Chuyện xảy ra thực tình cờ, đúng năm năm sau ngày Cầm bỏ gian phòng này đi. Năm năm, bức chân dung của nàng vẫn còn lại trên tường, mái tóc dài như rong, màu áo tím, tím đến cả ánh mắt. Mắt nàng sâu thẳm, rợn người. Đã bao năm nàng ngồi đó, thầm lặng tham dự vào cuộc đời tôi - cho đến buổi chiều hôm ấy...

Túc đến tìm tôi ở cổng cơ quan, lúc tôi vừa chủ trì xong một buổi họp quan trọng. Hắn luôn luôn biết rõ lúc nào đầu óc tôi căng thẳng, mệt mỏi và luôn tìm được những lý do rất bất ngờ. Có hôm hắn trịnh trọng tuyên bố: "Tao chiêu đãi mầy... nhân ngày giỗ bố tao". Có khi thì "Nhân kỷ niệm ngày tao yêu lần đầu", có khi thì nhân danh ngày rằm, ngày vía gì đó. Chiều hôm ấy, như mọi lần, hắn gợi ý "chiêu đãi" tôi bằng cách đi kiếm một đứa con gái về để chung vui. Tôi cười, không đồng tình cũng không phản đối. Từ lúc tôi có tiền và bắt đầu lao vào cuộc ăn chơi, Túc đã dẫn đến quá nhiều loại đàn bà con gái đến nỗi không nhìn vào một phụ nữ nào mà tôi không cảm thấy nghi ngờ. Tất cả bọn họ đối với tôi đã trở thành một món ăn vừa chán nhàm vừa không thể thiếu.

Trời xẩm tối, tôi về phòng. Không có xe Túc dưới chân cầu thang. Một dòng phấn trên chiếc bảng con: "Tao có việc gấp, sẽ trở lại ngay". Hừm. Việc gấp? Tôi nhún vai. Không khí lạnh phả vào mặt, tê tái thú vị. "Tách" một cái, cửa mở, trước mặt tôi là một khoảng tối mờ với tiếng muỗi vo ve... tôi sờ soạng bật công tắc. ánh đèn rực sáng. Như mọi lần, bức tranh mầu tím đập vào mắt tôi. Nhưng lần này, trước bức tranh có một thiếu nữ ngồi im lặng.

Tôi đến gần. Một cô bé chừng mười sáu tuổi thu mình trên chiếc ghế mây, hai tay bó gối. Vóc người tròn trĩnh với chiếc áo gió mầu mận chín. Đôi mắt mở to kinh ngạc đầy vẻ bỡ ngỡ trẻ thợ Tôi rùng mình vì một cảm giác vừa thích thú vừa ghê tởm. "Mẹ kiếp, thế này thì có lẽ thần thánh cũng có thể làm dỏm được, trời ạ!".

Tôi chậm rãi ngồi xuống mép giường, chậm rãi hút hết điếu thuốc, quẳng mẩu đầu lọc vào sọt. "Lại đây". Tôi hất hàm gọi. Cô gái ngoan ngoãn đứng dậy, rồi lại ngồi xuống. Tôi bước đến, nâng cằm cô bé:

- Em tên gì?

Cô ta rụt rè, giọng khản đi:

- Ái

Một cái tên quen quen! Nhưng quan trọng gì, thường đây là cái tên giả. Điều cần thiết là có một cái từ để gọi, dù trong một đêm thôi. Tôi cúi xuống định bế bổng cô ta lên.

*

Trông con nít quá, vẻ măng sữa trên làn da và đôi mắt làm tôi thấy ghê ghê, nhưng thực tình mà nói, có thể làm gì hơn trong lúc này!

Và chuyện bất ngờ xảy ra ngoài dự đoán.

Khi tôi chạm vào vai cô gái, cô đứng phắt dậy, mặt mũi tái xanh và khuỵ xuống. Hoảng hốt, tôi đặt cô lên giường, cuống quýt mở các cúc áo bó chặt lấy cộ Chợt tôi sững người: dưới cổ, một vết ruồi son đỏ tươi, như một hạt đậu xinh xinh. "Ái Duy... Trời ơi, đúng Ái Duy rồi!". Hình như nghe gọi đúng tên mình, đôi mắt hôn mê nhắm nghiền của thiếu nữ hé mở. Trong vẻ ngái ngủ ngây dại đó, tôi nhận ra đứa bé học trò mười năm trước.

Năm ấy Ái Duy lên bảy, tôi vừa vào đại học. Tôi là người dạy kèm, vừa là bạn của cô bé Ái mồ côi mẹ. Cha Ái Duy là giám đốc một cơ quan lớn trong thành phố. Ông luôn bận rộn với công việc và thường xuyên vắng nhà. Trong căn nhà rộng, u nhã, lạnh lẽo chỉ còn hai chúng tôi với một bà cô nghễnh ngãng, nếu không kể một bầy chim câu ở mé trái hiên nhà và vô số nhân vật trong những cuốn chuyện cổ trên giá sách.

Ái là một cô bé hơi kỳ cục, vừa ngoan hiền vừa bướng bỉnh. Cô bé yêu bố một cách kỳ lạ và đã quen nghĩ về bố như một phẩm chất siêu việt. Ái thèm biểu lộ tình thương hết sức, và vì bố luôn vắng mặt, cái tình cảm trẻ con sôi trào chan chứa ấy được san sẻ qua tôi. Ái Duy đã vẽ bao nhiêu bức tranh với hộp mầu tôi mua cho, rồi chính tôi đã dán những bức tranh ấy lên bốn bức vách của phòng học - gian phòng nhỏ có những cửa sổ viền hoa tím xinh xinh. Những bức tranh đã ghi lại cả thế giới cỏn con của anh em tôi. Này đây là ông bố với cặp kính trắng và cái áo kiểu Tôn Trung Sơn, tay cầm chùm chìa khóa - khóa xe hon đa, khóa tủ, khóa nhà, khóa phòng giấy, khóa tủ hồ sơ... cô bé đã cố công đặc tả hình thù từng chiếc một. Bà cô nghễnh ngãng thì luôn luôn có chiếc chảo to trên taỵ "Em thích nhất là lúc cô đang chiên bánh phồng tôm". Những chiếc bánh phồng tôm làm cho bé Ái đặc biệt thích thú, không phải vì ngon, mà vì cái cách chúng duỗi ra và phình to như có phép màu trong chảo dầu nóng.

Còn những bức về Ái và tôi thì nghệch ngoạc và sai sự thực một cách tuyệt vời. Một khung cửa sổ mầu tím có hoa nơi bệ cửa, tôi và Ái ngồi trên những bông hoa, y như một màn xiếc. Tôi và Ái đứng trên một cành ổi trĩu quả, chân mang giày, người thẳng đứng. Khi tôi chỉ ra điều vô lý đó, ái cau mày suy nghĩ rất lâu rồi bất chợt tìm ra giải pháp: vẽ ngay cho mỗi người một đôi cánh. Thế là tôi và Ái đậu trên cây như đôi chim, không lo ngã xuống bao giờ. Sẽ không ai nhận ra những nhân vật thần kỳ này, nếu chàng trai không có chiếc mũ bê rê to và cô bé không mang một chấm ruồi son được cố tình tô rất đậm, rất tròn dưới cổ...

Chính cái chấm son vừa đập vào mắt tôi... Không hiểu bằng con đường nào, nhân vật thần kỳ bé bỏng đã bay đến đây, nằm trên chiếc giường phóng đãng này?

*

Tôi đến bên cửa sổ, lẳng lặng đốt thuốc và chờ.

Ái Duy cựa mình, mở mắt, ngẩn ngơ một lát rồi ngồi hẳn dậy.

Bất giác, tôi buồn nôn, một nỗi ghê tởm xen lẫn bực bội. Tôi không biết ứng xử thế nào trong hoàn cảnh này, và cuối cùng đã chọn cách ứng xử theo thói quen. Ái Duy đã tới đây, nghĩa là bé Ái không còn nữa. Nghĩa là trong tôi, chút thiên đường cuối cùng, nếu có, cũng đã tản cư vào địa ngục. Tại sao tôi không được quyền buông thả trong địa ngục của mình?

Gieo mình xuống giường, tôi quờ tay nắm lấy tay cô bé, bàn tay nhỏ mềm như cánh chim câu. Ái Duy kêu lên một tiếng, giằng tay ra và lùi về phía bên kia giường. Trò vờ vĩnh ngây thở Tôi đã gặp khá nhiều loại nữ sinh "chíp chíp" ở đây, đủ để biết cái lối giả vờ lần đầu sa ngã là một thứ trang sức không mất tiền của những loại đàn bà trước tuổi đó. Nhưng lần này, hình như không phải thế. Đôi mắt mở to sợ sệt kia biểu lộ điều gì đây thành khẩn đến xót xạ Óc hiếu kỳ của tôi bị kích thích đến cực độ và tôi quyết định đi đến cùng xem sự thể ra sao. Mặt giường phút chốc bừa bộn dưới một cuộc giằng co quyết liệt. Không hiểu từ lúc nào, tôi đã nắm chặt hai tay cô gái trong tay mình với một sức ghì siết mãnh liệt làm toàn thân tôi tê dại và mê mẩn.

Ái Duy kêu lên nhưng không dám kêu to, những tiếng kêu như tiếng thở. Nàng lăn vào sát bên tôi để giằng tay ra, những ngón tay mảnh mai dịu mềm cố sức gỡ tay tôi. Một lối tự vệ hết sức dại dột... Thình lình giữa lúc ấy có tiếng đập cửa, rồi tiếng huýt sáo vang lên từ ngoài hiên gác. Túc trở lại, đúng như đã hẹn.

Lẽ ra tôi phải mở cửa cho hắn vào. Nhưng cô gái dường như hiểu ra điều chi sẽ đến, cố chắp tay lại, nhìn tôi lặng im như van vỉ. Bất chợt tôi thấy lại bé Ái trong ánh mắt ấy. Hạ giọng rất khẽ tôi bảo:

- Em đừng sợ.

Nhìn thấy bức màn đầu giường, tôi nhẹ nhàng kéo Ái Duy vào đó. Cô bé ngoan ngoãn theo tôi như không hề nhớ trước đây có một chút tôi vừa làm cô hoảng sợ đến mức nào. Bây giờ điều làm cô khiếp hãi đang đứng ngoài khung cửa.

Túc gọi tên tôi một lúc, rồi im lặng. Có lẽ hắn đang nhìn vào lỗ khóa, và đang bể đầu chẳng hiểu tại sao chẳng có ai trong phòng. Chiếc xe hai ống khói của tôi vẫn nằm im dưới chân cầu thang kia mà.

Bên tôi, Ái Duy run rẩy nép sát vào như nhờ che chở. Bỗng chốc những ham muốn trong tôi nguội lại, chỉ còn nỗi xót thương. "Một lát thôi, hắn sẽ đi". Tôi thì thầm. Đúng vậy, năm phút sau có tiếng làu bàu gắt gỏng, rồi tiếng xe rồ ga, xa dần.

Đồng hồ chỉ bảy giờ tối. Gió bắt đầu thổi trên mái nhà, ngọn cây me đập từng cơn vào cửa sổ. Cô gái đứng sững giữa căn phòng, ngơ ngẩn, phân vân.

- Em không cần tiền sao? - Cuối cùng tôi lên tiếng hỏi, phá tan nỗi yên lặng rình rập giữa hai người.

Cô bé nhìn tôi, như không hiểu tôi nói gì.

- Thế sao em lại đến đây?

Ái Duy khẽ chớp mắt, hai giọt lệ rơi xuống. Mắt nàng mầu hạt dẻ với hàng mi cong dày và những tia nhìn kỳ lạ mà ngày xưa tôi chưa từng thấy bao giờ.

Tôi cầm tay Ái Duy dẫn đến bên bàn ăn, lần này là cái cầm tay thân tình của người chủ nhà. Tôi ăn một mình vì nàng cứ ngồi trơ không nhúc nhích.

Lát sau, không chịu nổi, tôi bỏ đĩa, xúc từng thìa thức ăn đút cho Ái Duy, nàng miễn cưỡng, nhai, nuốt, mắt nhìn đăm đăm về phía trước, rồi chợt bật khóc, khóc thật sự như đứa trẻ.

"Mẹ Ơi!", Ái Duy kêu lên, tiếng gọi cổ sơ nhất thốt ra từ mọi nỗi đau, khiến mắt tôi bỗng dưng cay xót. Ái Duy! Bé Ái Duy ngày xưa! Điều gì đã xảy ra với em?

- Em phải đi - cô bé ngẩng mặt lên, dường như hiểu nỗi thắc mắc của tôi.

- Không được. Em ngồi đây, nghỉ một lát. Nhà em ở đâu? Tôi sẽ lấy xe đưa em về.

Tôi biết rất rõ nhà Ái Duy ở đâu, căn nhà sau những tán lá ổi xanh và giàn hoa tỏi tím. Gần mười năm không đến đó, nhưng đường đi tôi vẫn chưa quên. Thế mà đã vờ vĩnh; thì ra tự thâm tâm, tôi cũng sợ Ái Duy nhận ra tôi, tôi vẫn sợ thằng tôi quỷ sứ bây giờ xóa nhòa hình ảnh thần kỳ trong những bức tranh thời thơ ấu của nàng.

"Không... Không, em không về nhà nữa". Ái Duy rụt người lại khi nghe đề nghị của tôi. "Thú thực, em làm tôi chẳng hiểu gì cả, cô bé ạ, nhưng hình như em đang gặp rắc rối. Tôi có thể giúp em được gì không?". Cô bé nhìn tôi từ đầu đến chân như muốn đánh giá lại xem có thể tin cậy con người xa lạ đứng trước mình tới mức nào. Không rõ bộ dạng tôi lúc đó ra sao nhưng Ái Duy dần dần dịu lại, tỳ cằm lên bàn tay.

- Em sẽ kể cho anh nghe - cô bé khựng lại, thảng thốt - nhưng anh đã quen biết gì em đâu? - phút ngập ngừng qua đi, cô bé bắt đầu câu chuyện của mình.

- Này nhé, tên em là...

Tôi khẽ đặt một ngón tay lên miệng: "Suỵt, đừng, em không cần phải nói tên với anh. Anh chưa biết em là ai, và sẽ không biết em là ai ở đâu. Nhưng cứ kể cho anh nghe, anh hứa sẽ tìm cách giúp em".

"Bây giờ nghĩ lại, em không hiểu sao có thời kỳ em sống bình an phẳng lặng như thế. Em có trường học, bạn bè, những kỷ niệm vui, những nỗi buồn, nỗi thiếu thốn xót xa cảm thấy mình thèm có mẹ, thèm được vỗ về yêu thương, nhưng tất cả những vui và buồn, thiếu và đủ ấy đều phẳng lặng, ổn định trong một trật tự đã thành nếp từ thời còn bé. Tất cả chỉ xảy ra khủng khiếp là khi người đàn bà ấy đến gặp em. Lúc bấy giờ đã tan trường, cô ấy đón đường em ngay cổng. Cô ta ném vào mặt em mảnh áo may ô rách như một lời nguyền rủa. Em chịu trách nhiệm gì về mảnh áo ấy? ấy thế mà, từ lời nguyền rủa ấy, cuộc sống em như gãy gập. Em không biết diễn tả cách nào. Em chỉ biết có điều gì đó đã sụp đổ, một trật tự đã đảo lộn. Không bao giờ còn như trước, không bao giờ nữa.

Em quên nói là mẹ em đã mất từ khi em còn nhỏ. Em lớn lên lặng lẽ, cô thì không nghe em nói gì bao giờ, còn ba thì đi mù mịt chẳng mấy lúc có nhà. Ba em rất nghiêm, khắc kỷ, dù vậy em rất yêu ba, gần như tôn thờ... " Bây giờ, Ái Duy đang nằm úp mặt trên giường, cằm tỳ lên hai taỵ ánh đèn dừng lại trên sống mũi thon thon, một nửa khuôn mặt chìm trong bóng mờ. Tôi ngồi trong ghế bành, hút thuốc và nhìn những sợi tóc cô đang trải ra trên mặt gối.

Tự đáy lòng, em cảm thấy mất mát không gì bù đắp nổi từ khi ba em lấy vợ. Nhưng may mắn sao mợ em là một người mẹ kế rất tốt. Vả lại, em đã quá quen với sự cô độc đến nỗi chẳng còn thấy buồn chán nữa. Ở trong nhà em hòa thuận hiếu lễ và cô đơn. Mỗi bữa ăn em vẫn nói chuyện, vui cười, âu yếm các em, thưa gửi với ba mợ. Rồi những giờ còn lại em ru rú trong căn phòng trên gác, đó là thế giới của em, ở đó em thực sự sống cuộc đời của mình.

Gia đình em vẫn phát triển với những tiện nghi ngày càng phong phú, những tiện nghi tất nhiên là đến bằng con đường chân chính, vì ba em là một người nghiêm trang mẫu mực, đúng đắn đến mức khô khan. Ba em sống nghiêm túc đến nỗi ban khiếu tố ở địa phương đã phải bật cười vì kinh ngạc, rồi sau đó mới bất bình phẫn nộ, khi có tin cô văn thư của cơ quan hô hoán lên rằng ba em đã giở trò chim chuột và định cưỡng hiếp cô tạ Cái tin đó chẳng khác nào một thứ chuyện vừa khó tin vừa không có thực. Ở đời không thiếu những lời vu khống, nhưng không ai có thể vu khống những vị bồ tát. Hành động vu cáo trở lại trừng phạt kẻ chủ mưu: Cô văn thư bị buộc phải xin thôi việc.

Từ đầu đến cuối, ba em không phân trần nửa lời. Ông không thiếu người ủng hộ và bênh vực, khi cần đến. Kể cả mợ em, người làm chứng có giá trị cao nhất. Trước ban khiếu tố, mợ em đã nhận vào giờ xảy ra vụ việc như lời người đàn bà kia tố cáo, ba em ốm nghỉ ở nhà, và chính mợ đã điện thoại mời bác sĩ đến thăm bệnh. Làm sao ông có mặt một lúc hai nơi được? Tất cả trôi qua như một bài toán đơn giản, và tưởng chừng rồi sẽ chẳng còn ai phải nhớ.

Nhưng một chiều, người đàn bà ấy đón em trước cổng trường. Em suýt không nhận ra cô ta, vì cô ta đã gầy tọp đi, hai gò má nhô cao, tóc xõa rũ rượi. Cô ta có bốn đứa con và hiện nay không có việc làm nữa.

Người đàn bà nhìn em, đôi mắt chết, và rút ra một mảnh vải. Đó là một mảnh may ô bị xé toạc, có chữ đầu tên ba em thêu trên đó. (Ba em thường đi công tác nên em đã đánh dấu tất cả quần áo của ông để tránh lẫn lộn).

Em cầm mảnh vải nhận ra dấu hiệu ngạc nhiên:

- Tại sao cô xé áo của ba tôi... Nhưng lúc nào? "Lúc ông ấy nằm trên bụng tôi". Giọng nói lạnh lẽo của người đàn bà vang lên bên tai em. Em lặng người đi như hóa đá. Em biết cô ấy đã thua trận, ngã gục, bây giờ cô ta căm hận và báo thù.

Khi em về đến nhà, ba em không có ở đó. Em đến bên mợ. Mợ đang thử cái máy may mới muạ Em đặt mảnh áo xuống bên mợ, lặng lẽ. Mợ quay nhìn, rồi cau mày yên lặng. "Con điên sao?". Lát sau mợ hỏi và nhìn em. Cái nhìn cho biết là bà đã hiểu và không cần giải thích gì thêm nữa.

"Con điên sao". Câu hỏi của mợ làm em không biết vịn vào đâu mà lần nữa. Lẽ nào là điên rồ, cái nguyện vọng muốn biết sự thật về những gì thân thiết nhất của đời mình? Bất giác em nhận ra giọng nói bình thản kia, đã từ rất lâu rồi chính mợ đã hiểu hơn ai hết, ba em là người như thế nào... Em rùng mình, chới với như vừa thụt chân xuống vực sâu...

Trước mắt em, mợ thản nhiên tiếp tục đạp máy. Hình ảnh mợ in trên những vật dụng đắt tiền trong gian phòng. Mợ đã có đủ để không cần thắc mắc gì thêm cả. Còn em, em không cần gì cả, em cần ba em. Nhưng làm sao em có lại ba như vẫn từng đã có? Làm sao sự phẳng lặng trở lại? Làm sao yên tâm và hy vọng? Làm sao...

Em gập người lại, lảo đảo, muốn nôn mà không nôn được. Mợ em ngẩng lên, nhìn thấy em giật mình:

- Con ốm à? Mợ hỏi.

Em lắc đầu:

- Không. Con không muốn sống trong cái nhà này nữa.

- "Ái Duy!". Mợ kêu lên, vừa lo lắng vừa tức giận.

"Con không muốn sống trong cái nhà này nữa." Em nhắc lại và nấc lên nhưng em không khóc. Như một người lên cơn động kinh, em thấy chân tay co giật. Mợ em nhào vào phòng ngủ. Bà đi gọi điện thoại cho ba em. Trong trạng thái kích động mãnh liệt, em đi thẳng ra đường, hai tay không cầm một thứ gì tùy thân.

Những con đường. Những con đường nhảy múa trước mắt em. Xe cộ, cây cối, người qua lại. Những con đường!

Em đi, đi hoài, không nghĩ ngợi. Một cái gì đấy đã rạn vỡ, không thể hàn gắn được nữa. Một thế giới đã sụp đổ không còn nơi nương náu.

Đêm lạnh, phố vắng. Em dần dần nhận ra mình đói, rét, mỏi mệt và nếu cứ đi tiếp mãi em sẽ thành một trong những người điên lang thang của thành phố này.

Em ngồi xuống chiếc ghế đá bên mé công viên. Một chiếc xe máy rà lại. Em nhìn một lúc mới nhận ra một người đàn ông đang cúi xuống:

- Lên đây, anh chở đi. Chết cóng bây giờ.

Em không nhớ sau đó em và anh ta đã nói những gì. Em chỉ nhớ trong trạng thái mê muội tê cóng, mình đã lên ngồi sau xe.

Lúc đến căn phòng này, em bắt đầu thấy sợ. Hình như có điều gì khủng khiếp sẽ đến. Nhưng em không thể ra khỏi trạng thái rũ liệt. Anh ta pha cho em một cốc chanh nóng nhưng em chỉ hớp được một hớp. Thấy vậy, anh ta ra khỏi phòng, khóa trái cửa lại.

Dần dần, em hơi tỉnh lại, bắt đầu nhớ ra mình đang ở nơi đâu. Giữa lúc đó em nghe tiếng người lên thang, và anh đến...

Ái Duy ngừng kể. Trời tối mịt mùng trên ô kính chắn gió.

Cô bé kiệt sức. Lúc kể xong, cả người cô rung lên, mái tóc dài úp sát xuống gối. Tôi ngồi yên trong ghế bành. Không biết làm gì, cũng không biết nói gì.

Trên giường, Ái Duy nằm yên, lịm dần trong giấc ngủ. Những ngấn nước mắt còn đọng quanh mi.

Đêm ấy tôi ngủ trên tấm drap trải giữa sàn nhà, cuộn mình trong chăn. Đêm yên tĩnh, tôi nghe tiếng thổn thức trong cơn mơ ngủ thỉnh thoảng dội lên từ lồng ngực cô gái trẻ thợ Hình như tôi đã từng cảm thấy nỗi đau đớn ê chề này hơn một lần trong đời. Tôi đã cảm thấy như thế vào ngày Cầm bỏ đi sau khi bĩu cặp môi khinh khi tuyệt đẹp trên tình yêu thần thánh của tôi ngày đó. Tôi đã đau đớn nằm trên cái sàn nhà này - lúc ấy còn trơ trụi chưa hề có dấu vết những vật dụng xa hoa - Nằm, tự nguyền rủa và muốn hủy diệt cả cuộc đời bất lực của mình. Rồi chợt bản năng sinh tồn trỗi dậy, tôi ra đi, lột xác, vứt bỏ những niềm tin, chấp nhận những con đường ngắn nhất để có quá hơn những gì Cầm đòi hỏi. Khi cuộc sống đã đầy ắp thú vui vật chất, tôi khoái trá nghĩ sẽ có ngày Cầm ao ước trở lại với tôi và lúc đó tôi sẽ quay lưng để làm nhục nàng. Nhưng nàng không quay trở lại, bao năm nàng không trở lại. Dần dần, lòng căm thù nguôi ngoai, nghĩ đến Cầm tôi chỉ còn một cảm giác mơ hồ không vui không buồn. Đôi khi tôi cảm ơn nàng đã khiến tôi đủ sức mạnh để thay đổi số phận mình - đúng thế, lòng căm hận có khi còn mạnh hơn cả tình thương yêu. Nàng đã cho tôi một số phận khác và biến tôi thành một con người khác. Bây giờ tôi không căm ghét nàng nữa vì lẽ giản dị: tôi đã trở thành giống như nàng.

Bây giờ, cạnh tôi là một cô gái mười sáu tuổi thất vọng. Thế giới thần tiên của tuổi thơ tan biến: một thế giới khác, nham nhở, ti tiện hiện ra. Hôm nay cô bé ngạt thở, vùng vẫy. Ngày mai cô sẽ thở quen không khí ấy, thậm chí không thể thiếu nó. Cũng như tôi bây giờ...

Suốt trong đêm, ánh mắt ma mị của Cầm cứ xoáy vào tôi, cám dỗ, xúi giục, khêu gợi một điều gì vốn có từ trong bản năng của đàn ông. Tôi nhổm dậy, đến ngồi cạnh Ái Duỵ Đôi mắt nhắm nghiền mệt mỏi. Gò ngực thiếu nữ phập phồng dưới lớp chăn. Tôi rít thuốc liên tục, rồi đứng dậy đưa cái giường xếp nhỏ ra hành lang, cùng với chiếc chăn bông đương đầu với đêm lạnh.

Đêm lặng yên, lặng yên đến không thể nào chịu được.

*

Sáng mai tôi tỉnh dậy. Tiếng lá ngoài kia rì rào: hình như hôm nay trời ấm hơn.

Cửa phòng mở hé. Tiếng nhạc nho nhỏ phát ra từ chiếc Cassette ở đầu giường: "Chuông thanh thanh, chuông thanh thanh, chuông giáo đường thanh thanh... ". Thấy tôi bước vào. Ái Duy đang ngồi hát theo tiếng nhạc chợt dừng lại, mỉm cười. Đó là lần đầu Ái Duy cười với tôi từ hôm qua đến giờ. Trong nụ cười thấp thoáng vẻ hoàn hồn, tin cậy và tôi biết đó là phần thưởng đền bù cho một đêm không ngủ.

- Bây giờ em mới nhớ, hôm nay là Nôen.

- Vâng. Hôm nay, nếu em đồng ý, anh sẽ đưa em đi chơi để nhìn trời đất Giáng sinh.

Ái Duy nhìn tôi như dò xem trong lời đề nghị ấy có gì đáng sợ không.

- Em đừng ngại. Anh hứa không làm cho em sợ hãi đâu... Anh xin em, mình không thể ở đây lâu hơn được. Sẽ có người đập cửa như hôm qua ấy.

Điều đó hoàn toàn là thực, vì những thằng bạn phóng đãng của tôi đâu có để lỡ dịp tụ tập vào một ngày rảnh rỗi như thế này. Mặt Ái Duy xanh rờn: "Vâng, vâng, em sẽ đi". Tôi mỉm cười: sự tình cờ đã đẩy tâm hồn trẻ con dễ thất vọng mà cũng dễ tin này về phía tôi, và chốc lát tôi biết mình đã từ gã hoang đàng biến thành tay hiệp sĩ. "Được rồi, anh sẽ cố gắng làm cho ngày hôm nay không buồn tẻ, nhưng ta phải giao ước nhé: hôm nay ai cũng phải vui, không ai được nhắc đến chuyện buồn. Ngày Chúa ra đời mà!".

Hai chúng tôi thỏa thuận với nhau và ngồi vào điểm tâm, với món mì cua muôn năm của anh chàng độc thân. Ái Duy nhìn lên bức chân dung của Cầm. Cái nhìn ngây thơ của cô bé như bị hút vào ánh mắt mê hoặc của nàng tiên cá trong tranh.

- Ai đấy anh?

- Người đàn bà của đời anh đấy. Em hãy nhìn thoáng qua thôi, nhìn lâu sẽ bị hớp hồn, giống như anh ngày trước.

- "Em thấy sợ" - Ái Duy nói. "Có cái gì ma quái ấy, anh ạ".

- Đúng, nàng là ma, ở đấy quá lâu nàng đã biến thành ma quỷ. Em không tưởng được đâu. Những đêm trăng hắt vào, nàng lè lưỡi ra dài hàng thước. Từ trong giường nhìn ra, anh ớn lạnh, cô độc đến xây xẩm mặt mày.

Ái Duy mở to mắt nhìn tôi như muốn hỏi xem đùa hay thật. Rồi cô bé trầm ngâm nhìn chân dung thiếu phụ, mặt thoáng vẻ phân bì trẻ thơ:

- Anh... anh đã yêu cô ấy nhiều lắm, phải không?

Tôi gật đầu. "Đẹp quá. Chắc anh không bao giờ quên cô ấy". Bỗng dưng tôi thấy buồn cười: "Anh cũng không biết. Có thể là thế". Không, hình như tôi đã không hề nghĩ gì về Cầm. Tôi đã quên nàng từ rất lâu, những nhức nhối cũng đã quạ Nhưng nàng vẫn còn đó mãi mãi vẫn còn đó, trên từng vật dụng xa hoa bừa bãi, trên gối chăn hàng đêm xê dịch trong cuộc truy hoan, trong sự trống rỗng chán chường gậm nhấm đời tôi!

Chiếc Bonus chạy như mũi tên lao trên đường. Ái Duy ngồi sau, tôi chỉ nghe thoang thoảng tiếng nói, hình như cô bé hỏi tôi tại sao lại dùng cái xe to kềnh càng như thế này.

- Xe này theo kịp cả ô tô, Ái Duy ạ.

- Để làm gì?

- Để làm gì à? Anh không biết. Có lẽ để thỏa mãn lòng háo thắng. Cái đó quỷ quái và mạnh mẽ lắm, em ạ. Không có điều đó, chắc cuộc sống của anh chẳng còn gì.

Như để chứng minh điều vừa nói, tôi cho xe vọt chạy lên. Những cây xanh hai bên đường như giật lùi mờ thoáng. Vài chiếc ô tô cũ rỉ rả bên đường tụt về phía sau. Ái Duy cười, tiếng cười trong như thủy tinh. Đúng là trẻ con, khóc đấy rồi cười đấy. "Sợ không? Có sợ thì ôm lấy người lái nhé". Tôi cho xe phóng nhanh hơn nữa, tốc độ chóng mặt. "Không!" Cô bé bướng bỉnh trả lời. Xe phóng nhanh hơn nữa. "Không! Không!"... Tiếng Ái Duy reo trong gió, rồi một lát, tôi thấy bàn tay nhỏ mềm bám nhẹ vào vai mình: "Em chóng mặt quá". Tôi cười thành tiếng, tiếp tục phóng xe. Ái Duy kêu to: "Em sẽ buông tay ra. Em té xuống cho mà xem". Tôi sợ, đầu hàng, cho xe chậm lại. Sau lưng tôi, Ái Duy đấm thùm thụp, trách móc. Bỗng nhiên tôi cười vang, nghịch ngợm như chú học trò nhỏ.

Bãi cỏ dưới chân đồi Thiên An xanh ngắt, những cây thông non ẩn mình lấp ló dưới thung lũng đầy sương.

- Sao đến đây hở anh?

- Thì em đã chẳng bảo là đến bất cứ đâu cũng được. Đã lâu lắm anh không đến chỗ này. Sáng nay, lúc đi cùng em trên đường, tự nhiên anh thấy nhớ cảnh cũ.

Thuở còn đi học, tôi thường đến ngọn đồi này, có lúc là để yên tĩnh ôn thi, có khi để mượn những cuốn sách rất xưa ở thư viện của nhà dòng. Lâu lắm rồi, tuy vẫn ở trong thành phố, tôi không trở lại. Bây giờ tôi ngồi đây, trên chiếc áo mưa trải rộng, Ái Duy nằm sấp, chiếc áo gió đỏ thắm vẽ một vệt mầu tươi sáng trên cỏ xanh.

Vẻ mặt Ái Duy khiến tôi nghĩ cô bé đang sống trong mợ Và lạ thay, tôi cũng có cảm tưởng như thế: một giấc mơ bất ngờ, kỳ lạ.

"Hình như em đã đến đây nhiều lần, khi còn nhỏ". Ái Duy vừa nói vừa chăm chăm nhìn xuống hồ Thủy Tiên. Đôi lông mày đen, cau lại như muốn đào sâu vào trí nhớ:

- Đúng, đúng rồi! ở đây có một mặt hồ tròn và bên kia là tu viện... Khi còn nhỏ, em đã nhìn, và tưởng tượng tới tòa lâu đài và mặt hồ bằng gương trong chuyện Chú lính chì... Tôi gõ gõ lên mái tóc Ái Duỵ Đúng, tôi cũng vừa nhớ lại đã có lần dẫn cô bé học trò lên đây, thuở đó Ái Duy còn thích ngậm ô mai. "Em đã đến đây với một người... "Ái Duy bỗng thở dài. Tiếng thở hòa tan vào cơn gió đang xì xào quanh mặt hồ rồi mất hút trong thung lũng thông. "Bây giờ em không còn hình dung được mặt mũi người ấy nữa. Thế mà thuở đó đọc truyện cổ tích, em luôn thấy các hiệp sĩ và các hoàng tử có đôi mắt và miệng cười giống hệt anh ấy... ".

Ái Duy dừng lại, bứt một bông cỏ, chúm môi thổi vào nhị hoa.

- Bây giờ anh ấy đâu rồi - Tôi hỏi.

- Em không biết. Lâu lắm rồi, tự nhiên em lại nghĩ đến. A! Nếu mà anh ấy vẫn còn ở nhà, có lẽ hôm qua em sẽ không ra đi.

Vẻ mặt Ái Duy rũ ra, buồn bã.

- Thôi đừng nói chuyện đó nữa. Em làm tôi phật lòng ghê gớm lắm đấy.

- Vì sao?

- Nếu hôm qua em vẫn ở nhà, hôm nay tôi chẳng được biết em. Giờ đây em không vui sao. Hãy nhớ lời giao ước đấy nhé!

Ái Duy vội vã trả lời: "ồ! Không, không, vui chứ".

- ít ra tôi cũng dễ thương gần bằng ông anh hoàng tử của em ngày trước.

Ái Duy nhìn tôi chăm chăm:

- Anh chẳng giống gì anh ấy đâu. Anh ấy nghiêm và hiền. Anh ấy cũng không có ria mép...

- Khó gì ria mép. Có thể nơi nào đấy ông anh của em bây giờ cũng đã để ria mép, không chừng cả râu quai nón nữa.

Ái Duy phá ra cười: "Nhất định không có đâu, những người hiền lành không có râu".

- Nghĩa là anh dữ tợn lắm?

Ái Duy lắc đầu: "Đến bây giờ em cũng chẳng rõ anh là người thế nào?".

- Thế sao em lại dám đi cùng tôi?

- Em cũng không biết, nhưng em linh cảm, nhất định anh không phải là ma quỷ.

Câu nói giản đơn của nàng, không hiểu sao, làm tim tôi se thắt.

Ái Duy đứng dậy, chạy xuống lòng thung lũng, cúi nhặt những trái thông rơi rải rác trên mặt cỏ. Mầu áo đỏ phấp phới sau những tán thông xanh.

Tôi chầm chậm bước theo sau cô bé, tay cầm điếu thuốc cháy dở và nhận ra mình đã qua cái tuổi có thể chạy nhảy hồn nhiên trên cỏ. Ái Duy đang chập chờn trước mắt. Qua hết bờ dốc cô bé tìm thấy một ngôi mộ cũ nằm lẻ loi bên sườn đồi và ngồi thụp xuống sau thành mộ.

Thấy rất rõ chỗ nấp ấy nhưng tôi cũng giả vờ đi quanh tìm kiếm và gọi to:

- Bé ơi! Bé ơi!

Một tiếng reo dài, hai bàn tay nhỏ bịt lấy mắt tôi, tinh nghịch. Chúng tôi ngồi bên nhau trên bức thành quanh ngôi mộ, chân buông thõng chạm đầu vào những ngọn cỏ ngũ sắc...

"Tội nghiệp cho ai nằm đây, ngày đêm chỉ có một mình". Ái Duy nói, bứt những cánh hoa ngũ sắc tung về phía nấm mộ. Chợt cô bé ra chiều tư lự: "Nếu bây giờ đột ngột động đất chẳng hạn, hai anh em mình sẽ vĩnh viễn nằm lại nơi đây".

- Anh chắc như vậy sẽ hạnh phúc lắm. Ở dưới ấy mình sẽ không cô đơn.

Tôi định nói: "ít nhất cũng dễ chịu hơn khi nằm cạnh em lúc còn sống", nhưng kịp dừng lại vì thấy dường như lời đùa cợt ấy ẩn chứa chút xíu đểu cáng. Tôi ngập ngừng, im lặng rồi chợt ngạc nhiên vì sự đàng hoàng của mình.

Bây giờ Ái Duy đang say sưa bứt bông cỏ gấu tết lại để chơi trò đá gà. Cô đưa cho tôi một cọng, tôi ngẩn người:

- Làm thế nào đây nhỏ, từ lâu anh quên cái trò này mất rồi.

"Thế này... Thế này nhé... " Ái Duy loay hoay gài hai bông cỏ vào nhau. Mắt cô bé chăm chú nhìn, rồi chợt ngẩng lên sáng trong mầu hạt dẻ. Một chút nắng mùa đông long lanh trong ánh mắt thỏ con.

- Sao thế anh? Ái Duy hỏi, bỡ ngỡ.

Mặt tôi lúc ấy có lẽ thoáng vẻ ngây dại, buồn và hạnh phúc.

- Anh cũng không hiểu. Tự nhiên anh nhớ thời còn nhỏ, bắt dế, trèo cây, tắm sông, nghịch nước. Hình như em vừa đánh thức tất cả trở dậy trong anh, chúng nằm ngủ quên đâu đấy. Lâu quá anh bận rộn đến tưởng như mình không có quá khứ.

- Anh nói leo cây làm em cứ nhớ hồi còn nhỏ ngoài vườn nhà có cây ổi lớn. Em cứ mơ leo lên mà người lớn cấm ngặt. Thế là em vẽ em và anh Thắng đứng trên cành ổi. Rồi em cho vào cả hai những cặp cánh thật dài.

- Để làm gì? Tôi tủm tỉm cười, mắt chợt rất cay.

- Đề phòng khi có ngã mình sẽ bay lên, thật dễ sợ nếu ngã từ trên cao xuống mà không có cánh.

- Người có cánh đâu, em?

- Vậy mới khủng khiếp. Làm sao hở anh?

- Có hai cách. Một là ngã chết, hai là chấp nhận tình trạng chênh vênh đang sống, thay đổi dáng kiểu người. Hóa thân làm một chủng loại gì đó có thể lắt lẻo ở mọi độ cao. Dần dần sẽ quen, sống béo tốt, vui tươi, giàu có nữa.

- Em không hiểu.

- Hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng thôi, bé hãy trở lại chuyện ngày còn nhỏ...

Ràn rụa nước mắt, Ái Duy úp mặt vào vai tôi, và tôi khẽ đặt tay lên mớ tóc tơ vuốt nhẹ như vỗ về đứa trẻ.

Trên đường về, chiếc Bonus lao theo những con dốc dài. "Nhanh lên anh, nhanh lên!" Ái Duy kêu lên và cười, tiếng cười lạ lùng trong như thủy tinh. Tôi nhún vai: chiếc xe bốc lên, lao như xé gió.

- Nhanh lên nữa! Nhanh lên!

Giọng cô bé tinh nghịch, hối hả. Hai cánh tay quàng quanh người tôi, cái đầu nhỏ áp vào lưng áo. Tình huống bất ngờ làm tôi hơi bối rối "Sao? Hết sợ như hồi sáng rồi hả? Nhanh thế này được chứ?".

"Được" một tiếng thoáng bên tai, rồi chợt mắt tôi tối sầm. Hai bàn tay Ái Duy vừa bịt lấy mắt tôi, chiếc xe loạng choạng. Tôi thắng gấp, xe nẩy bật, quay tròn. Một tiếng "rầm" rùng rợn trên mặt đường, tôi không còn biết gì nữa... gì nữa.

*

Tôi cũng không nhớ sau đó người và xe làm cách nào về đến nhà. Buổi chiều, tôi lục tìm thuốc tím và mấy lọ nước khác để lau chùi những vết trầy kéo dài trên mu bàn tay và đầu gối. Không hiểu sự may mắn nào đã giúp chúng tôi thoát chết, hoặc ít ra cũng không bị thương trầm trọng.

Ái Duy nằm yên lặng lơ mơ trong ghế bành. Chiếc áo gió mầu đỏ toạc một đường dài. Tôi bực bội phát cáu vì câu chuyện gặp gỡ tình cờ đã suýt biến thành một trò chơi trí mạng. Nén cảm giác đau thương, tôi bảo:

- Ngốc là sự tìm cách hủy diệt mình, em bé ạ. Chẳng giải quyết được gì cả, Hèn nhát! Anh không bao giờ muốn chết.

- Thì anh đã chẳng bảo chết nằm bên em là một hạnh phúc. - Ái Duy bướng bỉnh trả lời.

- Đừng có ngụ Kinh nghiệm đầu tiên mà mọi người con gái phải có là đừng bao giờ tìm cách kiểm chứng lời nói của đàn ông - Tôi nói thêm với giọng pha trò để không khí đỡ căng thẳng - những lời ấy thuộc phạm trù thi ca, không thuộc phạm trù khoa học.

- ít ra, nhờ vậy bây giờ em mới hiểu ra điều đó.

Tôi nhún vai, lắc đầu, không nói nữa.

Tối hôm ấy, sau bữa ăn tối, tôi đưa cái giường xếp nhỏ ra hành lang. Bên trong Ái Duy chuẩn bị đi ngủ. Qua khung kính mờ, bóng cô gái ngã xuống kéo dài. Cái bóng đang chải tóc.

Đèn tắt. Một lát. Rồi ánh sáng trở lại, hắt qua ô thông hơi. Cửa mở. Ái Duy bước ra, ngồi xuống mép giường, mắt mở ro, tay rụt rè nắm lấy tay tôi.

Nằm yên, tôi nhìn cô bé. Không hiểu sao, giờ phút này lòng tôi bình thản lạ.

- Có chuyện gì nữa, bé?

- Em đang nghĩ đến ngày mai. Anh khuyên em nên thế nào?

- Về nhà. Xem như không có chuyện gì xảy ra. Đi học, đi chơi, nếu thích thì trèo cây, bắt bướm v.v...

- Không thể được. - Ái Duy thở dài, một tiếng thở buồn thương.

- Được. Và phải như thế nào. Khi những bức xúc qua đi, em sẽ trở lại bình thường.

- Anh lại nói như thế sao? Với em, không bao giờ có thể như trước nữa.

- Đó chỉ là một bước để trở thành người lớn, chỉ có thế thôi. Em tưởng em có thể làm trẻ con mãi sao? Chẳng quan trọng gì cả, rồi em sẽ hiểu ra và chấp nhận.

-Không, không thể được. Ái Duy òa lên khóc.

"Không, em muốn ở lại đây. Em không thể trở về. Hãy cho em ẩn náu một nơi không có giả dối, không có nhơ nhuốc". "Không có một nơi nào như thế cả". Tôi muốn hét vào tai nàng điều đó. Nhưng làm sao cho nàng tin. Ôi! Ái Duy, những ảo tưởng đầu đời của tôi!

- Anh ơi, tuổi thơ của em đã chấm dứt rồi. Em muốn ở lại đây, ngày ngày em sẽ cọ sàn và nấu ăn. Rồi em sẽ chiên bánh phồng tôm...

Ái Duy nắm cả hai tay tôi. Run run tôi đứng dậy, nhẹ nhàng đẩy cô bé ra. Nhưng cô không buông, và từng bước, chúng tôi đến gần lan can.

Sao đầy trời. Mầu đen tím huyễn hoặc phủ xuống thế gian. Lặng yên, lặng yên mênh mông, chỉ có tiếng Ái Duy thì thầm: "Không hiểu sao anh ạ, lúc này em thấy anh giống như anh Thắng của em hồi xưa vô cùng! Hãy để em ở lại đây. Em yêu anh".

Không hiểu vào giờ phút thốt ra mấy tiếng thiêng liêng ấy, cô bé có hiểu mình đang nói gì không? Tôi đứng trân người, chết điếng, xao xuyến vì sự thử thách quái ác đó. Mái tóc cô bé dịu dàng áp vào vai tôi, mùi thơm thiếu nữ làm tôi ngây ngất.

Nhưng tôi trấn tĩnh được. "Bé, bé biết không, anh vẫn nghĩ tìm kiếm sự thanh khiết tuyệt đối là dấn thân vào cuộc hành hương không tới đích. Nhưng không hiểu sao hôm nay... Hồi nhỏ, anh từng kể chuyện một gã ác độc suốt đời toàn chém giết, chỉ duy nhất một lần hắn đã cứu được một con nhện. Khi chết, y xuống hỏa ngục và lúc sắp bị thiêu cháy thì một sợi dây nhện từ trời buông xuống kéo hắn ra khỏi âm tỵ Anh có linh cảm rằng sau này khi anh chết, nếu có gì cứu rỗi được anh, đó chính là cái đêm này.

Ái Duy nhìn xoáy vào tôi, đôi mắt ngây dại dưới ánh sao. - Nghĩa là thế nào, hở anh?

- Nghĩa là thế này, giả dụ đúng là em yêu anh, giả dụ có một điều gì đó giữa chúng ta... Điều đó, bé ạ, nếu là chuyện nghiêm túc, thì lúc này anh chưa dọn mình để đón tiếp nó.

Ái Duy sững người một phút, rồi lùi lại:

- Như thế nghĩa là em phải ra đi?

- Này nhé! Sáng mai, anh sẽ đưa em đến một ngã tư mà anh biết rõ từ đó em có thể đi bộ về nhà trong năm phút. Đừng ngạc nhiên. Em sẽ về nhà, xin lỗi mọi người, sống bình thường như chẳng có chuyện gì xảy ra. Em hãy yên tâm quên hết những gì xảy ra hôm nay; anh hứa với em rằng chỉ có một mình anh biết, mà anh lại không hề rõ em là ai, tên gì, ở đâu. Rồi một ngày kia chính anh cũng chẳng còn nhớ nữa.

Ái Duy vẫn đứng lặng. Hai con mắt nàng nhìn tôi, đôi mắt mầu hạt dẻ, lần đầu tiên tôi thấy trong ánh nhìn ấy một vẻ ai oán đến não lòng.

- Em không hiểu vì sao lại phải cẩn thận đến rắc rối như thế. Nhưng thôi, điều đơn giản nhất thì em hiểu rồi: anh không cần có em... Em sẽ đi, đúng như lời anh khuyên - Bỗng nhiên cô bé nghẹn ngào run rẩy: "Bây giờ anh đến đây... ".

Ái Duy ngước mắt lên, mắt nhắm nghiền. Tôi đặt hai tay nhẹ nhàng quanh vai cô bé, "Hãy hiểu cho anh. Sau này em sẽ hiểu". Tôi nhủ thầm và khẽ hôn lên trán cô bé, cái hôn của người anh dành cho đứa em bé nhỏ.

Nhưng Ái Duy mở choàng mắt, lắc đầu, quàng hai cánh tay mảnh dẻ vào cổ tôi. Rồi nàng quả quyết níu đầu tôi xuống và hôn vào môi tôi, cái hôn đầu đời như một thứ lễ vật ngọt ngào. Bây giờ thì tôi không cưỡng lại những lời ru dỗ ngọt ngào của trái tim mình được nữa...

Đêm lặng yên, lặng yên bất tận. Chợt một hồi chuông từ trời cao thánh thót vang ngân. Đã nửa đêm, giờ Chúa ra đời.

*

Lại một sớm mai tràn vào hành lang hẹp qua những ô thông hơi. Tôi tỉnh giấc và nghe tiếng nhạc vọng từ Cassette: "Nghe kể chuyện ngày xưa, có một nàng công chúa... ".

Rửa mặt, thay áo xong, tôi bước vào phòng.

Cửa mở! Chăn bông nằm nửa trên nửa dưới, chéo chăn phết mặt sàn gạch hoa. Trên gối vẫn còn chỗ trũng xinh xinh, mấy sợi tóc tơ còn vướng lại.

Ái Duy đã đi rồi, lặng lẽ, đột nhiên như khi nàng đến. Tôi nhào ra phía cửa sổ, nhìn xuống đường. "Ái Duy, Ái Duy!"

Tự nhiên trong tôi trào lên một ước muốn xót xa được thấy lại khuôn mặt cô bé. Tôi định xuống lấy xe lao ngay đến căn nhà ấy, căn nhà có những cây ổi vươn cành ra tới bờ thành. Nhưng không hiểu sao tôi dừng lại... Hãy chờ một thời gian để lắng xuống những xôn xao của cơn bão. Có thể tất cả cũng chỉ là ảo giác như thế...

Mười ngày sau, khi biết cơn bão ấy không bao giờ qua đi, tôi tìm đến ngôi nhà, ngỡ sẽ gặp cô bé đi học về, áo trắng và cặp sách ôm trước ngực.

Bà cô nghễnh ngãng ra mở cửa. Bây giờ bà già quá mức tôi tưởng tượng, đét như một cành củi khộ Khó khăn lắm tôi mới hỏi thăm được và bà trả lời rằng Ái Duy không trở về nhà. Gia đình tìm kiếm khắp nơi, vẫn bặt tăm.

Năm sau, cũng vào dịp Noel, tôi đến một thành phố khác nhận công việc làm ăn và được mời dự dạ vũ ở nhà một người bạn. Phòng nhảy mờ ảo dưới ánh đèn lác đác trên cây thông rực rỡ. Đang ngồi trước ly rượu, chợt tôi giật mình vì thấy một đôi trai gái cặp tay nhau bước vào. Người con trai còn trẻ nhưng khá mập, bụng đã phát triển quá mức. Cô gái mặc jupe đỏ thời trang lưng hở rất thấp, bộ ngực nhô lên rụt rè dưới cổ áo rộng. Trời ơi, đấy là Ái Duy!

Ái Duy! Nhưng sao nàng thay đổi nhiều quá thế? Nàng quay cuồng theo điệu nhạc, đôi môi son mầu cánh sen thời thượng. Ái Duy... Tôi dụi mắt, nhưng đúng là cái răng khểnh khi cười, cái cổ cao mảnh khảnh, không bao giờ tôi quên.

Nhạc dừng. Tôi đến gần bên gốc thông. Gã con trai đặt một tay lên khoảng thịt da mát mẻ sau lưng cô gái. "Ái Duy", tôi gọi khe khẽ, một lần, hai lần. Nàng không nhúc nhích. Lẽ nào em đã quên cả tên của mình rồi ư?

Chợt người đàn ông thầm thì điều gì, chỉ tay về phía cửa. Cô gái quay nhìn nghiêng nửa người lại, và tôi bàng hoàng nhận ra: cô ta không có vết son dưới cổ. Không phải Ái Duy!

Đêm hội tan. Tôi trở về khách sạn, lòng bồn chồn vì vui mừng lẫn tiếc nuối. Ái Duy! Bây giờ em ở đâu? Biết đâu chừng, ở nơi xa xôi nào đấy em chẳng đang phấn son quay cuồng trong tay gã đàn ông không quen biết? Nếu thế thì em sẽ nghĩ gì về tôi, về điều thiện còm cõi mà tôi đã nói với em đêm em cầu xin tôi giữ em lại, và tôi đã quay đi, mặc em lăn xuống dốc cuộc đời!

Cứ thế, tôi nằm chong mắt trong đêm yên lặng. Lúc ánh sáng mai lờ mờ hiện ra qua những ô kính trên cao, tôi chợt thầm nghĩ: Không, mãi mãi Ái Duy vẫn là Ái Duy! Mãi mãi vẫn là em của đêm ấy, chính em đã ra đi để khẳng định niềm tin của mình, bất chấp những lời tôi khuyên nhủ. Ở con người mảnh khảnh nhỏ nhoi ấy là sức mạnh mãnh liệt không tàn lụi...

Ái Duy, ngọn lửa nhỏ của tôi, bây giờ em ở đâu?

Hết