Tập 1
– Mai ơi! Làm ơn cho tao xin chút gió đi Mai? Nóng quá à!Hoàng Mai cong môi:– Muốn xin gió phải xuống đây. Chứ mày nằm trên đó, quạt nào ngẩng cao lên tới. Công nhận mày hơi bị “trâu bò” thiệt. Nóng muốn điên người, vẫn nằm tuốt trên ấy mà ngủ. Mày tính lập kỷ lục thế giới về sự chịu nóng hả Duy?Thanh Duy rên rỉ:– Tao là người như mày chứ đâu phải cây cỏ, gỗ đá. Tao nằm dưới đó, liệu ngủ yên với mày không? Con gái gì mà nết ngủ xấu như quỷ, toàn đạp vào người khác, còn gác cả thân hình tròn quay lên tao nữa. Tao thà chịu nóng còn hơn có ngày chết ngạt.Hoàng Mai xìu giọng:– Tao đâu muốn như thế. Tại ông trời sanh tao ra đã cho tao cái tật xấu đó rồi. Tao muốn sửa, nhưng khó quá. Cứ thế này, tao e rằng ...Thanh Duy chớp mi:– Sao không nói tiếp? Mày e rằng chuyện gì?Hoàng Mai thở dài:– Ừ, thì ngủ kiểu đó, tao ế chồng là cái chắc. Cũng may tao còn thua bà cô tao một chuyện.Thanh Duy cười ngặt nghẽo:– Trời ạ ! Tưởng mày sợ điều gì. Hóa ra là sợ ế. Này, mày đã quen ai chưa?Và anh ta biết tật của mày à?– Tao chưa yêu ai cả. Nhưng tao rút từ kinh nghiệm thực tế của cô Sáu tao.Thanh Duy nhìn Mai.– Cô Sáu mày có kinh nghiệm yêu nữa hả? Nhiều kinh nghiệm quá, nên cô mày mới không lấy chồng, dù bề ngoài cô Sáu khá đẹp, lại giỏi buôn bán.Hoàng Mai xua tay:– Không phải như mày nghĩ đâu. Ngày cô Sáu còn là sinh viên đại học như bọn mình, cô tao quen và yêu một người học trên cô hai năm. Bạn bè và gia đình đều mừng vì người kia rất thương yêu chăm sóc cô tao. Gần đến ngày đính hôn, cô tao bị sốt phải nằm viện. Người ấy tới chăm sóc cô tao và phát hiện ra, cô tao lúc ngủ rất xấu tính. Bất kì cái gì vướng vô tay, chân đều bị cô tao đạp bay xuống đất. Đã vậy cô tao còn ...Thanh Duy kêu lên:– Cô mày còn gì nữa?Hoàng Mai chép miệng:– Còn tật ngáy ngủ ...Thanh Duy buột miệng:– Trời đất!Thấy về mặt buồn hiu hắt của Mai, Thanh Duy bèn giả lả:– Mày đừng giận. Tại tao bất ngờ quá thôi. Bà nội tao hồi còn sống, bà ngủ ngáy to lắm. Mỗi lần nội lên chơi ở lại, là tối đến tao kiếm cớ ra ... ghế ngủ.– Đấy, đến mày là cháu, còn phải sợ tiếng ngáy của nội nữa là người kia.Phát hiện thêm điều này, anh ta đã không kèn không trống lặng lẽ rút lui. Cô tao khỏi bệnh, tìm người ta để hối thúc đám hỏi. Người ấy đã nói thẳng cho cô tao biết lý do anh ta phải chia tay cô tao. Lúc ấy tao còn nhỏ. Phải mấy tháng cô tao đi học xong về nhà nằm khóc, trách giận ông bà tao. Cuối cùng, cô tao bỏ học vì không chịu nổi những ánh mắt bạn bè nhìn cô đầy vẻ hả hê, thích thú. Và từ đó, cô tao thề không lấy chồng.Thanh Duy vẻ trầm ngâm:– Theo tao người kia không đáng để cô Sáu phải hủy hoại tương lai. Con người ta không ai là không có tật xấu kia chứ. Tao chưa nghe mày ngủ ngáy bao giờ cơ mà.Hoàng Mai buồn buồn:– Bởi vậy tao mới nói, số tao còn may hơn cô tao. Tao chả biết phải sửa chữa thế nào để không còn nết ngủ quậy phá.Thanh Duy cười cười:– Tao nghĩ chuyện này tập từ từ rồi cũng hết. Hơn nữa, đàn ông con trai lấy vợ, lẽ nào họ khai thác được các nhược điểm của mình. Mày không nên lo xa quá.Vừa lúc đó, điện thoại của Duy reo lên bài nhạc “Em ơi đừng nghe nó lừa đấy. Nó ở nhà quê có vợ rồi ...”.Hoàng Mai lẩm bẩm:– Mày nữa, con gái ai lại cài mấy câu này làm nhạc chờ. Nghe muốn nổi da gà.– Hì hì! Tao thích vậy đó. Nghe vui và ngộ nghĩnh.Dứt câu, Duy đưa máy lên:– Con nghe nè, mẹ ơi!– ...– Hả? Mẹ vô đây thật hả? Sắp tới bến xe rồi ư?– ...– Dạ, con biết rồi. Con sẽ ra ngay. Bến xe phức tạp, mẹ xuống xe, nhớ chờ con, mặc kệ người ta mời chào gì, mẹ nhé.Loáng cái, Thanh Duy đã phóng xuống đất Mai hỏi:– Mẹ mày vô thiệt hả Duy?Thanh Duy gật đầu:– Ừ! Mẹ tao vô Hòa Hảo khám bệnh, nhân tiện ghé thăm tao.Hoàng Mai kêu lên:– Ôi cha! Nếu thế tao phải dọn dẹp lại nhà cửa. Không thôi, tụi mình nhất định bị mắng là con gái gì ở dơ dáy quá.– Mày yên tâm. Mẹ tao dễ lắm, mày không cần phải quan trọng quá. Lỡ mẹ tao ở lại vài ngày, tính cẩu thả luộm thuộm của tụi mình sẽ lộ tẩy, còn khổ hơn.– Tao mặc kệ. Mấy bà mẹ dù dễ cỡ nào cũng không chấp nhận con gái ở bừa bộn thế này. Mấy giờ mẹ mày tới?Thanh Duy cười nhẹ:– Mẹ tao nói khoảng hai giờ kém xe đến bến. Cũng một giờ rồi, tao phải đi luôn. Thà tới sớm chờ mẹ, chứ mẹ tao lần đầu đi Sài Gòn, bà sẽ lúng túng lắm.Mấy ông xe ôm ở bến xe thì lúc nào cũng bu tới chèo kéo. Lơ mơ có vài đồng bạc cũng mất tiêu luôn.Vừa mang vớ vào chân, Duy vừa than:– Nắng kinh khủng. Ở Sài Gòn ba năm rồi, vậy mà tao vẫn không sao quen được.Hoàng Mai cười cười:– Người phải than là tao kìa. Ngoài quê tao bốn mùa rõ rệt. Giờ này mới giữa xuân, có hôm còn mưa phùn nữa, lạnh cũng thấm da thấm thịt lắm. Còn trong này, chả chỗ nào thiếu nắng.– Thôi, tao đi nghen. Mày dọn dẹp xong, chạy qua bà Hai mua vài ngàn đá về bỏ vô thùng đá nghe Mai.– Tao biết rồi. Nhớ chạy xe cẩn thận đó.Thanh Duy đẩy xe ra. Cô thật sự ngán, thường thì giờ này cô còn ngủ. Buổi sáng, đi học, về ăn cơm xong là tranh thủ nghỉ. Chiều năm giờ, Duy đến phụ dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cho một bà cụ bị bệnh đau tim. Mười giờ đêm, cô trở về nhà trọ, công việc trao lại cho một người khác. Công việc tuy vất vả một chút, nhưng gia đình họ giàu có, họ trả lương cho cả triệu rưỡi một tháng. Đã vậy, từ hai mươi lăm tết đến mồng mười tháng giêng, gia đình họ về Hà Nội ăn tết, họ tin tưởng giao cho cô việc coi nhà và bà cụ. Chỉ nửa tháng nhưng đủ tiền để cô đóng học phí một năm. Vì thế, đã hai cái tết cô không về nhà. Hoàng Mai cũng như cô, đều ở lại Sài Gòn ăn tết. Tuy không có gia đình, nhưng gia chủ họ chuẩn bị đầy đủ bánh trái hoa quả để cô thay họ cúng giao thừa. Vậy là tha hồ ăn tết ...Két ... két ... Rầm ...Đang miên man suy nghĩ, Thanh Duy chợt thắng gấp. Một chiếc xe phân khối lớn chạy từ trong con hẻm ra đường, nhằm đúng lúc Duy chạy xe tới. Cô cuống cuồng thắng cả tay lẫn chân. Mạng Duy còn lớn thì phải, cô đã không bị chiếc xe tông vô. Nhưng chính cô lại lao xe lên vỉa hè. Nắng lóa mắt, cô chẳng nhìn thấy gì ngoài câu gọi chợt ùa đến “Mẹ ơi! Chết con ...”.– Trời đất ơi! Giữ thằng quỷ kia lại giùm đi. Dám cô gái chết lắm à.– Cái bọn thanh niên nhà giàu, tụi nó coi thường mạng sống của người ta lắm.Những tiếng nói xôn xao vọng vào tai, cô còn nghe được, nghĩa là cô còn sống. Cố gắng nhổm dậy, cô được hai người đàn ông phụ đỡ cô đứng lên.– Cháu có sao không?Một trong hai người chậm rãi hỏi.Thanh Duy cười như mếu:– Chắc ... cháu không sao. Cháu cám ơn mọi người.Vừa lúc đó, một phụ nữ mập mạp kéo xềnh xệch tên con trai đến trước mặt Duy:– Cậu nhìn coi người ta có sao không! Chạy xe trong hẻm ra mà chạy y như ăn cướp. Đã vậy, còn tính “xù” đẹp nạn nhân.Tên con trai khổ sở:– Dì lầm rồi. Cháu đang tính quay xe lại đó chứ.Tên con trai nhìn Duy:– Chị có bị đau chỗ nào không. Coi kỹ coi, nếu bị đau, tôi đưa chị đi bệnh viện.Thanh Duy lắc đầu:– Chắc trầy chút xíu nơi khuỷu tay và đầu gối. Không sao đâu. Tôi tự lo cho mình được.Người phụ nữ cao giọng:– Cháu đi đúng đường, cháu không phải sợ cậu ta. Cháu đau thì phải đến bệnh viện, phải chụp phim cho đảm bảo. Con gái thế kia, lỡ có chuyện gì là khổ đó.– Dạ, cháu cám ơn mọi người. Cháu không chết hay gãy tay chân là may mắn lắm rồi. Cháu chỉ lo chiếc xe của cháu không biết có sao không nữa.Người phụ nữ chắt lưỡi:– Ôi! con nhỏ này, nói năng ngộ ghê. Này cậu kia, cô ấy đã nói thế. Cậu nên coi xe của cô hư thì đền cho người ta. Có đền cả cái xe cũng còn hơn nuôi người bị tai nạn đó.– Dạ, tôi biết rồi ạ.Nhìn chiếc Wave Alpha của Duy, đèn xi-nhan bể tan, cổ xe quẹo cong. Hắn từ tốn:– Xe chị không đi được nữa, để tôi đem đến tiệm sửa lại cho chị.Thanh Duy kêu lên:– Thế thì chết tôi.Hắn ngơ ngác:– Tôi hứa sẽ sửa xe lại cho chị thật tốt. Chị đâu phải trả tiền mà kêu chết chứ.Thanh Duy cắn môi:– Tôi không bắt lỗi anh chuyện tông vô tôi hay làm hỏng xe tôi. Tại tôi đang có chuyện gấp.Hắn áy náy:– Chuyện quan trọng lắm không? Chị có thể gọi điện nói lý do.Thanh Duy chắt lưỡi:– Tôi ra bến xe đón mẹ tôi. Chắc giờ này xe sắp về tới rồi. Mẹ tôi chưa vào thành phố lần nào. Tôi không đến, chắc mẹ tôi lo sợ lắm.Hắn suy nghĩ rồi nói:– Thế này đi! Tôi đem xe chị gởi sửa. Sau đó chở chị lên bến xe. Gặp được mẹ chị rồi thì kêu taxi cho bà về. Vậy được không?Thanh Duy rầu rĩ:– Còn cách nào khác đâu. Số tôi thật xui xẻo mà.Hắn cố gắng đẩy xe của Duy đến một tiệm sửa xe cách đó gần năm chục mét. Duy nhìn hắn chỉ biết than thầm. Cô không biết việc bị té xe là may hay rủi cho cô nữa. Rồi tối nay, xe đâu để đi làm chứ? Sao mà khổ thế không biết!Hoàng Mai ngạc nhiên nhìn Thanh Duy. Cô lễ phép chào bác Cúc:– Cháu chào bác! Ủa! Mà xe mày đâu Duy, sao lại đi bộ về?Thanh Duy thở dài:– Nằm ngoài tiệm rồi.Hoàng Mai thắc mắc:– Sao kỳ vậy? Xe của mày đâu có hư hỏng gì mà sửa. Chả lẽ mày chạy xe ẩu, nên tông nhằm ai hả?– Mày hay thiệt, nằm nhà cũng biết tao bị nạn nữa hả?Hoàng Mai vừa đặt ly nước đến trước mặt bà Cúc:– Cháu mời bác uống nước cho khỏe.Dứt câu mời, cô lại liến láu:– Trời đất ơi! Tao nói rồi, trời nắng hoa mắt, chở mẹ phải cẩn thận chứ. Rồi bác có sao không bác?Bà Cúc cười nhẹ:– Bác không sao. Tại ...Mai thở ra:– May ghê bác không sao là tốt rồi. Còn mày thì sao?Thanh Duy nhăn mặt:– Khuỷu tay và đầu gối tao trầy, cũng đau.– Đưa tao coi nào! Mà sao mày không tới bệnh viện để chụp X quang coi xương có bị gì không?Hoàng Mai vừa nói vừa săm soi nhìn vết thương của Duy:– Để tao lấy oxy già rửa cho. Khổ ghê! Bao nhiêu ngày không sao. Hôm nay mẹ vô thăm, mừng quá nên chạy ẩu hả?Chợt nhớ, Mai kêu lên:– Í trời! Tao quên hỏi coi, mày tông vô ai hay mày tự té?Thanh Duy ngán ngẩm:– Mày nói nhiều ghê nơi! Một người khác lao xe từ trong hẻm ra, tao tránh không kịp nên đâm vô lề đường.Hoàng Mai chớp mắt:– Nói vậy là tự mày té à? Không đúng, là người kia chạy ẩu chớ bộ. Rồi có giữ được người ta lại không?Thanh Duy cắc cớ:– Giữ lại làm gì?– Ừ thì ... tuy họ không đâm vô mày. Nhưng vì họ, mày mới xém chết. Ít ra họ cũng phải có trách nhiệm chứ. Cháu nói vậy đúng không bác?Bà Cúc nhẹ giọng:– Người không sao là tốt rồi, cháu ạ. Bắt lỗi bắt phải người ta làm gì. Không có xe cũng khổ, mà có xe càng khổ hơn. Ai muốn gây ra sự rủi ro đâu cháu.Hoàng Mai chép miệng:– Cháu biết thế. Nhưng nhỏ Duy xưa nay chạy xe rất cẩn thận. Bây giờ bị thế ắt nó cũng hoảng nữa. Đã thế còn mất tiền sửa xe vô cớ nữa, hỏng nhiều không Duy?Thanh Duy nói:– Chắc cũng hết vài trăm. Coi như của đi thay người vậy mà.Quay sang bà Cúc, Duy nhẹ giọng:– Con xin lỗi đã khiến mẹ lo lắng. Mẹ tắm rửa cho mát, nằm nghĩ một chút, con nấu cơm ăn.Hoàng Mai chậm rãi:– Tao sợ mày vui vì gặp mẹ, rồi không có thời gian nấu cơm. Nên tao đã mua bánh mì và thịt heo quay về, ăn đỡ. Với lại chiều mày còn đi làm nữa.Thanh Duy cười:– Mày hơi bị thông minh đó. Mẹ tao làm bánh bột lọc nhân tôm đem vô cho tụi mình nữa. Ăn đến mai mới hết không chừng.Hoàng Mai cười cười:– Cháu có nghe Duy kể về tài làm bánh của bác. Nhưng đường sá xa xôi, bác làm chi cho cực.Bà Cúc cười hiền:– Hồi ở nhà, Duy nó thích món bánh này lắm. Hai năm không về nhà là hai năm nó thèm bánh. Bác làm sao không làm bánh đem vô cho nó ăn chứ. Hai đứa lấy ra ăn luôn đi.Hoàng Mai nhỏ nhẹ:– Chẳng biết mai này tụi cháu làm tròn bổn phận người mẹ không nữa. Chứ hiện tại cháu thấy bác và mẹ cháu ở nhà ai cũng thương và lo lắng cho con cái.Bà Cúc chậm rãi:– Từ từ, khi sống cuộc sống khác, tự làm chủ gia đình các cháu sẽ biết phải sống thế nào. Nhiều cô cậu, khi ở nhà suốt ngày đeo bám cha mẹ, nhưng vào đời lại rất kiên cường, vươn lên một cách đáng kinh ngạc đó.Duy cười cười:– Mẹ vô tắm cho khỏe. Mẹ nói cả ngày thì nhỏ Mai vẫn tiếp chuyện được hết.Hoàng Mai ré lên:– Ý mày nói, tao thuộc dạng bà Tám ấy hả?– Là mày nói, chứ tao đâu nói hồi nào.Nhìn theo bà Cúc vào nhà tắm, Hoàng Mai vừa nhóp nhép nhai bánh, vừa hỏi:– Công nhận mẹ mày làm bánh bá cháy thiệt. Duy này, chiều nay mày có đi làm không?Thanh Duy thở dài :– Công việc của tao không thể nghỉ đột xuất, mày biết rõ mà. Tao đang áy náy về việc để mẹ ở nhà một mình.Hoàng Mai chầm chậm:– Mày yên tâm. Hôm nay học trò của tao đi sinh nhật bạn, nên tao được nghỉ.Tao ở nhà với bác.– Vậy thì tốt quá. Mẹ tao quê mùa, nói năng có gì không phải, mày đừng giận mẹ tao nghen.Hoàng Mai trề môi:– Mày thật vớ vẩn! Bộ tao là con nhà quan chức. Ủa! Rồi xe đâu mày đi làm?Thanh Duy lắc đầu:– Tao đi xe buýt một buổi cũng được.– Nhưng đêm thì sao? Đi làm một ngày được bao nhiêu, nếu đi xe ôm ban đêm, vừa nguy hiểm vừa bị chém giá dữ lắm. Hay là tao ...– Mày không cần áy náy. Tao biết xe của mày là do người khác đưa cho. Tao không mượn đâu. Một buổi thôi, có gì ghê gớm lắm đâu.Mai thở dài:– Mày nghĩ được cho tao như thế là quá tốt. Giá như tao kiếm được tiền kha khá sẽ trả xe lại cho người ta, rồi đi mua xe trả góp cũng được. Chứ ngày nào tao còn chạy chiếc xe này, tao còn thấy bực bội vô cùng.Thanh Duy cười nhẹ:– Mày đừng tự ái rởm. Ai nói gì kệ họ, miễn sao không phải bỏ tiền mà vẫn có xe đi làm thêm là được. Bao giờ học xong hẵng tính.Hoàng Mai nhoẻn cười:– Tao biết rồi.Ba mẹ con, bác cháu ngồi ăn bữa chiều bằng bánh mì thịt heo quay. Hơi khô một chút, nhưng Thanh Duy đã mau chóng làm cho mỗi người một ly trà đá.Vừa ăn, vừa uống mới không bị mắc nghẹn.Hoàng Mai chợt kêu lên:– Quên nữa! Chiếc xe của mày bao giờ lấy. Lỡ anh ta xù mày thì sao?– Thì phải chấp nhận đau thương chứ sao?Hoàng Mai ngẩn ngơ:– Nói kiểu gì “huề cả làng” vậy bạn? Chiếc xe của mày mười mấy triệu chớ bộ. Mày nhớ xe gửi ở đâu chứ?– Tất nhiên. Ý mày muốn ngày mai tự mình tới lấy hả?Hoàng Mai chép miệng:– Như thế chả chắc ăn hơn sao? Mất mấy trăm, vẫn hơn là mất luôn chiếc xe.Thanh Duy chậm rãi:– Tao sợ người ta không cho mình lấy. Vì người gửi sửa xe là anh ta.– Mày nói cũng đúng. Nhưng tao vẫn thấy không ổn. Anh ta có cho mày tên họ, địa chỉ gì không?Thanh Duy rùn vai:– Tao ... lu bu quá nên quên. Tao nghĩ anh ta không tệ vậy đâu. Anh ta đi chiếc xe gần trăm triệu. Với loại người đó, chiếc xe của tao chả đáng để anh ta bị mang tai mang tiếng. Chuyện không may đã xảy ra rồi, đành chờ tới mai coi sao.– Nhất định phải đến đó trước anh ta.– Tao biết rồi.Ăn bánh mì, uống nước trà đá. Một bữa ăn đơn giản nhưng khá tốn kém cho tính tiết kiệm của hai cô gái. Bởi Hoàng Mai mua đến nửa ký thịt heo quay loại một. Bánh mì đặc ruột bên siêu thị làm. Bữa ăn này, bình thường hai đứa có thể mua đồ về nấu nướng ăn cũng được vài ba ngày. Nhưng Mai không thấy tiếc vì Thanh Duy sống rất thoải mái, biết trước biết sau. Nhờ thế hai đứa đã sống chung nhau được ba năm. Ban ngày đi học, tối đi làm thêm. Tiền gia đình gởi vô, hai đứa cất dành phòng khi đau ốm. Được cái, chưa đứa nào bị bệnh nặng hết.Thanh Duy nói với mẹ:– Công việc của con không thể nghỉ. Mẹ ở nhà với Hoàng Mai, mẹ nhé. Mẹ mệt thì ngủ trước. Mai chủ nhật, con đưa mẹ đi chơi, thứ hai mới khám bệnh được.Bà Cúc chép miệng:– Con đi bằng gì?– Dạ, con đi xe buýt. Mẹ đừng lo, con lớn rồi, không còn là con nhóc ngờ nghệch lần đầu vô Sài Gòn nữa. Không ai ăn hiếp con được đâu.Bà Cúc gật đầu:– Con đi đường cẩn thận.– Dạ. Con chào mẹ. Tao đi nghen Mai.Thanh Duy đi nhanh ra ngoài con hẻm nhỏ.Thanh Duy bấm chuông cửa. Chờ và ngỡ ngàng khi thấy bên trong nhà một gã thanh niên đủng đỉnh đi ra. Ủa! Dì Năm về sớm vậy sao?Cánh cổng được kéo ra. Thanh Duy khẽ cúi đầu:– Chào anh!Giọng người thanh niên vang lên:– Là ... cô sao?Lập tức Duy nhìn xoáy vào mặt anh ta, cô không kém ngỡ ngàng:– Anh là ... gì của gia đình bác Hữu thế? Y như oan gia ngõ hẹp vậy. Chưa gì đã gặp lại.Người thanh niên cười:– Cô vẫn giận tôi chuyện hồi chiều à? Tôi đã xin lỗi rồi mà. Còn cô, cô quen ba mẹ tôi sao?Thanh Duy tròn mắt:– Anh gọi bác Hữu là ba à? Vậy hồi nào giờ, tôi làm ở đây, tôi không thấy anh?– Tôi học ngoài Hà Nội, nên cô không gặp tôi cũng phải.Duy chau mày:– Anh tên ... Ôi trời! Tự nhiên tôi quên mất tiêu à. Nhưng tôi nghe hai bác và bà kể, anh học Đại học Y khoa Hà Nội, đúng không?– Tôi vừa ra trường, nên về thăm gia đình. Tôi là Hoàng Phúc. Cô tên là Duy, đúng không?Thanh Duy chớp mắt:– Sao anh biết?Hoàng Phúc cười cười:– Bà nội tôi từ hôm qua tới giờ nhắc cô, nhiều tới mức tôi phải tò mò. Tôi mong thấy mặt cô gái được cả gia đình tôi mến mộ. Không ngờ chúng ta lại có cuộc gặp mặt đáng nhớ từ trước. Duy đi bộ tới đây hả?Thanh Duy khẽ cao giọng:– Thời đại này là thời đại nào chứ. Đi xe buýt được mà. Thôi, tôi phải lên coi bà anh thế nào.Dứt câu, Duy nhanh chóng vô nhà. Cô còn nhiều công việc phải làm. Không rảnh để hầu chuyện cậu chủ nhỏ.Bà Vĩnh Tường nằm trên giường coi tivi, Duy đẩy cửa bước vào:– Thưa bà, cháu mới tới.Bà Vĩnh Tường gật đầu:– Bà mới nhắc cháu xong. Cháu có thấy thằng thanh niên nào dưới nhà không?– Dạ, người đó ra mở cổng cho cháu. Anh ấy là ai vậy bà?Vừa nhanh tay dọn dẹp lại giường cho bà, Duy vừa giả vờ hỏi.– Thằng cháu đích tôn của bà đó. Nó lấy được bằng bác sĩ rồi, bà mừng lắm.Thanh Duy cười:– Cháu thấy bà và hai bác, cả bé Hoàng Ngân nữa, đều thương anh Phúc, vậy sao ảnh phải ra Hà Nội học hả bà? Sài Gòn cũng có trường y khoa kia mà.Bà Vĩnh Tường chậm rãi:– Là ý của ba thằng Phúc. Hồi ấy, bà nghe nói trường y Hà Nội thi đầu vô phải hai mươi bảy điểm trở lên. Còn trong Sài Gòn, ba thằng Phúc suy luận, học ngoài Hà Nội tuy tốn kém một chút, nhưng chất lượng giảng dạy ắt tốt hơn trong mình.Thanh Duy cười:– Cháu nghĩ đâu cũng vậy thôi, bà ơi. Cháu cũng học y khoa, hồi cháu thi, điểm của cháu tới hai mươi tám lận đó bà.Bà Vĩnh Tường cười:– Bà cũng nghĩ thế. Và không muốn xa thằng cún con chút nào. Nhưng tương lai của nó do ba mẹ nó quyết định. Mới đó đã sáu năm trôi qua.Thanh Duy từ tốn:– Còn cháu lại thấy thời gian quá dài. Cháu học chuyên ngành tim mạch, cũng phải cố gắng học giỏi. Nếu không, sau này không biết cách chẩn đoán bệnh thì chết, bà à. Cháu giúp bà tắm rửa nghen.Bà Vĩnh Tường nói:– Bà nằm phòng máy lạnh mà còn thấy nóng quá. Thời tiết bên ngoài chắc nắng nóng lắm hả cháu?Thanh Duy nhẹ giọng:– Dạ, nắng đổ hoa cà hoa cải trên đường đó bà. Đài khí tượng báo Sài Gòn nóng đến ba mươi bốn độ, ba mươi lăm độ C luôn đó bà, bà thấy mệt lắm không?– Hồi trưa, bà khó thở, tưởng phải vô nằm viện. Cũng may là có thằng cún con. Nhà có bác sĩ đôi khi cũng tiện lợi, cháu nhỉ.Nghe bà cụ luôn miệng gọi Phúc là “cún con”. Duy chỉ muốn cười, nhưng bà già hay giận lẫy, nếu cô cười bà, bà sẽ giận cô ngay. Duy phải cố gắng kìm nén.Tắm rửa cho bà cụ xong, cô xuống dưới bếp lấy phần ăn riêng của bà đem lên.Bà cụ hỏi:– Có canh không cháu?– Dạ, có canh xương hầm. Bà ăn một chén nhé!Bà cụ chép miệng:– Ăn hoài canh xương, bà ngán lắm. Hay là mai cháu nấu canh cua cho bà ăn nghen Duy?Thanh Duy ngần ngừ:– Cháu nấu thì dễ rồi. Nhưng sợ bà ăn vô bà đau bụng thì khổ.Bà cụ nói:– Cún con ở nhà mà sợ gì. Bà đau bụng có đi ... thì cũng đi ra tã. Cháu cứ nấu cho bà ăn, bà thèm lắm.Thanh Duy đành nói:– Cháu hỏi lại anh Phúc, ảnh đồng ý cháu sẽ nấu bà ạ.Mất nửa giờ cho bà cụ ăn, sau đó cô giặt giũ quần áo cho bà cụ, lau chùi nhà cửa, phòng khách.Hoàng Ngân đi học thêm về. Thấy Duy đang lau bàn ghế, Ngân hỏi nhỏ:– Chị Duy, tối nay nội em ăn được không?Thanh Duy cười:– Hơn mọi ngày một chút. Bà đòi chị nấu canh cua cho bà ăn kìa.Hoàng Ngân trợn mắt:– Í, không được đâu chị ơi! Bác sĩ nói bao tử của nội không tốt, cần phải ăn kiêng các món tanh. Bà mà đau bụng thì khổ lắm.– Chị cũng biết vậy, nhưng thấy bà năn nỉ, thèm thuồng. Chị đã đồng ý. Các cụ chả nói “già được chén canh, trẻ được manh áo mới” là ám chỉ sự vui mừng đó sao em.Hoàng Ngân so vai:– Là em sợ chị và dì Năm cực thôi. Ba mẹ em về chưa chị?– Hai bác về lâu rồi. Em ăn cơm không, chị dọn cho.Hoàng Ngân hạ giọng:– Em ăn cùng nhỏ bạn ngoài quán rồi. Chị đói thì ăn thêm một chút, về ngủ cho khỏe.– Chị quen ăn đúng bữa, chưa bao giờ chị ăn đêm.– Mấy anh chị bác sĩ hình như ai cũng tự “bảo vệ” bao tử của mình. Ủa! Em không thấy xe chị thì phải?– Xe chị hỏng. Chị đi xe buýt. Thôi, em lên nhà đi, chị cũng xong việc rồi.Ngân áy náy:– Lát nữa chị về bằng gì?Duy ngập ngừng:– Tùy. Thấy khỏe, chị sẽ đi bộ.Ngân kêu lên:– Không được. Đây về nhà trọ cũng xa lắm, con gái đi đêm rất dễ bị chọc ghẹo bậy bạ. Em có ý này.Duy hơi cười:– Là gì thế?– Hay là chị ngủ lại đây với em? Hoặc ngủ trên phòng dành cho khách.Duy thật thà:– Hôm nay chị phải về, vì có mẹ chị vô thăm chị.– Ôi! Vậy thì đây, chị cầm lấy!Hoàng Ngân ấn chìa khóa chiếc Attila vào tay Thanh Duy. Duy ngỡ ngàng:– Sao lại đưa cho chị?– Chị lấy xe của em về. Mai chủ nhật, em đi ké xe của mẹ.Duy xua tay:– Thôi, chị không nhận đâu. Xe của em gần ba chục triệu. Lỡ có gì, tiền đâu chị đền nổi.– Không đi xe của nhỏ Ngân thì tôi sẽ đưa cô về.Giọng Hoàng Phúc chợt vang lên.Thanh Duy chưa kịp từ chối, Ngân đã reo to:– Cám ơn anh Hai nghen. Anh Hai chở chị Duy về là đúng nhất. Để chị Duy đi bộ, dọc đường xảy ra chuyện, người bị khổ trước tiên là bà nội đó, anh Hai.Thanh Duy cuống lên:– Không được đâu.Hoàng Ngân xụ xị:– Chị đừng khách sáo thế. Nếu không muốn anh Hai đưa chị về, thì chị đi xe của em. Xe cộ, tài sản gia đình em giao cho chị cả nửa tháng, còn không sợ. Chị đâu phải lo mất xe em chứ.Thanh Duy thở dài:– Thật ra là do phòng chị chật, chỗ đâu để xe của em. Dì Năm tới rồi. Chị xin phép về, chào anh.Dứt câu, Duy khoác giỏ lên vai, cô gọi bà Năm khóa cổng giùm, để cô về.Thành phố vào giờ này vẫn còn rất đông người ở ngoài đường. Chắc do khí hậu ban ngày quá nắng, nên họ kéo nhau ra ngoài hít thở khí trời cho thoải mái.Thanh Duy quyết định đi bộ. Nhưng cô không được thong dong như ý, vừa đi được chừng hai trăm mét, quãng vỉa hè cô đi vắng ngắt dù phía ngoài đường xe vẫn chạy ào ào ...– Em ơi! Sao lại đi một mình vậy em?Đang đi, chợt mấy tên con trai đi trên hai chiếc xe gắn máy, rề rà sát bên cô, buông lời cợt nhả:– Cô em xinh đẹp quá chừng luôn. Đi với anh, đêm nay anh cho em thành nữ hoàng.Thanh Duy kêu lên:– Mấy người làm gì vậy? Tôi không phải loại người như mấy người nghĩ.Tránh ra cho tôi đi.– Nếu anh không tránh thì sao hả em?– Thì mày phải ăn đòn chứ sao?Giọng con trai vang lên. Thanh Duy kinh ngạc khi nhận ra Hoàng Phúc.Một gã con trai tướng bặm trợn lừng lững tiến tới:– Ê! Thằng công tử bột kia! Thân mày liệu chịu được mấy cú đấm của tao mà bày đặt “anh hùng cứu mỹ nhân” hả?Hoàng Phúc nhếch môi:– Cô ấy là em tao. Tụi mày để cô ấy đi, nếu không, đừng trách tao không khách sáo.– Ha ha ... Coi cái mặt thằng đó kìa. Dạy nó vài đường đi, đại ca.– Mày dạy nó vài đấm cảnh cáo cho tao.Duy la lên:– Mấy người không được đánh người. Tôi la lên đó.Duy chưa nói hết câu, đã nghe một tiếng “hự” đau đớn, rồi một tên bị Phúc đá văng ra. Ba tên còn lại nhào vô. Phúc chỉ mất vài phút đã đánh cả bốn tên phải bò lê bò lết.Quay sang Duy, anh nói:– Duy lên xe, tôi chở về.Vừa sợ vừa mừng, Duy đành len lén leo lên ngồi sau lưng Phúc. Mới có hơn tám tiếng đồng hồ. Cô đã hai lần phải ngồi lên xe của Phúc.Cô nhỏ nhẹ nói:– Cám ơn anh. Vừa rồi nếu không có anh, tôi chả biết mình sẽ ra sao nữa.Phúc cười:– Duy đừng nói thế. Gia đình tôi coi Duy như người nhà, không lẽ tôi xa lạ được sao?– Tôi không ngờ anh lại biết võ.– Hồi học Tiểu học, tôi đã mê học võ. Năn nỉ mãi, ba mẹ mới cho tôi học, vì ba mẹ sợ tôi mê rồi theo nghiệp thể thao luôn. Tôi cũng thi đấu cấp thành phố, học xong Ka-ra-te đai đen, tôi lấy được vài tấm huy chương, rồi nghỉ để học đại học. Nhờ có chút nghề, tôi mới tự bảo vệ được mình nơi đất lạ.Thanh Duy thật thà:– Tôi cũng thích học võ lắm, nhưng ba tôi không cho. Ba tôi nói, con gái biết võ, sau này khó lấy chồng. Nghe buồn cười quá phải không anh Phúc?– Cha mẹ thương con, ai lại không nghĩ tốt cho con chứ. Duy đi làm, rồi mẹ Duy phải ở nhà một mình hả?Thanh Duy từ tốn:– Hôm nay, nhỏ bạn cùng phòng được nghỉ. Nhưng mai, chắc mẹ Duy phải chờ Duy thôi. Vài hôm thôi mà. Mẹ Duy không trách Duy đâu.Phúc nói:– Hay là mai tôi nói với ba mẹ, để Duy nghỉ vài ngày ở nhà dẫn mẹ Duy đi chơi. Vô Sài Gòn, bắt mẹ phải nằm một chỗ, sáng trưa chiều chờ con đi học về ăn cơm, tối lo lắng chờ con đi làm đến khuya lơ khuya lắc, tôi thấy không phải lắm.– Không được đâu! Công việc của Duy, bà không chịu thay ai đâu. Dù việc không nhiều, chủ yếu là chăm sóc bà. Nhưng anh biết đó, người già đau ốm, thường rất khó chịu. Tới đầu hẻm rồi, anh cho Duy xuống đây.Phúc do dự:– Hay để tôi chở Duy vào đến phòng trọ luôn?– Được rồi, anh Phúc. Duy tự vô nhà một mình. Duy quen rồi. Cám ơn anh đã chở Duy về.Hoàng Phúc chép miệng:– Vậy, Duy về nghen. Trưa mai nhớ đợi tôi ở đây. Tôi chở Duy qua lấy xe.– Vâng. Duy nhớ rồi. Chào anh!– Chào Duy! Chúc ngủ ngon.Thanh Duy hơi khựng người trước câu chúc của Phúc. Cô chưa có bạn trai và chưa từng được người con trai chúc ngủ ngon. Câu nói của Phúc khiến Duy thoáng bâng khuâng.– Chàng đẹp trai nào đưa mày về vậy Duy?Thanh Duy giật mình, khi nghe giọng nói của Hoàng Mai. Cô đưa tay lên chặn ngực, thở phì.– Mày thiệt tình à, làm tao muốn đứng tim. Mày ra đây mua gì giờ này?Hoàng Mai rùn vai:– Tao sốt ruột, nên chạy xe tính qua rước mày. Ai dè ... Anh ta là ai vậy?Thanh Duy cong môi:– Thấy người ta, mày bị hớp hồn rồi hay sao?– Đẹp trai, chạy xe xịn, họa có đứa con gái nào mắt mờ, đầu óc có vấn đề mới không rung rinh vài nhịp tim trước anh chàng đẹp trai. Mày cũng ghê thiệt nha, giấu luôn cả tao.Thanh Duy cười cười:– Tao chưa hề nói dối mày điều gì. Mày thích, hôm nào đi với tao, tao giới thiệu cho.Hoàng Mai trề môi:– Tao nghĩ, giới thiệu để ăn ké, đi chơi ké với mày thôi. Chứ ánh mắt anh ta nhìn mày, tao nghĩ sẽ không còn ai lọt vô trái tim anh chàng nữa.Thanh Duy trợn mắt:– Mày khéo tưởng tượng vừa thôi. Mày biết anh ta là ai không?– Mày không nói, làm sao tao biết.Thanh Duy cười khẩy:– Con trai chủ nhà tao làm việc. Anh ta cũng là người vô tình gây họa cho tao hồi chiều. Nên chở tao về để chuộc lỗi mà thôi.Hoàng Mai kêu lên:– Trời đất! Có sự trùng hợp vậy sao? Tao nghi quá à.– Lại nghi ngờ? Mày làm ơn bỏ cái tật đó được không?Hoàng Mai vẫn nói:– Tao nghi chuyện này do ông trời sắp đặt đó Duy, làm gì có chuyện ngẫu nhiên như vậy. Mày làm cho nhà đó hai năm nay, mày chưa gặp anh ta lần nào hả?Thanh Duy gật đầu:– Nghe kể về anh ta thì rất nhiều, nhưng gặp thì chưa. Lý do mà gia đình bác Hữu Huyền về Hà Nội ăn tết, là vì anh Phúc.Mai thắc mắc:– Anh ta ở ngoài đó với vợ con hả? Tại sao ba mẹ anh ta phải vì anh ta nhỉ?– Thật ra mấy năm trước, tết nào anh Phúc cũng về nhà. Năm ngoái, anh ấy phải thực tập trực suốt. Tết năm nay đi thực tế tận vùng cao Tây Bắc, đến hai mươi chín tết mới về, nên ba mẹ anh ấy mới đi Hà Nội. Hai bác ấy có anh Phúc là con trai và bé Ngân là con gái, nên họ rất quý con.Hoàng Mai chắt lưỡi:– Thì ra vậy. Anh ta ra trường chưa?– Mới lấy bằng thủ khoa của Đại học Y Hà Nội, chuyên khoa phẫu thuật tim thận đó.Hoàng Mai tủm tỉm:– Vậy thì quá xứng còn gì.– Mày nói kiểu lấp lửng ấy, tao khó hiểu quá Mai ơi.– Ý tao là, mày học chuyên khoa tim mạch, giờ gặp ông bác sĩ phẫu thuật tim, như vậy chả phải ông trời se duyên cho mày à.Thanh Duy hét nhỏ:– Nói lung tung gì đâu không!Dứt câu, Duy đẩy cửa vào phòng. Bà Cúc hỏi:– Con về rồi hả? Gặp Hoàng Mai không?– Dạ, con gặp nó đầu hẻm. Mẹ mệt sao không ngủ cho khỏe.Bà Cúc cười:– Mẹ có thiếp đi một lúc rồi đó con. Hôm nào con cũng làm về muộn thế, sức đâu con đi học hả Duy?Thanh Duy cười:– Mẹ thấy con đâu ốm o gì chứ. Con gái mập mạp khó coi lắm mẹ ơi. Con quen rồi, công việc chỉ đơn thuần là chăm sóc bà cụ bị bệnh thôi. Bà cụ bị phong thấp thêm bệnh suyễn nữa. Trái gió trở trời, bà đau đớn tội lắm mẹ ạ. Coi như con đang tập sự vậy mà.Bà Cúc vẫn nói:– Mẹ nghe nói học y, bài vở nhiều. Con đi làm thế, vẫn lấy được học bổng.Chắc đêm con ngủ ít lắm hả Duy?Thanh Duy mỉm cười:– Mười hai giờ con đi ngủ, sáu giờ dậy, cũng ngủ được sáu tiếng. Trưa về, con tranh thủ ngủ một tiếng. Tuổi trẻ bọn con ngủ ngày bảy tiếng, mẹ còn than con ít ngủ sao ạ?Bà Cúc thở dài:– Năm sau, ba mẹ sẽ cố gắng lo tiền để con ăn học thôi Duy.Thanh Duy cười hiền:– Mẹ ơi! Con hứa năm cuối sẽ không đi làm thêm. Dồn tất cả vào học, mẹ chịu chưa nào?– Mẹ còn biết nói gì hơn chứ. Bây giờ, con vô nghỉ đi con.Thanh Duy nằm ôm mẹ. Hình như đã rất lâu rồi cô không còn được ngủ chung với mẹ nữa. Mẹ cô tuy nhỏ người, nhưng không đau bệnh nhiều. Lần này mẹ nói thấy đau ở ngực hay hoa mắt, nên mẹ muốn khám cho chuẩn xác, coi mẹ mắc bệnh gì không. Suốt một đời, ba mẹ bươn chải lo lắng nuôi chị em Duy ăn học, Duy vì ước nguyện của ba mẹ mới theo học y, chứ cô muốn học kinh tế thôi. Vừa nhanh ra trường, kiếm được tiền phụ giúp gia đình. Bây giờ, Duy chỉ còn biết cố gắng học cho giỏi mà thôi.Nhìn bảng số xe chiếc xe SH phía trước, Hoàng Phúc cố gắng vượt lên.Đúng là Đình Giang bạn anh. Nhưng cô gái ngồi phía sau với chiếc váy ngắn màu vàng chói là gì của Giang? Nhìn giống như họ là một cặp tình nhân vậy.Ngần ngừ một lát, rồi Phúc gọi:– Giang! Đình Giang!Lập tức chiếc SH được thắng lại thật gấp. Cô gái ngồi phía sau ôm cứng eo Giang, cằn nhằn:– Anh chạy kiểu gì thế? Em chưa thích đi thăm ông bà tổ tiên đâu.Giang như không nghe lời cô gái, anh dừng xe lại song song với xe Phúc:– Thằng khỉ! Mày về hồi nào, sao không alô cho tao?Hoàng Phúc cười nhẹ:– Tao muốn dành bất ngờ cho mày mà. Hôm nay mày không đi làm à?Đình Giang rùn vai:– Nhiệm vụ cao cấp sếp giao tao, chở em gái sếp đi thăm bà cô bị bệnh.Hoàng Phúc chắt lưỡi:– Tiếc nhỉ! Gặp mày, tao tưởng sẽ được uống với mày vài ly. Bận thì đi đi.Cô gái kêu lên:– Anh là bạn anh Giang à? Công nhận anh phong độ thật. Em xong việc rồi, anh không ngại cho em đi ăn với. Em đói bụng quá à.Đình Giang gạt phắt:– Không được! Tôi phải chở cô về nhà. Con gái gì lạ. Không quen không biết mà rủ người ta đi ăn.Cô gái cãi:– Sao lại không quen. Anh ấy là bạn anh, em là bạn anh. Cũng là bạn của ảnh. Trước lạ sau quen, em nói vậy đúng không anh?Phúc cười nhẹ:– Em nói không sai. Nhưng anh và Giang không có thói quen dẫn bạn gái đi cùng. Em thông cảm.Cô gái kêu lên:– Bộ hai người khùng hả? Không thích dẫn con gái vô quán, vậy quen người ta làm gì?Phúc thản nhiên:– Đơn giản vì người đó chưa phải là người yêu của mình. Tốt nhất là tránh những phiền phức rắc rối.Giang nói:– Mày vô cà phê “Không tên” chờ tao nghen.Quay qua cô gái, anh xẵng giọng:– Cô lên xe đi, tôi không muốn ba mẹ cô hiểu lầm.– Anh không muốn, tôi không ép. Anh đi đâu thì biến, tôi tự về được.Dứt lời, cô gái hất mặt bước ra gần lề đường. Vẫy tay gọi taxi, cô leo lên vẻ mặt đầy tức giận.Hoàng Phúc so vai:– Hình như cô ta là một “báu vật” của sếp mày hả? Cô nàng giận, coi chừng mày tiêu đó Giang.Đình Giang thở ra:– Hú hồn hú vía cho tao thoát được cô ta. Mày đoán không sai, cô ta là con gái duy nhất của ông giám đốc điều hành kinh doanh trực thuộc tập đoàn thương mại du lịch Việt Nam. Tìm quán nào uống cà phê đã.Hai người vào ngay quán “Thiên đường” gần đó. Gọi hai ly cà phê đen xong, Đình Giang so vai:– Mày về luôn Sài Gòn chứ?Phúc chậm rãi:– Bệnh viện Việt Đức ngoài Hà Nội xin tao về bệnh viện. Ba mẹ tao muốn tao về trong này. Ba tao xin cho tao về Viện Tim hoặc Chợ Rẫy. Nhưng tao ...Giang kêu lên:– Nhưng nhị gì nữa. Về được một trong hai bệnh viện đó không dễ dàng đâu.Mày xa nhà hơn sáu năm rồi, không về, chả lẽ quyết định xây tổ ấm ngoài đó.Có cô gái Hà Nội rồi hả?Phúc cười:– Tao học trối chết, thời gian đâu mà yêu chứ. Tao không phải là mày, học kinh tế, ra trường sớm và bồ bịch cũng nhiều nữa. Cô gái hồi nãy, tao dám chắc cô ta yêu mày lắm.Giang làu bàu:– Đoán không sai. Cổ tên Hải Yến. Con gái nhà giàu, học hành chả ra sao hết. Tao không hợp tính cách cô ta. Mày chưa nói tao nghe dự định của mày.– Có thể tao qua Pháp học cao học, lấy bằng thạc sĩ rồi mới về lo sự nghiệp.– Trời đất! Phải mày không vậy Phúc? Cuộc sống hiện tại, nhiều người ra trường làm việc mà vẫn học được lên cao đó thôi. Theo tao, mày nên đi làm, thực tế sẽ giúp mày thêm kiến thức kinh nghiệm. Vài năm sau, mày muốn lấy bằng phó giáo sư hay tiến sĩ mà mày muốn.Hoàng Phúc cười nhẹ:– Là tao dự tính thế. Tao chưa nói gì với ba mẹ. Bà nội tao dạo này sức yếu lắm, bà có nhiều bệnh, nhưng không chịu vô bệnh viện. Ba mẹ phải mướn người chăm sóc riêng. Không chừng tao sẽ nghe lời khuyên của mày, làm việc và được ở gần bà nội. Bà nội thương tao nhất. Tao sợ mình không còn gặp lại nội, nếu tao đi xa.– Mày nên làm như thế. Hôm tết, tao tưởng ba mẹ mày ở nhà. Nên chiều mồng một, tao đến chúc tết. Ai dè gặp một cô gái osin xinh đẹp.Hoàng Phúc chậm rãi:– Hai năm nay, ba mẹ và nhỏ Ngân đều ra Hà Nội ăn tết với tao. Nhà cửa và bà nội phải nhờ Thanh Duy trông coi, mày là người có học, đừng gọi người ta như thế.Giang kêu nhỏ:– Cái gì? Mày biết bênh vực cho người khác rồi hả? Quả nhiên mày đã học đúng ngành. Cô ta là gì của mày chứ, có cần phải “sửa gáy” tao như vậy không?– Cô gái ấy là sinh viên năm ba trường Đại học Y khoa thành phố. Tao cũng mới biết cô ta, ý tứ gì đâu thằng khỉ.Giang tròn mắt:– Mày nói sao? Cô ta là bác sĩ tương lai thật hả?– Tao nói xạo mày làm gì. Ba mẹ tao thấy cổ học y, nên mới thuê cổ tới chăm sóc nội.– Trời đất! Vậy mà tao cứ tưởng cô ta học trường điện ảnh hay người mẫu, nhà nghèo, đi làm thêm lấy tiền học. Ai dè cũng thuộc thứ dữ quá chứ.Phúc cười:– Nghe bà nội và cả nhà tao khen cô ta dữ lắm, tao tò mò nên quyết định về thăm nội và nghía thử mặt mũi cô ta coi sao. Hóa ra cũng không tệ.Giang chép miệng:– Phải nói là em rất xinh đẹp. Nhưng hơi buồn một chút vì tính em khó lắm.Người ta nói “lương y như từ mẫu”, tao lại thấy em chả hề từ mẫu.– Thôi, stop chuyện của Duy ở đây đi. Uống cà phê xong, tụi mình đi ăn trưa nhé!Giang cười vang:– Lâu rồi, tao mới có dịp được ngồi ăn với mày. Tao nhất định phải móc cho sạch hầu bao của mày.– OK! Mày ăn được bao nhiêu đâu mà dọa tao. Nhưng nói trước, tao có việc vào lúc một giờ chiều, nên chỉ ăn chứ không uống.Giang rùn vai:– Mất cả hứng. Đúng là xui xẻo cho những ai có bạn làm bác sĩ, mô phạm còn hơn cả nhà giáo nữa.– Mày đừng lo. Tao hứa uống với mày không say không về, nhưng vào buổi khác. Vậy nhé!Giang đâu còn cách gì khác. Uống cà phê xong, cả hai rời quán. Suy nghĩ một chút, Giang nói:– Ghé Mạc Đĩnh Chi, ở đó có mấy nhà hàng nấu ăn rất ngon. Tao tin mày sẽ không thất vọng về quê hương mình.Phúc chỉ cười. Anh thấy vui vì gặp lại Giang. Hai đứa từng một thời chơi với nhau rất thân. Bên cạnh hai thằng con trai, còn có cô bạn gái khá duyên dáng tên Bảo Hân. Ba mẹ Bảo Hân là bạn thân của ba mẹ Phúc. Trong một chuyến về Đắc Lắc thăm bà ngoại Bảo Hân, chiếc Camen bốn chỗ của nhà Hân bị rơi xuống đèo, Bảo Hân may mắn thoát chết, nhưng hai chân của cô bị liệt hoàn toàn. Ba mẹ Bảo Hân vĩnh viễn không trở về. Ba mẹ Hoàng Phúc đã chăm sóc Bảo Hân như con. Mẹ của Phúc là người nhân hậu. Thâm tâm bà còn muốn Bảo Hân lấy Phúc. Bà nghĩ hai gia đình đều giàu. Phúc là bác sĩ, lấy Bảo Hân cũng không sao. Cô sẽ ở nhà phụ chồng những việc phù hợp với cô. Tài sản ba mẹ cô để lại, nhiều tới vài chục tỉ đồng.Bảo Hân từ sau khi bị nạn, cô sống khép kín. Yêu Phúc ầm thầm chứ không hy vọng được anh yêu. Thi thoảng, cô lại đến thăm làng SOS, trung tâm nuôi dưỡng người già, để giúp đỡ tiền bạc cho những người khốn khó hơn cô. Cô cũng cầu mong sao, sự tu tâm tích đức của cô động đến trời cao và đôi chân cô sẽ được chữa trị, dù tốn kém đến đâu. Tối nay, Phúc dự tính đến nhà Bảo Hân thăm và tặng quà cho cô, vì đêm nay là sinh nhật của cô.Đình Giang chợt nói:– Mày nhớ hôm nay là ngày gì không Phúc?Hoàng Phúc khẽ cười:– Sinh nhật lần thứ hai mươi hai của Bảo Hân.– Vậy là mày vẫn không quên Bảo Hân. Ghé thăm Hân chưa?Phúc lắc đầu:– Tao muốn dành bất ngờ cho Bảo Hân. Mày sẽ tới chứ?– Từ ngày mày đi xa, tao vẫn thay mày đến nhà trò chuyện với Bảo Hân. Dạo này Bảo Hân xinh hẳn lên đó. Giá như ...Phúc thở dài:– Mỗi người mỗi số mệnh. Tao vẫn hy vọng y học sẽ chữa lành đôi chân cho Hân. Vì Bảo Hân là một cô gái rất tốt, có tấm lòng vị tha nhân ái.– Mong là vậy, để Bảo Hân được hạnh phúc.Sự im lặng bao trùm lên hai gã con trai. Họ cùng nghĩ đến cô bạn gái thân thiết. Họ cầu xin sự may mắn đến với Bảo Hân. Hoàng Phúc tin vào điều kỳ diệu tuyệt vời của y học sẽ tặng lại Bảo Hân những bước đi vững chắc như thuở nào.Thanh Duy nhìn đồng hồ, cô thở dài:– Trời ạ! Chả lẽ lão bác sĩ ấy quên mất tiêu lời hẹn với cô? Tại sao vẫn không thấy tâm dạng anh ta? Hẹn kiểu gì kỳ cục vậy chứ?Tại cô lúc đó quá tin người, không để mắt coi Phúc dắt xe cô vào tiệm nào để sửa xe? Bây giờ, cô có qua bển, có nhìn thấy xe của cô, cũng không ai giao xe cho cô cả, vì chắc chắn chủ tiệm và Phúc đã có giao kèo, biên nhận. Cô phải làm sao đây? Vào nhà gọi Phúc à? Cô thấy nó thế nào ấy. Tuy phụ giúp việc chăm sóc bà nội Phúc đã hai năm. Ngoại trừ nửa tháng tết gia chủ đi vắng, cô chưa hề đến căn biệt thự này vào ban ngày. Cô không muốn ông bà chủ biết chuyện giữa cô và Hoàng Phúc. Khổ thật! Đi tới đi lui mãi, cô vẫn không dám đưa tay lên bấm chuông.Két ... - Tiếng xe máy thắng sát bên khiến Duy giật mình. Cô né qua một bên, miệng kêu to:– Chạy xe kiểu gì vậy trời. Bộ mắt có vấn đề hả? Cổng nhà người ta chứ đâu phải quốc lộ mà lao vô. Đúng là ...Cô chợt im bặt, mắt mở to kinh ngạc:– Thì ra là anh. Tôi cứ tưởng một gã say xỉn nào chứ. Rõ thật là không tin nổi.Hoàng Phúc cười nhẹ:– Tôi xin lỗi. Lẽ ra tôi không để cô phải đợi lâu vậy. Tôi gặp lại người bạn thân. Từ chối không được, tôi phải đi ăn với nó. Duy chờ lâu chưa? Sao không vô nhà cho đỡ nắng?Thanh Duy so vai:– Tôi không có thói quen đến nhà chủ vào những giờ không phải giờ làm việc của tôi. Anh đi ăn với bạn, có uống bia rượu gì không?– Đàn ông mà, lâu ngày gặp nhau không uống vài ly sao gọi là bạn. Cô yên tâm, tôi uống chừng mực, vì tôi biết mình chưa được say lúc này.– Vậy chúng ta đi luôn nhé. Tôi lấy xe rồi, về nhà phải nghỉ một chút.Hoàng Phúc gật đầu:– Duy lên xe đi.Thanh Duy ngần ngừ:– Anh ... chạy được chứ?– Duy nghi ngờ tay lái của tôi? Vậy Duy cầm lái nhé.Thanh Duy chối phắt:– Tôi ... không quen chạy xe tay ga. Chính xác là chưa hề chạy bao giờ. Tôi sẽ làm anh té. Với lại, con gái chở con trai, coi kỳ lắm. Xe của anh, anh cứ chạy, miễn an toàn là được.Hoàng Phúc cười cười:– Cô cũng sợ chết hả?Thanh Duy cong môi:– Anh hỏi chuyện nghe tức cười ghê nơi. Đời tôi còn dài, tương lai sáng sủa, tôi đâu muốn chết lúc này.Hoàng Phúc nói:– Miệng cô khá nanh nọc đó. Bà nội tôi khen cô hiền, nhưng tôi thì nhận xét khác.Thanh Duy chua chua:– Thì “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, chuyện thường tình cả thôi.Phúc kêu lên:– Cô ví tôi với ma sao?– Tôi không dám. Đầu óc tôi đặc quánh y như nhựa đường. Nghĩ sao nói vậy, chứ không ác ý gì hết.Phúc chắt lưỡi:– Hà Nội mùa hè rất nóng, nhưng không nắng gay gắt như trong Nam suốt nửa năm thế này. Cô ra Hà Nội chưa?Thanh Duy chậm rãi:– Hà Nội là một miền đất gợi cho tôi rất nhiều sự tò mò, nhưng tôi chưa bao giờ được ra đó. Tôi hy vọng trong tương lai tôi được ra viếng Lăng Bác, được đi thăm những phố cổ ở Hà Nội. Mơ ước tuy nhỏ nhoi, nhưng với tôi chả dễ dàng gì thực hiện.Phúc cười an ủi cô:– Bây giờ đi Hà Nội dễ dàng hơn rất nhiều. Tôi tin là khi cô ra trường, cô sẽ có dịp đi tham quan du lịch.– Hy vọng là thế.Phúc dừng chiếc Dylan trước tiệm sửa xe “Mưa Xuân”. Thanh Duy cười tươi, trước cái tên ngồ ngộ được đặt cho tiệm sửa xe. Hoàng Phúc tò mò:– Cô cười gì vậy?Duy hạ giọng:– Tên tiệm sửa xe nghe giống tên một quán cà phê ghê nơi.Hoàng Phúc cười phụ họa:– Cô nói cũng phải. Nhưng tôi nghĩ đó là tên của chủ quán. Như cô vậy, tên y như con trai.Thanh Duy cong môi cãi:– Chả ai tên thế cả. Trừ khi người ta thích tạo sự tò mò cho khách.Anh chàng thợ sửa xe không nhìn lên, vẫn chăm chú vào công việc của mình, nhưng chợt buông một câu:– Là tên của vợ chồng ông bà chủ đấy, chồng tên Mưa, vợ tên Xuân, nên đặt luôn cho dễ gọi.Thanh Duy le lưỡi im re. Cô chẳng muốn bị người ta bắt lỗi bắt phải về chuyện không đáng.Phúc hỏi anh thợ sửa xe:– Tôi lấy chiếc xe Wave Alpha gửi sửa chiều qua.Anh thợ ngừng tay nhìn lên:– Anh là người gửi xe à?– Đúng vậy. Xe tôi đã sửa xong chưa?Anh thợ không trả lời, mà cất giọng gọi:– Anh Mưa ơi, có khách kiếm.Lập tức một người đàn ông trạc bốn mươi tuổi bước ra. Nhìn người đàn ông dong dỏng cao, da ngâm ngâm, Duy khẽ cười tủm tỉm. Giống con gái và có tướng yếu quá, hèn gì tên Mưa cũng phải.Mưa mỉm cười bảo Phúc:– Anh đến lấy xe hả? Xong rồi, tôi có thay vài món phụ tùng đã mòn cũ luôn theo lời dặn của anh.Thanh Duy kêu lên:– Xe của tôi có hư hỏng gì đâu. Anh cứ sửa chỗ bị té hỏng được rồi. Thay chi cho tốn kém, tiền đâu tôi trả chứ.Hoàng Phúc thong thả:– Tất cả chi phí tôi thanh toán. Là do tôi nói họ thay. Dù sao, cô cũng là người đang giúp gia đình tôi chăm sóc bà nội. Bà tôi, theo ba mẹ tôi nói, ngày nào bà cũng nhắc cô, vì thế tôi muốn chiếc xe của cô máy móc phải được đảm bảo tốt nhất. An toàn cho cô và cũng là cách để nội tôi vui vẻ khi cô đến đúng hẹn với bà.Quay qua chủ tiệm sửa xe, anh hỏi:– Anh cho tôi gởi tiền.Mưa chậm rãi:– Tổng cộng hết một triệu tư năm chục, tôi có ghi chi tiết ra giấy đây anh.Thanh Duy trợn mắt:– Cái gì? Anh có tính ... gian không đấy. Sửa vài chỗ thôi, làm gì tới một triệu mấy chứ. Tôi không chịu.Mưa ngơ ngác:– Cô không chịu về điều gì?– Tôi muốn anh trả lại những gì anh lấy ra từ xe của tôi. Tôi thấy xe vẫn bình thường, loại xe này có bảo hành, tôi mua mới hai mươi mốt tháng, không thể hư hỏng như anh nói.Mưa nhìn Phúc:– Tôi ... thật ra tôi không hề lấy anh giá cao hơn tiệm khác. Là do anh yêu cầu tôi, bây giờ tôi phải làm sao?Phúc từ tốn:– Anh bình tĩnh nghe tôi nói. Anh không phải tháo xe ra đâu. Tôi gởi tiền anh.Thanh Duy gắt lên:– Tôi không muốn mắc nợ ai cả. Xe tôi sao, cứ như cũ trả lại cho tôi.Hoàng Phúc rùn vai:– Nếu cô không đồng ý, tôi sẽ nói chủ tiệm lắp trả lại phụ tùng cho cô, nhưng chắc là không nhanh được đâu.Mưa vội phụ họa:– Tôi còn ba chiếc phải giao cho khách vào chiều và tối nay. Cô đồng ý thì phải chiều mai quay lại.Thanh Duy bối rối:– Chiều mai lận hả? Lỗi do anh kia mà. Tôi cần xe để đi học, đi làm. Tôi không thể chờ đợi.– Là do cô yêu cầu thay lại. Điều đó buộc tôi phải thêm thời gian. Cô cũng biết, xe máy thay phụ tùng gấp gáp, vội vàng gắn lộn đồ, hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm.Hoàng Phúc trầm tĩnh:– Đừng làm khó người ta nữa. Chuyện lỡ rồi, cô hãy nhận xe đi. Sáng mai cô còn phải đưa mẹ cô đi khám bệnh nữa. Cô muốn mẹ cô phải chen lấn trên xe buýt hay sao?Thanh Duy đành phải nuốt ấm ức vào lòng. Coi như cô mắc nợ anh ta vậy.Thử chiều nay không có xe, cô phải làm sao?Hoàng Phúc nói, khi cả hai ra khỏi tiệm sửa xe:– Cho tôi xin lỗi Duy. Thật ra, tôi chỉ muốn trả lại Duy một chiếc xe tốt hơn thôi. Số tiền đó làm sao lớn hơn sự an toàn của em chứ.Thanh Duy thở dài:– Anh chả có lỗi gì hết. Dù sao tôi cũng cám ơn anh. Coi như tôi nợ anh một món nợ. Khi nào anh cần tôi trả, anh cứ nói.Hoàng Phúc cười cười:– Chắc chắn chứ?Thanh Duy vô tình:– Quân tử nhất ngôn.Hoàng Phúc chậm rãi:– Là em tự nói đó. Bây giờ, tôi mời Duy uống ly nước, đồng ý không?Thanh Duy nhăn mặt:– Như thế sao được. Uống nước với anh tôi mắc nợ thêm thì có.Hoàng Phúc khẽ cười:– Tôi đang rất khát nước. Nắng quá hà. Tôi nghĩ em cũng khát như tôi. Tôi mời em ly nước đơn giản thế, em còn từ chối. Vậy mà em vừa nói “khi nào anh cần, tôi sẵn sàng trả” đó sao.Thanh Duy hơi suy nghĩ, rồi từ tốn:– Thôi được. Thật ra, anh không mời, tôi cũng sẽ mời anh. Tôi khát thật chứ không có khách sáo đâu.Thanh Duy chạy theo xe của Hoàng Phúc. Cô thầm thừa nhận, xe cô bây giờ chạy êm ru y như xe ... tay ga vậy và rất nhẹ nữa. Hoàng Phúc sống dễ chịu chứ không thuộc dạng “công tử có chút học thức” rồi khinh khi người khác. Duy ước sau này ra trường, Duy có được những đồng nghiệp như Phúc. Cuộc sống mà, đâu phải ai làm y bác sĩ cũng dễ tính, hòa đồng với đồng nghiệp bệnh nhân.Người giàu lúc nào chả sống khác mọi người.Bà Hữu tươi cười nhìn con trai:– Con không ăn cơm tối, phải có hẹn với bạn rồi không? Là ai vậy, bác sĩ Phúc?Hoàng Phúc cười:– Mẹ ghẹo con hoài. Tối nay con tới dự sinh nhật Bảo Hân, mẹ ạ.Bà Hữu hơi cau mày:– Con vừa về tới đã đến thăm con bé đó rồi sao?Hoàng Phúc từ tốn:– Mẹ không vui khi con tới thăm Bảo Hân hả mẹ? Chả phải chính ba mẹ đã nhắc nhở con quan tâm Bảo Hân hơn, sau tai nạn của ba mẹ Hân và của Hân kia mà.Bà Hữu nhẹ giọng:– Mẹ vẫn luôn thương mến Bảo Hân như ngày nào. Chính mẹ vẫn mong con bảo bọc cuộc đời nó, bù đắp cho con bé những đau đớn mà nó đã gánh chịu, chỉ vì hồi này mẹ thấy cậu Giang luôn bên cạnh Bảo Hân. Con và Giang là bạn thân, tình cảm thân thiết như anh em ruột. Bảo Hân kém may mắn, nó rất cần sự chở che, lo lắng cho nó. Con người dẫu giàu có cỡ nào, nhưng nếu bị mất đi một phần cơ thể, cũng mãi là kẻ tật nguyền tội nghiệp. Mẹ không muốn con và Giang vì Bảo Hân mà sứt mẻ tình bạn. Con hiểu ý mẹ không?Hoàng Phúc khẽ cười:– Mẹ không cần phải lo lắng nhiều. Con và cả Bảo Hân lẫn Giang đều đủ lớn, để biết mình cần gì và phải làm gì. Con hứa không làm tổn thương Bảo Hân.Sinh nhật của Hân, mấy năm nay con chỉ gởi quà tặng mà không về được. Tối nay, con muốn Bảo Hân thật vui vẻ mẹ ạ.Bà Hữu ngập ngừng:– Hay là con rủ thêm Hoàng Ngân đi cho vui.– Mẹ à! Con nghĩ nhỏ Ngân đã qua nhà Bảo Hân từ trưa lận. Ngân nhà mình rất thương Bảo Hân mà.– Vậy con rủ ... rủ Thanh Duy được không?Hoàng Phúc kêu lên:– Trời đất! Mẹ nghĩ linh tinh gì vậy? Thanh Duy đâu quen biết Bảo Hân. Tự dưng mẹ nói con rủ cô ấy đi là sao?Bà Hữu chậm rãi:– Mẹ nghĩ có Thanh Duy bên cạnh, con sẽ tự tin hơn trước Bảo Hân. Đồng thời, con cũng tránh cho cậu Giang phải khó xử.Hoàng Phúc nhìn mẹ:– Thật ra, mẹ đang nghĩ gì vậy mẹ? Ý mẹ muốn Thanh Duy đi cùng con, để Bảo Hân nghĩ con đã có bạn gái à? Làm thế, mẹ không nghĩ Bảo Hân sẽ rất buồn khổ hay sao? Con luôn coi Hân là em gái kể cả khi ba mẹ muốn kết hợp con với Bảo Hân. Con muốn mọi việc trôi theo tuần tự tự nhiên, mẹ ạ.Bà Hữu thở dài:– Tùy con vậy. Mẹ thấy Đình Giang ưu ái Bảo Hân suốt thời gian con đi học xa. Mẹ nghĩ Giang là thằng con trai tốt. Tuy gia đình Giang không giàu có, nhưng bản thân nó là người cầu tiến, làm việc tốt. Nếu cậu ấy thương được Bảo Hân, con nên bắc cầu giùm bạn.Hoàng Phúc mỉm cười:– Con cám ơn mẹ đã nhắc nhở con. Con xin phép mẹ, con qua thăm nội một lát.– Ừ con đi đi. Hai hôm nay con về, mẹ thấy nội như khỏe hẳn ra đó con.Hoàng Phúc rời phòng khách. Anh qua phòng của nội. Căn phòng rộng bằng hai phần ba phòng khách. Cửa sổ hướng về phía vườn lan. Mấy năm trước, nội đời nào chịu ngồi trong phòng. Tất cả thời gian của nội, bà đều dành cho việc chăm sóc vườn lan có đến năm sáu trăm chậu. Bây giờ, bà bệnh nặng, cửa sổ phòng bà luôn mở rộng, để nằm trên giường bà vẫn coi và quan sát được vườn lan.– Thưa nội, con mới về.Bà Vĩnh Tường không thay đổi cách ngồi. Bà trầm giọng:– Ừ, con đã cơm nước gì chưa? Lâu không về Sài Gòn, hôm nay con ra phố cả buổi hả Phúc? Thấy có khác không con.Hoàng Phúc nhìn thoáng qua Duy. Cô đang ngồi chải tóc cho nội anh. Anh cười nhẹ:– Sài Gòn bây giờ thay đổi nhiều lắm, nội ơi. Con suýt lạc đường và bị công an phạt đó.Bà Vĩnh Tường kêu lên:– Công an phạt con về tội gì? Chậc! Bà phải nằm một chỗ, nếu không, mấy cậu công an ở quận này, bà kêu một tiếng thôi là nhiều cậu sợ bà lắm.Phúc cười:– Đường sá thay đổi, con đi vào đường một chiều đó nội. Công an bây giờ toàn lính trẻ. Lớp “em út” của nội chuyển qua địa bàn khác hoặc nghỉ hưu cả rồi, nội ơi.Anh chợt nhẹ hỏi:– Trời nắng nóng quá, nội ăn được không? Nội không muốn ăn cơm, thì ăn cháo, ăn xúp, nội đừng bỏ ăn nghen nội.Bà Vĩnh Tường cười hiền:– Con đừng lo chuyện ăn uống của nội. Cô bác sĩ nhỏ bé này mát tay lắm, con ạ. Cô Duy nấu riêng đồ ăn tối cho nội, nên buổi tối nội thích ăn hơn ban ngày là vậy.Hoàng Phúc nói với Duy:– Cám ơn Duy.Thanh Duy chậm rãi:– Anh cám ơn Duy chuyện gì nhỉ? Việc chăm sóc bà là công việc của Duy.Duy được trả lương rất cao, tất nhiên Duy phải làm việc thật tốt rồi.– Nhưng đâu phải ai trả 1ương cao cũng chấp nhận chăm sóc người già bệnh nặng như nội tôi đâu.– Thật ra, bà chỉ mệt những khi thời tiết thay đổi. Các cơn hen suyễn thường phát vào ngày đầu con trăng (lúc nước thủy triều dâng) hoặc vào các tháng nóng như bây giờ. Bình thường, bà vẫn ra khỏi phòng, xuống vườn lan được. Tuy chậm nhưng bà vẫn không muốn ai giúp hết. Cháu nói không sai chứ bà?Bà Vĩnh Tường cười:– Bệnh tật khi đau đớn, đành phải chịu đựng. Nằm một chỗ là điều không ai muốn hết, cháu ạ. Nhiều khi thấy các cháu chạy nhảy, bà ước gì bà cũng được bước ra khỏi cổng nhà bằng chính đôi chân mạnh khỏe của bà. Ước mơ chi là mơ ước mà thôi, bà mãi không thể đi xa được nữa.Hoàng Phúc từ tốn:– Bà ơi! Hôm nào rảnh cháu đưa bà ra công viên, nơi ngày trước bà thường tới tập dưỡng sinh ấy, bà nhé.Bà Vĩnh Tường khẽ nói:– Được thế cũng tốt. Nhưng bà mong nhất là cháu cưới vợ, cho bà một cô cháu dâu biết thương yêu chăm sóc mọi người như cô Duy đây là được.Thanh Duy kêu lên:– Kìa bà! Cháu là người giúp việc cho bà. Bà thương cháu mà nói vậy, chứ anh Phúc lấy vợ nhất định người đó phải rất hoàn hảo. Bà yên tâm.Hoàng Phúc rùn vai:– Chuyện vợ con, thú thật cháu chưa hề nghĩ đến, bà ạ. Con trai mới hai mươi lăm tuổi đã lấy vợ ở thời đại này sẽ bị bạn bè cười chê đó, bà ơi.Bà Tường hừ nhẹ:– Cháu đó! Không nhắc thì im lặng, nhắc tới chuyện vợ con là cháu lảng tránh. Không lẽ sáu năm ở thủ đô, cháu kém cỏi đến mức không có được một cô bạn gái, sao lại tệ vậy Phúc?Hoàng Phúc khẽ cười:– Cháu kém thật đó nội. Các cô gái thời hiện đại thích cặp bồ với người biết ăn, biết chơi, biết ga lăng, cháu của nội suốt ngày cắm cúi vào sách vở, họ gọi cháu là “mọt sách”, ai yêu mọt sách làm gì nội.– Thanh Duy vọt miệng:– Tôi nghĩ, anh khiêm tốn mà nói vậy chứ con gái họ cũng biết nhìn nhận người. Hoặc có thể tại anh kén chọn quá. Các cô gái chưa đạt tiêu chuẩn chọn vợ của anh, nên anh chưa yêu ai. Tôi nói thế đúng không?Phúc rùn vai:– Tôi nói thiệt chứ không hề cố ý đề cao bản thân. Bạn bè tôi vẫn chê tôi quá kém cỏi trong việc chinh phục bạn gái. Duy giúp tôi được không?Thanh Duy trợn mắt:– Giúp anh việc tìm vợ hả? Chuyện này, anh nên nhờ bà hay ba mẹ anh. Tôi lo thân mình không xong, làm sao giúp được ai?Bà Tường lên tiếng:– Bà thấy Hoàng Phúc nói có lý. Duy à, cháu thử coi bạn bè cháu có cô nào thì làm mai cho cháu bà một cô.Duy từ chối ngay:– Chuyện này cháu làm không được đâu bà. Bạn của cháu toàn là con nhà nghèo, gia cảnh không môn đăng hộ đối với gia đình bà. Cháu thấy bà cứ để anh Phúc tự tìm bạn, ảnh còn trẻ, bà ạ.Bà Tường chép môi:– Bà biết là Phúc còn trẻ. Nhưng bà thì già rồi. Bà sợ mình không chờ được ngày Phúc thành thân. Bao năm qua, bà chỉ tâm nguyện một điều trước khi bà ra đi, bà được thấy đứa cháu đích tôn của bà yên bề gia thất.Thanh Duy đấm nhè nhẹ lên vai bà cụ, cô cười hiền:– Bà ơi! Từ nay, bà nhất định được chăm sóc kỹ hơn. Vì cháu bà đã về đây.Bác sĩ Phúc sẽ có cách điều trị bệnh cho bà mau khỏi. Bà sống thêm mươi mười lăm năm nữa. Khi ấy bà lo gì không được là chủ hôn của cháu mình.Bà Tường gật đầu:– Bà cám ơn cháu. Bà ước gì vợ thằng Phúc mai này có được tính nết như cháu, Duy ạ.Hoàng Phúc nhìn đồng hồ, anh lễ phép:– Con xin phép nội, con ra ngoài. Nội cố gắng ăn, ngủ nghe nội.– Tối rồi, con còn đi đâu?– Dạ, con qua nhà Bảo Hân, bà ạ.Bà cụ chợt sầm mặt:– Bà thấy đã tới lúc con nên bớt quan tâm đến con bé, để tránh cho nó không hiểu lầm tình cảm của con.Hoàng Phúc cười cười:– Nội ơi! Mấy năm qua, nội luôn yêu thương chăm sóc Hân. Sao bây giờ nội lại nói với con như thế?Bà Tường thẳng thừng:– Nội và ba mẹ con lúc nào cũng yêu thương Bảo Hân, luôn coi con bé như con và Hoàng Ngân. Con thì khác, bà không cho phép ba mẹ con đặt để con với Bảo Hân. Đừng nghĩ mình là người có lỗi với nó, để rồi suốt đời phải có trách nhiệm này nọ. Dẫu tàn tật, Bảo Hân vẫn dư sức lấy được người mà nó yêu thương. Đừng tự ép lòng, để rồi kết cuộc là mọi chuyện đều bị tổn thương.Hoàng Phúc từ tốn:– Con luôn biết việc con làm đúng hay sai nội ạ. Hôm nay sinh nhật Bảo Hân, con không thể không đến thăm cô ấy.Bà Tường vụt nói:– Hay là ... con cho Thanh Duy đi chung cho vui.Thanh Duy kêu lên:– Bà ơi! Cháu không quen biết bạn bè anh Phúc, cháu không đi đâu ạ.Hoàng Phúc cũng nói:– Duy nói đúng. Tự nhiên sao nội lại muốn Duy đi với con. Lỡ bạn trai cô ấy nhìn thấy, hiểu lầm cổ thì rắc rối lắm. Xin phép nội con đi.Hoàng Phúc thong thả ra ngoài. Bà Vĩnh Tường nhìn Duy:– Cháu có bạn trai rồi hả Duy?Thanh Duy lắc đầu:– Cháu còn nhỏ, chưa dám nghĩ đến chuyện đó lúc này đâu ạ. Tại cháu thấy việc bà biểu cháu đi cùng anh Phúc kỳ kỳ thế nào đó, nên cháu từ chối.Bà Tường chép miệng:– Chậc! Cháu chịu thằng Phúc nhà bà, bà nhất định tác thành. Hai đứa cùng ngành, sau này sẽ hợp nhau hơn.Thanh Duy muốn cãi lại bà cụ, rằng nghề bác sĩ không khác gì nghề cảnh sát luôn phải trực đêm ở bệnh viện. Gia đình mà hai người làm chung một việc e rằng căn nhà suốt ngày chả có tiếng nói chung vui vẻ. Nhưng cô chỉ im lặng. Bà cụ già rồi, bà nói gì cứ để bà nói, đâu ảnh hưởng tới cô. Miễn sao bà cụ vui vẻ, công việc chăm sóc bà với cô sẽ dễ dàng hơn.Hoàng Phúc bấm chuông cổng. Thu Lan ra mở cổng. Thấy anh, cô khẽ kêu lên:– Là anh sao? Chị Hân chắc mừng lắm. Mấy hôm nay, chị ấy nhắc anh hoài.Anh vô đi.Hoàng Phúc từ tốn:– Chào em. Sức khỏe chị Bảo Hân vẫn ổn chứ?Thu Lan chậm rãi:– Hôm rồi có một bác sĩ người Mỹ tới thăm, khám bệnh cho chị Bảo Hân.Anh ta nói, chân của chị Hân nếu qua Mỹ chữa trị, chắc chắn hồi phục.Hoàng Phúc khựng lại:– Chuyện này ... chả lẽ các giáo sư của bệnh viện chấn thương chỉnh hình chẩn đoán sai? Rồi chị Hân nói sao?– Chị Bảo Hân nói với người ấy là chị cần suy nghĩ ít ngày. Em thấy ánh mắt người này không bình thường.Phúc băn khoăn:– Ý em muốn nói, người này muốn lợi dụng để làm tiền Bảo Hân?Thu Lan nhỏ nhẹ:– Linh cảm mách bảo em. Nhưng em không biết cách phân tích cho chị Bảo Hân hiểu. Chị Bảo Hân không thiếu tiền, và chị ấy sẵn sàng mất hết tài sản, miễn sao đôi chân được chữa trị. Niềm khát khao ấy em rất hiểu, vì em đã cùng sống bên chị Hân suốt sáu năm qua. Anh là người chị Bảo Hân tin tưởng nhất.Anh phải giúp chị ấy tìm ra sự thật, coi có đúng đôi chân chị sẽ phục hồi được không?Hoàng Phúc gật đầu:– Anh cám ơn Lan đã nói cho anh biết.Bảo Hân ngồi trên xe lăn, cô nhìn ra cửa sổ, dáng ưu tư. Không quay lại, giọng Hân thật nhẹ:– Anh Giang đến hả Lan?Hoàng Phúc chậm rãi đến bên Hân. Anh đặt tay lên vai cô, trầm giọng:– Là anh, Phúc nè!Bảo Hân ngẩng đầu nhìn lên. Miệng cô cười, mắt lại rưng rưng:– Anh Phúc! Anh về hồi nào, sao không báo tin cho em?Phúc mỉm cười:– Anh muốn dành bất ngờ với em mà. Sao, dạo này sức khỏe em ổn không?Anh thấy em ốm đi đó.Bảo Hân cười tươi:– Tại rất lâu rồi anh không gặp em, nên anh nghĩ thế thôi. Em tăng được hai ký kia đấy.Cô hạ giọng:– Anh đi kỹ thật. Biền biệt gần hai năm không về thành phố. Hân ngỡ anh không nhớ ai ở đây nữa chứ. Tệ nhất là anh đó.Hoàng Phúc từ tốn:– Anh muốn về lắm. Lỡ học nghề này, anh đành phải nuốt nỗi nhớ gia đình người thân vào lòng. Hơn một năm nay, anh vừa phải thực tập ở bệnh viện, vừa phải làm luận án tốt nghiệp. Bảo vệ đề tài là tâm huyết của anh suốt sáu năm qua. Anh phải cố gắng, Hân ạ.– Em nói đùa anh đó. Em hiểu anh mà, anh thi chưa?– Anh bảo vệ xong luận án, tốt nghiệp loại ưu, Hân ạ.– Em chúc mừng anh.– Cám ơn em. Mấy năm nay, sinh nhật em, anh không về được. Hân buồn anh không?Bảo Hân chân tình:– Buồn chút chút. Em biết anh không quên em. Những món quà anh tặng em đều nói với em rằng, anh rất nhớ em. Và em bằng lòng những gì em được nhận từ anh. Anh không rủ Ngân qua em cho vui.Hoàng Phúc so vai:– Anh không rủ, thì lát nữa đây, nhóc con ấy cũng xuất hiện. Em gái anh có khi nào quên sinh nhật chị Hân đâu.Bảo Hân khẽ thở dài:– Em không muốn làm sinh nhật, vì em luôn thấy mình cô độc giữa cuộc sống này. Bạn bè, những đứa một thời từng nói sẽ là bạn của em trọn đời. Bây giờ, bọn họ xấu hổ khi đi cùng đứa con gái ngồi xe lăn như em. Ông trời đưa anh đi học xa, em càng buồn hơn. May còn anh Giang.Hoàng Phúc cười nhẹ:– Giang sẽ đến hả em?– Dạ, ba năm rồi, anh Giang chưa bao giờ quên sinh nhật của em.– Nó ăn hiếp em không?Bảo Hân khẽ cười:– Không hề. Người ăn hiếp là em kìa. Em từng biết một Đình Giang tính nóng nảy, kiêu ngạo. Đã thế, anh ấy còn không thích quen con gái nữa, trừ em vốn là bạn. Vậy mà, chả hiểu sao, mỗi khi em “nóng lạnh” bất thường, anh Giang vẫn kiên nhẫn, ôn hòa chịu đựng em. Nhờ anh Giang động viên, em mới có nghị lực học tiếp Đại học Dược. Em thấy mình may mắn khi có anh và anh Giang là bạn.Hoàng Phúc kinh ngạc:– Nghĩa là em đã lấy xong bằng đại học hả Hân? Sao không ai nói cho anh biết tin này nhỉ? Em cừ thật.Bảo Hân từ tốn:– Là bà nội anh khuyên em. Bà nói nếu em học xong ngành dược, dù bị ngồi xe lăn, em vẫn làm việc được. Em có vốn, em mở nhà thuốc, công việc sẽ giúp em vui hơn. Em nghe lời bà và giờ đây em khá tự tin hơn khi đối mặt với số phận bất hạnh của em.Hoàng Phúc cười tươi:– Hay lắm. Anh ủng hộ em. Sau này nếu anh mở phòng khám, anh nhất định hợp tác với em để em bán thuốc.Bảo Hân mừng rỡ:– Anh nói thật hả Phúc? Được thế, em thật sự mừng lắm.Phúc vô tư:– Tất nhiên là anh nói thiệt. Có điều anh muốn học lên cao. Bác sĩ ngành y bây giờ cần phải có bằng phó tiến sĩ, giáo sư ... phải tu nghiệp ở các trường Đại học y khoa ở Pháp, Mỹ hoặc Úc.Bảo Hân xìu giọng:– Anh tiếp tục đi học nữa ư? Anh ... không nhớ nhà hả? Chán ghê.Phúc nói:– Nhà thì ai không nhớ. Nhưng để không ai coi thường mình, thì phải học lên. Ngày trước, anh đâu mê trường y. Là em lớn giọng ủng hộ ý kiến ba mẹ anh. Bởi thế, anh đành chịu thua vì số phiếu không đồng đều.Bảo Hân buồn buồn:– Tại lúc ấy em vẫn ... là em, không phải dựa dẫm ai hết. Em biết thế này đã bỏ phiếu cho anh học bách khoa.Phúc vỗ vai Hân:– Anh đùa thôi. Anh chưa có dự tính gì hết. Chuyện này mình bàn sau nghen.Vừa lúc Đình Giang đến. Anh ôm trên tay một bó hồng đủ ba màu đỏ vàng xanh rất đẹp.Giang chép miệng:– Tao không nghĩ mày đến trước tao. Tao bây giờ nhất định không để mày qua mặt tao đâu Phúc.Hoàng Phúc cười vang:– Mày hơn tao thật rồi. Bó hoa đẹp thật.Đình Giang đưa bó hoa cho Hân:– Anh tặng em, nhân ngày sinh nhật lần thứ hai mươi hai.Bảo Hân xúc động:– Cám ơn anh. Anh thật tốt với em.– Đừng khách sáo như thế, anh buồn đấy.Phúc nheo mắt:– Tại sao không là một màu đỏ hoặc vàng, hoặc xanh? Tại sao lại là ba màu hoa?Đình Giang tủm tỉm:– Màu vàng tượng trưng cho sự mạnh mẽ kiêu sa. Màu đỏ tượng trưng cho tình cảm con người. Màu xanh là màu hy vọng. Tao muốn Bảo Hân mãi yêu thương cuộc đời của mình, mãi là cô gái đầy bản lĩnh kiên cường. Hân hãy tin vào tương lai của mình nhất định tràn ngập hạnh phúc bình yên.Bảo Hân thở dài:– Hạnh phúc với sự tàn phế này sao. Em không dám mơ ước tới.Đặt vào tay Bảo Hân một chiếc hộp nhỏ, giọng Giang thật ấm:– Món quà này nữa. Em phải nhận cho anh vui.Bảo Hân chớp mắt:– Gì vậy anh Giang?– Em mở ra coi đi.Hoàng Phúc vội nói:– Khoan đã, chưa hát bài chúc mừng sinh nhật cho Hân. Em chưa nói lời ước nguyện chưa được mở quà.Bảo Hân chìa tay nhìn Phúc:– Quà của em đâu?Hoàng Phúc cười nhẹ:– Anh đi vội, quên mất tiêu. Hộp quà để trong phòng, em chờ chút, Hoàng Ngân sẽ đem tới giùm anh.Từ ngoài cửa, Hoàng Ngân bước vô với hộp bánh kem to đùng và câu nói tếu táo:– Phụ tá của bác sĩ Phúc đến rồi đây.– Em xin lỗi đã tới trễ. Tại anh Hai nhờ em lấy giùm hộp quà, em phải quay xe về. Đường phố giờ cao điểm kẹt xe thấy ngán luôn. Em đặt bánh sinh nhật cho chị nè.Bảo Hân xúc động:– Chị cám ơn em. Mọi người tốt với chị quá!Hoàng Ngân cười cười:– Mình là chị em mà chị. Anh Hai, quà của anh đây. Anh tự tay đưa chị Hân đi.Hoàng Phúc thoáng thấy vẻ mặt Đình Giang hơi buồn. Anh từ tốn:– Tặng Bảo Hân món quà anh mua ngoài Hà Nội. Có thể em không thích lắm, nhưng ngoài Bắc, loại nữ trang này đang thịnh hành. Chúc em mãi vui vẻ, yêu thương cuộc sống của chúng ta.Bảo Hân rưng rưng:– Bất cứ tặng vật nào, anh tặng em. Em vẫn trân trọng.Hoàng Ngân vỗ tay hát bài sinh nhật. Sau đó, cô dí dỏm phán:– Năm nay sinh nhật chị Hân, mấy anh em mình vẫn sô lô thế này, coi hơi bị “yếu”. Sang năm nhất định phải đi đôi đi cặp đấy.Giang tủm tỉm:– Chà! Cô Út tuyên bố hùng hồn thế phải chăng đã có “một nửa cuộc đời”.Hoàng Ngân thản nhiên:– Em hả? Chuyện nhỏ như con thỏ. Tại em chưa thích phiền phức. Em khoái tự do hơn. Em gật đầu ấy hả, có mà nửa tiểu đội.– Nghe hơi bị “bom” đấy.– Em không hề nổ đâu. Sang năm em là người thực hiện lời hứa. Anh Giang dám thi với em không?Đình Giang cười xòa:– Anh không dám đâu. Bây giờ, Bảo Hân mở quà ra coi đi.Ngân kêu nhỏ:– Đừng vội chị Hân. Quà của mình, chị coi một mình thích hơn. Mình khai tiệc đi, em đói quá rồi.Hoàng Phúc trừng mắt:– Ngân à! Anh nghe lầm không vậy? Con gái gì hở chút la đói la khát. Thật là mất mặt quá.– Xời ơi! Người nhà cả em mới nói thiệt lòng. Chớ ra ngoài hả, em luôn là đứa con gái “yểu điệu thục nữ”.Đình Giang so vai:– Cậu không bao giờ cãi lại miệng cô Út đâu.Bảo Hân từ tốn:– Em mời mọi người khai tiệc. Ủa! Thu Lan ơi, ra đây luôn đi em.Thu Lan cười cười:– Chị và các anh ăn uống tự nhiên đi. Em đang làm dở món thịt nướng, xong là em lên thôi.Hoàng Ngân hít hà:– Nhiều món quá. Công nhận Thu Lan khéo tay ghê, nấu toàn món ngon.Thu Lan vừa nướng thịt vừa nói:– Lan quê mùa, có bao giờ được ăn một miếng cho ngon. Nhờ chị Hân cả đó.Từ hồi Lan về ở với chị Hân, chị đã chỉ Lan cách nấu nướng, làm bánh. Bây giờ còn được học cách phân biệt thuốc nữa.Phúc cười, anh thấy yên tâm hơn khi Bảo Hân tiếp tục học ngành dược. Bảo Hân có vốn, cô sẽ đứng ra mở quầy dược phẩm. Thêm sự phụ giúp của Lan, cuộc sống của Hân ắt nhẹ nhàng hơn.Hoàng Phúc hỏi Đình Giang khi cả hai ngồi uống cà phê:– Nói thật cho tao nghe được không?Đình Giang chậm rãi:– Mày hỏi gì cũng phải rõ đầu đuôi chứ. Hỏi thế, tao biết nói gì chứ?Hoàng Phúc nói:– Mày thích Bảo Hân phải không? Xuất phát từ trái tim của mày, hay vì tài sản của Bảo Hân?Đình Giang xẵng giọng:– Mày nghĩ tao tồi tới cỡ đó hả Phúc? Mày biết trước khi tai nạn xảy đến cho Bảo Hân, tao thường gặp Hân ở nhà mày. Từ khi đó, tao đã rất thích Bảo Hân.Nhưng Bảo Hân chưa bao giờ coi tao xa hơn tình cảm bạn bè. Trong lòng Hân chỉ duy nhất có mày.Hoàng Phúc từ tốn:– Tao xin lỗi. Tao hỏi thế là tao đã xúc phạm mày. Tao và Bảo Hân tuy thân thích từ nhỏ, song tao luôn coi Hân như Hoàng Ngân. Trái tim tao không hề rung động. Tao tự hỏi cả ngàn lần, tại sao tao không yêu Bảo Hân? Cô ấy xinh đẹp, dịu dàng đến sỏi đá phải mềm lòng. Vậy mà trái tim tao cứ trơ cứng lạnh lùng. Dù ba mẹ tao vẫn không bỏ ý muốn tác hợp Bảo Hân cho tao. Tao không muốn nhìn thấy Bảo Hân suy sụp, đau đớn. Tao không muốn Bảo Hân tự ti trước cuộc sống. Nhưng tao không thể giả dối. Tao vì thương hại Hân mà cưới cô ấy ư? Chắc chắn cả hai đều bị tổn thương, không hạnh phúc. Tao hỏi mày, vì tao linh cảm mấy năm qua mày rất thân thiết Bảo Hân vì mày yêu Hân. Không ai cho không ai điều gì mà không đòi lại chút vốn, đúng không?Đình Giang uống vài ngụm cà phê, anh thong thả nói:– Cám ơn mày đã hiểu tao. Tình cảm tao dành cho Bảo Hân là thật. Cô ấy chỉ kém chút may mắn, nhưng Hân đã tập làm được những việc nho nhỏ của người phụ nữ. Tao vui vì sự kiên cường của Hân. Có điều Hân vẫn không cho tao cơ hội.Phúc khẽ cười:– Tao giúp mày.Đình Giang lắc đầu:– Mày không được nói gì hết. Lúc này mày từ chối Hân, đồng nghĩa việc mày giết chết Hân đó.– Vậy tao phải làm sao?Đình Giang điềm tĩnh:– Khi yêu, người ta thường ích kỷ. Tao cũng giống họ. Theo tao, mày hãy im lặng, rồi tiếp tục xa Hân. Mày không cần áy náy. Tao sẽ tự thu xếp.– Nhưng tao có ý định ở lại thành phố.– Mày ở lại cũng đâu ảnh hưởng gì. Bảo Hân không thể tự qua nhà mày, cô ấy không gặp mày, rồi sẽ quen thôi.Hoàng Phúc thở dài:– Tao hiểu. Tao vẫn rất sợ Bảo Hân bị sốc.– Tao hứa bảo vệ cô ấy.Hoàng Phúc chợt nhớ:– Quên nữa! Tao nghe nói, một anh chàng ngoại quốc nào đó, tìm đến Bảo Hân hứa hẹn giúp Hân ra nước ngoài điều trị, có đúng không?Đình Giang chau mày:– Tao không nghe gì hết. Mày vừa về sao chuyện gì của Bảo Hân, mày vẫn quan tâm hết. Vậy mà ...Hoàng Phúc la nhỏ:– Thằng quỷ, đừng ghen ẩu! Tao rất mong y học có phép màu nhiệm chữa lành chân cho Bảo Hân. Rất mong, nhưng khi không, từ trên trời rơi xuống một anh chàng ngoại quốc, nói những lời tốt đẹp mà Bảo Hân khát khao. Cô ấy tin người ta thì sao. Vì thế tao mới lo lắng thôi.Đình Giang hỏi:– Ai nói với mày? Tao thấy khó tin quá.Hoàng Phúc rùn vai:– Là Thu Lan kể tao nghe.Giang bật kêu:– Nếu thế, chuyện ấy là thật rồi. Mình phải làm sao hả Phúc?Hoàng Phúc cười:– Tao đã liên hệ với bệnh viện y khoa của một trường Đại học Y nổi tiếng ở Pháp. Họ nói tao gởi hồ sơ của Hân qua. Hy vọng họ chữa được cho Hân.Đình Giang mau mắn:– Vậy thì mày mau giúp Hân đi.– Ừ! Ngày mai, tao sẽ nói chuyện nghiêm túc với Bảo Hân.– Hy vọng là Bảo Hân được trở lại những ngày tháng tung tăng chạy nhảy giữa con đường ngập lá me bay trong nắng.Hai gã con trai bất chợt nhìn nhau và cười.Bảo Hân về phòng riêng với mấy món quà trên tay. Cô không có nhiều quà, vì cô không mời bạn bè. Rất lâu rồi cô luôn sống khép kín, ít nói. Cô rất quý những món quà của Phúc, của Giang ...Chậm rãi mở hộp quà của Phúc, ánh mắt Bảo Hân long lanh, vì đó là một chuỗi ngọc trai đều tăm tắp từng hạt. Loại ngọc trai màu trắng đục, giá trị không dưới chục triệu đồng. Nó sẽ rất sang trọng quý phái nếu như Hân mặc áo dài hoặc loại đầm dạ hội. Phúc quá thật thà khi mua quà tặng Hân. Anh không nghĩ rằng, ngồi trên xe lăn như Hân chả ai đeo loại nữ trang này.Nuốt tiếng thở dài vào lòng, Hân bỏ xâu chuỗi trở lại hộp. Chắc là cô sẽ không bao giờ đeo nó.Hoàng Ngân tặng Bảo Hân một chú gấu bông màu vàng, kèm theo cuốn sách viết về bài thuốc dân gian của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Cuốn sách thuộc loại sách cũ, in lần đầu. Chứng tỏ, Hoàng Ngân đã tốn nhiều công để tìm sách tặng Hân. Vì Ngân biết Bảo Hân rất thích sưu tầm các loại thảo dược.Cuối cùng là quà của Đình Giang, sợi dây chuyền bạch kim được đánh theo hình lóng trúc. Đặc biệt mắt nối của các lóng trúc đều được đánh theo hình chữ G, rất tinh vi. Mặt sợi dây hình trái tim bằng vàng mười tám, không phải tên Hân, mà là chữ G hoa rất đẹp. Mảnh giấy nằm trong hộp quà, ghi dòng chữ:“Tặng em cả trái tim và cuộc đời anh. Xin đừng từ chối anh. Anh muốn được cầu hôn em, anh yêu em chân tình. - Đình Giang!”.Nước mắt Hân rơi xuống. Những kỷ niệm về Giang lung linh trong ký ức.Ba năm qua, Giang đã luôn cận kề cô. Mặc kệ mọi lời kỳ thị. Hân tin Giang yêu cô chân thật, không toan tính. Dù cô có cả gia tài khá lớn, nhưng Đình Giang cũng đâu có nghèo đến mức phải lợi dụng cô. Anh vẫn sống thoải mái đủ đầy bên một cô gái bình thường. Giang từng kể nghe về con gái của sếp anh. Kiều Oanh xinh đẹp, gia thế tốt. Kiều Oanh yêu Giang nhưng anh từ chối Kiều Oanh, luôn né tránh cô ta. Tình yêu là thứ không thể gọi thành lời, không thể đặt lên bàn cân. Và đặc biệt, con người đôi khi không tự điều khiển nỗi trái tim mình.Giang yêu cô, vậy mà cô mãi nghĩ về Phúc. Giang biết điều đó. Anh vui vẻ chịu đựng, vui vẻ nhắc về Phúc cho cô nghe. Hình như anh rất tin vào tình cảm của mình. Bảo Hân chẳng hy vọng có được Phúc. Dù cao thượng cỡ nào, rồi cũng đến ngày cô phải xa anh, Phúc chỉ coi cô như một cô em gái. Dẫu ba mẹ anh từng muốn cô thành con dâu. Đó là chuyện trước khi tai nạn xảy ra. Bây giờ, cô nên chọn lựa đường đi cho mình. Cô tật nguyền nhưng cô sẽ không đầu hàng số phận. Cô sẽ làm thủ tục để sớm mở nhà thuốc, công việc giúp Hân tự tin hơn, đỡ buồn hơn. Nhắm mắt, cô tìm giấc ngủ cho mình trong nỗi vui mừng do bản thân cô tự tạo ra.Thanh Duy dặn dò mẹ:– Mẹ nhớ uống thuốc đều đặn theo lời hướng dẫn của bác sĩ nghe mẹ. Bao tử của mẹ mới chớm loét, uống thuốc một thời gian sẽ khỏi mẹ ạ.Bà Cúc cười cười:– Con đừng lo cho mẹ. Chỉ là đau bao tử thôi. Mẹ về nhà uống thêm nghệ vô chắc sẽ nhanh khỏi. Con nên lo cho sức khỏe của con kìa. Con không thấy con ốm như cây tăm nhang hay sao? Ba con mà nhìn thấy con, chắc ổng không cho con đi làm thêm nữa đâu.Thanh Duy cười tươi:– Con gái của mẹ có đau ốm gì đâu. Con tự biết chăm sóc bản thân. Mẹ đừng nói gì, kẻo ba con lo lắng nghen mẹ.Bà Cúc thở dài:– Mẹ biết rồi. Con phải cố ăn uống, đừng hà tiện quá. Ăn cơm không có chất dễ bệnh lắm.Thanh Duy nhoẻn cười:– Con gái mẹ là bác sĩ, mẹ lo gì chứ.Bà Cúc gắt nhẹ:– Cha cô! Mẹ về đây. Nhớ bảo trọng.Chiếc xe khách chất lượng cao rời bến, đưa mẹ trở về quê. Thanh Duy thong thả chạy xe về nhà trọ. Ngang qua công viên, tự nhiên Duy dừng xe. Nắng quá, về phòng trọ giờ này cũng khó mà ngủ nổi. Thôi thì tìm chỗ nào đó ngồi một lát cho đầu óc thong thả. Cô gởi xe, rồi chậm rãi đi vào bên trong. Các ghế đá kê dưới những gốc cây đều có người ngồi. Cô bèn bước vô phía bãi cỏ trước mặt.Thật vô duyên khi cô nằm trên cỏ. Giá như có Hoàng Mai hoặc Minh Hồng đi cùng Duy thì tốt rồi. Thanh Duy muốn đến ngồi dưới gốc cây si kia. Nhưng chỗ đó đã có một chiếc xe lăn. Trên xe là một cô gái rất xinh đẹp. Duy bèn ngồi xuống bãi cỏ. Và lấy cuốn tự điển Pháp Việt từ trong cặp ra. Duy có thói quen luôn mang theo sách bên mình.– Chị ơi! Mua giùm em bịch sơ ri đi chị.Thanh Duy xua tay:– Chị không muốn ăn.Cô bé bán hàng rong nài:– Một bịch sơ ri chín đỏ chỉ hai ngàn đồng, nóng thế này chị ăn vô sẽ rất dễ chịu. Mua giùm em đi chị.Thanh Duy nhìn lên. Cô mỉm cười khi nhận ra người mời mình là một cô bé con trạc tám chín tuổi. Duy nói:– Được rồi. Em khéo miệng quá đi, cho chị một bịch. Thua em luôn.Cô bé nhoẻn cười:– Đảm bảo không ngọt em không lấy tiền.– Chị gửi em. Chị nói thế thôi, thật ra sơ ri ngọt, ăn không ngon. Phải chua chua một chút.– Vâng! Em cũng nghĩ vậy. Chào chị.Cô bé vừa bưng rổ trái cây đi, Thanh Duy chợt nghe tiếng con trai đả đớt:– Em! Để anh giúp em đẩy xe nghen. Em đẹp ghê! Phải ngồi xe lăn thế này sao không có người nhà.Giọng cô gái rành rẽ:– Cám ơn các anh. Tôi ngồi đây chờ bạn.Một gã cười đểu:– Tụi mày nghe em nói kìa! Tàn tật mà cũng hẹn hò. Này, hay là đi với hai thằng anh nghen.– Tôi không đi đâu hết. Các anh đừng làm phiền tôi.– Em ơi! Nhưng bạn anh thích làm phiền em đó, được không?Thanh Duy suy nghĩ một chút. Cố gắng làm ra vẻ tự tin, cô cầm bịch sơ ri bước về phía cô gái:– Chị Hai! Em mua sơ ri cho chị nè.Rồi cô quay sang gã thanh niên, trừng mắt:– Mấy anh kia! Các anh tính làm gì chị tôi thế hả?Một gã rùn vai:– Hoa đẹp thì ... đem về ngắm. Được không em. Chà! Cô em cũng xinh đẹp quá chứ.Hắn giơ tay tính vuốt má Duy. Cô vung cuốn tự điển vào mặt hắn, miệng la lên:– Bớ người ta! Ăn cướp!Hai gã đàn ông nhìn nhau rồi vội bỏ đi. Tiếng kêu của cô khiến vài người chạy tới hỏi thăm. Thanh Duy hồn nhiên:– Em xin lỗi mọi người. Tại bọn họ sàm sỡ bậy bạ chị em. Em đành phải la như thế.Một người đàn ông chép miệng:– Thật loạn cả lên. Giữa thanh thiên bạch nhật, lũ côn đồ ấy dám vô đây chọc ghẹo con gái nhà lành. Bọn này quá coi thường luật pháp mà. Hai chị em không sao chứ?– Dạ, không sao ạ.Chờ mọi người tản ra, cô gái ngồi xe lăn mới nói:– Cám ơn em. Không nhờ em giúp đỡ e rằng lũ người ấy đã làm khó chị.Thanh Duy cười:– Chị đừng sợ. Lần sau chị gặp cảnh này, chị cứ kêu to lên, nhất định mọi người sẽ giúp chị. Nhà chị gần đây hay sao mà chị đi một mình?Cô gái từ tốn:– Nhà chị ở khu nhà trước mặt. Dạo này khí hậu nóng nắng, nên chị thường nhờ người giúp việc đẩy xe cho chị qua đường, chị thích vào công viên để nhìn cảnh vật. Ngồi nhà chán lắm. Còn em, ra công viên học bài à?Thanh Duy cười:– Em không có nhiều thời gian để được vô đây ngồi học. Hồi nãy em lười về phòng trọ nên ghé công viên thôi.– Em ở tỉnh vô thành phố học hả? Lâu chưa?Duy chậm rãi:– Dạ, em đang học năm thứ ba.Cô gái chép miệng:– Vậy cũng sắp ra trường rồi. Học xong em về quê hay ở lại Sài Gòn. Chị thấy sinh viên ra trường bây giờ học không khá rất khó xin việc.Thanh Duy từ tốn:– Sài Gòn giống như miền đất hứa đầy sức hút đối với sinh viên tỉnh lẻ bọn em. Có người ra trường được phân công về tỉnh làm ở chức vụ kha khá, nhưng họ lại từ chối. Họ ở lại, tìm việc làm khác hoàn toàn không đúng ngành nghề.Bởi họ không muốn về quê, đối diện sự chân chất quê mùa của chính người thân. Họ thà sống thiếu thốn để được ở thành phố. Em nghĩ khác, nơi nào có đất cho em đứng là em sẵn sàng đến.Cô gái cười:– Chị tò mò một chút. Em học ngành gì? Em không thích Sài Gòn à?Thanh Duy cười nhẹ:– Em không nói là không thích Sài Gòn. Nơi này dễ sống hơn quê em. Là con gái trước sau gì cũng phải xa gia đình. Em đang tập để thích nghi được cuộc sống ở đây. Em còn ba năm nữa mới ra trường, chị ạ. Em. .....Cô gái kêu lên chặn lời Duy:– Nói thế, em học y khoa à? Ngoại trừ trường y ra, đâu có trường nào đào tạo sinh viên đến sáu năm?Thanh Duy lém lỉnh:– Đúng là không có trường khác, song cô sinh viên bị nợ điểm, nợ môn, nên học lại, hai năm là đủ sáu năm y như học y thôi mà chị.– Em vui tính ghê. Chị chắc chắn là em không rơi vào trường hợp đó. Đúng không em?Thanh Duy nhỏ nhẹ:– Vâng, em là sinh viên trường y.Lập tức giọng cô gái như reo và nghẹn đắng:– Chà! Em cừ thiệt. Nếu chị không bị tai nạn, năm nay chị cũng học năm cuối y dược. Số phận quá tàn nhẫn với chị.Thanh Duy từ tốn:– Em xin lỗi đã khiến chị buồn. Bây giờ em đưa chị về nghen.– Như thế phiền em lắm.– Không sao đâu chị. Để chị ở lại, lỡ bọn người kia quay lại, thì không biết hậu quả ra sao nữa. Em phải về, vì buổi tối còn đi làm.Cô gái thở dài:– Em giỏi thật. Coi như chị em mình có duyên với nhau. Em về nhà chị cho biết, lúc nào rảnh ghé chị chơi. Chị tên Bảo Hân.Thanh Duy kêu lên:– Bảo Hân! Hình như em đã nghe tên chị.Bảo Hân hơi buồn:– Từ ngày bị tai nạn, chị hầu như không có bạn bè. Trừ một nhỏ bạn hiện đang làm giám đốc điều hành du lịch Phương Nam. Chả lẽ em quen bạn chị?Thanh Duy lắc đầu:– Không phải vậy. Em hay nghe Hoàng Ngân nhắc đến tên chị Bảo Hân. Nếu chị đang học năm cuối đại học tại chức dược, thì em đã đoán đúng.Bảo Hân cau mày:– Hoàng Ngân mà em nhắc, phải đang học trường đại học kinh tế không?– Đúng là Ngân học kinh tế. Em đang giúp việc cho gia đình Ngân, chính xác là chăm sóc bà nội của Ngân.Bảo Hân vui vẻ:– Ra thế. Em làm việc ở đó, em đã gặp anh Hai của Ngân chưa? Ảnh thế nào?Thanh Duy so vai:– Em không biết nhận xét đàn ông đâu. Nghe bà cụ nói, bác sĩ Phúc đã có vợ hứa hôn gì đó. Đàn ông thời nay dễ dầu gì họ chịu bị áp đặt hả chị? Ôi! Nhà chị to ghê. Một mình chị ở sao hết.Bảo Hân cười nhẹ:– Bữa nào em phải tới ăn cơm với chị. Chị có nhiều chuyện muốn kể em nghe. Em tên gì?– Em tên Thanh Duy. Nghe như tên con trai chị nhỉ. Tại hồi mẹ mang thai em cả nhà ai cũng mong con trai. Ông nội coi tử vi rồi đặt tên trước. Ai dè em là con gái. Nhưng nội nhất định tên em phải như thế. Em biết nhà chị, nhất định em sẽ ghé thăm chị. Chị vô đi, em về đây.Bảo Hân mỉm cười nhìn theo Duy. Cô gái rất cá tính, mạnh mẽ, vậy mà học y khoa, hay thiệt. Rồi đây qua Duy, Hân sẽ biết thêm về Phúc. Cô biết mình đang tự làm khổ bản thân. Phúc là cháu đích tôn của một dòng họ danh tiếng.Dầu thương mến cô cỡ nào, ông bà Hữu cũng không thể cưới cô cho Phúc. Chả lẽ cô vô dụng thật ư? Đình Giang yêu cô. Cô đâu còn gì để so đo tính toán. Nên yêu người đàn ông yêu mình đi Hân ơi.Thanh Duy xoay bà Vĩnh Tường tới lui trước tấm gương, cô cười tươi:– Bà mặc áo dài, coi trẻ và phúc hậu ghê nơi.Bà Vĩnh Tường cười cười:– Hồi bà còn trẻ, ông nội thằng cún con cưới bà cũng vì dáng bà quá bắt mắt đó cháu. Cũng may hôm nay trời mát mẻ. Nếu không, bà làm sao ngồi cùng bàn với thằng cún con của bà được.Thanh Duy từ tốn:– Cháu đưa bà ra phòng khách nhé.– Ừ. Mà lát nữa cháu nhớ trang điểm một chút, rồi ra với bà đấy.Thanh Duy chối lia:– Bà ơi! Cháu là kẻ ăn người ở trong nhà, cháu không dám đâu ạ. Bà cứ để cháu tự nhiên lo việc trong nhà, bà nhé.Bà Vĩnh Tường kêu lên:– Không được. Bà không hề coi thường cháu, nếu không nói là bà còn muốn cháu trở thành người thân của bà nữa kìa. Cháu nhất định phải ngồi bên cạnh bà.Vừa lúc bà Hằng, mẹ Phúc bước vào, bà khen ngọt:– Con chào mẹ! Thật may mắn cho cháu Phúc, khi hôm nay mẹ khỏe thế này.Bà Vĩnh Tường nói:– Mẹ cũng nghĩ là trời thương mẹ. Đang ốm nằm hoài một chỗ, chán lắm. Mẹ thằng Phúc à! Con đã hỏi thằng Phúc về chuyện vợ con của nó chưa? Hôm nay, nó cũng nên cho mọi người biết là vừa. Mẹ không nhắm mắt nổi nếu chưa nhìn thấy mặt cháu dâu.Bà Hằng từ tốn:– Chuyện này, con chưa nghe Phúc nhắc gì mẹ ạ. Cháu nó về đây, nhất định nó có cách lo lắng cho mẹ, để mẹ sống lâu cùng con cháu. Hoàng Phúc mới ra trường, bắt nó lấy vợ ngay e cũng không tiện.Bà Vĩnh Tường chép miệng:– Nhưng mẹ muốn biết nó đã yêu ai chưa? Học sáu bảy năm ngoài Hà Nội mà không kiếm được cô gái nào, có phải vì tính thằng bé quá nhút nhát không?Chuyện này người lớn chắc phải can thiệp vô.Bà Hằng nhỏ nhẹ:– Con xin lỗi mẹ. Con nói câu này e mẹ không vui. Con thấy Hoàng Phúc vẫn quý mến Bảo Hân lắm. Nếu chúng ta chia rẽ bọn trẻ, con thấy mình có lỗi với vợ chồng anh Hưng và Bảo Hân.Bà Vĩnh Tường gằn giọng:– Mẹ cũng thương Bảo Hân như con cháu. Nhưng chúng ta chỉ có một mình Hoàng Phúc là con trai. Mẹ không cam lòng để nó sống bên người tàn tật.Bà Hằng vẫn dịu dàng:– Bảo Hân là đứa kiên cường. Nó không tàn đâu mẹ. Với tài sản ba mẹ nó để lại, nó ăn cả đời vẫn sung sướng. Giờ nó sắp lấy bằng đại học dược. Nó mở nhà thuốc cũng tốt. Nếu chúng ta từ chối Bảo Hân, con sợ con bé không chịu nổi.Bà Vĩnh Tường kiên quyết:– Mẹ mặc kệ vợ chồng con dàn xếp. Mẹ nhất định còn sống ngày nào mẹ không cho thằng Phúc lấy Bảo Hân. Thà lấy đứa con gái nhà nghèo nàn vẫn tốt hơn.Bà chợt hạ giọng:– Mẹ tính nhờ Thanh Duy đóng vai bạn gái của thằng Phúc. Mẹ sẽ tuyên bố vào trưa nay. Con thấy sao?Bà Hằng khựng người, chưa biết trả lời ra sao. Tính bà mẹ chồng vốn tốt bụng, đa cảm. Nhưng rõ ràng bà rất cứng rắn trong việc từ chối Bảo Hân. Nỗi đau mất cha mẹ, trở thành kẻ tàn phế, đã không dưới ba lần đẩy Hân đến chỗ tuyệt vọng. May là gia đình bà kịp cứu cô, an ủi động viên cô. Phúc như chiếc phao để Bảo Hân bám víu cho khỏi chìm. Bà phải làm sao đây?Thanh Duy đang gấp quần áo cho bà Vĩnh Tường. Nghe bà Tường nói, cô lập tức kêu lên:– Bà ơi! Cháu không làm được chuyện đó đâu. Bà biểu cháu làm gì cháu cũng chịu, nhưng đóng vai bạn gái của anh Phúc, cháu không thể vâng lời bà.Bà Vĩnh Tường nhìn Duy:– Tại sao? Cháu chê thằng cháu của bà, phải không?Duy lắc đầu:– Cháu không dám chê bai ai cả. Cháu chỉ là kẻ làm mướn. Cháu biết thân phận mình là ai, xin bà đừng làm khó cháu.Bà Hằng cũng nói:– Thưa mẹ, chuyện này chưa gấp lắm. Đừng ép cháu Duy.Bà Vĩnh Tường chợt trợn mắt:– Chị .... chị muốn bà già này chết không thấy mặt cháu dâu chứ gì. Vậy để tôi chết cho chị vừa lòng.Vốn có bệnh tăng xông tim yếu, bà Vĩnh Tường tức giận đến mức xanh xám mặt mày. Bà vừa run tay vừa nói:– Gọi thằng Phúc vô cho tôi.Bà Hằng vuốt ngực cho mẹ chồng và bảo Duy:– Cháu ra ngoài tìm anh Phúc vô cho bà.Thanh Duy lo lắng nhìn bà Tường. Bà chỉ hay lên cơn suyễn chứ chưa bị lên tăng xông. Cô sợ bà cụ tức giận quá mức dẫn đến chuyện không may. Cô vội vã chạy lên phòng Phúc, vì cô thấy anh về phòng.Cộc ... Cộc ... Cộc ...Giọng Phúc vang lên:– Ai thế, đẩy cửa vô đi!Thanh Duy khẽ đẩy cửa phòng, cô không vào, chỉ nói:– Bà đang bị lên cơn đau tim. Bà kêu anh xuống phòng bà.Phúc bật dậy:– Nội tôi hả? Hồi nãy thấy nội vẫn bình thường mà. Đã xảy ra chuyện gì à?Duy so vai:– Tôi không biết.Phúc nhếch môi:– Cô nói một cách vô trách nhiệm vậy sao. Cô là bác sĩ, cô chăm sóc bà tôi.Bà lên cơn đột ngột, nhất định phải có lí do chứ.Thanh Duy gắt lên:– Anh muốn biết, xuống hỏi mẹ anh kìa. Tôi đâu thấy gì mà nói.Dứt câu, cô liền chạy như bay xuống cầu thang, Phúc vội chạy theo. Anh nhanh chóng bắt mạch cho bà nội. Anh cho bà uống thuốc trợ tim. Miệng anh cười hiền:– Nội đừng giận dữ. Nếu không, con có lỗi với nội đó. Bệnh của nội không thể xúc động, không được giận dữ. Nội cứ ăn uống, ngắm cây kiểng, hưởng thú an nhàn là được rồi.Bà Vĩnh Tường lườm cháu:– Muốn nội vui, con cưới vợ đi.Phúc gãi đầu:– Nội ơi! Cháu chưa yêu ai, làm sao cưới.Bà cụ giận dỗi:– Chứ không phải cháu vì quá thương con Bảo Hân à? Nội nói cho cháu biết, cháu lấy ai cũng được, nhưng nội không đồng ý Bảo Hân.Phúc từ tốn:– Nội à ? Tự nhiên sao nội lại ghét Bảo Hân. Cô ấy có lỗi gì đâu ạ. Cháu luôn coi Bảo Hân như em gái. Xin nội đừng căng thẳng với Hân, hoàn cảnh của Bảo Hân đã rất đáng thương rồi.Bà Tường nhìn bà Hằng:– Chị nghe rõ lời con trai chị nói rồi đó. Tôi nhắc lại, hôm nay Hoàng Phúc phải công khai tình cảm của mình. Đó cũng là cách giúp Bảo Hân sớm giác ngộ lại tình cảm của mình.Phúc kêu lên:– Nội ơi! Cháu có ai đâu mà công khai.Bà Tường thản nhiên:– Dễ ợt hà! Cứ nhờ Thanh Duy đóng vai bạn gái cháu là xong.Thanh Duy từ tốn:– Thưa bà, cháu có thể bị bà đuổi việc, nhưng cháu không làm được việc bà nói. Cháu không muốn Bảo Hân bị tổn thương.Dứt câu, cô bỏ ra ngoài thật nhanh. Bà Vĩnh Tường ôm ngực chới với:– Duy! Cháu ... phải giúp bà.– Nội ơi! Tỉnh lại đi nội ...Thanh Duy rũ người trước những tiếng kêu tiếng khóc của bà Hằng, của Phúc. Cô quý mến bà Vĩnh Tường không khác bà ngoại cô ở nhà. Thương quý là một lẽ, cô không thể dối trá trước một Bảo Hân tàn tật. Cô không cười được trên nỗi đau của người khác. Bà ơi! Xin tha lỗi cho cháu.Hoàng Mai nhìn vẻ buồn bã chán nản của bạn, cô không nén nổi sự tò mò, vì chưa hề có hiện tượng Duy đi làm về ủ rũ thế này bao giờ. Đã xảy ra chuyện gì với Duy? Hồi sáng nói không về ăn cơm, vì hôm nay chủ nhà đãi tiệc, sao bây giờ lại về với “bản sắc” thê thảm vậy chứ.Hoàng Mai chìa trước mặt Duy ly nước lọc:– Uống cho khỏe, rồi kể tao nghe, chuyện gì xảy ra với mày.Thanh Duy uống cạn ly nước, cô lắc đầu:– Không có gì.Hoàng Mai nhếch môi:– Thôi đi! Mày qua mặt được tao chắc. Hồi sáng mày nói trưa nay mày ăn cơm tại nhà chủ, vậy mà bây giờ về nhà với khuôn mặt bí xị. Kể ra cho nhẹ lòng, phải lão bác sĩ ấy đã xúc phạm mày không?Thanh Duy hờ hững:– Không phải. Tao mệt lắm, chỉ muốn ngủ một lát.Hoàng Mai chép miệng:– Bạn bè ở chung nhau, khác gì chị em ruột. Mày gặp rắc rối phải kể tao nghe, coi tao giúp được gì không? Đằng này, mày cứ im thin thít, thật chả biết đâu để tính. Mày không kể, tao không ép. Ăn uống gì chưa? Tao ăn mì gói, không nấu cơm. Tao mua cho tô bún nghen.Thanh Duy cười gượng:– Tao không đói. Tao nói thật mà.Dứt lời, Duy thả người xuống nền nhà. Điện thoại di động reo, Duy không nhìn tới máy. Hoàng Mai đành lên tiếng:– Ơ kìa Duy! Mày đúng là có vấn đề, nghe điện thoại đi.Duy uể oải:– Không nghe!Nhưng chiếc di động cứ mãi lải nhải câu:“Ăn trái khế trả cục vàng. May túi ba gang, đem đi mà đựng”. Quá thuộc những bài nhạc lí lắc của Duy cài đặt, Mai nhắc bạn:– Nhà bà Hằng gọi, mày cũng không nghe máy hả Duy? Dù xảy ra chuyện gì, mày cũng đừng quên đó là chỗ làm ăn giúp mày sống tốt trong những ngày qua.Duy miễn cưỡng:– Biết rồi má.Mai trề môi:– Ơ, con nhỏ này! Coi chừng tao à nghen!Duy không trả lời Mai, cô đưa máy lên:– Cháu nghe đây bác.Giọng bà Hằng run run:– Cháu quay lại nhà bác đi Duy. Bà nội bé Ngân mệt dữ lắm, bà nhất định đòi gặp cháu. Cháu không tới, bà không chịu chích thuốc.Thanh Duy kêu lên:– Bà! Trời ơi! Bác nói anh Phúc lo cho bà ngay đi ... Vâng, cháu đến ngaỵ. Tắt máy Duy thở dài:– Chán thiệt.Mai so vai:– Khùng vừa thôi mày! Khi không la chán, mày chán cái gì? Mày quay về nhà chủ hả?– Ta còn cách chọn lựa sao? Tất cả đều do “thằng cún con” của bà lão gây ra.Người coi bộ sáng sủa thế mà không kiếm nổi một cô gái làm bạn.Mai bụm miệng cười:– Mày gọi ai là “cún con” vậy Duy? Tao nghe mắc cười quá.– Còn ai ngoài gã cháu đích tôn của bà cụ. Là bà cụ gọi lão bác sĩ như thế.– Anh ta chưa có bồ thiệt hả? Hay là mày giới thiệu cho tao làm quen đi!Thanh Duy nhìn Mai thật kỹ rồi nói:– Đơn giản vậy mà tao không nghĩ ra. Tệ thật! Mày nói phải giữ lời đó!Mai cười khúc khích:– Tao chưa hứa cuội bao giờ. Nhưng tao không rõ ý mày.Duy chậm rãi:– Bà cụ muốn giới thiệu cháu dâu. Song cậu cháu chưa quen ai, ngoài một cô bạn gái từ thuở nhỏ. Họ sẽ là một cặp thanh mai trúc mã theo đúng ý cha mẹ nếu không xảy ra tai nạn khủng khiếp cho cô gái, bắt cổ mãi mãi phải ngồi trên xe lăn. Bà muốn anh ta giới thiệu tao với mọi người, mục đích là muốn cô gái kia đừng nuôi hy vọng vào ảnh nữa. Tao không làm được, dù nghe có vẻ đơn giản, dễ dàng.Mai gật gù:– Tao cũng thấy vậy. Hai năm nay, họ đối xử rất tốt với mày. Nhờ họ, mày đủ sức học thêm Anh văn, vi tính mà không cần ba mẹ. Giờ, họ nhờ lại mày một chút, mất mát gì của mày đâu, tại sao mày từ chối?Thanh Duy thở dài:– Vì tao và người con gái ấy đã là bạn của nhau. Chị Bảo Hân rất tốt, nghị lực vô cùng. Nhà chị ấy giàu, vì anh Phúc, chị Hân đã mặc kệ những ánh mắt thương hại tội nghiệp của mọi người để tiếp tục học. Nay mai chị ấy mở nhà thuốc, tương lai vô cùng sáng sủa. Tại sao gia đình bác Hữu lại từ chối người con gái kém may mắn ấy? Họ quá hoàn mỹ, nên không muốn bất cứ sự khập khiễng nào hiện diện trong gia đình họ. Tao ghét cách sống vô tình đó. Tao không thể là lưỡi dao đâm thấu tim chị Hân.Hoàng Mai tròn mắt:– Một cô gái ngồi xe lăn vẫn học hết đại học dược thật sao?– Thật một trăm phần trăm. Bởi chị ấy học gần hết năm nhất thì bị tai nạn.Chính vợ chồng bác Hữu hướng chị Hân đi tiếp con đường học vấn. Chị ấy đã làm được điều đó. Bởi sau này chị ấy chỉ ngồi bán thuốc thôi, công việc đó rất phù hợp với người bị tật như chị Hân.Hoàng Mai về suy nghĩ:– Sao lạ vậy? Gia đình bác Hữu rất tốt, luôn chia sẻ cùng người nghèo khó bệnh tật. Họ thấy được tương lai chị Hân rất sáng sủa. Chính họ góp phần tạo lên tương lai đó, sao lại phũ phàng giết bỏ. Người bị tàn tật, luôn tự ti mặc cảm.Nếu bị tổn thương, chị ấy sao đủ nghị lực vươn lên? Tại sao họ không thương cho trót?Thanh Duy nhếch môi:– Cuộc đời mà, luôn còn những chuyện nhỏ nhặt tế nhị đời thường. Tao đã nói là họ không chấp nhận bất kỳ sự “khập khiễng” nào. Hiểu chưa?Hoàng Mai rùn vai:– Hiểu rồi. Và tao cũng hết hứng làm quen với tay bác sĩ đẹp trai giàu có của mày. Va vào gia đình họ, khác nào húc vô “Vạn lý trường thành”. Tao biết thân phận mình là ai.Duy trề môi:– Mày rõ thiệt là, ngược xuôi gì cũng nói được tuốt. Mới khuyên tao ráng một chút không mất mát gì mà.Mai chậc lưỡi:– Tại tao nghe xong chuyện mày kể, tao đã rút ngay kinh nghiệm.Duy hỏi:– Thật sự mày không giúp tao sao?– Không! Mình là con gái, khi không lại nhận làm bồ bịch của người ta, trước mặt bạn bè bà con, lỡ hắn hôn tao thì chết. Tao không làm đâu.Duy gặng:– Nếu bà cụ trả thù lao cao?Mai buột miệng:– Cao là bao nhiêu?– Tao chưa biết. Chắc chắn giá cao bằng cả nửa năm tao và mày đi làm.Mai trề môi:– Xì! Vậy mà cao hả? Nếu muốn tao giúp bèo lắm cũng vài ba chục triệu.Thanh Duy gắt lên:– Con khỉ! Mày vừa phải thôi. Đóng vai bạn gái anh ta trong vài giờ, đòi giá trên trời thế, ai mượn chứ.Hoàng Mai so vai:– Mày chả hiểu gì cả. Khi đã là bồ trước mặt mọi người một lần, ắt còn có lần thứ hai, thứ ba. Như vậy khác gì mất duyên con gái người ta. Vì thế tao chỉ làm như giá tao đã nói.Thanh Duy rên rỉ:– Trời ạ! Nghe tao nói nè Mai. Thật ra, tao chưa nghe bà cụ nói giá cả gì hết.Mày giúp, tao sẽ tác động bà cụ. Và không chừng “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Khi ấy, mày “cua” được bác sĩ Phúc, không phải mày lãi to hay sao?Hoàng Mai chưa kịp trả lời, cửa phòng trọ bỗng vang lên tiếng gõ cốc cốc.Hoàng Mai hỏi mà không ngồi dậy:– Ai thế?Giọng con trai vang lên:– Tôi muốn gặp Thanh Duy. Cô làm ơn.Thanh Duy nhéo tay Mai, ra dấu nói cô không ở nhà. Rồi lủi nhanh lên gác nằm ép sát vào vách tường.Hoàng Mai kéo rộng cửa:– Thanh Duy không có ở nhà. Anh là ai, tìm nó làm gì?Phúc khổ sở:– Cô làm ơn giúp tôi gặp Duy. Tôi là Phúc. Thanh Duy đang phụ chăm sóc bà nội tôi. Hiện giờ nội tôi lên cơn co giật cứ đòi gặp cô ấy.Hoàng Mai rùn vai:– Tôi có nghe Duy kể sơ sơ. Nó buồn ghê lắm, và sau đó bỏ ra ngoài. Nó đi bộ, tôi không biết nó đi đâu.Phúc bứt rứt:– Cô gọi điện thoại cho Duy giùm tôi đi cô. Tôi sợ bà tôi ra đi lắm.Hoàng Mai chìa chiếc di động trước mặt Phúc:– Nó bỏ máy ở nhà. Tôi không biết nó ở đâu. Tôi nói thiệt đó.– Tôi phải làm sao đây trời!Hoàng Mai nhẩn nha:– Anh là bác sĩ, phải bình tĩnh trước mọi tình huống chứ. Tôi đã nghe Duy nói nên đoán nội anh muốn nó là bạn gái của anh, nó không chịu, nên nội anh mới giận.Phúc gãi tóc:– Nội tôi càng già càng khó tính, toàn nghĩ nhữngviệc khó cho con cháu. Duy không về, tôi cũng hết dám về luôn. Chán thiệt.Hoàng Mai nói:– Tôi ... giúp được anh không?Phúc tròn mắt:– Cô hả?– Ừ! Là tôi nè! Bộ tôi xấu lắm hay sao mà anh nhìn tôi ghê vậy?Phúc cười gượng:– Không có. Tại tôi bất ngờ quá. Cô chịu đóng vai bạn gái tôi thiệt hả?Hoàng Mai từ tốn:– Vấn đề là anh đồng ý hay không kìa.Phúc nói:– Giờ này tôi đâu dám ý kiến. Nội tôi chưa biết cô. Coi như cô là bạn gái tôi thiệt. Tôi nghe nội sắp xếp, nên tạm hoãn cuộc chiêu đãi lại hai giờ, để tôi đi đón bạn tôi, nghe được không?Hoàng Mai cười:– Tạm ổn. Nhưng anh ... anh phải ... trả ...Phúc ngạc nhiên:– Cô muốn tôi trả cô cái gì?Hoàng Mai rùn vai:– Tôi làm mướn cho anh, tất nhiên anh phải trả tiền công cho tôi.Phúc nhìn Mai:– Chuyện này thì đương nhiên tôi trả lương cho cô rồi.– Mức lương bao nhiêu? Cần viết hợp đồng không?Phúc chậm rãi:– Hợp đồng thì không cần. Tôi tin cô. Hơn nữa, chỉ là bạn trong buổi tiệc hôm nay thôi mà.Hoàng Mai cười cười:– Anh dám chắc chỉ một ngày nay không? Nội của anh khi biết tôi là bạn gái của anh. Đảm bảo bà sẽ nói tôi ghé thăm bà mỗi ngày, lúc đó trả lời sao?Phúc gãi tóc:– Cũng phải. Gì chứ, nội và mẹ tôi nhất định thực hiện ngay chính sách “bao vây” cô thiệt đó. Tôi chả bao giờ nghĩ tới việc này, giờ biết làm sao?Hoàng Mai chép miệng:– Đóng vai bạn gái anh, tôi phải nhập vai thật tình tứ rồi. Tôi sợ tôi diễn không ăn vở nữa đó. Hay là thôi đi, tôi cần tiền thiệt, nhưng làm bồ của anh, tôi thiệt thòi chắc chắn.Phúc hạ giọng:– Cô à! Giúp tôi đi. Tôi hứa không làm tổn thương cô. Tôi hứa trả lương cô chục triệu, được không?Hoàng Mai thản nhiên:– Không!Phúc trợn mắt:– Cô chê ít hả?– Đúng vậy.– Trời đất! Cô làm bạn gái của tôi, tôi phải dẫn cô đi ăn, đi chơi. Cô có phải làm gì đâu. Mười triệu vẫn không đủ. Theo cô, giá bao nhiêu?Hoàng Mai rùn vai:– Còn tùy thuộc vào thời gian anh cần tới tôi. Mỗi tháng mười triệu. Sau ba tháng tuyên bố chia tay.Phúc cắc cớ:– Lỡ bà tôi bắt tôi cưới cô thì sao?Hoàng Mai buột miệng:– Cưới thì cưới. Hả! Tôi nói lộn! Ý tôi không phải thế!Phúc nói:– Gấp quá, tôi đồng ý giá cô đưa ra. Bây giờ cô thay đồ đi, tôi chờ để đi về cùng với cô.Hoàng Mai xua tay:– Anh ra quán cà phê đầu hẻm chờ tôi. Anh ngồi đây, tôi khó trang điểm lắm.Dù sao tôi cũng không thể luộm thuộm được.Phúc gật đầu:– Cố gắng nhanh giùm tôi nghe.Mai tủm tỉm:– Tôi tên Mai. Chữ lót giống anh. Anh gọi tôi bằng tên nhé. Nếu không là lộ tẩy.Phúc miễn cưỡng:– Tôi ... anh biết rồi.Dứt câu, anh dắt xe trở ra đầu hẻm. Thanh Duy lồm cồm ngồi dậy:– Mày làm tao phải dùng mền nhét vô miệng để không bị .... cười. Tao không ngờ mày ghê gớm thế.Hoàng Mai hất mặt:– Tao vì mày cả đấy.– Nghe tử tế quá nhỉ? Tao đâu cần mày làm tiền.Mai thản nhiên:– Tao tử tế xưa nay chớ bộ. Không dễ dàng khi để anh ta ôm vai dẫn tới trước mọi người. Tao còn con gái đồng trinh từ đầu đến chân. Giờ để anh ta làm bồ tao, chả phải người thiệt hại là tao à?– Nhưng mười triệu một tháng, cắt cổ quá.– Mày tiếc của cho anh ta thì hãy tự dàn xếp đi. Anh ta đồng ý, mày là bạn tao, sao lại lên án tao mãi vậy. Tao có nhận mười triệu, tao cũng không xài một mình tao đâu.Hạ giọng, Mai nói nhỏ:– Mày biết tao đang nghĩ gì không?Duy so vai:– Trời biết!– Tao nghĩ, biết đâu sau khi giả dạng bồ bịch nhau, tao thích anh Phúc y như mày nói, mày có buồn không?– Điên quá. Được thế thì tao mừng cho mày không hết, tại sao tao phải buồn?Tao còn nhiều việc phải lo. Không có rảnh suy nghĩ lung tung đâu. Mau thay đồ đi. Mặc chiếc áo sơ mi tay cánh dơi, áo màu vàng ấy. Chiếc đó rất hợp với mày.Cố gắng lên nhé.Hoàng Mai giơ tay:– Cố lên, tao nhất định phải trở thành bạn gái bác sĩ Phúc thiệt. Mày chờ tin tốt lành của tao. Vậy nghen.Bà Vĩnh Tường nhìn Phúc:– Cháu đi tìm Thanh Duy cho nội, sao bây giờ lại là ...Phúc nhẹ nhàng:– Để cháu giới thiệu với bà. Hoàng Mai là bạn gái của cháu. Mai đang học kinh tế. Gia đình nghèo nhưng Mai rất ham học, siêng năng lắm đó nội. Duy kẹt công việc, cô ấy xin lỗi nội.Bà Vĩnh Tường nhìn Mai đăm đăm, cô vội vã lên tiếng:– Cháu chào bà. Anh Phúc kể cháu nghe rất nhiều về gia đình và bà. Cháu bận học và đi làm thêm. Với lại, anh Phúc chưa cho phép, cháu không dám đường đột. Bà để cháu bóp chân tay cho bà.Bà Tường gật đầu:– Thế cũng được. Sinh viên là phải chăm học chăm làm như con bé Duy, đang giúp ở đây, bà chịu lắm. Cháu cứ thử coi sao.Mai làm bộ:– Thử gì ạ, thưa bà?Bà Tường khoát tay:– Thử làm một cô gái dịu dàng tháo vát giỏi giang, cháu thấy khó lắm không?Hoàng Mai cười:– Cháu và anh Phúc là bạn. Được làm điều gì đó khiến anh Phúc vui, dù khó khăn cỡ nào, cháu cũng cố gắng được ạ.Bà Tường mỉm cười:– Cháu có cá tính mạnh mẽ lắm. Phúc của bà làm bạn được cùng cháu quả là khó tin được. Bà chúc cháu thành công với vai trò của mình.Quay qua Phúc, bà nói:– Cháu đưa Mai ra tiệm tóc, làm mặt làm tóc lại. Hôm nay không thể đơn giản quá, cháu ạ.Phúc bối rối:– Nội! Con đâu biết mấy chỗ đó.Hoàng Mai cắn môi:– Hay bà cứ để cháu tự trang điểm được không ạ.Bà Tường lắc đầu:– Không được.Bà cao giọng gọi:– Hằng ơi, lên mẹ biểu!Bà Hằng đang hướng dẫn nhà bếp làm vài món nướng. Nghe tiếng gọi, bà vội chạy lên phòng mẹ chồng:– Thưa, mẹ gọi con.Bà Tường chỉ vào Mai:– Bạn gái của thằng Phúc đó. Mẹ nhờ con dẩn con bé ra tiệm làm tóc. Chỉ còn một tiếng thôi. Con phải hối họ làm cho con bé thật xinh đẹp đấy.Bà Hằng cười:– Con biết rồi mẹ.Quay qua Mai, bà nhẹ cầm tay cô, giọng chậm rãi:– Cháu dễ thương thế này, sẽ không tốn nhiều thời gian lắm đâu. Cháu theo bác nhé.Hoàng Mai nhìn Phúc vẽ cầu cứu. Cô chưa hề vào tiệm để làm đẹp. Móng tay, móng chân đều do cô tự cắt lấy. Giờ ngồi cho người ta cắt tỉa cho mình, Mai thấy nó sao ấy. Phúc tỉnh bơ ngồi đấm bóp cho bà nội.“Được, là do cô tình nguyện đóng vai này. Cô nhất định phải diễn xuất thật tốt. Một mái tóc uốn lọn, bộ móng tay sơn màu cánh sen dịu dàng, chắc hẳn cô sẽ xinh đẹp hơn. Làm đẹp không tốn tiền, cô cũng nên làm cho biết ...”.Hoàng Mai không biết rằng, sự xuất hiện của cô hôm nay sẽ làm tan nát trái tim người con gái tàn tật.Bảo Hân nhìn vô tấm kiếng lớn, cô hỏi Thu Lan:– Em thấy chị trang điểm thế này được không em?Thu Lan tươi cười:– Chị không trang điểm vẫn xinh đẹp rực rỡ hơn mọi người. Anh Phúc chắc chắn vui lắm đó chị.Bảo Hân thở dài:– Dẫu đẹp như tiên sa, phải ngồi trên xe lăn, chị cũng không có quyền đòi hỏi tình yêu của anh Phúc.Thu Lan kêu lên:– Chị lại nghĩ lung tung nữa. Anh Phúc nghe được buồn lắm đó.Bảo Hân cười gượng:– Trước sau gì chị cũng mất Phúc, chị biết rõ điếu ấy. Biết rõ anh Phúc không yêu chị. Anh ấy coi chị như đứa em gái bất hạnh, cần sự bảo bọc, yêu thương. Nhưng chị quá thương anh ấy, chị biết thân phận mình. Vậy mà cứ nghĩ đến lúc anh Phúc đi bên người con gái khác, chị lại buồn.Thu Lan dè dặt:– Hay là ... chị đừng đi nữa.Bảo Hân chậm rãi:– Chị phải đi. Linh cảm mách bảo chị bữa tiệc hôm nay không đơn thuần là bữa tiệc mừng anh Phúc thành bác sĩ, biết đâu gia đình ảnh còn dự tính khác.Thu Lan nói:– Em thấy anh Giang thương chị thật lòng, tại sao chị né tránh anh ấy? Chị đừng quá nuôi hy vọng vào điều không thể có. Em sợ chị đau lòng.Bảo Hân nhếch môi:– Chị không sao. Lát nữa, anh Giang đưa chị tới nhà anh Phúc. Chị sẽ mượn vai anh Giang để tựa. Chị tin anh Giang đủ sức bảo vệ chị.– Em mong là vậy.Vừa lúc chuông cổng reo vang. Thu Lan cười nhẹ:– Chắc anh Giang tới. Để em ra mở cổng.Thu Lan nhanh nhẹn chạy ra ngoài. Đình Giang đứng trước cổng. Nhìn anh hôm nay thật điềm đạm, phong độ. Đẹp trai cỡ này mà chịu theo chị Bảo Hân, ai không nghĩ anh ta vì tài sản của chị Hân kia chứ. Anh ta yêu chị Bảo Hân thật thì đó là cái phước cho anh ta chứ không phải cho chị Hân? Rùn vai, Thu Lan vừa kéo cổng vừa nghĩ.Đình Giang mỉm cười:– Chào em! Chị Bảo Hân của em đã sẵn sàng để đi chưa Lan?Thu Lan từ tốn:– Dạ, chị ấy chờ anh nãy giờ. Anh vô đi.Đình Giang vội bước nhanh vô nhà. Anh thật sự ngỡ ngàng trước vẻ xinh đẹp thánh thiện của Bảo Hân. Anh yêu cô. Mặc kệ ai nghĩ về anh ra sao, anh cũng nhất định cùng Bảo Hân đi chung một con đường.Đình Giang trầm giọng:– Bảo Hân!Bảo Hân vội quay lại, cô cười thật tươi:– Anh Đình Giang! Anh đón Hân thế này, Hân có làm phiền anh không?Đình Giang cười:– Sao lại phiền? Anh luôn muốn được bên em từng phút. Em xong chưa?Bảo Hân vô tư:– Dạ, anh thấy em mặc bộ này thế nào?Đình Giang chân tình:– Anh xin lỗi em. Giá như em đi lại được, em sẽ là nữ hoàng sáng chói nhất.Em đừng buồn. Bên cạnh em luôn có anh. Anh sẽ làm điểm tựa cho em, chịu không?Một thoáng buồn trùm lên đôi mắt. Thật nhanh, Bảo Hân cười gượng:– Em cám ơn anh. Anh tốt với Hân quá khiến em rất áy náy.– Em đừng suy nghĩ gì hết. Anh đã nói sẽ chăm sóc lo lắng cho em suốt đời này. Anh nhất định làm được.Đình Giang nheo mắt nhìn Hân:– Giờ chúng ta đi nào.Bảo Hân khẽ cười. Chiếc xe lăn chầm chậm ra ngoài. Bảo Hân không hề biết ở một góc khuất gần đó, Thanh Duy đang ngỡ ngàng quan sát cô.“Chị ấy đẹp thật. Ông trời thật không công bằng khi bắt chị phải ngồi một chỗ. Ước gì khoa học tạo được điều kỳ diệu. Chị Hân đi lại bình thường nhỉ”.Học y khoa, Duy luôn mong mọi điều tốt lành đến cho bệnh nhân.– Thanh Duy! Phải Duy 12A1 không?Một tiếng gọi vang lên. Duy ngỡ ngàng nhìn người thanh niên trong bộ đồ quần Jean áo sơ mi kẻ sọc, thắt cà vạt cùng màu với áo.– Anh là ...Nụ cười nở trên môi người thanh niên:– Em đúng là “Duy ớt hiểm”. Không nhận ra anh thật hả? Hơi bị buồn đó nghe Duy. Anh Địch Thanh nè?Thanh Duy cười nhẹ:– Duy nhớ rồi. Tại hồi anh học chung lớp Duy, anh lúc nào cũng ra vẻ mình thuộc dạng “bộ đội cụ Hồ” vừa nghiêm vừa khó chịu. Anh đi đâu, sao lâu nay em không gặp?Địch Thanh cười:– Anh du học bên Nhật, chuyên ngành chế tạo điện tử điện lạnh. Anh về nước vì ba anh bệnh. Gặp Duy, anh vẫn thấy bất ngờ. Duy uống với anh ly nước nghen.Thanh Duy nhìn đồng hồ:– Cũng được. Em còn rãnh khoảng tiếng rưỡi.– Chà! Thời gian của em được tính kỹ vậy sao?– Sinh viên mà anh. Em vừa học vừa làm thêm lấy tiền mua sách và những chi tiêu vặt vãnh. Ba mẹ cho tiền ăn, tiền học đủ từng tháng. Không làm thêm, em sao có tiền để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống.Hai người cùng cười. Chạy xe thêm một khúc đường, Địch Thanh dừng xe trước quán cà phê Mê Tan.Không gian quán sang trọng, lịch sự. Lối bài trí bàn ghế thanh thoát. Thanh Duy hơi ngạc nhiên khi thấy nhiều người vừa uống cà phê, vừa ngồi bấm máy vi tính, cứ như nơi đây là chỗ làm việc của họ vậy.Thanh Duy hỏi nhỏ:– Chắc anh thường ghé nơi này?Địch Thanh lắc đầu:– Anh vào Sài Gòn đúng một tuần, đã đi được đâu chứ. Hồi này, quán cà phê ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo phương Tây và vài nước phát triển của Châu Á. Em thấy sao?Thanh Duy cười:– Nhẹ nhàng, nhạc không ồn ào. Đi uống cà phê vẫn có thể làm việc. Quả là thú vị.Địch Thanh hỏi:– Duy uống gì?– Cho em ly cam vắt.Địch Thanh gọi nước xong. Anh từ tốn hỏi Duy:– Em học ngành gì? Hồi ấy, anh đang phải dồn tất cả cho việc học. Ba năm đi bộ đội về. Anh đã già đi một chút so với bạn em. Anh không tranh thủ học, chắc sẽ rớt. Vì lẽ đó, anh đã vô tình với mọi người.Thanh Duy cười nhẹ:– Em không trách anh đâu. Mỗi người có một mục đích để phấn đấu. Em thi y khoa.Địch Thanh gật gù:– Em siêu thiệt. Nhớ hồi anh vào học lại lớp mười hai, anh đã nhiều lần ganh tị vì sức học của em. Chính sự ganh tị ngầm ngầm ấy đã giúp anh đậu đại học mà không cần tới bất kỳ sự trợ giúp nào. Em học chuyên ngành gì?– Dạ, tim mạch, anh ạ.Địch Thanh kêu lên:– Con gái học chuyên khoa tim là cả một vần đề. Sao em không học nội khoa, làm bác sĩ khám bệnh cũng tốt mà.Thanh Duy cười:– Có lẽ do em thích khoa tim mạch. Xã hội còn quá nhiều những trái tim yếu ớt, bệnh tật, cần đến sự chăm sóc chạy chữa của bác sĩ. Em khát khao mai này được tự tay chữa lành những trái tim mong manh ấy.Địch Thanh tủm tỉm:– Bác sĩ tim mạch thích chữa bệnh cho mọi người. Còn trái tim của em, đã có người nào nắm giữ chưa?Nhoẻn cười, Duy nói:– Em chưa nghĩ tới chuyện gì khác ngoài việc học. Ủa! Sức khỏe của ba anh sao rồi?Địch Thanh thở dài:– Ba anh mắc bệnh thận. Phải chạy thận từng tháng. Vì thế gia đình đưa ba anh vô bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị.Thanh Duy trầm giọng:– Bệnh suy thận tuy không nguy hiểm như những bệnh gan, bệnh tim. Nhưng tới giai đoạn phải chạy thận tức là bệnh của bác đã nặng, chữa trị rất tốn kém đó.Địch Thanh chậm rãi:– Nhà anh không giàu gì. Nhưng để cứu ba anh, dù tốn kém cỡ nào, gia đình anh cũng cố gắng. Hiện tại đã hết gần hai trăm.Thanh Duy kêu nhỏ:– Anh thấy bác đỡ hơn không?Địch Thanh gật đầu:– Mười phần thì bớt được sáu, bảy rồi. Bác sĩ nói sức khỏe của ba anh có hy vọng bình phục.– Vậy thì tốt quá. Anh về nước lâu không?– Anh được nghỉ học kỳ một tuần, xin nghỉ thêm một tuần nữa. Sau này qua phải học bù thôi.Thanh Duy nói:– Chủ nhật này, Duy sẽ tới thăm ba anh. Anh có ngại không?Địch Thanh cười:– Sao lại ngại nhỉ? Anh còn tính nhờ em giúp đỡ. Bác sĩ tương lai, ít nhiều cũng biết cách chăm sóc bệnh nhân.Thanh Duy chỉ cười. Cô không nghĩ là có ngày cô gặp lại anh. Người con trai một thời gây sự xôn xao cho bọn con gái trong trường phổ thông nơi cô và anh học. Cô đang buồn, vô tình gặp lại Địch Thanh, cô tạm quên đi nỗi lo lắng về Hoàng Mai, quên bữa tiệc rất ngon ở nhà bà Vĩnh Tường. Chắc chắn Phúc không nhớ đến cô. Điều đó khiến cô vui, cô muốn Bảo Hân không bị sốc khi thấy cô. Dù mới quen biết Hân, Duy vẫn thấy Bảo Hân là cô gái tốt, xứng đáng được yêu thương trân trọng.Chia tay Địch Thanh đầu hẻm, sau khi đã khéo léo từ chối, không cho anh vô phòng trọ. Thanh Duy lững thững đi vào hẻm, trở về phòng trọ của cô và Mai. Giờ này không biết Mai đã về chưa.Cửa phòng đã mở. Hoàng Mai về rồi. Thanh Duy gõ tay vào cửa:– Mai ơi! Mở cửa cho tao!Cánh cửa được kéo ra, cùng âm thanh dài nhão nhoẹt:– Trời đất! Nắng muốn cháy da mà mày đi dâu vậy Duy?Thanh Duy cười gượng:– Ừ! Vì nóng, tao mới phải lang thang ngoài phố. Ở nhà nóng cỡ này tao không chịu nổi. Mày về lâu chưa, tình hình thế nào?Hoàng Mai nói:– Mày đó, nóng thì bật quạt. Chứ đi ngoài đường cũng nắng muốn điên đầu.Mày ăn uống gì chưa?Thanh Duy cười nhẹ:– Tao ăn tô bún mắm rồi. Lâu không ăn, thấy cũng ngon.Mai tròn mắt:– Mày ... đầu óc có vấn đề thật hả? Nóng mà ăn bún mắm.– Trời ạ! Mày mới là đứa có vấn đề ấy. Thích ăn gì, được ăn sẽ thấy ngon thôi. Kể tao nghe chuyện của mày đi.Hoàng Mai rùn vai:– Bà nội anh Phúc luôn nhắc đến mày như mày là số một, là đứa con gái tốt nhất trong lòng bà cụ vậy. Bà không hề hoan nghênh tao.Duy kêu lên:– Mày vốn thông minh kia mà. Tao không tin mày chịu bó tay?– Chuyện cấp bách quá, bà cụ đành để tao vào vai bạn gái của anh Phúc.Duy dài giọng:– Cái gì mà “đành để” chứ.Mai khịt mũi:– Tao nói thiệt đó. Tao nghĩ bà cụ biết tao “giả”. Nhưng vì muốn “xóa sổ”.tình cảm của chị Bảo Hân, bà cụ đành im lặng.Thanh Duy thở dài:– Chị Hân đến không?Mai trầm tĩnh:– Chị ấy xinh thiệt. Nếu không gặp bất hạnh, bọn mình hai đứa cộng lại vẫn thua xa chị Hân. Một người đàn ông đẹp trai lịch lãm đẩy xe cho chị Hân. Anh ta tỏ ra ân cần chăm sóc chị Hân rất chu đáo.Thanh Duy chép miệng:– Vậy cũng tốt.Hoàng Mai rùn vai:– Giả là bồ bịch nghe đơn giản, hóa ra khó chết được. Tao không biết mình đúng hay sai nữa. Mệt thật.– Đã xảy ra chuyện gì à? Tao thấy mày căng thẳng quá.– Tại ... tao chưa yêu ai, chưa từng nắm tay nắm chân bọn con trai. Mày biết tính tao nóng nẩy, thẳng như cây cột. Suýt chút tao làm hư bột hư đường, nhưng vẫn còn may.Thanh Duy tò mò:– Mày lấp la lấp lửng khiến tao nôn ghê nơị. May cái gì thế?Hoàng Mai cười bẽn lẽn:– Thì ... vụ anh Phúc khoác tay tao tới từng bàn giới thiệu. Gặp đám bạn của anh ta, bắt Phúc hôn tao.Duy hỏi tới:– Rồi ... anh Phúc hôn mày không?– Né được mấy người đó chắc. Anh ấy cúi hôn tao, tao dùng tay nhéo ảnh.Nửa chừng chợt nhớ, tay đã chạm vào người Phúc, tao đành hích cho Phúc một cái ... cảnh cáo.Thanh Duy cười rũ rượi:– Mày thật là ... chắc lúc ấy anh Phúc rối lắm?– Tao cũng không rõ nữa. Bây giờ, tao mới khổ nè. Tham thì thâm. Không sai chút nào. Ăn được đồng tiền của mấy người giàu đâu có dễ. Biết vậy, tao chả dại giúp anh ta. Chán thật.Thanh Duy hỏi:– Phải bà nội anh Phúc yêu cầu mày chuyện gì hả?Mai nhếch môi:– Mấy người già lạ thiệt, chả hiểu sao luôn thích con cháu phải mau lấy vợ, lấy chồng. Bà ấy biểu tao thưa với ba mẹ, để Phúc còn tính chuyện đám cưới.Thanh Duy trợn mắt:– Trời đất! Rồi mày tính sao?Hoàng Mai nói:– Cũng may anh Phúc nói với bà cụ, chờ tao học xong đã. Thoạt đầu bà không chịu, sau cả mẹ anh Phúc cũng nói vô, bà mới chịu. Vì tao còn nửa năm học mà thôi.– Hú hồn hú vía!– Chưa thoát đâu! Bà cụ bắt tao mỗi tuần ghé nhà ăn cơm với gia đình. Bà muốn dạy tao nấu nướng.Duy chép miệng:– Chuyện này căng thật. Nghe nói bà cụ nấu ăn, làm bánh mứt rất ngon. Tao chưa thấy bà vào bếp, nhưng bà đã nói với mày, ắt bà đã tính toán kỹ càng.Hoàng Mai rên rĩ:– Biết thế, tao chả dại gì mất tự do, mà kết cục là con số không tròn trịa. Chả biết tao còn thời gian dạy kèm không nữa. Thôi mày không cần lo cho tao đâu.Ai biểu tao tham tiền làm gì. Dù sao tao cũng phải cố gắng, vì tao thấy anh Phúc rất đáng cho tao ngưỡng mộ. Thời buổi này, tìm được người đàn ông như ảnh đâu phải dễ cho loại con gái nhà nghèo cỡ tao. Tao sẽ chấp nhận “yêu” để được hưởng cảm giác mỗi khi đi bên Phúc nó thế nào. Và nhờ vụ này, tao đã có đủ tiền để trả cho chú Bằng. Vậy cũng tốt.“Trời đất ơi! Chả lẽ nhỏ Mai thích anh Phúc. Chẳng hiểu thực hư ra sao nữa?”.Thanh Duy nghĩ thầm. Cô nhỏ nhẹ:– Liệu chú Bằng chịu nhận lại tiền không? Tao thấy chú ấy quan tâm mày hơn mức bình thường lận.Hoàng Mai thở dài:– Bởi vậy, lúc nào tao cũng mang cảm giác khó chịu, mang ơn người ta. Tất cả đều do cậu Bảy tao, cậu tao đã cá độ đá banh, đến mức phải vay nợ. Cậu tao được chú Bằng cho mượn tiền với lời hứa, cậu tao giúp chú Bằng lấy được tao.Bây giờ có cơ hội kiếm tiền trả nợ, tao nhất định không thể bỏ cuộc. Quên nữa, bà nội anh Phúc quan tâm mày ghê nơi. Bà nói nhà bếp gói đồ ăn gởi về cho mày nè. Chẳng biết tao và mày đứa nào được bà cụ thương thiệt đây.Thanh Duy chân tình:– Mày thích anh Phúc, hãy coi đây là cơ hội để mày gần anh ấy. Bà cụ thương tao, vì tao có thâm niên hai năm chăm sóc cụ mà thôi. Tao ăn cơm với bạn rồi, mày cất đi, về hai đứa cùng ăn. Giờ tao tranh thủ ngủ một lát.Dứt câu, Duy leo thẳng lên gác nằm. Cô bật quạt máy số cao nhất, vẫn không xua hết được cái nóng hầm hập hất xuống từ mái tole quá thấp. Duy cố gắng dỗ giấc ngủ mệt mỏi bằng những câu đếm số dài từ một đến một trăm. Cô sẽ ngủ ở con số nào, chính cô cũng không biết. Hãy để mọi việc trôi qua thật nhẹ nhàng, Duy nhé.Buổi sáng, Duy đến trường. Hôm nay, khoa của cô nhận lịch phân công đi thực tập ở bệnh viện, do nhà trường kết hợp với một số bệnh viện trong thành phố, để sinh viên làm quen với công việc và bệnh nhân.Lê An hỏi Thanh Duy:– Duy thích bệnh viện nào?Thanh Duy cười:– Viện Tim hay Chợ Rẫy là tốt nhất. Nhưng bọn mình đâu có quyền chọn lựa.Lê An mỉm cười:– Mình khác Duy. Mình thích về bệnh viện Tâm Đức hơn. Hai bệnh viện tên tuổi Duy vừa nêu, được về đó đúng là niềm mơ ước của tất cả sinh viên y khoa.Nhưng về đó cũng khó trụ lắm. Bác sĩ cũ luôn tạo sự cách biệt với bọn mình.Môi trường công tác phức tạp, bệnh nhân đông quá tải, cũng trở thành áp lực với mình.Thanh Duy cười:– Duy không có sự chọn lựa được như An, đành theo sự phân công của nhà trường.Lê An cười cười:– Nếu Duy muốn anh sẽ giúp. Anh luôn muốn được làm việc cùng Duy.Thanh Duy cười nhẹ:– Thời gian học còn dài. Cứ để mọi việc trôi theo tự nhiên. Duy chấp nhận thử sức mình ở bất kỳ bệnh viện nào.Lê An cười cười:– Kể cả khi phải về một bệnh viện dưới tỉnh nơi vùng sâu vùng xa à?Thanh Duy điềm đạm:– Tụi mình học ngành y, nơi nào bệnh nhân cần, tất chúng ta phải đến. Duy không là người thành phố như An. Duy tới từ tỉnh lẻ, học xong trở về tỉnh cũng là điều tự nhiên.Lê An trầm giọng:– Học giỏi cỡ Duy, về tỉnh sẽ mai một tài năng. Đồng ý là chúng ta học để chữa bệnh cho mọi người. Song mỗi năm đầu ra của trường y được bao nhiêu sinh viên giỏi? Người có tâm huyết với nghề, chắc chắn được giữ lại trường hoặc bệnh viện thành phố, ba mẹ của An đều có khả năng lo cho tương lai của con cái. An nhờ ba mẹ giúp Duy luôn nhé. Đừng từ chối An.Thanh Duy quá hiểu tình cảm Lê An dành cho cô. Cô tới nhà An một lần vào ngày sinh nhật của An. Cô phải kinh ngạc trước sự giàu có của gia đình Lê An.Thường thì con cái những nhà giàu ham chơi hơn ham học. Lê An đi học bằng xe SH. Dụng cụ y khoa phục vụ chuyên ngành của An đều được mua từ Pháp về. An học nghiêm túc đúng với năng lực của anh. Điều này khiến bạn bè có phần nể phục anh. Anh là người đàn ông lý tưởng để các cô gái nhắm đến.Tường Vy sinh viên năm hai khoa răng hàm mặt. Nhật Ánh khoa ngoại, đều là hai cô gái xinh xắn, gia đình khá giả. Họ đều thích Lê An. Điều này sinh viên trường y biết khá rõ.Lê An còn được Thiên Lý, sinh viên trường đại học kinh tế, theo anh từng bước. Khổ cho bọn họ, trái tim Lê An khép kín. Nhưng trái tim anh mở cửa để chờ người con gái của anh. Anh không yêu TườngVy, Nhật Ánh và cả nhỏ Thiên Lý.Thanh Duy hơi bối rối trước lời nói của An. Cô mặc kệ anh nghĩ gì. Cô không thích kết thân con nhà giàu. Cô cảm nhận được bản thân bị khinh khi trước ánh mắt gia đình họ. Tốt nhất là cô phải phân biệt được đúng sai.– An! Cho anh nè!Tường Vy chợt xuất hiện cùng cuốn sách trên tay.Lê An bối rối:– Tự nhiên sao đưa sách cho anh?Tường Vy nhỏ nhẹ:– Là cuốn sách chuyên đề về máu. Một người bạn của anh trai Vy đã mua được từ Mỹ. Biết anh cần tìm sách loại này, Tường Vy đem cho anh đọc.Lê An hơi ngần ngừ:– Anh ... đúng là anh rất muốn có cuốn sách viết về đề tài này, nhưng Tường Vy cũng cần kia mà.Tường Vy từ tốn:– Vy an phận hơn anh, học đủ biết là được. Vy lười nghiên cứu lắm. Nếu sau này cần, Vy sẽ mượn lại anh. Anh nhận cho Vy vui.Thanh Duy cười cười:– Cuốn sách quý hơn cả vàng, anh nên nhận. Kẻo không, Tường Vy thay đổi quyết định, anh muốn có cuốn sách cũng rất khó đấy. Vy ở lại nói chuyện. Duy xin lỗi nhé.Dứt câu, Duy thong thả bước về phòng học. Gia Hân chạy tới nắm tay Duy:– Chúc mừng Duy. Bạn là một trong số bốn sinh viên được về bệnh viện Chợ Rẫy, mừng không?Thanh Duy kêu lên:– Sao ... Hân biết hay vậy?Gia Hân tròn mắt:– Danh sách niêm yết trên bảng thông tin của trường, Duy chưa coi hả?Thanh Duy lắc đầu:– Duy mới tới, đã kịp ghé đâu. Còn Hân về đâu?Gia Hân cười cười:– Tất nhiên Hân phải theo Duy rồi, bọn mình là cặp bài trùng mà. Có Đức Minh và Nguyễn Vỹ nữa. Duy muốn coi lại không?Thanh Duy cười:– Không cần đâu. Hân nói thì chắc đúng rồi. Được thực tập chung với Hân, Duy cũng vui lắm:Miệng nói vậy, thật ra Duy đang than thầm trong bụng. Gia Hân suốt từ năm hai đến nay, lúc nào cũng ganh đua với Duy, hầu như không để cô được yên ổn.Hân học khá, nhưng là kiểu học vẹt, thuộc lý thuyết nhiều hơn thực hành. Hầu hết các giờ thực hành, Hân không bao giờ trực tiếp khám cho bệnh nhân. Cô chẩn đoán bệnh một cách máy móc theo lời bệnh nhân kể chứ không dám đưa ra nhận xét của một bác sĩ. Khổ nỗi Hân khá khôn ngoan biết “lách” nhược điểm của mình, khiến giảng viên không nhận ra. Đã vậy, Hân còn là cháu gọi phó giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy là cậu ruột. Vì thế, việc Gia Hân được về Chợ Rẫy thực tập là điều dễ hiểu ...Gia Hân khua tay trước mặt Duy:– Duy! Nghĩ gì đến thất thần vậy hả?Thanh Duy cười gượng:– Không có gì.Gia Hân nói:– Trưa nay đi ăn cơm với Hân nghe. Hân mời.Thanh Duy chậm rãi:– Duy cám ơn nhã ý của Hân, nhưng Duy không có nhiều thời gian. Duy phải nghỉ ngơi để chuẩn bị cho buổi tối đi làm.Gia Hân kêu lên:– Hả! Duy vẫn còn giúp việc cho gia đình bà đó hả? Việc học bận rộn, thời gian thực tập chắc chắn phải trực đêm, Duy làm sao tiếp tục công việc. Theo Hân, Duy nên nghỉ, lấy sức dồn tâm trí vào học tập.Thanh Duy nhẹ giọng:– Bây giờ chưa phải lúc, Hân à. Duy không làm thêm, tiền đâu Duy học, tiền đâu mua sách. Duy không được may mắn như Hân. Không có cách chọn lựa cuộc sống, Duy càng không dám chờ đợi ai. Tất cả phải dựa vào chính mình.Cám ơn Hân đã quan tâm.Biết là không thuyết phục được Duy, Gia Hân khẽ nhún vai bước về chỗ của mình. Cả khoa của Duy không nhiều sinh viên như các khoa khác. Mọi người đều biết rõ tính cách nhau, cũng như biết rõ ai phải sống eo hẹp, ai sống thoải mái. Nói chung rất ít người có hoàn cảnh như Duy. Những gia đình cho con mình vô trường y, đều xác định sẽ rất tốn kém. Nhưng dễ lấy lại “vốn” sau khi con ra trường. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ đã “thắt lưng buộc bụng” cố gắng kham khổ, để hàng tháng họ có vài triệu gởi cho con ăn học. Dẫu phải vay công mượn nợ, họ cũng không muốn con mình phải đi làm thêm, phải bon chen lao động. Sự suy nghĩ thiển cận ấy, phần nào biến chất những đứa con của họ. Lẽ ra phải biết lo lắng cho gia đình, biết san sẻ mọi thiếu thốn, thì ngược lại, một số sinh viên cứ thản nhiên nhận tiền của gia đình để ăn chơi. Nếu không đủ, có người còn bịa chuyện phải mua sách này sách khác để phục vụ học tập. Một cuốn sách chuyên đề của ngành đâu có rẻ. Cha mẹ lại “nhịn ăn” để gom góp cho con. Những người như thế, khoa của Duy cũng có. Và người duy nhất cặm cụi vừa học vừa làm, chỉ một Thanh Duy. Có kẻ ác miệng còn gọi Duy là ôsin điều dưỡng. Cô nghe hết, song không bao giờ lên tiếng. Cô luôn dặn lòng phải biết kiềm chế tất cả. Miễn sao học giỏi, không phụ lòng ba mẹ là được.Cuối buổi học, danh sách thực tập được thầy chủ nhiệm khoa đọc rõ ràng.Đợt này khoa tim mạch chủ yếu về Viện Tim, bệnh viện 175 và bệnh viện Tâm Đức thực tập. Chỉ có bốn trong số sáu mươi tám sinh viên được về Chợ Rẫy.Những ánh mắt nhìn Thanh Duy vừa khâm phục vừa ganh tị. Những lời xì xầm về Gia Hân cùng những câu hỏi tại sao Hân được về đó. Thanh Duy khoác cặp vào vai, cô bước nhanh khỏi phòng học. Trời rất nắng và buổi trưa thì quá ngắn.Cô phải tranh thủ mà thôi.Dắt xe khỏi bãi, Duy nghe tiếng Lê An gọi to từ phía sau. Cô giả tảng lên xe chạy đi. Cô không muốn tự chuốc lấy rắc rối. Bên Lê An đã có Tường Vy. Cuộc sống chưa cho phép Duy nghĩ gì khác hơn việc học hành.Những trái tim yếu đuối mong manh, bệnh tật đang chờ bàn tay những bác sĩ đầy tâm huyết như Duy. Cô luôn mong muốn mình làm được điều gì đó, để cuộc sống bớt đi những trái tim đau.Hoàng Phúc chậm rãi uống từng ngụm cà phê, anh cười:– Uống cà phê Sài Gòn ngon hơn ngoài Hà Nội rất nhiều. Mày biết sao không?Đình Giang rùn vai:– Chắc tại người Bắc thích uống trà hơn cà phê.Phúc gật gù:– Mày hay thiệt. Chuyện này mày cũng rành rẽ nhỉ.Giang cười:– Mày quên tao là người làm kinh tế à. Tao công tác trong lĩnh vực xuất khẩu trà, tất nhiên tao phải am hiểu rõ thị hiếu của từng vùng. Tao đang tìm một nơi đủ thích hợp để mở phòng trà đó.Phúc nói:– Tưởng chuyện gì mới lạ. Sài Gòn này các phòng trà thiếu gì. Mày nên nghĩ đến chuyện mới hơn đi.Giang chậm rãi:– Mày chả biết gì về các loại nước uống của dân tộc hết. Sài Gòn bây giờ người Bắc chiếm hết một phần ba. Tao mở phòng trà ắt phải là nơi dành riêng cho các quý ông quý bà thành đạt. Họ thích thưởng thức hương vị ly trà sau mỗi lần pha chế. Uống trà đàm đạo công việc, đàm đạo chuyện đời chính là thú vui độc đáo của người thành đạt.Phúc cười:– Với tao, cà phê vẫn dễ uống hơn trà. Tao đã một lần bị say trà đến mức ói ra mật xanh mật vàng. Sáu năm sống ở Hà Nội, tao vẫn không thể quen uống trà.Giang buột miệng:– Vậy là mày thua Bảo Hân rồi.Phúc trợn mắt:– Ý mày là Bảo Hân uống được trà hả? Tao không tin. Bảo Hân vốn rất sợ đắng, trà chính là vị đắng khó chấp nhận nhất.Giang chậm rãi:– Từ sau khi trở lại học đường, Bảo Hân đã tập uống trà. Hân nói nhiều hôm uống trà vô, Hân thức trắng luôn. Nhưng thấy mấy người già uống trà bằng vẻ say mê, đầy thú vị, Hân bèn cố gắng uống. Bây giờ Hân còn tự tay pha được ly trà theo ý muốn. Mày không tin, hôm nào tới, nói Hân pha cho mày uống thử coi. Quên nữa, mày hẹn tao ra đây có gì không?Hoàng Phúc cười cười:– Tao đã quyết định công tác.Đình Giang nhíu mày:– Mày nói đi du học vài năm lấy bằng phó tiến sĩ kia mà.Phúc từ tốn:– Sức khỏe nội tao không tốt lắm. Dạo này ngoài bệnh hen suyễn, bệnh viêm xương, cơ bắp ra, bà còn bị huyết áp. Mọi xúc động đều có thể dẫn đến chuyện nguy hiểm cho sức khỏe của bà, nên tao quyết định ở lại Sài Gòn làm việc vài năm. Tao muốn tự lo sức khỏe cho bà.Đình Giang hơi mỉa mai:– Tao nghĩ đó chỉ là lý do phụ. Cái chính là mày đã yêu cô gái ấy.Hoàng Phúc nhìn Giang:– Chuyện đó, chẳng phải mày rất vui sao?– Mày nghĩ tao tồi tệ vậy hả Phúc?Đình Giang lắc đầu:– Mày chắc không biết rằng, cả tuần nay Bảo Hân rất đau lòng. Hân không chịu ăn uống, thậm chí còn không muốn gặp tao dù miệng Hân luôn nói trước sau gì mày cũng chọn người khác làm vợ. Cô ấy mong mày vui vẻ hạnh phúc.Mày không biết rằng hôm đó, trước khi đi, Bảo Hân đã vui thế nào đâu, cứ y như cô ấy là chủ nhân bữa tiệc vậy.Giang hạ giọng:– Khi ba mày tuyên bố sự ra mắt của Hoàng Mai, Bảo Hân run bần bật như người lên cơn sốt rét. Hân cắn môi đến tươm máu. Hân uống ly rượu của mày, ly rượu có những giọt nước mắt. Hoàng Mai không sắc nước hương trời, cô ấy từ đâu tới, là bạn bè bao năm sao chưa khi nào tao nghe mày kể? Tại sao mày phải giấu tao hả Phúc?Hoàng Phúc ngậm ngùi:– Xin lỗi mày. Có những chuyện tụi mình không được làm chủ. Tao và Bảo Hân chưa có cam kết hẹn ước gì. Nhưng từ khi Hân gặp nạn, ba mẹ mất, gia đình và bản thân tao vô tình tạo nên những sự ràng buộc. Trái tim Hân nhạy cảm tự ti. Cô ấy luôn nghĩ tao thương Hân. Hân trong tao chỉ là một cô em gái mà suốt đời này tao phải yêu thương chăm chút, hơn cả Hoàng Ngân. Tao thành thật xin lỗi. Mày yêu Bảo Hân, hãy thay tao chăm sóc cho Hân. Dù không thành đôi bạn của nhau, tao vẫn đang cố gắng hỏi thăm những bạn bè quen thân ở Pháp, Mỹ hoặc Nga, xem trường hợp của Hân có khả năng điều trị không? Tao rất mong Bảo Hân lành bệnh.Đình Giang cười nhạt:– Mày cố gắng tìm thầy điều trị cho Bảo Hân. Sự may mắn đến với Hân, cô ấy lành, liệu bà nội mày có thay đổi ý định không.Hoàng Phúc từ tốn:– Chúng ta là bạn, mày nhất định không được nghi ngờ tao. Mày đã tự đi bằng trái tim của mày. Còn tao là bác sĩ nhưng tao vẫn bị phụ thuộc vào gia đình. Trái tim tao chưa thoát ra khỏi sự ích kỷ. Tao không xứng đáng với Bảo Hân. Tao cũng nói cho mày nghe một chuyện, nghe rồi, tuyệt đối mày không được kể với Bảo Hân.Đình Giang hơi suy nghĩ:– Tại sao? Là chuyện gì?Phúc trầm tĩnh:– Ba mẹ tao mua cho Bảo Hân một căn nhà mặt tiền, gần bệnh viện l75. Ba mẹ tao muốn, khi ra trường Bảo Hân có mặt bằng để mở nhà thuốc.Đình Giang kêu lên:– Chuyện này không nói ra, Bảo Hân chịu nhận hay sao?– Tao đã nói với ba mẹ, sang tên cho Bảo Hân dưới danh nghĩa là mày mua tặng Hân.– Trời đất! Bảo Hân tin mới lạ. Tao đâu nhiều tiền để mua nổi căn nhà nơi khu đó.Phúc gắt lên:– Tao mặc kệ mày nói sao đó thì nói, nhưng là của mày mua cho Hân, hiểu chưa? Tuần sau thủ tục hoàn tất, tao sẽ đưa hồ sơ, quyền sử dụng đất, chủ quyền nhà cho mày.Giang bứt rứt:– Chuyện này, tao thấy khó nhận quá. Tao ...– Coi như mày giúp gia đình tao. Sau này mày làm ăn được, mày muốn thì trả lại tao cũng được.Đình Giang chép miệng:– Tao phải suy nghĩ rồi mới trả lời mày được. Vậy nhé!– Dù thế nào, tao vẫn muốn mày là bạn Bảo Hân suốt đời. Tao và Hân có duyên không nợ. Bà nội không mắc bệnh hiểm nghèo, tao không cho mày vô nhà Hân tự do đâu. Chào nhé, tao đi trước.Dứt lời, Hoàng Phúc ra xe, lái về nhà. Anh nhíu mày khi thấy Hoàng Mai đang ngồi trong phòng khách cùng bà nội anh. Anh chưa kịp chào nội, bà Vĩnh Tường đã cười lớn:– Về rồi hả Phúc? Nội cứ lo con đi hết buổi tối. Ở nhà, nội buồn quá, nên gọi điện cho Hoàng Mai đến chơi. Vô đây đi con.Hoàng Phúc gượng cười:– Con chào nội. Chào em. Lẽ ra, nội muốn gọi Hoàng Mai, nội nói với con mới phải. Trong nhà này, chả phải nội mến Thanh Duy nhất sao? Có cổ, nội còn than buồn thì lạ thiệt.Bà Vĩnh Tường thản nhiên:– Thanh Duy là Thanh Duy. Giờ nội biết bạn gái của con, tất nhiên nội muốn Hoàng Mai ghé chơi cùng nội mỗi ngày. Như thế, nội dễ dàng chỉ dạy cháu dâu những điều cần thiết cho cuộc sống mai này của hai đứa.Phúc kêu lên:– Nội à! Hoàng Mai còn phải học. Nội đừng làm khó tụi con. Con biết tính nội, nên phải giấu kỹ là vậy đó.Bà Tường chép môi:– Đàn bà con gái học cho biết với đời thôi, con ạ. Gia đình mình giàu, sau này cưới vợ rồi, vợ của con không cần làm việc gì hết. Ở nhà chăm sóc chồng, nuôi dạy con cho tốt là được. Bà nội nói vậy, cháu chịu không Mai?Hoàng Mai cắn môi:– Dạ, cháu ... thời gian còn dài mà nội. Bà cho phép cuối tuần cháu ghé thăm bà được rồi. Cháu không muốn bị thiên hạ dị nghị đâu, bà ơi. Cháu còn ba mẹ, ông bà nội bà ngoại. Cháu chưa thưa chuyện với gia đình. Giờ đến bà thế này, gia đình cháu hay tin, chắc chắn sẽ vô đây đánh đòn cháu. Bà thông cảm cho cháu nghen.Bà Vĩnh Tường trợn mắt:– Cháu nói sao? Con gái lớn cỡ này mà bị ba mẹ đánh đòn ư?Hoàng Mai cúi đầu:– Thưa bà, nhà cháu nghèo, nhưng gia pháp rất nghiêm.Bà Vĩnh Tường gật gù:– Được rồi. Để bà coi lại, bà sẽ nói mẹ Hoàng Phúc ra nói chuyện với gia đình cháu, như thế mới đúng đạo.Hoàng Phúc muốn kêu trời. Càng lúc việc càng không đơn giản như anh và Mai dự tính. Bà nội muốn người lớn đặt quan hệ ư? Thế này thì chết anh.Vừa lúc Thanh Duy bước ra, cô lễ phép:– Thưa bà! Cháu mời bà vô ăn cơm:Bà Vĩnh Tường nói:– Phúc à! Cháu coi, nói chị bếp dọn cơm rồi ăn với Hoàng Mai cho vui.Hoàng Mai vội nói:– Thưa bà, ngày mai cháu có bài kiểm tra. Cháu xin phép bà, cháu về học bài.Chủ nhật rảnh, cháu ghé ăn cơm với bà, bà nhé.Bà Tường hỏi tới:– Khoảng nửa giờ ăn cơm thôi. Cháu về nhà lại mất công nấu nướng cực khổ.Tiện sẵn cơm canh, cháu ngồi lại, không hơn sao?Hoàng Mai vẫn đứng lên:– Cháu cắm nồi cơm điện sẵn rồi. Giờ cháu về, vừa học bài vừa ăn. Thức khuya học bài, lỡ mai cháu dậy trễ thì khổ. Thưa bà cháu về.Bà Vĩnh Tường nhìn Phúc:– Ô hay! Anh bác sĩ này! Bộ sợ bà già cổ hủ hay sao. Mau đưa Hoàng Mai về!Hoàng Phúc đành đứng dậy đi theo Mai. Ra cổng, Hoàng Mai than dài:– Cuộc chơi chúng ta xem chừng gặp rắc rối to. Anh tính sao?Hoàng Phúc nói:– Tôi không nghĩ nội tôi ham cháu dâu đến thế. Biết trước sự việc đi theo hướng lèo lái của nội, tôi đã không dám liều. Giờ tôi cũng chưa biết phải làm sao đây.– Anh là con trai. Anh nhất định phải tìm được lý do, để bà nội anh đừng kéo ba mẹ anh và gia đình tôi vào cuộc. Lỡ dở là chết cả tôi lẫn anh.– Cô yên tâm. Tôi nhất định sẽ nghĩ cách. Có cần tôi phải đưa cô về tận nhà không?Hoàng Mai dài giọng:– Tự tôi đeo chiếc gông vào cổ, tôi sẽ phải gánh lấy. Anh không cần phải miễn cưỡng. Trước mặt người lớn đã quá đủ rồi. Tôi về đây.Nhìn theo Hoàng Mai trên chiếc xe Max, Phúc thở dài. Nội anh không bao giờ đùa chuyện mà bà cho là quan trọng. Biết thế, anh cứ mặc kệ mọi việc cho xong. Yêu không yêu, một buổi đi chơi riêng không có, thậm chí nhà cô có mấy người, anh chưa biết rõ, làm sao mà cưới chứ.Thanh Duy cho bà cụ ăn và uống thuốc xong. Cô bóp chân tay cho bà khoảng nửa giờ. Bà cụ ngủ, cô xuống nhà lau phòng khách, phòng ăn. Cô khựng lại khi thấy Phúc ngồi trầm ngâm trước tách trà đã nguội nơi phòng khách.Thanh Duy dè dặt:– Cậu chủ! Cậu mệt thì lên phòng nghỉ cho khỏe.Hoàng Phúc nhìn Duy, anh gắt nhẹ:– Đã nói đừng gọi tôi là cậu chủ, sao cô cứng đầu dữ vậy.Thanh Duy rùn vai:– Cha mẹ sanh tôi, trời sanh tánh. Tôi gọi thế chả phải đúng phép tắc sao?Anh có chuyện gì bực bội, nên không biết trút vô ai. Gặp tôi, trút đại phải không?Hoàng Phúc thở dài:– Tôi đang rối rắm, cô đừng nói gì nữa được không?Thanh Duy quan tâm:– Mọi sự rối cỡ nào cũng có cách gỡ. Anh tin tôi, kể tôi nghe, biết đâu tôi giúp được anh.Phúc nhăn nhó:– Bà nội tôi đang hối thúc tôi làm đính hôn với bạn cô. Nếu biết nội tôi ham cháu chắt cỡ này, cho kim cương tôi cũng không dám nhờ Hoàng Mai. Giờ tụi tôi chết chắc.Thanh Duy vẻ suy nghĩ:– Chuyện đã có gì đâu mà anh phải lo quá vậy. Coi chừng tự anh tố giác anh với bà đó. Ngày mai cưới hôm nay người ta còn hủy hôn được nữa là. Nếu chỉ là chuyện hai gia đình gặp nói chuyện thì anh cứ để ba mẹ anh đi. Coi như mình đi đổi gió thôi mà.Hoàng Phúc lắc đầu:– Làm thế e rằng mất duyên con gái của Hoàng Mai. Tội cô ấy.Thanh Duy rùn vai:– Thời buổi này khác xa thời ba mẹ anh. Anh đừng lo lắng thái quá. Hơn nữa, là Hoàng Mai tự ý giúp anh. Nó đâu làm không công. Tiền nhận mà tấm thân vẫn trong trắng, bao nhiêu đó chả phải Hoàng Mai rất lời sao? Mấy hôm nay anh gặp chị Bảo Hân chưa?Hoàng Phúc khổ sở:– Tôi dám qua thăm Hân mới lạ. Nghe bạn tôi kể, Bảo Hân buồn lắm. Tôi thấy mình vừa hèn vừa ác khi bịa ra câu chuyện không có thực. Một bác sĩ như chúng ta, gián tiếp làm đau đớn tổn thương người khác cũng là lỗi đó Duy? Giá như hôm ấy Duy cứ nghe nội tôi, tự bà đặt để, tôi dễ hơn không?Thanh Duy cắn môi:– Tôi xin lỗi. Hôm ấy, tôi có việc đột xuất quá. Tôi đâu nghĩ là Hoàng Mai dám liều lĩnh đóng vai bạn gái anh. Chuyện không muốn cũng xảy ra rồi, anh hãy bình tĩnh tháo gỡ. Chắc chắn có cách mà.Hoàng Phúc gật đầu:– Tôi nghe cô. Nhưng cô phải hứa với tôi một việc.– Anh nói đi?– Tôi ... sợ Hoàng Mai thích tôi thiệt. Nếu thế, tôi rất khó đối xử. Cô giúp tôi tác động Hoàng Mai nhé.Thanh Duy chớp mắt:– Tôi cũng nghĩ như anh. Hoàng Mai khen anh hết lời, nó từng nói, tôi làm mai nó với anh. Tôi hứa cho vui và chưa có dịp giới thiệu hai người. Tự nhiên anh đến nhà tìm tôi, rồi gặp Mai. Y như hai người có duyên nợ vậy. Nó thích anh thiệt, tôi khó thuyết phục nó lắm.Hoàng Phúc chậm rãi:– Tôi biết. Nhưng nếu cô nhận cô là bạn gái của tôi, chắc Mai sẽ rút lui.Thanh Duy kêu lên:– Sao lại lằng nhằng như thế. Hoàng Mai và tôi đều không phải là người anh yêu, có nhất thiết phải thay đổi như thế không? Hoàng Mai nó không tin đâu.Phúc chắc nịch:– Điều tôi ngại nhất là gây tổn thương cho hai cô. Chuyện tôi thích ai là quyền của tôi, Hoàng Mai lấy tư cách gì để cấm cản.Thanh Duy rùn vai:– Chuyện đến đâu tính tới đó. Anh ăn cơm đi. Tới giờ tôi phải về.– Tôi đưa Duy về nghen?– Không cần đầu. Tôi tự về được. Anh nhớ đừng căng thẳng quá, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp thôi.– Cám ơn Duy. Chạy xe cẩn thận.Thanh Duy không biết là phía sau cô, ánh mắt Phúc nhìn theo cô có chút gì đó thật lạ, thật bâng khuâng. Cô càng không biết rằng Phúc đang ước gì, người con gái đi cùng anh hết cuộc đời sẽ là Thanh Duy. Ban đêm, trời mát mẻ dễ chịu hơn. Gió rì rào thật cao trên những tàn cây. Vài cành lá me rơi bay trên tóc, trên vai Duy, như gởi gắm chút yêu thương của một người.