút. Rồi Tú nhảy dựng lên reo hò vang um nhà cửa. Con Cưỡng biết nói rồi! Tú khoe cùng khắp xóm và bạn bè cả lớp,

Hôm sau, mấy đứa bạn Tú kéo tới đầy nhà xem Cưỡng nói. Tú hãnh diện đem lồng Cưỡng ra biểu diễn. Cầm con cào cào bị vặt giò, dứ dứ trước mỏ Cưỡng, Tú kêu:

-Cưỡng à, dạ! Cưỡng đáp the thé:

-Cái gì? Đám bạn Tú ngạc nhiên thích thú, cười ầm lên. Tú vờ nghiêm mặt rầy:

-Anh đi bắt cào cào nuôi dưỡng Cưỡng cực khổ muốn chết, dạy Cưỡng muốn hụt hơi mà anh kêu, Cưỡng lại trả lời "cái gì" à? Anh kêu Cưỡng phải "dạ" nghe không? Cưỡng!

-Kêu chi kêu hoài! Tiếng Cưỡng đáp lanh lảnh làm đám bạn bè Tú cười bò lăn ra đất. Nhưng Tú thì sửng sốt ngồi lặng thinh. Đám bạn Tú bèn tranh nhau gọi Cưỡng:

-Cưỡng à!

-Cái gì?

-Hỗn hả? Anh kêu mà hỏi "cái gì" à?

-Kêu chi kêu hoài!

-Anh kêu phải "dạ" chứ, Cưỡng!

-Cái gì?

-A, con Cưỡng này cứng đầu quá! Kêu tới là trả lời "cái gì"?

-Kêu chi kêu hoài?

-Trời đất! Cưỡng!

-Cái gì?

Đám bạn Tú cười chán rồi bỏ về. Tú vẫn ngồi lặng thinh bên lồng Cưỡng, nhớ lại bao lần mẹ gọi, Tú đã trả lời "cái gì" và cằn nhằn "kêu chi kêu hoài". Tú nhớ đến những gì mẹ dạy, mẹ rầy và Tú đã gạt phắt ngoài vành tai. Hèn nào cô giáo dạy "chủ sao, vật vậy". Có bao giờ mẹ gọi, Tú ngoan ngoãn "dạ" đâu, mà bắt con Cưỡng "dạ" khi Tú gọi. Tú hối hận muốn khóc và chỉ mong lúc này mẹ gọi để Tú "dạ" một tiếng thật to, thật lễ phép. Con Cưỡng trong lồng nhìn Tú, dường như cũng thấy ăn năn nên xù lông cổ, rụt đầu, gù một cái: "Dạ!".

Cô giáo em

Cô giáo đến nhà Mai chơi, cô ngồi ở phòng khách trò chuyện với mẹ. Mai chào cô giáo rồi đi ra sân chơi với bé Thi và bé Tú. Ban đầu, ba người chơi cò cò sủi. Tú chơi rất haỵ Co chân phải lên, chỉ còn một chân trái và Tú vừa cò cò vừa sủi chàm vô các ô vuông rất chính xác. Thi chơi dở nhất. Khi bạn cò cò thì không sủi được, mà bạn muốn sủi thì mất thăng bằng, thòng chân phải xuống để đứng vững, thế là thuạ Mai cố gắng vừa cò cò vừa sủi, không thòng chân phải xuống. Nhưng coi vậy mà khó lắm. Mai cứ loay hoay, một tay nắm chân phải, một tay quơ quơ trong không khí như muốn vịn vào một chỗ nào đó cho vững. Cuối cùng Mai té lăn kềnh ra đất. Mẹ hốt hoảng chạy ra vực Mai dậy, hỏi han:

-Con có sao không? Mỗi khi nghe giọng nói đầy lo âu và trìu mến của mẹ là Mai mếu máo khóc, vì thế nào cũng có một chỗ "có sao". Hoặc là đau ở đầu gối, hoặc là đau ở cùi chỏ. Nhưng Mai vừa mới trề môi ra đã nhìn thấy cô giáo bước ra đứng sau lưng mẹ, cô cười vui vẻ nhưng ánh mắt... ừ, mắt cô giáo nhìn như thế nào nhỉ? Mai không biết tả ánh mắt của người lớn nhưng mỗi khi gặp cái nhìn của cô, Mai thấy yên tâm, và thấy can đảm lên. Ở trường giờ chơi, Mai thường cùng các bạn chơi đùa, thỉnh thoảng vẫn bị té. Nhưng chẳng ai khóc bao giờ. Dĩ nhiên trừ khi nào đau quá. Nếu té thì ngồi dậy và đứng dậy. Rồi lại chạy chơi tiếp, không sao cả. Khi Mai ngước nhìn cô giáo, thấy đúng là ánh mắt cô giáo bảo như thế. Mai không mếu máo nữa. Thậm chí còn thấy quê vì Suýt khóc trước mặt cô giáo. Mai nói với mẹ:

-Con không sao hết. Để con tập cò cò lại.

Mai vùng khỏi tay mẹ, cùng các bạn chơi tiếp. Mẹ và cô giáo vào nhà trò chuyện một lúc nữa thì cô giáo chào mẹ ra về. Khi cô giáo ra đến sân, Mai ngừng chơi để chào cô giáo. Cả bé Thi và bé Tú cùng đứng nghiêm cúi đầu, cô mỉm cười nói:

-Mai giỏi lắm, ở nhà cũng ngoan như ở trường. Bạn của Mai cũng rất ngoan. Các con cứ chơi vui vẻ nhé, cô giáo về. Cả ba bạn đều nói một lượt:

-Thưa cô, cô về ạ. Mẹ rất hài lòng, định lấy trái cây cho Mai và các bạn ăn. Nhưng cả Tú lẫn Thi đã vội chạy về nhà khoe ầm ĩ:

-Mẹ Ơi, cô giáo của Mai khen con ngoan lắm. Mai sung sướng vô cùng. Em thấy tự hào về cô giáo của em.

Con rùa lật ngửa

Người lớn nói chuyện rất khó hiểu. Mỗi khi ba hay mẹ nói chuyện với khách đến nhà, Thi dắt búp bê và dọn hàng quán của mình ra gốc cây mận, chơi với KiKị Có khi bé Mai ở nhà bên cạnh ghé vào hàng của Thị Bạn Tứ và bạn Minh cũng hay sang chơi, nếu cửa nhà hai bạn ấy mở ra. Nếu cửa không mở được, Tú và Minh sẽ đứng ở phía sau những phiến gỗ dựng thành hàng rào mà kêu:

-Cho hai lá kem nhé!

Thi lấy lá mận vò nhuyễn thành kem, bỏ vào lá. KiKi ngậm cẩn thận hai lá kem, chạy qua nhà đối diện và thò đầu vào lỗ chó chui để giao hàng. Xong, KiKi chạy về để sẵn sàng giao hàng đến nhà khác. Nếu được giao hàng cho nhà bé An thì KiKi khoái lắm. Sang đến nhà bên đó rồi, thế nào KiKi cũng cà rề trò chuyện với con LuLu của An. Ở nhà An cũng có một con mèo, tên MiMi, và cả con LuLu lẫn KiKi đều có chuyện xích mích với MiMi, hai bên cà khịa Suýt đánh nhau. Mẹ bảo:

-Chó với mèo mà! Bé Mai chơi với Thi một lát thế nào cũng giận dỗi. Mai xô đẩy quầy hàng của Thi, dẫm chân đành đạch. Thi giật chiếc dép của Mai quăng vô góc vườn. KiKi vội chạy theo ngậm dép đem về. Nhưng Mai vẫn dẫm chân khóc toáng lên. Bác Khanh phải sang bế Mai về dỗ. Mẹ rầy Thi:

-Con chơi với bạn phải nhường nhịn một tí. Nếu mỗi cái mỗi tranh giành thì cứ hục hặc mãi như chó với mèo, không hay đâu. Liền mấy ngày sau, chẳng thấy Mai sang chơi với Thi nữa. KiKi cứ chạy qua chạy lại nhà Tú và Minh cũng chán. Khi Tú gọi:

-Tính tiền đi. KiKi chỉ nằm khèo, lim dim con mắt. Thi phải nhắc nhở:

-KiKi, đi dọn bàn kìa. Bấy giờ KiKi mới giật mình chạy đi. Trên đường về KiKi ghé qua nhà An. Nhưng vì LuLu và MiMi hay đánh nhau ầm ĩ nên bị phạt: Mỗi con bị nhốt mỗi nơi. KiKi đánh hơi ở ngoài ngõ rồi sủa "gâu gâu". Nhưng LuLu không sao từ trên gác chạy xuống được. KiKi đành tiu nghỉu quay về. Chơi một mình buồn thiu. Thi dọn hàng quán vô nhà chơi với búp bệ Ba đang có khách. ẽng bạn của ba có vẻ rầu rĩ vô cùng:

-Tôi bây giờ như con rùa bị lật ngửa. Một mình loay hoay mãi không biết làm sao. Ba an ủi bạn rồi tiễn ông ra về. Lúc ăn cơm, Thi hỏi:

-Ba ơi, sao bác Bình nói bác ấy là con rùa lật ngửa? Ba bật cười:

-Bác ấy đang gặp khó khăn mà không giải quyết được. Thật là khó hiểu. Nhưng sợ mẹ rầy "trẻ con mà đi hóng chuyện người lớn", Thi không dám hỏi tiếp nữa. Hôm sau ba đem về nhà một con rùa nhỏ. Ồ con vật xinh xắn dễ thương lắm. Để nó dưới đất, nó cứ lùi lũi bò vào gầm ghế. Ba bắt nó ra, lật ngửa nó để trên sàn nhà, con rùa quơ quơ bốn chân mà không làm sao nhúc nhích xoay xở được. Nó bèn thụt đầu, thụt chân vô mai rùa nằm im ỉm, buồn hiu. Thấy có đồ chơi lạ, Mai thập thò bên cửa nhà mình nhìn sang. Thi thấy bạn mừng quá, vội bế con rùa lên, chạy lại nói với Mai:

-Mai sang chơi với Thi cho vui. Chứ một mình cứ loay hoay mãi như con rùa lật ngửa ấy.

Gà trống làm gì?

Các bé gà đang chơi dưới bóng những lá bạc hà. Anh gà Trống đi ngang, ngạc nhiên không hiểu ai bày cho chúng trò chơi như vậy. Các gà con đứng thành một vòng tròn. Gà con Một hỏi:

-Mèo Mun làm gì? Gà con Hai đáp:

-Mèo Mun làm bài. Gà con Ba hỏi:

-Bài gì? Gà con Bốn đáp:

-Bài toán. Gà con Năm hỏi:

-Toán gì? Lại đến gà con Một đáp:

-Toán cộng. Tiếp đến là gà con Hai:

-Cộng gì? Gà con Ba ngẫm nghĩ một lúc kêu lên:

-Cộng lúa. Các gà con khác kêu lên:

-sai chính tả rồi. Thế là gà con Ba thua một điểm. Trò chơi lại tiếp tục:

-Gió làm gì?

-Gió thổi.

-Thổi gì?

-Thổi lá rơi.

-Rơi vào đâu?

-Rơi xuống đất.

- Đất làm gì?

- Đất nằm ngủ.

-Ngủ ra sao?

-Ngủ khì! Gà Trống vỗ cánh phành phạch ngáp dài mấy cái, bước oai vệ ngang qua các gà con đang chơi, cao giọng rầy la:

-Chúng bay cũng đi ngủ cho yên. Ở đó mà nói huyên thuyên không đầu không đuôi, không nghĩa lý gì hết, người ta cười chọ Các bé gà con hoảng hồn im thin thít. Khi gà Trống đi về chuồng tuốt cuối sân, gà con Một chợt lên tiếng:

-Gà Trống làm gì? Gà con Hai đáp ngay: 51 52 Prev Page 3 Next

-Gà Trống làm phách. Và trò chơi lại được tiếp tục:

-Phách gì?

-Phách lối.

-Lối gì?

-Lối đi.

- Đi đâu?

- Đi về chuồng.

-Chuồng gì?

-Chuồng gà Trống.

-Gà Trống làm gì?

-Làm phách.

-... Các gà con chơi say sưa đến nỗi cả đàn vịt con nghe đến thuộc lòng các câu hỏi đáp và cũng bắt chước gà con chơi. Tiếng vịt to hơn tiếng gà nên vang khắp sân, đánh thức gà Trống dậy:

-Gà Trống làm gì?

-Gà Trống làm phách... Gà Trống trợn dọc mắt lên nhìn gà con vịt con, tức giận và xấu hổ đến nỗi mồng trên mào dưới đều đỏ bừng cả!

Mùa hè giày đi đâu ?

Đầu mùa hè các đồ vật chơi trò trốn tìm. Viên Bi trốn kỹ đến nỗi trời tối rồi mà không ai tìm được Bi cả. Viết Chì vẽ một cây Đèn Pin để đi tìm Bị Đèn soi vào góc bàn, hộc tủ, túi áo, xó nhà và soi cả trong kẹt cửa nữa, nhưng Bi trốn tuốt vào gầm giường. Bi quên béng rằng mình đang chơi trốn tìm, vì Bi đã quay sang chơi tay trắng tay đen với cục Tẩy. Từ lâu lắm rồi cục Tẩy đã rơi vào đây. Dưới gầm giường, Tẩy chỉ có thể chơi với Bụi và Mẽng Nhện thôi. Giờ đây, có Bi để chơi, Tẩy thích lắm. Khi Đèn rọi tới giường, Tẩy vội xóa bóng đèn đi. Trong bóng tối, Bi lại an toàn chơi với Tẩy. Hôm sau, thấy Ngòi Viết đi lang thang gần giường, Tẩy rủ rê:

-Lại đây chơi tay trắng tay đen nè. Ngòi Viết ghé vộ Chơi một lúc, Ngòi Viết nói:

- Ở đây chơi vui quá! Và Ngòi Viết ở lại gầm giường. Ba bạn đang chơi thì đột nhiên một chiếc Giày lấm láp bay vèo vào, cụng đầu vào bức tường, té ạch xuống cạnh Bi, Bi hỏi:

-Giày cũng chơi trốn tìm hả? Giày phủi bùn đất bám đầy mình, mệt mỏi lắc đầu:

-Tôi chỉ thích chơi đá banh.

-Thế banh đâu?

-Banh bẹp dúm bẹp dó rồi.

-Sao giày vô đây?

-Vì cậu bé mệt quá đã hất đại tôi ra khỏi chân, rồi cậu lăn ra giường. Bây giờ cậu đang ngủ.

-Thôi thì Giày ở đây chơi với chúng tôi vậy. Giày đồng ý. Và Giày cùng với Bi, Cục Tẩy, Ngòi Viết đã chơi dưới gầm giường Suốt chín mươi ngày. ại, ngày mùa hè dài mà sao mùa hè trôi qua nhanh quá! Tới ngày khai trường rồi. Cả căn nhà bị xáo trộn tùng phèo. Bà Chổi lùa bàn tay lông lá vào mọi ngóc ngách. Cùng với rác rưởi, bụi cát, bà Chổi lôi ra nào Sách, Vở, Thước, một trái Banh bẹp dúm bẹp dó, cả Ngòi Viết, Tẩy, Bi và chiếc Giày. Bây giờ cậu bé tung tăng đến trường, với Viết, Tẩy, Thước trong cặp, Bi trong túi quần mới tinh. Đôi Giầy bóng láng. Thế mà Suốt mùa hè, có ai tin nổi không, cậu bé chỉ đi Giày có một chân thôi!

Hội lồng đèn

Phút giây quan trọng nhất đời đang đến: Những ngón tay trắng muốt, mảnh mai của Hoa Quỳnh run rẩy hé mở trong phút khai hoa. Chùm nhụy vàng không ngừng rung động và tỏa hương. Giữa làn hương ngát, một em bé nhỏ xíu chào đời. Em không phải là bé Tí Hon, mà là bé Tí Tị Vì Tí Hon, theo bác An- đec-xen kể "không lớn hơn ngón tay cái tí nào", chứ còn Tí Ti chỉ bằng hạt đường cát thôi. Hình ảnh đầu tiên về thế giới mà em Tí Ti nhìn thấy là vầng trăng tròn đầy đặn, sáng mênh mông trên bầu trời yên tĩnh bao lạ Đó là trăng Rằm tháng Tám. Đom Đóm đã thắp xong chiếc lồng đèn ngôi sao nhấp nháy dạo chơi khắp vườn. Đến bên Hoa Quỳnh, Đom Đóm rủ Tí Ti:

-Thắp lồng đèn đi chơi đi! Tí Ti ngơ ngác chẳng hiểu:

-Em chỉ có vầng trăng chứ không có lồng đèn.

-Trăng à! Trăng của tôi chứ. Vì tôi có lồng đèn dẫn đường trăng sẽ theo tôi.

Đom Đóm ngúng nguẩy xách đèn đi, vừa bước vừa ngước nhìn trăng. Em thấy rõ ràng trăng theo em (thế mà Tí Ti dám kêu là trăng vẫn ở lại!). Mải ngước nhìn trăng, Đom Đóm hụt chân té xuống một vũng sương, đèn ngôi sao tắt ngấm. Mất một phút hai mươi giây sau, Đom Đóm mới thắp lại được một ngọn đèn khác. Em có những bốn cái lồng đèn sơ cua kia mà! Bây giờ em cẩn thận hơn, vừa đi vừa nhìn đường, và em thấy cây Móng Bò đã treo vô số lồng đèn bươm bướm trên cành. Dưới gốc cây, ốc Sên kéo theo một chiếc lồng đèn xe tăng to đùng, vừa kéo vừa nghỉ nên đi chậm rì rì. Trong khi Nhái xách toòng teng một cái lồng đèn tàu thủy sặc sỡ, nhảy phong phóc hết chỗ này đến chỗ khác. Hội Lồng Đèn vui thật là vui, đông thật là đông, trẻ em loài nào cũng đến dự, kể cả chú Lính Chì với bao nhiêu là lồng đèn bồ câu. Đom Đóm hớn hở mang chiếc lồng đèn ngôi sao nhấp nháy đi khắp Hội Lồng Đèn, làm quen với hết thảy các bạn. Ốc Sên hỏi:

-Sao bạn nhỏ thế? Đom Đóm trả lời:

-Vậy mà bạn Tí Ti còn nhỏ hơn tôi nữa đó. Tất cả nhìn quanh quất, nhao nhao lên hỏi:

-Bạn Tí Ti là ai? Bạn ấy không dự Hội Lồng Đèn à?

-Vì Tí Ti không có lồng đèn mà! Tất cả bỗng im lặng sau câu trả lời của Đom Đóm. Một lát sau chú Lính Chì chợt nói:

-Không có cũng dự được. Tôi sẽ tặng bạn ấy một chiếc lồng đèn bồ câu. Cây Móng Bò cũng lên tiếng:

-Tôi có vô số lồng đèn bươm bướm đây. Tí Ti hay bất cứ ai thiếu thì cứ lấy chơi. Đến lượt Nhái, ốc Sên, Tắc Kè... đều muốn tặng hoặc chơi chung lồng đèn với Tí Ti, dù họ chỉ có một cái mà thôi. Đom Đóm càng lúc càng thấy ngượng ngùng, mãi mới nói được:

-Tôi đi rủ Tí Ti đến dự hội ngay bây giờ nhé.

-Chúng ta cùng đi cho vui. Khi các bạn đến bên Hoa Quỳnh, em Tí Ti vẫn đang ngồi giữa lòng nhụy vàng và say sưa uống ánh trăng. Tí Ti, cũng như các ạinh vật bé bỏng khác, ngỡ hình ảnh đầu tiên mình thấy khi chào đời là Mẹ. Em đang đu đưa trên một cánh nhụy, thỉnh thoảng nũng nịu với vầng trăng.

-Chào bạn Tí Tị Tiếng chào của các bạn cùng vang lên như sấm rền đối với Tí Tị Em hốt hoảng níu chặt nhụy Suýt òa khóc. Vầng trăng vội vỗ về trấn an. Một lúc sau Tí Ti mới bình tĩnh, rụt rè chào lại các bạn. Đom Đóm được cử làm đại diện, nói vừa đủ Tí Ti nghe:

-Tí Ti hãy đến Hội Lồng Đèn với chúng tôi. Tất cả lồng đèn trong hội đều là của tất cả chúng ta, của tôi, của ốc Sên cũng như của Tí Tị Đến với chúng tôi nhá! Tí Ti Sung sướng quá, nhưng em nói:

-Em muốn lắm nhưng không thể được đâu. Em nhỏ như vầy, nếu rời khỏi nhụy Hoa Quỳnh gió sẽ cuốn em bay mất. Trước tình thế này, các bạn bàn bạc một lúc rồi quyết định:

-Vậy thì chúng tôi sẽ cùng ở lại chơi chung quanh bạn. Chúng ta ở đâu thì Hội Lồng Đèn ở đó mà.

Hội thi đơn ca

Cách nay bốn ngàn ba trăm hai mươi mốt năm lẻ, tại Liên hoan thiếu nhi các loài, có tổ chức cuộc Hội thi đơn cạ Lúc ấy, mỗi loài được cử ra một đại biểu ưu tú của loài mình để tranh tài. Loài Chim cử Họa Mi, loài Khỉ cử Vượn Bạch, loài Ngựa cử Ngựa ô, loài Người cử Ca Sĩ, và loài Tật Xấu cử Hách Dịch ra thị Ban giám khảo gồm có Đá Hoa Cương, Thép Đã Tôi và chánh chủ khảo Thời Gian. Ba vị này nổi tiếng cứng rắn nghiêm khắc và công minh. Cuộc thi bắt đầu. Đá Hoa Cương trịnh trọng mở đề thị Đó là một trang sách rất lớn bằng đất, mà chữ là cỏ. Đề vừa được mở ra trước các thí ạinh. Ngựa ô đã cười lên khoái chí: "Hí, hí, hí! Cỏ ngon hết sẩy ăn no ta nhảy Ta chạy ta chơi Khoái quá xá quá xá!" Cười xong, Ngựa ô hí hửng ngoạm một túm cỏ, rồi sải vó phóng chạy như bay trên bãi cỏ. Ngựa ô chắc mẻm mình sẽ đoạt giải khôi nguyên vì "trúng tủ". Họa Mi vỗ đôi cánh đẹp, lượn bay nhiều vòng trên thảm cỏ, đọc rất kỹ đề thị Bài làm của Họa Mi như thế này: "Líu líu lo lo Đồng cỏ bao la Nắng ấm chan hòa Bừng nở muôn hoa". Đồng cỏ vừa bị rạp mình dưới vó Ngựa ô, nghe tiếng Họa Mi bèn trổi dậy, nở những đóa hoa đỏ thắm tươi. Bây giờ đến lượt Ca Sĩ. Em ngây người đứng trước đồng cỏ, tay dang ra như muốn ôm sức sống thanh xuân vào lòng. Em quì gối bên cỏ, cúi hôn những đóa hoa, tim em run lên vì cái Đẹp.

Tiếng chim làm em thích thú. Nắng ấm làm em say sưa. Em vui sướng, hồn nhiên nhảy múa: "Mặt đất êm của chúng ta Đồng cỏ xanh muôn sắc hoa Rộn tiếng ca rực rỡ nắng Tươi cuộc sống trong hòa bình" Bài ca của Ca Sĩ chưa dứt, Hách Dịch đột ngột nhảy xổ ra án trước mặt: "Dẹp! Dẹp! Dẹp! Tao mạnh nhất Tao lớn nhất Chỉ có tao Trên trái đất!". Đến ban giám khảo cũng khó chịu vì thái độ ấy. Thép Đã Tôi phải rút thẻ vàng ra cảnh cáo, Hách Dịch mới chịu yên. Cuối cùng, đến phiên Vượn Bạch. Vừa thấy vẻ mặt lạnh lùng của ban giám khảo, Vượn Bạch đã run. Đến khi nhìn thấy đề thi, Vượn Bạch khóc rống: "Hu hu hu... Về rừng già âm u Ta mặc sức đánh đu Luật rừng chơi thả cửa Ta nhớ rừng! Hu hu... ". Khóc lóc thảm thiết như thế, Vượn Bạch mong cho sớm hết giờ thi, nộp giấy trắng mà về. Và, Keng... ! Hết giờ thị Chánh chủ khảo Thời Gian bắt tay vào việc chấm thi ráo riết, căng thẳng. Vốn Thời Gian không ưa thói rề rà, dây nhợ. Và đây, Thép Đã Tôi đang khắc vào Đá Hoa Cương kết quả cuộc thi:

1- Giải Hát trao cho Ca Sĩ.

2- Giải Hót trao cho Họa Mi.

3- Giải hí trao cho Ngựa ô.

4- Giải hú trao cho Vượn Bạch.

5- Giải hét trao cho Hách Dịch.

Thấy mình bị xếp hẽng dưới năm thí sinh, Hách Dịch tức tối lấy chân chà xóa kết quả cuộc thị Nhưng xóa sao được phán quyết của Đá Hoa Cương, Thép Đã Tôi và chánh chủ khảo Thời Gian? Như trên đã nói, ba vị này cứng rắn, nghiêm khắc và công minh lắm. Tính đến nay, đã bốn ngàn ba trăm hai mươi mốt năm lẻ, trên trái đất tròn màu xanh xinh đẹp này, Ca Sĩ vẫn Hát, Họa Mi vẫn Hót, Ngựa ô thì Hí, Vượn Bạch thì Hú. Riêng Hách Dịch, đi đâu cũng hét vào mặt người tạ Nhưng ai ai cũng biết rằng Hách Dịch thuộc loài Tật Xấu, nên có ai thèm chơi với nó nữa đâu?

Hộp bánh tây

Hôm Tết, ba mẹ dắt Mơ đi mừng tuổi bác Dũng. Vợ bác Dũng là bác Phượng mở một hộp bánh tây mời Mơ:

- Đây, có bánh xếp, bánh săm-pan, bánh cúc-ki, có cả bánh nho nữa. Cháu thích cái nào cứ lấy. Mơ nhìn cái hộp bằng thiếc hình tròn, màu vàng chanh, trên nắp hộp in hình những cái bánh ngon như thật. Đôi mắt Mơ không giấu giếm sự ham thích. Mơ cứ đứng yên tròn xoe mắt nhìn hộp bánh. Bác Phượng cầm một cái cúc-ki đưa Mơ:

-Con thích cái này phải hôn? Mơ lắc đầu. Bác Phượng cầm cái khác đưa lên:

-Hay con thích bánh săm-pan? Mơ lại lắc đầu, mẹ bảo:

-Nếu con ngoan thì bác Phượng cho cái gì con nhận cái đó và cám ơn bác, không được lắc đầu hoài như vậy. Mơ mím môi ngước nhìn bác Phượng như thăm dò. Bác Dũng cười nói:

-Chị cứ để cháu tự do thoải mái. Nào, cháu thích gì cứ lấy nhé. Mơ còn ngập ngừng một chút, rồi đột ngột chỉ tay vào nắp hộp bánh:

-Con thích cái hộp.

Tất cả người lớn cùng cười xòa. Nhưng vì cả bác Dũng lẫn bác Phượng đều có nói "thích cái nào cứ lấy", nên hai bác sang bánh qua một cái đĩa để cho Mơ cái hộp. Người lớn vẫn còn cười khi họ vừa ăn bánh vừa nói chuyện rôm rả. Còn Mơ thì vui hết biết! Mơ nâng niu ôm cái hộp trong tay, thỉnh thoảng kê mũi hít mùi bánh thơm còn vương trong giấy lót hộp. Mơ thỏa mãn với cái hộp đến nỗi em chẳng màng đến bánh mứt nào khác, cũng chẳng đòi đi Sở Thú, Đầm Sen gì cả. Mơ chỉ nôn nóng trông cho chiếc xe của ba mau mau chạy về đến nhà. Nhà Mơ đây rồi! Vừa xuống xe, Mơ tất ta tất tả chạy vào, vừa giơ cái hộp bánh vừa la ơi ới:

-Ti, Tu, Te, Tua ơi! Ti, Tu, Te, Tua à! Ti là con mèo nhỏ mới ăn Tết lần đầu. Hôm qua nghe pháo nổ dữ quá nó chui tọt dưới gầm giường trốn biệt. Tu là con búp bê bằng giấy của bé Mai tặng. Mơ không biết để Tu ở đâu hôm mẹ dọn nhà ăn Tết. Để nó trên bàn thì mẹ lau đến bàn, cất nó trong gối thì sợ ngủ quên đè nó nhàu rách, để trong thùng đồ chơi thì sợ bọn Tàu Thủy, Xe Tải, Tàu Bay ăn hiếp. Búp bê Tu mong manh lắm. Nó lại có một mớ áo quần mà mẹ cứ ngỡ giấy vụn đòi đốt đi. Bây giờ thì sướng nghe Tu! Có nhà riêng đẹp đẽ và thơm tho rồi nha! Chó Tua lăng xăng chạy đến đánh hơi hộp bánh kêu ỏm tỏi lên:

-Gâu, gâu, gâu! Gấu bông Te chắc cũng mừng lắm, nó luôn mỉm cười hiền hậu. Ba mẹ cũng nhìn nhau cười rồi để mặc Mơ chơi. Mèo Ti, chó Tua và gấu Te đều xúm xít quanh hộp bánh để mừng tân gia của búp bê Tụ Pháo nổ vui ơi là vui.

Những con kiến xếp hàng

Tuy không phải là nhà sinh vật học, nhưng ông nội cũng rất quan tâm đến các loại côn trùng, nhất là những loại gần gũi và thường gặp hàng ngày. Vốn tính tỉ mỉ, ông đã quan sát và tìm hiểu về chúng một cách kỹ càng. ẽng đã đọc đến hai mươi lần một quyển sách nói về kiến. Các cháu nhỏ ưa thắc mắc đã gặng lại:

-Có thực ông đã đọc đi đọc lại đúng hai mươi lần không ạ? Vì sự thực là hết sức thiêng liêng đối với trẻ em nên ông đã nói một cách chính xác hơn là ông đã phải đọc nhiều lần lắm, nghĩa là sách hay lắm lắm. Sách viết như thế này: "Kiến là giống côn trùng có tổ chức đời sống tập thể như ong hay mối vậy... "

Quả thật, ở đâu có từ hai con kiến trở lên là chúng tự xếp thành hàng rất trật tự. Con trước ở phía trước con sau, và con sau ở phía sau con trước. ẽng không hề thấy con kiến nào cặp kè hay dung dăng dung dẻ năm bảy con, hay chen lấn chèn đạp lẫn nhau. Tất cả đều xếp hàng. ẽng cho rằng điều này kiến được huấn luyện từ bé. Một đoạn trong quyển sách ông đọc có tiết lộ rằng: "Trứng, nhộng và kiến non được chăm sóc bởi các kiến nuôi dạy trẻ". Suy ra có "trẻ em kiến" và có sự dạy dỗ huấn luyện. ẽng bèn đến tham quan "vườn trẻ kiến". Nơi đó kiến thầy giáo đang tập cho kiến học trò đi theo hàng lối. ẽng nhận ra một Kiến-chưa-ngoan, vì chú nhỏ này chợt bỏ hàng chạy lăng xăng, chen vào hàng khác. Ở hàng khác, chú vẫn chưa hài lòng, vì thấy mình còn ở sau kiến trước. Tất cả những con kiến đều thấy mình ở sau kiến trước, ở trước kiến sau, và thấy đó là bình thường. Nhưng Kiến-chưa-ngoan thì chỉ muốn mình ở trước tất cả các bạn kiến khác cợ Thế là chú lại bỏ hàng, lăm lăm chạy lên, ráng vượt qua kiến trước, kiến trước nữa, chú hết sức tự mãn, khoái chí ưỡn ngực; dẫn đầu cuộc diễu hành. Chợt thầy giáo hô:

- Đằng sau... quay! Bước! Tất cả liền quay lại và bước. Kiến-chưa-ngoan chợt nhận ra mình bị đi sau chót. Chú giận dỗi, chạy vọt lên, len vào giữa hai kiến trước mình, rồi lại tiếp tục vượt qua kiến trước, kiến trước nữa, và cuối cùng vượt cả kiến trước nhất. Chú chưa kịp hả dạ, thầy giáo kiến đã hô:

- Đằng sau... quay! Bước! Chú đứng khựng lại, tức muốn khóc luôn. Nếu quay lại, chú đi hẽng bét nữa sao? Không, chú không chịu đâu. Mệt ứ hơi mới giành được vị trí vinh quang này chớ bộ! Chú nhất định không quay lại mà cứ anh dũng bước tiếp, tự mình đếm cho mình: "Một-hai, một-hai... ". Tiếng đếm lúc đầu dõng dạc, không thua gì thầy giáo kiến, càng về sau càng nhỏ dần rồi im luôn, ấy là lúc chú lăn quay ra chiếc lá khô, hổn hển thở. Một lát sau, chú hiên ngang đứng dậy nhìn quanh quất. Chú chợt thấy mình chơ vơ giữa một sa mạc lá khô xám mênh mông, không biết phương hướng đâu mà lần.

Thoạt đầu, chú còn ngơ ngác nhìn, tò mò đi quanh mình. Nhưng chỉ thấy toàn lá khô và lá khô, chứ không có đường lối chi hết. Chú đâm hoang mang, cất tiếng gọi. Tiếng vang yếu ớt xong lại lẫn trong tiếng gió ù ù khủng khiếp thổi, lá bay tơi tả. Chú sợ hãi chạy sang trái, sang phải, chạy tới chạy lui, mà chẳng biết chạy đi đâu. Hồi còn ở trong hàng ngũ thì đơn giản lắm: Kiến sau chỉ việc đi theo sau kiến trước, và kiến trước chỉ việc bước tiếp kiến trước nữa. Còn bây giờ phía trước không kiến trước, phía sau không kiến sau. Kiến-chưa-ngoan lạc tổ, bơ vơ trong gió lốc, lẻ loi giữa rừng lá khô, biết làm sao đây? Kiến đưa tay bưng mặt òa khóc nức nở. Đã tới giờ ăn cơm rồi, ai biết chú ở đâu mà tìm? Tội nghiệp chú kiến con! Chưa gì mà chú đã cuống lên. Có ông nội biết chú ở đây mà! Bởi vì từ chỗ Kiến-chưa-ngoan đứng khóc tới chỗ các kiến ngoan đang tập hợp, chỉ bằng một sải tay ông mà thôi. ẽng thấy các kiến ngoan đang điểm số và sắp phát hiện sự vắng mặt không xin phép của Kiến-chưa-ngoan. ẽng liền cầm một que nhỏ đưa ra, chú kiến con vội leo lên. Thế là chú được đi một chuyến máy bay đặc biệt, chỉ trong tích tắc đã vượt quãng đường lúc nãy chú đi mướt mồ hôi.Oẽng "hạ cánh máy bay" cạnh nàng kiến ngoan. Chú kiến nhà ta liền đứng ngay vào hàng, đúng vị trí của mình, hô thật to: "Có!" khi thầy giáo kiến điểm danh. Xong xuôi, tất cả kiến thứ tự theo hàng ngũ đi về tổ ăn cơm chiều. Giữa bao nhiêu kiến ngoan, ông không còn nhận ra kiến nào chưa ngoan nữa. Tất cả kiến đều xếp hàng trật tự.

Chú Kỳ Nhông

Sáng hôm ấy trời trong và xanh. Chú Kỳ Nhông trang điểm để đi chơi. Một chút đo đỏ điểm lên đỉnh đầu và chậm rãi rắc lên thân. Toàn thân khoác một lớp áo xanh xám nâu nâu. Ở chỗ gờ sống lưng lại quét một màu xanh ngả dần sang xanh lơ, rồi sắc biếc. Nhân tiện có chút nắng đây, hai bên tai của chú bèn nhuộm màu vàng tươi. Mà cái sắc nắng ấy khi gặp xanh và đỏ, lại thành ra tím. Nhưng cũng không sao, chú Kỳ Nhông ngắm nghía bộ áo ngũ sắc sặc sỡ của mình in hình dưới mặt nước giếng trong veo. Chú hài lòng vô cùng và vênh váo đi ra đầu làng.

-Ai thế nhỉ?

-Ai mà trông lạ ghê! Tiếng cỏ bên đường thì thầm với nhau:

-à, chú Kỳ Nhông!

-Sao mà chú ta lại ăn mặc kỳ cục thế?

Rõ ràng là Kỳ Nhông có nghe qua những lời bàn tán nhưng chú không để lọt tai. Ồ, loài cỏ dại ấy mà! Kỳ Nhông có một đám bạn rất thân là đám lá xanh rì của cây Da Sà, chú bèn tót lên ngọn làm cây giật mình, cành lá rung rinh.

- Ối, ai đó?

-Tao, Kỳ Nhông ngũ sắc đây! Lá ngắm nghía chú rồi lắc đầu, cả vùng lá lao xao:

-Anh khoe mẽ như thế không nên đâu!

-Hừm, nên với không nên! Tao chẳng cần tụi bay dạy khôn! Kỳ Nhông nguây nguẩy bỏ đi. Chú bò lên lớp da xù xù, không nẻ và đen xỉn của bác Da Sà, mà theo người ta kể thì bác đã một trăm tuổi rồi. Một giọng khàn khàn, từ tốn, nhân hậu khuyên nhủ Kỳ Nhông:

-Phải khiêm tốn, giản dị cháu à! "Sao mà chán quá"

Kỳ Nhông kêu thầm. Vốn chú không ưa nói chuyện với những người như bác Da Sà. Vì chú rất ghét những chữ "nên" và "phải". Chú chỉ "thích" và "muốn" thôi. Muốn sao làm vậy có phải thú hơn không? Nên khi bò qua lớp lá khô xám xỉn rải rác trên nền đất ẩm nâu đen, nghe họ xì xào: "Rởm quá!" hay "Chơi nổi mà", thì Kỳ Nhông cong cớn đuôi trả lời:

-Ừ, đây thích vậy, thì sao nào?

Chú bò ra đường. Lúc này, dưới ánh nắng sáng tươi, lớp da của chú càng rực rỡ, khiến đôi mắt đỏ lừ của gã Rắn Lục chú ý. Gã từ từ trườn tới để xem cái gì ngộ vậy. A, nó lại nhúc nhích nữa kia. Trông tức cười thật! Gã Rắn Lục uốn mình toan chồm tới. Chú Kỳ Nhông vội né qua, tức giận nhìn Rắn Lục. Khi nhận ra là Rắn Lục, Kỳ Nhông mới thất kinh hồn vía. Lập tức quay người lại. .. chạy. Vừa chạy, Kỳ Nhông vừa la thất thanh:

-Cứu tôi với! Cứu tôi với! Những lá khô kêu lên:

-Làm sao được! Bạn "nổi" quá mà! Suýt nữa gã Rắn Lục chộp được Kỳ Nhông. Chú sợ tưởng chết được, mắt nhắm tịt lại, òa khóc. Bác Da Sà kêu:

-Chạy lên đây! Phải dũng cảm lên! Đừng nên sợ hãi trước những lời đe dọa. Kỳ Nhông mở bừng mắt, leo vun vút lên cây, thoăn thoắt biến vào cành lá. Đám lá rậm rạp bạn thân của chú vội xòe ra, thì thào:

-Xanh lại đi! Anh xanh lại như chúng tôi ngay đi.

Gã Rắn Lục cũng đã trườn lên gốc cây, há miệng thè lưỡi ra hăm dọa. Nhưng dẫu mắt gã có tinh đến mấy cũng không thể thấy chú Kỳ Nhông đâu nữa trong đám lá xanh rì kia. Mãi một hồi sau, rình chán, gã mới tức giận bỏ đi. Bây giờ chú Kỳ Nhông hoàn hồn nhìn lại lớp áo xanh đơn sơ của mình, thấy đẹp biết bao. Chú thẹn thùng và cảm động nói với đám lá:

-Cám ơn các bạn! Xin cám ơn các bạn.

Lời chào lá non

Hôm ấy là đêm cuối cùng của Lá Vàng. Sương xuống lạnh buốt từng gân lá. Gió lại hay đùa dai, cứ từng cơn thổi tới, không dữ dội, ào ào, nhưng se sắt lạnh. Chiếc cuống của Lá Vàng mệt mỏi bám vào cành. Toàn thân Lá Vàng rã rời chỉ chực rơi đi. Nhưng làm sao rơi đi cho đành? Lá Vàng nghe dưới cuống mình cái gì đang cựa quậy, đang náo nức, bồn chồn. ấy là Chồi. Chồi hồi hộp lắm, không sao ngủ được. Ngày mai, khi bức màn mây hồng tím vén lên, mặt trời rẽng rỡ sẽ làm cho vạn vật bừng dậy. Nụ Hồng sẽ nở thành cô Hoa lộng lẫy. Mầm cỏ sẽ đâm lên khỏi mặt đất thành Cỏ Biếc xanh rờn. Và Chồi, Chồi sẽ mọc thành Lá Non. Một cuộc sống mới đang đợi Chồi. Chồi nằm yên sao được. Lá Vàng hiểu Chồi lắm. Vì cái thuở bắt đầu cuộc đời đầy thú vị của mình, Lá Vàng cũng say sưa như thế. Nhưng mà, Lá Vàng chỉ thì thầm:

-Khoan đã con, trời còn tối lắm! Chồi đâu biết trời tối, trời sáng như thế nào. Thế giới trong giấc mơ của Chồi luôn đầy ánh sáng và màu sắc. Chồi chỉ muốn mở mắt ngay để nhìn. Chồi rạo rực, bồn chồn. Lá Vàng âu yếm che thân Chồi. Giọt sương lạnh sắc miết lên lưng làm Lá Vàng cong mình lại, run run giũ đi. Một chú Tắc Kè lừ lừ bò tới, chép miệng kêu mấy tiếng chào Lá Vàng, rồi nằm trên cành nhìn Chồi trầm ngâm. Chồi càng nôn nao hơn nữa.

A! Thế giới còn vang đầy âm thanh kia! Nào Chồi có ngờ đâu, một con Sâu đang mon men tới gần Chồi. Món ăn ngon lành của Sâu đây. Sâu chỉ chờ cho những chiếc Lá Non bé bỏng nhú lên là sẽ chén bằng thích. Lá Vàng vừa thoáng thấy Sâu đã hoảng hốt, run rẩy. Biết cầu cứu ai đây? Lá Vàng không sợ cho mình đâu. Nhưng còn Chồi? Và những Lá Non? Thân Lá Vàng đã héo lắm rồi, không còn sức gạt đi con Sâu ác độc kia. Nhưng kìa, đôi mắt Tắc Kè trông lờ đờ thế mà tinh lạ! Sâu nằm lẫn trong cành lá, ngụy trang khéo lắm mà Tắc Kè vẫn thấu rõ cả hành động lẫn ý đồ xấu xa của Sâu. Tắc Kè chờ, Sâu không hay biết. Chồi cũng không ngờ gì cả. Chỉ có Lá Vàng là sợ hãi đến xám cả thân đi. Đêm với bước đi âm thầm của mình vẫn lê qua lặng lẽ. Một tia nắng mảnh mai khẽ chiếu qua màn đêm. Hai tia nắng long lanh xuyên qua không gian nhợt nhạt. Ba tia nắng lấp lánh ùa đến gọi Chồi:

Đậy đi Lá Non ơi, chúng tôi đến đây rồi! Chồi hé mở. Lá Non chưa kịp chào nắng đã thấy như một tia chớp, chiếc lưỡi của Tắc Kè phóng qua trên mình Lá Non, tóm lấy con Sâu đang cong mình toan nhấm Lá Non.

-chuyện gì vậy? Lá Non ngơ ngác hỏi Lá Vàng. Nhưng mà, Lá Vàng đã lảo đảo rơi đi từ lúc Lá Non mới chào đời! Trừng trị xong Sâu, Tắc Kè dịu dàng bảo Lá Non:

-Ban ngày là an toàn. Nắng rất ấm. Em hãy chóng lớn. Lớn lên tự bảo vệ lấy mình. Lớn nhanh lên em nhé! Vâng. Lá Non ngoan ngoãn đón muôn vàn tia nắng khỏe khoắn, đón những cơn gió mai mát mẻ, và hút nhựa cây tràn ứ trong thân mà lớn lên. Lớn lên, lớn lên, lớn lên mãi nhé Lá Non!

Múa Lân

Cắc tùng, cắc tùng, cắc cắc tùng! Tiếng trống múa lân dưới đường vang lên lớp học làm đầu óc Tài lùng bùng, không còn nghe ra thầy giáo đang nói gì. Tay nó bỗng nhiên nhúc nhích nhịp nhàng như đang cầm dùi gõ lên tang trống. Cắc tùng, cắc cắc tùng! Thân hình nó tự động lắc lư theo nhịp trống ngoài đường.

-A! Tiếng trống cả lớp rộ lên reo mừng như mọi khi có trống thông báo nghỉ học. Tài bừng tỉnh, lật đật bắt chước bạn bè thu dọn sách vở, viết, thước trên bàn vô cặp... Nó hỏi ân:

- Được nghỉ hả?

-Ừ. ân hí hửng nói thêm:

-Nghỉ ăn Tết luôn.

-A! Tài reo lên cái tiếng mà hồi nãy nó không kịp phụ họa với mọi người.

Thầy giáo mỉm cười nhìn Tài. Mọi người đang chộn rộn, tiếng reo của Tài chỉ làm nô nức thêm cái không khí cuối năm của lớp học vùng ven. Thầy vừa khoát tay ra hiệu, học trò túa ra khỏi cửa. Chẳng mấy chốc, trên những con đường đất dẫn về các mái nhà tranh thấp thoáng bóng bọn trẻ dung dăng dung dẻ. Đã Tết đâu, trừ mấy cây mai nở sớm trong nhà ai. Bọn trẻ háo hức vậy, nhưng cũng chỉ chạy long nhong trên đường quê hay đi tắm sông để về bị đòn. Nhưng Tài thì khác. Nó vừa bước vô nhà là quăng ngay cái cặp vô một xó, nhào tới chỗ đám giấy bồi ngổn ngang. Ba nó đang cặm cụi làm những cái đầu Lân và mặt ông Địa. Mấy cái ba nó làm nhỏ nhỏ thôi, thứ để cho con nít chơi. Ba nó nói ở trong Chợ Lớn mới có những "thầy" làm những cái đầu Lân râu xanh râu bạc cho mấy đội múa Lân "tầm cỡ" thành phố chuyên đi biểu diễn trong mấy ngày Tết hay lễ lạt. Những cái cha con nó đang làm đây chỉ là những đồ chơi. Niềm vui của Tài không phải ở mớ giấy, hồ, nan tre, phẩm màu... làm lên đầu Lân. Nó chỉ nôn nóng lăng xăng quanh ba nó để cho mau xong công đoạn "chế tạo" mà tới giai đoạn "tiêu thụ". Khi đó nó sẽ được vô nội thành. Đi thành phố thì vui phải biết! Ba nó "thiết kế" xe ba bánh thành một gian hàng lưu động, treo lên đó những đầu Lân và mặt ông Địa kín hết xung quanh. Tài sẽ ngồi chính giữa thùng xe với cái trống con. Ba nó sẽ đạp xe chở cả nó lẫn đầu Lân, ông Địa vô nội thành. Thế là những con đường trong thành phố tấp nập người và những gương mặt múp míp của ông Địa luôn toe toét cười và xe, có một triệu thứ hàng thượng vàng hạ cám. Có cả một chiếc xe ba bánh lủng lẳng những cái đầu Lân xanh đỏ ngộ nghĩnh và hiền khộ Cắc tùng, cắc tùng, cắc cắc tùng! Tài ngồi lắc lư trong xe, liền tay gõ trống. Chỉ riêng nhịp điệu cắc tùng cũng đủ làm nó phấn khởi. Tay nó cứ liên tục gõ, còn mắt nó thì mở to nhìn ra hai bên phố lộng lẫy rực rỡ tưng bừng.

Giờ này người ta chen chúc khắp nơi mua sắm đủ thứ. Nhưng không mấy người mua món đồ chơi ông Địa, đầu Lân. Tuy nhiên một bầy con nít bình dân đã rồng rắn kéo theo sau xe lân. Tài ngoảnh nhìn ra sau thấy bọn trẻ thì tự hào lắm. Nó say sưa nhịp trống. Tiếng trống con giữa phố xá ồn ào giống như nhịp thời gian thôi thúc "Tết tới rồi, Tết rồi!". Ba nó gò lưng đạp chiếc xe. Lòng ông nao nao một nỗi niềm người lớn, nhưng ông mỉm cười tự nhủ:

-Thôi, lời lỗ gì! Miễn là mấy đứa nhỏ vui.

Hết