Không biết tự bao giờ, câu ca nay đã vang lên xóm tôi. Câu ca nói một người con gái đem lòng yêu thương người con trai để rồi sau đó ngùi ngùi mong đợi. Người con trai đã ra đi... Giờ đây mỗi khi nghe câu đó trong tôi xốn san một kỷ niệm man mác buồn.
Năm 1984, vừa thi tuyển Đại học xong, tôi vào Đại Lãnh thăm nhà thím. Khi đi mẹ tôi dặn:
- Lúc nào có giấy báo, con nhớ về liền để kịp nhập học nghe!
Nhà thím tôi rất nghèo. Chú tôi mất sớm. Một mình thím phải nuôi bốn đứa con với tài sản duy nhất là gánh cháo lòng thím bán ở chợ gạ Các em tôi cũng tay xách, nách bưng bán quà bánh cho hành khách qua lại kiếm thêm những đồng tiền lẻ.
Thím rất mừng khi tôi vào thăm thím. Thím lo sức khỏe cho tôi và bảo:
- Hằng ngày, cháu nên đi tắm biển, vừa khỏe vừa mau lên cân, trông cháu gầy quá.
Biển Đại Lãnh cát trắng mịn màng. Phía trên bờ là những vạt dương xanh mát mắt. Sớm mai lên, cả vùng biển tuyệt đẹp. Sóng gợn lăn tăn. Dòng nước ấm áp. Được ngâm mình trong dòng nước này vài phút là mơ ước không dễ gì có được. Một lần đang bơi thì nghe tiếng gọi rõ to:
- Anh ơi, đừng bơi về phía ấy, có vực!
Tôi sợ sệt bơi trở lại và lên bờ. Một lát sau cô gái cũng lên bờ, ánh mắt long lanh cười hỏi:
- Anh không biết vực sâu ấy à?
- Tôi vừa mới đến đây.
- Rất may cho anh, nhiều người chết ở vực này rồi đấy.
Tôi chẳng biết nói gì hơn ngoài sự im lặng và gởi ánh mắt biết ơn về phía cô gái.
Thu là tên của nàng. Mười sáu là tuổi của nàng. Nét ươn ướt, rất dễ khóc và dễ thương là mắt của nàng.
- Ngay buổi đầu tiên, biết như vậy nhiều lắm rồi đấy. Nàng nói như thế vừa ban cho tôi một ân huệ. Tôi mỉm cười hài lòng.
Sau gần gặp Thu, sáng nào cũng vậy, vừa thức dậy tôi đã vội vã đi về phía biển. Thế nhưng tắm biển bây giờ chỉ có một ý nghĩ phụ. Cô gái áo đỏ, đẹp dịu dàng, đôi mắt long lanh vui đùa trong trăm ngàn con sóng mới là vấn đề chính.
Một lần Thu reo lên mừng rỡ khi biết tôi ở nhà của thím. Thu tâm sự:
-Thím Tư tội lắm. Đôi khi em đến nhà giúp thím những công việc lặt vặt.
Từ đó Thu siêng sang nhà thím tôi hơn. Vẫn đôi mắt long lanh va nụ cười hiền dịu. Thu ít nói chuyện cùng tôi nhưng hay kéo đứa em gái com thím đi chơi. Lần nào đi về, Thu cũng dúi vào tay tôi những viên kẹo đỏ xanh, cay cay.
- Anh không ăn kẹo cho vui. Không biết hút thuốc phải không? Con trai hút thuốc em ghét lắm.
- Còn tôi thì em thương? - Tôi đùa.
- Em thích như vậy. - Thu cười.
Em gái tôi nói: Thu hay hỏi về anh.
Còn thím tôi bảo: Thu nó thương con lắm.
- Sao thím biết?
- Chẳng lẽ chừng này tuổi mà không biết được à? Thím trả lời bằng sự từng trải của mình.
Tôi cười và cảm thấy hai tai mình như hai hòn lửa, đỏ lên và nóng bừng.
Tôi rất ngại gặp Thu ở nhà thím. Nhưng rất ít khi nói chuyện cùng Thu, đó là một tâm trạng kỳ quặc. Có lần, vào một đêm trăng sáng. Thím tôi đi bán cháo ở gạ Các em tôi cũng đi chơi hết cả. Tôi ngồi trên chiếc ghế dài trước cửa, nghĩ những chuyện vu vợ Bổng mắt tôi tối sầm lại. Một giọng nói nhỏ nhẹ vang lên:
- Anh biết ai là giỏi lắm đó?
Tiếng cười rúc rích. Đôi bàn tay mát lạnh. Dù không thấy nhưng như là linh cảm, tôi vẫn dễ dàng nhận ra: Thu!
Tôi đáp và đưa tay nắm lấy bàn tay tròn trĩnh của Thụ Thu vẫn để yên và xoay người ngồi bên cạnh. Bất giá tôi đưa tay Thu lên môi. Một cảm giác hay haỵ Tim đập rộn ràng...
- Có một cái gì đó khó nói. Em chỉ biết thương anh.
Trang vẫn sáng đầy trời. Tôi như lạc vào khu vườn cổ tích. Ngôi nhà của thím tôi đáng yêu hơn vạn lần. Như sợ phút giây này mất đi, tôi vẫn giữ chặt tay Thu trong tay mình. Đôi tay thích vẽ những vòng tròn trên cát. Và tôi hiểu: Mình đã yêu...
Thím tôi, một phụ nữ tần tảo. Ngày xưa, thím cũng đã trải qua thời kỳ sôi nổi. Vì thế chẳng có gì qua mắt thím được cả. Chuyện của chúng tôi, thím biết ráo trọi. Một hôm thu đến chơi. Thím nằm ở võng, ru đứa em lên sáu nhưng hay nũng nịu:
Thương chi cho uổng công trình
Nẫu dìa xứ nẫu bỏ mình bơ vơ...
Vừa nghe xong câu này, tôi thấy mặt Thu đỏ bừng lên. Còn tôi lúc đó giận thím lắm. Bởi lẽ như vậy khác nào thím nói toẹt ra rằng:
- Thu ơi, con đừng thương nó. Thương nó có mà uổng công. Thế nào nó cũng phải về xứ nó thôi. Nó còn phải đi học nữa...
Tôi bối rối định bỏ ra ngoài, chợt nghe Thu nói:
Bơ vơ thì mặc bơ vơ
Nẫu dìa xứ nẫu gởi thơ cho mình.
Tôi tái mặt vị sợ thím la Thu hỗn. Nhưng không! Thím vẫn cười độ lượng. Còn thu chẳng biết có hiểu được rằng, chính Thu dã bổ sung phần cuối cho câu ca xứ tôi. Song từ đó Thu buồn rười rượi. Cứ y như rằng Thu đã dự cảm được những điều sắp xảy ra.
Hơn bốn mươi ngày ở nhà thím tôi trôi mau quá. Nhận được thư tôi phải trở về nhập học, tôi vội vã viết một tờ giấy nhỏ để lại cho Thụ Hứa rằng sẽ giữ những kỷ niệm và sẽ viết thư cho Thu như lời em mong mỏi.
Nhập học được hai tuần, tôi gởi về cho Thu một lá thư dài bằng nỗi nhớ của mười bốn giờ cộng lại. Rồi lá thứ thứ hai, thứ ba... Vẫn không thấy hồi âm. Gởi giấy phép cho cho giáo chủ nhiệm nói dối rằng về nhà thăm mẹ bệnh. Tôi quay về Đại Lãnh thăm Thụ Vẫn một vùng biển như xưa nhưng tôi không gặp được Thu.
Cách đây mười ngày Thu cùng gia đình đã lên tàu ra nước ngoài. Một cảm giác rờn rợn xâm chiếm hồn tôi. Tôi tiếc thương cho câu ca nửa vời dang dở. Tôi thương cho những con tàu lênh đênh trên triệu triệu sóng mù khơi. Tôi không còn cảm nhận được mình có buồn hay không trong những giây ngỡ ngàng nhận ra điều đó. Nhưng tôi vẫn cầu mong: Thu - Cánh chim bé nhỏ, cô gái thích đùa trên cát, được bình yên trong giông tố cuộc đời...
Mười năm quạ Tôi vẫn im lặng, mặc cho những hoài niệm cứ rủ nhau về. Những trang giấy trắng như khoảng trống vô hồn giữa đời tôi. Và những bài thơ ngẩn ngơ nuối tiếc là nhân chứng nói hộ giùm tôi.
Trở lại Đại Lãnh, biển không còn xanh như ngày xưa mà đục ngầu dữ dội. Những vạt dương bị giông bão tả tơi, ngã quỵ như bị những nhát dao đốn ngã. Gió đang thổi về từ biển man mác một nỗi buồn.
Và nắng mai lên ấm áp. Trước mặt tôi, xa xa phía biển có một thiếu nữ dắt tay một em bé gái. Mái tóc dịu dàng tung sóng. Cô bé lại ngồi xuống bãi cát vẽ những vòng tròn ngây thợ Gió vô tình mang lại câu ca ngày cũ: