Chương 1

Buổi chiều.

Mặt trời đỏ ửng soi bóng xuống dòng Hương Giang trong veo.

Hai cô gái tóc thề chấm ngang lưng, tay trong tay thong thả bước chậm tiên cầu Tràng Tiền.

Hạnh Chi hỏi Lãm Mỹ :

– Mi ghé ta chơi hỉ ?

Lãm Mỹ lấc đầu :

– Chừ ta về luôn.

– Răng mi không ghé ?

– Sắp tối rồi, sợ mạ trông.

Hạnh Chi và Lãm Mỹ đang chuyện trò líu lo. Bất chợt có một nhóm thanh niên Việt Nam và người nước ngoài lao tới chặn. hai cô lại Tưởng họ hỏi đường, Hạnh Chi sốt sắng chờ đáp.

Một tên ra hiệu rủ rê hai cô gái. Rồi hai ba tên cũng giơ tày ra hiệu phụ họa theo:

Hạnh Chi và Lãm Mỹ nhìn nhau ngơ ngác.

Một gã thanh niên cười khả ố, thông dịch :

– Hai cô có đi khách không ? Tiền đây nè . Đi nhé !

– Bọn họ nhào tới dúi vào tay hai cô gái mấy tờ đô la lẻ và cười hô hố.

Hoảng quá, Hạnh Chi và Lãm Mỹ cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng.

Bỗng ... Rầm ... . . .

– Á!

Lãm Mỹ quay lại :

– Răng mà mi ra rứa Hạnh Chi ?

Miệng hỏi nhưng mắt Lãm Mỹ đã thấy Hạnh Chi ngã sóng soâi ngay đầu cầu.

Hạnh Chi vừa bị chiếc xe cuộc tông phái.

Chàng trai chủ chiếc xe có gương mặt đẹp như lai, mặc quần áo thể thao, dáng vẻ phong độ cường tráng. Chắc là một tay đua. Anh chàng đang quýnh quáng đỡ Hạnh Chi dậy :

– Cô ơi ! Cô té có sao không ?

Thẹn thùng hai má đỏ hồng, Hạnh Chi chưa kịp nói lời nào thì Lãm Mỹ lanh chanh mắng chàng trai :

– Bạn tui té đau mà anh còn hỏi rứa ?

Lãm Phương bối rối :

– Tôi ... tôi ...

Lãm Mỹ nặng nề hỏi tội :

– Mắt mũi anh để ở mô ? Răng mà chạy xe ẩu rứa ? Ỷ là tay đua xe rồi tông người đi, đường ? Anh thật là bất cẩn.

Bị cô gái Huế chửi té tát vào mặt, Lãm Khương càng quýnh quáng hơn. Lãm Khương chẳng biết lỗi tại ai. Anh thì chạy quá nhanh (cố ý chạy đua mà), còn cô gái kia thì cắm cổ chạy tới.

Rõ ràng cô đâm sầm Yào Xe Lãm Khương. Nhưng biết thanh minh thế nào đây ? Thôi thì người chạy xe có lỗi.

Lãm Khương cất giọng ôn hòa :

– Tôi xin lỗi !

Lãm Mỹ làm khó :

– Xin lỗi không chưa đủ đâu.

Lãm Khương gãi đầu :

– Tôi không cố ý.

Lãm Mỹ chanh chua :

– Anh chạy xe bất cẩn gây tai họa cho bạn tui. Nó té nặng lẩm đó.

Phải nghe những câu chì chiết gay gắt của Lãm Mỹ với chàng trai lạ, Hạnh.

Chi ngượng ngùng quá đôi ... . .

Hạnh Chi vốn hiền thục dịu dàng hơn Lãm Mỹ. Cô đến bên bạn can ngăn:

– Lãm Mỹ đừng nói ra kỳ lắm !

Lãm Mỹ nổi đóa.

– Răng kỳ ! Hắn tông..xe vào mi ...

Hạnh Chi dịu dàng giải thích :

– Mi nói rứa nghe dữ dằn quá hè !

Lãm. Mỹ lừ mắt với Hạnh Chi :

– Hắn tông xe mi. Ta phải nói rứa để hắn bắt đền.

Quay qua Lãm Khương, Lãm Mỹ dõng dạc, phán :

– Anh phải bồi thường cho bạn tui. Nó té đau, không làm việc được mô.

Nhìn cô gái bị té, Lãm Khương lo lắng hỏi :

– Cô té có đau lắm không ?

Lãm Mỹ nói hớt :

– Anh còn hỏi chi nữa ? Bồi thường thiệt hại đi hè !

Lãm Khương gật nhẹ.

– Tôi sẽ bồi thường tiền thuốc.

Bất ngờ nhóm thanh niên côn đồ và người nước ngoài lúc nãy ồn ào tiến tới.

Bọn họ chỉ trỏ hai cô gái, cười cợt hí hớ loạn xạ cả lên.

Khó chịu trước những kẻ khả ố mất lịch sự, Lãm Khương bước ra nói một tràng tiếng Anh với họ.

Bọn côn đồ loi choi phát cáu vì bị chạm nọc, chúng nhào tới tấn công Lãm Khương.

Lãm Khương phải đối phó. Hai bên xô xát nhau. Lãm Khương dùng các thế võ hạ chúng nhưng anh cũng bị đánh bầm một bên mặt khá nặng.

Tức giận và cũng nhanh trí, Lãm Khương lấy chiếc điện thoại di động ra dọa chúng :

– Tôi sẽ gọi cảnh, sát 113 đến đây giải quyết việc các anh vô cớ gây rối trật tự và hành hung người.

Hung hăng nhưng bọn côn đồ cũng ớn. Nghe dọa, bọn chúng vội bỏ chạy tán loạn. Cảnh bát nháo lặng dần.

Lâm Mỹ vừa mới hùng hổ với Lãm Khương thế mà lại sợ xanh mặt khi chứng kiến cảnh xô xát Lâm Mỹ kéo Hạnh Chi :

– Chạy nhanh lên, coi chừng chúng quay trở lại trả thù đó !

Chưa kịp hoàn hồn, Hạnh Chi đã bị Lam Mỹ lôi vào nhà một người bà con phía bên kia cầu Trường Tiền, quên cả việc cám ơn chàng trai lạ.

Hạnh Chi đã nhìn thấy một bên mặt tím bầm của Lãm Thương. Cô cứ áy náy mãi vì chưa nói được lời nào.

Thân gái chân yếu tay mềm trước bọn côn đồ, may mà có Lãm Khương.

Cả nhà quây quần bên mâm cơm trong không khí vui vẻ ấm cúng. Tuy thức ăn đạm bạc nhưng bốn mẹ con đều ăn rất ngon.

Khải Danh gắp thức ăn cho bà Hạnh Phương và đột ngột bảo:

Mạ ơi ! Nhà ta có thể cho hai người khách du lịch thuê ở nghe mạ.

Bà Hạnh Phương ngồi đãm chiêu không đáp. Nhìn mẹ, Hạnh Chi nghe dạt dào thương cảm. Bà bị mù một con mắt vì bị kim đâm khi chằm nón bài thơ lúc còn trẻ.

Thấy mẹ yên lặng, Hạnh Chi lên tiếng trả lời Khải Danh :

– Không được mô ! Nhà mình ở bốn mẹ con quen rồi. Tự dưng cho người lạ thuê khó chịu lắm.

Khải Danh ân cần giải thích :

– Mình ngăn gian ngoài ra một phòng riêng biệt chị ạ !

Hạnh Thơ em kế của Hạnh Chi đồng tình với em trai út :

– Phâi đó chị, cho khách du lịch thuê nhà để kiếm thêm tiền xoay xở. Nhà mình còn rộng quá hè !

Hạnh Chi thở ra. Chẳng biết tính sao.

Là con gái lớn trong giá đình, là chị cả của hai đứa em, Hạnh Chi luôn đảm đang quán xuyến mọi công việc.

Gia đình Hạnh Chi thuộc dòng họ hoàng tộc danh giá.

Ông nội Tôn Nữ Hạnh Chi ngày xưa là quan nhạc trong cung đình Huế. Cha Hạnh Chi cũng là một nhạc sĩ đàn bầu tài hoa nối tiếng. Chẳng may ông đã qua đời trong một tai nạn giao thông.

Gia đình Hạnh Chi đang lâm vào cảnh sa sút túng quẩn. Một mình Hạnh Chi phải làm đủ thứ công việc để nuôi cả nhà. Công việc chính của Hạnh Chi là đàn tranh ở Nhà Văn hóa.

Hạnh Thơ thi hỏng đại học rồi ở nhà, chẳng có công việc gì 1àm cho ra hồn.

Còn Khải Danh thì vừa mới tốt nghiệp Tú tài, có bằng A, bằng B Anh văn nên tạm thời xin đi làm ở một công ty du lịch nên làm rất được việc.

Đề nghị của Khải Danh khiến Hạnh Chi phân vân.

Hạnh Chi nghĩ đến căn nhà ngói ba gian cổ kính rêu phong mấy đời của dòng họ. Căn nhà đã cũ kỹ lắm rồi nhưng nó là chứng nhân đã chứng kiến bao thăng trầm cửa dòng họ.

Căn nhà ngói rêu phong của gia đình Hạnh Chi như một tòa lâu đài trong truyện cổ tích. Ngôi nhà lộng thênh thang có nhiều phờng nhiều hành lang chạy dài. Bên ngơài tường rào bao bọc chằng chịt giàn hoa tỉ muội đong đưa. Có nên cho khách du lịch thuê nhà ?

Hạnh Chi đang tự hỏi.

Trong khi đó Hạnh Thơ láu táu thuyết phục bà Hạnh Phương.

– Cho thuê nhà đi mạ ! Ngôi nhả cổ xưa của mình rộng thênh thang ở đâu hết.

Bà Hạnh Phương quay lại nhìn con gái, chép miệng :

– Đành là rộng nhưng nhà của ông bà tổ tiẽn để lại phải giữ gìn.

– Mình cho thuê chứ có bán mô mà mạ lo Cho thuê mạ cũng không muốn. Phải giữ gìn nề nếp danh gia vong tộc.

Hạnh Thơ bĩu môi phàn nàn.

– Mạ với chị Hạnh Chi lúc nào cũng lo giữ danh gia vơng tộc. Con thấy dòng họ Công Tằng Tôn Nữ của mình có được gì. Thiếu thốn thì có. Đói thì phải lo chứ !

Hạnh Chi can ngăn em :

– Hạnh Thơ không được nói rứa ! Nhà này có ai để cho em thiếu thốn mô ?

Hạnh Thơ xì mũi :

– Không thiếu thốn à ? Chị xem em có bằng lũ bạn thân không ? Chúng nó thứ gì cũng có đủ ...

Hạnh Chi nhắc nhở :

– Hoàn cảnh nhà ta khác. Em đừng so bì với bạn bè.

Hạnh Thơ nhún vai :

– Ai mà thèm so bì. Chúng nó hơn mình tỏ vẻ khinh khi khiến em không chịu nổi.

Hạnh Chi. vặn lại em gái :

– Không chịu nổi nên em đua đòi se sua cho bằng chúng nó đó hỉ ?

Hạnh Thơ lừ mắt với chị :

– Rứa mà chị cho là se sua đua đòi đó hỉ ? Chị thật là lạc hậu.

Hạnh Chi nhăn mày :

– Còn em thì không ý thức thân phận, lúc nào cũng lo ăn diện.

Hạnh Thơ cự lại chị :

– Ăn diện làm đẹp là bản tính của con gái, có gì mà chị phải phê phán.

– Nhưng em ăn diện không đúng lúc.

– Không ăn diện để thành bà già cổ lỗ sĩ như chị hỉ ? Khi mô cũng đem danh gia vọng tộc ra nói, thật là chán cho chị.

Hai chị em lại cãi nhau. Hạnh Thơ là cô bé thiếu suy nghĩ, không có ý thức trách nhiệm, lúc nảo cũng ham mê đua đòi cho bằng bạn bè. Hạnh Chi nói khống chịu nghe, Hạnh Thơ còn cãi lại chị. Hai chị em không hạp nhau. Hạnh Chi chán nản vì sự bất lực của mình và của mạ.

Bà Hạnh Phương cũng vì thương con.

Hạnh Thơ vòi vĩnh bà bán hết số nữ trang cuối cùng để cô mua sắm, bà cũng chiều.

Hạnh Chi hay được đã la Hạnh Thơ. Hai chị em bất đồng ý kiến và cứ cãi nhau mãi.

Giá như Hạnh Thơ biết cùng chị góp tay vào việc lo cho gia đình thì hay biết mấy.

Hạnh Thơ tán thành việc cho thuê nhà để có tiền xoay xở. Thật ra là để bản thân cô có thêm tiền để tiêu xài.

Nghe hai chị cãi nhau, Khải Danh nhăn mặt kêu lên :

– Hai chị đi xa đề rồi. Răng lại cãi nhau ?

– Bây chừ chúng ta bàn chuyện sửa gian nhà ngoài cho khách thuê trọ nè !

Hạnh Chi hỏi lại Khải Danh :

– Cho thuê thật hỉ ?

Khải Danh mỉm cười đùa giọng :

– Nhà mình có tiềm năng du lịch phải khai thác chứ chị.

Hướng mắt sang bà Hạnh Phương, Khải Danh nằn nì :

– Mạ đồng ý nghe mạ ! Không có gì ngại mô.

Bà Hạnh Phương trầm ngâm đáp :

– Tùy các con muấn tính răng thì tính.

Khải Danh nói thêm :

– Nhà mình rộng cho thuê rất tốt.

Hạnh Thơ phụ họa thêm :

– Mình ở thành phố du lịch, cho thuê nhà là việc thuận lợi đáng nên làm.

Bà Hạnh Phương buột miệng :

– Mẹ sợ người ta chê cười.

Hạnh Thơ trấn an nhẹ :

– Đừng sợ mạ ơi ! Có ai chê cười mô !

Khải Danh nói thêm :

– Cho thuê nhà là mình kiếm tiền chính đáng, chứ mô có làm gì sai trái.

Khải Danh nói thì cũng phải nhưng Hạnh Chi vẫn thấy ngần ngại.

Cuối cùng thì Hạnh Chi cũng quyết định sống ở thành phố du lịch thì phải phục vụ cho du lịch.

Cho khách du lịch thuê nhà trọ ở không có gì sai trái. Miễn sao gia dình Hạnh Chi vẫn giữ gìn nể nếp danh gia.

Hạnh Chi nhìn Khải Danh :

– Việc cho thuê phòng giao trách nhiệm cho em.

Khải Danh mỉm cười thích thú :

– Em sẽ tiếp thị cho chị xem. Chẳng mấy chốc khách du lịch sẽ tới đây ào ảo đó.

– Làm như khách sạn không bằng.

– Có những khách du lịch không thích khách sạn mà chỉ thích ớ tòa lâu đài cổ nghe chị.

– Tòa lâu đài cổ của mình có gì mà thích ?

Hạnh Thơ buột miệng :

– Có mà !

Hạnh Chi lừ mắt với em gái.

– Nhỏ ni nói bậy hè !

Hạnh Thơ làu bàu :

– Chị mới kỳ ! Nhà mình sắp cho thuê, không lo quảng cáo lại còn chê cũ xưa.

Hạnh Chi ân cần :

– Chị chỉ sợ họ đến rồi không hài lòng.

Khải Danh mỉm cười :

– Chị đừng lo em bảo đảm có người thích ở trọ trong ngôi nhà củạ mình đó.

Hạnh Thơ thì hào hứng động viên em trai :

– Khải Danh là hướng dẫn viên du lịch cho khách nhớ giới thiệu để họ đến thuê nhà mình.

Khải Danh phấn khởi khoe :

– Hiện chừ đã có người đăng ký em rồi đó Hạnh Thơ hỏi nhanh :

– Ai rứa ?

– Bí mật ! Chị có biết mô.

– Rứa mà cũng nói !

Khải Danh nhe răng cười . Bà Hạnh Phương căn dặn :

– Cho ai thuê thì cũng phải, lựa chọn người đàng hoàng nghe con.

Hạnh Thơ bảo :

– Ai đến hợp đồng thì mình cho thuê chứ biết răng mà lựa chọn hở mạ ?

Hạnh Chi khẳng định :

– Nếu họ không đàng hoàng thì mình không hợp đồng.

Khải Danh hứa hẹn :

– Em bảo đảm, khách em giới thiệu thuê nhà sẽ rất đàng hoàng.

Hạnh Thơ trêu em trai :

– Giỏi hỉ ! Mi sẽ được hưởng huê hồng.

– Bao nhiêu phần trăm ?

– Năm mươi phần trăm !

– Một trăm phần trăm hè !

– Đòi huê hồng như mi là cắt cổ chủ rồi.

Cả hai cười vang. Tiếng cười tạo những chuỗi âm thanh òa vỡ vui tươi.

Trông Hạnh Thơ và Khải Định rất phấn khởi.

Riêng Hạnh Chi thấy bồn chồn chi lạ. Đầu óc cô cứ mảì nghĩ đến chuyện cho thuê nhà.

– Con xin giới thiệu với mạ và chị Hạnh Chi đây là anh Lãm Khương và Khang Vỹ, hai Việt kiều ở Pháp về Việt Nam nghỉên cứu “Nhã nhạc cung đình Huế”. Hai anh sẽ ở trọ nhà ta trong thời gian ở Huế.

Khải Danh trịnh trọng giới thiệu khcách với mẹ và chị.

Bà Hạnh Phương nhìn hai người khách bằng một con mất còn lại và ân cần bảo :

– Mong là hai cậu ở đây thoải mái để nghiên cứu và làm việc tốt. Có điều gì không hài lòng thì báo với chúng tôi.

Bà đã chấp nhận cho khách thuê nhà trọ. Tưởng khách chỉ tham quan du lịch Huế, ai ngờ nghiên cứu Nhã nhạc khiến bà rất thích. Còn Hạnh Chi quá bất ngờ trước một trong hai vị khách.

Ánh mắt đen láy của Hạnh Chi thoáng nhìn Lãm Khương. Cô như đang tìm kiếm vết bầm trên má anh hôm nào.

Hạnh Chi quên sao được cú tông xe làm cô té ngã ở cầu Trường Tiền. Quên sao được chàng trai lạ mặt bị bọn côn đồ gây hấn chỉ vì thấy chuyện bất bình can thiệp.

Nhận ra Lãm Khương nhưng Hạnh Chi vốn tính e dè nhút nhát nên đành nín thinh. Hạnh Chi ngượng ngùng, xấu hổ, không thể thốt lời nào với Lãm Khương.

Riêng Lãm Khương cũng quá bất ngờ khi gặp lại cô gái Huế hơm nọ . Ngỡ rằng sau lần va chạm ở cầu Trường Tiền, cô sẽ mất hút. Tuy nhiên thấy cô gái chẳng có vẻ gì nhận ra anh, Lãm Khương cũng nín thinh, anh không thể vồn vã với cô được. Nhận ra cô, anh ngại sợ cô bảo muốn nhắc chuyện cũ, Lãm Khương dành phớt lờ.

Lãm Khương đang ở trọ nhà Hạnh Chi thì giây phút gặp nhau hẳn còn.

Giọng Khải Danh từ tốn vang lên :

– Nhà em không bằng nhà nghỉ khách sạn, mong là hai anh đừng chê, vì nó cổ xưa quá.

Lãm Khương hóm hỉnh :

– Mình làm công tác hoài cổ, ở trọ nhà cổ là rất thích hợp.

Khang Vỹ tiếp lời bạn :

– Tụi này ở đâu cũng được, miễn có chút tiện nghi sinh hoạt.

Khải Danh mỉm cười :

– Nhà em sẽ có tiện nghi tàm tạm phục vụ các anh.

Hạnh Chi áy náy lên tiếng :

– Hai anh là Việt kiều sống vởi tiện nghi sang trọng quen rồi. Sợ rằng nhà này không đáp ứng được nhu cầu của các anh.

Lãm Khương nhìn Hạnh Chi tỏ vẻ dễ dãi :

– Gia đình cô sấng được thì chúng tôi sẽ thích nghi. Nhập gia tùy tục mà. Cô đừng lo ?

– Khải Danh đã đưa hai anh đến đây rồi, mong là hai anh sẽ thoải mái.

Đưa mắt nhìn Hạnh Chi, Lãm Khương như nói với cô :

– Nghe Khải Danh bảo là có ngôi nhà ngói cổ xưa là tôi thích ở rồi.

Hạnh Chi nhũn nhặn :

– Nhưng nhà em cũ kỹ quá !

Lãm Khương buông giợng triết lý :

Cái gì càng cũ kỹ càng có giá trị.

Khải Danh nháy mắt với chị :

– Em đã nói rồi, chị thấy chưa ? Vẫn có người thích ngôi nhà cổ hà ?

Hạnh Chi vui vẻ hỏi :

– Rứa anh có nghiên cứu ngôi nhà cổ ni không ?

Khang Vỹ bông đùa :

– Nếu chủ nhà đồng ý, chúng tôi sẽ nghiên cứu luôn.

Vỗ vai bạn, Lãm Khương chặn lại :

– Cái thằng ba hoa vừa thôi, làm như bọn mình là dân kiến trúc trùng tu không bằng.

Khải Danh lém lỉnh bảo :

– Khi nào có làm công tác trùng tu, các anh trùng tu ngôi nhà cổ ni của em hỉ?

Lãm Khương mỉm cười nói với Khải Danh :

– Tôi làm công tác nghiên cứu âm nhạc dân tộc, đặc biệt là về “Nhã nhạc cung đình Huế”.

Hạnh Chi buông lời nhận xét :

– Lạ nhỉ ! Anh là Việt kiều ở Pháp mà về đây nghiên cứu nhạc cung đình Huế.

Lãm Khương thích thú lý giải .

– Nhã nhạc cung đình Huế là niềm say mê của tôi. Hơn nữa, tôi nghiên cứu Nhã nhạc nhằm một mục đích.

Hạnh Chi tò mò hỏi nhanh :

– Mục đích gì anh hỉ ?

– Để góp phân cho Unesco công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc ta.

Ánh mắt Hạnh Chi mở lớn vẻ ngạc nhiên thích thú :

– Nhã nhạc cung đình Huế quan trọng rứa hả anh ?

Khải Danh hóm hỉnh trả lời trước Lãm Khương :

– Huế mình cái chi cũng quan trọng cả chị hè !

Lãm Khương gật đầu tán thành ngay :

– Khải Danh nói đúng, ở Huế cái chi cũng tuyệt cả Khang Vỹ đùa giọng hỏi bạn :

– Mày có định nghiên cứu cả xứ Huế không ?

Lãm Khương cười khà :

– Nếu có điều kiện thuận lợi. Còn trước mắt là mình lo nghiên cứu Nhã nhạc cho hoàn thành.

Hạnh Chi cất tiếng vui vẻ :

– Mong rằng là ở chỗ ni anh sẽ thoải mái và thuận lợi khi nghiên cứu.

Lãm Khương gật nhẹ :

– Tôi tin là sẽ gặp nhiều thuận lợi khi làm việc tại cố đô này và ở tại đây.

Công Yiệc của tôi là thu thập tài liệu và nghiên cứu thực tế:

Khấi Danh trịnh trọng xen vô giới thiệu :

– Anh Lãm Khương là tiến sĩ âm nhạc dân tộc Đông Nam Á đó chị.

Hạnh Chi tròn xoe mắt :

– Ồ ! Tiến sĩ âm nhạc hỉ ?

Rồi cô lại ngại ngùng bảo :

– Đáng lẽ anh phải ở khách sạn chứ trọ ở ngôi nhà cũ kỹ ni, e chẳng thích hợp.

Thấy Hạnh Chi cứ áy náy mãỉ chuyện chỗ trọ, Lãm Khương buông gíọng ôn hòa :

– Tôi đã chọn nơi này rồi, Hạnh Chi đừng ngại gì cả.

Hạnh Chi nói nhanh :

– Nơi đây không sang trọng bằng khách sạn.

Lãm Khương tươi cười :

– Nhưng được chủ nhà cho thuê là chúng tôi rất vui rồi.

– Nghe Khải Danh bảo có khách thuê nhà chúng tôi cứ ngở lả khách du lịch tham quan cố đô Huế. Ai ngờ nhà nghiên cứu.

Lãm Khương gật nhẹ :

– Trong những ngày ở đây nghiên cứu, tôi cũng sẽ tham quan hết cố đô Huế của cô đấy !

Hạnh Chi nhận định :

– Chỉ sợ anh không có thời gian.

– Có chứ, tôi sê sắp xếp. Khải Danh sẽ là hướng dẫn viên cho tôi nhé !

Khải Danh vui sướng gật đầu :

– Chắc chắn rồi. Em sẽ hướng dẫn anh tham quan khắp xứ Huế ?

Khang Vỹ lên tiếng hỏi :

– Xứ Huế có đặc sản gì hả cậu Khải Danh ?

– Có đủ thứ.

– Cụ thể ?

– Như kẹo mè xửng, bánh khoái nè . À !

– Cơm hến ...

Khang Vỹ nhún vai :

– Tưởng gì, mấy thứ dân đã đó ?

Chẳng biết Khải Danh nghĩ sao chứ Hạnh Chi thì phật ý những lời có vẻ chê bai của Khang Vỹ.

Lãm Khương thì không như thế, Anh chỉnh Khang Vỹ :

– Đừng xem thường ! Các món dân dã chứ ngon đáo để.

Nghe Lãm Khương nói, Hạnh Chi thấy mát lòng. Món ăn của Huế dù dân đã cũng rất tuyệt Du khách đã ăn một lần lồi sẽ nhớ mãi.

– A, phải rồi ! Và trong lòng Hạnh Chi bỗng như reo lên. Cơm hến ! Rứa mà không nghĩ ra hè !

Với vai trò chủ nhà, Hạnh Chi giục Khải Danh đưa Lãm Khương và Khang Vỹ vào căn phòng của họ để hai người thu xếp chỗ ô và nghỉ ngơi.

Vừa vào phòng Lãm Khương nằm ngã ra giường với vẻ thích thú Khang Vỹ ngồi ghé bên nhăn mặt :

– Tao không hiểu sao mày lại đòi trọ ở ngôi nhà cổ quái này ?

Lãm Khương cười khì :

– Ở khách sạn hoài nhàm chán lắm phải thay đổi môi trường chứ.

– Thay đổi môi trường rồi mày chọn tòa lâu đài hoang này ?

Lãm Khương phàn nàn :

– Cái thằng ngôi nhà cổ xưa chứ có phải tòa lâu đài hoang phế gì đâu. Ở đây thanh tịnh rất tốt cho việc nghiên cứu.

Khang Vỹ có vẻ than :

– Tao e là thiếu tiện nghi.

Giọng Lãm Khương đầy vẻ lạc quan :

– Có thiếu cũng chẳng sao. Mình cần gì có dịch vụ giải quyết cả, lo gì. Điều quan trọng là ở đây sẽ đỡ tốn hơn ở khách sạn.

Khang Vỹ nhìn xoáy vào bạn, cười cười :

– Ông tiến sĩ mà sợ tốn kém ư ?

Lãm Khương phân bua :

– Không phải tao sợ tốn kém mà là tiết kiệm để giúp ích người khác có lợi hơn.

Khang Vỹ trêu chọc :

Trước mắt là giúp “o” gái Huế phải không ? Cô chủ nhà cũng xinh nhỉ ?

Lãm Khướng nhăn mũi :

– Cái thằng ? Mày đừng cà rỡn người ta rất nghiêm túc.

– Thì tao có nói gì đâu !

Khang Vỹ trả lời rồi đưa mắt nhìn quanh phòng trọ.

– Căn phòng này cũng ấm cúng quá nhỉ !

Lãm Khương buông câu nhận định :

– Ngôi nhà cũ kỹ rêu phong này của dòng họ hoàng tộc đễ đã mấy trăm năm rồi.

– Sao mày biết của dòng họ hoàng tộc ?

– Tên họ của cậu hướng dẫn du lịch là Tôn Thất Khải Danh, mày không thấy sao ?

– Ai mà để ý !

Lãm Khương giải thích :

– Mẹ tao bảo ở Huế các dòng họ hoàng tộc rất danh giá.

– Tao thấy gia đình này chẳng danh giá chút nào.

– Cái thằng ...

Khang Vỹ nói nhanh :

– Nếu gia đình danh giá thì người ta đâu cho thuê nhà trọ.

Không cho thuê chắng lẽ cứ ôm giữ ngôi nhà cổ xưa ?

Lãm Khương cất tiếng hỏi rồi tự giải thích thêm :

– Sống ở thành phố du lịch, người ta phải biết tận dụng những gì mình có.

– Tức là khai thác tiềm năng đó hả ?

– Ừ Mày đừng nghĩ là chơ thuê nhà rồi không còn danh giá hoàng tộc.

Khang Vỹ nhe răng cười :

– Nghe mày nói, tao chỉ muốn về cố đô sinh sống để khai thác tài năng du lịch.

Ngồi bật dậy, Lãm Khương khoát tay:

– Thôi đi ông ! Lo nghiên cứu âm nhạc là chính.

– Mày đam mê Nhã nhạc cung đình Huế chứ tao thì ...

Lãm Khương chặn lời bạn :

– Thì sao ? Mày đam mê thứ khác há ?

– Ừ !

– Thứ gì ?

– Đủ thứ.

– Cụ thể ?

Khang Vỹ bông đùa :

– Nhiều thứ quá không nói cụ thể được.

Lãm Khương phê phán :

– Thần tục quá đi.

– Còn mày thánh thần chắc ?

– Thằng quỷ !

Khang Vỹ cao giọng :

– Nói cho mày biết thánh thần cũng có những đam mê riêng.

Lãm Khương xua tay :

– Tao đâu có nhận mình là thánh thần ?

– Vậy mày là kẻ phàm tục.

– Thằng quỷ ! Nói năng chẳng thanh lịch chút nào !

Khang Vỹ pha trò :

– Nói thế mà không chịu hả nhà nghiên cứu âm nhạc.

– Thôi đi ông ! Lo sấp xếp đồ đạc đi rồi đi ăn, đi chơi !

– Tao muốn nhắc đến tiết mục này đây !

Nói rồi, Khang Vỹ mở vali lấy quần áo móc vào tủ và sắp xếp các thứ.

Là bạn bè nhưng tính tình Khang Vỹ và Lãm Khương khác nhau Lãm Khương điềm đạm ôn hòa, sâu sắc, vui tươi khi làm việc rất nghiêm túc.

Khang Vỹ vui nhộn láu lỉnh, hời hợt, làm việc thì mau chán.

Về Huế cùng làm công tác nghiên cứu, nhưng hai người sẽ độc lập riêng cho bài làm của mình.

Tối nay, Lãm Khương sẽ lên kế hoạch cho công việc của mình.

Có dịp, Lãm Khương sẽ nghiên cứu về ngôi nhà cổ rêu phong này cho biết.

Căn phòng trọ Lãm Khương thuê tuy không sang trọng và tiện nghi như ở khách sạn nhưng anh hài lòng. Sống trong ngôi nhà cổ để có cảm giác hoài cổ nhiều hơn. Ngôi nhà cũ kỹ rêu phong là linh hồn, là nét cổ kính của cố đô Huế.

Lãm Khương theo gia đình định cư ở Pháp từ nhỏ. Mẹ anh là người gốc Huế.

Bà hay hát các bài về Huế, các bản Nam Ai, Nam Bình, các điệu hò mái nhì, mái đẩy cho Lãm Khương nghe và anh đã say mê. Tết nghiệp xong, Lãm Khương chọn ngành nghiên cứu âm nhạc.

Về Huế nghiên cứu Nhã nhạc cung đình, Lãm Khương tin là sẽ có nhiều điều thú vị.

Hôm nay bày biện các thứ ra bàn. Chiếc bàn bằng gỗ lim đen tuyền bóng ngời, ghế cũng vậy Tủ thì khảm xà cừ, giường bằng gỗ gụ.

Lãm Khương mỉm cười nói với Khang Vỹ :

– Mày có thấy mọi đồ đạc trong căn phòng này đều cổ xưa ?

Khang Vỹ cười thản nhiên :

– Có gì lạ. Nhà cổ thì đồ cổ.

Lãm Khương nhận đỉnh :

– Đồ cổ thì quý hiếm và đắt giá đấy.

Bất chợt, Khang Vỹ reo lên :

– Mày nói tao mới nhớ. Ngôi nhà cổ của dòng họ hoàng tộc thì giàu sang chấc chắn họ có chôn kho báu dưới đấy.

Lãm Khương chế nhạo :

– Mày giỏi tưởng tượng nhỉ ?

– Thật đó ! Có kho báu dưới đường hầm.

– Thì mày hãy đầo bới tìm kho báu đi !

Khang Vỹ ra điều kiện :

– Tao đào được kho báu, mày đừng có đòi chia.

Lãm Khương hăm he :

– Kho báu đâu không thấy, còn mày sẽ bị công an mời đấy.

Khang Vỹ cười tỉnh queo :

– Mời tao báo cáo điển hình đó ! - Hừ ! Báo cáo cái gì ?

– Báo cáo việc khai thác kho báu thành công.

Lãm Khương nheo mất với bạn :

– Mày có trí tường tượng phong phú, đáng lẽ làm nhà văn thì đứng hơn.

Khang Vỹ lắc đầu :

– Thôi đi ông, làm nhiều “nhà” quá tôi chẳng ham ! - Tao biết mày chỉ ham làm nhà hàng thôi.

– Ừ !

– Nhưng không phải làm, mà là ăn ... nhà hàng.

Khang Vỹ đập vai Lãm Khương :

– Thằng quỷ !

Cả hai cùng cười vang. Rồi Khang Vỹ lại nhắc :

– Thôi đi ăn ? Tao đói bụng quá rồi !

Lãm Khương nheo mắt với bạn.

– Thấy chưa, tao nói đâu có sai. Vừa nhắc đến nhà hàng là mày lại đòi ... ăn.

Khang Vỹ nhướng mày :

– Còn mày là thánh thần chắc ? Không đói, không ăn !

Nói rồi, Khang Vỹ đứng lên bước ra ngoài.

– Vậy mày ở nhà ăn không khí nhé . Tao đi nhà hàng đây !

Lãm Khương bước theo bạn :

– Thôi đi ông ! Tôi không phải thánh thần.

Cả hai cất tiếng cười vui tươi và bước đi ra khỏi phòng trọ.