Chương 1

Buổi tối, Nhật Uyên duyên dáng với chiếc áo sơ mi màu hồng và chiếc quần Jeans màu xám. Cô nghiêng người trước gương buộc lại mái tóc suôn dài, nhìn cô thật đẹp pha chút nhí nhảnh. Nhật Uyên cảm thấy hài lòng, tự tin, cô có thể bước ra khỏi nhà với chiếc túi da đen trên vai. Cô bước sải đôi chân thon trên nền gạch hoa.

– Cô đi đâu vậy cô Hai?

Vú Hiền làm cô giật mình. Nhìn vú, Nhật Uyên vịn vai bảo:

– Vú à! Con đang chuẩn. bị đến Trung tâm Anh ngữ ''Thời Đạí' để học đây.

Vú Hiền ngơ ngác:

– Cô không dùng bữa tối với ông chủ sao?

Nhoẻn miệng cười rất tươi, Nhật Uyên bảo:

– Con không thích ăn tối, vú quên rồi à?

– Nhưng ... hình như nhà có khách?

Nhật Uyên xua tay bước đi:

– Khách nào? Thôi, vú tiếp giùm con đi. Con đì học kẻo trễ.

– Còn sớm mà cô Hai?

– Gần bảy giờ rồi. Bảy giờ rưỡi học ...

Chợt điện thoại di động trong chiếc túi da reo lên, Nhật Uyên mở ra nghe ...

– Alô! Anh đây, Lữ Hoàng của em đây.

Đang giận Lữ Hoàng hôm qua cho cô chờ cả buổi. Anh ta nỡ đi chơi với Hân Hân, cô em họ ở quê lên ... nhờ chuyện gì đó. Ghét quá, Nhật Uyên tắt máy ngay.

– Ủa! Cậu Hoàng gọi sao cô không trả lời?

Phụng mặt, Nhật Uyên ngồi xuống ghế tìm quyển vở và lấy thêm mấy cây bút:

Giận rồi! Anh ta có tới, vú cho anh ta về giùm con.

Vú Hiền cười cười:

– Bảo cậu ấy về hay bảo ngồi chờ cô?

Nhật Uyên ngẩng lên phán:

Về! Về thẳng cho biết tay. Người đâu hứa cuội, hứa lèo. Con ghét ai nói dối lắm.

– Vậy hả! Thôi, để tôi nói lại với cậu ấy.

Có tiếng chuông cổng, vú Hiền quay đi với lời dặn:

– Có khách, cô nán lại một chút nha!

Nhật Uyên im lặng. Cô vội vàng bước nhanh qua phòng khách. Có lẽ ông Nhật Thịnh đang ở bên chỗ làm việc trên lầu. Cô ngoái nhìn lên.

Chưa đẩy năm phút, cô sẽ ra khỏi nhà, thoát khỏi áp lực của ba cô và Lữ Hoàng ...đang đè nặng lên người. Nhật Uyên cảm thấy khó chịu vô cùng. Bầu trời ngoài kia giúp cô thoải hơn.

– Nhật Uyên! Em định đi đâu vậy?

Nhật Uyên giật mình ngẩng lên. Lữ Hoàng có mặt ớ phòng khách với bó hoa thật đẹp trên tay. Anh cười thật tươi, tươi hơn hoa, anh bước sát bên cô, âu yếm hỏi:

– Sao, còn giận anh hả? Anh đền cho em nè!

Nhật Uyên lùi lại, cô thụng mặt nói nhanh:

– Không cần đâu! Anh mang về đi!

Lữ Hoàng nắm tay đặt bó hoa vào:

– Thôi mà, Nhật Uyên. Trông em kìa, xấu vô cùng Nhật Uyên giằng tay mình ra:

– Buông tay em ra! Kệ em!

Lữ Hoàng đưa hai tay ra đón cô. Nhật Uyên bối rối với cử chỉ ấy:

– Anh đến em không mừng à? Hôm nay anh xin phép bác Thịnh đưa em đi chơi.

Nhật Uyên kêu lên bực dọc:

– Anh rảnh ư?

– Rất rảnh! Tối nay anh dành hết thời gian cho em, bù lại ...

Cười nửa miệng, Nhật Uyên không muốn tiếp anh, nên gọì vú Hiền:

– Vú ơi, gọi ba tiếp khách giùm con?

Lữ Hoàng biết Nhật Uyên còn giận nên tìm cách làm lành:

– Thật ra anh có việc quan trọng cần bàn với em. Đừng như vậy, anh buồn mà Uyên.

Hừ! Buồn! Thật tức cười!

Nhật Uyên bướng bỉnh bước đi khi ném lại cho Lữ Hoàng cái nhìn khó chịu.

Cô giận anh không thể ta. Thấy mặt anh, cơn tức lạI nổi dậy mạnh hơn.

– Nhật Uyên. Để anh đưa em nha!

– Không cần đâu!

Lữ Hoàng đi theo cô. Nhật Uyên dừng bước.Vú Hiền liền gọi ông Nhật Thịnh:

– Thưa ông, có cậu Lữ Hoàng đến!

– Vậy hả! Bảo với cậu ấy tôi xuống ngay.

Đang xem báo, ông Nhật Thịnh liền xuống phòng khách. Lữ Hoàng đành trở vào.Thấy ông Thịnh, anh mừng rỡ bắt tay:

– Chào bác! Bác khỏe ạ?

– Khỏe! Cháu ngồi đi. Hôm nay tìm Nhật Uyên hay tìm bác vậy?

Ông Nhật Thịnh rất vui vẻ khiến Lữ Hoàng thích thú. Mải nói chưyện với nhau, hai người không để ý đến Nhật Uyên.

– Dạ, cháu đến thăm bác ạ. Đây là chút quà biếu bác.

Ông Thịnh cườr cười, rót nước ra chiếc tách trắng phau:

– Có phải thứ trà ướp sen mà bác thích không? Đến chơi còn bày vẽ ...

– Dạ, không có chi đâu ạ. Cháu muốn bàn với bác nhiều chuyện.

Không thèm tiếp người yêu, Nhật Uyên chờ lúc cha và Lữ Hoàng tay bắt mặt mừng,cô lỉnh nhanh ra khỏi cổng bằng chiếc xe đạp điện của cha dựng sát cổng ra vào. Cô phóng nhanh lên xe như có ai đuổi phía sau.

Đạp được một lúc, Nhật Uyên cảm thấy người nóng lên. Càng lúc cô càng thấy mệt,đôi chân bủn rủn vì phải đạp liên tục. Thì ra chiếc xe đạp điện của ông Nhật Thịnh bị hết điện giữa chừng. Cái bình xạc chết tiệt hại cô muốn điên đảo.

Thường ngày, cô đi chiếc Attila, hôm nay không quen đi xe đạp điện nên cô cảm thấy nó chậm chạp làm sao.Khoảng đường trước mắt vẫn đài nhằng. Thật là xui xẻo.

Nhật Uyên cố hết sức. Cô đạp mệt phờ mà chiếc kim đồng hồ cứ nhích thật nhanh.Trễ giờ rồi! Cổng Trung tâm Anh ngữ hiện ra, người thưa thớt làm cô run lên. Cô chạy thẳng vào cổng luôn không cần xuống xe.

Nhật Uyên nhắm thẳng phóng vào. Có tiếng kêu làm cô giật mình suýt ngã:

– Này, cô ơi ... không được chạy xe vào sân trường!

Trước mặt Nhật Uyên là một anh chàng cao to, mũi cao thẳng, nước da trắng hồng như con gái, đôi môi đỏ mím lại đang nhìn cô, nghiêm giọng bảo. Hình như anh ta là người nước ngoài. Giọng nói cũng lơ lớ của anh ta khiến cô chau mày:

– Xin lỗi, tôi đang rất vội ... Trễ giờ học rồi, nên tôị .... Chàng trai cứ nhìn vào mắt Nhật Uyên làm cô lúng túng. Tay anh giữ chặt ghi đông xe:

– Mời cô vào phòng bảo vệ.

Nhật Uyên đang vội vì sợ trễ lại bị cản đường. Cô thấy mình giống Hugo đang bị con cá sấu Đôngrôcô chặn lại. Cô sấn tới:

– Tôi đã trình bày với ông, trễ học tôi đó.

Chàng trai Iắc đầu. Anh nhìn ra sau lưng cô rồi phẩy tay, vẻ mặt lo lo:

– Không được, ở đây không cho ai mang xe vào! Nhất là ... tôi rất sợ H5N1 dịch cúm gia cầm đang hoành hành. Cô mau vào trong này.

Mặt Nhật Uyên đỏ bừng vì giận, cô không hiểu anh nói gì, liền cự lại:

– Chiếc xe đạp điện đâu phải là gia cầm. Hình như anh không hiểu tiếng Việt?

Chàng trai khẽ nhún vai trên môi vẫn điểm nụ cười lịch sự:

– Sao lại không hiểu! Cô không hiểu thì có. Tôi không có nhiều thì giờ. Vả lại, tôi rất sợ bị lây ...

Vừa nói anh vừa lùi ra xa cô. Nhật Uyên cứ nghĩ là anh ta bảo mình là người bị nhiễm dịch cúm gà nên la lên:

Ông vừa phái thôi nha, ai nhiễm bệnh.Cần thận lời nói đó!

Anh chàng tỏ ra nghiêm túc lắc đầu:

– Sao có không chịu hiểu. Cô cứ để xe lại đây. Trong kia có nhiều người học lỡ có chuyện gì?

– Chuyện gì hả? Bảo vệ gì mà phiền phức quá. Lỡ buổi học tôi bất đền ông.

– Không phải tại tôi, vì cô muốn cãi vã đấy chứ. Thôi, vào nhanh lên, nếu không thì xin mời cô ra ngoài giùm.

Dù rất tức tối, nhưng nghe bị đuổi ra ngoài, Nhật Uyên lo lắng – Nhưng tôi đâu có vi phạm gì?

Sao lại không! Những con chim sáo trong chiếc lồng nhỏ sau xe đạp của cô có thể lây bệnh cúm gia cầm cho người khác. Đây là trung tâm dạy ngoại ngữ không phải là chỗ chơi chim kiểng, tôi nghĩ là cô đi nhầm chỗ thì phải.

– Ơ! Tôi đi học mà ... chim chóc gì kìa!

Mặt Nhật Uyên từ đỏ chuyển sang tái đi vì ngượng. Nhìn lại phía sau chiếc xe đạp điện, Nhật Uyên tá hỏa. Cô phát hiện ra chiếc lồng nhỏ có hai chú chim đang nhảy nhót phía trong. Vậy mà.. Cồ nhìn đăm đăm vào anh chàng cao to ấy. Cô ngơ ngẩn trước khuôn mặt khá điển trai của anh. Cả hai nhìn nhau không chớp mắt.

Nhưng Nhật Uyên không vì ngưỡng mộ cái đẹp mà quên sự học hành.

– Sao, để chiếc xe đạp ở đáy hay nghỉ học?

Nhật Uyên cãi bướng:

Tưởng gì, hai con chim sáo này đang khỏe mạnh làm gì mà ông sợ dữ vậy.

Cho tôi vào đi!

– Không được. Cô sẽ mang mầm bệnh và giết chết mọi người. Sao cô không chịu hiểu chứ.

Mấy con vật nhỏ xíu này không đủ giết chết anh đâu.

Anh chàng người nước ngoài khẽ nhếch môi cười trước lời nói độc địa của cô. Anh từ tốn giải thích:

– Tôi không lo cho mình mà lo cho cô và mọi người kìa. Hãy vì mọi người, chiếc xe của cô phải để riêng, không được đưa vào bãi xe.

– Trời ơi? Tôi nói là mấy con chim sao đâu có bị bệnh, tôi chịu trách nhiệm mà.

Nhật Uyên đánh l1ều khi cô nhìn đồng hồ vẫn nhích đều. Có lẽ vào học hơn mườI lăm phút rồi. Cô quýnh lên, nhưng xem ra anh chàng Tây. kia chẳng cho vạo. Trong đôi mắt nghiêm nghị và giọng nói dứt khoát của anh thì biết có cãi nhiều cũng. chẳng ăn thua gì.

Nhật Uyên đẩy chiếc xe vào phía bãi.Anh chàng dang hai tay ra chận lại:

– Cô học lớp mấy vậy?

Mím môi, Nhật Uyên trả lời:

Ông hỏi làm gì? Tôi vào đây thì ông biết tôi cần học gì rồi.

Tất nhiên là biết. Đã học nhiều sao cô không nắm nội qui lớp học. Mời cô ra cổng đọc lại giùm!

Nhật Uyên ngơ ngác:

– Đọc làm chi? Tôi nắm rõ trước khi vào đây.

– Sao cô không chịu gởi xe?

– Gởi chứ, tại ông không chóđi.

– Gởi ở đâu?

– Ở bãi xe phía trước. Hổng lẽ ông muốn giữ xe thêm.

Chàng trai cười khẽ:

– Tôi sợ chiếc xe của cô thì có. Mau đưa vào cuối phòng bảo vệ kia. Nhớ đặt cuôi phòng. Vì xe của cô có vấn đề không được đem vào bãi.

– Ông thật là rắc rối ... bảo vệ như ông, trung tâm này sẽ vắng người học cho mà xem.

Nhật Uyên nhìn vào phòng bảo vệ cách đó không xa.Nhìn đồng hồ,nhìn anh chàng cứ sừng sững trước mặt. Cô giận không thể tả. Ngó quanh quất, cô bỗng ấn chiếc xe điện cho anh ta:

– Nè anh muốn giữ thì cứ giữ! Mất thì đền đó!

Nói xong, Nhật Uyên bỏ đi thẳng lên lớp không thèm ngoái nhìn lại. Cô thích thú với ý nghĩ, có lẽ anh ta đang tức tối vô cùng, cái miệng cười cười ấy sẽ tắt ngấm thay vào đó ...méo xệch, thật đáng đời, bõ ghét.

Nhật Uyên rón rén bước vào phòng học. Có nhiều đôi mắt nhìn cô, kể cả giảng viên. Cô cúi đầu thoắt nhanh vào chỗ ngồi. Rất may chẳng có ai quen.

Gần một giờ học trôi qua Nhật Uyên chẳng tài nào tập chung tiếp thu bài được như mọi khi. Cô giận Lữ Hoàng, cô bực mình vì đì trễ hay hình ảnh anh chàng bảo vệ làm khó cô lúc nãy:

Tất cả nhảy múa trong đầu hỗn loạn khiến Nhật Uyên không dứt ra được, đầu óc cô trống rỗng mênh mang.

Chợt tiếng chuông báo giải lao năm phút để đổi giáo viên vang lên. Nhật Uyên đi rửa mặt cho tỉnh táo hơn đôi chút. Cô ngắm mình vào gương, chẳng tươi chút nào.

Khi cô trở lại thì giao viên đã vào Nhật Uyên chạy vội vào lớp. Cô ngẩng lên thì bắt gặp ánh mắt nghiêm nghị của anh chàng nước ngoài lúc nãy. Trái tim cô suýt bật ra ngoài.Chờ cô ngồi xuống, anh ta tự giới thiệu:

– Tôi là Jean Nhật Lâm, Việt kiều Úc.

Lớp học lao xao:

– Thầy dạy môn gì vậy?

Vẫn giọng nghiêm nghị điềm tĩnh, Nhật Lâm tiếp tục giới thiệu nhanh chóng:

– Tôi là giảng viên hướng dẫn bộ môn nghe cho các bạn. Chúng ta bắt đầu nhé.Các bạn lắng nghe và sau đó trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

– Dạ!

Nhật Uyên kêu lên trong dạ:

Sao hắn lại lót chữ ''Nhật'' giống cô làm chi, đồ khó ưa chưa từng thấy. Giảng viên vậy mà cô bảo anh ta là bảo vệ. Ôi! Thật là bẽ mặt.Nhật Uyên liếc ông thầy giáo một cái dài ngoằng rồi ngồi im chú ý lắng nghe.

Nhật Lâm mở băng cho cả lớp nghe. Anh chăm chú vào công việc. Có oan gia không chứ! Nhật Uyên vừa nghe vừa không rời mắt khỏi khuôn mặt của Jean Nhật Lâm. Có phải lúc ngoài cổng cô lỡ mắng giảng viên, bây giờ làm bài trắc nghiệm không xong chắc lãnh trứng ngỗng mang về nhà quá.

Í trời đất ơi! Gương mặt hắn nghiêm nghị làm sao, sông mũi vút cao. Đặc biệt là đôi mắt của hắn trông thật quyến rũ mà không hiểu sao Nhật Uyên rất dị ứng. Cô cứ thấy ghét cay ghét đắng trong lòng.

– Nhìn gì mà mê say vậy hả con gái? Giọng bà Bội Trân ngọt lịm như đường phèn khiến Nhật Uyên phải quay lại lễ phép:

– Dạ, cảnh vật buổi chiều đẹp quá. Dì nhìn xem, ánh mặt trời đỏ rực cả chân trời.

– Đầu óc con xem ra mơ mộng quá mức rồi đó. Chỉ có bấy nhiêu đủ làm cho con quên là bên cạnh có ba con và dì.

Nhật Uyên mỉm cười duyên dáng:

– Con thấy dì còn mơ mộng hơn con kìa.Mỗi lần đi Pháp về dì trẻ đẹp hơn ra.

Bà Bội Trân thích thú với lời khen của Nhật Uyên. Bà giở hộp trang điểm ra nhìn ngắm lạI mình, rồi cười tủm tỉm:

– Dì cũng thấy con lớn thêm một chút, ăn nói cũng khéo hơn.

Nhật Uyên tròn xoe mắt nhìn bà Bội Trân, mẹ kế của mình. Người ta bảo ''mẹ ghẻ con chồng'' nhưng xem ra dì Bội Trân không như thế. Dì đến với ông Nhật Thịnh như bạn bè. Dì Trân ở bên Pháp, thỉnh thoảng mới về Việt Nam thăm cha cô. Tuy nhiên cô cũng chưa hiểu hết lòng dạ của bà mẹ kế mình. Nhật Uyên chỉ tiếp xúc với bà qua loa:

– Dì về lần này lâu không ạ?

Bà Bội Trân ngẩng lên nhìn Nhật Uyên:

– Sao con hỏi thế? Con không thích dì về đây à?

– Không! Ý con muốn rủ dì đi chơi nhưng phải có thời gian.

– Đi chơi à? Ôi, dì đi có sót chỗ nào! Con muốn đi đâu vậy?

– Đi Nha Trang, Huế, Động Phong Nha, Phú Quốc hoặc ...

Bà Bội Trân lắc đầu:

– Dì chỉ thích về đây gặp ba con và con.Chiều nay chúng ta đi nhà hàng Quốc Vương.

Nhật Uyên nhăn mặt:

– Con chẳng thích đến mấy chỗ đông người,khách khứa mệt lắm.

– Dì chiêu đãi bạn bè. Phải có mặt con chứ.

– Chiều nay con bận học. Dì đi với ba cũng được mà.

Bà Bội Trân nhíu mày. Càng lớn Nhật Uyên càng tỏ ra bướng bỉnh thích làm theo ý mình.Bà không thích Nhật Uyên lắm, tuy nhiên thấy ông Nhật Thịnh rất cưng con gái, bà đành phải lấy 1òng chồng nên mỗi lần về nước, Bội Trân mua rất nhiều quà đắt tiền để tặng cho Nhật Uyên. Điều đó khiến Nhật Uyên khó đoán được ý bà Bội Trân, dù nhiều lúc cô không thích bà lắm.

Bà Bội Trân cầm cây bút chì kẻ lại nét mi vốn cong vút của bà:

– Mấy bộ đồ dì mua từ Pháp về hàng đắt tiền, con mặc thử chưa?

Nhật Uyên chớp mi:

– Mai mốt dì đừng mua nhiều quá, con mặc không hết lại tốn kém cho dì.

Bà Bội Trân mỉm cười:

– Chuyện nhỏ! Dì rất thích thời trang ăn mặc phải đúng mất. phụ nữ thời nay không biết cách ăn mặc, người ta cho mình là hạng tầm thường. Ba con và dì đầu nỡ để người ta cười con. Tức là họ cười dì đó.

Nhật Uyên không thích tính xét nét của bà Bội Trân. Cách sửa soạn đỏm dáng như còn thiếu nữ của bà làm cô thấy chán mắt:

Dạ, con mặc chứ!

– Có thích không cái đã?

– Dạ thích!

– Còn nước hoa của Pháp, loại đó tốt lắm.Dì không biết hợp với mùi nào nên cứ mỗi thứ chọn một chai cho con.

– Con thích hương hoa hồng. Nó ngan ngát nồng nàn rất quí phái.

– Vậy à! Lần sau dì sẽ mua nhiều cho con.

– Cám ơn dì!.

Ông Nhật Thịnh bước xuống xe đi vào nhà.Bà Bội Trân đón ông ở phòng khách với nụ cười thật quyến rũ:

– Anh mới về, có mệt không?

Ông Nhật Thịnh trao chiếc cặp da cho bà Bội Trân. Ông ôm ngang eo bà,hôn nhẹ lên tóc:

Em về mà anh mãi bận việc ở công ty. Ở nhà với Nhật Uyên có vui không?

Nhật Uyên thấy bà Bội Trân hay vuốt ve, nũng nịu với cha nên cô trốn ngay vào phòng mình. Cô muốn cha mẹ tự nhiên hơn.

Bà Bội Trân đặt bát chè thơm trước mặt ông và ngồi sang bên:

– Nhật Uyên lớn rồi, anh liệu mà gả chồng cho nó đi.

Ông Nhật Thịnh cười cười:

– Sao em biết? Nó còn ngây thơ, nũng nịu như con nít vậy?

Bà nháy mắt ra vẻ quan trọng:

– Anh lúc nào cũng em em như con nít, thả tự do đi long có ngày không kịp hối.

Ông Nhật Thịnh nói khẽ:

– Nhật Uyên tính tình nó tốt lắm, em đừng lo.

– Anh tin con gái mình quá!

– Tin chứ! Cũng như tin em vậy, dù không sống cạnh nhau nhưng em vẫn chung thủy với anh Bà Bội Trân nhướng đôi mày cong:

– Em khác, con bé khác. Nó mơ mộng lãng mạn lắm.

– Có phải em nói cách ăn mặc của Nhật Uyên?

– Không! Việc ấy em còn khuyến khích mà. Ăn mặc đẹp là nhu cầu thiết yếu của con người, ai lại ngăn cản con.

– Vậy chứ chuyện gì?

Ông Nhật Thịnh hơi phật lòng.

– Thật ra thì chưa có gì nghiêm trọng, em chỉ cảnh báo cho anh trước. Vì có con gái lớn trong nhà như ''hũ mắm treo đầu giường" không bằng.

– Cảm ơn em lo cho Nhật Uyên, nhưng nó có người yêu rồi. Xem ra anh chàng ấy phải khổ vì Nhật Uyên đó.

Bà Bội Trân ngạc nhiên:

– Cậu ta thế nào?

– Con gia đình khá giả, có việc làm tất ổn định. Nhật Uyên cứ nay giận mai hờn nên cậu ấy vừa tốn công, vừa tốn của đấy.

– Vậy à! Con gái anh tính tình khó khăn quen rồi, có lẽ do anh quá nuông chiều nên sinh ra bướng bỉnh khó chịu. Anh phải có cách dạy bảo Nhật Uyên.

– Anh biết, chuyện ấy là của đàn bà. Mẹ Nhật Uyên mất sớm, anh nhờ em giúp có được không?

Bà Bội Trân lắc đầu:

– Không phải em không muốn giúp anh.Nhưng đời con ruột thì muốn rầy la gì cũng được. Chẳng phải con mình, nói một tiếng cũng khó.

Ông Nhật Thịnh bật cười:

Em lúc nào cũng nghĩ xa xôi. Con bé Nhật Uyên luôn kính trọng em đấy chứ.

– Tất nhiên! Em rất yêu con bé. Đi xa ngoài nhớ anh, em rất nhớ Nhật Uyên.

Ông Nhật Thịnh,nhìn gương mặt yêu kiều của người đàn bà bôn mươi tuổi vẫn còn nét thanh xuân quyẽn rũ mà nghe lòng rộn lên bao cảm xúc yêu thương ngọt ngào như thời còn trẻ.Ông cất giọng ngọt ngào:

– Hay là em về đây với anh và con luôn đi.Chúng ta sẽ hạnh phúc bên nhau, Nhật Uyên không làm em thất vọng đâu.

Bà Bội Trân cười đuyên dáng. Nụ cười ấy làm cho trái tim của ông Nhật Thịnh nhảy múa.Ông sân sàng làm mọi thứ để có nụ cười ấy:

– Sao em cười? Anh nói không đúng à?

– Đúng! Nhưng từ lâu em và anh đã qui ước lồi cơ mà. Em không muốn đảo lộn cuộc sống của hai cha con anh, nhất là Nhật Uyên.

– Có gì mà em cho là nghiêm trọng quá vậy. Nhật Thịnh tất với em lắm.

Bà Bội Trân chìa bàn tay thon dài, ra hiệu cho ông Nhật Thịnh im lặng vì Nhật Uyên đi xuống. Cô ngồi cạnh cha, nũng nịu:

– Ba mới về phải không? Hôm nay có làm đại tiệc đãi dì Bội Trân không ba?

Ông Nhật Thịnh vui vẻ:

– Đại tiệc thì không có, còn yến tiệc tất nhiên phải làm. Con muốn đãi mẹ con ở nhà hàng nào vậy Nhật Uyên?

Nghe ông Thịnh nói tiếng ''mẹ'', cô tròn mắt ngạc nhiên. Vẻ mặt giận dữ, Nhật Uyên phụng phịu:

– Ba quên mẹ con rồi à? Dì Bội Trân con rất kính trọng nhưng con khó gọi bằng mẹ lắm.

Bà Bội Trân hơi hụt hẫng. Nhưng bà vờ như không để ý, liền cười dễ dãi:

– Dì đâu có bảo con gọi dì bằng mẹ. Điều quan trọng không phải từ ngữ gọi, mà là tấm lòng đối đãi với nhau phải không con?

Thấy mình hơi quá đáng Nhật Uyên cười tủm tỉm ngó ba cô:

– Ba! Dì Trân tốt với con lắm!

Hướng về con gái, ông Thịnh hất mặt hỏi:

Nếu dì tốt với con thì con đối với dì thế nào?

Chớp đôi mắt nhìn hai người, Nhật Uyên cười giòn tan – Con sẽ xem dì là em của mẹ được không?

Cả ba người nhìn nhau vui vẻ. Vú Hiền dọn thức ăn ra đầy bàn. Nhật Uyên kéo tay bà Bội Trân đi. Đôi mắt bà nhíu lại khó chịu. Thấy ông Thịnh rất cưng con gái nên bà không dám nói gì, nhưng điều đó gieo vào lòng người thiếu nữ một nỗi bất bình. Bà Bội Trân nở nụ cười bí hiểm. Chỉ có vú Hiền trông thấy, bà rất lo cho Nhật Uyên, cô chủ nhỏ của mình.

Có chuông cửa, ngỡ vú Hiền đi chợ về, Nhật Uyên ra nở cổng. Đứng trước mặt cô là Lữ Hoàng. Anh ngắm nhìn cô say đắm làm cho cô ngượng ngùng vô cùng.

– Em không mời anh vào nhà hả?

Nhật Uyên lấy làm khó xử. Hôm nay nhà có dì Bội Trân, cô thấy việc tiếp Lữ Hoàng trong nhà là điều không hay chút nào. Cô ấp úng:

– Mời anh ... Anh tìm em có việc gì à?

Ngồi đối diện ở phòng khách, Lữ Hoàng âu yếm nhìn Nhật Uyên:

– Hôm trước đến nhà, nói chuyện với bác Thịnh, anh chưa nói với em lời nào.

– Chuyện cần lắm hả?

– Phải, một lời trách nhẹ nhàng của kẻ bị bỏ rơi.

Nhật Uyên cười:

– Anh đừng có phóng đại vấn đề. Trên đời này thiếu gì những cô gái để anh lựa chọn. Hân Hân chắng hạn.

Giọng Lữ Hoàng nhẹ nhàng:

Lại Hân Hân! Cô ấy chỉ là em họ của anh. Em ghen à?

Nhật Uyên xoay tròn cái ly trên tay, cô cười hắt lên:

– Em là gì của anh mà ghen chứ. Bạn bè không hơn không kém.

Lữ Hoàng lén nhìn cô:

– Vì thế anh mới nói chọn một người cho mình dệt mộng không đơn giản chút nào.

– Với anh, em nghĩ chuyện ấy không khó đâu. Hôm nay anh đến đây để nói với em chuyện này sao?

Lữ Hoàng cầm ly nước đặt nhẹ lên bàn tay, anh ước ao cái lạnh của tia nhìn Nhật Uyên như ly nước này sẽ dễ chịu biết nhường nào. Lúc gần đây Nhật Uyên hay hờn giận vô cớ khiến anh khó gần cô.

– Không! Anh đến đây vì công việc.

– Với ba em à? Hãy đến văn phòng mà bàn. Ba em không có ở nhà.

– Không phải việc của công ty mà anh đến đây.

Nhật Uyên bất mãn nhìn chỗ khác:

– Anh ngồi chơi nha. Có lẽ ba em hẹn anh thì ông ấy sẽ về.

Nhật Uyên đứng lên định bỏ nhưng Lữ Hoàng nhanh hơn chụp tay cô kéo lại. Suýt chút nữa cô ngã nhào vào người anh. Cô đẩy anh ra:

– Đừng đi Nhật Uyên!

– Anh làm gì vậy nhà em có khách.

Lữ Hoàng nhìn lên lầu. Bà Bội Trân nhìn hai người, từ từ bước xuống với nụ cười tươi trên môi.

– Bạn của con đó hả Nhật Uyên?

Nhật Uyên bối rối , cô cúi mặt:

– Dạ, anh ấy là kllách hàng của ba đó dì.

– Lữ Hoàng vội chào bà Bội Trân sau cái nhìn sửng sốt:

– Dì là khách của gia đình bác Nhật Thịnh à? Hân hạnh được biết dì.

Điềm tĩnh, bà Bội Trân mời Lữ Hoàng ngồi.

– Trông cậu thật lịch lãm. Có phải cậu là người mà ông Thịnh hay nhắc đến?

Lữ Hoàng ngạc nhiên:

– Thật không dì!

– Thật! Cậu tên gì nhỉ?

– Dạ, Lữ Hoàng ạ! Cháu là người yêu của Nhật Uyên.

Mở tròn mắt, bà Bội Trân kêu lên:

– Nhìn hai người lúc nãy dì biết ngay. Nhật Uyên hay e thẹn giấu dì cũng phải. Cháu cứ tự nhiên.

Lữ Hoàng len lén nhìn Nhật Uyên. Cô đang mím chặt môi ném về phía anh cái nhìn không mấy thiện cảm.

Bà Bội Trân nói nhẹ nhàng với cô:

– Uyên à! Con mau mang điểm tâm ra đi con. Loại bánh ngọt dì mua bên Pháp về ngon lắm.

Lừ Hoàng nhìn bà Bội Trân đăm đăm. Người phụ nữ này khá đẹp, nét hấp dần quyến rũ tràn đầy. Hình như tất cả đang đập mạnh vào mắt người đối diện khiến anh phải nhìn chăm chú, ngất ngây. Lữ Hoàng xua đi cái ý nghĩa vừa lóe qua đầu. Lúc trẻ có lẽ bà ấy1àm cho nhiều chàng trai điêu đứng, Anh mỉm cười một mình.

Lữ Hoàng tò mò:

– Dì là dì của Nhật Uyên à?

Bà Bội Trân cười duyên. Đôi chân gác chéo thon thả trắng ngần sau làn áo mỏng thanh thanh:

– Cậu thấy tôi và Nhật Uyên giống lắm hả?

Nhếch môi cười, Lữ Hoàng tán đại:

– Cháu thấy giống lắm dì ạ!

Bà Bội Trân mỉm cười tủm tỉm:

– Cậu nói thật à?

– Tất nhiên!

– Cảm ơn lời khen của cậu. Tôi và Nhật Uyên không có quan hệ gì cả.

Lữ Hoàng bất ngờ, anh cười gượng:

– Có khi không quen biết lại rất giống nhau về nhiều thứ, đúng không dì?

Bà Bội Trân nhìn anh trân trân. Lữ Hoàng cũng cảm thấy lạ với cái nhìn thu hồn người ấy.

Cậu ăn nói khéo quá! Nhật Uyên thật có phúc gặp cậu.

Nhật Uyên trở ra với mấy đĩa bánh trên tay. Vú Hiền mang nước trái cây theo phía sau. Đặt lên bàn, vú Hiền bảo:

– Mời bà chủ uống nước! Mời cậu Hoàng, cô Uyên dùng bữa!

Bà Bội Trân cười nhạt:

– Vú chuẩn bị bữa cơm. Lát nữa, tôi mờI cậu Hoàng ở lại dùng bữa với chúng tôi.

Lại ngạc nhiên, Lữ Hoàng kêu lên:

– Thì ra dì là dì Bội Trân, là bà chủ ở đây?

– Tôi khỏi giới thiệu cậu cũng biết. Xem ra chúng ta đã quen biết từ lâu rồi.

Lữ Hoàng cười thích thú. Nói chuyện với người phụ nữ đẹp, lịch lãm có khác, anh cảm thấy hai người nói chuyện rất tâm đắc.

– Dì nói rất đúng! Tuy nhiên hôm nay cháu mới hân hạnh được gặp dì. Bác Thịnh có nhắc nhưng người ở ngoài đẹp hơn trong ảnh nhiều.

Bà Bội Trân nheo nheo đôi mắt đẹp trang điểm rất kỹ như một chuyên viên, bảo:

– Ông ấy cho cậu xem ảnh của tôi sao?

– Dạ, không có dì ạ. Nhưng bà chủ do bác Thịnh chọn cháu nghĩ rất khả ái.

Bà Bội Trân nhướng mắt:

– Cậu khen ông nhà tôi hay tôi vậy? Cậu rất khéo nói chuyện.

Nghe hai người tán dương nhau, Nhật Uyên chỉ im lặng. Bà Bội Trân thấy ngượng với cô nên bảo:

– Con cứ nói chuyện với cậu Lữ Hoàng tự nhiên. Dì chỉ ngồi đây cho vui không có ý gì khác.

Lữ Hoàng nói theo:

Dì Bội Trân nói đúng đó Nhật Uyên. Hình như em đang lo nghĩ chuyện gì thì phải?

Nhật Uyên liếc anh:

– Không có chuyện gì, anh cứ nói chuyện với dì Trân. Từ Pháp về đây, dì rất cần người tiếp chuyện cho vui đó. Phải không dì Trân?

Lữ Hoàng cười to. Bà Bội Trân gật đầu:

– Thỉnh thoảng tôi mới về Việt Nam. Ông Nhật Thịnh bận lo công ty, tôi đi đây đó thăm bạn bè, tán gẫu rồi quay về nhà. Nhật Uyên rảnh thì dì cháu nói chuyện.Ngoài ra tôi biết nói với ai trong căn nhà rộng lớn này hả cậu?

Lữ Hoàng như thấm hiểu nỗi cô đơn trong lòng bà Bội Trân. Anh gật đầu lia làm bà Bội Trân thích thú. Dường như bà vừa bắt gặp được tần số nào ở chàng trai trẻ đầy vẻ nam tính khỏe mạnh này.

– Dì ở Việt Nam luôn à?

– Để xem, vui ở, buồn đi.

Nói đến buồn, tự nhiên bà đưa mắt về Nhật Uyên. Cô bối rối không hiểu dì muốn ám chỉ ai. Nhật Uyên rụt rè:

– Dì cũng có chuyện buồn hả?

Đôi mắt mênh mông dì Bội Trân ra vẻ không hài lòng chuyện gì đó. Lát sau, bà ngập ngừng:

– Ai lại không có chuyện buồn vui. Cái buồn vui này cũng từ tâm mình ra.

Đôi khi đang vui lại buồn. Ngược lại, lúc buồn biết đâu người ta lại chớp được một niềm vui thì sao hả cậu Hoàng?

– Dạ, cháu hiểu. Trẻ đẹp như dì thì vui vẻ nhiều hơn buồn đấy. Cháu nghĩ dì là người chưa hề buồn đúng hơn.

– Vậy à?

Lữ Hoàng nín bặt. Đôi mắt quyến rũ của người phụ nữ ấy cứ nhìn anh chăm chú khiến Lữ Hoàng như bị ngạt thở. Bà Bội Trân đẹp một cách kỳ lạ. Mùi nước hoa thoang thoảng trong gian phòng tạo cảm giác ngây ngất trong anh.

Đôi mắt Lữ Hoàng quay về phía Nhật Uyên. Bất chợt anh có sự so sánh ngộ nghĩnh. Nhà này có hai phụ nữ thật quyến rũ, anh ái mộ vô cùng. Nhật Uyên trẻ trung, khỏe khắn. Còn bà Bội Trân hấp dẫn, căng đầy nhựa sống, quí phái biết mấy.

– Cậu Lữ Hoàng năm nay bao nhiêu tuổi?

Lữ Hoàng nhếch môi cười:

– Dì đoán xem cháu bao nhiêu?

Bà Bội Trân mỉm cười:

– Ba mươi à?

Lữ Hoàng không trả lời mà liếc nhìn bà Bội Trân hỏi với vẻ khẳng định:

– Còn dì chắc cũng ba mươi?

Bà Bội Trân đan hai tay vào nhau tròn mắt nhìn anh:

– Ồ! Tôi trẻ vậy ư?

Lữ Hoàng gật đầu:

– Có lẽ ít hơn một chút.

Bà Bội Trân thích thú cười to:

– Cậu không thấy nét già của tôi thật ư?

– Không, dì rất xinh đẹp, quí phái như nữ hoàng.

Bà Bội Trân lắc đầu ngượng ngùng:

– Cậu khen tôi làm tôi ngại quá!

– Không phải cháu muốn lấy lòng dì, cháu nói thật đấy.

– Cảm ơn cậu nha. Ông Nhật Thịnh chưa bao giờ ban tặng cho tôi lời khen quí báu nào. Cậu thật là lịch sự, Nhật Uyên đúng là tu mấy kiếp mời gặp cậu đó.

Nhật Uyên thấy hai người nói chuyện rất hợp, tâm đắc, trẻ trung người hứng vui vẻ. Cô bước ra ngoài. Không hiểu sao mấy lúc gần đây cô không thích nói chuyện với Lữ Hoàng chút nào. Hình như lời cầu kỳ lịch lãm của anh làm cho Nhật Uyên thấy sáo rỗng vô cùng.

Tiếng cười vang của hai người vọng ra khiến Nhật Uyên cau mày. Cô không hiểu sao mới gặp nhau mà họ lại bắt đúng tần số ''nóí' như vậy. Cô lắc đầu chán nản bước nhanh. Tiếng cười nói dường như bay theo cô ra đến ngoài sân. Cô lấy làm tiếc, Lữ Hoàng có ấn tượng với cô còn có không sao dịu dàng được trước mặt anh, dù chỉ một lời.