Những năm tôi đi tìm “tài liệu sống”để viết tiểu thuyết Phù-Sa, tôi được dịp tei^Y.p xúc với nhiều người khác thường họ đã mở cửa sổ lòng cho tôi nhìn những chơn trời kỳ lạ hết sức.
Dưới đây xin kể một mẩu truyện nhỏ để minh họa nhận xét trên.
Đi đường Trương Minh Giảng để ra ngoài đô thành, khi qua khỏi Cầu Mới, bên tay mặt khách, đâm ra một con đường phố mới, chưa có tên, tạm gọi là Lộ 18.
Bên phía tay mặt phố là một xóm nhà lá khá sầm uất, có cả một cái chợ chồm hổm nơi đó, tục gọi là chợ Bà Y.
Đó là xóm nhà của đồng bào Quảng Nam - Quảng Ngãi tới đây lập nghiệp từ lâu, kẻ trước người sau, từ hơn hai mươi năm nay.
Người ta giới thiệu tôi với gia đình ông Y, mà tên của người vợ được lấy đặt tên chơ
Ông Y, là một bác thợ dệt, gốc ở phủ Điện-Bàn, tỉnh Quảng-Nam, vào đây sanh sống từ những năm đói kém tiền chiến. Bác ta làm công cho một xưởng dệt Khác ở Chợ-Lớn. Hôm tôi vào xóm Quảng-Nam năm ấy, trời giữa thu như độ này.
Mưa dầm không nặng hột cứ rơi mãi không thôi. Thế mà khi tôi bước vào nhà với một người bạn thì chúng tôi bắt chợt bác Y đang làm công việc gì đó ngoài sân. Chúng tôi phải đối lấy lệ khi bác bỏ làm để tiếp khách. Nhưng quả thật chúng tôi không buồn xem cho biết công việc của bác thuộc vào loại gi.
Cũng như ở các ngoại ô xa khác, xóm nhà lá nầy khá nên thơ: Sân cát, quanh nhà trồng tre sống mà những mụt măng gợi nhớ nhà quê.
Tôi hỏi thăm bác Y về đời sống hằng ngày ở Quảng-Nam, hỏi tên những cây mọc dựa đường, tên địa phương của dụng cụ nông nghiệp v..v..và xin bác đọc cho chép một mớ cađao địa phương mà bác nhơY Bác Ylơ đãng trả lời, tỏ ra, không phải không trọng khách, nhưng bực bội về những đề tài bác không thích.
Được dịp tiếp xúc với thợ kỹ nghệ, tôi khá sành tâm lắ ho Phần đông thích nói chuyện nghiệp đoàn, chuyện giải trí ở châu thành, hoặc khoe nhà máy. Nếu lúc đó tôi hỏi bác ta xưởng bác sản xuất mấy vạn khăn lông mỗi tháng chắc bác ta nồng nhiệt trả lời, kể ra hằng tá chi tiết rất khô khan. Nên chi tôi không ngạc nhiên và thất vọng lắm về vẽ lạnh lạt của bác.
Cuộc “phỏng vấn”đã chấm dứt, nhưng trời cứ mưa hoài, nên chúng tôi ngại ra vê.
Ngồi nhìn giọt tran mãi cũng chán, nên tôi lén quan sát người chủ nhà hà tiện lời kia. Bỗng tôi sực nhớ một cử chỉ của bác ta mà tôi bỏ qua từ lúc khởi đầu nói chuyện với bác: là mắt ông Yluôn luôn nhìn ra góc trái sân nhà và không bao giờ rời chỗ đó ca.
Chà, bậy quá, tôi nghĩ thầm. Té ra bác ta có một công việc quan trọng nơi đó mà phải bỏ dở vì mình. Tôi nhìn theo chỗ ngó của ông Ỵ Qua những làn mưa tro trắng đục, tôi thấy lơ thơ vài bụi sả đang ngã nghiêng trước gioY Phía sau mấy bụi sả là một cây dâu già, to bằng cây ổi bốn năm tuổi.
Nước mưa thoát ra đường mòn trước nhà do góc rào đó và mài khuyết đất quanh gốc dâu. Một cái mương nhỏ đang đào dở chừng để xuyên tạc đường nước, bấy giờ đã bể bờ và nước lại trở về đường cũ
Thì ra hồi nãy bác Yđang bận cứu cây dâu, chừng như quí lắm nên bác ta mới dầm mưa mà làm việc và hiện đang sốt ruột trông thấy.
- Cây dâu nầy bác trồng a?
- Dạ, trên mười năm rồi!
- Để làm gì, rơ miệng cho các cháu?
Ta có tục tẩy lưỡi trẻ con bằng lá dâu vì thứ lá nầy nhám.
- dạ Không, tôi không có con.
- Vậy để đuổi tà ma?
Bác Y mỉm cười:
- Tôi không sợ ma quỉ cho lắm.
Mặt bác Ygiãn ra, bớt vẻ băn hăn bó hoY
- Chớ bác trồng dâu làm gi?
- Để cho nó giống làng tôi. Trong Nam nầy, Ít khi tôi được thấy cây dâu lắm, nhứt là ở Sài-gòn.
- Ngoài bác người ta trồng dâu nuôi tằm ha
Nghe nói tiếng “tằm”, mắt bác Ybổng sáng lên rồi ươn ướt.
Tôi chợt hiểu bác ta, kéo ghế ngồi xít lại gần bác rồi hỏi thêm, giọng cố thân mật:
- Cây dâu khiến tôi nhớ tằm. Có phải để...
Bác Ybẽn lẽn như con gái bị người ta đoán trúng tim đen, nhưng lại sung sướng đến mọc óc trên da mặt.
Bác quên tôi là người lạ, nắm lấy tay tôi, nói một thôi không ngớt:
- Những ngày trời ủ dột như vầy, tôi nhớ nhà thì ít mà nhớ tằm sao mà như nhớ người tình nhơn đầu. Tôi nhớ “hén”lạnh, tôi nhớ “hén”đói vì dâu ướt át suốt ngày, khó tìm ra dâu ráo cho “hén ăn”
Bác Y nói đến con tằm mà y như người ta nói đến một người bạn, dùng tiếng “hắn”để kêu nó, và cái giọng Quảng-Nam biến hắn ra hén, nói bùi ngùi làm sao buổi trưa hôm đó
- Nên tôi trồng cây dâu nầy, bác Ytiếp, để sáng sáng, chiều chiều ra nhìn lá mà nhớ hén. Nhiều đêm, nằm vừa thiu thiu ngủ là tôi nghe văng vẳng tiếng rào rào, ngỡ hén đang ăn lên, tôi vụt ngồi dậy rờ quanh thì không có gì hết.
Buồn quá tôi thắp cây đèn dầu, chạy ra sân soi vào lá với hy vọng hão huyền tìm gặp một con tằm hoang.
Lạ thật! Ngày xưa, cách đây mấy ngàn năm, tằm vẫn ở hoang chớ phải không thầy? Nhưng sao bây giờ không có tằm hoang nữa. Tôi trồng cây dâu nầy mười năm, mỗi đêm nỗi trong đợi mà không bao giờ gặp tằm hoang ca.
Lúc ấy từ nhà ai ngoài sau, vọng đưa ra tiếng hát ru con. Tiếng ấy hát rằng:
Ù... Ơ... Em tôi buồn ngủ buồn nghê,
Con tằm đỏ chín, con đê đỏ mùi.
Nghe hát, bác Ychụp nói:
- Thầy có thấy tằm “hén”chín đỏ bao giờ chưa? Trời, nó khéo và nó dễ thương làm sao! Hén ngủ “thức lớn”rồi hén thức chơi với mình suốt bảy ngày, rồi hén “chộ” Xong là hén chín. Ban đầu một vài con, rồi cả mong đều chín đỏ như người bạn trung thành đang đau khổ dồn hết bao nhiêu máu huyết lại để chuẩn bị nhả tơ cho ta dùng. Thương biết bao nhiêu!
À, thầy nên chép câu ca dao nầy mà hồi này tôi quên:
Thương tằm cổi áo bọc dâu,
Ngỡ tằm có nghĩa, hay đâu bạc tình
Con tằm hén giống như đứa con èo uột. Hén hay đau ốm lắm. Mình cực khổ với hén hết sức mà lắm khi hén bạc tình, hén lăn ra chết ráo nạo từ nong nầy qua nong khác. Mà có lẽ cũng vì hén như hũ mắm treo đầu giàn như vậy nên mình thương hén càng nhiều chăng?
Mà thầy ôi, bạc tình chính là tôi, chớ không phải tằm đâu. Tôi đã bỏ tằm, vô trong nầy... người bạn tôi có lỗi gì đâu.
Bấy giờ tôi mới hiểu thấu đáo con người đoY Đây là một anh thợ tiểu công nghệ miễn cưỡng trở thành một anh thợ Kỹ nghệ nên cứ bùi ngùi nhớ xưa. Và quả Anh ta lòng không khô héo như tôi đã ngơ.
Người thợ tiểu công nghệ rất thương nghề vì chính hắn làm lấy mọi công việc. Bác Yđã khó nhọc để tằm, bền chí ươm tơ nên bác thương nhớ tằm là phải lắm.
Bác Y lại tiếp:
- Tơ mà nó vô tới Sài-gòn thì mùi tằm không còn được bao nhiêu. Tôi ưa hít tơ lắm, như hít hít áo của một người yêu để nhớ hơI, mà tơ ở đây, hít đến mệt phổi cũng không nghe hơi hám gi.
Mưa đã dứt. Người bạn tôi đã nhiều lần ngáp dài giữa câu chuyện “con tằm đỏ chín”nầy nên đứng dậy kiếu vê.
Tôi siết chặt tay bác Ynhưng chác lòng tôi thương bác không bằng bác nhớ tằm.
Ra đến ngoài, bác còn hỏi tôi:
- Chắc thầy cũng thương tằm lắm phải không? Tôi nhìn mặt thầy thì đoán biết.
- Phải, tôi nói láo bừa, tôi thương tằm lắm. Bà nội tôi ngày xưa có để tằm mà!