Chương 1

Chiếc xe van cũ kỹ ngừng lại trong sân đậu xe của một chung cư bình dân. Bầu trời có nắng chan hoà , những đụn tuyết trắng được xe ủi gom lại ở gốc sân chiếm mất một khoảng rộng khiến bãi đậu xe trở nên chật hẹp.

Cửa xe mở , một người đàn ông mái tóc lấm tấm bạc , mặc chiếc áo lạnh dầy cộm bước xuống , theo sau là cô con gái xinh xắn , tuổi chừng đôi mươi , và một cậu bé khoảng lên 10.

Người đàn ông đi vòng ra phía sau mở cửa đuôi xe , bên trong thùng chiếc xe van đã chất đầy đồ đạc của một căn nhà được dọn.

Người đàn ông móc túi lấy xâu chìa khoá , gỡ một cái , đưa cho con gái :

- Loan , con bưng cái thùng quần áo nhẹ lên trước mở cửa phòng đi.

Người đàn ông kéo cái thùng giấy cạt tông ra khỏi thùng xe trao cho con gái , rồi ông kéo mấy thanh sắt tháo rời chiếc giường đơn ra khỏi xe. Loan bưng thùng đồ , nhìn cha ái ngại :

- Hay ba để con phụ với ba một tay khiêng mấy cái nặng lên trước.

Người đàn ông vác những thanh sắt lên vai :

- Ba làm một mình được mà.

Rồi ông quay sang đứa con trai :

- Mở cửa cho ba đi Quang.

Cậu bé con nhanh nhẩu chày băng qua sân đậu xe , tới cánh cửa lớn mở rộng ra.

Vài gương mặt xuất hiện nơi dãy khung cửa sổ của chung cư. một gia đình mới lại dọn đến làm hàng xóm với họ.

Hai cha con len lỏi qua dãy hành lang hẹp , mờ tối , bấm nút bước vào thang máy. Mùi ẩm mốc cùng mùi bia đổ tháo bốc lên thật khó chịu , người đàn ông dựng mấy thanh sắt vào vách , đưa chân đá gọn mấy cái vỏ lon nước ngọt cùng những mảnh chai vỡ đang nằm phơi mình trên sà thang máy cho con gái bước vào.

Cánh cửa thang máy đóng lại , âm thanh rè rè , mệt nhọc của chiếc thang máy cũ kỹ chầm chậm chuyển động dần lên cao. Người đàn ông lơ đãng nhìn lên trần thang máy , gương mặt trầm ngâm , bắt đầu từ ngày hôm nay , cuộc sống gia đình ông lại chuyển sang một giai đoạn khác , giai đoạn sa sút.

Cách đây bốn năm , sau một thời gian nai lưng làm việc trong những nhà máy , vợ chồng ông đã chắt chiu , dành dụm được một ít vốn liếng để mở một cửa hàng tạp hoá nho nhỏ ở một khu phố đông người. Nhờ trời , nhờ vào sự cần cù làm ăn của hai vợ chồng mà lợi tức nơi cửa hàng ông cũng vừa đủ để bù đắp vào những chi tiêu của một gia đình hai vợ chồng và ba đứa con. Hai đứa con gái lớn và một đứa con trai nhỏ.

Trong thời gian kinh tế phồn thịnh thì khách hàng vừa đông , và sự mua bán của họ cũng dễ dãi. Hai vợ chồng ông bận bịu suốt ngày với khách , tuy mệt , nhưng vui. Hàng bán cứ hết vèo vèo , mỗi ngày ông phải bỏ thì giờ theo dõi những tờ quảng cáo của các siêu thị lớn để xem có món hàng gì đại hạ giá để rồi tức tốc chạy đi thu mua. Bán loại cửa hàng tạp hóa , nếu cất hàng với gia bình thường thì không lời bằng hàng mua được những đợt hàng bán đại hạ giá ở trong các siêu thị lớn. Bởi vậy , ông lãnh trách nhiệm chạy vòng ngoài , khuân vác , để vợ Ông ngồi trông coi cửa hàng.

Có đồng ra , đồng vào , cửa hàng tạp hoá đã mang đến cho vợ chồng ông niềm hạnh phúc , hai vợ chồng ngày ngày ở bên nhau , buôn bán , chuyện trò. Không còn cái cảnh cả hai đi làm sở đầu tắt mặt tối , cả tuần cũng không thấy mặt nhau.

Thấy cửa hàng của ông sấm uất , những người di dân Đại Hàn ngấp ngé dòm ngó. Ông đã sang lại cho họ để lấy vốn mở một tiệm khác lớn hơn. Và cứ như thế ông đã sang được ba cửa hàng , thấy làm ăn phát tài , ông nghĩ mình có thể kinh doanh bằng nghề sang cửa tiệm. Ông dồn vốn liếng mở một tiệm khá lớn ngay khu phố đông người , mướn thêm vài nhân viên đứng bán hàng. Tiền mướn phố dĩ nhiên là đắt , nhưng bù lại khách sẽ đông. Nhân dịp phong trào di dân từ Hồng Kông sang đang bắt đầu phát động mạnh , ông hy vọng lần này ông sẽ sang được cửa hàng với số lời to.

Nhưng quyết định cho phép những siêu thị lớn được mở cửa vào hai ngày cuối tuần đã làm đảo lộn mọi dự tính của ông. Những cửa hàng tạp hóa nhỏ đều rơi vào tình trạng giảm sút khách hàng , có nơi không chịu đựng nổi lỗ lã phải dẹp tiệm. Cửa hàng của ông may nằm giữa phố nên còn khách mua bán , rồi kinh tế tới hồi suy thoái , những hiệu buôn khác trong thành phố đã lần lượt đóng cửa vì không chịu nổi chi phí.

Ông Hưng đã nhìn thấy nguy cơ ấy , nên đã cố gắng tìm đủ mọi cách chiêu dụ khách hàng vào cửa hàng mình , chẳng phải vì ông muốn có lời nhiều , nhưng là để tạo cơ hội cho bộ mặt cửa hàng một vẻ phồn thịnh để sang nhượng , nếu có ai cần mở một cửa hàng như ông.

Đã có hai hay ba người khách từ Hồng Kông sang để mắt đến cửa hàng ông , ông Hưng mừng rỡ vô cùng. Dự tính sau khi sang cửa hàng , ông sẽ chuyển sang đầu tư vào ngành nghề khác cho dễ thở hơn. Nhưng "Mưu sự tại nhân , thành sự tại Thiên" , trong khi giá vừa ngã ngũ thì đùng một cái , một siêu thị lớn mọc ngay bên kia đường , đối diện với cửa hàng ông.

Cửa hàng tạp hóa của vợ chồng ông thưa khách , chuyên mua bán vì thế bị gián đoạn. chẳng ai dại gì bỏ tiền đầu tư vào một cửa hàng mà lợi nhuận bắt đầu xuống dốc. Dù cố gắng lèo lái , chống đỡ , nhưng khách vẫn đổ xô sang cái siêu thị lớn bên kia đường , chi nhánh của một hệ thống siêu thị khổng lồ ở Canada.

Công việc làm ăn bắt đầu sa sút , ông cho nghỉ tất cả những người làm , chỉ còn hai vợ chồng ông coi tiệm và cuối tuần hai đứa con gái lớn của ông ra phụ giúp đôi chút. Doanh thu giảm bớt , ông Hưng ở trong thế kẹt như một con cá đã bị lọt vào lưới. Cửa hàng không phải là một chiếc xe hơi cũ mà ông muốn vứt bỏ lúc nào thì vứt. Niềm hy vọng sang cửa tiệm để lấy lời không còn nữa , bây giờ ông chỉ muốn sang huề vốn , thậm chí lỗ lã chút đỉnh cũng được , nhưng không ma nào hỏi thăm.

Số vốn liếng tạo được trong bao nhiêu năm nay bắt đầu lại phải chi ra cho những chi phí thuê mướn và điện nước. Vợ chồng ông phải căn cơ lại mọi ăn tiêu trong gia đình tới mức thấp nhất. Viễn ảnh suy sụp của một cửa tiệm khang trang cứ lởn vởn trong đầu khiến ông lo buồn , mất ăn mất ngủ.

Tình trạng cửa hàng của vợ chồng ông bây giờ không khác một bệnh nhân lâm trọng bệnh , tiền thuốc men cứ tốn nhưng căn bệnh chẳng thấy thuyên giảm chút nào. Ông vẫn cố gắng giữ cho bề mặt của cửa hàng mình coi được mắt , ông phải tìm hộp không bày lên những hàng kệ trống để tránh vẻ suy tàn của một cửa hàng tới thời kỳ sắp dẹp tiệm.

Tháng vừa rồi , vợ chồng ông quyết định bán căn nhà đang ở để dọn đến đây. Mấy hôm nay lại có vài người đến xem tiệm , ông dự tính sẽ cố chịu đựng thêm hai tháng nữa trước khi đóng dẹp tiệm.

Ông Hưng buông tiếng thở dài , cuộc đời con người nhiều thay đổi bất ngờ quá. Bây giờ thì ông đã tin là con người ta có số phận , sự thành công và giàu có ngoài tài năng , thì còn cần đến may mắn nữa.

Chiếc thang máy dừng lại ở tầng số năm , hai cha con bước ra khỏi thang máy. Loan đi dọc theo hành lang , đảo mắt nhìn số phòng mình rồi dừng lại , tra chìa khoá mở cửa. Có tiếng nhạc nho nhỏ ở căn phòng đối diện , một người thanh niên Việt Nam thò đầu ra khỏi cửa , ánh mắt soi mói của gã nhìn hai cha con.

Loan mở toang cánh cửa , bước vào trong phòng. Mùi sơn mới còn nồng nặc , ánh nắng mặt trời xuyên qua khung cửa kính làm căn phòng khách sáng sủa. Loan đặt chiếc thùng giấy vào góc nhà , đưa tay hé mở cánh cửa sổ cho không khí trong lành lùa vào phòng.

Ông Hưng bỏ mấy thanh sắt xuống thảm , rồi hai cha con lại trở xuống dưới sân đậu xe. Ông Hưng khệ nệ kéo tấm nệm giường lớn ra khỏi thùng xe , Loan xăn tay áo lạnh lên cao , tới bên cạnh giúp cha.

- Bác có gì để con phụ một tay cho.

Tiếng nói đàn ông vang phía sau lưng khiến ông Hưng quay lại nhìn. Gã thanh niên lúc nãy đã theo xuống từ lúc nào , gã trạc gần 30 , tướng mập mạp , phốp pháp. Gương mặt phúng phính thịt , nở một nụ cười thân thiện , ông Hưng mỉm cười đáp lễ :

- Cám ơn cậu , chúng tôi làm lấy được rồi.

Nhưng chiếc nệm giường khá nặng và cồng kềnh khiến Loan và thằng Quang lúng túng , gã thanh niên nhanh nhẩu đỡ một đầu tấm niệm cho Loan :

- Cô để tôi khiêng cho.

Loan đành để gã phụ với cha nàng khiêng tấm niệm lên lầu , hai chị em lại mang những thùng giấy nhẹ theo gót hai người. Một lát sau những vật cồng kềnh như bàn tủ đã được gã mập phụ giúp khiêng cả lên lầu. Gã làm thật nhanh nhẹn , sau cùng chỉ còn những cái thùng nhỏ. Gã thanh niên trở về phòng mình , đẩy ra một cái càng sắt có hai bánh xe mang xuống dưới lầu. Loan đang kéo những thùng giấy trong xe ra gần cửa sau , gã mập đẩy cái xe tới bên Loan :

- Dọn nhà cần phải có cái xe này mới tiện.

Loan mỉm cười nhìn gã hàng xóm tốt bụng :

- Nhà Loan cũng có chiếc xe đẩy này , nhưng nó mới bị hư ngày hôm qua , may mà anh có.

Gã mập chồng những chiếc thùng giấy lên càng xe :

- Tại tôi làm nghề dọn nhà nên có đủ hết mọi phương tiện.

- Hèn chi tôi thấy anh làm việc thật nhanh nhẹn , gọn gàng.

- Dọn nhà cũng chỉ là nghề tay trái làm cuối tuần thôi , còn ngày thường tôi cũng đi làm ở hãng chế tạo bố thắng xe hơi.

Loan giơ tay nhặt cái chụp đèn vừa rơi xuống sàn xe , bỏ vào trong thùng :

- Chung cư này có đông người Việt không anh ?

- Cũng khá đông , nội cái tầng của mình hết một nửa là Việt Nam rồi , nhà nọ sang thăm nhà kia.

Gã mập nói xong , đẩy chiếc xe đi trước , Loan ôm một chiếc thùng giấy theo sau. Một tiếng đồng hồ sau , đồ đạc trong chiếc xe van đã được khuân lên hết. Gã mập chạy vào phòng mình lấy mấy lon nước ngọt trong tủ lạnh mang sang , ông Hưng cảm động nhìn người hàng xóm tốt bụng :

- Cám ơn cậu nhiều lắm , xin lỗi câu tên gì ?

Gã mập đưa bàn tay chuối sứ mở lon nước ngọt của mình :

- Cháu tên là Mành , nhưng tại hơi mập nên mấy người bạn gọi cháu là Mành Phì Lũ.

- Lúc trước ở Việt Nam , gia đình cậu ở đâu ?

- Gia đình cháu buôn bán ở Chợ Lớn , còn bác ?

- Tôi ở Long Xuyên.

- Chắc bác cũng buôn bán.

- Không , hồi đó tôi đi dạy học.

Ông Hưng hớp miếng nước ngọt , ông không muôn kể tiếp những gì đang xảy ra để rồi phải giải thích tại sao ông phải dọn tới đây. Cũng may là Mành nói sang chuyện khác :

- Cháu cũng có một chiếc xe van , bác cần gì để cháu chở phụ cho.

Loan nghe thế xen vào :

- Anh Mành làm nghề dọn nhà đó ba.

Ông Hưng mỉm cười :

- Cảm ơn cậu , để tôi chở lai rai cũng được , nội ngày mai là xong hết đó mà.

Mành thật thà nói :

- Đừng lo , cháu muốn chở giúp bác thôi chứ không tính toán tiền bạc gì đâu.

Ông Hưng giơ tay khẽ vỗ vai người hàng xóm tốt bụng :

- Chẳng phải tôi ngại vấn đề tiền bạc , nhưng bản tính tôi không thích làm phiền ai việc gì khi mình có thể làm được.

Xẩm tối hôm đó việc chuyên chở đồ đạc đã hoàn tất , ba cha con trở ra cửa tiệm. PHượng đứa con gái thứ hai của ông cũng đã từ trường học về , đang phụ mẹ bán hàng cho vài người khách.

Ông Hưng bước vào bên trong , người khách cuối cùng vừa bước ra khỏi cửa tiệm. Bà Hưng quay sang hỏi chồng :

- Dọp dẹp hết rồi hả ông ?

- Đồ đạc đã mang ra hết , nhưng còn ba cái rác rến thì ngày mai mới có thì giờ dọn tiếp.

Bà Hưng đóng cái ngăn kéo tiền lại :

- Hồi chiều , có hai người tới đây coi cửa tiệm , họ hẹn trưa thứ hai sẽ ghé lại gặp ông để nói chuyện.

Ông Hưng giơ tay xem đồng hồ :

- Bà sửa soạn đóng cửa tiệm , rồi mình đưa xấp nhỏ kiếm cái gì ăn đi , tôi đói bụng lắm rồi.

Bà Hưng đưa mắt nhìn ra ngoài đường , xe cộ còn chày rần rần khiến cho bà chưa muốn đóng cửa vội. Dạo này hàng ế ẩm làm cho bà nóng ruột vô cùng , hôm nay là tối thứ sáu , khách bộ hành vẫn còn nườm nượp trên hè phố , bà hy vọng sẽ có thêm vài người khách nữa tới mua hàng. Bán được đồng nào hay đồng đó , bà nói với chồng :

- Ông đưa mấy đứa nhỏ đi đi , rồi mua cái gì về cho tôi ăn cũng được.

Ông Hưng khẩn khỏan :

- Lâu lâu mới có một ngày nhà mình không nấu cơm , cả nhà đi ăn tiệm cho vui.

Bà Hưng lắc đầu , Phượng nắm cánh tay mẹ năn nỉ :

- Lâu lâu mới đóng cửa sớm một ngày , má không đi tụi con cũng không đi đâu.

- Hay thôi để ba mày ra tiệm mua về cho má con mình ăn cũng được.

Thế là hai đứa con gái tán đồng ý kiến của mẹ , chỉ có thằng Quang là im lặng. Đối với nó thì sao cũng được , nó không muốn làm phật ý mẹ cũng chẳng muốn làm cho cha nó buồn.

Ông Hưng liếc nhìn gương mặt không vui của vợ , khẽ thở dài. Kể từ khi cái siêu thị trước mặt gây cho cửa hàng ông tình trạng ế ẩm , có lẽ sự lo lắng đã khiến cho bà Hưng trở nên khó tính. Bà hay gắt gỏng với ông về những chuyện rất tầm thường , như chuyện ông bảo bà nghỉ sớm để đi ăn tiệm hôm nay.

Với bản tính dĩ hoà vi quý của một người làm nghề dạy học , ông thường nhịn vợ mỗi khi bà Hưng bực mình từ khi hai người lấy nhau.

Ông Hưng lưỡng lự một hồi lâu , rồi lên tiếng :

- Hôm nay má tụi bay không muốn đi ăn thì để ba gọi Pizza nhé.

Thằng Quang giơ hai tay lên trời , mặt hớn hở :

- Yeah ! Pizza !

Nhưng hai cô con gái nhao nhao phản đối :

- Má không ăn được Pizza , tụi con chỉ thích ăn đồ ăn Việt Nam thôi.

Trước khí thế đàn áp của phe phụ nữ , ông Hưng đành nhượng bộ quay hỏi vợ :

- Bà muốn ăn gì ?

Bà Hưng đáp gọn :

- Cơm tấm bì.

Phượng lên tiếng :

- Còn con thì bánh bèo , Chị Loan ăn gì ?

Loan nhìn cha với ánh mắt thông cảm :

- Nếu tiện ba cho con cái bánh bao.

Ông Hưng hất hàm hỏi thắng con :

- Còn Quang , con ăn cái gì ?

- Con muốn đi theo ba , ba ăn cái gì , con ăn cái nấy.

Ông Hưng nở một nụ cười hài lòng , ít ra ông cũng có được một đồng minh dù nó có thấp cổ bé miệng nhất nhà. Ông Hưng rút một mảnh giấy nhỏ ghi chép , rồi vỗ vai thằng con trai :

- OK tốt , Quang đi với ba , hai cha con mình đóng vai bồi nhà hàng.

Bà Hưng liếc xéo chồng cho đến khi hai bố con ra khỏi cửa tiệm. Còn lại ba mẹ con , Loan kéo ghế ngồi gần mẹ , khẽ cất tiếng hỏi :

- Mới đây con thấy dường như má có chuyện gì bực mình với ba con thì phải ?

Bà Hưng sẵng giọng :

- Đúng vậy , bực mình lâu rồi chớ không phải mới đây. Tao chẳng bao giờ giận ba tụi bay gì vô cớ cả.

- Chuyện gì vậy má ?

Bà Hưng thấp giọng :

- Chuyện này , dù má có nói với các con cũng vô ích mà thôi.

- Sao vậy má ?

- Bởi vì chỉ khi nào các con có chồng rồi mới có thể hiểu được mà thôi.

Thấy câu chuyện có vẻ ly kỳ , Phượng xen vào :

- Má làm như tụi con còn nhỏ xíu không bằng , chuyện vợ chồng trong trường cũng dạy tụi con đủ hết , ngay cả chuyện phải ngừa thai làm sao.

Phượng chưa nói dứt câu , Loan đã cướp lời em :"

- Phượng chỉ nói tầm phào thôi , ý má đâu có nói chuyện đó.

Bà Hưng kéo hai cô con gái cưng ngồi sát bên cạnh mình , dù sao thì bà cũng cần những đồng minh đứng về phe bà. Kể từ giờ phút nay , giờ phút mà bà vừa khám phá thêm những sự thật phũ phàng , khủng khiếp sau cái vỏ đạo đức hiền lành của chồng bà. Một sự thật không thể tha thứ được mà chồng bà đã dấu không cho bà biết.

Bà là một phụ nữ , nhưng bản tánh nóng nảy và quyết liệt chẳng khác gì đàn ông. Bà vẫn hiểu cuộc sống chung của vợ chồng cũng giống như những chồng dĩa chén , lâu lâu phải có va chạm sứt mẻ. Bà có thể tha thứ cho chông bà những lỗi lầm vô tình , nhưng tội gian dối cố ý thì bà không thể bỏ qua được. Với đầu óc tính toán thâm trầm , bà không muốn hạch tội chồng ngay khi trong tay bà chưa có đủ bằng chứng cụ thể để buộc tội ông. Bà muốn giăng cái bẫy để tóm trọn ổ , bà Hưng đưa mắt nhìn gương mặt ngây thơ của hai đưa con gái :

- Đáng lẽ má không nên nói sớm chuyện này với các con , nhưng vì nó có ảnh hưởng quan trọng đến hạnh phúc gia đình chúng ta nên má cần phải nói cho các con biết sớm để cùng má ngăn chặn thảm họa này.

Lời rào đón của bà Hưng khiến hai cô con gái sốt ruột :

- Má muốn nói gì thì nói đại ra đi , tụi con sẵn sàng về phe má mà.

Bà Hưng mỉm cười hài lòng , bà im lặng một lúc để tăng vẻ nghiêm trọng , rồi gằn từng tiếng :

- Các con có biết là ba các con đã phạm tội ngoại tình hay không ?

Phượng ngước cặp mắt nai hỏi mẹ :

- Ngoại tình nghĩa là gì hả má ?

Bà Hưng giải thích :

- Một người đàn ông có vợ rồi , còn đi lén lút tư tình với người đàn bà khác , đó là người đàn ông phạm tội ngoại tình.

Loan ngồi im lặng , lời nói của bà Hưng khiến Loan lặng người đi. Từ khi có trí khôn đến nay , Loan hiểu rõ cha nàng hơn ai hết. Một người đàn ông đạo đức , tính tình ôn hoà , chính ông đã uốn nắn giáo dục chị em nàng theo khuôn phép mẫu mực của một người đàn bà Á Đông. Lúc nào ông cũng quanh quẩn bên vợ , không cờ bạc , không rượu chè , và nhất là chẳng hề vắng nhà lấy một buổi tối mà sao mẹ nàng lại gán cho ông cái tội ngoại tình. Hay là mới đây ông đã thay đổi tánh nết , có thể lắm chứ. Môn tâm lý học chẳng nói người đàn ông khi đứng tuổi thường có những biến chuyển vể tâm , sinh lý đó sao.

Giọng bà Hưng bỗng nhỏ lại , như thể bà sợ ai đó nghe lén được :

- Chuyện ba tụi bay ngoại tình , có từ hồi chưa sanh ra tụi bay lận. Tưởng ông tu thân rồi , ai dè bây giờ lại ngựa quen đường cũ.

Bà vừa nói vừa lôi trong ngăn kéo ra một phong thư , đưa cho hai cô gái xem :

- Đây là lá thư của một người đàn bà hiện đang sống bên Pháp , gởi cho ba tụi bay mà má nhận được cách đây mấy ngày.

Loan nhìn nét chữ viết thật đẹp , và ngay ngắn , chứng tỏ người viết lá thư là một người có học thức. Nàng liếc nhìn tên người gởi rồi ngạc nhiên hỏi mẹ :

- Tên người gởi là đàn ông mà ?

Bà Hưng mỉm cười bí hiểm :

- Nét chữ này 30 năm trước má đã thấy một lần rồi , đây là chữ viết của một người đàn bà chứ không phải đàn ông. Hừ , con mụ này tưởng qua mặt được má sao , dù nó có giả bộ đề tên Nguyễn Văn Mít , Xoài , Ổi gì đó , má cũng vẫn không quên được gương mặt khả ố của nó.

Phượng sốt ruột giục mẹ :

- Má cứ mở ra coi , lỡ không phải của bả thì sao.

Bà Hưng nhếch mép cười :

- Má đã dùng bàn ủi nóng , mở thơ ra đọc hết , rồi dán lại , nên mới nói chắc với các con như vậy.

Phượng hỏi :

- Trong thư viết những gì hả má ?

Giọng bà Hưng trở nên bực tức :

- Đừng bắt má phải nhắc lại những lời lẽ khiến cho má phát khùng lên được , nhưng trước sau gì má cũng sẽ cho các con đọc vì các con là đồng minh của má mà.

Loan cầm là thư ngắm nghía :

- Vậy má tính làm gì với bức thơ này , má dấu đi hay là xé bỏ nó ?

- Má sẽ đưa cho ông ấy.

Hai đứa con gái ngạc nhiên :

- Đưa làm gì ?

- Phải đưa để tìm thêm sự thật chớ , đương nhiên là má sẽ để lại ở thùng thơ nhà cũ , làm như vô tình không biết để cho ổng ấy ra lấy. Nếu là ngưòi ngay thật , thì ổng sẽ cho má biết. Còn nếu giả dối , thì ổng sẽ dấu nhẹm đi. Lúc đó các con sẽ biết rõ trắng đen , và học thêm kinh nghiệm thế nào là lòng dạ đàn ông.

Phương ngây thơ hỏi :

- Nếu lỡ ba xé đi rồi im luôn thì sao ?

Bà Hưng nhếch mép cười :

- Đương nhiên là má đã photocopy hết tất cả để làm bằng chứng , dù ổng có thủ tiêu phong thư cũng không có thể chối tội được.

Lời nói của bà mẹ khiến cho hai cô con gái phì cười :

- Tụi con không ngờ má nghĩ ra nhiều mưu kế quá đi.

- Các con nên nhớ rằng người đàn bà phải quyết sống chết với kẻ thù để giữ hạnh phúc của mình. Làm vợ mà hiền quá đôi khi cũng dễ mất chồng như chơi.

Sáng thứ bảy trong lúc mấy mẹ con đang bận rộn sắp xếp nhá mới thỉ ông Hưng trở lại nhà cũ để dọn dẹp. Như thói quen mỗi buổi sáng , ông bước tới mở thùng thư để thăm chứng. Thấy có thư , ông thò tay lấy ra xem , chợt mắt ông mở to kinh ngạc , tim ông đập mạnh , cơ hồ muốn nhảy ra khỏi lồng ngực khi thấy nét chữ thân yêu quen thuộc. Nét chữ của người đàn bà mà ông vẫn tưởng là sẽ chẳng bao giờ gặp lại được.

Ông Hưng bủn rủn cả chân tay , nỗi mưng vui bất ngờ và rào rạt quá đã khiên ông không còn bình tĩnh. Ông đút vội phong thư vào túi áo , nhìn lấm lét chung quanh , rồi mở cửa thật nhanh bước vào nhà. Những căn phòng trống trơn , chỉ còn lại những rác rến chưa kịp quét dọn. Ông Hưng dóng cửa lại , rồi cho chắc ăn , ông gài thêm cái then cửa. Mắt ông như hoa len , chẳng còn nhìn thấy gì nữa ngoài hình ảnh lờ mờ của gương mặt lãng mạn một người con gái , người yêu của ông cách đây 30 năm về trước.

Ông bước tới chiếc ghế dựa phế thải ở góc phòng , ngồi xuống. PHải một lúc lâu cho cơn xúc động lắng dịu bớt , ông mới lấy phong thư ra nhìn lại nét chữ thân yêu một lần nữa , tay ông run run , đôi tròng kính chợt mờ nhoè đi. Ông Hưng ấp lá thư vào ngực , mùi hương tóc của người con gái ông năm xưa dường như còn vương vấn quanh ông. Không gian như ngừng đọng , thế giới chung quanh dường như đã tan biến vào hư vô trả lại cho tâm hồn ông những kỷ niệm yêu dấu của thời hoa mộng trẻ trung.

Những ngón tay của người đàn ông run run xé bì thư ra , một lá thư màu xanh thơm mùi hương tóc , với những nét bút lả lơi , lãng mạn như tâm hồn người con gái thủa xa xưa ấy.

Paris ngày , tháng năm.

Anh Yêu ,

Cầm bút viết cho anh lá thư này mà em cứ ngỡ mình đang trong mơ. Một giấc mơ thần tiên hạnh phúc mà suốt 30 năm qua em lê bước mòn mỏi khắp nơi để tìm nó nhưng không gặp được.

Có lẽ anh cũng ngạc nhiên lắm khi lá thư này bất chợt đến tay anh như một ánh chớp của cơn mưa đầu mùa.

Đọc lá thư này , xin anh đừng cười khi em vẫn còn xưng hô với anh những lời lẽ yêu đương tình tứ mà với lứa tuổi chúng ta bây giờ chẳng còn hợp thời nữa , những lời lẽ sẽ làm xáo trộn tâm hồn của một người đàn ông đã yên bề gia thất như anh.

Nhưng anh yêu dấu , dù cho tuổi đời đã chồng chất , nhưng tình yêu , và còn tim của em chẳng hề thay đổi. Tình em yêu anh vẫn nồng nàn như ngày nầo anh đến đón em trước cổng trường Marie Curie.

Đã bao năm qua , cùng với nhiều cuọc tình sôi nổi , em vẫn tôn thờ hình bóng anh trong con tim cô đơn của đời mình. em vẫn đi tìm anh trên vạn nẻo đường vô định , như đi tìm một cánh chim đã thoát cũi sổ lồng.

Em đã sống trong những ngày nhớ thương khắc khoải dài lê thê như con đường dẫn đến chân trời. Anh như dòng suối mát nơi thiên đường , còn me chỉ là kẻ lữ hành bạc phước , lạc đường trên sa mạc cháy khô dưới trần gian.

Nhiều lúc em tự hỏi , phải chăng số phận của những người con gsi có chút nhan sắc và tâm hồn lãng mạn sẽ chẳng bao giờ có hạnh phúc , chẳng bào giờ có một người bạn chân thành ngoại trừ những gã đàn ông mê xác thịt.

Ngày anh ngỏ lời yêu em , em những tưởng là mình đang bước vào Thiên Đường hanh phúc. Nào ngờ Tạo Hoá trớ trêu xui khiên cho ba má anh có ác cảm với em ngay ngày đầu tiên gặp gỡ. Tại sao thế hả anh ? Có phải em qua tự nhiên và không kiểu cách , không khúm núm với vẻ nhu mì đấy giả tạo bên ngoài của người con gái quê , dữ dằn mà cha mẹ anh đã chọn làm dâu.

Đôi lúc em không hiểu tại sao em lại yêu anh , một người con trai khoẻ mạnh , nhưng lại có một tinh thần thật yếu đuối , nếu không nói là nhu nhược. Anh yêu em , thề hứa nhứng lời tha thiết , thế mà anh đã không dám tranh đấu cho tình yêu của chúng mình.

Em dám can đảm chết cho tiếng nói của tình yêu của mình , được sống bên anh , dù cha em có doa. sẽ lấy súng giết đứa con gái bướng bỉnh , em vẫn không lùi bước. Nhưng rất tiếc em lại không được hy sinh vì nó , anh đã lỗi lời thề hứa với em để đi láy vợ , lấy một người con gái mà anh không hề yêu thương. Tại vì cáu gia sản hay tại vì chữ hiếu như anh đã than thở với em.

Anh nỡ quay mặt bưóc đi , để rồi một lần đó , trong cơn nóng giận , anh đã bỏ nhà để đi tìm em. Lúc ấy , có bao giờ anh tự hỏi là anh đã tự dối lòng mình , dối cha mẹ anh và lừa dối luôn cả người vợ của mình hay không ?

Sau cơn giận , anh lại run sợ trở về nhà trình diện mè cha , chịu hình phạt của người vợ quanh năm chỉ biết đến tiền bạc và con tim thì chai đá.

Nhiều lúc em tự hỏi tại sao em lại yêu một người đàn ông như anh , một người đàn ông gàn dở , chẳng có lập trường dứt khoát. Nhưng rồi em lại chẳng tìm ra được một câu giải đáp thoa? đáng nào , tình yêu lạ kỳ quá hở anh.

Những tưởng rằng hai đứa sẽ muôn đời không gặp mặt nhau , em vẫn tưởng anh còn kẹt lại Việt Nam , nhưng nào ngờ hôm đi du lịch sang Canada chơi , năm ngoái , lúc ghé qua thành phố Missisauga , em đã vô tình ghe vào cửa tiệm của anh để mua hàng với cô thâu ngân viên trẻ tuổi. Lúc đó anh đang bận bịu tíu tít để chuyển hàng từ chiếc xe van vào trong kho nên không để ý đến em.

Đã bao năm rồi , tuy tóc anh đã lấm tấm sợi bạc , gương mặt đã già hơn xưa , nhưng em vẫn còn nhận ra anh.

Từ hôm đó đến nay , đã hơn một năm qua , không biết bao nhiêu làn em đã viết thư cho anh , nhưng viết xong rồi lại xé. Với em , tình yêu chúng mình vẫn muôn đời nở hoa. Nhưng còn anh , không biét anh còn nghĩ đến em , còn vấn vương vấn chút gì về những ngày hanh phúc ngắn ngủi ấy , hay đã lãng quên tất cả.

Em đã tự nhủ với lòng mình là thôi , hãy quên anh đi , nhưng không hiểu sao mấy tháng gần đây em lại nhớ anh khủng khiếp. Ngáy xưa , mỗi lần anh trốn gia đình lên gặp em , em đã xô đuổi anh bao nhiêu thì bây giờ , lạ quá , em lại rất muốn được gặp anh bấy nhiêu.

Có rất nhiều chuyện muốn nói với anh.

Yêu anh mãi mãi.

Kim Thu.

Ông Hưng ấp lá thư vào ngực , mắt nhắm lại. Ông nghe rõ âm thanh của quả tim mình đang đập mạnh. Dư âm của niềm hạnh phúc bất ngờ vẫn còn làm tâm hồn ông lâng lâng như đang say men rượu. Không gian trước mặt chợt tan biến , nhường cho dĩ vãng yêu thương ngáy cũ trở về tràn ngập tâm hồn ông với gương mặt lãng mạn của người con gái học trường đấm , có mái tóc như một nữ tài tử điện ảnh và thân hình cân đối của một người ham mê môn thể thao tenní. Ông không còn nhớ rõ lúc ấy , chung quanh Kim Thu có bao nhiêu chàng thanh niên tán tỉnh nàng , nhưng chỉ có mình ông là người may mắn lọt vào mắt xanh của nàng rồi đi đến tình yêu.