Chương 1

Chuyến tàu đưa Cát Thơ ra giàn khoan dầu khí Vũng Tàu đang lênh đênh trên biển cả.

Giám đốc Xê - khốp đã nhận, cô mừng không thể tả. Nhưng nghe đâu ngoài giàn khoan đã có giám đốc mới, Cát Thơ hơi lo lo.

Không ai nghĩ là cô tiểu thư vốn yếu đuối về thể chất lẫn tinh thần lại tình nguyện ra giàn khoan làm việc. Chỉ có Cát Thơ biết nguyên cớ mà thôi.

Nhưng Cát Thơ đang lao đao say sóng chẳng thiết nghĩ gì cả, cô rã rời buồn nôn. Cuối cùng chỉ có ói ... và ói ... xanh xao, rũ rượi.

Ra đến nơi, Cát Thơ choáng váng nằm mẹp một chỗ. Cát Thơ chẳng dám trình diện với giám đốc mới của công ty dầu khí mà phải trình điện bác sĩ Đăng Dương vì ngã bệnh.

Đăng Dương - bác sĩ của khu giàn khoan đầu khí - mỉm cười động viên Cát Thơ:

– Cô bé không quen đi tàu nên choáng váng chứ không có bệnh gì đâu.

Mặt bơ phờ ủ dột nhưng Cát Thơ vẫn cố gắng hỏi:

– Thế hả bác sĩ? Em không có sao chứ?

Đăng Dương ân cần khám cho Cát Thơ, giọng vẫn nhẹ nhàng cất lên:

– Cô bé bị say sóng, hãy nghỉ ngơi và uống thuốc thì sẽ khỏe lại thôi.

Cát Thơ cất giọng ai oán:

– Ra làm việc mà nằm một chỗ thế này, thật là kỳ không thể tưởng.

Nhìn Cát Thơ với ánh mắt dịu dàng, Đăng Dương nở nụ cười hòa nhã, cảm thông:

– Em bị sự cố say sóng chứ có muốn bệnh thế này đâu. Yên tâm đi! Giám đốc mới tên Mi- kha- nốp không nỡ trách em đâu.

Cát Thơ cố giấu nụ cười:

– Làm như anh là giám đốc vậy.

Đăng Dương giải thích nhẹ tênh:

– Anh không là giám đốc nhưng biết tính giám đốc.

Cát Thơ tò mò hỏi:

– Tính giám đốc thế nào hả anh?

Đăng Dương đáp với một chút pha trò:

– Tính mỗi người mỗi khác.

Cát Thơ trề môi:

– Thế mà tưởng anh biết ...

Đăng Dương nói với giọng hóm hỉnh:

– Anh chỉ biết làm bác sĩ thôi.

Và anh lấy thuốc đưa cho Cát Thơ ân cần bảo:

– Em hãy cố uống thuốc thì sẽ chóng khỏi thôi mà.

Cảm giác chếnh choáng, buồn nôn vẫn còn lan khắp người Cát Thơ. Cô gắng gượng đón lấy ly nước và viên thuốc từ tay Đăng Dương uống cái ực và nói:

– Em sợ bị ói nữa quá?

Đăng Dương trấn an:

– Em hết đi tàu rồi, không ói nữa đâu.

– Em thấy chiếc giường lắc lư như con tàu.

Đăng Dương phì cười:

– Em có cảm giác thế thôi. Chiếc giường không có lắc lư đâu.

Anh trả lời và nhìn Cát Thơ chằm chặp. Một cô tiểu thư cành vàng lá ngọc, đi tàu say sóng, đi xe say xe, chẳng lẽ Cát Thơ ra đây làm việc thật?

Thoáng nghi ngờ, Đăng Dương hỏi Cát Thơ:

– Em ra đây làm việc thật à?

Cát Thơ trả lời bằng câu hỏi ngược:

– Anh không tin em ra đây làm việc sao?

– Em làm gì?

– Kỹ sư hóa.

– Oai quá nhỉ? Em sẽ làm gì, có biết không?

Cát Thơ thật lòng đáp:

– Em cũng chưa biết nữa.

Đăng Dương ân cần nhắc nhở Cát Thơ:

– Lần sau có đi tàu, em nhớ uống thuốc trước nhé. Uống thuốc sẽ tránh được cảm giác buồn nôn.

Cát Thơ nhìn Đăng Dương cảm động. Hoàn toàn xa lạ mà anh ân cần chăm sóc cô rất chu đáo. Không phải chỉ ở cương vị một bác sĩ lo cho bệnh nhân, Cát Thơ thấy Đăng Dương đối với cô như một người thân, một người anh.

Đăng Dương pha sữa cho Cát Thơ uống và bảo:

– Để anh nhờ chị phụ bếp nấu cháo cho em.

Cát Thơ lắc nhẹ:

– Cám ơn anh. Em không ăn được đâu. Em sợ ói lắm.

– Ăn cho cho chóng khỏe. Anh bảo đảm em sẽ không ói nữa đâu.

Nhờ sự chăm sóc của Đăng Dương, Cát Thơ đã bình phục.

Chuẩn bị một bộ mặt tươi tỉnh, Cát Thơ trình diện glám đốc mới tên Mikha- nốp.

Mi- kha- nốp - giám đốc người Nga còn khá trẻ, ngồi nơi bàn làm việc chưa ngẩng đầu lên. Cát Thơ có thời gian quan sát sếp.

Tuy Mi- kha- nốp ngồi nhưng Cát Thơ biết anh có vóc dáng cao to. Người Nga thuộc châu Âu mà. Tất nhiên cao lớn hơn người Việt rồi.

Gương mặt Mi- kha- nốp khá ấn tượng. Đôi mắt to xanh biếc ẩn dưới đôi mày rậm, chiếc mũi cao thon gợi cảm, đôi môi mím lại khi làm việc.

Bỗng Mi- kha- nốp ngước lên. Ánh mắt xanh lam chiếu cho Cát Thơ một luồng điện sáng quắc.

Cát Thơ chợt nhớ ra và thật sự bối rối. Chẳng biết đối thoại với Mi- kha- nốp bằng ngoại ngữ gì đây? Nếu là tiếng Nga thì chết! Liệu Mi- kha- nốp có nói được tiếng Việt không? Nếu được thì tốt biết bao. Cát Thơ rất sợ phải dùng ngôn ngữ bằng tay. Cô khó có thể dùng tay để diễn tả ý mình được.

Đáp lại Mi- kha- nốp bằng tia nhìn thẳng thắn, Cát Thơ ngồi yên, tay để trên đùi thăm dò, chờ đợi ...

Một câu hỏi ngắn gọn cất lên:

– Cô cần gì?

Ồ! Mi- kha- nốp nói được tiếng Việt. May quá!

Mừng rỡ, tự tin, Cát Thơ nhẹ nhàng trả lời:

– Thưa giám đốc, em ... em ...

Trời ạ! Cát Thơ lại lúng túng không điều khiển được lời nói. Có lẽ tại ánh mắt xanh cứ chiếu vào Cát Thơ nửa như nhạo báng, nửa như khó chịu.

Cát Thơ cố trấn tĩnh. Mình xin việc mà, được hay không thì thôi, có gì phải sợ. Giám đốc cũng là con người dù là người Nga.

– Thưa giám đốc, em xin việc ạ.

Vẫn nhìn thẳng vào Cát Thơ, Mi- kha- nốp hỏi:

– Cô gái đi tàu buồn nôn đó à?

Chẳng biết điều này có ảnh hưởng gì không? Nó có làm cho giám đốc phật ý không chịu nhận Cát Thơ không?

Biết sao? Phải đành nhận vì mình là kẻ đi tàu xe dở nhất. Nghĩ đến là phát sợ, chỉ muốn ở luôn đây, chẳng phải di chuyển đâu nữa. Muốn thế thì phải được làm việc.

Cát Thơ cố nở nụ cười lấy lòng sếp:

– Được ạ, tại em không quen đi tàu xe.

Giám đốc Mi- kha- nốp ra vẻ cảm thông:

– Không sao, miễn làm việc tốt là được.

Ôi! Giám đốc Mi- kha- nốp nói tiếng Việt, giọng lơ lớ nhưng Cát Thơ nghe thật ngọt ngào như lời của ông Bụt đáng kính. Giám đốc quan trọng công việc chứ không quan tâm việc say tàu xe của Cát Thơ.

Tự tin, Cát Thơ mỉm cười đáp:

– Em ra đây xin được làm việc ạ.

Hất hàm, Mi- kha- nốp bật hỏi:

– Cô làm được việc gì? Phụ nữ mà muốn làm ở giàn khoan dầu khí ư?

Câu nói gai góc chẳng khác nào kim đâm vào Cát Thơ. Giám đốc Mi- khanốp đâu phải là người đàn ông cổ lỗ sĩ của chế độ phong kiến mà khinh thường phụ nữ đến thế.

Cát Thơ đâm cụt hứng, không muốn nói chuyện với Mi- kha- nốp. Nhưng cô tự nhủ phải giữ bản lĩnh để có được việc làm.

Bằng giọng nhỏ nhẹ, lễ pbép, Cát Thơ bày tỏ:

– Giám đốc có thể phân công cho em công việc ở giàn khoan này. Em sẽ làm hết khả năng mình.

Và để chứng mình cho câu nói, Cát Thơ mở ví lấy hồ sơ giấy tờ cho Mikha- nốp xem. Bằng kỹ sư hóa, bằng vi tính, Anh văn, Pháp văn, sơ yếu lý lịch ...

Mi- kha- nốp xem lướt qua các giấy tờ của Cát Thơ rồi trả lại cho cô.

– Cô muốn làm việc lắm sao?

Không chú ý dến giọng nói khô khan thiếu thiện cảm của Mi- kha- nốp, Cát Thơ hồ hởi:

– Vâng, em rất muốn được làm việc.

Giọng Mi- kha- nốp chậm rãi:

– Công ty rất cần những người thật tâm làm việc, còn cô thì vì động cơ gì?

Chẳng khác nào Mi- kha- nốp tạt một gáo nước lạnh vào mặt Cát Thơ.

Chẳng khác nào anh chàng giám đốc người Nga đã biết rõ động cơ mà Cát Thơ đến đây làm việc.

Dù động cơ gì thì Cát Thơ cũng có một tấm lòng nhiệt tình đến đây làm việc.

Nhận hay không hả ông giám đốc? Đừng khắt khe để mọi người còn thở chứ.

Dù Cát Thơ có động cơ gì thì Cát Thơ cũng muốn làm việc. Ông giám đốc có biết không?

Lời trầm trồ của bạn bè vẫn văng vẳng bên tai Cát Thơ:

– Mi với Lam Khánh tiểu đăng khoa rồi đại đăng khoa cùng một lúc. Không ai hơn đâu Cát Thơ.

– Hai người là kỹ sư hóa cùng tốt nghiệp ra trường. Tuyệt quá nhỉ!

– Hạnh phúc trong tay, tha hồ mà hưởng nhé Cát Thơ:

Tuyệt quát! Không ai hơn.

Hạnh phúc trong tay ...

Thế mà Cát Thơ có được hưởng hạnh phúc đâu.

Lam Khánh đã đột ngột chia tay Cát Thơ.

Cay đắng, phũ phàng, tàn nhẫn ...

Dù Cát Thơ xinh đẹp quý phái, ai mới gặp lần đầu cũng đều có thiện cảm bởi gương mặt khả ái với ánh mắt trong veo biết cười. Nhưng Cát Thơ vẫn không bằng cô Việt kiều Nini Hằng Trang rất mực sang giàu.

Và Lam Khánh đã đánh đổi Cát Thơ.

Anh chàng kỹ sư con nhà giàu bị choáng ngợp bởi cái mác của Nini Hằng Trang. Anh còn choáng ngợp bởi cha của Nini là tổng giám đốc tập đoàn đầu khí rất giàu có và thế lực.

Một đám cưới vội vàng, Lam Khánh cùng vợ sang châu Âu sống cuộc đời vàng sơn tột đỉnh.

Bị phụ rẫy, Cát Thơ ngỡ ngàng cay đắng. Mối tình đầu lãng mạn đẹp như thơ, thời sinh viên bỗng chốc vỡ tan như mây khói phiêu điêu.

Tình yêu đã vỗ cánh bay xa. Bay cùng Lam Khánh về bên kia đại dương nghìn trùng.

Tình yêu đã xa tầm tay Cát Thơ rồi.

Buồn chông chênh.

Cát Thơ không có khả năng níu giữ được gã con trai đam mê tiền tài danh vọng.

Thế đấy? Tình yêu nóng bỏng nhất có kết cục lạnh giá nhất.

Nỗi đau chưa nguôi, Cát Thơ choáng váng khi nghe bà nội bảo:

– Ngày mai, con chuẩn bị chu đáo, bên nhà trai sang coi mắt con đó.

Cát Thơ trố mắt nhìn bà nội.

Bà Cả Thăng là một người cực kỳ phong kiến. Tính bà độc đoán, khó bậc nhất trong thiên hạ. Cát Thơ thầm nhủ bà là đàn em còn sót lại của mấy bà Án, bà Phán ngày xưa.

Thời buổi hiện đại mà bà còn cho người ta đến nhà coi mắt, vấn danh cháu, nội.

Cát Thơ phản ứng ngay:

– Coi mắt làm gì hả nội?

Bà Cả Thăng cau mày, mắt ánh lên sáng quắc:

– Coi cho biết mặt con để nội gả.

Mặt Cát Thơ bí xị:

– Con không thích chuyện này.

Bà Cả Thăng mím môi gằn lên:

– Con gái lớn phải lấy chồng. Nội nói không được cãi.

Cát Thơ từ tốn dùng kế hoãn binh:

– Chừng nào thích, con sẽ lấy.

Bà Cả Thăng vừa nhai trầu, vừa nhìn đứa cháu nội lom lom:

– Ngay bây giờ chứ còn gì nữa?

Cát Thơ giãy nảy:

– Không được đâu nội ơi.

Bà Cả Thăng nhăn trán:

– Sao không được? Con đã học hành đỗ đạt xong rồi.

Cát Thơ mím môi đáp giọng thản nhiên:

– Con muốn đi làm.

Bà Cả Thăng cũng thản nhiên không kém:

– Đi làm thì tốt. Bằng không thì chồng nuôi. Nội gả con cho đám này, con nhà giàu, con khỏi lo gì cả.

Gã công tử con nhà giàu mà bà Cả Thăng định gả Cát Thơ là một kẻ kiêu ngạo, học hành dở dang mà tự phụ, coi trời bằng vung. Cảnh Tân ăn chơi trác táng, đang tập tành ma túy.

Sau ngày Cảnh Tân coi mắt Cát Thơ, cô đã điều tra và biết được lý lịch của hắn. Cát Thơ không thích ''nâng khăn sửa túí' cho hạng người đó như bà nội mong muốn.

Không làm sao giải thích với bà nội, Cát Thơ có nguy cơ bị bà ép gả cho gã công tử phóng túng trụy lạc đó.

Không giải thích với bà nội bảo thủ độc đoán, lúc nào cũng cho mình là đúng, Cát Thơ cũng không cầu cứu được cha mẹ.

Ông Phan Long, bà Cát Đằng luôn bất hòa. Hai người chỉ lo làm ăn và cãi vã nhau, chẳng ai quan tâm hay can thiệp gì cho Cát Thơ.

Hầu như hai người phó thác Cát Thơ cho bà nội. Một mình cô độc, hoang mang chẳng biết chia sẻ cùng ai, Cát Thơ như đang đứng bên bờ vực thẳm.

Không thể để bà nội quyết định số phận mình, Cát Thơ đã chọn một con đường đi riêng.

Quyết định đó là ''đơn thương độc mã'' đi đến giàn khoan dầu khí Vũng Tàu để xin việc làm. Và giờ đây Cát Thơ đang đối diện với giám đốc Mi- kha- nốp nghiêm khắc để nghe anh phán.

Cát Thơ hoang mang lo lắng. Chẳng biết ông giám đốc có chịu nhận cô nếu như ông biết rõ động cơ mà cô đến đây xin việc làm.

Xét cho cùng, động cơ đó chẳng ảnh hưởng gì đến công việc cả.

Thở hắt ra, Cát Thơ im lặng chờ đợi ...

Mất phút trước, cô thấy Mi- kha- nốp như ông Bụt nhân từ, bây giờ Cát Thơ trông anh chàng rất giống con ngáo ộp đang đe dọa cô, mặc dù Cát Thơ chẳng biết con ngáo ộp ra làm sao.

Bất chợt, Mi- kha- nốp hỏi:

– Cô muốn làm việc gì?

– Ôi! Ông bụt đã hiện trở lại. Cát Thơ mừng rơn, đáp nhanh mà không cần suy nghĩ:

– Việc gì của công ty, em cũng làm được miễn phù hợp với khả năng.

Việc gì cũng làm được. Mi- kha- nốp nhìn xoáy vào Cát Thơ. Anh chúa ghét những cô gái ba hoa, huênh hoang kiêu hãnh.

Cát Thơ mà làm được gì với công việc nặng nhọc của công ty dầu khí. Nhìn dáng điệu, anh biết ngay đây là tiểu thư con nhà giàu, dù có bằng kỹ sư nhưng con gái đài các có biết làm gì ngoài việc ăn diện và mộng mơ.

Tuy nhiên, Mi- kha- nốp vẫn tỏ vẻ thông cảm và dễ dãi với người tình nguyện làm việc cho công ty dầu khí tận ngoài bãi biển Vũng Tàu. Giọng anh vang lên rành rọt:

– Cô sẽ làm việc ở nhà bếp với chức danh bếp trưởng.

Ánh mắt trong veo mở to hết cỡ. Cát Thơ há hốc mồm nhìn Mi- kha- nốp.

Cô tưởng mình nghe nhầm, lắp bắp hỏi lại:

– Em ... làm bếp trưởng?

Giọng Mi- kha- nốp khẳng định chắc như đinh đóng cột:

– Đúng như vậy. Cô sẽ trông coi về việc nấu ăn cho nhân viên của công ty.

Cát Thơ sợ hãi rên rỉ:

– Giám đốc phân công không đúng chuyên môn rồi. Em tốt nghiệp đại học có bằng kỹ sư mà.

Giám đốc Mi- kha- nốp nhếch môi như chế nhạo Cát Thơ:

– Tôi biết điều đó. Và tôi cũng biết người phụ nữ Việt Nam rất coi trọng việc làm bếp, nấu ăn. Tôi phân cô làm bếp trưởng có gì không ổn đâu.

Quỷ tha ma bắt ông đi, ngài giám đốc ạ. Ông phân công như thế mà ổn à?

Suốt bốn năm đại học cực khổ vất vả, Cát Thơ mới có được mảnh bằng kỷ sư đem đến cho ông để ông bắt làm bếp.

Điếc không thèm sợ súng, Cát Thơ phải từ chối thôi:

– Giám đốc phân công như vậy là không hợp lý rồi.

Mi- kha- nốp nghiêm giọng hỏi:

– Sao không hợp lý?

– Em học đại học cực khổ vất vả để xin việc làm phù hợp với chuyên môn.

Em đâu thể làm bếp trưởng nấu ăn.

Chiếu cho Cát Thơ một tia nhìn giễu cợt, giám đốc Mi- kha- nốp ngăn chặn:

– Đừng nói với tôi là cô không biết làm bếp trưởng nha.

Cát Thơ gật đầu đáp ngay:

– Vâng. Tôi không biết làm bếp trưởng.

Mi- kha- nốp vặn lại:

– Học đại học vất vả mà cô còn học được để lấy bằng kỹ sư thì việc làm bếp trưởng nấu ăn cũng không có gì khó đâu.

Cát Thơ cố biện minh:

– Nhưng thưa giám đốc, hai việc đó khác nhau.

Như con cáo già sành sỏi, Mi- kha- nốp quật lại Cát Thơ:

– Nhưng cũng cùng là công việc. Cô có trình độ đại học, đừng bảo việc này làm được, việc kia không.

Sao mà Cát Thơ ghét Mi- kha- nốp đến thế. Tưởng mình là giám đốc có chức vụ rồi phân công thế nào cũng được ư? Mi- kha- nốp phân công Cát Thơ không đúng chuyên môn mà còn lên giọng với Cát Thơ.

Cát Thơ tức không thể tả. Nhưng cô nhã nhặn nói thẳng:

– Em không biết làm bếp trưởng, cũng chẳng biết nấu ăn.

Mi- kha- nốp buột miệng chế giễu:

– Là phụ nữ mà không biết nấu ăn sao?

Cát Thơ ậm ừ, cựa quậy trên ghế. Chẳng lẽ chịu thua Mi- kha- nốo? Nhưng cô biết chống chế thế nào đây?

Mi- kha- nốp tiếp tục bồi thêm:

– Cô đã bảo là phân công việc gì, cô cũng làm được.

Cát Thơ phụng phịu như trẻ con:

– Nhưng giám đốc phải phân công đúng chuyên môn chứ.

Vẻ mặt rất thản nhiên mà giọng Mi- kha- nốp thì khô khan:

– Tôi phân công đúng chuyên môn của phụ nữ đấy.

Phong kiến đến thế là cùng. Gặp bà nội phong kiến, Cát Thơ đã sợ hãi, tránh xa rồi, giờ gặp ''lãó' sếp nữa ư?

Nhướng mắt nhìn Mi- kha- nốp, Cát Thơ làu bàu:

– Giám đốc làm như phụ nữ chỉ có mỗi việc nấu bếp.

Đôi mắt xanh ánh lên nét khó chịu, Mi- khãnốp buông giọng rắn rỏi:

– Tùy cô chịu thì làm, không thì thôi. Tôi không ép buộc, Cô tình nguyện ra đây mà.

Thấy người ta tình nguyện rồi muốn phân công như thế nào thì phân công sao.

Cát Thơ đâu có bảo là phân cho cô bất cứ công việc nào. Cát Thơ là kỹ sư hóa thì giám đốc cứ phân đúng việc đi. Giao cho cô làm bếp trưởng, cô thấy còn khó hơn việc bà Nữ Oa đội đá vá trời nữa.

Cát Thơ len lén nhìn Mi- kha- nốp. Gương mặt giám đốc ngạo nghễ đắc thắng. Cát Thơ sẽ từ chối cho hắn biết.

Dường như Mi- kha- nốp muốn làm khó Cát Thơ. Anh chàng giám đốc không muốn Cát Thơ làm việc cho công ty. Giám đốc bất cần Cát Thơ thì Cát Thơ cũng bất cần công ty.

Từ chối không làm, Cát Thơ sẽ bỏ cuộc, trở về Sài Gòn. Làm sao mà yên thân với bà nội. Cát Thơ đã lặn lội ra đến đây rồi, dù có khó khăn, cô cũng không bỏ cuộc.

Cát Thơ mà từ chối công việc thì giám đốc Mi- kha- nốp sẽ đắc thắng, tự hào, anh ta sẽ cười vào mũi cô.

Thấy Cát Thơ im lặng, Mi- kha- nốp lên tiếng như muốn kết thúc câu chuyện.

– Thế nào, cô có làm không?

Cát Thơ hỏi với một chút hy vọng mong manh:

– Giám đốc có thể phân công cho em việc khác.

Mi- kha- nốp đáp chắc nịch:

– Tôi chỉ phân công cho cô làm bếp trưởng. Nếu cô không đồng ý thì thôi.

Không còn hy vọng lay chuyển con người sắt đá, Cát Thơ mím môi quyết định. Hơn nữa, trong đầu, trong tim Cát Thơ cũng vang lên tiếng nói yêu cầu cô nhận lời.

Làm bếp trưởng thì làm chứ sợ gì?

– Được rồi. Em đồng ý!

Giọng Cát Thơ vang lên từng tiếng khiến cô cũng giật mình.

Ánh mất xanh biếc của Mi- kha- nốp thoáng vẻ ngạc nhiên. Cát Thơ giấu nụ cười thích thú. Đừng tưởng hạ gục Cát Thơ, ông giám đốc ạ.

– Mong là cô làm được.

Mi- kha- nốp phán một câu khiến Cát Thơ thấy lửa bốc lên đầu. Tất nhiên Cát Thơ sẽ làm được cho ông thấy.

Đứng lên với vẻ dứt khoát, Cát Thơ hỏi nhanh:

– Chừng nào em nhận việc hả, giám đốc?

Quen tác phong công nghiệp nhanh nhạy, Mi- kha- nốp phán:

– Cô đã say tàu bị bệnh bao ngày rồi, nếu nhận việc thì cứ làm ngay.

Cát Thơ chào Mi- kha- nốp, anh dặn thêm:

– Cô nhớ gặp cô phụ bếp Cha- nô- va. Cô ấy sẽ giúp cô.

Lại một người Nga nữa à. Cát Thơ hoang mang, chẳng biết phụ bếp tên Chanô- va có giống ngài giám đốc Mi- kha- nốp không? Chị mà như sếp thì làm sao Cát Thơ chịu cho thấu.

Cát Thơ bước vào phòng y tế của công ty dầu khí - nơi đầu tiên đã đón tiếp cô ra đâu.

Vừa trông thấy Cát Thơ, bác sĩ Đăng Dương cất giọng thân thiện pha trò:

– Em vẫn còn buồn nôn và thấy chiếc giường lắc lư sao cô bé?

Cát Thơ mỉm cười:

– Em hết rồi. Nhờ thuốc của anh đó, bác sĩ.

Bác sĩ Đăng Dương ân cần khuyên nhủ:

– Em hãy thường xuyên đi tàu xe thì không buồn nôn nữa.

Cát Thơ lắc đầu:

– Em sợ lắm! Càng đi nhiều thì càng bị ....

Đăng Dương nhìn cô với ánh mắt tinh quái:

– Vậy, em hãy ở luôn đây, đừng đi nữa, khỏi về nữa.

Cát Thơ đáp, giọng tỉnh bơ:

– Em đã quyết định ở luôn đây rồi mà.

Đăng Dương nhìn Cát Thơ. Không hiểu sao anh thấy mến cô bé có đôi mắt to đen lay láy, còn rất trẻ con này. Mới quen mà anh tưởng chừng thân thiện với Cát Thơ đã lâu.

Đăng Dương quan tâm hỏi:

– Thế em đã gặp giám đốc và được giao công việc chưa?

Cát Thơ ỉu xìu:

– Rồi anh ạ.

Đăng Dương tinh ý nhận ra vẻ bí xị của Cát Thơ:

– Rồi mà sao em không vui?

Có người để tâm sự. Cát Thơ ai oán kể:

– Giám đốc phân công không đúng chuyên môn. Công việc mà em không thể làm được.

Đăng Dương tròn mắt:

– Ồ? Thế thì em từ chối chứ. Công việc không đúng chuyên môn, sao làm.

Hai tay chống cằm, Cát Thơ rầu rĩ:

– Giám đốc khắt khe quá! Lời phán như đinh đóng cột, em xin đổi công việc mà không được.

– Em có quyền không nhận công việc này mà. Nghe nói, em đã tình nguyện ra đây.

Cát Thơ ngước nhìn Đăng Dương, đôi mắt trong veo ánh nét kiêu hãnh dù rất trẻ con:

– Chính vì tình nguyện ra đây nên em sẵn sàng làm việc mà giám đốc phân công.

Đăng Dương reo lên tán đương Cát Thơ:

– Rất tốt. Chứng tỏ em là người có tinh thần trách nhiệm.

Cát Thơ nói thêm như lời giải thích:

– Em mà không làm, giám đốc sẽ cho rằng em không biết làm công việc của phụ nữ.

Nhưng sự giải thích của Cát Thơ lại càng làm cho Đăng Dương không hiểu:

– Em nói gì? Tại sao giám đốc cho là em không biết làm công việc của phụ nữ?

Câu trả lời của Cát Thơ lại càng khó hiểu:

– Giám đốc bảo là phân cho em công việc đúng chức năng của phụ nữ.

Chợt nhớ, Đăng Dương vội hỏi:

– Giám đốc Mi- kha- nốp nói chuyện với em bằng tiếng Việt hay tiếng Nga?

– Tiếng Việt.

Cát Thơ trả lời Đăng Dương và hỏi lại:

– Bộ anh tưởng em không hiểu rõ lời giám đốc sao? Ông ấy nói tlếng Việt rất sỏi.

Đến bây giờ Đăng Dương mới chợt nhớ một điều quan trọng mà anh chưa hỏi Cát Thơ:

– Thế giám đốc phân cho em việc gì?

Ánh mắt trong veo mở lớn, Cát Thơ hồn nhiên hỏi:

– Ủa? Em chưa nói cho anh biết à?

– Em có nói đâu.

Cát Thơ đáp với vẻ mặt ảm đạm:

– Giám đốc phân cho em làm bếp trưởng.

– Hả!!!

Miệng Đăng Dương há ra thật to, ngạc nhiên chưa từng thấy.

– Trời ạ! Giám đốc phân cho em làm bếp trưởng?

– Vâng. Em sẽ làm bếp trưởng phụ trách nấu ăn cho nhân viên của công ty.

Giọng Đăng Dương đầy thắc mắc:

– Phân công cho cô kỹ sư hóa làm bếp trưởng nấu ăn, không biết ông ấy có nhầm không nhỉ?

Cát Thơ đáp tỉnh bơ:

– Sếp bảo đúng chức năng của phụ nữ.

– Em thích sao?

Mặt rầu rĩ nhưng Cát Thơ đáp với vẻ kiêu hãnh:

– Em sẽ làm cho sếp thấy.

Đăng Dương cười, hỏi:

– Được không đó?

Cát Thơ cầu cứu Đăng Dương:

– Em không biết gì hết. Có gì, em hỏi anh nha.

– Trời đất? Anh chỉ biết khám bệnh, chẳng biết nấu ăn đâu.

Cát Thơ mỉm cười:

– Đùa thôi. Em sẽ hỏi chị phụ bếp Cha- nô- va. Chị ấy thế nào hả anh?

– Chị ấy vui vẻ và tốt bụng lắm.

– Em sẽ nhờ chị ấy giúp đỡ.

Đăng Dương nói thêm:

– Chị Cha- nô- va rất thích ăn chuối. Em cứ “lo lót”, thì chị ấy sẽ chỉ cho em cách làm bếp trưởng.

Cát Thơ hí hửng:

– Em cám ơn anh nha. Em sẽ đi gặp chị Cha- nô- va đây.

Nói xong, Cát Thơ vụt chạy đi Đăng Dương gọi cô lại mà không được. Anh chỉ đùa thôi mà Cát Thơ ngây thơ lại tưởng thật.

Chẳng biết gặp Cha- nố- va, cô bé sẽ nói gì?

Mà đúng là Cha- nô- va thích ăn chuối thật. Tất cả các loại chuối của Việt Nam.

Cát Thơ hối hả lao nhanh đi như gió khiến cô suýt đâm vào một cô gái xinh đẹp vừa đi tới.

Và Cát Thơ cũng kịp dừng lại thể hiện thái độ lịch sự:

– Xin lỗi chị.

Cũng may Khuê Tú là cô gái không hẹp hòi, khó chịu. Cô khẽ khàng đáp:

– Không có chi.

Và cũng vội vã đi nhanh.

Hai cô gái đi hai hướng khác nhau. Trong đầu mỗi người vương vất nghĩ suy.

Khuê Tú nghĩ đến Cát Thơ, nhưng Cát Thơ thì nghĩ đến Cha- nô- va.

Lòng đầy thắc mắc, vừa bước vào phòng y tế, Khuê Tú đã hỏi Đăng Dương:

– Cô gái nào vừa mới chạy hối vậy anh?

Nheo nheo mắt, Đăng Dương hỏi:

– Cô ấy có đâm vào em không?

– Suýt đâm.

– Chưa sao phải không?

Khuê Tú lém lỉnh:

– Em còn nguyên đây nè.

Vẫn thắc mắc Khuê Tú hỏi lại:

– Cô gái nào lạ hoắc vậy anh?

Đăng Dương trịnh trọng giới thiệu:

– Cô kỹ sư hóa mới về công ty dầu khí.

Khuê Tú đùa đùa giọng:

– Anh làm gì mà cô ta chạy trối chết ra ngoài vậy?

Đăng Dương giải thích:

– Anh chỉ nói chị Cha- nô- va thích ăn chuối là cô ấy chạy đi tìm đó chứ.

Khuê Tú tinh nghịch:

– Chạy đi tìm chuối hay đi tìm chị Cha- nô- va?

– Sao em không hỏi cô ấy?

– Cô ấy chạy không kịp thở, có dừng đâu mà hỏi. Hỏi anh cho chắc.

Đăng Dương cười cười đáp:

– Cát Thơ đi tìm chị Cha- nô- va chứ không đi tìm chuối đâu.

Mắt Khuê Tú thoáng nét nghi ngờ:

– Anh biết tên cô ấy nữa?

– Cát Thơ mới ở Sài Gòn ra làm việc, ai mà không biết tên.

Đăng Dương trả lời rồi kể thêm:

– Hôm mới ra, Cát Thơ say tàu buồn nôn, ngã bệnh mấy ngày.

Khuê Tú nghiêng đầu hỏi:

– Và được anh chăm sóc, phải không?

– Anh làm bác sĩ mà em.

Đầu óc Khuê Tú vẫn không rời khỏi Cát Thơ:

– Cát Thơ là kỹ sư hóa à? Hay quá nhỉ! Sao không làm ở các công ty mà ra đây nhỉ?

Đăng Dương tỉnh bơ:

– Đây cũng là công ty vậy.

Khuê Tú nhận định:

– Công ty dầu khí đâu có thích hợp với nữ.

Đăng Dương cười, hỏi:

– Không thích hợp sao em cũng làm ở đây?

– Em làm ở bộ phận khác à nha.

Nheo mắt với Khuê Tú, Đăng Dương ranh mãnh:

– Nói thẳng ra là tại vì ở đây có anh nên em đến làm, em theo anh mà.

Khuê Tú trề môi, rồi đưa tay dứ dứ:

– Hứ! Ham lắm! Ai theo anh chứ?

Đăng Dương nắm ngón tay Khuê Tú đưa lên môi hôn:

– Thôi thì anh theo em cũng được.

Rồi anh lại chữa:

– Nhưng như vậy nghịch lý lắm, em ạ.

Khuê Tú đùa giọng:

– Không nghịch lý đâu anh.

Hai người là đôi uyên ương hạnh phúc. Họ cùng ra đây làm việc để có nhau.

Tin tưởng vào tình yêu của Đăng Dương, nhưng sao Khuê Tú vẫn thấy e ngại cô kỹ sư Cát Thơ vừa mới đến.

Khuê Tú thả một câu thăm dò Đăng Dương:

– Cát Thơ đẹp quá phải không anh?

Đăng Dương đáp tỉnh:

– Với anh, em là người đẹp nhất.

Sung sướng, Khuê Tú nguýt yêu Đăng Dương:

– Nói vậy mà biết phải vậy không nữa. Khó tin quá?

Đặt bàn tay Khuê Tú lên ngực mình, Đăng Dương nghiêm túc:

– Anh nói bằng con tim. Hãy tin anh đi!

Khuê Tú cười nhẹ tênh:

– Tạm tin anh vậy.

Đăng Dương nằn nì:

– Tin thật đi mà.

Khuê Tú nũng nịu:

– Tin mà ép sao được anh. Để em tự giác tin hà.

– Cũng được. Em tự giác tin anh chứ?

Khuê Tú lắc đầu một cách khôn ngoan:

– Ông tướng này kỳ ghê. Cứ ép người ta tin. Muốn phân bua tức là dấu hiệu của sự có gì gì đó.

– Anh có gì đâu.

– Không có thật hén? Em điều tra mà có gì thì anh biết tay em.

Đăng Dương rên lên:

– Ối! Chưa gì mà anh biết tay em rồi. Em véo đau quá chừng.

Cho anh nhớ. Không được ... có gì gì đó.

Đăng Dương phàn nàn:

– Làm như anh là kẻ ưa có gì lắm vậy.

Khuê Tú ngoẹo đầu cười rúc rích:

– Chưa thì anh ráng mà nhớ. Không được hó hé à nha.

Đăng Dương méo mặt hăm he:

– Anh mà làm bộ trưởng bộ văn hóa, anh sẽ cấm phụ nữ để móng tay nhọn.

Ai vi phạm sẽ bị phạt.

– Chẳng biết kiếp sau anh có làm bộ trưởng không, chứ kiếp này nằm mơ cũng chẳng có.

Nói xong, Khuê Tú cười giòn tan. Đăng Dương cũng cười theo cô.