Chương 1
Con gái bây giờ thích làm duyên. Con gái bây giờ hay giả vờ. Con gái bây giờ quá thờ ơ. Ta biết yêu là khổ đau. Ta sẽ yêu nàng kiếp sau... -Trời ạ! Trưa trờ trưa trật, bếp núc vẫn lạnh tanh. Con gái gì tệ quá, chỉ giỏi hát hò. Có bữa cơm mà nói rát hơi bỏng họng, chẳng khi nào lo tươm tất. Hừ! Đang nghêu ngao vừa hát, vừa lặt mớ rau thơm, Phượng Cầm giật nảy mình, bởi tiếng nói lạnh lùng, mỉa mai của bà Linh vang lên chát chúa ngay cửa bếp. Phượng Cầm bất mãn, cô xụ mặt:- Mọi thứ cháu đã nấu xong, chờ thím về nữa là dọn lên ăn cho nóng. Hôm nay thứ sáu, thím cũng biết cháu học đủ năm tiết mà. Bà Linh gắt lên:- Nấu xong à ? Thế mày đang lặt rau đấy thôi. Miệng mồm mày hệt mẹ mày ngày xưa, hở chút là cãi. Phượng Cầm bất bình. Cô không cho phép ai được xúc phạm đến mẹ cô, dù bây giờ bà đã bỏ cô mà đi. -Thím Tư à! Cháu lặt rau thơm, vì hôm nay chú nói nhà có khách, làm thêm món bánh tráng cuốn cá chép hấp. Cháu không muốn thêm lần nữa, nghe thím nhắc đến mẹ cháu dưới bất cứ khía cạnh nào. Bà Linh hơi khựng lại:- Cái gì ? Hôm nay mày dám trả treo tao nữa à ? Mày nghĩ mẹ mày là ai chứ ? Phượng Cầm ngang ngang:- Chỉ là mẹ cháu, như vậy cũng đủ rồi. Thím đừng khiến cháu vô lễ. Dứt lời, Phượng Cầm vẩy mạnh chiếc rổ nhỏ đựng rau thơm cho ráo nước, vô tình những giọt nước bắn lung tung rơi lên mặt bà Linh. Bà Linh sấn tới:- Mày đang sống nhờ nơi tao mà đã hỗn cỡ đó, muốn nịnh chồng tao để hòng chia tài sản này à. Đừng nằm mợ Rõ thứ..... Giọng Phượng Cầm đanh lại:- Thím đừng nên vu khống. Hạt nước bắn trúng thím chỉ là vô tình, cháu muốn làm nhanh, dọn cơm thôi. Cháu không thích chú phải khó xử vì thím đâu. Vừa lúc ấy, Vân Khánh đi xuống, khẽ chau mày:- Mẹ lại mắng Phượng Cầm nữa. Chị ấy có lỗi gì ? Suốt ngày tất bật, chỉ thảnh thơi khi tới trường. Hôm nay nhà có khách, mẹ đừng làm người đàn bà khó tính nữa, kẻo khách bất mãn, buồn lòng ba con. Lúc ấy mẹ lại than xui. Phượng Cầm lớn rồi, mẹ không nên đe nạt chỉ quá. Bà Linh lừ mắt:- Cả cô nữa, hôm nay bày đặt dạy khôn tôi. -Con đâu dám. Chỉ mong mẹ nên thay đổi cách nhìn, dù sao Phượng Cầm và tụi con chung một dòng máu họ Tiêu. Bà Linh hứ dài:- Coi như lời con vừa nói là đúng. Nhưng sự thật là vậy, ba con cực khổ một đời. Vân Khánh kêu lên:- Đủ rồi đó mẹ. Ba con có cơ sở từ nội gầy dựng chọ Trước đó, một tay ba chị Phượng Cầm cáng đáng. Con nghĩ mẹ biết rõ điều này hơn tụi con. Chị Cầm ơi! Mình dọn bàn ăn đi, ba em sắp về rồi đấy. Phượng Cầm thở dài. Cô đã nghe hàng tỉ tỉ lần những lời bươi móc, đanh nọc của bà Linh. Từ khi mẹ cô mất tích, sau chuyến đi hàng lên biên giới, cô phải về nương tựa nơi đây. Vì căn nhà của mẹ con cô vắng vẻ quá, bà nội cô không muốn cô sống thui thủi một mình. Sống dưới mái nhà của chú thím khác chi địa ngục. Cô lại đang học năm cuối nên đành chấp nhận tất cả. Dù nhục, dù bị thím Tư chửi xéo mỗi ngày, bù lại Vân Khánh và Quốc Dũng hai đứa rất thương cộ Hơn nữa, ngày ra trường cô chẳng thể vào đời bằng hai bàn tay trắng. Muốn đạt được khát vọng của mình, cô phải biết chịu đựng. Chịu đựng để ngày mai tương lai được sáng sủa hơn. Bàn ăn vừa dọn xong thì ông Quốc Trung cũng vễ tới, sau xe của ông còn một chiến Nissan màu trắng đời mới. Phượng Cầm không có thời gian để chiêm ngưỡng khách. Nhưng trước khi bước về căn phòng dành cho mình trên lầu hai, cô kịp nhìn thấy khách là một người thanh niên cao lớn, có dáng dấp đĩnh đạc. Bà Chín Hiền hắng giọng:- Phượng Cầm! Sao không ăn cơm? Phượng Cầm cười tươi rói:- Thưa nội, cháu có giờ thực nghiệm đầu buổi chiều, cháu phải chuẩn bị, kẻo không kịp nội ạ. Khi nào đói, cháu sẽ kiếm món gì đó ăn nha nội. Bà Chín Hiền lắc đầu:- Cháu không qua mặt nội được đâu. Cháu đang cố gắng càng ít ăn chung bàn với mẹ con Khánh, càng tốt, đúng không ? Cháu khờ vừa thôi. Thím Tư cháu dù có nanh nọc, độc ác cỡ nào cũng không thể hất cháu khỏi vòng tay của nội nữa. Trước kia, nội đã sai lầm, để bao năm qua, ba cháu trôi nổi nơi nào, mẹ cháu cực khổ đầu hôm cuối chợ nuôi cháu. Mãi bây giờ, khi cháu không còn cha mẹ bên cạnh, nội mới đón được cháu về. Nội muốn bù đắp lỗi lầm của hơn hai chục năm qua, nội đã làm khổ ba mẹ cháu . Phượng Cầm xúc động:- Nội à! Nội đừng bận tâm chuyện quá khứ. Cháu đã về đây tức là ba mẹ cháu đã không còn oán trách nội nữa. Cháu nói thiệt đấy, ba mẹ cháu sống rất khoan dung, nhân hậu . Bà Chín Hiền gật đầu:- Nội sanh ba cháu ra, nội hiểu tính nết nó. Bây giờ cháu theo nội xuống nhà, nội muốn giới thiệu cháu với một người. Bà Chín Hiền cười tủm tỉm. Phượng Cầm chối phắt:- Nội cho cháu xin lỗi, để hôm khác đi. -Khách rất quan trọng với cháu. Nội và chú Tư cháu đã cố gắng hết sức. Phượng Cầm ngơ ngác:- Việc mời Khánh tới thăm nhà và ăn bữa cơm thân mật. Đơn giản thế nội lại biểu phải cố gắng, nghĩa là sao ạ ? Bà Chín Hiền úp mở:- Cứ xuống nhà rồi cháu biết ngay mà. -Cháu không xuống đâu, cháu hiểu ý nội rồi. Nếu nội muốn thì nội giúp Vân Khánh đi, kẻo thím Tư lại buồn cháu. Dù biết nội sẽ giận, Phượng Cầm vẫn quay vô phòng. Cô làm bộ tìm sách vở. Bà Chín Hiền hét nhỏ:- Không được cãi lời nội, nếu cháu muốn ta mãi yêu thương cháu. Xuống ngay đó! Phượng Cầm nghe buồn tủi vô cùng. Đã từ lâu lắm rồi, cô không còn được tự do sống cho mình, không còn được bàn tay của mẹ cào sâu từng chân tóc, gội đầu cho cô mỗi trưa chủ nhật mẹ rảnh việc. Mẹ luôn coi trọng ý kiến của cộ Bây giờ mẹ còn hay mất ? Trời già cay nghiệt sao nỡ cắt chia tình mẹ con. Mẹ Ơi! Vốn ngang bướng, Phượng Cầm quyết định không ăn cơm cùng gia đình. Nếu nội có ý định giới thiệu để cháu gái mình quen với anh chàng bảnh bao đó, thì Vân Khánh cũng được vậy. Suốt buổi chiều nay, con bé chắc khốn khổ với đủ các loại mỹ phẩm, và tủ quần áo của con bé chắc bây giờ tan tát như một trấn gió bão bởi Vân Khánh muốn chọn cho mình một khuôn mặt và dáng người hoàn hảo. Tội nghiệp! Nếu nội thờ ơ với con bé sẽ uổng công Vân Khánh biết chừng nào. Và thím Tư lại làm mình làm mẩy "hành xác" chú. Trong khi kẻ thì muốn cầu thân, còn cô thì dửng dưng, ghét bỏ. Phượng Cầm lẳng lặng đếm bước thang lầu cố tạo khuôn mặt thật "nai" và giọng nói thật dịu dàng:- Thưa nội và chú thím, cháu xin lỗi đã không ở nhà được ạ. Chú Tư chau mày:- Giờ này cháu còn đi đâu nữa ? Cả nhà chỉ đợi mình cháu. Phượng Cầm lễ phép:- Dạ thưa, cháu có giờ thực nghiệm không dám nghỉ, vì đây là bài kiểm tra quyết định điểm cho cháu đi thực tập. Cho cháu xin phép. Ông Tư chép miệng:- Căng dữ vậy. Sao cháu không nói trước để chú mời khách dùng cơm tối cho vui. Thật là..... Bà Linh nói hớt:- Phượng Cầm bận học, một bữa cơm không quan trọng bằng tương lai của nó. Mẹ và ba con Khánh nên vui vẻ cho nó. Ông Tư thở ra:- Biết sao bây giờ, người cháu cần xin lỗi là cậu Thành Lộc đấy. Phượng Cầm thoáng thấy mặt thím Tư sa sầm lại. Ánh mắt thím long lên, nhìn cô đầy căm ghét. Cô tức điên lên, lỡ nói phải đi, nếu không, cô nhất định ở nhà chọc gan thím Tư chơi. Chưa gì thím đã sợ Phượng Cầm ở nhà. Như thế Vân Khánh đâu còn gram nào trong mắt anh chàng có tên gọi giống nghệ sĩ Thành Lộc kia. Cố gắng tạo vẻ thản nhiên vô tư, cô chép miệng:- Cầm xin lỗi anh Lộc. Hôm nào có dịp, mời anh ghé chơi.Chúng ta còn nhiều thời gian để hiểu nhau mà. Thành Lộc từ tốn:- Bà và hai bác cứ để Phượng Cầm đi học, việc ăn uống không hôm nay thì hôm khác, việc học thì quan trọng. Cháu không phiền đâu. Vân Khánh chắc chắn sẽ hướng đạo cháu rõ hơn thành phố mình. Phượng Cầm nhìn thấy nụ cười đắc ý nở trên bờ môi to son màu huyết dụ của Thím Tư cứ đỏ lên. Cô chợt muốn cười quá. Trời ạ! CHỉ là một anh chàng có dáng dấp nghệ sĩ thôi, làm gì thím Tư quan trọng hắn vậy chứ ? Đến nổi ăn cơm cũng tốn son phấn. Vân Khánh ngồi cười lặng lẽ. Nhìn con bé, Phượng CẦm nghe chút nhói lòng. Vân Khánh đâu đã lớn lao gì để hiểu được tình đời mà thím Tư muốn áp đặt con bé. Kỳ cục! Thoát khỏi căn nhà kín cổng cao tường đúng nghĩa, Phượng Cầm đạp xe lang thang trên con đường buổi trưab đầy nắng, vắng người. Gần đến Giáng Sinh rồi nên tiết trời se lạnh làm căng căng da, thật khó chịu. Đấy là cô đang ở giữa miền Nam còn cảm giác hanh nẻ thế. Nếu ở ngoài Bắc, không biết cô chịu nổi cái lạnh cắt da cắt thịt, nắng hanh làm khô nứt bàn chân không? Và đi ra đường cứ phải sù sụ khoác vào người năm lần bảy lượt áo, chắc là khó chịu lắm. Mẹ cô bảo những hôm gió mùa đông bắc, mưa rơi lắc rắc, ra đường gió táp vô mặt lạnh cóng, ngón tay, ngón chân được trang bị găng, và tất len vẫn buốt nhói. Nghe mẹ kể thôi, cô đã ớn. Vậy mà mẹ đã được sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi giá lạnh ấy. Có phải vì thế mẹ luôn lạnh lùng trước mọi lời chửi mắng của nội cô không nhỉ ? Tự nhiên Phượng Cầm nhớ đến mẹ, cô thấy tủi thân kinh khủng. Vân Khánh được chiều chuộng, tâng tiu, con bé chẳng hề phải động tay chân vào việc gì. Cũng là cháu nội như nhau, cô chẳng bao giờ đón nhận đượcc sự yêu thương từ nội. Thế mà hôm nay tự dưng nội lại có ngẫu hứng, đặc biệt dành mọi ưu ái cho cộ Phải đó là sự "nghĩ lại" của người già, sau thời gian dài "khắc bạc" với dâu con cháu chắt ? Hay chỉ là một toan tính được che đậy rất kỹ lưỡng, sau một nụ cười nhân hậu mà nội và chú Tư dành cho cô ? Vân Khánh ở với nội từ thưở còn trong trứng nước, làm sao nội có thể vứt con bé qua một bên ? Làm sao nội đủ "can đảm" nhìn những giọt nước mắt Vân Khánh rơi. Trời mới biết nội đang nghĩ gì. Phượng Cầm thở dài. Cô quẹo xe vào một co hẻm nhỏ, nghe đói bụng muốn xỉu. Đi lang thang để nghiền ngẫm sự đời, nhưng thực tế trần trụi vẫn đeo bám một bên Phượng Cầm, đó là cơn đói đang cào cấu ruột gan cộ Từ sáng đến giờ, cô nhớ mình chưa hề ăn chút gì, nhưng lại phải nếm thử chất đắng của vị trà Lipton khi pha cho nội, nên bây giờ cô mới xót ruột quá. -Ủa! Cô Phượng Cầm! Sao đi ăn có một mình vậy ? Chị chủ quán bún bò Huế đon đả kêu lên.Giọng nói của chị chứng tỏ Phượng Cầm đến ăn ít ra cũng mòn ghế quán này. Phượng Cầm cắc cớ:- Chị này! Lúc nào mà em không "sô lô". Làm như em hay đi chung với ai vậy. Thấy ghê! Chị chủ quán cười tươi:- Ý chị muốn hỏi là hai nhỏ bạn thân của em đâu. Có bao giờ em tới đây mà thiếu Mỹ Dung và THanh Tâm chứ. Trời nắng thế này, không sợ đen da sao, cô bé ? Phượng Cầm đáo để:- Sợ đen da em hay sợ quán chị ế khách nào ? Khách đến, không mời ngồi còn hỏi lung tung thiên. Mệt chị ghê! Chị quên câu "khách hàng là thượng đế" rồi sao ? Chị chủ quán dí tay lên trán Phượng Cầm:- Miệng mồm bẻm thấy sợ. Thôi nào, "tiên nữ"! Nàng dùng món gì, hạ thần xin dâng ạ. Phượng Cầm cười rũ rượi:- Trời ạ! Em mà là "tiên" có nước con gái Việt Nam mình thành chị Hằng Nga hết. Em cũng người phàm tục nên biết đói, biết lạnh. Chị cho em tô bún, thật cay hơn thường ngày nha chị. Chợt nhớ, cô lại cười:- Chị Loan này! Chị có điện thoại không ? Chị Loan chỉ về phía quầy:- Em định mời thêm ai à ? - Để xem có quỷ nhỏ nào chịu dời gót không đã. Trong lúc chị Loan làm bún, thì Phượng Cầm bấm số điện thoại nhà Thanh Tâm:- Alô! Là tao nè nhỏ. Giọng Thanh Tâm nhừa nhựa:- Chuyện gì vậy Cầm ? -Mày đang ngủ à ? Vậy chắc không đến được rồi. Chán ghê! Thanh Tâm gắt lên:- Đến đâu chứ ? Mày đã gọi tức là muốn tao có mặt. Nói đi. Phượng Cầm khịt mũi:- Không có gì. Tại tao muốn rủ mày đi ăn bún bò Huế. Thanh Tâm chót chét:- Ngay bây giờ à ?Tao vừa ăn một bụng mì xào giòn thập cẩm. Phượng Cầm rủ rê:- Tao biết mày vẫn chưa no đâu. Vì chị Hai mày luôn tính toán kỹ, thà đói một chút nhưng hết, còn hơn no lại thừa. Thanh Tâm nuốt nước bọt:- Mày đúng là khỉ ám, lúc nào cũng biết được ý tao. Mày đang ở đâu ? -Quán chị Loan. Mày đến ngay nhạ -Thôi được. Tao không muốn mày ăn một mình, lại trách bạn bè vô tâm. Phượng Cầm hét lớn:- Chứ không phải vừa nghe nói "bún bò Huế" nước miếng mày đã tứa chân răng. Tao đã gọi rồi, mày không đến, tao ăn luôn hai tộ Dứt câu, Phượng Cầm gác máy. Quay trở về bàn, cô gọi nhỏ:- Chị cho em hai ly cà phê sữa đá trước nghe chị. Chị Loan tủm tỉm:- Mời thêm khách giùm chị phải không ? Là ai vậy Phượng Cầm ? Phượng Cầm tinh quái:- Nhỏ "ròm" bạn em. Gầy thầy ăn, nhất định nó sẽ ăn cho chị hai tô đấy. Chị Loan mỉm cười:- Cô Thanh Tâm phải không ? Cô bé ấy ưa tự ái thấy mồ. Nghe em quảng cáo kiểu ấy, có cho vàng, con bé cũng không dám ăn hết một tộ Phượng Cầm tủm tỉm:- Chị chờ xem. Lơ đãng khuấy nhẹ ly cà phê, Phượng Cầm thông thả đưa lên môi. Vị đắng hòa trong cái lạnh của đá khiến Phượng Cầm thấy dễ chịu. Tự dưng, cô thấy mình như đang khát ghê gớm. Chẳng cần ý tứ, Phượng Cầm uống liền một hơi hết trơn cà phê trong ly, chỉ còn chơ vơ những viên đá nhỏ. Chép chép miệng, Phượng Cầm như chưa đã, cô rót nước trà vô định uống tiếp, nhưng chưa kịp cầm đến bình trà đã đụng nhầm một bàn tay cứng cáp:- Cô bé à! Uống thế đủ rồi, chừa bụng ăn bún xong hãy uống. Tôi đang khát hơn cô đấy. Giọng nói ngọt ngào kinh khủng. Phượng Cầm trề môi, quắc mắt:- Vô duyên! Khi không giành ly nước của người tạ Giọng nói lại ngọt hơn:- Tại bàn tui không có bình nước. Mà nước ở quán, sao cô bé nhận của mình nhỉ. Phượng Cầm chợt bướng:- Nhận đó, thì sao ? Cô nhìn gã đàng ông bằng ánh mắt sắc lém, khinh khỉnh. Gã điềm nhiên:- Chả sao cả. Nhưng tôi muốn uống, cô bé nỡ lòng à ? -Tôi không phải Phật. Phượng Cầm với tay lấy bình trà, nhưng lại bị hắn giành lấy. Cô cáu kỉnh hất tay, không may trúng tay gã đàng ông khiến bình trà rơi xuống mặt bàn, nước văng tung toé. Những giọt nước trà vàng đậm bắn vào áo Phượng Cầm thành những chấm li ti, ướt thẩm một vùng trước ngực. Nước chảy xuống chân Phượng Cầm nghe nóng rát. Phượng Cầm chưa kịp phản ứng, chị Loan đã kêu lên:- Coi chừng phỏng đấy Cầm. Bình trà chị vừa pha, nóng lắm. Đúng là nóng và rát ngay trên bàn chân phải thật. Phượng Cầm òa khóc:- Đồ cà chớn! Hổng biết, đền tui đi. Cô khóc ngon lành, đến nỗi Thanh Tâm vừa bước vô phải cuống lên:- Phượng Cầm! Mày làm sao thế ? Đã xảy ra chuyện gì vậy hả? Gã đàn ông bối rối:- Xin lỗi cô bé. Thanh Tâm bộp chộp:- Anh làm gì nó vậy ? Chị Loan xen vô:- Cầm bị nước trà nóng rơi vào chân, em mau lấy kem đánh răng bôi cho cổ. Gã đàn ông đi đến chỗ quầy chén đĩa, hắn rót ra tô một thứ gì đó và đem đến rồi tự nhiên cầm chân Phượng Cầm, tháo giày giùm cộ Phượng Cầm hét lên:- Ông làm trò gì thế? Hắn tỉnh bơ:- Tháo dày và cho chân "bé" vô tô nước mắm, đảm bảo hết đau liền, không phỏng đâu . (Trời, cái này Q chưa nghe qua bao giời á) Phượng Cầm nhắm mắt, hất chân:- Tôi cấm ông. Nước mắm hôi rình, có nước thúi chân thì có. Thêm một sự cố xảy ra, vì chân cô khua búa xua, trúng nhằm tô nước mắm, làm nước mắm bắn tung vào người hắn, cả người cộ Thanh Tâm ngán ngẩm:- Phượng Cầm! Mày đừng nhõng nhẽo nữa. Tao cũng thường nghe nói khi bỏng, gấp quá thì dùng mắm muối đều tốt cả. Mày nhìn coi, văng nước mắm đầy cả người anh ấy rồi. Phượgn Cầm làu bàu:- Đáng đời . Ôi! Sao rát quá. - Đúng là con nhà giàu giẫm gai mồng tơi . Đâu phải nước sôi mà cứ hét toáng lên thế. Nghe giọng nói của gã , Cầm tức điên:- Ông nhìn đi, áo tôi ướt thế này lại phỏng đỏ hết cả chân, ông còn nói móc tôi à. Hắn rùn vai:- Coi như huề. Hắn nhìn vạt áo của Phượng Cầm, tủm tỉm. Phượng Cầm nhột nhạt khi thấy nụ cười lơ lửng của hắn. Nhìn xuống áo, cô chợt đỏ bặt, tự rủa mình thật ngốc. Thanh Tâm ngơ ngác:- Huề cái gì thế? Phượng Cầm gắt:- Tò mò quá không mập nổi đâu . Mày làm ơn bôi đại kem lên chân giùm tao. Chị Loan bóp kem ra tay, xuýt xoa:- Coi thế mà cũng đỏ hết chân. Cũng may chị pha trà lúc em vừa vô quán. Nếu không, chắc em phỏng mất rồi. Gã đàn ông chót chét:- Thật ra, tôi không nghĩ bình trà nóng cỡ đó. Tôi lại đang khát nên đã khiến cô bé giận, đến nỗi đau chân. Đừng giận tôi nhạ Phượng Cầm hầm hừ:- Thừa hơi sao giận người dưng. Hắn lại dẻo quẹo, thật ngọt:- Người dưng khác họ, xin đừng nhớ thương.(hihi) - Đúng là điên khùng. Cầm lẩm bẩm, trong lúc chị Loan nhắc:- Còn hứng để ăn bún nữa không Cầm? Phượng Cầm chép miệng:- Dù không hứng thú cũng phải ăn chị ạ . Vì đói và Thanh Tâm vì bún đặc biệt của chị đã bỏ giấc ngủ trưa vàng của nó đến đây. Thanh Tâm ngẩn ngơ:- Giờ này đã gần hai giờ chiều, mày đừng nói mày chưa ăn cơm trưa nhé. Phượng Cầm nhún vai:- Tiếc rằng đó là sự thật . Nhờ vậy mày mới được tao mời ăn . Nếu ăn trưa roồi tao đâu rộng rãi mời mày món "đặc biệt " Cao lắm, mày được ly chè thôi. Gã đàn ông chợt xen vô:- Cô bé à! Cho tôi được khao hai cô nhạ Phượng Cầm nhếch môi:- Không dám. Hai tô bún được chị Loan đem đến. Cả hai cô nêm mắm ớt, ngắt ra thơm bỏ vào tô thật điệu, hệt dân sành ăn. (Truì, đó thiệt) Phượng Cầm xuýt xoa:- Cay muốn chết nè Tâm. Mày ác ghê, bỏ chi nhiều ớt dữ. Thanh Tâm cười tỉnh:- Tại trong nước dùng, chị Loan cho ớt trước. Thịt bò phải thật cay mới đúng Huế. Không ăn thì thôi, đã ăn phải đúng món, kẻo người Huế họ buồn. -Quỷ à! Người Huế đâu đây mà nói . Biết người ta ăn cay không bằng mình còn cho đầy vộ Phượng Cầm vừa ăn, vừa xuýt xoa . Cay khinh khủng. Nước mắt cứ chảy ra, còn môi thì ửng đỏ lên. Giải quyết xong hai tô bún, Phượng Cầm lại nhớ đến cái chân đang trét đầy kem đánh răng. Cô định rửa để đi, chứ để thế nhìn giống "thương binh" quá. Chị Loan kêu lên:- Đừng nghe! Đắp thế cho mát, tối mới được rửa. Còn nếu được thì chịu khó ở dơ chút, tới sáng mai luôn. Phượng Cầm khổ sở:- Với cái chân này mà về nhà, mất công thím Tư của em xoi mói, thà đau chút còn hơn. Thanh Tâm nổi cáu:- Mày gàn vừa thôi. Bả có hỏi thì nói thiệt, chứ chết chóc gì. -Nhưng thím ấy vặn vẹo, khó chịu lắm -Chả lẽ bả không ra cửa hàng? -Còn đâu nữa mà ra . Bây giờ ăn rồi thím ấy chỉ ngồi lê chỗ sòng bài. Thanh Tâm ngỡ ngàng:- Bà ấy ghiền đánh bài nữa à ? Nội mày biết không? Sao lại bán gian hàng ấy ? Ở không, bà thím mày sanh tật là đúng rồi. Phượng Cầm thở dài:- Tao ít quan tâm tới việc làm ăn của chú tím, bởi biết cũng không được quyền nói . Nghe Vân Khánh kể, thím ấy thua bài phải gán nợ cho người ta . Nội tao già rồi, còn chút tài sản nên thím mới sợ mất phần. Chớ nếu không, thím coi nội chả ra gì, như tao vậy . Thanh Tâm nhìn bạn:- Hình như mà đang buồn? Có phải bà ấy lại tìm cớ chửi mày không? -Chỉ đúng phân nửa, tao nghe riết đâm ra quen rồi. -Vậy còn nửa kiả Phượng Cầm thoáng nhăn mặt, nhìn cô lúc này như già giặn hẳn . Cô nói khỏa lấp:- Tụi mình về đi. Cả hai đứng lên, rời khỏi bàn. Phượng Cầm nghe cái chân còn ran rát. Cũng may vẫn đi được, chưa đến nỗi khập khiễng. Chị Loan tủm tỉm bảo:- Cậu ấy trả luôn tiền bún cho hai em rồi. Phượng Cầm gắt lên:- Sao chị nhận tiền họ? Ai ăn nấy trả , em không thích mắc nợ người khác. Hôm nào ông ta ghé, chị gởi tiền lại cho ông. Em kệ chị . Cô đặt tờ hai mươi ngàn lên quầy hàng, quay ngoắt:- Chị khỏi thối tiền. Nếu dư, bữa khác em ghé ăn tiếp. Chị Loan kêu khẽ:- Chị biết cậu ta là ai đâu . Lỡ rồi, em đừng áy náy. Biết đâu có lúc em tình cờ gặp cậu ấy Em còn tìm cách hoàn nợ, chứ gặp chi...............Phượng Cầm dứt khoát:- Em không biết. Nhất định hắn còn ghé quán chị đấy . Về đi Tâm. Mặc chị Loan càm ràm, Phượng Cầm dong xe thẳng xuống đường. Trời vẫn còn gay gắt nắng. Cô bỗng ngáp liên tục và cảm giác hàng mi sắp sụp xuống. Trời ạ! Dù ít hay nhiều đã thành thói quen mỗi ngày, cứ vào giờ này là cô phải được ngủ. Thế mà vì bữa cơm khách, cùng gã khách đáng ghét nào ấy, cô phải nhịn đó để lang thang dưới trời nắng. Thanh Tâm kêu to:- Mày sao vậy Cầm? Đi như muốn té, ghê quá. Phượng Cầm lại ngáp:- Tao buồn ngủ chết được, đạp xe không thấy đường luôn. Thanh Tâm hoảng hốt:- Trời ạ ! Vậy thì ghé quán cà phê kia đi. -Lại uống cà phê chữa bệnh ngủ gục hả Tao uống cả chục ly vẫn ngủ khì. -Không. Tao muốn ghé đó, lấy cớ uông nước để mày "tranh thủ" phê ít phút. Phượng Cầm bật cười:- Dùng từ kinh dị, quả không ai ngoài mày . Nghe mày nói, người ngoài họ tưởng tao là con nghiện ma tuý. Nhưng công nhận ý kiến hay đấy . Ghé coi. Thế là hai cô gái lại dừng chân trong quán cà phê có rất nhiều chậu kiểng che khuất. Thanh Tâm gọi hai ly sinh tố. Nước chưa đem ra, Phượng Cầm đã thản nhiên dựa lưng vào chiếc ghế xếp, ngủ ngon lành. Thanh Tâm lắc đầu. Nhìn Phượng Cầm bây giờ thật ngoan ngoãn, dịu dàng, tưởng nhứ nó luôn là đứa con gái yếu đuối, ủy mị. Vậy mà mới có mấy tháng, sau khi mẹ nó đi hàng qua biên giới không về, nó đã trở thành một cô gái hoàn toàn khác. Quả là không ai đoán trước được số phận mỗi người. Buổi tối, Phượng Cầm đang ngồi vật lộn với những bài văn phạm Anh văn thì Vân Khánh gõ cửa:- Em vào được không? Hàng chân mày Phượng Cầm nhăn lại . Cô khôgn muốn tiếp Vân Khánh chút nào, nhưng cũng không thể từ chối, đành nói:- Chuyện gì cần đến chị à? Vừa nói, cô vừa ra mở cửa. Vân Khánh cười cười:- Không. Chỉ là em muốn nói chuyện cùng chị thôi. Phượng Cầm đẩy cuốn tập qua một bên. -Ngày mai, chị có giờ kiểm tra một tiết, vậy mà giờ này học vẫn chưa đâu vào đâu . Nhưng không sao, em muốn kể chuyện gì thì nói đi. Vân Khánh cong môi:- Chị siêng học thật. Em không thể như chị, ngồi hàng giờ đồng hồ để gạo bài. -Em không học vẫn yên tâm với tương lai . Còn chị, tương lai của chị do chính chị tạo nên. Không học, chị sẽ chẳng có vốn liếng gì. Vân Khánh chợt nói:- Sao buổi trưa chị không ở nhà? Anh Thành Lộc cứ hỏi về chị hoài. Phượng Cầm ơ hờ:- Lý do chị nhớ nói rồi. Giữa chị và anh ta đâu quen biết, hỏi chị để làm gì? -Nội bảo muốn chị quen anh ấy. -Ối trời! Chị chúa ghét bọn đàn ông. Sẽ không bao giờ nội bắt chị làm điều ấy được đâu. Vân Khánh cắn môi:- Em nghĩ đấy là chị chưa thấy anh Thành Lộc, chứ chị gặp ảnh rồi, chị sẽ muốn mỗi ngày mỗi được nói chuyện với người ta đấy. Phượng Cầm cắc cớ:- Vậy em thì sao? Có bị anh ta hớp hồn không? Vân Khánh gật đầu:- Nói thiệt, anh Thành Lộc mà ngỏ lời với em, hoặc nội cho phép em quen ảnh, em gật đầu liền. Chị Cầm! Có thật chị không thích bạn trai không? Phượng Cầm nhếch môi:- Bây giờ thì như thế. Tất nhiên sau này không ai nói trước được số mệnh mình. Song chị không thể ưng người đàn ông do người lớn sắp đặt đâu. -Nội sẽ giận đấy. -Chị sẽ giải thích cho nội hiểu . Và sẽ nói để nội tạo điều kiện cho em quen anh ta, được chứ? Vân Khánh chớp mắt:- Em nghe ba em nói nhà anh ta giàu lắm, chuyên mua bán vàng bạc, đá quý và đồ cổ. Nếu được về căn nhà ấy, được đứng sau tủ kiếng bày đủ các loại vàng ngọc, nữ trang, em nghĩ chẳng còn gì sung sướng hơn. Phượng Cầm ngán ngẩm:- Khó gì chuyện ấy. Sáng mai, chị sẽ nói với nội giùm em. Vân Khánh băn khoăn:- Em sợ nội không chịu . Vì nội và ba em đã có ý dành cho chị . -Trời ạ! Ưng thuận anh ta hay không là do chị . Chị thà đói chứ không khoái làm dâu con nhà giàu đâu . Chị hứa giúp em mà. -Cảm ơn chị . Từ mai, chị đừng giặt đồ của em và mẹ nữa. Em sẽ tự giặt lấy . -Thế cũng được. Phượng Cầm đáp cho xong. Cô thừa biết chẳng bao giờ thím Tư chấp nhận để cho cục vàng của thím phải làm việc nhà, nhưng để chấm dứt câu chuyện cà kê của Vân Khánh, Phượng Cầm nói cho qua chuyện:- Như vậy đi Khánh. Bây giờ em có thể yên tâm về phòng ngủ. Chị xin lỗi, vì bài học quá dài. Vân Khánh cười tươi:- Chị chăm học thấy sợ . Em ráng không theo kịp chị. Đành chọn lối rẽ ngang sớm cho yên phận vậy. Dứt lời, Vân Khánh hôn đánh chụt lên trán Phượng Cầm rồi cười khanh khách, chạy ra cửa. Còn lại một mình, Phượng Cầm thở dài. Cô bỗng nghe buồn kinh khủng, cả tủi thân nữa. Cử chỉ thân mật vừa rồi của Vân Khánh khiến cô chợt nhớ mẹ ghê gớm. Mẹ vẫn thường dịu dàng hôn vào trán cô như thế, mỗi khi được mẹ chúc cô ngủ ngon. Mẹ Ơi! Bây giờ mẹ đng ở đâu? Mẹ có biết con nhớ mẹ lắm không và rất cần mẹ nữa. Cố gắng tập trung học bài, cuối cùng cô cũng thở phào nhẹ nhõm, nhưng chưa kịp vui thì giọng của thím Tư đã vang lên sắc nét:- Khuya lắm rồi, còn chưa chịu tắt điện giùm. Bộ mày nghĩ điện chùa à? -Thưa thím, cháu đng học bài chứ có làm gì đâu. Giọng bà Tư chói lói:- Ai biết mày học bài hay lại mở máy nghe nhạc trẻ. Đừng ỷ được bà nội chiều chuộng, mua máy móc riêng cho rồi muốn xài điện sao cũng được nhạ Cả ngày ở nhà không lo học, làm như công việc lút đầu phải học đêm. Mày thật giỏi đóng kịch. Phượng Cầm tức muốn điên lên, cô bỗng cãi ngang:- Thím đừng nghĩ sai về cháu . Ban ngày, nội ba cái việc nhà, cháu làm còn chưa xong, thím bảo cháu học giờ nào? -Mày nói vậy là sao? Định nói tao ở ác, bắt mày làm những việc của người làm à? Thời buổi này, muốn có chỗ nương thân, muốn ăn học thì phải làm việc cật lực, cháu ạ. Vẫn hơn chán vạn những đứa đang rửa chén, giặt drap cho bệnh viện kìa. Phượng Cầm không ngờ thím Tư lại mạt sát cô những lời tệ hại như thế. Cô muốn hét to lên rằng cô không cần căn nhà này nữa, rằng cô vẫn có thể sống bình yên trong ngôi nhà của mẹ cha cô tại dựng lên. Sao lúc này bà nội không thức để nghe con dâu quý của nội đang cố gắng mài dũa sự hiểu biết của mình, tạo ra bao lời nói chẳng chút tình người dành cho chính cháu của nội? -Sao không cãi tao nữa coi? Thím Tư lại ong óng. Hình dung hai hàm răng thím rít vào nhau, Phượng Cầm đã hết muốn nói. Cứ thế này, làm sao cô học cho nỗi. Phượng Cầm mở toang cánh cửa, giọng cô thật nhã nhặn:- Thím vào nhìn coi, cháu học hay nghe nhạc. Dường như chỉ chờ cánh cửa mở ra, bà Ling bước nhanh vào, thuận tay kéo luôn chiếc ghế duy nhất Phượng Cầm có trong phòng, ngồi phịch xuống. Đảo nhanh cặp mắt sắt như lưỡi dao lướt trên khuôn mặt khép kín của Phượng Cầm, bà Linh nhếch môi, cười nhạt:- Thì ra cháu đng học. Con Vân Khánh chẳng bao giờ chịu thức khuya. Còn Vân Phượng khá hơn, nên con bé sắp ra trường như cháu . Thím không ác ý gì, ngặt nỗi bà cụ hay càm ràm về ba cái vụ điện nước, tháng nào cũng thế, nhức đầu lắm. Rồi bà hạ giọng:- Bà nội định chọn cậu Thành Lộc cho cháu . Cháu thấy cậu ấy thế nào? Phượng Cầm bình thản:- Cháu không có nhận xét gì cả. Cháu chưa muốn bị lệ thuộc vào người khác khi cháu chưa có công việc và mẹ cháu vẫn bặt tin. Bà Linh nghi ngờ:- Có thật cháu không để ý cậu Lộc? - Đúng hơn cháu rất ghét loại đàn ông không có nghị lực . Con trai gì cậy nhờ người lớn mối mai. -Cậu ấy giàu lắm đấy. -Kệ người ta, thím ạ. -Nhưng bà nội cháu lại muốn cháu kết thân cùng cậu Lộc, không đơn thuần là lợi nhuận tiền bạc đâu . Tiền nội có thiếu gì. Giữa nội và gia đình cậu ấy có tình thâm từ xa xưa thì phải. Và bây giờ tình cảm ấy họ muốn kết hợp giữa hai nhà. Phượng Cầm cắn môi:- Không cháu thì còn Vân Khánh cũng là cháu nội cả. Thím nên gả con bé cho anh ta . Cháu có tâm nguyện là khi chưa tìm ra tung tích mẹ, cháu không lấy ai đâu. Mắt bà Linh sáng lên:- Cháu nhất định thế ? - Dạ. -"Sẩy cha ấp chú", cháu như Vân Khánh. Thôi thì để thím lựa lời thưa với bà nội xem sao . Con Khánh yếu ớt, bệnh hoạn, học không nổi nữa, nếu nó yên bề gia thất, chú thím đỡ lo phần nào, chỉ phải lo cho cháu nữa thôi. Bà Linh thở dài, giọng tình cảm như người biết thương con cháu. Phượng Cầm nhếch môi:- Cháu cảm ơn. Ra trường, cháu muốn sống tự lập, thím ạ, để rảnh rang thời gian đi tìm mẹ . Cháu sẽ thưa với nội. Bà Linh mỉm cười, vẻ quan tâm:- Thím xuống dưới đây . Đừng học khuya quá, không tốt đâu. Ngày mai, mỗi buổi tối, thím nấu cho chén chè hạt sen bồi dưỡng để cháu học thi . Nhớ thưa cho nội rõ, kẻo nội lại nghĩ..........