Chương 1

Hân, nghe mẹ đặn đây!

Gia Hân đang dán mắt nhìn chị Gia Uyên. Bộ đồ chị Uyên mặc, sao Uyên thấy mát mẻ thế nào ấy. Mẹ vốn rầt nghiêm khắc trong việc mấy cô con gái ăn mặc, sao hôm nay mẹ trở nên dễ tính? Vì chị Uyên sắp thành người mẫu của công ty du lịch à? Ngườì mẫu thôi chứ có phải ca sĩ hay bác sĩ đâu chứ.

Gỉa Hân nghĩ bụng, muốn châm một câu cho chị Uyên “nhảy” chơi, ai dè bị mẹ gọi giật giọng.

Gia Hân bước đến trước mặt bà Nguyệt:

– Thưa mẹ, dặn gì con?

Bà Nguyệt cao giọng:

– Ở nhà học bài. Sắp thi rồi, đừng có chơi điện tử, hay hát karaoke, nhớ chưa?

– Dạ, con biết rồi.

– Đừng có vâng dạ ngọt xớt như thế, nhưng ba mẹ ra khỏi nhà là em lại quên tất cả. Mẹ không muốn bị nhà trường gời thư mời nữa đâu.

Gia Hân xụ mặt:

– Chỉ mỗi một lần thôi, mẹ nhắc hoài, con ghét lắm.

Bà Nguyệt trừng mắt:

– Hân! Ai dạy con thói trả treo hỗn hào thế hả? Con gái người ta học hành tử tế, chứ ai để nhà trường mời gia đình lên giáo huấn. Hôm nọ, mẹ quê một cục, nhắc để con nhớ chứ đâu phải để mẹ bêu riếu con.

– Mẹ! Mình đi thôi, kẻo trễ.

Gia Uyên nhún nhảy đi ra, hối bà Nguyệt.

Nhìn em gái, Uyên kẻ cả:

– Hân chịu khó trông nhà, học bài. Hai về mua cho bịch chè Thái.

Gia Hân bĩu môi:

– Em không ăn, chị đừng mua. Em biết nình phải làm gì mà.

Ra đến cửa, bà Nguyệt còn bảo:

– Nếu đói thì ra ngoài ăn tô phở đỡ, nhé Hân.

– Dạ.

Chờ mẹ và chị Hai lên xe, Hân đóng cửa, buông phịch người xuống ghế.

Dạo này mẹ luôn khó chịu với Hân. Đi ăn cưới ăn tiệc, thậm chí các đám giỗ của bạn bè ba mẹ, mẹ cũng dẫn chị Hai đi theo, cứ như là đem chị Hai đem khoe ấy.

Gia Hân giở cuốn lịch sử, đọc được vài dòng, Gia Hân thở dài. Mấy môn học thuộc lòng, Hân không cần tốn thời gian “gạo như tụi bạn, vì ngày thường Hân rất ý tứ việc học. Bài nào Hân cũng học thuộc, giờ chỉ đọc sơ là Hân nhớ tất cả.

Đẩy cuốn sách qua một bên, Hân đứng dậy đứng bên cửa sổ, nhìn qua căn nhà đối diện, tìm nhà có cây hoa ngọc lan rất to lớn. Đang mùa ngọc lan trổ bông, nên mùi hương hoa như quyện vào gió, quấn quít vào từng ô cửa sổ như muốn chia sẽ hương đời.

Gia Hân trước khi đi ngủ thường đứng mười phút, hít đầy hương hoa, cảm nhận sự thanh thản sau những giờ học căng thẳng rồi mới chịu lên giường.

Căn nhà ấy của một đôi vợ chồng già, đã về hưu. Hân nghe kể, họ có hai người con học rất giỏi, nhưng đi đu học. Xong chương trình, họ không về nước, mà ở luôn tại Úc hay Pháp gì đó. Cả tuần nay, Hân không thấy bà Bảy mẹ Hân gọi người hàng xóm theo thứ tự nhặt hoa phơi. Những bông hoa ngọc lan trắng muốt xinh xinh, rơi xuống đất, đất uống luôn hương hoa, khiến những bông hoa đổi màu dần từng giờ. Xác hoa trải la liệt trên khoảng sân nhà bà Bảy.

Gia Hân suy nghĩ miên man. Mắt cô chợt bắt gặp nơi ghế đá kê dưới gốc cây, có bóng người nằm. Vợ chồng ông Bảy chỉ hay ngồi trên ghế, họ hầu như không nằm dưới ghế bao giờ theo sự quan sát của Hân. Hôm nay là ông hay bà nhỉ? Họ nằm trên ghế, có nghĩa là ông hay bà Bảy đang bệnh?

Gia Hân vội gọi sang:

– Phải bà nằm đó không, bà Bảy?

Không nghe tiếng trả lời, nhưng Hân trông thấy đầu ngóc lên nhìn, rồI lạI nằm xuống. Gia Hân lo lắng.

Chắc chắn ông hoặc bà bị bệnh đầy mà. Hân chẳng thích sống ở thành phố là vì “đèn nhà ai nấy sáng”. Không như hồi Hân ở quê nội. Buổi chiều, tụi con nít kéo nhau ra đầy ngõ xóm, chơi búa xua các trò nhảy dây, trốn tìm ... Nhà nào có ngườí đau bệnh, chỉ ới một tiếng, hàng xóm kéo đến đầy người. Cuộc sống đơn sơ mộc mạc nhưng rất tình nghĩa. Thực tế trước mắt Hân nè. Gia đình Hân và gia đình ông bà Bảy là hàng xóm cả chục năm rồi chứ bộ, nhưng ngoại trừ ngày Tết, còn ít khi ba mẹ qua chơi nhà ông bà Bảy. Duy nhất một mình Hân loi choi, lóc chóc hay trèo tường qua bên ấy lượm cầu, lượm hoa. Mười ngày đủ chục, trái cầu Hân đá toàn bay qua nhà hàng xóm.

Nhờ thế, Hân có cách leo tường đặc biệt mà chỉ một mình Hân biết.

Gia Hân phân vân. Thật lâu cô quyết định qua bên xem sao. Giờ này, ba mẹ và chị Hai chắc đang nâng ...ly thật ngọt. Hân chả cần sợ hải, cô nhanh nhẹn chạy khỏi phòng, xuống sân và đến góc tường. Hân khéo léo leo qua hàng rào.

Gia Hân nhăn mặt. Cô tính lên tiếng hỏi xem là ông hay bà Bảy nằm trên ghế. Nhưng cô đã kịp ngậm miệng:

“ ...Trả lại em yêu con đường học trò. Buổi chiều công viên mây trời xanh ngắt ...

Trả lại cho em khung trời mùa hạ. Con đường Duy Tân..”.

Là một gã đàn ông đang rì rả khóc, chứ không phải hát! Chắc thất tình em học trò nào đây. Hèn gì nằm chèm bẹp, không hề nhúc nhích.

Nhưng là ai nhỉ?

Gia Hân hắng giọng:

– Này!

Tiếng hát im bặt, và con người đang rên ấy ngồi dầy thật nhanh:

– Cô là ai?

Gia Hân cố làm mặt tỉnh:

– Vậy chú là ai? Sao vô được nhà ông bà Bảy?

Một câu hỏi ngố hết sức! Gia Hân tự rủa thầm bản thân.

– Câu đó tôi phải hỏi cô đó, nhóc. Nhà người ta kín cổng cao tường, sao cô vào được?

Chắc chắn cô đã đào tường, phải không?

Gia Hân mím môi ngang ngang:

– Tôi trèo đàng hoàng, tại chú bận rên rì nên không chú ý xung quanh.

– Cô ở căn nhà nào nhỉ?

– Chung một bức tường nhà ông bà Bảy. Chú chưa trả lời tôi!

Nhún vai, hắn đi quanh Gia Hân. Hân hơi hoảng khi thấy hắn to, cao hơn Hân cả cái đầu.

– Tôi là chủ nhà.

Gia Hân vọt miệng:

– Chú nói xạo.

– Tôi không nói xạo.

– Xạo trăm phần trăm. Chủ nhà là ông bà Bảy, họ già rồi. A! Hay là chú đã cướp nhà của ông bà Bảy? Mấy hôm nay, tôi không thấy ông bà Bảy đâu cả.

Bây giờ tự nhiên chú xuất hiện, đúng là có vấn đề.

Hắn trợn mắt:

– Vấn đề gì?

Gia Hân vòng tay:

– Chú có thể đã hại họ để cướp nhà. Tôi phải đi báo công an để họ xác minh.

– Nhóc con khéo tưởng tượng thật. Nếu tôi nói tôi chính là con ông bà Bảy thì sao?

Cong môi, Hân lắc đầu:

– Xì! Chú nói láo với công an, họ có thể tin, nhưng tôi thì không. Tôi ở đây cả chục năm, tôi không thấy bà Bảy có người con như chú.

Hắn cười vang:

– Nhóc khá lắm! Mười năm qua, vật đổi sao dời, lúc ấy bất quá nhóc lên năm tuổi không nhớ tôi cũng đúng.

Hân cãi:

– Năm nay tôi mười tám tuổi rồi. Mười năm trước, khi đó tôi lên tám, tôi vẫn nhớ ông bà Bảy có hai người con trai. Họ không giống chú.

Hắn vẫn điềm tĩnh:

– Chắc tại tôi ăn cơm Tây, nên thay da đổi thịt. Nhưng tên tôi thì không hề thay.

Hân trễ môi:

– Thế ông bà Bảy đâu?

– Ba mẹ tôi về quê xây mộ cho ông bà nội, ngoại tôi. Chẳc phải hai tuần nữa mới lên.

Hân chớp mắt:

– Thật chú là con trai ông bà Bảy hả?

– Tôi còn nhớ cô nhóc là con gái bà Nguyệt, đúng không nào?

Gia Hân buột miệng:

– Vậy chú là chú Khang hay chú Khương. Dạo trước, chú hay nhặt hoa ngọc lan cho chị Hai tôi, còn tôi thì luôn được chú cho ăn ké kẹo sô-cô-la. Những viên kẹo lúc ấy vừa đắng vừa đen như cục ... cứt chó. Tôi toàn rủa sau lưng chú và ném kẹo vào sọt rác. Sau này, tôi mới biết những thanh sô-cô-la ấy rất đắt tiền.

Khang kêu lên:

– Có chuyện tệ hại ấy sao? Hèn gì nhóc ghét tôi đến vậy.

Hân im lặng. Khang hỏi thèm:

– Nghe nói chị Gia Uyên của nhóc, bây giờ rất nổi tiếng?

Gia Hân xụ mặt:

– Chú bỏ ngay kiểu gọi người ta bằng nhóc. Muốn biết, cứ qua tìm chị Uyên mà hỏi.

Dứt lời, Gla Hân quay người bỏ đi:

– Khoan đã Gia Hân!

Giọng Khang chợt ấm lại. Gia Hân ngẩn ngơ:

– Chú còn nhớ tên tôi à?

Khang mỉm cười:

– “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau có giậu mồng tơi” ... làm sao tôi quên được chị em Hân chứ. Mà này, bắt lỗi người ta nhưng nãy giờ Hân toàn gọi người ta bằng chú ông?

Hân gai góc:

– Có sao đâu.

Khang khua tay:

– Đúng là chỉ Gia Hân mới nói thế này:

Gia Hân hơi khớp khi ánh mắt Khang nhìn cô Diễn tả thế nào nhỉ? Giống mấy diễn viên Hàn Quốc đóng phim tình cảm. Lạy chúa! Xin người ban cho trái tim Hân được bình yên.

– Nghĩ gì vậy Hân?

Giọng Khang thật ấm.

Gia Hân lắc đầu:

– Không có gì! Chào ... chú, Hân về đây.

Khang kêu lên:

– Về chi gấp vậy Hân? Bên ấy chả phải mọi người đi vắng hết rồi sao?

Gia Hân chớp mắt:

– Sao chú biết? Phải chú đã theo dõi nhà người ta không?

Khang cười:

– Tại ... hai nhà cách nhau quá gần, mọi âm thanh to nhỏ đều lọt được qua nhà nhau. Dì Nguyệt thì ...rất ít khi nhỏ nhẹ, đúng không?

Hơi quê, bởi Khang xa Việt Nam lâu rồi vậy mà tật xấu của mẹ Hân, anh ta vẫn còn nhớ rất rõ. Khỉ thật!

– Chú hiểu thì tốt quá. Người đi xa lâu lắm mới về,vậy mà không ghé qua thăm hàng xóm. Hèn gì người ta nói dân thành phố ít tình người. Tôi phải về, kẻo mẹ tôi tôi bất thình lình gọi điện kiểm tra đột xuất không có ở nhà, càng dễ ăn đòn. Chào chú!

Lời nói vừa dứt, Gia Hân đã nhảy tót lên bờ tường, phóng theo xuống đất, trở lại nhà mình.

Khang ngẩn ngơ. Gia Hân lớn lên xinh đáo để, còn đẹp hơn cô chị vài điểm.

Hấp dẫn bọn đàn ông bây giờ là tính khí ngang ngang bướng bỉnh. Hân trách, anh nhận. Thật ra anh chỉ mới về Sài Gòn hồi khuya, đã kịp ghé thăm ai đâu. Ba mẹ anh về quê, vì thế anh đâu dám đường đột qua thăm hàng xóm.

􀃋 􀃋 􀃋 Gia Uyên nằm soài xuống giường, chiếc váy ngắn để lộ nguyên cặp đùi trắng nõn. Cô nghiêng người hỏi Hân:

– Nhà ông bà Bảy cho người ta thuê hả Hân?

Gia Hân chưng hửng:

– Ai nói với chị?

– Hồi sáng, tao thấy một gã đàn ông khá hấp dẫn tập tạ trên sân thượng. Hắn cứ nhìn tao và cười. Chắc muốn làm quen.

Gia Hân so vai:

– Quen từ xưa rồi, giờ còn quen chi nữa.

Gia Uyên tròn mắt:

– Mày nói vậy là sao?

– Muốn biết, chị qua bển mà hỏi. Em còn con nít trẻ ranh, mẹ mà thấy em hỏi chuyện bọn đàn ông, mẹ dám bẻ hết răng.

Gia Uyên so vai:

– Mày mà sợ ba mẹ ....chuyện lạ thật.

Gia Hân thản nhiên:

– Cha mẹ mình thì phải nghe lời, ba mẹ đâu phải cọp mà sợ. Em chỉ không muốn ba mẹ buồn lòng.

Gia Uyên nheo mắt:

– Mày nói nghe đúng giọng “con ngoan trò giỏI”. Hỏi thật nhé, bây giờ mẹ bắt mày nghỉ học lấy chồng, mày nghe lời không?

Gia Hân cong môi:

– Chuyện ví dụ này sẽ không bao giờ xẩy ra cho em, nên em lười trả lời lắm.

– Mày thử trả lời tao nghe coi.

Gia Hân chớp mắt:

– Tự nhiên chị hỏi khó em cầu gì lảng nhách à. Hay là mẹ và chị đang âm mưu gì, phải không?

– Đừng độc mồm độc miệng như thế. Có ngưới họ thích Hân và muốn em làm con cháu của họ.

– Điên! Chả quen chả biết, tự nhiên. thích em là sao?

– Ông ta từng một thời nếm mật nằm gai với ba mẹ ở chiến khu D.

Gia Hân nhăn nhăn:

– Chị nói thật hả?

Gia Uyên quan trọng:

– Thật chứ. Hôm qua, chị nghe được cuộc nói chuyện giữa mẹ và bác ấy.

– Đừng bảo với em, mẹ bằng lòng nhé?

– Mẹ chứ đâu phải chị hay em. Ai lại đồng ý ngay như thế được, phải treo cao giá ngọc ngàn vàng, nhóc ạ.

Gia Hân xẵng giọng:

– Trong mắt chị và mấy người lớn, em lúc nào cũng là con ngốc ngông nghênh, bướng bỉnh. Vậy sao không đặt chị trở thành nhân vật chính cho câu chuyện của mẹ, lại về em làm gì?

– Đã bảo rằng, họ thích em mờ.

Cách nói chuyện của chị Uyên khiến Hân bực dọc. Nếu nói qua nói lại vài câu, ắt hai chị em gây nhau rùm nhà. Lần nào cũng mắng Hân luôn la to để mẹ xuất hiện và mắng Hân.

Hồi trước, chị Uyền ưa nhõng nhẽo nhưng không quá quắt như bây giờ. Từ khi bước lên sân khấu, làm người mẫu chị Uyên toàn gây khó cho Hân. Phải chi hai người không phải chị em ruột cho cam.

Thấy Hân đột nhiên im lặng, Gia Uyên lay vai Hân:

– Này!

– Gì nữa?

Mày bị chập mạch hả? Tự nhiên quạu!

– Chẳng cái gì tự nhiên hết. Thế chị còn hỏi gì nữa không. Nếu không, chị về phòng để em ngủ.

Gia Uyên tròn mắt:

– Ngủ gì giờ này Hân ...

Gia Hân xua tay:

– Nhưng đêm và cả chiều tối qua, em có dám ngủ đâu, khi mẹ và chị chưa về.

Sau đó em phải học hết hai chương lịch sử Việt Nam. Mốt em phải thi rồi. Em thèm ngủ lắm. Chị không cho em ngủ, em lên cơn đau đầu, em phải đập đầu vô tường đấy:

Gia Uyên kêu lên:

– Nhỏ này, thiệt tình à ... Tao không hỏi nữa, ngủ thì ngủ đi. Mai mốt mập ú như con heo, lại réo tao nhé.

Gia Hân tỉnh bơ:

– Em đâu uống bia, ăn tiệc tùng mà sợ. Ngày ba bữa, cứ mì tôm, bánh mì đều đều, đảm bảo dáng em ăn đứt chị đó.

Gia Hân leo lên giường, ôm con gấu bông vào lòng, nhắm mắt lại, che đi sự láu lỉnh, tinh khôn. Uyên đành phải trở về phòng mình.

Chẳng muốn nghe bà chị xí xọn nhiều chuyện nên Hân kiếm cớ đuổi khéo, chứ làm sao ngủ giờ này.

Khóa cửa phòng, Hân ngồi vào bàn học. Dù quậy tưng bừng, nhưng Hân vẫn là niềm tự hào của ba mẹ về thành tích học tập. Ước mơ của Hân rất nhiều, tất nhiên cô không thể tham lam đòi ôm cả thế giới vào lòng. Hân thích trở thành tiếp viên hàng không, được bay giữa bầu trời, được đi nhiều quốc gia trên thế giới. Hoặc thấp hơn một chút là làm hướng dẫn viên du lịch, cũng tha hồ đi đó đây.

Vốn ngoại ngữ của Hân không tệ, chưa thi hết phổ thông trung học, Hân đã có bằng C Anh văn và tiếng Nhật, đủ tự tin bước vào đời Khổ nỗi, mẹ lại thích Hân thành ca sĩ. Mẹ âm thầm tốn khá nhiều công sức để Hân được hát, tham gia các chương trình “Tuổi đời mênh mông”, “Hát với ngồi sao” ...Thậm chí cả thi Tiếng hát “Ngôi sao truyền hình”.

Hân có giọng ca trời cho, rất ngọt rất thanh. Nhìn những ca sĩ nổi tiếng, Hân cũng có lúc khao khát mình là người của công chúng.

Từ khi chị Gia Uyên trở thành người mẫu sáng giá, Hân bất giác nhìn lại chị mình, để rồi nhất định không chịu nghe mẹ học hát, thi vào trường Đại học Văn hóa. Về chuyện này, mẹ giận cô cả tháng trời. Hân vẫn nhất quyết không thay đổi. Ba lại muốn cô học Y khoa. Ngày xưa ước mơ trở thành bác sĩ là tâm nguyện của ba. Nhưng gia đình nội không thể giao tài sản sự nghiệp vào tay con gái, vì lúc ấy bà nội vẫn mang quan điểm 'con gái là con người ta”, ba cô đành học kinh doanh. Nhưng ước mơ ấy, hình như ba chưa lúc nào quên. Thế là gia đình Hân tưng bừng “nổ” một cuộc bất phân thắng bại vào ngày Hân làm hồ sơ thi đại học.

Cuối cùng, để vui lòng thân phụ mẫu, Hân ghi danh cả hai trường. Tất nhiên học để thi đậu là quyền của Hân.

Gia Hân chép môi khẽ thở dài.

Cô đến bên cửa sổ mở cửa kiếng ra. Gió đêm ùa vào phòng gió cuốn theo tiếng đàn ca của Khang, bay vào trái tim đang buồn của Hân.

“Mai em đi rồi, xa thành phố cũ Trả lại cho đời kỷ niệm bay bay Đêm nhớ mong ai đêm ngồi khóc mãi nhớ thương ai, nắng ngẩn ngơ hoài ...”.

Gia Hân ngẩn ngơ. Tiếng đàn ghi-ta thật chuẩn, hòa theo giọng ca âm trầm, từng chút đi vào lòng người. Khác Hân hồi chiều, Khang vu vơ, bị Hận chê.

Cũng may Hân mới chê trong bụng, chưa buột thành lời. Nếu không, bây giờ quê một cục.

Gia Hân gõ nhịp tay lên thành cửa sổ, cô bất chợt hát theo Khang:

“Nếu em đi rồi xa vòng tóc thơ Vầng mây ngang trời như tóc ngang vai Anh có nhớ em đáng gầy thon nhỏ Mỗi chiều tan trường vui bước chân nai Mai em đi rồi, còn lời này cuối Sách vở hợc trò giữ lại hạ xưa Kỷ niệm trong tay đong đây nỗi nhớ Áo trắng bây giờ nhòa lấp trong mưa”.

– Gia Hân! Cám ơn nhé!

Gió lại đưa câu nói của Khang lên khung cửa sổ nơi Hân vừa đứng hát. Hân rất muôn trả lời, nhưng hình dung vẻ mặt của mẹ, Hân đành lặng lẽ quay vào giường.

Buổi sáng, Gia Hân như thường lệ, cô cầm vợt qua phòng Gia Uyên. Cửa vẫn đóng, Hân gõ cửa.

– Chị Hai! Dậy “dợt” cùng em vài trái cầu đi chị Hai.

Gia Uyên lười biếng:

– Hôm nay nghi một bữa đi Hân, mắt còn cay xé à.

Gia Hân dọa:

Chị tập thể dục 'buổi đực, buổi cái” thế này, người mất tính nhanh nhẹn, nhanh thành người mẫu béo nhất Việt Nam cho coi. Người mẫu chân dài còn học thêm môn cầu mây nữa đó.

Gia Uyên khó chịu:

– Làm ơn tha cho tao được không Hân. Tao tự biết bảo vệ dadng hình của mình, mày khỏi dạy tao.

– Em đâu dám dạy ai.

– Chị còn mệt, để nó ngủ chút đi Hân. Dám đá cầu với mẹ không?

Tiếng Nguyệt vang lên. Gia Hân chớp mắt:

– Mẹ không phải chạy bộ với ba, hả mẹ?

Bà Nguyệt cười:

– Ôi! Sáng nay mắt chứng gì, ổng đi đánh tennis cùng người ta mất tiêu.

– Mọi bữa, mẹ vẫn đi với ba tới sàn tennis mà.

– Phải có mấy người hợp “gu” đánh mới đựợc. Thôi, hai mẹ con đá câu mây nhé. Thử coi con gái đá hay, hay mẹ đá ngon cơm hơn.

– Đá cầu mây, con thua mẹ là chắc.

Gia Hân vẫn thầm phục mẹ cô. Mẹ học các môn thể thao rất nhanh, toàn các mô dành cho các ông các bà sang trọng, quý tộc.

Vừa đá cầu vừa suy nghĩ, Hân dã đá mạnh trái cầu qua phía tường rào. Liền theo đó tiếng kêu “í trời” vang lên.

Bà Nguyệt kêu nhỏ:

– Chết! Chắc cầu rơi trúng ông Bảy. Con mau qua xin lỗi ông, mẹ vào làm điểm tâm.

Gia Hân so vai:

– Bác Bảy đâu có ở nhà mà trúng nhằm cầu chứ.

Bà Nguyệt cau mày:

– Chả phải vừa rồi tiếng đàn ông hay sao?

– Con nói không phải bác Bảy, mẹ ạ.

– Vậy thì ai cà?

– Quý tử của bác ấy.

Bà Nguyệt tròn mắt:

– Quý tử? Con muốn nói là con trai bác Bảy hả? Hai cậu đó cả chục năm nay đâu có về Sài Gòn. Bác Bảy gái vẫn than mình vô phước, nuôi con ăn học thành tài, con bỏ cha mẹ lấy vợ Tây rồi sao?

Gia Hân nói nhỏ:

– Con không rành lắm gia đình bác Bảy. Nhưng anh con trai bác ấy chắc chắn con không lộn được, bởi chính anh ta nhận ra con trước.

Bà Nguyệt chậm rãi:

– Là cậu nào hả Hân?

– Dạ, anh ta nói tên Khang.

– Vậy thì đúng rồi, nó là thằng em. Thằng anh tên ... Khương cơ.

Vừa lúc ấy, Khang nhô đâu lên trên tường, tay cầm quả cầu máy, miệng nói:

– Út Hân! Phải quả cẩu của em không?

Gia Hân nhìn mẹ, không dám nói. Bà Nguyệt bảo:

– Xin cậu ta lại quả cầu đi.

Khang cười:

– Dì Nguyệt phải không ạ? Cháu chào dì! Xin lỗi dì, cháu đã chào dì sau mười năm xa nhà bằng cách này. Cháu không cộ ý.

Bà Nguyệt từ tốn:

– Phải cậu Khang không?

– Dạ, phải ạ.

– Chà! Cậu không nói, ra đường chắc tôi không nhận ra. Cậu khác quá!

Khang cười:

– Mười năm, cháu ăn cơm Tây, lăn lộn giữa chợ đời đất khách quê người, không già dặn làm sao cháu tồn tại, thưa dì. Cháu xin lỗi, trưa nay cháu sẽ qua thăm dì dượng và hai em. Hân, trả em quả cầu mây nè.

Gia Hân sọ vai:

– Cám ơn. Thả xuống giùm đi!

Bà Nguyệt gắt nhẹ.

– Hân! Sao không biết lịch sự chút gì vậy Mẹ dạy con thế nào?

Gia Hân im lặng, gườm gườm nhìn Khang.

Khang mỉm cười:

– Không sao đầu dì ơi, dì đừng rầy Gia Hân, không thôi lần sau Gia Hân găp cháu, coi cháu là kẻ thù thì tội lắm.

Dứt lời, Khang thảy quả cầu xuống. Gia Hân nhặt trái cầu, rồi bỏ đi thẳng lên nhà. Biết rằng mẹ sẽ mắng, nhưng Hân mặc kệ, bởi ánh mắt Khang khiến cô nhột nhạt, khó chịu như kiến chích vậy. Lạ thật!

􀃋 􀃋 􀃋 Bà Nguyệt vừa ăn sáng vừa kể cho Uyên nghe chuyện Khang bằng câu mở đầu:

– Con biết gì không Uyên?

Gia Uyên nuốt nhanh muỗng bánh canh:

– Biết gì hả mẹ?

Bà Nguyệt hạ giọng:

– Cậu Khang, con trai ông bà Bảy ấy.

Uyên nhún vai:

– Mẹ gặp anh ta rồi à?

Bà Nguyệt chưng hững:

– Thì ra con cũng gặp cậu ta rồi, chỉ có Uyên nói:

– Con chưa gặp, chỉ thấy loáng thoáng bóng người, giờ nghe mẹ nói, con suy ra thôi.

– Hắn thế nào hả mẹ?

– Mặt mũi sáng sủa lắm. Cậu ta bảo trưa nay qua thăm chúng ta. Hân này!

Chút nữa con nhớ lấy bộ ấm trà kiểu của ba con ra để mời khách. Nhà cửa dọn dẹp cho sạch sẽ một chút.

Gia Hân nhăn nhăn:

– Làm như anh ta là tổng thống không bằng. Con phải sang nhà nhỏ Phượng mượn lịch thi. Mẹ biểu chị Hai dọn dẹp được không?

Bà Nguyệt gắt:

– Lịch thi tại sao con không ghi, hả? Cần thiết, gọi điện qua hỏi con Phượng cũng được vậy. Không phải cậu ta là ông to bà lớn, nhưng tự chúng ta biết nâng cao giá trị của mình. Mẹ muốn không ai coi thường con gái mẹ.

– Ôi dào! Hàng xóm láng giềng chữ đâu phải người ta đi coi mắt con gái mẹ.

Mẹ đừng làm khó bản thân. Con phải ghé thư viện nữa.

Bà Nguyệt biết tính bướng bỉnh của Hân nên bà không nói nữa. Thấy mẹ im lặng, Hân chưa kịp thở phào thì Gia Uyên nheo nhéo:

– Hân! Phải biết tận dụng cơ hội ngàn năm một thuở, em ạ. Lỡ anh ta thích em thì sao nhỉ?

Gia Hân càu nhàu:

– Thích chị đó. Chị chưa xuất giá, em đâu dám vượt đèn đỏ qua mặt chị. Chị muốn bắt anh ta thay đổi thế nào, hãy ở nhà chờ nhé. Em đi đây!

Bà Nguyệt chợt nhớ:

– Hân! Đi đâu cũng phải về nhà trước giờ cơm trưa nha con. Ba con dặn, suýt chút mẹ quên mất.

Gia Hân kêu lên:

– Tự nhiên mọi người rắc rối quá à. Ba con mấy khi quan tâm việc học hành của con. Hôm nay chủ nhật, lẽ ra con phải được thoải mái một ngày. Mốt con thi rồi mà mẹ.

Bà Nguyệt nhẹ giọng:

– Chuyện này, mẹ không biết. Do ba con mời cơm khách. ông nói thì khỏi cãi. Con lạ gì tánh ba con chứ.

Dù muốn cãi mẹ, Hân cũng không thể. Cù cưa như với chị Uyên. Đành vậy dắt xe khỏi nhà, Hấn chạy lòng vòng quanh thành phố. Thật ra cái cớ chép lịch thi, Hân chỉ nghĩ ra để thoát khỏi sự ràng buộc của mẹ. Ngày giờ thi môn nào, Hân đã thuộc lòng.

Đi long nhong một mình cũng chán. Ghé nhà sách hay quán cà phê một mình càng chán hơn. Hân quay đầu xe, định ghé qua nhà nhỏ Phượng rủ đi bơi, nhưng chưa kịp nổ máy, đã nghe tiếng gọi:

– Hân? Phải Gia Hân không?

Tiếng Bích Phượng! Trời ạ! Vừa nghĩ đến bụt là bụt hiện ngay. Linh thật?

Gia Hân tủm tỉm:

– Mày đi đâu vậy Phượng?

Bích Phượng bước đến bên Hân:

– Tao đi bơi. Còn mày, không bơi hay sao mà đến hồ bơi còn về?

Gia Han ỉu xìu:

– Tao lang thang một mình thấy chán, tính đến rủ mày. Bây giờ gặp đây thì tốt. Ủa! Ai đi chung với mày thế?

Bích Phượng so vai:

– Anh họ.

Gia Hân cong môi:

– Anh họ hay người dưng khác họ? Mày phải khai thật, nếu không tao nghĩ chơi mày ra.

– Lảng xẹt. Tự nhiên đòi nghỉ chơi tao chỉ vì một người con trai à? Mày khiến tao tưởng mày bắt đầu “hỏng”? Yên tâm đi, là anh em bà dì ruột của mẹ tao, để tao giới thiệu hai người làm quen.

Gia Hân vội vã:

– Đừng Phượng!

Phượng ngạc nhiên:

– Sao, mày khớp rồi à? Trời ơi Gia Hân! Tao nghĩ mày chẳng bao giờ biết sợ ai chứ?

Gia Hân nhẹ tênh:

– Tao không thích dây dưa với bọn con trai. Tao ghét bọn họ lắm.

Bích Phượng vẻ khó xử:

– Dù sao gặp nhau rồi, mày cũng nên ở lại cho vui. Mày không phải đang muốn tìm tao à? Về nhà mày bây giờ cũng buồn thí mồ chà gì.

Gia Hân gật đầu:

– Cũng được. Nhà tao hôm nay chắc vui vẻ tưng bừng, chứ không buồn tênh như mọi ngày đâu.

Phượng hỏi:

– Chắc có tiệc hả Hân? Từ ngày chị Uyên mày lên hương, đúng là cuộc sống gia đình mày luôn sôi động, không như hồi trước nữa.

Hân cắc cớ:

– Mày thích không khí cũ hay sự náo nhiệt ồn ào hiện tại của nhà tao?

Phượng thật lòng:

– Hồi trước ghé nhà mày, tao khớp bởi vẻ tôn nghiêm gia giáo, ra thưa về gởi. Khi bước chân vào nhà, mọi sự đều nghiêm khắc, không hề có sự lạnh lùng, mà ba mẹ mày rất vui. Bây giờ tuy cánh cổng nhà mày rộng mở, nụ cười tràn đầy trên khuôn mặt mẹ mày, nhưng tao lại không còn thấy vui vẻ ấm cúng như trước, nó cứ gượng gạo khách sáo và kệch cỡm thế nào ấy. Tao xin lỗi, vì mày đã hỏi, tao không thể nói khác.

Hân trầm tĩnh:

– Mày nói đúng chứ không hể sai. Chị Hai tao thay đổi hoàn toàn. Ngay cách xưng hô với em út, chị tao cũng trịch thượng, khinh khỉnh, thứ ngôn từ của dân chợ cá, chợ tôm, chị Hai hầu như dành riêng để gọi tao. Buồn lắm!

Dắt xe vào bãi gởi, Hân quay ra đã thấy Phượng cầm hai bộ đồ trên tay.

Phượng chỉ gã đàn ông đứng bên cạnh:

– Đây là anh Vĩ Cảnh, anh họ Phượng, ảnh vừa du học ở Singapore về. Còn đây là Gia Hân, bạn thân của em, người mà em hay kể anh nghe đó, anh Cảnh.

– Rất vui khi được quen Hân! Tên em thì anh biết lâu rồi, nhưng tận hôm nay mới gặp được người. Hân khác hoàn toàn sự suy đoán của anh.

“Anh ta có giọng nói khá ấm, ánh mắt rất sáng đầy tự tin. Để xem ...”.

Hân thầm nghĩ. Cô nhẹ giọng:

– Anh hình dung Hân thế nào nhỉ? Giống Chung Vô Diệm hay Tây Thi?

Bích Phượng trợn mắt. Vĩ Cảnh điềm nhiên:

– Anh không có thói quen quan sát phụ nữ và cũng không thích vẻ đẹp bề ngoài. Ý anh nói đây là, em rất ấn tượng về tính cách. Anh thích con gái cá tính mạnh, ngang bướng, thông minh và đi kèm sự dí dỏm, hồn nhiên, chân thật. Em hội đủ những tính cách ấy.

Bích Phượng phì cười:

– Nói vậy, ý anh thích bạn em à? Có nhanh lắm không, anh Cảnh?

– Bạn bè, anh em thì chỉ cần một lần thoáng gặp đủ để anh biết phân biệt sự tốt xầu của người đối diện. Anh đâu thích bạn em theo kiểu tình cảm nam nữ, nên không thể dùng từ nhanh hay chậm, Phượng à.

Quay sang Hân, Cảnh nói:

– Chúng ta sẽ là bạn, được không Gia Hân?

Gia Hân chìa tay:

– Thêm bạn bớt thù. Hân không nhiều bạn nên rất thích kết bạn. Chính xác hơn Hân chỉ xin làm cô bạn nhỏ của anh thôi.

Bích Phượng kêu lên:

– Anh Cảnh hơi bị hên rồi đấy. Gia Hân nổi tiếng lạnh lùng, khó khăn trước con trai. Ở trường, trừ những bữa học chung lớp ra, thì Hân cấm để mắt đến thằng con trai nào. Lát nữa anh Cảnh phải bao em đấy. Một bữa tiệc nho nhỏ để chúc mừng tình bạn.

Vĩ Cảnh chưa kịp trả lời, Gia Hân đã nói:

– Đồ mỏ nhọn ham ăn. Mày thèm bánh canh Trảng Bang chứ gì. Chờ đi, ngày mốt thi rồi tao cho mày ăn xả láng. Trưa nay, tao phải về, “Mẫu hậu” đã ban chiếu chỉ, tao không thể cãi. Giờ thì xuống bơi thôi.

Vĩ Cánh không xuống hồ. Anh nhìn hai cô bé bơi dưới làn nước, lòng anh ấm lại.

Nhớ lúc còn bên Singapore, áp lực học quá cao, anh hầu như không còn thời gian rảnh để đi dạo thì thời gian nào mà vui vẻ, yêu đương chứ. Từ nay thì quá rỗi rồi!