Chương 1

Nhìn những hàng cây hoàng hạ trổ hoa vàng như những chiếc lồng đèn xinh xắn rực rỡ trong ngày lễ hội, Doãn bằng càng nhớ “nàng” cực độ .... Nàng rất mê suy loài hoa này, vườn hoa kiểng của anh có nhiều loại tuyệt đẹp nhưng anh vẫn luôn chăm chút cho những cây hoàng hạ để mỗi độ hè về cây nở rực hoa vàng ... Nhưng tất cả chẳng còn đâu ...

“Không có em còn tôi với ai.

Không có em lạnh giá đường vui.

Không có em ngồi đứng nơi này.

Không còn em còn ai với ai.

Em đã đi chìm khuất đã theo.

Em đã như ngon gió quạnh hiu.

Không có em đường cũ tiêu điều.

Em đã xa lìa trong nỗi đau.

Em đã biền biệt muôn trùng quá.

Từng cơn gió và từng cơn gió.

Em đi gió lạnh đến xa bờ.

Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ.

Em không có đường xa quá xa.

Em đà thôi cười giữa chiều mưa.

Em đã đi đời có đâu ngờ.

Mang trái tim mùa xuân héo khổ.

Không có em buồn vui với ai.

Không có em lụa gấm nhạt phai.

Ai đã chia người đã xa người.

Ai giết đi tình đang lứa đôi.

Tình khúc “Còn ai với ai” của Trịnh Công Sơn như nhắc anh nhớ về một thuở còn làm sinh viên và nàng thật dịu dàng ...thật khả ái ...

Thế mà cũng đã bao tháng ngày, nàng đã lao vào đời với nỗi đam mê bất tận ... Anh đem từng ngày như để khẳng định lại nỗi nhớ, nỗi đau quay quắc trong lòng mình. Phải chăng anh quá lãng mạn, đa tình nên đã để “nàng” vụt bay nhanh ...Nàng của thuở nào trong anh như nắng lụa vàng, nàng tuyệt Đẹp, nàng xinh xắn duyên dáng trong mọi hành động ... Sao mà hói ấy anh “si” nàng đến thế, còn bây giờ thi sao?

Phan Lữ bỗng vỗ lên vai Doãn Bằng rồi nói:

Ê ! Chú mày làm gì ngớ ngẩn suốt buổi sáng thế, Hay là nhớ phố rồi, tao đã nói rồi, mày không trụ mãi ở xứ biển này đâu.

– Sao chú lại nói thế. Đây là thành phố du lịch mà cháu thích nhất đó!

– Ối thích là một chuyện. Tao biết cũng vì mày ...

Chú ... ơi ! Chú có đi. Công chuyện hay không?

À, cái thằng này nhắc khéo tao hở. Được rồi, sáng nay tao có khối công việc, còn mày cái thằng quỷ, còn trẻ mà lười quá cứ ở lì trong vườn nhà Mày không chán à!

Cái gì mà chán, cháu cũng có khối việc, vác cây, a mà cả luống hoa đang chờ cháu đấy chứ!

– Cái cớ thôi chú mày ạ ! Thôi, ăn cái gì đã chứ?

– Cháu nấu mì ăn chú nhé?

– Chú không ăn mì, chẳng lẽ bây giờ lại ra quán.

– Cũng tại chú thôi. Ai bảo chú không chịu kiếm người để lo chuyện ăn trống. Cháu thì chẳng giúp gì được cho chú việc đó đâu?

– Đợi mày việc đó à ! Có mà chết, đời Chú mày quen sống đời đơn côi rồi.

Già rồi còn gì.

– Chú mà già à ! Tuổi hồi xuân đấy chú.

Ừ ... ừ Bốn mươi đâu phải là già, Phan Lữ là chú họ của Doãn Bằng, vốn là kỹ sư nông nghiệp, nên khu vườn hoa này chú gầy dựng nên thật đẹp, nơi đây là một cơ sở lai tạo những giống hoa đẹp ... Phong lan trong vườn là loại hoa được mọi người yêu thích và quanh năm vẫn không bao giờ thừa, có khi còn thiếu cung cấp cho mọi người. Ngày xưa chú vốn là một anh chàng lãng tử. Vậy mà khi đã làm, chú lại hết mình với công việc ! Thật nể vô cùng ...

Sau khi thất bại trong công việc và cả trong tình yêu Doãn Bằng đã bỏ thành phố về xứ biển này như một kẻ trốn chạy. Anh đã thất bại Bây giờ còn lại gì?

Ngẫm nghĩ mãi nhiều lúc muốn trở lại thành phố để bắt đầu lại với một công việc gì đó, nhưng sao anh cứ nấn ná mãi ở nơi này cùng chú Lữ tôi điểm cho đời bởi hương sắc của muôn loài hoa thắm.

Chú Lữ cười anh vì trong vườn trồng nhiều cây hoàng hạ nhưng rồi chú cũng vui vẻ mà lao vào nghiên cứu để trồng hoa này theo kiểu “bonsai”. Cả hai lại miệt mài. Nhất định là chú mày có kỷ niệm gắn liền với loài hoa này phải không?.”.

Doãn Bằng bỗng cười vì chợt nhớ đến lời của chú Lữ. Bài ca cứ âm vang trong lòng anh về hình ảnh của nàng. Khiến cho lòng anh lại thêm thắt đau.

“Ngày xưa em đến em mặc lụa vàng.Em đi trong nắng, chân em xinh xắn chưa hề lâm bụi trần, chưa hề vướng cỏ sầu.

Em đi vào mộng mơ. Ngày mai em đến xin mặc áo lụa vàng.

Nghe em hãy nhớ quê hương anh đó. Đang cần đến tình người, đang cần đến Nụ cười, cho tâm hồn nghỉ ngơi.

Ôi, nắng lụa vàng, nắng lụa vàng, nắng ướt môi em.

Ôi, nắng lụa vàng, nắng lụa vàng quấn quýt chân em.

Yêu con đường này, ngày xưa ngày xưa Trên con đường này chiều nay, chiều nay”.

– Thưa ông!

Doãn Bằng ngẩng đầu lên khi nghe tiếng kêu. Cô gái áo vàng ... Anh bỗng nhăn mặt, không hiểu vì sao dạo đó đến nay gặp áo vàng của các cô là anh bỗng chau mày:

– Sao?

– Tồi ... Dại À ! Tôi đến để mang hoa về công ty.

– Hoa nào?

Cô gái ngẩng mặt nhìn Doãn Bằng:

Rõ là ...

– Cô nói gì?

– Là chủ mà không biết, khách hàng của mình hợp đồng gì sao?

Doãn Bằng nhăn mặt rồi cười nói:

– Thật là sặc mùi công ty, ở đây làm gì có hợp đồng chứ!

– Á! Anh này mới lạ. Vườn hoa kiểng này không là công ty được sao?

– Thật là lạm dụng ngôn từ.

– Anh nói sao?

– À! Tôi nói, à ! Cô đến đây để nhận hoa. Tất cả là bao nhiêu?

– Tôi cũng không rõ.

– Anh là chủ phải biết chứ !

– Xin lỗi, tôi không là chủ, cô có thể đợi khoảng vài giờ hay là buổi chiều cô quay lại – Ơ hay. Sao tôi phải đợi đến vài giờ đồng hồ, vả lại đã hẹn rồi mà !

Doãn Bằng cười, đùa:

– Nhưng ai hẹn với ai chứ?

Doãn Bằng có cảm giác đôi má cô gái nóng bừng.

Cô nhìn Doãn Bằng nói ngập ngừng:

– Tôi, tôi không nói với anh.

– Tôi cũng không phải ở đây để đối đáp với cô Xin mời cô đợi ở phòng khách, chủ nhân sẽ trở về để giao hàng cho cô.

– Một hoa viên như thế này mà chỉ mỗi một ông chủ biết giao thiệp với khách hàng.

– Nơi đây không phải là chỗ để diễn đàn.

Cô gái áo vàng nhòm Doãn Bằng trân trân rồi cô nói:

Vậy anh cứ làm việc của anh kẻo chủ về lại quở trách, tôi muốn đi dạo.

– Hả !

Cô gái áo vàng đã ngoe ngoảy bỏ đi. Doãn Bằng nhìn theo rồi lắc đầu lẩm bẩm - Lại áo vàng, áo vàng.

Doãn Bằng bỗng ghét nhìn màu áo vàng khi tình cờ gặp một người nào đó mặc. Anh cũng biết mình như thế thật là vó duyên, duy nhất anh chị còn giữ loại hoa vàng đầy ắp kỷ niệm. Hoàng hạ tên hoa thật dễ thương, Màu vàng của hoa hoàng hạ luôn khiến cho Doãn Bằng thấy dễ chịu còn màu vàng của những chiếc áo có lẽ gợi lại hình ảnh anh cố muốn xoá nhoà. Nên khi nhìn thấy nó anh lại càng nhớ ... Chú Lữ bảo rằng:

Mày giống đàn bà quá!

Doãn Bằng sợ điều đó vô cùng, chẳng lẽ cá tính anh lại như thế sao? Doãn Bằng chợt cười. Có lẽ tại thời gian chưa thể xoá nhoà được trong anh nỗi đau. Chú Lữ nói:

Đó là nỗi đau đàn bà, mình là đàn ông ai lại si tình đến như thế. Có những lúc nghiệm lại lời chú Lữ, Doãn Bằng cũng hoảng nếu như bản thân anh lại như thế.

Nhìn bóng cô gái dạo bước trong vườn hoa, Doãn Bằng chợt ray rứt vì sự vô lý của mình? Sao anh lại không biết về việc này chứ. Công ty may mặc nào đó vừa mới thành lập giám đốc là một phụ nữ. Bà đã đặt ở đây số hoa kiểng đáng kể để trang hoàng cho công ty, số hoa kiểng đã được đủ đến công ty độ nửa tháng còn số phong lan này sẽ đưa đến sau khoảng hơn một trăm giỏ.

Nghe đâu bà giám đốc còn trẻ và rất có tài trong kinh doanh chú Lữ nói:

Để xem lần sau bà giám đốc có đến để nhận những giỏ phong lan về hay không? Vậy là chú cố tình kéo lại, để mong được diện kiến chủ nhân.

Vậy mà người chú Lữ mong gặp cũng không đến. Cô gái áo vàng kia có lẽ cũng chỉ là nhân viên mà thôi!

Khi chú Lữ trở về, Doãn Bằng giúp chú cho người mang những giỏ phong lan ra xe cho cô gái áo vàng Doãn Bằng nghe tiếng cô gái liến thoắng với chú Lữ:

– Dạ .... giám đốc dặn thêm một số giỏ phong lan màu tím và Vũ nữ. Lần sau giám đốc sẽ đến, bà ấy hiện đã vào thành phố rồi.

Chẳng biết bà giám đó là ai có quen chú Lư hay không mà sao chú cứ mong được gặp như thế, biết đâu lại là bạn cũ, chú Lữ vốn cũng là kẻ thất tình kia mà.

Do công việc ngày càng nhiều vì vườn hoa của Phan Lữ đã trở thành một cơ sở lớn nên Phan Lữ bận rộn nhiều vì phải chỉ dẫn cho một số nhân viên chăm sóc cây hoa. Tưởng dễ nhưng cũng phức tạp và vất vả vô cùng, Phan Lữ đành phải ăn cơm cùng nhân viên do cô trình Mai phục vụ trình Mai là người quen của gia đình chú Lữ, cô tình nguyện việc chăm lo cơm nước cho hoa viên Lữ Bằng. Mọi người đã đặt cho vườn ươm một cái tên ghép từ tên chú Lữ và Doãn Bằng.

Buổi sáng Phan Lữ đề nghị với Doãn Bằng:

– Bằng này, cháu đi Đà Lạt giùm chú có được không?

– Là cháu sao?

– Ngoài chú chỉ là mày thôi Bằng ạ! Chú cần một ít giống lan đặc sắc, cháu đến phân viện khoa học để tìm giúp chú.

– Việc đó chú đã sẵn sàng ...

– Ừ, vậy thu xếp đi sớm cho chú.

– Hoa lan ở vườn chúng ta thật đắt.

– Phải chi chú chỉ chuyên một loại này cho nhẹ nhàng.

Doãn Bằng cười:

– Chú à? Cái gì cũng vậy, phải phong phú về sản phẩm thì mới thu hút mọi người.

– Bởi vậy chú mới để cho mày vườn hoàng hạ đó cho phong phú thêm trang viên Lữ Bằng.

Cô trình Mai dọn thức ăn cho hai chú cháu rồi trở ra vườn.

Doãn Bằng nói:

– Hôm nay chú Nhật, đâu có ai mà cô làm nhiều thế, cô ngồi ăn luôn nhé!

Trịnh Mai lắc đầu:

– Tôi phải ra vườn.

Doãn Bằng nhìn Phan Lữ:

– Kìa, chú!

A! Cái thằng này, mày tường cô Mai là ai chứ! Có bao giờ cô ấy chịu dùng bữa với chúng ta đâu.

Trịnh Mai cười nói với Doãn Bằng:

– Ngày nào hai chú cháu cũng dùng với nhân viên, tôi dùng với bà Mây được rồi.

Bà Mây một phụ nữ ngoài năm mươi, sống độc thân, bà tha thiết muốn làm công việc này nên đã xin chú Lữ vào làm ở vườn hoa Lữ Bằng. Ở đây có khoảng hơn mười người, duy nhất chỉ có bà Mây và cô trình Mai là nữ.

Nhiều lúc Doãn Bằng đùa với Phan Lữ:

Các cô gái mấy đời chịu lao vào công việc đất cát này chú nhỉ, thích hoa đẹp, thích được tặng hoa nhưng chăm sóc vun trồng thì quả là họ không thích.

– Không hẳn như vậy đâu Bằng, tại ở đây vườn hoa của chúng ta không chuyên về việc cắt hoa để cung cấp mọi người. Nếu đây là vườn hồng, thế Nào cũng có nhiều cô xin vào để cắt hoa gói hoa cho đẹp.

– Họ chỉ thích hình thức đẹp còn lao vào chăm sóc thì lại sợ dơ, sợ sâu sợ ...

Phan Lữ cười:

– Chú mày cứ nghĩ xấu về phái đẹp như thế không là một người vị tha đâu?

Đàn ông con trai không có tính vị tha lả không tốt đâu?

– Sao?

– Chú không tranh luận về việc này nữa Thôi ăn sáng đi Bằng này, cái con bé đó cũng khá đấy chứ!

Doãn Bằng cười, biết chú nói cô gái vàng, nhưng giả bộ ngớ ngấn nói:

– Chú nói ai?

– Cái thằng này chẳng để ý đến ai cả.

– Cháu đâu có khoái chuyện đó.

– Chú chỉ. Muốn nói việc đó có liên quan đến công chuyện của chúng ta thôi.

Còn chuyện khác chú của mày cũng chẳng thèm.

– Chú nói thật chứ. Thế ai trông chờ bà giám đốc đến.

– Ta có quen biết đâu mà chờ chỉ vì, mà thôi, sáng nay ta đi ra biển ngâm mình một buổi, chú mày có muốn đi không?

Cháu quên hôm nay mình phải tự cho mình nghỉ ngơi một hôm chứ! Chú cứ đi đi, chiều nay cháu sẽ dạo quanh biển, Đi tắm biển mà có một mình thì thiệt là vô vị chú nhỉ?

– Ừ! Vậy thì sao chú mày không tìm ...

– Lo cho chú đi, cháu chưa nguôi chuyện xưa.

– Mày thật là luỵ, đàn ông mà luỵ tình khó thành công lắm đó!

Chú ơi! Cháu không luỵ ai cả, chỉ tại chưa gặp đúng đối tượng thôi. À, sao hôm nay chú lại hứng thú đi biển buổi sáng thế!

– Hứng thú cái gì chứ, bận rộn suốt chẳng có thời gian rãnh rỗi đám mình xuống biển. Tao nhất định rồi Bằng ơi! Sáng nào tao cũng đi tắm biển đấy!

– Chú làm như ai ngăn cản chú vậy?

Có ai ngăn đâu? Chỉ tại mấy cái cây bông nó hành mình phải không Bằng?

– Vậy thì chú chuyển nghề đi, hay chú tự giải lao một thời gian cho thư thả.

– Hả. Ai nói với mày tao có ý đó chứ, chú đã đổ hết bao tâm huyết vào đây có biết không?

– Cháu biết chú rất say mê việc này thế sao chú lại bảo tại vì ...

Phan Lữ cắt ngang:

Chỉ tại chú thấy mình mê mải với công việc mà quên giải trí nên mới nói thế để tự sắp xếp lại cho hợp lý mọi việc.

– Cháu hoan hô chú, vậy mà cháu cứ ngỡ chú chỉ biết có công việc.

– Chú đâu phải là cái máy.

– Vậy thì chú chuẩn bỉ đi đi. Có khi chú sẽ gặp người quen đấy!

– Ư Cũng mong được như vậy.

Không biết lý do gì mà thời gian gần đây chú Lữ lại lạ lùng như thế. Doãn Bằng cũng mong cho chú gặp được đối tượng, còn anh cũng cảm thấy nôn nao, đi Đà lạt nhất định sẽ ghé thăm một thằng bạn thời còn học đại học, Tốt nghiệp ra trường Hiểu An về Đà Lạt, và giờ đây cũng đã làm ông chủ. Ai cũng thành đạt chỉ có mỗi mình anh là chẳng ra làm sao cả.

Với lại! Yêu cầu của bà chủ của cô chắc ở đây không đắp được đâu. Xin cô về nói lại với bà giám đốc.

Doãn Bằng kêu lên và phân trần với cô gái.

Cô gái cười. Nụ cười có chiếc răn khểnh xinh xinh À Mà hôm nay Doãn Bằng hơi có chút cảm nhận như thế.

Cô gái vẫn giữ nụ cười và nói:

– Xin anh hiểu cho tôi, tôi chỉ truyền đạt lại của bà giám đốc.

Doãn Bằng càu nhàu:

– Nói với bà chủ dọn về đồng bằng Cửu Long ở đấy có sông nước, chắc chắn sẽ có nhiều hoa lục bình hay hoa súng hoa sen gì đó, chớ ở đây chúng tôi không đáp ứng được đâu.

– Thì anh cứ trình lại với ông chủ của anh đi.

– Chú ấy à! Chú chẳng có thời gian để nghe nữa là. Hay là cô nói bà giám đốc đến gặp chú Lữ xem sao? Nhưng tôi không bảo dám đâu chú ấy là người cực kỳ khó tính.

– Tôi sợ ngược lại thì có.

Doãn Bằng trừng mắt:

– Ý cô là ...

– Ông chủ chắc không đến đỗi hách như anh.

– Trời đất hách là sao cô bé.

– Đó là hách đấy!

Doãn Bằng thở ra rồi nói:

– Cám ơn cô?

– Cám ơn tôi ...

– Vâng!

– Tại sao?

Vì tôi bị ngược lại cho nên bảo tôi như thế là cô biết nhìn người rồi.

– Tôi không màng đến điều đó ít ra là đối Với anh đấy!

Bộ cô tưởng tôi thích được nghe những lời như thế lắm hay sao, và ít ra cũng không do cô nói.

Cô áo vàng xì dài rồi nói:

– Tôi không thích tranh luận với anh, chỉ nhờ anh nhắn lại với ông chủ là giám đốc của chúng tôi muốn có hoa lục bình màu tím và giám đốc muốn mời ông chủ của anh đến nhà để xem có thề giúp cho cô ấy có một ao nước và trồng hoa lục bình ở đó.

Doãn Bằng phì cười:

– Giám đốc của cô chẳng lẽ không được bình thường.

– Anh thật khinh người quá!

– Không có đâu, tại tôi thấy ...

– Giám đốc tôi là người rất tỉnh táo, rất sáng suốt, rất rất.,. Nhất nhất đấy! Tôi xin phép anh tôi về. Anh nhớ nói lại với ông chủ lời đề nghị của giám đốc của tôi.

Cô gái áo vàng rời khỏi vườn hoa kiểng Lữ Bằng.

Cho đến lúc này Doãn Bằng cũng chưa biết tên cô gái, chỉ biết rằng cô gái rất yêu màu vàng, cô gái có gương mặt hơi chữ điền trông khá xinh. Có phải vì lời thơ của Hàn Mặc Tử:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng,hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Cho nên gương mặt vuông vuông chữ điền của cô gái này cũng thật ưa nhìn, mặc dù nói chuyện với thật là phức tạp, giống như một cuộc đấu võ mồm, Doãn Bằng cứ thắc mắc về bà giám đốc của cô gái áo vàng, bà cho nhân viên đến để đặt hàng, bà nhờ thợ đến xem và thực hiện một hồ nước với hoa lục bình lênh đênh trên mặt hồ trời ạ! Chẳng biết có phải bà giám đốc không được bình thường hay không, ở thành phố biển nước mặn mà nhất là chưa bao giờ hay nói đúng hơn là không bao giờ có người trồng hay thả hoa lục bình và xem như một việc tiêu khiển, chọn nơi đây để cho ra đời những dề hoa lục bình màu tím tím.Trời ạ! Chẳng ai lại bất thường như thế. Doãn Bằng cứ tức cười hoài mỗi khi nghĩ đến và anh Chàng quên bẵng đi mất ...

Buổi chiều Phan Lữ và Doãn Bằng đang ăn cơm cùng với trình Mai và cả bà mây trình Mai chợt lên tiếng:

– Anh Lữ à!Có một cô tìm anh Lữ.

Phan Lữ ngạc nhiên:

– Cô nào tìm tôi?

– Cô ấy bảo là giám đốc của cô ấy muốn bàn bạc với ông chủ của hoa viên một chuyện gì đấy.

– Cô gái nào muốn gặp tôi chứ.

Doãn Bằng chợt lên tiếng:

– Chẳng lẽ cô gái áo vàng:

– Trình Mai gật đầu:

– À! Cô ấy mặc áo vàng.

– Lại áo vàng. - Doãn Bằng nói.

Phan Lữ lên tiếng:

– Cô gái ! Đặt bao nhiêu giỏ phong lan?

Trịnh Mai lắc đầu:

– Dạ! Không đặt phong lan mà nghe đâu có một số cây hoàng hạ và đặc biệt là ...

Trình Mai chợt cười, cô chẳng biết nói thế nào, vì khi nghe cô cũng giật mình nghĩ rằng họ đùa.

Thấy trình Mai ấp úng, Phan Lữ càng nôn nao và khi thấy Doãn Bằng như chợt nhớ ra, anh hỏi:

– Có phải ...có phải họ yêu cầu trồng hoa lục bình hay không?

Cô trình Mai gật đầu Bà Mây ồ lên và nói:

– Chắc họ đùa để ghẹo hai ông chủ trẻ Phan Lữ nhăn mặt, Doãn Bằng lên tiếng:

– Chú à! Cháu cũng nghĩ họ đùa nên cháu quên nói lại cho chú biết vì vậỵ bà giám đốc mới cho cô gái áo vàng đến lần nữa đó. Như vậy là họ không đùa!

Trịnh Mai nói:

– Cô gái có vẻ thật tình lắm, dạ đây là danh thiếp của họ!

Trịnh Mai lấy tấm danh thiếp đưa cho Phan Lữ.

Phan Lữ xem danh thiếp và nói:

– Giao cho công ty may nhiều hoa lan vậy mà mới biết bà chủ nhân là giám đốc có cái tên Yên Phố!

– Chắc bà ấy còn trẻ đẹp. Cái tên nghe cũng ngộ ghê!

Lời nhận xét của cô Trịnh Mai, Phan Lữ vừa ngạc nhiên vừa thích thú nói:

– Lời đề nghị lạ khiến cho chú cũng nôn nao muốn gặp bà Phố xem.

Doãn Bằng xen vào.

– Nhưng chú à. Từ hồi nào đến giờ có ai trồng hoa lục bình hay làm hoa lục bình giả để kinh doanh đâu!

– Lục bình giả! Ừ nhỉ tại sao cơ sở sản xuất hoa giả người ta không hề nghĩ ra loài hoa này chứ. Rất tiếc là chú không là nhà sản xuất hoa giả?

– Nhưng chú là người tạo ra hoa thật, hoa thật muôn đời vẫn tô đẹp cho cuộc đời mà chú ...Liệu ý tưởng về hoa lục bình có được chú tiếp nhận hay không?.

– Chú phải tiếp xúc với họ mới có thể kết luận được điều đó làm được hay không!

– Chú không tự tin với chính mình?

– Không phải chú không tin mà chú có gan thế thôi!

– sao lại không gan hả chú!

– Chú chưa mạnh dạn thể nghiệm một bông hoa nào dù chú thích vì sợ không có khách hàng?

Thì ra như vậy. Nếu thế cháu cũng ý tưởng về việc.

– Việc gì?

– Bí mật để khi nào hợp đồng hoa lục bình của chú thực hiện, lúc đó cháu sẽ nói cho chú biết về ý tường của cháu!

Buối cơm chiều xong, Phan Lữ và Doãn Bằng lại tiếp tục chăm sóc những cây hoa và xem xét cách nở hoa có được như ý mong muốn hay không?

Doãn Bằng ngồi dưới tàn cây hoàng hạ, cây nhỏ, tàng xum xuê những nhánh hoa vàng rực, anh chàng vui sướng nói:

– Biệt thự nào không có nhiều đất, những cây hoàng hạ nhỏ thế này cũng đẹp quá hở chú?

Phan Lữ cười:

– Cháu cũng biết cái tôi của mình rồi đó.

– Là cháu học ở chú thôn!

Phía trước cổng lao xao tiếng người có lẽ bà Mây đã ra mở cổng.

Doãn Bằng lên tiếng:

– Có khách chú ơi? Biết đâu bà giám đốc và cô gái áo vàng.

– Áo vàng là cháu cứ mơ cứ tưởng áo vàng nên gặp hoài thôi.

– Còn chú thì chờ đợt được gặp chủ nhân của tấm danh thiếp có đúng không chú.

– Cái thằng quỷ, nếu đúng thì sao?

– Thì cháu mừng cho chú chứ sao!

– Ôi!

– Dạ thưa, chào ông.

Hai chú cháu ngước mặt lên và gặp hai người phụ nữ một còn trẻ và một có tuổi, nhưng cũng không lớn lắm chỉ ngót năm mươi là cùng.

Phan Lữ gật đầu chào rồi lên tiếng:

– Thưa bà và cô có việc chi cần đến đây?

Người phụ nữ lớn tuổi nói:

– Cậu à! À tôi đến xem vườn hồng của cậu.

Phan Lữ nói:

– Ở đây chúng tôi cũng có vài loại hồng.

– Tôi thích hồng bạch và hồng nhung còn mấy đứa nhỏ đứa thích màu vàng đứa muốn màu hồng.

– Vậy mời bà xem!

Phan Lữ nói với Doãn Bằng:

– Cháu đưa bà và cô đi xem hoa hồng.

– Vâng! Doãn Bằng đưa họ đi, bây giờ anh mới để ý cô gái xinh đẹp với mái tóc nhuộm vàng nâu rất mode.

Nhìn vườn hoa hồng thật đẹp Cô gái kêu lên:

– Đẹp ghê! Cô đem về trang trại mình hết đi cô.

– Ừ! Cô cũng thích lắm. Nhưng mà để xem ai chăm sóc đây.

– Á!

Cô gái nói với người đàn bà:

– Cô nhờ mấy ông ở đây đến chăm sóc bông hoa của mình mới đẹp chứ.

– Đâu được cháu, người ta có vườn hoa phải chăm sóc.

– Thì mình trả công nhiều có gì ba cháu giúp cho cô. Chắc là bà sẽ thích lắm đây.

– Ừ, hồi xưa bà ở miệt vườn, giờ về đây với cô bà nhắc mãi nơi ấy.

– Có còn ai ở đó không bà.

– Chiến tranh, sau đó mấy chị em lớn lên rồi lấy chồng lập nghiệp nơi xa, họ hàng bên nhà bà không có nhiều, lâu rồi cô cũng không liên lạc.

– Ý chừng họ ngại nói chuyện riêng nên im lặng, còn Doãn Bằng cũng chẳng hiểu họ nói gì.

Bầu trời đã nhá nhem tối, cô gái đòi về, người đàn bà đến gặp chú Lữ trao đổi về việc đặt mua hoa hồng sau đó họ ra về.

Chú Lữ vui vẻ nói:

– Đây là khách hàng dễ chịu nhất mà chú gặp. Nè cháu sẽ đem hoa đèn và trồng cho họ.

Doãn Bằng ngạc nhiên; – Là cháu sao?

– Ừ! Họ yêu cầu người có tay nghề, có trình độ, ở đây cháu có trình độ so với mấy đứa dù mấy đứa kia có tay nghề lâu năm hơn.

Doãn Bằng lầm bầm:

– Ối,trồng hoa cũng đòi hỏi ghê gớm thế.

– Chớ sao! cũng như cháu không rành máy móc làm sao cháu làm tốt được.

Thôi! Chịu khó đi, biết đâu cô gái tóc vàng sẽ dễ “thương” hơn cô gái áo vàng.

Cái thằng mê màu vàng nên cứ gặp các cô có màu áo vàng, tóc vàng.

– trời ạ! Chú nói gì nghe thấy mà ham quá? Làm như cháu có giá lắm vậy?

Không có giá, nhưng yêu cầu công việc, chúng ta phải làm thôi!

Họ đặt đến bao giờ có thì mang lại. Vả lại chúng ta đã có sân ở đấy cháu cứ việc mang đi là được thôi.

Đêm xuống Phan Lữ và Doãn Bằng phóng xe ra phố và ghé vào một quán cà phê để nhâm nhì tách cả phê và bàn bạc chuyện đời cùng những người bạn trong quán.