Chương 1
Tần ngần khá lâu, tay Khoa vẫn chưa dám nhấn vào chuông gọi cổng, có một cái gì đó e dè, ngần ngại trong anh. Bởi nơi anh tìm đến để nhờ vả theo lời trăn trối của mẹ là một biệt thự sang trọng, kín cổng cao tường. Nếu như họ … từ chối thì sao đây? Có lẽ không nên vào thì sẽ dễ chịu hơn. Nhưng chân ướt chân ráo, với túi nhỏ hành lý trên vai, Khoa đã đến tận nơi này, biết sẽ phải sống làm sao đây? Và còn cả lời hứa cùng mẹ lúc lâm chung nữa? Khoa cảm thấy thật là trơ trọi, bơ vơ, không ai thân thuộc, trong khi túi chỉ còn vỏn vẹn mười mấy ngàn đồng. Khoa chặc lưỡi để tay vào nút ấn chuông, nhưng rồi lại thẫn thờ buông xuống, cúi thấp mặt khẽ mím môi quay bước. Bởi vì Khoa sợ, rất sợ sự lạnh nhạt hờ ơ, đi kèm theo ánh mắt khinh khi, dè bỉu của người giàu. Có tiếng xe đỗ xịch lại, tiếng một cô gái cất nhẹ nhàng lảnh lót: - Anh … anh muốn tìm ai trong nhà này? - Tôi … - Khoa lúng túng. - Sao không nhấn chuông đỉ Anh đã đứng lâu lắm rồi mà. - Cô thấy à? - Phải. - Cô gái cười nhẹ để lún một đồng tiền duyên dáng bên má phải, giữa làn da trắng hồng như màu sữa. Nghiêng đầu như quan sát anh kỹ hơn – người con trai trước mặt cộ Một túi nhỏ hành trang gọn nhẹ, một mái tóc bồng chải ngược về phía sau để nguyên vầng trán cao thông minh với chiếc mũi thẳng, tạo nên khuôn mặt cương nghị, là một thanh niên đẹp trai, nhưng có nhiều điều còn bỡ ngỡ và quê quê thế nào ấy. Chiếc áo sơ mi sọc nhẹ cũ kỹ vẫn còn sạch sẽ thẳng tắp được cẩn thận bỏ vào quần, càng thêm lịch sự, dễ dàng gây cho người ta có cảm tình với lần gặp gỡ đầu tiên. - Tôi gọi cổng hộ anh nhé. - Cô gái đề nghị. - Dạ, thôi đi. Tôi không cần nữa. - Tại sao vậy? Nếu tôi không lầm thì rõ ràng là anh vừa từ xa đến? - Vâng. Nhưng có lẽ là tôi lầm địa chỉ rồi cũng nên. Xin chào … chào cô - Khoa hấp tấp bước vội đi. - Khoan đã. Theo tôi nghĩ, chắc không phải là anh lầm đâu. Bởi vì từ xa, tôi đã nhìn thấy anh xem lại địa chỉ rất nhiều lần rồi mà. Anh còn ngại gì chứ? Nếu đúng chỗ và có việc cần thì anh vào đi. - Nhưng tôi sợ … - Trong nhà này, mọi người đều rất hiếu khách. Họ sẽ rất là vui khi được tiếp anh. - Tôi … tôi nghĩ… - Vào nhà đi rồi hãy nói. - Cô gái lại cười như động viên anh. Cánh cửa sắt nặng nề đã được mở rộng ra từ lúc nào, mà Khoa thì lúng túng không để ý đến. Tiếng người đàn bà trung niên cất lên chào nhỏ: - Cô Hai mới về. - Ừ. Ba mẹ tôi về chưa chị? - Dạ rồi. Ông bà đang còn chờ cô dùng cơm tối. Hôm nay cô về muộn? - Phải. Tôi có chút việc cần. À, phải. Chị đóng cửa lại hộ tôi và dọn thêm vào bàn ăn một phần nữa nhé. - Dạ. Cô có khách à? Kỹ sư Khanh phải không? - Không. Là anh này nè. - Vậy, mời cậu theo tôi. Người đàn bà nhẹ gật đầu chào. - Vào đi anh. - Tôi hả? - Tôi tôi cái gì chứ? Bộ quên tôi là cô bạn từng hái trộm ổi, cùng bị phạt đòn đau vì chơi trái mồng tơi, làm tay chân lấm lem toàn là màu tím sao Khoa? Giọng cô gái chợt vang lên, chợt trở nên thân ái dịu dàng và theo sau là tiếng cười trong trẻo, nhẹ nhàng, cô tiếp: - Gần mười năm thôi mà. Nhưng dù thế nào, Nhung vẫn nhận ra Khoa chứ. - Cô là … Nhung ư? - Phải. Bộ Khoa thấy lạ lắm sao? Cô gái chu môi, vẻ thích thú. Còn Khoa tròn mắt ngẩn ngơ lẫn vui ra mặt: - Tôi … tôi chịu, nếu như Nhung không lên tiếng. Cô thay đổi mau quá. Cái cô bé hay vòi vĩnh và mau nước mắt ngày nào hình như là đã biến mất khỏi Nhung, để rồi trở nên lạ lẫm như thế nào ấy. - Còn Khoa thì không có lạ thêm chút nào. Vẫn như xưa, chỉ có điều hơi buồn và khỏe mạnh như một lực sĩ có hạng ấy. Từ xa, Nhung đã hơi ngờ ngợ, tới gần, ngắm kỹ lại, Nhung mới dám quả quyết đúng là anh. Thôi, mình vào nhà đi. Ba mẹ Nhung chắc là vui lắm đó. Thật là thân thiện, Nhung kéo nhẹ tay người bạn thời thơ ấu, đi băng qua lối mòn trải đá nhỏ. Đến căn phòng khách sang trọng, Khoa khựng lại, vẻ e ngại. - Nè! Vào đi bạn của Nhung. - Khoa … - Đừng có kỳ cục như vậy nhạ Có tin là Nhung sẽ khóc như hồi còn bé, cho Khoa dỗ nữa không hả? Ở đây, nhất là giờ này, khó mà mong hái được phượng vĩ và chú ve sầu nỉ non lắm đó. - Nhung dọa Khoa: - Nếu làm Nhung giận thì khó đấy, Khoa ạ. Trừ khi tìm được những thứ khi xưa Nhung ưa thích. - Nếu thế thì … Khoa xin chịu. - Sự cởi mở thân thiện của người bạn nhỏ thuở nào đã làm xua tan đi sự e dè trong lòng Khoa, anh mạnh dạn bước thẳng vào trong nhà và đưa mắt nhìn quanh. - Khoa ngồi xuống đi. Sao đứng hoài vậy? Nè! Uống gì, gọi nhé. Để Nhung vào phòng ăn cho ba mẹ biết. - Đừng, Nhung ơi. Hãy đợi cho hai bác dùng cơm xong đã. - Không. Ba mẹ còn đang đợi Nhung và Khoa đấy. Chẳng có gì đâu. Khoa ngồi đợi một tí nhé. Không để cho Khoa kịp phản ứng, Nhung nhanh chân chạy biến vào phòng ăn, nơi mà ba mẹ cô đang ngồi đợi cô trước bàn ăn. Buông tờ báo xuống và nhẹ đẩy gọng kính cho vừa với tầm mắt, ông Hoài Niên ngước nhìn con gái, trầm giọng hỏi: - Con có khách mới à? Sao không báo trước, để chị bếp chuẩn bị chu đáo, dễ coi hơn một chút? - Cảm ơn bạ Nhưng họ tới quá bất ngờ. - Thế là ai vậy hả con? - Bà Niên rời tầm mắt khỏi cuộn len đan dở hỏi. - Đố ba mẹ đấy. Con tin chắc là khi gặp lại họ, ba mẹ sẽ ngạc nhiên lắm đó. - Ái chà! Xem con kìa, vui tươi hớn hở và còn làm ra vẻ bí mật nữa. Đâu nào, họ Ở đâu? - Ông Niên cùng bà đứng lên, rời phòng ăn để đến nơi Khoa đang chờ đợi. Cúi thấp đầu lễ phép, Khoa chào nhỏ: - Thưa hai bác, con xin vấn an. - Cậu là … là … - Ông Niên cau mày như cố tập trung trí nhớ. - Ai vậy Nhung? - Bà Niên nhìn con gái, như chờ đợi câu trả lời. - Mẹ nhìn kỹ một chút nữa đi là biết liền à. - Nhưng mắt mẹ vào giờ này kém quá con ạ. Nói đi cậu trai. Tự giới thiệu đi con. - Dạ, con là … là … - Phải rồi. Thằng Khoa chứ gì. Ông Niên vui ra mặt. - Trời ạ! Mau lớn và vạm vỡ quá, đến mỗi suýt chút nữa, bác không nhìn ra cháu rồi. Nào! Ngồi xuống đi con. Bà nó à! Đăng Khoa đấy, con anh chị Đăng Hải ở Cầu Muối, Sài Gòn đó, nhớ hôn. - Đăng Hải ư? - Phải. Hồi dạo đó, bọn mình cùng quê ở Ba Càng, Vĩnh Long đấy. - Ờ … Thôi, tôi nhớ ra rồi. Hèn chi nào mới nhìn đã ngờ ngợ. Chẳng trách Tuyết Nhung (Tuyết Nhung) nhà ta lại vui mừng như thế. - Bà Niên hớn hở. - Hồi còn nhỏ, hai tụi con chơi thân thiết với nhau lắm, nhưng con luôn bị Tuyết Nhung nhà bác dùng nước mắt khóc nhè để ăn hiếp. - Mẹ này! Toàn là nói xấu con không hà. - Nhung nũng nịu - Lớn rồi, nhắc chi chuyện cũ hoài, làm con quê muốn chết. - Ai bảo con gái mẹ vẫn nhớ mãi kỷ niệm ngày xưa làm gì. - Bà Niên thân ái, tiếp: - Thôi con đưa Đăng Khoa (Đăng Khoa) ra nhà sau, ăn cơm kẻo nguội. - Dạ được. Đăng Khoa! Mình đi. - Con … con xin phép ạ. Khoa đứng lên cúi đầu rất cung kính. Cậu thật sự không ngờ mọi việc lại tốt đẹp hơn là mình tưởng. Gia đình ông Niên đón Khoa như một người thân từ lâu lắm mới gặp lại. Thở phào ra nhẹ nhõm, Khoa từ nhà tắm bước ra, trông anh có vẻ tươi tỉnh và phấn khởi hơn là lúc mới đến. - Xong chưa bạn? - Nhung ân cần hỏi: - Dùng cơm được rồi chứ? - Cám ơn Nhung. - Khách sáo quá đi. - Nhung chu môi, gắt khẽ: - Nói mấy lời đó, khó nghe muốn chết luôn. Bạn bè thân thiết, từ hồi còn nhỏ đã coi nhau như là anh em, mà còn bày đặt màu mè. - Nhưng dù gì thì Khoa vẫn phải ghi nhận từ gia đình Nhung, sự ưu ái thân thương dành riêng cho mình, nhất là … Nhung. - Biết rồi, nói mãi. Nhung háo ăn lắm, nên đói bụng rồi nè. Đi thôi. Cả hai trở lại phòng khách. Sau khi dùng xong bữa ăn tối rất sang trọng, nét mặt Đăng Khoa có cái gì đó bâng khuâng lo lắng lẫn đắn đo đong đầy mắt. Cơn gió đêm xao động, nhẹ nhàng làm lung lay rèm cửa. Bất giác, Nhung nghe được tiếng thở dài buồn bã cố nén của người bạn trai thời thơ ấu. Ngạc nhiên, cô vỗ mạnh vai Khoa hỏi: - Ê! Nhớ nhà hay bồ nhí đó? - Đâu có. - Sao thở dài? - Buồn. - Nguyên nhân? - Nhiều lắm. - Nói ra nghe đi. - Nhung rời ghế, bước lại ngồi gần Đăng Khoa: - Kể coi, vì sao mà buồn? - Tôi … - Đăng Khoa nhìn quanh như sợ ai đó nhìn thấy sự thân thiện của Nhung đối với mình, rồi nhè nhẹ nhích dần ra chừa khoảng cách. - Làm gì vậy Khoa? - Nhung nhăn mặt: - Sợ … ba mẹ Nhung la. - Trời ạ! Có gì đâu mà sợ, cứ coi như mình là anh em đi. Ờ, phải há. Khoa hơn Nhung mấy tuổi? - Năm - Vậy tức là hai mươi sáu? - Ừ. - Vậy anh làm anh, gọi Nhung là em đi. - Hai bác sẽ không bằng lòng đâu, nếu như … - Gì nữa chứ? Nhung tin chắc là ba mẹ Nhung còn vui nữa là khác đó. Khoa không thấy là ba mẹ của Nhung rất là ân cần đối với Khoa sao? Còn nữa nha, có như thế mình mới được tự nhiên hơn. Khoa cứ ở lại đây phụ ba của Nhung lo buôn bán làm ăn. Về lại quê xưa sống với ai, khi Khoa chẳng còn ai là thân thuộc? Ráng làm ăn vài ba năm, rồi Nhung lựa trong số đám bạn gái của Nhung, coi đứa nào dễ thương, dễ nhìn chọn vợ dùm cho Khoa. Chừng đó sẽ vui vẽ thuận hòa, còn gì mà lo nghĩ nữa và cũng làm theo nguyện vọng cuối cùng của mẹ Khoa là gửi gắm Khoa cho ba Nhung. - Tôi … - Ê! Nói nghe nè. - Nhung nhích sát vào Khoa và thản nhiên vòng tay cô ôm lấy gọn bờ vai khỏe mạnh của anh bạn, không chút e dè và ngượng ngập. Cử chỉ thân thiết đó xem ra rất bình thường nơi cô con gái nhà giàu sang này. Bởi hơn ai hết, Nhung đã xem Khoa như anh trai mình. - Hết tuần này, tụi mình xin phép ba mẹ đi Long Hải, sẵn Nhung giới thiệu nhỏ Hoàng Lan cho Khoa. Đẹp lắm đó và rất là đáng yêu nữa. Nè, Khoa! Nhìn kỹ Nhung coi. - Nhung xoay một vòng, tiếp: - Dáng “hoa hậu” đấy, nhưng mà còn thua Lan một bậc đó. Lan là con một ông bác sĩ rất nổi tiếng ở Vũng Tàu này, giàu có lắm. Chịu hôn? - Tôi … - Nói chuyện với Khoa chán thấy mồ. - Nhung che miệng ngáp - Thôi, lên phòng ngủ đi cho khỏe. Mai sáng gặp lại. Chúc ngủ ngon, bạn nhé. Khoa lẳng lặng làm theo lời Nhung như một cái máy. Đầu óc Khoa như đảo lộn rối bời. Hình như ở chàng trai này còn có một cái gì đó chôn kín tận đáy lòng. Vén nhẹ rèm cửa, nhìn bao vì sao nhấp nháy bé tí tẹo trên bầu trời cao lộng gió đêm, một lần nữa Khoa lại trút ra hơi thở dài đến não ruột. Hai mươi mấy tuổi đời đã qua đi trong vô vị cuộc sống. Ngần ấy năm vất vả chật vật bao lo toan, tay trắng Khoa vẫn trắng taỵ Giờ lại còn bơ vơ côi cút. Thân con trai, sức dài vai rộng lại phải nương nhờ sự đùm bọc của gia đình cô bạn thuở ấu thơ. Lắc đầu nhẹ như muốn xua tan đi bớt cái ảm đạm mịt mờ trước mắt. Đêm vào khuya thật tĩnh mịch, Đăng Khoa vẫn còn đứng đó, lặng lẽ như một pho tượng đá. Tự nhiên anh nghe bờ môi mình mằn mặn, một giọt nước mắt lẽ loi rơi … Lần đầu tiên Khoa khóc, kể từ khi sau lúc bà Trân Anh mất đi. Có lẽ Đăng Khoa khóc cho sự bất lực của chính bản thân mình! - Tính sao đây ông? - Bà Niên lên tiếng hỏi, khi thấy chồng nằm dài, gác tay qua trán suy tư nghĩ ngợi - Ông nằm thì giải quyết được gì chứ? - Vậy theo ý bà tôi phải làm sao đây? - Ông Niên nhỏm lên thở dài - Cả tháng nay bụng tôi rối như tơ vò vì chưa thể tìm ra một giải pháp nào ổn thỏa cho đôi bên nè. Bà có ý gì không? Nếu có, nói cho tôi nghe xem nào. - Ơn nghĩa khi xưa, coi như ta không thể nào quên được rồi. Nhưng còn mọi sự khác phải để cho con Nhung tự quyết định. - Ý của bà là … - Cứ nói rõ về lời hứa xưa với gia đình thằng Khoa cho con Nhung nó biết, để rồi thử xem phản ứng của con nó như thế nào? - Thế còn thằng Khanh thì sao? Nói như bà không xong là cái chắc rồi. - Biết đâu được Tuyết Nhung chưa đặt tình yêu vào người bạn mới. Dù gì đi nữa thì tình cảm giữa Đăng Khoa và con gái mình vẫn sâu đậm và lâu dài từ thời còn bé cơ mà. - Ông không nghe chúng nó nói cười luôn miệng với nhau à! - Bà nói. - Nhưng không thể nói là tình yêu được. Bọn trẻ bây giờ khác xa thời tụi mình rồi. - Tôi không hiểu ý của ông. - Có khó gì đâu. Thôi, bà đi ngủ đi. Tôi cũng mệt lắm rồi. À, phải. Nếu Tuyết Nhung về, nói với con là tôi muốn nói chuyện với nó ở phòng sách, nhớ nhé. - Ừ! Nhưng mà ông nè … - Gì nữa? - Cháu Khoa tới đây cả tháng rồi, mình cũng nên tìm cho nó một việc gì đó để làm. Thấy nó cứ đi ra đi vô than thở hoài, tôi thật là ái ngại quá. - Nó ăn nhờ ở đậu mà không thấy ngại, bà làm chủ nhà, sao mà lại ngại chứ? - Ông Niên cao giọng: - Nếu nó cảm thấy ray rứt thì tự ra ngoài tìm kế sinh nhai và nuôi thân đi. Có như vậy mới đáng mặt đàn ông con trai. - Coi! Ông nói vậy mà nghe được sao? - Tại sao không chứ? Ai buộc tôi và bà phải gánh lấy trách nhiệm bảo bọc cho nó? - Nhưng mà khi xưa … - Bà nói in ít đi một chút có được hay không. Chuyện ngày hôm nay thì chỉ biết hiện tại, còn quá khứ, mặc kệ nó, theo tro tàn thời gian bay biến đi mất. - Có nghĩa là … - Thôi, để cho tôi yên. Bà đi lo việc của mình đi. - Nói đi. Ý của ông đã định như thế nào với thằng Khoa? Bà Niên nôn nóng lẫn lo âu. Có phải là khi giàu sang, người ta đều muốn chối bỏ dĩ vãng, cho dù họ đã thọ Ơn cưu mang cứu giúp. - Bà nói gì lạ vậy chứ? - Ông Niên gắt gỏng. - Hay là bà muốn tự mình quyết định lấy? Được. Bà muốn gì thì cứ tự làm tới đi. Tôi không tin là con gái mình lại chịu từ bỏ địa vị vợ một ông kỹ sư tương lai mà bằng lòng đi làm vợ một thằng con trai ngần ấy tuổi đời mà vẫn trắng tay, không sự nghiệp, áo rách gối cơm như thằng Đăng Khoa. Làm cha mẹ, ai có muốn con mình nghèo túng bần hàn chứ. Bà nói đi, trong tình cảnh này, chúng ta còn có cách lựa chọn nào hay hơn? Thật ra ơn nghĩa năm xưa, tôi vẫn còn nhớ - và lương tâm của một con người chưa bao giờ cho phép lảng tránh. Nhưng tôi không cam tâm nhìn tương lai con gái của mình bị chôn vùi vào một tấm chồng không có tương lai như thằng Đăng Khoa. - Nhưng mà lúc tôi yêu và làm vợ Ông thì ông có hơn gì thằng Đăng Khoa bây giờ đâu? Và nếu như ngày đó ba mẹ nó không ra tay … - Bà làm ơn im đi cho tôi nhờ. Ông Niên đột nhiên nổi giận, đập mạnh tay xuống giường, rít giọng, một thái độ mà mấy chục năm nay sống chung bà chưa hề thấy: - Đàn bà chỉ nên nói chuyện bếp núc, giặc giũ. Chuyện tôi làm, chỉ một mình tôi biết và không ai có thể thay đổi được, bất kỳ người ấy là ai đi đi nữa. Từ bây giờ, tôi không muốn nghe và nhất là từ chính miệng của bà nhắc đi nhắc lại mãi câu chuyện cũ rích đã qua mười mấy hai mươi năm xa xưa, nếu như bà muốn tôi luôn bằng mặt đối xử tốt đẹp với nó. - Vậy còn số tài sản? - Gì chứ? Tài sản nào hả? Trên đời này, người ngu nhất hành tinh có lẽ là bà đó. Ba mẹ nó đã chết hết rồi, thì bà hãy coi như chôn theo lòng đất lạnh mọi sự việc đi. - Tôi … tôi không thể … - Bà Niên bật khóc - Làm như thế thật là quá tàn nhẫn và vô lương tâm mà. - Vậy thì bà mau ra ngoài, đưa hai tay dâng trả lại tất cả cho thằng Khoa đi. - Giọng ông Niên bực tức cố nén xuống. - Rồi quì hai gối cảm ơn và phủi tay cút xéo khỏi biệt thự đầy đủ tiện nghi sang trọng này. Để rồi tôi và bà, cả Tuyết Nhung nữa lang thang xó xỉnh, đầu đường cuối chợ làm ăn mày. Như thế, chắc hẳn là bà sẽ vừa lòng, hả dạ lắm đó. - Nhưng ít ra mình cũng nên cho Đăng Khoa chút hy vọng, không thể tước đoạt hoàn toàn. - Bởi thế nên tôi mới đau đầu nè. - Ông Niên dịu giọng trở lại: - Sống với tôi gần trọn cuộc đời, bà nghĩ tôi tệ bạc hèn mọn đến thế sao? Thôi, tôi mệt mỏi lắm rồi, muốn đi nằm một tí đây. Nói xong, ông Niên nằm trở lại và khép mắt, như là muốn chấm dứt buổi nói chuyện này. Nhẹ lắc đầu, bà lẳng lặng khép cửa phòng, bước ra ngoài. Cũng là lúc Đăng Khoa dẫn chiếc xe đạp cũ kỹ, cọc cạch rời nhà. - Con chào bác, - Khoa lên tiếng. - Đi đâu vào giờ này hả con? - Dạ, con ra phố có chút việc. - Chừng nào về, bác đợi cơm con nha. - Thưa, khỏi ạ. Con về sau sẽ dùng cơm sau ạ. - Đâu được. Cả tuần nay, gia đình mình không có ngồi ăn chung bàn mà. Tuyết Nhung nó sẽ buồn lắm đấy. À, phải. Công việc con theo phụ bác trai thế nào rồi, thích hợp với con chứ? Có gì không ổn, con nói với bác nghen. - Vâng ạ. - Thôi, con đi đi. Nhớ tranh thủ về sớm nha Khoa. - Con chào bác. - Ờ. Khoan đã Khoa. - Thưa, bác dạy điều gì ạ. - Khoa khựng lại như chờ đợi. - Đợi bác một chút nha con. Sẽ không lâu lắm đâu. - Bà Niên vội trở vào nhà. Một thoáng, bà đã quay ra, ân cần đặt lên tay Khoa, nói: - Con cầm tạm số tiền này bỏ túi khi cần dùng đến. - Dạ, không được đâu, thưa bác. - Khoa rút vội tay về từ chối. - Con còn tiền, có thể đủ xài đến khi lãnh lương mà. Thật lòng mà nói, con cũng chẳng cần xài gì cả. - Lãnh lương ư? - Bà Niên nhíu mày. - Thế bác trai có nói một tháng là bao nhiêu không hả Khoa? - Dạ, chưa ạ. Nhưng bác ấy bảo thử việc mấy tháng đầu, khi con thông thạo sẽ cấp lương như những nhân viên ở công ty. - Tới đó, con làm những việc gì vậy? - Con … con … - Khoa có vẻ gì đó khó nói. - Làm gì hả con? - Dạ …. Theo bác trai học hỏi kinh nghiệm để làm trợ lý. - Thật không? - Con đâu giám gạt bác. - Nếu được như vậy, bác mừng và thấy an tâm. Mà nè, Khoa à! Ở dưới ấy, con đi học tới đâu rồi? Nghề nghiệp ổn định là gì hả? - Dạ, con lau động chân tay thôi, ai mướn gì thì làm nấy bác à. - Vậy còn mẹ con? - Buôn bán nhỏ, sau khi mọi tài sản có giá trị bị thiêu rụi theo ngọn lửa quái ác. - Giọng Khoa chợt bùi ngùi xót xa: - Mẹ con sang mặt bằng vựa ở chợ Cầu Muối, lấy chút vốn xoay xở làm ăn. Nhưng thua lỗ liên miên, bà rầu rĩ phát bệnh, tiền bạc chút ít cũng theo đó mà vơi dần đi và cuối cùng đành khăn gói trở về quê. - Và con bỏ dỡ dang việc học hành từ dạo đó? - Vâng ạ. - Con không cảm thấy tiếc à? - Dẫu có tiếc gì đi nữa, cũng chẳng làm được gì, khi trong túi hết nhẵn tiền. Mẹ con thì nay ốm mai đau mãi. - Thế … trước khi mất, ngoài việc bảo con tìm đến hai bác giúp đỡ, mẹ con còn có dặn con điều gì không Khoa? - Dạ … có ạ. - Khoa cúi thấp mặt, tránh tầm nhìn của bà Niên, anh tiếp: - Tuy lời mẹ là thế, nhưng con … con chưa bao giờ dám nghĩ tới. Bởi hơn ai hết, con biết rõ mình phải thế nào. - Tại sao con có ý nghĩ đó chứ Khoa? Khoa cười buồn theo câu hỏi của bà Niên, khe khẽ thở dài không nói. Khá lâu, anh mới lên tiếng: - Con đi, bác nhé. - Ừ, nhớ về sớm nhá. - Vâng. Nhìn theo dáng Khoa lầm lũi bước đi, tự nhiên bà Niên cảm thấy mình như có lỗi. Một cái lỗi thậ lớn khó lòng mà tha thứ. Tuy Đăng Khoa chẳng than thở gì, nhưng khi nghe âm giọng trầm buồn của Khoa, như có điều gì đó xoáy mạnh vào con tim bà đến nhức nhối. Chưa bao giờ bà thấy cuộc sống nó đè nặng trong tâm tư đến thế này. Trâm Anh! Thật lòng tôi không muốn ….. Xin cúi đầu trước vong linh chị. Hãy tha thứ và khoan dung cho tôi, nếu như anh Niên có điều gì tệ bạc với Đăng Khoa. Tôi còn hơi thở cuối cùng, vẫn cố dung hòa cho hai trẻ thành gia thất như lời đã hứa năm xưa, nếu như tụi nó yêu thương nhau như sự mong đợi của mình. Chị cứ yên tâm cùng giấc ngủ ngàn thu, Trâm Anh nhé!