Chương 1

Hôm qua, anh gọi điện thoại đến tôi. Vẫn cái câu mở đầu muôn thưở :

- Nhỏ ơi khỏe không ?

- Dạ khỏe ! Còn anh ?

- Cũng vậy. Anh cần gặp nhỏ, cần nhỏ giúp ý kiến cho anh một chuyện này. Rất hệ trọng ! Anh cứ suy nghĩ mãi mà chẳng đâu vào đâu hết.

- Chuyện gì mà đến anh cũng coi là "hệ trọng" dữ vậy ?

- Gặp nhỏ anh nói sau. Chuyện khá dài. Chiều mai, đúng 5 giờ nhé. Thôi chào nhỏ !

° ° °

Từ hôm sinh nhật của tôi đến nay, tôi chưa gặp lại anh. Thỉnh thoảng, khi vài ba tuần, khi cả hai ba tháng, anh gọi điện thoại cho tôi. Thăm hỏi đôi câu, rồi thôi. Nói chuyện với anh qua điện thoại thật là nóng ruột. Nhất là khi anh muốn nói một điều gì đó. Những khoảnh khắc im lặng chiếm hầu hết thời gian. Câu nói thường lệ của tôi là : "Sao anh cứ im lặng hoài vậy ?" Và anh luôn luôn đáp : "Đừng có hối anh, con người bận rộn ơi ! Càng hối anh càng không biết nói gì ! Nói chuyện qua điện thoại sao mà khó quá !"

Vậy đó. Con người bận rộn ! Tôi, một con nhỏ không già không trẻ, không xấu không đẹp, nhân viên kế toán một công ty thường thường bậc trung ; đôi khi có người yêu, rồi đôi khi bỗng thành kẻ cô đơn. Tôi nghĩ cuộc đời cũng giống như một dòng nước lũ hung hăng, sẵn sàng cuốn trôi mình trong một phút giây lơi tay yếu đuối. Tôi tuyên chiến với cuộc đời. Tôi khao khát vươn lên, khao khát muốn thay đổi, cải tạo chính mình từng ngày một. Tôi nghĩ anh nói đúng... Thỏ con đã thành người lớn mất rồi...

... Có một lần, đã lâu rồi, khi tôi mới ra trường, anh gọi đến, hỏi tôi có bận gì không rồi bảo tôi anh sẽ đến chờ ở cổng cơ quan. Cái tật anh là vậy, lâu lâu lại đột ngột rủ tôi đi vòng vòng, uống nước mà cũng chẳng có gì nhiều để nói với tôi. Lâu dần, tôi cũng quen, không buồn hỏi lý dọ Hình như với anh, chỉ cần gặp tôi, ngồi với tôi một lúc, nói vài câu vớ vẩn gì đó là đã đủ rồi.

Trong quán, anh cứ nhìn tôi cười cười. Tôi luôn luôn là người nói nhiều hơn, rất nhiều. Tôi kể cho anh nghe đủ thứ, chuyện nọ xọ chuyện kia. Tôi than thời gian sao mà ít quá, qua mau quá, chẳng kịp làm gì cả. Anh nói :

- Nhỏ còn nhớ truyện Hoàng tử bé của Saint Exupéry không ? Cái đoạn mà tác giả đang bận chữa chỗ hỏng trong chiếc máy bay, chợt Hoàng tử bé nói với tác giả rằng chắc cây hoa của mình cho những cái gai nhọn của nó là ghê gớm lắm, và hỏi ông ta có nghĩ vậy không. Tác giả trả lời u ơ qua chuyện. Hoàng tử bé lại hỏi. Táùc giả đang nóng ruột vì cái máy nên bực mình đáp : "Tôi không quan tâm ! Tôi còn bận lo chuyện hệ trọng !" Hoàng tử bé bàng hoàng nói "Chuyện hệ trọng! Bác nói như một người lớn ! Bác lẫn lộn hết rồi !" Chú nổi cáu lên. Cuối cùng, buồn rầu, chú nói : " Nếu có một kẻ yêu một đóa hoa, một đóa hoa duy nhất trong hàng triệu triệu tinh cầu, chàng sung sướng khi nhìn ngàn sao và tự nhủ - đoá hoa của mình đang ở chỗ nọ, chốn kia, nhưng nếu con cừu đớp mất đoá hoa, thì đối với chàng như thể ngàn sao đột nhiên tắt lịm, đó không phải là chuyện hệ trọng sao !" Rồi chú khóc... Tác giả ôm chú dỗ dành, quên bẳng chuyện hệ trọng sống chết của mình đi. Và xấu hổ, ông tự nhủ thầm : "Có lẽ tôi là người lớn thật, có lẽ tôi sắp sửa về già"... Tụi mình cũng vậy, sắp sửa về già mất rồi, nhỏ ơi ! Có bao nhiêu là chuyện hệ trọng, mà lại không hệ trọng tí nào !

Phải ! Tôi sắp sửa trở về già thật, so với anh, về mặt tâm hồn. Tôi đã thay đổi quá chừng mà không kịp nhận ra. Chỉ những khi gặp lại anh, trò chuyện với anh, tôi mới nhận thức được trong quảng thời gian giữa hai lần gặp, tôi đã thay đổi ra sao. Nhiều lần tôi tự hỏi tại sao anh lại có thể giữ nguyên được những thái độ, những cách ứng xử, thậm chí cả những suy nghĩ và niềm tin sau ngần ấy thời gian, ngần ấy va chạm, thất bại và thất vọng.

... Tôi quen anh từ dạo học năm thứ hai trường Tài chánh. Lúc ấy, anh làm bảo vệ chuyên trách ban đêm cho một cơ quan gần ký túc xá của trường, còn ban ngày thì đi học. Anh là bạn thân của anh Sinh, bạn cùng lớp tôi. Có điều, cả hai rất khác nhau. Họ chỉ có điểm chung là cùng đi bộ đội về, và cùng thích đàn ca.

Một hôm, anh Sinh lên phòng tôi. Anh nói :

- Nè, đi chơi không ? Qua chỗ thằng bạn anh gần đây.

Đời sinh viên ký túc có khi bận bịu tíu tít, nhưng có khi cũng rảnh rỗi đến phát chán, chẳng biết phải làm gì cho mau hết thời gian. ( Mong bạn hiểu là chỉ đối với riêng tôi. Tôi là một con nhỏ lười biếng. Tôi chỉ biết đứng xa xa, "kính nhi viễn chi" những tay mọt sách kiên cường, những bậc trí giả uyên bác, trí tuệ cao thâm, những người dám lao đầu không nao núng vào cái kho tri thức vô tận của loài người). Khi ấy, tôi cũng chưa thân với anh Sinh lắm, nhưng tôi đang rảnh, và đang buồn.

Trên đường đi - tụi tôi đi bộ, vì từ ký túc xá qua chỗ anh chỉ mất vài phút - anh Sinh kể :

- Nó mới tập tành viết được vài bài hát. Khổ cái nó viết sao mà khó hát, lúc quá cao, lúc quá thấp. Anh nói nó có em hát nghe cũng khá. Nó nói vậy rủ em qua chơi, hát giùm nó coi sao.

Anh đón chúng tôi rất vui, rất tự nhiên. Đây cũng là chuyện lạ. Sau này tôi mới biết lúc đó anh nghĩ tôi là bạn gái thân của anh Sinh. Đối với con gái nói chung, anh có phần e dè, ngượng nghịu khi tiếp xúc. Gặp anh tôi hơi bất ngờ, vì anh khác xa với sự hình dung của tôi. Là bộ đội, từng đánh nhau ở Campuchia, rồi là bảo vệ, nhưng anh chả có cái dáng dấp gì như thế. Anh gầy, nhỏ nhắn như con gái, cao hơn tôi chỉ độ vài phân. Cả bàn tay cũng nhỏ gầy như tay một cô bé học sinh trung học. Có lẽ, những gì anh trải qua chỉ thể hiện ở gương mặt hơi khắc khổ, trong cách suy nghĩ, trong đôi mắt hơi buồn và xa vắng. Anh có cái cách nhìn khi nghe người khác nói rất ngộ. Cái nhìn thẳng thắn, ấm áp nhưng khá là kỳ quặc. Làm như anh muốn tìm kiếm cái gì đó ở đằng sau, ở phía trong đáy mắt. Sau này tôi có hỏi anh là anh tìm cái gì trong mắt người ta mà nhìn lạ vậy. Anh đáp anh không tìm gì cả, chỉ đơn giản vì thói quen thôi.

Hôm đó, anh chỉ cho tôi hát mấy bài hát của anh và anh Sinh. Cả anh Sinh nữa cũng viết nhạc, và đàn classic khá hay, thật là một sự bất ngờ ! Nhạc của mấy anh chịu ảnh hưởng của vài nhạc sĩ nổi danh. Cũng dễ hiểu thôi, nhưng lời thì đúng là rất riêng, rất lính.

Anh nói :

- Cũng chả phải là nhạc nhiếc gì, chẳng qua để vui thôi. Nhỏ hát mấy bài hát của tụi anh ở đây mình nghe với nhau thì được, chứ hát cho mấy em bé sơ sinh nghe thì e chúng phải khóc thét kinh hoàng mất !

Dạo ấy, anh vừa vượt qua một cơn sốc mạnh. Tôi nghe anh Sinh kể anh đã bỏ học, bỏ thi hơn tháng trời, tính về vùng cao ở, giống như Từ Thức ngày xưa lên non tìm động hoa vàng. Anh bảo anh là một con người lạnh lùng, thích cô độc, xa lánh mọi người. Thật ra, như sau này hiểu anh hơn, tôi biết, trái lại anh rất cần mọi người, rất đa sầu, dễ cảm. Anh xa lánh mọi người chính là vì quá dễ yêu thương và dễ bị tổn thương.

Thời gian đầu rất vui. Tụi tôi đơn ca, rồi song ca, rồi tam ca, thay nhau cầm đàn. Hát hỏng mãi chán rồi quay sang tán dóc. Tôi nhận ra mình có nhiều điểm giống anh về sở thích- Những bài nhạc hơi xưa cũ, làm thơ, viết lách chút chút, vẽ vời chút chút... và cái tật hay đi bộ lang thang dưới những cơn mưa nhỏ... Dần dần, anh trở thành thân quen đến nỗi nhiều hôm tôi chỉ sang bên anh một mình. Dạo sau này, anh Sinh tìm được một vài sô dạy kèm nên bận tối tăm mặt mũi, không còn thì giờ rong chơi thoải mái nữa. Chỉ có hai người nên tôi và anh nói chuyện nhiều hơn, cả những chuyện thuộc loại tâm sự tình tang. Luôn luôn tôi là con bé lanh chanh lắm chuyện. Tôi kể, anh ngồi nghe chăm chú, lâu lâu mỉm cười, nhíu mày phản đối, hay gật gật đầu đồng tình. Anh ít nói, hay ngập ngừng khi diễn đạt, nhưng có những chuyện làm anh quan tâm, những chuyện thuộc về kỷ niệm thì anh lại nói rất say sưa, lôi cuốn. Tôi thích nhìn đôi mắt anh khi anh kể những chuyện đó. Lúc ấy mắt anh long lanh, tia nhìn như trôi về một nơi nào đó xa xăm. Anh kể về đời lính, tình đồng đội trong gian khó, về những nhọc nhằn khi mới từ lính trở về với cuộc sống xã hội, rồi cuối cùng, là những mối tình thật trẻ con, vụng dại của mình. Luôn luôn là những mối tình đơn phương chẳng đến đâu. Những mối tình với nhiều chi tiết mà một con nhỏ thực tế như tôi hầu như khó lòng tin được. Chúng thật điên khùng, lãng mạn quá sức tưởng tượng của tôi.

... Một lần, tôi bỗng dưng buồn quá đỗi. Tôi lang thang đi qua những con đường gần khu ký túc, cũng không có ý định gặp anh. Nhưng suy nghĩ lan man, thói quen lại đưa đẩy bước chân tôi tìm đến chỗ anh.

Lúc ấy, anh đang đứng tiếp chuyện với khách ở cổng. Tôi gật đầu chào anh rồi vào phòng ngồi. Căn phòng bảo vệ nhỏ xíu. Cây quạt treo tường quay chậm chạp, rề rề như hơi thở của một ông già. Cái bàn gỗ cũ đầy những vết mực loang... Mọi thứ ở đây không biết từ lúc nào đã trở nên quen thuộc với tôi, sao hôm nay có vẻ lạnh lùng, xa cách quá. Tôi ngồi đó, một mình giữa căn phòng, thấy mình trơ trọi, chơ vơ như đang ngồi giữa một sa mạc cô liêu hoang vắng. Nước mắt tôi tự nhiên ứa ra. Rồi tôi bỗng thèm khóc - khóc thật to... Về đi suối ơi về đi sông ơi . Rừng đã khép rồi mùa cũng qua rồi . Chim én bay xa chim nhạn bay xạ Thỏ con mắt buồn mắt đỏ mong mưa... Tôi gục đầu xuống bàn thút thít. Khi bước vào, anh vẫn chưa biết chuyện gì. Anh hỏi :

- Sao vậy, nhỏ bị nhức đầu à ?

Tôi im lặng.

Anh lại hỏi, có vẻ lo lắng :

- Nhỏ bị sao thế ?

Tôi ngẩng đầu nhìn anh. Nước mắt vòng quanh, đầm đìa, tôi cũng chẳng buồn lau. Anh hốt hoảng, đứng lặng một lúc, rồi đưa tay xoa mặt, có vẻ rất bối rối. Cuối cùng, anh bình tỉnh lại, bảo tôi :

- Nín đi nhỏ ! Có gì nói cho anh nghe với, được không ? A, chắc là Sinh nó phá nhỏ phải không ?- Anh cố làm ra vẻ cợt đùa - Cái thằng này không chịu bỏ tật ngang tàng ăn hiếp con gái. Rồi nó biết tay anh !

Anh móc cái khăn tay đưa cho tôi. Rồi lại hỏi :

- Phải tại Sinh không ?

Ra anh cứ nghĩ tôi với anh Sinh là bồ bịch nhau. Tôi vừa buồn cười, vừa tấm tức trong lòng. Tôi lau mặt, rồi lắc đầu :

- Không, không có liên quan gì đến anh Sinh hết.

Anh lại bối rối, đứng im một lúc, rồi hỏi :

- Hay là tại anh ? Chắc anh có nói gì hay làm gì cho nhỏ giận, mà sao anh không nghĩ ra nhỉ ! Thôi nói cho anh nghe đi !

Anh muốn an ủi tôi ! Anh lo phát sốt lên vì tôi khóc! Tôi chợt thấy vui vui... Thỏ con ngủ ngoan Thỏ con đừng khóc. Xuân sắp về rồi cỏ dại trổ hoạ. Thỏ con ngủ ngoan môi hồng hé nu... Rừng đã đâm chồi chim lại hót ca …Tôi nhoẻn miệng cười. Anh trố mắt nhìn tôi ngạc nhiên, rồi lắc đầu không nói gì. Hẳn lúc đó anh nghĩ bụng : " Con nhỏ này khùng hay sao vậy ? Khóc đó rồi cười đó !"

Tôi lại lắc đầu :

- Cũng không có dính dáng gì đến anh đâu. Anh lấy cho em mượn cây đàn.

Anh chạy lên cái nhà kho - nơi ngủ nghỉ của bảo vệ khi hết ca làm việc - mang cây đàn xuống. Tôi ôm đàn, hát nghêu ngao vài bài. Sau đó kể huyên thiên với anh về bọn bạn trong ký túc. Anh ngồi nghe, lặng lẽ.

Đêm đã khá sâu. Tôi đưa mắt nhìn ra khoảng sân trống bên ngoài. Gió lớn từng hồi ào qua, cuốn những cành lá của cội cổ thụ cuối sân, tạo thành một chuỗi rì rào buồn thảm. Anh nói:

- Thôi nhỏ về đi, kẻo ký túc đóng cửa là đêm nay ngủ bụi lề đường đó.

- Em chưa muốn về, em chưa buồn ngủ - Tôi trêu anh - Ký túc đóng cửa em lại trở qua đây. Ngồi thức với anh một đêm cho biết đêm dài !

Anh mỉm cười :

- Được lắm, nhưng ở đây có ma nhiều lắm, nhỏ có sợ ma không ? Nhất là có một con ma trinh nữ, rất ghét đàn bà con gái. Nó mà bắt gặp nhỏ thì, eo ôi... nhỏ có nước tiêu tùng!

Tôi vênh mặt :

- Em chả sợ ma! Em cứ ở đây luôn !

Anh trợn mắt :

- Thôi đừng đùa dai nhỏ ! Về được rồi, đã khuya rồi đấy.

Tôi nhìn anh, hơi ngại ngần một chút, rồi nói, làm ra vẻ thản nhiên :

- Em với tụi bạn lúc chiều đang cãi nhau một chuyện mà chưa bên nào chịu thua bên nào. Anh góp ý với em thử xem sao.

- Mấy đứa em cãi nhau cái gì vậy ?

- Về tình bạn khác phái. Anh có tin là giữa con trai và con gái có thể tồn tại một tình bạn thật sự không?

Anh im lặng suy nghĩ hồi lâu rồi nói :

- Đối với anh là có. Tình bạn giữa nam nữ thì về tính chất khác hơn bạn cùng phái một tí, nên dĩ nhiên cũng phải có những thái độ, ứng xử khác. Ví dụ phải mềm mỏng, tế nhị hơn, không thể sỗ sàng bộc trực như con trai với nhau, hoặc cứ giận hờn rồi lại làm hòa như con gái với nhau. Con trai tụi anh khi giận điên lên thì nện nhau vài cái cho đã tức là xong,lại kéo nhau đi nhậu vui vẻ. Còn đã trái với nhau về quan điểm đến mức bùng nổ thì khó mà làm hòa được. Có khi cả đời vẫn nhớ nhau, vẫn nghĩ tốt về nhau, nhưng không tài nào gặp lại nhau. Với anh, người bạn khác phái đúng nghĩa là lớp trưởng của anh mấy năm cấp bạ Cô ấy rất hay, có tài làm mọi người gần lại với nhau. Lớp anh vẫn còn họp mặt hàng năm cho đến mãi gần đây, khi cô ấy xuất cảnh. Cô ấy đi rồi, không ai có đủ uy tín nối kết những nhóm có cách nghĩ, cách sống khác nhau lại một cách thân mật nữa. Với cô ấy anh rất mến, nể nữa, và vẫn nhớ mãi. Nhưng đâu có dính dáng gì đến tình yêu. Tình bạn khác phái là có thật đấy, nhưng cũng hiếm hoi.

Tôi muốn cãi lại anh, rằng làm sao mà khi ta yêu mến một người, tôn trọng một người, cảm thấy người đó thân quen quá, hiểu mình quá, lại không có chút cảm giác nào của tình yêu lẫn trộn, hòa tan trong đó. Tôi muốn nói. Tôi ấm ức trong lòng. Nhưng lúc ấy nhìn mắt anh, tôi thấy vẫn là cái nhìn ấm áp, bình thản, chân thành. Anh nói như lòng anh nghĩ. Và tôi không còn biết phải nói gì.

... Một hôm tôi sang với anh Sinh. Vừa thấy tụi tôi anh đã ào ra lôi vào phòng bảo vệ, có vẻ rất vui mừng nôn nao.

- Nè, nghe thử khúc nhạc này nhạ Rồi đọc cái này.

Anh bật chiếc máy Sony Walker. Một đoạn diễn tấu dương cầm của Richard Clayderman vang lên thánh thót. Nhạc khúc Couleur tendresse! Anh lôi trong túi ra một tờ giấy, đưa cho tôi, nói nhanh :

- Lời anh vừa viết đêm qua đó, coi có hợp với ý nhạc không ?

Chúng tôi ngồi im nghe. Anh trả băng và phát lại hai lần. Sau đó anh kể :

- Hôm qua đang ngồi nghe chợt nổi hứng, anh lấy giấy ra ghi lại ngay đó. Hợp chứ, phải không ?

- Giống thơ quá - Tôi nói- Nếu em viết lại, tách câu, xuống hàng thì đúng là một bài thơ.

- Ừ, nhưng không phải thơ đâu. Mà cũng chẳng phải là cái gì hết. Là cảm hứng thôi.

Tôi lại nhìn xuống mảnh giấy. Những lời buồn hiu hắt ; Những lời thiết tha chứa chan nỗi niềm luyến nhớ ; Những tiếng kêu câm lặng, âm thầm của cơn đau ghìm nén nằm đâu đó phía sau những ngôn từ. Sao nỗi buồn lại có thể đẹp và trong sáng vậy? Đẹp và trong sáng ! Tôi xấu hổ cảm thấy vốn liếng từ ngữ của mình thật nghèo nàn. Tôi nói với anh :

- Em chép lại giữ làm kỷ niệm có được không anh ?

- Ừ, có gì đâu, chỉ có điều phải ghi "đầy đủ " nha nhỏ.

Tôi lườm anh, rồi mở túi xách lấy giấy bút viết lại lời ca ngẫu hứng của anh.

Tôi thấy cần phải viết lại ra đây toàn văn khúc ca này, vì nó có liên quan đến phần sau của câu chuyện mà tôi đang kể với bạn:

Áo trắng giờ đâu

Ngày nào mắt biếc

ngây thơ em qua

Cho anh nhìn theo ngẩn ngơ

Nhè nhẹ nắng sớm

rơi trên vai em

từng sợi mong manh

Dị u dàng mỗi bước chân em qua đây

Cây nghiêng lá xanh bâng khuâng lòng anh.

Chiều buồn ký túc

mưa rơi bên hiên

Ngu ngơ thầm nghe nhớ em

Từng hạt thánh thót

gieo cung tơ vương

gọi về yêu thương

Dị u dàng bước đến bên anh như mơ

Em nghiêng dáng xinh ngây thơ nhìn anh.

Áo trắng mong manh

ngọt ngào môi thơm

vương trên mái tóc mây êm

hương hoa đầu mùa chưa quen.

Em như nắng sớm cho lòng anh ấm

Em như suối mát trưa hè chợt đến

Em như bát ngát sông dài biển lớn

Mắt sáng long lanh tình đầu gửi trao.

Sóng dâng dâng lòng anh

Ngất ngây con thuyền yêu

Thì thầm con tim anh như cất tiếng bâng khuâng

xôn xao gọi mời yêu thương.

Giờ ngồi nuối tiếc

tim anh đơn côi

rưng rưng niềm thương nhớ ai.

ChIều về giá buốt

mây trôi lang thang

lòng buồn mênh mang.

Còn hoài nhớ dáng em xưa qua đây

Cây nghiêng bóng ru em xưa giờ đâu.

Áo trắng mong manh

ngọt ngào môi thơm

Em như thoáng gió bay qua

bên anh một ngày rồi xa

Hương trên mái tóc em còn thơm mãi

Mây như bóng áo em về đâu đấy

Cho ta nhớ dáng em ngày xưa ấy

Áo trắng năm xưa bây giờ nơi nào.

Bên trên, ở góc phải, anh viết với nét chữ cẩn thận "Tặng Quyên Chi".

Quyên Chị Cái tên tôi nghe anh nhắc tới nhiều lần, trong rất nhiều đêm trò chuyện. Một câu chuyện đã lùi xa, rất xa, về quá khứ. Chợt nhiên, tôi thấy buồn buồn. Tôi tự hỏi trong những người yêu mình, và những người mình đã yêu, có ai nhớ mình được lâu như anh nhớ Chi không. Tôi hỏi anh :

- Anh yêu người ta thế nào không biết. Nhưng anh cũng chỉ biết chị ấy qua vài lần gặp, nói chuyện chẳng đâu vào đâu. Anh đã hiểu được gì về chị ấy ? Rồi tình cảm của chị ấy với anh nữa, chưa ra ngô ra khoai gì ! Sao anh cứ nhớ người ta mãi vậy, hở anh ?

Anh nhăn mặt :

- Vậy mới khổ chứ ! Anh cũng đâu có biết vì sao. Nhỏ không nghe người ta hay nói con tim có những lý lẽ riêng của nó hay sao.

Anh vớ cây đàn, dạo chầm chậm rồi cất giọng hát... Áo trắng mong manh- ngọt ngào môi thơm- Em như thoáng gió bay qua - Bên anh một ngày rồi xa... Chất giọng anh không hợp với điệu nhạc này, nhưng trong lời hát của anh có một âm hưởng rung cảm sâu xa, ẩn chứa một nỗi niềm. Có lẽ chỉ có anh mới diễn tả được nó ra như vậy. Tôi và anh Sinh ngồi nghe, lặng lẽ. Bất giác, tôi thấy đôi mắt cay cay.

Tôi ở ký túc xá được hơn năm thì ra thuê nhà ở chung với anh chị ruột cũng đang có việc làm ở Thành phố. Căn nhà nằm trong một hẻm nhỏ gần một khu chợ Ở Quận Tân Bình. Đúng ra, nó chỉ là một căn phòng được ngăn đôi, cùng nhiều căn phòng cho thuê khác tạo thành một khu tập thể tí hon. Phòng vệ sinh và phòng tắm dùng chung cho cả căn hộ lớn. Tuy vậy, ở giữa cũng có một khoảnh sân nhỏ và hai cây sung già che bóng mát. Thỉnh thoảng, một tuần, nửa tháng, anh và anh Sinh lại tới chơi. Hai anh đi chợ, trổ tài nấu nướng vì chê chị em tôi chỉ biết có mỗi món rau luộc hay cải luộc và trứng chiên, ăn chán ngắt. Tụi tôi đàn hát, trò chuyện, nghe nhạc với nhau cả ngày rất vui. Tôi kể cho anh và anh Sinh nghe về những người bạn hàng xóm. Về tay con trai chuyên môn xách cây đàn ghi ta mới toanh sang nhà tôi ngồi đàn rồi ra về làm bộ để quên. Về cô bé nhà bên có đôi mắt to tròn, mới học lớp mười một mà cứ hay hỏi chuyện tình yêu... Anh ngồi tròn mắt nghe thích thú, rồi bảo tôi anh thích căn hộ này ghê lắm, nó giống như một căn nhà bị bỏ quên trong chuyện cổ tích vậy, mấy chuyện tôi kể thêm tí mắm muối vào là cứ y như tiểu thuyết. Anh nói rồi một ngày nào đó khi nổi hứng, anh sẽ bắt tay viết lại những chuyện này.

Sau đó, tôi tốt nghiệp, ra trường. Tôi chuyển ra nơi thuê nhà của một người quen, với giá rẻ hơn nhiều ở ngoại ộ Ngày đi làm, tối đi học thêm, tôi ít còn có dịp gặp lại anh. Đôi khi nghĩ về anh, nhớ đến anh, tôi thấy vừa buồn buồn, mà không thể giải thích vì sao, lại vừa ấm áp. Anh mang lại cho tôi một niềm tin, rằng dù sao đi nữa, con người nói chung vẫn tốt, và cuộc đời vẫn đáng yêu...

° ° °

Buổi chiều. Trời bỗng dưng đổ xuống một cơn mưa tầm tã. Tôi nhìn qua khung cửa kính ra ngoài, chỉ thấy sau màn nước trắng xoá hiện lên mờ mờ bóng sẫm của những ngọn cây. Chuyện quan trọng ? Tôi rất hiểu anh - Một con người kỳ cục ! Anh giống như gã Đoàn Dự trong tiểu thuyết võ hiệp Lục mạch thần kiếm của Kim Dung. Với anh, có gì quan trọng đâu ngoài các vị "tiểu cô nương" ! Nhưng nghe trong giọng nói của anh hôm qua có cái gì đó thật sự lo lắng, bứt rứt. Anh sẽ kể cho tôi, nói với tôi cái gì nữa đây trời?

May thay, khoảng hơn bốn giờ chiều mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Tôi loay hoay gắng làm cho xong bản quyết toán mà đầu óc cứ lan man, không sao tập trung được. Tôi chắc lưỡi, tắt máy, gom giấy tờ lại cất vào ngăn tủ, rồi xách túi rời phòng. Anh Trung, trưởng phòng, ngước nhìn tôi, cười toe toét :

- Có hẹn đặc biệt phải hông ? Hèn chi chiều giờ thấy em hết thờ thẫn lo ra lại lăng xăng cuống quýt như gà mắc đẻ !

Tôi nguýt anh :

- Đúng là đồø già dịch, anh ăn nói nghe ghê quá đi !

Tôi dắt xe ra khỏi cổng cơ quan đã gặp anh đứng chờ sẵn từ lúc nào. Trông anh có vẻ bồn chồn lắm. Anh nói với tôi:

- Kiếm một quán nào đó vắng vắng, yên lặng, nha nhỏ.

Giờ cao điểm xe cộ giăng như mắc cửi. Tụi tôi chạy vòng vèo, xe trước xe sau, lâu lâu mới sóng hàng đôi được chút xíu. Tôi hỏi anh vài câu, anh chỉ ừ hử trả lời một cách lơ đãng, dường như đang nghĩ ngợi gì đó rất căng.

Vào quán hồi lâu, anh vẫn chưa nói gì, cứ đưa mắt nhìn mông lung ra đường. Tôi ngồi loay hoay, lúc thì nhìn anh, lúc đảo mắt qua những bức vách treo mấy tấm tranh điện lòe loẹt, vô hồn, rồi chán lại nhìn ra cửa, dõi theo những xe cộ qua lại loăng quăng. Tôi sốt ruột không chịu đựng được nữa nên cất tiếng:

- Sao vậy ! Anh nói đi chứ !

Anh quay lại, nhìn tôi :

- Nhỏ còn nhớ cái tên Quyên Chi không ?

Tôi cúi đầu lặng lẽ. Quyên Chi ! Ít lâu nay tôi lao vào công việc, vào học hành, đầu óc lu bu bao nhiêu là chuyện phải đối phó hàng ngày, thật sự, ít khi tôi có đủ thì giờ và sự thảnh thơi để hồi tưởng, nhớ lại những chuyện đã quạ Vậy mà anh vừa nói đến cái tên thì tôi đã nhớ ra bao nhiêu chuyện. Nhưng sao lại là Chi ? Chị ấy không phải đã lấy chồng từ lâu lắm rồi sao ?

Tôi lắc đầu nhìn anh :

- Em không nhớ. Anh yêu biết bao nhiêu cô, kể cho em nghe hàng tá cuộc tình. Ai đầu óc đâu mà nhớ hộ cho anh chứ.

Anh bóp cằm suy nghĩ, rồi nói :

- Thôi, không nhớ cũng chẳng sao. Đó là chuyện đã qua rồi. Nhưng anh muốn gặp nhỏ là vì... Hôm qua, một thằng bạn anh báo tin Chi đã ly hôn. Chi có một đứa con trai khoảng ba bốn tuổi. Bây giờ thì cô ấy đã tương đối ổn định rồi, nhưng có một thời gian cô rất lao đao, khủng hoảng... Anh nôn nao, buồn bực quá. Anh muốn gặp lại Chị Anh muốn… vâng, thật sự muốn... có lại Chị Anh phải làm sao đây, hả nhỏ ?

Tôi cầm chiếc muổng nhỏ vẽ lên mặt bàn những hình thù vô nghĩa. Tôi nhớ có một lần, hình như dạo đó anh đang học năm thứ tư thì phải, anh kể với tôi Chi vừa trở về trường, và anh có gặp Chị Lúc đó Chi trông gầy và tiều tụy đi nhiều lắm, đã lấy chồng được mấy tháng rồi. Anh rất xót xa và thắc mắc, cho rằng Chi đã gặp bất ổn gì đó, không được hạnh phúc lắm trong hôn nhân nên mới suy sụp như vậy. Anh đã cùng một người bạn đi tìm chỗ ở của Chi, nghe đâu bên Thủ Đức, nhưng không tìm ra. Rồi sự lo âu, bồn chồn qua đi, anh tự trấn an, nghĩ chắc là do mình quá lo lắng cho Chi nên phóng đại lên, chứ cũng không có gì. Anh thầm mong là không có gì, và từ bỏ ý định tìm gặp lại Chi...

Bây giờ, sóng gió lại nổi lên trong lòng anh rồi đó phải không ? Sao anh cứ đa đoan, nặng tình như vậy chứ ! Anh làm như mình phải có trách nhiệm với những bất hạnh của người khác hay sao ? Anh có nghĩ rằng đến cái tên của anh nhiều khi người ta cũng không buồn nhớ đến hay không ? Thậm chí, nếu người ta có chút cảm tình nào với anh đi nữa, thì mọi sự đều đã thay đổi không biết đâu lường. Tôi là con gái, tôi hiểu rất rõ điều này. Tôi vừa thấy thương anh, vừa giận cho mình... Trời ! Thỏ con không là con gái ! Thỏ con chỉ là thỏ con thôi ! ..Lúc nào, mãi mãi, vẫn chỉ là thỏ con thôi ! Thỏ con cũng không là người lớn !

"Anh còn biết kể cho ai nghe

còn biết nói cho ai nghe

về giấc mơ có vì sao xa xăm

rơi vào túi áo

Thỏ con đã thành người lớn mất rồi... "

Không ! Với anh, thỏ con cũng không là người lớn ! Sao tôi bỗng dưng thèm được khóc quá đi thôi !

Tôi ngẩng đầu, nhìn thẳng vào mắt anh, nói không khoan nhượng :

- Anh cứ mãi sống trong mợ Cuộc đời không phải là một giấc mợ Sao anh không chịu đối diện với thực tế. Ngày xưa, khi chị ấy còn con gái, anh đã không có đủ bản lĩnh và can đảm để giành lấy tình yêu của chị, giành lấy hạnh phúc của chính anh. Bây giờ, chị đã có một đời chồng, có con riêng... Mọi cái còn khó khăn, phức tạp, rắc rối hơn xưa rất nhiều, trở lực rất nhiều, anh có biết hay không ? Còn anh nữa, anh đã hết nửa cuộc đời mà vẫn tay trắng. Cứ khư khư giữ cái tự ái, cái lý tưởng chả làm được trò trống gì trong một xã hội cần có tinh thần tranh chấp ăn thuạ Anh đừng giận, em không dám chê trách hay phê bình gì cách sống, cách nghĩ của anh. Nhưng liệu anh có mang đến cái mà chị ấy cần, cái mà chị ấy mong đợi hay không ? Anh vừa nghe nói chị ấy như vậy đã nháo nhào lên, tinh thần tán loạn, không còn biết thực hư gì nữa. Một tình yêu lý tưởng hoá mà không có chút cơ sở đời thường, không dựa trên một thực tế nào như vậy liệu có giúp anh vượt qua mọi trở ngại không ?

Anh nhìn tôi, cái nhìn đăm đăm cố hữu của anh ngày xưa, cái nhìn đã có lúc làm tôi xao xuyến. Có điều, nó buồn rầu và đầy lo lắng, không còn vẻ bình thản như xưa.

Cuối cùng anh nói :

- Dù thế nào đi nữa, dù với bất cứ giá nào, anh cũng phải cố tìm lại Chị Anh đã tự đánh mất Chi một lần rồi. Anh không thể đánh mất cô ấy thêm lần nữa.

Tôi chia tay anh, lòng đầy buồn bực, nao nao một nỗi niềm vô cớ. Tôi không về thẳng nhà ngay mà cho xe chạy chầm chậm qua những con đường nhỏ một cách lang thang vô định. Đầu óc cứ nóng bừng bừng. Mọi suy nghĩ rối rắm, lộn tùng phèo, chẳng đâu vào đâu cả. Rồi cơn nóng sốt dịu dần. Cơn gió đêm quất vào mặt tôi lành lạnh. Những giọt nước mưa còn đọng lại trên những ngọn cây long tong rơi xuống, bay bay, chạm vào má tôi, rơi xuống môi tôi. Lòng tôi dần bình thản lại. Tôi quay xe phóng nhanh trở về nhà. Khi quanh xe vào con hẻm nhỏ, tôi nghe vẳng ra từ một ngôi nhà nào đó những lời buồn dịu vợi. Những lời thì thầm độc thoại giăng giăng một nỗi buồn thênh thang qua giọng hát Khánh Ly : "Thôi về đi - đường trần đâu có gì - tóc xanh mấy mùa - Có nhiều khi - tự vườn khuya bước về - bàn chân ai rất nhẹ - tựa hồn những năm xưa... " 1 Trời! Dù muốn dù không thì tôi cũng sẽ làm hết sức mình để giúp anh. Nhưng tôi phải làm gì ? Tôi vốn ít tin vào những chuyện huyền hoặc, mê tín. Nhưng giờ đây, tôi thầm cầu nguyện sẽ có một đấng thiêng liêng nào đó, người sẽ phù trợ cho anh viết nên đoạn kết trọn vẹn, tốt đẹp cho câu chuyện cổ của mình.

Về tới nhà, tôi không buồn thay quần áo, quăng chiếc túi lên bàn và quăng mình lên giừờng, nhìn thẫn thờ lên trần nhà trắng toát. Những sự kiện, những hình ảnh qua lời kể của anh ngày xưa chập chờn đan kết, chao đảo, ập về như từng lớp sóng lăn tăn.