Chương 1

Cơn mưa kéo dài từ lúc sáng tới bây giờ mới dứt một hột. Tôi đã cố ý không khép cửa sổ để mặt cho bụi mưa tạt vào bàn học. Có những vụn nước bắn lên quyển sách để gần cửa sổ, những vụn nước không thấm được cái bìa nylon bọc bên ngoài đọng lại như những giọt sương sớm trên lá cỏ. Quyển sách này mấy hôm tôi nằm vùi trong phòng trong một cơn sốt, Nấm Hương đã mang đến cho. Tôi nhớ mấy dòng chữ của Nấm Hương để tặng bằng bút mực tím. Không chừng mấy dòng chữ ấy bị mưa làm nhòa đi. Không khéo lúc sang chơi Nấm Hương thế nào cũng giận. Tôi rời chiếc ghế mây kê ở góc phòng và bỏ ngang bài học để cầm quyển sách lật ra trang đầu. May quá, dòng chữ vẫn còn nguyên nét mực. Tôi mang cuốn sách trở lại ghế ngồi lật xem một đoạn.

\"Tôi đã rời Paris cách đây chừng mười ngày, thân xác rã rời đau ốm và mệt nhoài. Tôi đến vùng bình yên bao la ở miền Bắc này. Một vùng rộng thênh thang. Sự im lặng thanh thản và vòm trời ở đây chắc sẽ làm tôi bình phục lại. Nhưng tôi ở vào một cơn mưa thê lê, chỉ mới hôm nay trời được quang đãng, hôm nay tôi biên đôi lời chào thăm ông…\". Trời quang đãng? Không, trời đang xám lại với những đám mây mù chưa tan đấy Nấm Hương ạ. Quyển sách trên tay tôi là cuốn kịch Briesfe an einen Dichter của Rainer Maria Rilke: Thư gửi người thi sĩ trẻ tuổi. Quyển sách tôi chưa đọc hết theo như lời dặn của Nấm Hương. Nhưng tôi hứa khi nào thật sự khỏi bệnh sẽ cố gắng đọc hết trong một đêm. Tôi đã coi như qua khỏi cơn sốt mấy hôm nay nhưng cũng không có thì giờ để đọc vì còn phải ôn bài. Năm nay tôi không muốn ngồi lại lớp. Nếu ngồi lại năm này nữa bắt buộc tôi phải ra khỏi trường. Tuy nhiên tôi đủ biết nội dung của cuốn sách. Đó là mười bức thư của Rainer. Một thi sĩ nổi tiếng và cô đơn nhứt trong văn nghệ nước Đức gửi cho một người làm thơ trẻ tuổi. Nấm Hương nghỉ tôi cũng là một người làm thơ trẻ tuổi nên đã mua tặng với nhiều ý nghĩa. Cô bé đã biết tôi làm thơ, và hầu hết những bì thơ tôi làm đều chép tay vào một cuốn sổ dày 300 trang cỡ lớn với cái bìa đỏ chói.

Hôm tôi đau nằm trong phòng, Nấm Hương tới thăm đã tình cờ đọc được tập thơ ấy. Tôi xấu hổ muốn chết luôn trong cơn đau, vì người khác đã biết được những gì mà tôi cố giấu . Nhất là những bài thơ ngây ngô đó. Tôi đã giận Nấm Hương suốt buổi và nằm im lặng không thèm trả lời những câu hỏi của Nấm Hương. Cô bé sợ đến tái xanh cả máu mặt và hứa sẽ không bao giờ đọc bất cứ một thứ gì trong phòng tôi.

Thấy tôi làm thinh mãi, và với cơn đau làm tôi thở rất khó nhọc Nấm Hương bật khóc. Lúc đó mới cũng mới mở choàng mắt ra khỏi thơ anh dở lắm phải không, Nấm Hương giấu nước mắt đáp em chưa đọc hết nhưng có những bài thơ rất cảm động có điều anh làm Nấm Hương sợ quá suýt chút nữa thì ngất đi. Tôi không hiểu hai tiếng \"cảm động\" của Nấm Hương nói là thế nào. Cảm động chỉ có thể cảm động thôi chứ không hay. Tôi mỉm cười, chắc lúc đó môi tôi khô và nụ cười héo hắt lắm. Tôi gấp quyển sách lại với ý định leo lên giường nằm nhưng không hiểu sau tôi lại đi loanh quanh trong căn phòng để đếm những bước chân. Sau cơn mưa không khí trong căn phòng gây lạnh và hình như gió bên ngoài vẫn còn. Tôi nghĩ đến những Hoa sứ rụng trắng xuống nền cỏ. Trên cành của mỗi cây chỉ còn lại một vài đoá, nhưng cũng không đoá hoa nào được nguyên vẹn. Tôi yêu Hoa sứ, nhưng cũng thích mưa. Nhưng một trong hai đã tự tàn phá nhau, và chúng đâu có biết đã làm tôi buồn. Bất ngờ có cơn gió lạnh lạc vào cửa mang theo những hạt nước đọng đâu đó trên lá cây. Những hạt nươc bám trên da mặt làm tôi rùng mình. Tôi chợt nhớ mình đang mặc trên người một chiếc áo khoác bằng len để tránh gió lạnh. Và chiếc áo đã nhắc tôi nhớ tôi vừa đau mới khỏi.

Trên mái ngói nâu của nhà có vài tấm diều giấy ướt tả tơi nằm vắt trên đường dây điện kéo chằng chịt. Những cánh diều của tụi trẻ trong xóm thả bay trong mùa hè trước. Trong khoảng trời mù đục ở xa mãi của một khu phố khác, thỉnh thoảng tôi thấy vút qua những cánh chim xám ngoét, cùng với những bóng cây mờ trong bụi mưa. Tôi đang ở trong mùa đông nên bầu trời ít khi ráo nắng . Mưa có thể trút xuống bất cứ lúc nà và dai dẳng cùng với gió lạnh không ngớt ngoài khu vườn tả tơi lá rụng.

Những hôm Nấm Hương tới thăm tôi, cô bé phải che dù và mặc áo mưa. Từ ô cửa này nhìn xuống tôi có thể thấy Nấm Hương dưới đường, lúc xe xích lô đỗ lại bên đường, một chỗ nào đó có thật nhiều bóng cây trên đầu. Và rồi tấm bạt chắn phía trước được vạch ra, Nấm Hương nhỏ bé như con mèo nhảy gọn gàng xuống với cây dù bất ngờ mở tung. Trong bóng dù và bóng của bụi mưa trông Nấm Hương như một chiếc nấm rơm. Nấm Hương cũng là một loại nấm. Chị Nguyệt Cầm ngược lại, có đôi khi hát để trêu tôi: \"Một đàn chim tóc trắng bay về qua trần gian báo tin rằng có nàng… Nấm Hương…\". Chị cố ý đổi chữ Giáng Hương thành Nấm Hương. Và điều này luôn làm tôi lúng túng. Hôm nay trời mưa dai và gió trở mỗi lúc một nhiều. Tôi đoán Nấm Hương sẽ không bao giờ tới thăm tôi vào lúc này mặc dù đã hơn một tuần Nấm Hương không đến kể từ khi để lại bàn tôi cuốn sách với mấy dòng chữ đề tặng. Tự nhiên tôi đâm ra lo sợ cho những cây sứ dưới vườn. Gió mạnh nó có thể sẽ gây chết. Tôi tới gần cửa sổ

dòm xuống. Hàng sứ vẫn chưa có cây nào gẫy. Bông sứ trắng nở trong bụi mưa mờ nom như những tuyết vỡ. Có tiếng chân dừng lại trước cửa phòng tôi. Chị nguyệt cầm dòm vào nói:

- Ngủ bây giờ mấy dậy. Quên cả buổi cơm. Không thấy đói sao? Tôi vẫn nhìn ra ngoài mưa đáp: - Không thấy đói. Mà đã ăn cơm trưa rồi sao? Chị Nguyệt Cầm cười:

- >-Em nói bây giờ là mấy giờ? -Em tưởng còn sớm. Có lẽ tại trời mù quá. Từ sáng đến giờ chị có thấy mặt trời không? -Không thấy mặt trời nhưng có nắng. Tôi cười: -Chị đùa hoài. Em không thấy sợi nắng nào cả. -Có nắng chứ. -Bao giờ? -Lúc em ngủ. Chị Nguyệt Cầm bước hẳn vào phòng tôi. Chị tới bàn dùng tay phủi những bụi mưa bám. Bàn tay bề bộn sách vở. Thỉnh thoảng lắm, nhũng thứ ấy mới được ngay ngắn, nhưng chỉ được vài ngày. Sau đó thì đâu vào đó. Chị Nguyêt Cầm ra công thu dọn, sắp đặt lại. Chị thường trách tôi giữ mãi tính cẩu thả. Tôi chỉ cười nhìn chị làm việc. Có lúc tôi cũng thấy mình ngăn nắp lắm nhưng tôi cũng cố ý cẩu thả để có việc cho chị Nguyệt Cầm làm. Và tôi luôn luôn súng sướng khi nghĩ rằng ít nhất bên cạnh đời sống chúng tôi cùng với những nỗi quạnh hiu còn có chị Nguyệt Cầm, bằng vào sự giúp đỡ vặt vảnh ấy. Chị Nguyệt Cầm lao hết bụi mưa xong nhìn tôi nói: -Em chưa khỏi hẳn. Đừng nên để cửa sổ. Gió vào đau trở lại đấy. Tôi nói: -Em khỏi rồi. -Môi em tái mét thế kia. Mau lại giường nằm để chị đóng cửa sổ.

Vừa nói chị vừa lấn tôi sang bên để đóng cửa sổ. Tôi không muốn đóng cửa sổ chút nào hết, nhưng tôi muốn làm vui lòng chị. Tôi trở lại giường nằm. Chị Nguyệt Cầm hỏi:

- Trên bàn em có mấy con sâu nào không?

- Con sâu mấy hôm bay vào ấy mà? Chị Nguyệt Cầm gật đầu. Tôi nhìn chị cười:

- Nó chết rồi. Em giết nó chết, chị không nhớ sao?

- Giết lúc nào?

- Lúc chị ngất xỉu đó.

Chị Nguyệt Cầm đỏ mặt:

- Chị sợ đến ngất xỉu kia à?

- Chớ còn gì nữa. Bữa đó tưởng chị đã chết. Chị Nguyệt Cầm cười:

- Chết thế nào được. Nói xong chị bước loanh quanh trong phòng. Chị bước tới cái nút mở điện. Ngọn đèn xanh biếc được mở sáng lên soi rõ màu vôi của bốn bức tường. Ở một phía tường chỗ kê cái bàn học bất ngờ tôi nhìn thấy lại hai bức tranh sơn dầu của hai người bạn học Mỹ Thuật tặng. Một bức vẽ tĩnh vật còn bức kia vẽ thiếu nữ. Nét vẽ chưa tự nhiên lắm nhưng tôi vẫn yêu nhất là hai con mắt. Nhìn thiếu nữ ở trong gương mặt và hai con mắt có lúc tôi nghĩ là Nấm Hương. Chính có lúc nghi ngờ đó tôi đã viết bằng bút chì ở dước bức hoạ chỗ bàn tay thiếu nữ để hững hờ câu \"Có phải là Nấm Hương không?\". Sau một tuần chị Nguyệt Cầm đọc được, ngạo tôi. Tôi đã len lén bôi đi. Bây giờ nhìn lại bức tranh tôi nhớ lại, nên nhìn chị Nguyệt Cầm cười. Chị vén tóc hỏi:

- Cười gì? Tôi nói:

- Đố chị biết?

- Làm sao chị biết được. Và chị Nguyệt Cầm cũng cười với tôi. Hàm răng chị trắng nõn, đều đặn như hai hàng hột bắp dưới ánh đèn. Cũng dưới ánh đèn tôi nom tóc chị đen hơn, xoà hết xuống vai như con búp bê Nhật Bản lồng trongẳu kính ngoài phố. Hàm răng của Nấm Hương cũng trắng, đều như chị Nguyệt Cầm. Nhưng khác là Nấm Hương có một chiếc răng khểnh. Tóc Nấm Hương đen, sợi to, khác với tóc chị Nguyệt Cầm, óng mượt. Cả hai mái tóc đều đẹp. Chị Nguyệt Cầm dừng lại để buông người xuống ghế. Hai chân chị đi đi trên nền phòng. Chị nói:

- Trời lạnh ghê nhỉ?

- Lạnh. Nhưng sao chị không mặc áo len?

- Áo len để đi học mặc, ở nhà mặc làm gì. Người ta không biết sẽ nói mình điệu. Tôi cười

- Người ta là ai?

- Ơ, người ta là thiên hạ, là mọi người, là bá tánh chứ còn ai.

- Em cứ nghĩ người ta là một người nào đó. Chị Nguyệt Cầm thoáng đỏ mặt:

- Em nói kỳ.

- Chị noi cũng kỳ.

Đột nhiên hai chị em im lặng, hình như tôi nghe được tiếng mưa rơi lại bên ngoài.

Tôi hỏi chị Nguyệt Cầm:

- Mưa nữa hả chị?

- Hình như vậy.

Vừa nói chị vừa chạy lại cửa sổ dòm ra. Cánh cửa đã đóng kín, nhưng qua những

khe hở chị có thể nhìn thấy mưa rất rõ ràng. Chị Nguyệt Cầm quay trở lại ghế:

- Mưa nữa. Nhưng mưa bụi thôi. Khu vườn dưới mưa nom đẹp lắm.

- Chị có thấy hàng Sứ không?

Chị gật đầu tôi hỏi:

- Chị có thấy cây nào gãy không?

- Hình như không.

- Em sợ nó sẽ gãy hết khi có mấy cơn gió mạnh.

- Nói thế chứ làm sao mà gãy được.

- Gió mạnh thì gãy chứ. Làm sao chịu nổi.

- Chị bảo đảm sẽ không có cây nào gãy hết. Cho dù ngày mai, ngày mốt có gió mạnh

hơn thế này nữa.

- Ngày mai, ngày mốt trời có mưa như thế này nữa không?

- Chắc là không.

- Hình như bão ở đâu, phải không chị?

- Có lẽ bão thật.

- Chị có xem báo mấy ngày nay?

- Có

- Không nghe nói bão ở đâu hết sao?

Chị Nguyệt Cầm cười lớn:

- Bão ở đây. Tại đây

Tôi quay lại nhìn chị. Nụ cười vẫn còn trên môi chị Nguyệt Cầm:

- Em tin không?

- Bây giờ thì em tin. Lúc nãy em không tin.

- Lúc sáng chị đi học về thấy cây đỗ trên đường. Cái cây to ghê lắm mà đổ, dĩ nhiên

phải có bão.

- Thế mình đang ngồi trong một cơn bão sao?

- Em nằm chứ đâu có ngồi. Chỉ có chị ngồi.

Tôi cười:

- À, thì em nằm. Nhưng chị cũng chưa hẳn là sẽ ngồi mãi mãi.

- Chị ngồi mãi mãi, nếu ngày này sẽ kéo dài hơn những ngày khác. Chị thích ngồi

trong chiếc ghế này. Chiếc ghế rộng làm mình có cảm tưởng mình là con mèo con. Vừa nói chị Nguyệt Cầm vừa thu hai chân lên ghế. Chị ngồi lọt thỏm vào

trong, ngó chị thật giống con mèo. Tôi nói:

- Chị ngồi như thế thật giống con mèo.

Chị nháy mắt:

- Còn nếu Nấm Hương ngồi thì giống con gì?

- Nấm Hương chưa ngồi ở ghế đó lần nào.

- Em xạo.

- Em mà xạo

Chị Nguyệt Cầm cười khúc khích: -Em không xạo, nhưng không ai xạo bằng em. -Chị có xạo không? -Chị không xạo, nhưng không ai xạo bằng chị. Chị Nguyệt Cầm lườm: -Trả thù chị phải không? Tôi nằm im cười. Chị Nguyệt Cầm bỗng rời ghế đứng lên khỏi phòng. Như sực nhớ điều gì, chị quay lại hỏi: -Em đói không? -Không hiểu nữa. -Trong bụng em mà em không hiểu thì ai hiểu. Chị pha cho em ly cà phê sữa nhé? Tôi gật đầu. Chị Nguyệt Cầm kéo mền đắp lên tận ngực tôi. Chị nói: -Gió lạnh lắm. Em không nên ra khỏi phòng hay mở cửa sổ. -Nhưng đóng kín cửa em lại chịu không nổi. Em muốn nhìn mưa bên ngoài. Chị mở cửa sổ cho em. -Em nằm yên trên giường thì chị mở. -Vâng, em sẽ nằm yên trên giường. Chị Nguyệt Cầm bước đến mở tung cánh cửa sổ ra phía ngoài. Aùnh sáng lùa vào làm nhạt bớt ánh đèn xanh trong căn phòng. Gió lạnh cũng tạt vào lẫn với bụi mưa. Chị Nguyệt Cầm vuốt bụi mưa bám trên tóc. Chị định đóng bớt một cánh cửa lại nhưng tôi vội cản: -Cứ để như vậy đi chị. -Gió lạnh lắm. -Em không thấy lạnh. Chị Nguyệt Cầm nhìn thoáng qua bên ngoài. Bầu trời bây giờ nom đục hơn. Ngó ở xa như sà thấp xuống ngang đầu những ngọn cây cao. Tôi có cảm tưởng mình đang bị đè dưới những lớp mây nặng nề đó. Ngoài khung cửa giăng đầy mưa bụi. Mưa như thế này đúng là có bão. Tôi không mong ai đến vào giờ này cả.

Một lúc chị Nguyệt Cầm mang lên cho tôi ly sữa. Chị tới ngồi bên mép giường và giục tôi ngồi dậy uống. Tôi không thấy đói chút nào, nhưng tôi vẫn theo lời chị để chị vui lòng. Tôi thích được có người săn sóc vụng về nhất cũng làm cho tôi sung sướng. Tôi uống vài ngụm đã thấy chán. Chị Nguyệt Cầm nhìn tôi nói:

- Em phải rán uống chứ. Người em gầy như cây tăm, thảo nào mà không đau quanh năm suốt tháng. Tôi không thích ai phê bình về sức khoẻ của tôi. Có lẽ là do mặc cảm. Tôi gắt:

- Em không phải là một nhà thể thao. Em cũng không ham là lực sĩ. Chị Nguyệt Cầm thoáng cau mày, rồi chị cười ngay:

- Chị không cố ý. Em uống hết ly sữa đi.

- Em không uống.

- Giận chị sao? Tôi lắc đầu buông mình xuống giường. Chỗ nằm của tôi đã bay mất hơi ấm. Cái lạnh như đã chiếm mất hơi ấm trong căn phòng tôi và hơi thở cho dù mới thở ra, tôi cũng có cảm tưởng nó là hơi của một tảng băng đang tan.

-

Tôi im lặng nhìn ngọn đèn xanh biếc toả ra khắp căn phòng và dọi lên bốn phía tường. Tôi vô tình để ý đến hai con thằn lằn nom khoẻ mạnh, trắng trẻo, chứ không đau ốm và đen đúa như tôi. Lúc này có một cái gương chắc tôi sẽ không dám nhìn vào để soi mặt gương mặt của tôi như thế nào nhỉ? Tôi hỏi chị Nguyệt Cầm: -Em xanh lắm hả chị? -Người nào đau mà chả xanh. Khi nào em khỏi bệnh sẽ mạnh khỏe trở lại. Em có muốn khỏe mạnh không? -Chứ chị tưởng em muốn đau như thế này hoài sau? -Vậy em đừng nên thức khuya học bài. Thi rớt thì thi lại. Năm nay không đậu thì sang năm. -Năm nay không đậu thì em phải ra khỏi trường. -Thi rớt một lần không ai nỡ đuổi đâu. -Em không muốn ngồi lại lớp, dù không bị đuổi cũng vậy. -Chị thấy thích em khỏi bệnh hơn là thấy em được lên lớp vào nhà thương hay đau quanh năm suốt tháng. Chị nhìn tôi tiếp : -Em nghe lời chị không? Tôi đáp thật lẹ làng: -Em hứa nghe lời chị. Tôi nói xong quay mặt vào tường. Tôi bắt gặp màu vôi tường trắng mờ như những đám mây ngoài kia. Những đám mây nặng nề, sũng nước. Chị Nguyệt Cầm cười: -Em đã nghe lời chị. Bây giờ em có quyền bắt chị phải nghe lời lại em một điều. Em muốn chị nghe điều gì nói đi?

Tôi đã biết tánh của chị Nguyệt Cầm. Bao giờ chị cũng sợ tôi nghe lời chị mà buồn nên chị luôn luôn bắt tôi phải tìm cho chị một điều để chị nghe lời lại. Tôi không nhớ Nấm Hương và hỏi:

- Chị đừng ngạo em với Nấm Hương. Chị hứa không? Chị Nguyệt Cầm háy mắt:

- Tại sao?

- Không tại sao hết.

- Nhưng chị ngạo em bao giờ?

- Chị đừng háy \"Một đàn chim tóc trắng bay về qua trần gian, báo tin rằng, có nàng Nấm Hương…\" nữa.

- Đó là bài hát chứ bộ.

- Nhưng bài hát không phải tên Nấm Hương.

- Thì Giáng Hương. Chị sẽ không hát Nấm Hương mà chị sẽ hát Giáng Hương. Tôi lắc đầu:

- Cũng không được nữa. Chị Nguyệt Cầm cười:

- Em khó tánh quá.

- Chị hứa với em không? Thấy tôi sắp sửa giận, chị Nguyệt Cầm cưới nói:

- Chị hứa.

- Thật chứ?

- Thật. Tôi quay nhìn ra mưa. Tự nhiên tôi thấy yêu thích những bài thơ tôi làm, mà có những lúc tôi thấy nó vô duyên vô cùng. Tôi định với tay lên đầu giường tìm tập thơ bìa đỏ để được đọc lại trong lúc này, những bài thơ đó. Nhưng tôi sực nhớ là có chị Nguyệt Cầm trong phòng. Tôi không muốn để chị biết tôi có những bài thơ đó. Nếu biết, chị sẽ ngạo tôi đến chết mất.

- Em này! Tôi quay nhìn chị. Tự nhiên tôi thấy chị Nuyệt Cầm đẹp hơn mọi ngày. Có lẽ trong cơn mưa con gái thường đẹp hơn con trai. Và nhất là đẹp hơn thường ngày.

- Nấm Hương hôm nay có đi học không nhỉ? Tôi lắc đầu:

- Làm sao biết được.

- Mọi khi em vẫn hay đến trường đón Nấm Hương luôn mà? Tôi ngạc nhiên:

- Sao chị biết? Chị Nguyệt Cầm tủm tỉm cười:

- Việc gì chị lại không biết. Tôi xấu hổ ghê khi chị Nguyệt Cầm biết tôi vẫn hay đến trường đón Nấm Hương.

Tôi vốn sẵn có mặt cảm về chuyện này. Chị Nguyệt Cầm ác quá. Chị làm tôi muốn độn thổ, hay biến thành bụi mưa ngoài kia cho bớt xấu hổ. Tôi cố làm tỉnh:

- Chắc là cô bé xí xọn ấy nói lại với chị?

- Sao gọi người ta là cô bé xí xọn?

- Tại việc gì cũng mang nói lại với chị hết.

- Nhưng có phải Nấm Hương nói lại với chị đâu. Chị biết ấy chứ. Tôi bắt đầu giận chị Nguyệt Cầm nên nói cộc lốc:

- Không cãi với nhau nữa.

- Để cãi với Nấm Hương chắc. Tôi cáu:

- Không cần biết đến cô bé xí xọn ấy nữa. Chị Nguyệt Cầm vẫn tiếp tục chọc cho tôi tức:

- Chiều nay thứ sáu, người ta về sớm nửa tiếng. Nếu trời không dứt mưa thì người ta bị ướt. Không biết có ai đưa người ta đi học về không nhỉ? Tôi nhất định làm thinh, mặc cho chị Nguyệt Cầm muốn nói gì thì nói. Tôi trùm mền phủ kín từ đầu đến chân, nhưng tiếng quái ác của chị Nguyệt Cầm vẫn vang lên trong căn phòng im vắng:

- Người ta bị ướt, người ta sẽ khóc. Tôi vùng dậy hét:

- Chị đi ra khỏi phòng tôi. Chị Nguyệt Cầm tái mặt. Chị lấm lét nhìn tôi, hình như chị định nói gì đó lại thôi. Chị đứng lên khỏi ghế, ôm mặt chạy về phía cửa phòng. Tiếng chân chị mất dần trên những bậc thang gác. Tôi thở mệt nhọc vì giận dữ. Tôi buông mình trở lại giường, rồi đột nhiên vùng dậy chạy đi tắt đèn, đóng kín cửa sổ. Căn phòng bây giờ tối om. Tôi quay lại giường nằm thở. Đột nhiên tôi nghe tiếng mưa lớn bên ngoài. Tiếng nước đỗ ròn rã trên mái ngói. Tôi thấy lờ mờ tấm lịch treo phía trên bàn học. Hôm nay thứ sáu. Lúc nãy chị Nguyệt Cầm nói chiều nay Nấm Hương về sớm nửa tiếng. Đúng quá. Sao chị lại biết rõ như thế? Nếu Nấm Hương nói thì làm sao chị biết? Tôi giận Nấm Hương vô cùng. Chỉ tại cô bé xí xọn này. Tôi nhất định dù cho hết bệnh tôi cũng không thèm đến trường đón Nấm Hương vào những chiều thứ Sáu. Nếu lỡ trời mưa, tôi cầu mong cho cô bé bị ướt hết. Nếu trời nắng, tôi mong cho con đường từ trường về nhà đầy cát bụi và gió sẽ cuốn Nấm Hương bay mất như chiếc lá. Còn chị Nguyệt Cầm nữa. Tôi không thèm ngó tới mặt chị. Tôi nhất định không nói chuyện với chị. Tôi quyết nằm đây cho đến khi nào chết rã rời như chiếc xương lá mục ngoài vườn.