Chương 1

Đà Lạt mùa thu, không khí thật chan hòa và ấm áp. Trong gian nhà nhỏ chật hẹp, Hải Trúc đang vui vẻ sống những ngày hè cuối cùng bên cạnh ba mẹ mình.

– Mẹ à! Con đi đây chút nhé.

Bà Hồng quay lại.

– Mỗi sáng ra, con đi đâu thế?

– Con đi nhổ mấy củ khoai tây về ăn. Ba có về, mẹ nhớ nói là con đã đi nhổ rồi nhé. Nếu không, ba lại mất công đi nhổ nữa thì khổ.

Bà Hồng lắc đầu:

– Cha con mày ngày nào cũng ăn khoai tây, bộ không thấy ngán hả? Tao đây thì ngắn đến tận cổ rồi.

– Có thật không? Hải Trúc cười cười, nheo nheo mắt nhìn mẹ - Nhưng nghe nói là cái ngày xưa ấy, có ai đó cứ mỗi chiều chiều, canh ngay lúc ba đi làm về là lại đội nón lá ra vườn khoai nhổ cỏ làm duyên vậy ta? Và nhờ mấy củ khoai “nàng” biếu “chàng” nên mới có con, Hải Trúc này nè.

Biết con gái đang chọc mình, bà Hồng gõ đầu cô:

– Tổ cha mày! Tao nhổ cỏ làm duyên hồi nào? Tại thằng cha mày hồi đó cứ canh me lúc tao ra vườn thì lại đến đòi mua khoai ăn rồi thì lại khen lấy khen để. Nào là:

“Khoai em trồng sao ngon quá trời". Ban đầu ổng nói thương, tao đâu có chịu. Tại ổng theo riết, thấy tội nghiệp qúa, nên tao mới gật đầu chứ bộ.

Hải Trúc làm bộ gật gật đầu:

– À! Thì ra là thế! Vậy mà con cứ tưởng đâu “nàng” say “chàng' đắm đuối từ cái nhìn đầu tiên đó chứ.

– Bậy mà! - Bà Hồng chất lưỡi - Ông thì có cái gì mà phải “say” đắm đuối”.

Chỉ được có mái tóc lãng tứ bồng bồng hồi đó là nhìn được chút thôi.

Nhìn ...vẻ mặt bà Hồng bây giờ, Hải Trúc muốn bật cười. Cô gãi gãi đầu:

– Hèn gì ...”chắc” tại mẹ vuớt tóc riết nên cái đầu ba bây giờ nó hói tóc, trọc lóc phải hông?

“Cốc”. Bà Hồng ký vào đầu làm Trúc méo mặt:

– Ui da!

– Thôi đi cô nương! Nhiều chuyện quá. Lo đi đi rồi còn về.

Bà nguýt yêu con gái.

Hải Trúc xách gỉo đi đến vườn khoai. Vườn khoai trồng cách nhà cô một con dốc. Mon theo con đường mòn có hai hàng thồng reo là sẽ tới.

Cầm trên tay những củ khoai, Hải Trúc chặc lưỡi:

– Một lát nữa, chú mày sẽ trở thành một nồi xúp tuyệt hảo.

Đang lom khom nhổ củ, Hải Trúc nhìn thấy có một chiếc Merceđes màu đen bóng loáng vừa dừng lại bên hàng thông. Bước xuống xe đi lại gần cô là một người đàn ông trung niên khoảng trên dưới năm mươi tuổi. Ông ta hỏi Hải Trúc:

Cô làm ơn cho hỏi, nhà bà Năm Liêu trước ở đây, từng làm nem chua, giờ ở đâu? Nghe nói bà ta cũng đã sống ở gần đây.

– Ông đi theo con đường mòn này, gặp ngã ba thì quẹo phải. Nhìn phía bên trái, ngôi nhà đầu tiên là của bà ta đấy.

– Cô bảo sao? - Người đàn ông nhíu mày - Lúc nãy tôi đã đi ngang nơi đó rồi. Nếu tôi không nhầm thì đó là một nghĩa trang mà.

– Đúng vậy? - Hải Trúc gặt đầu - Ngôi nhà mồ đầu tiên là của bà ta đấy.

Cách đây nửa năm, bà ta đã qua đời rồi.

Người đàn ông ngở ngàng. Ông ta đờ người lẩm bẩm:

– Chết rồi sao?

– Ừm.

Ông ta hỏi Hải Trúc:

– Vậy cô có biết bà ta còn con cháu gì không?

– Có một cậu con trai. Sau khi mẹ mất, anh ta bán nhà đi về bên vợ ở ngoài Bắc rồi.

– Vậy à!

Ông ta cảm ơn Hải Tlúc.. rồi bước lại nói điều gì đó với người đàn ông trên xe.

Anh ta ãn mặc khá sang trọng, mắt đeo một cặp kính đen che gần nửa khuôn mặt. Họ trao đổi với nhau vài câu, sau đó lên xe đi mất.

Hải Trúc nhổ khoai một lúc rồi xách giỏ về vừa đi vừa nghêu ngao hát, bất chợt cô thấy chiếc xe lúc nãy đang đậu trước sân nhà mình. Chàng trai đeo kính đen giờ đang đứng tứa người vô xe, mắt nhìn ra xa.

Vừa trông thấy cô, anh ta khẽ nhướng mắt nhìn rồi lại quay sang nơi khác:

Hải Trúc nhíu mày. Sao thế. nhỉ? Sao anh ta lại ở đây? Nhà mình đâu có quen với những người này. Vậy thì anh ai ghé đây để làm gì? Chợt Hải Trúc chớp chớp mắt, cô khẽ lếc nhìn anh ta nghi ngờ. Hổng lẽ vì lúc nãy ... hắn "để ý" mình?

Cũng có thể lắm chứ. Ai mà biết được. Cười thầm với những ý nghĩ “quái dị”, Hải Trúc nghiêng nghiêng đầu nhìn anh ta rồi đi thẳng vào trong. Người đàn ông lúc nãy hỏi thăm cô giờ đang ở trong nhà.

Ông ta ngạc nhiên khi nhìn thấy Hải Trúc. Bà Hồng nhìn có nói:

– Đấy! Con gái tôi về kìa!

Hải Trúc khó hiểu:

– Chuyện gì vậy mẹ?

Bà Hồng nói với cô:

– Hải Trúc! Ông Lý đây là người từ sài Gòn lên. Trước đây, bắc Năm Liêu đã từng giúp việc cho nhà ông ấy. Ông Lý là quản gia của một giá đình họ Trịnh. Bà chủ của ông ấy hơi khó tính nên chỉ ăn được những món ăn do bác Năm Liêu nấu. Vừa qua, bác Năm xin về quê nghỉ phép thì lại bị tai nạn qua đời. Chính vì vậy nên ông Lý đến đây tìm con. Ông Lý nghe nói con đã từng được bác Năm chỉ dạy làm bếp.

Người đàn ông quay sang Hải Trúc:

– Đúng vậy! Lúc nãy tôi vừa hỏi thăm thì được biết, trước đây cô đã từng học nấu ăn với bà Năm Liêu. Hương vị món ăn cô nấu cũng không khác mấy so với bà ấy.

– Nếu đúng vậy thì sao? Ông cần gì ở tôi?

– Tôi nghe nói cô đang học đại học ở Sài Gòn. Nếu được, tôi mong cô ngoài giờ học ra, có thể đến nhà nấu ăn một ngày ba bữa cho bà chủ tôi, được không?

Chỉ thế thôi. Nếu cô bằng lòng, chúng tôi sẽ sắp xếp chỗ ở thật đàng hoàng và tiền bạc thì không thành vấn đề.

Hải Trúc nhìn ông ta:

– Vậy sao? Đi liền bây giờ à?

Người đàn ông nét mặt sáng rỡ:

– Nếu được vậy thì tốt quá.

– Nhưng lấy gì để tôi tin ông?

– Hả! - Ông ta ngạc nhiên.

Hải Trúc dõng dạc:

– Làm sao để tới biết những gì ông nói có thật hay không? Giả sử như ...ông là đồng bọn của một tổ chức buôn người nào đó, thì đi theo ông bây giờ, tôi biết phải tính sao?

Người đàn ông bất ngờ, không nói nên lời Bà Hồng khều tay Hải Trúc:

– Kìa con ...

Không để ý đến bà, Hải Trúc nhướng mày nhìn người đàn ông. Ông ta cười nhẹ rồi nói:

– Thôi được rồi. Cô cứ từ từ suy nghĩ đi. Tôi sẽ để lại số điện thoại và địa chỉ cho cô, khi nào có quyết định, có hãy liên lạc với tôi.

Ông ta nói rồi đưa địa chỉ cho Hải Trúc và ra xe về. Gã thanh niên có vẻ điển trai lạnh lùng đó xoay lại nhìn cô rồi bước lên xe.

Ở đây, bà Hồng hỏi Hải Trúc:

– Con định thế nào?

– Trước mắt là hãy tìm đến địa chỉ này để xem thế nào đã. Nếu đúng như lời ông ấy nói, thì đây quả là cơ hội ngàn năm một thuở. Chỉ cần nấu ăn thôi mà tiền thì không thành vấn đề. Còn mong gì hơn nữa chứ.

Búng ngón tay vào tờ giấy ghi địa chỉ, Hải Trúc nhe răng cười nhìn bà Hồng.

Bà có vẻ không an tâm:

– Nhưng lỡ đúng như những gì con nói lúc nãy thì sao? Biết đâu họ chỉ gạt mình.

– Ôi dào! Mẹ đừng lo! Thì con đã chẳng nói là phải xem xét cho kỹ trước rồi còn gì. Nếu đúng là họ gạt mình, lúc đó rút lui cũng chưa muộn mà phải không?

– Ừm. - Bà Hồng gật đầu - Mong là sẽ như vậy.

– Ba con chưa về hả mẹ?

– Chưa. Ôrng đi lên trường họp gì mà đến giờ chưa về nữa.

– Thôi, mẹ vào làm đồ ăn với con đi. Chắc là ba cũng sắp về rồi đó.

Gia đình Hải Trúc tuy nghèo nhưng sống rất hạnh phúc. Ba cô là một thầy giáo dạy tiểu học ở một ngôi trường nhỏ. Mẹ cô thì quanh năm bận bịu với mấy bụi rau, bụi khoai trong vườn. Hải Trúc lớn lên trong tình thương nồng ấm và sự dạy dỗ của ba mẹ. Cô là đứa con một mà ông bà rất yêu quý.

Từ nhỏ Hải Trúc đã tỏ ra là đứa trẻ hiếu động, tinh nghịch. Lớn lên cô vẫn không bỏ được cái tính trẻ con, hồn nhiên đó. Mang vẻ đẹp ngây thơ, hoang dại của một loài hoa mộc mạc, đơn sơ, Hải Trúc luôn là hoa khôi của những ngôi trường mà cô học. Bây giờ, cô đã học đến năm thứ hai Đại học Ngoại thương, thời gian thì cũng có nhiều thay đổi, nhưng bản tính “cần kiệm” đến hơi “keo kiệt” của sinh viên thì được cô giữ gìn và phát huy đến mức tối đa.

Trời ạ! Đố ai mà, buộc cô xài hoang phí dù chỉ năm trăm đồng.

Tại hành lang sân trường Đại học Ngoại thương, Hải Trúc đã trở lại Sài Gòn để tiếp tục năm học mới. Đang lẩm bẩm tính toán chi tiêu sinh hoạt của tháng này, Hải Trúc ngẩng đầu lên khi có một tên tân sinh viên đang lướt tới.

– Bạn cho tôi hỏi thăm, phòng tài chính kế toán nằm ở đâu?

– Đi thẳng hành lang, ba lần quẹo phải, đến hết đoạn hành lang thì sẽ tới.

Hả! - Anh ta lẩm bẩm - Nếu vậy thì sẽ quay lại chỗ này rồi.

Hải Trúc gật đầu:

– Thì đúng rồi! Nó đang nằm trước mặt bạn đó.

– Trời ạ! Vậy sao bạn không nói sớm. Bạn đứng che mất bảng tên phòng, làm tôi cũng không thấy luôn.

– Thì bây giờ tôi đang nói đó. Bạn cũng đâu có bảo là tôi hãy đứng tránh ra đâu.

– Cái gì cơ? – Hắn ta chậc lưỡi chào thua - Vậy bây giờ, xin bạn đứng tránh ra cho tôi đi vào được không?

– Được thôi. Nhưng muốn vào thì bạn phải đi vào chỗ kia chứ không phải chổ này.

– Sao thế?

– Cửa khóa rồi.

Hải Trúc đứng né qua một bên, cánh cửa có dòng chữ “đẩy vào” đã bị khóa cứng ngắt.

– sớm quá, người ta chưa có làm việc. Muốn vào chỉ có cách lẹo cửa sổ.

– Hả! - Anh ta trố mắt - Đã không có ai ở trong đó thì còn leo vào làm gì?

– Ai mà biết, thì tại bạn nói muốn vào mà.

Hắn ta mở to mắt ra nhìn Hải Trúc. Mặt cô vẫn tỉnh bơ như không có gì.

Ngộ thật! Người thì đẹp mà nói chuyện thì cứ “ngông ngông” như là “cua”.

ấy. Cũng phải thôi, nhìn mặt cô nàng cũng đủ biết rồi. Hai chữ “tinh nghịch”.

dán sẵn trên trán kìa.

Thấy anh ta cứ nhìn mình, Hải Trúc gọi:

– Này!

– Hả?

– Bộ chưa thấy người đẹp bao giờ hả? - Cô hỏi mà mắt vẫn nhìn vào quyển sách đang cầm trên tay.

– Sao cơ?

– Chứ sao nhìn tôi kỹ đến vậy?

– Sốc! Đúng là sốc nặng nề. “Chưa thấy người đẹp bao giờ.” Một câu hỏi mà lần đầu tiên Vĩ Ân nghe được.

Anh bật cười.

– Cưới cái gì? Ngộ lắm hả?

– Ừ. Ngộ thật!

Hải Trúc liếc xéo hắn rồi chăm chú đọc sách tiếp. Vĩ Ân tiếp tục đứng chờ.

Anh muốn nộp tiền nhập học.

Được một lúc, Hải Trúc cho tay vào túi định lấy cái gì đó, vô tình cô đánh rơi mấy đồng tiền xu văng xuống đất.

– Ối! Chết rồi!

Hải Trúc lom khom nhặt lên. Vĩ Ân cũng cúi xuống nhặt hộ cô. Thấy cô cứ cố đưa tay xuống gầm ghế để nhặt tiền, mặt nhăn nhó như khỉ ăn ớt, Vĩ Ân hỏi:

– Được không? Hay để tôi nhặt giùm cho?

– Không cần đâu.

Cố lên ... ráng tí nữa ... Hải Trúc cố rướn người xuống ghế để nhặt, trông cô khổ sở vô cùng. Nhưng cuối cùng thì có cũng thở phào nhẹ nhõm.

– Ối trời! Để xem mày còn lì được nữa không?

Thấy cô cầm đồng xu năm trăm đồng chặc lưỡi vui mừng, Vĩ Ân đưa tay cầm lấy, anh nhìn nó rồi nhướng mắt hỏi cô:

– Bạn khổ sở đến trầy cả tay chỉ vì đồng năm trăm này sao?

Giật lại đồng tiền trên tay anh, Hải Trúc liếc xéo Vĩ Ân:

– Vậy thì sao? Bộ năm trăm hổng phải tiền hả! Hứ!

Hải Trúc nguýt dài bỏ đi. Vĩ Ân nhìn theo bật cười. Đúng là cô nàng sinh viên thứ thiệt!

Hải Trúc cầm tờ địa chỉ, cô đưa mắt nhìn quanh. Đúng là căn nhà này rồi, địa chỉ mà người đàn ông đó đã đưa cho cô. Hải Trúc tròn mắt:

– Trời! Có cần phải lớn đến vậy không?

Trước mặt cô là một căn biệt thự to lớn, lộng lẫy với hàng rào che kín cổng cao tường. Thì ra họ giàu đến vậy. Hải Trúc ngập ngừng đưa tay nhấn chuông:

Bing. .... bong ...

Đang đứng đợi, Hải Trúc mở to mắt ra nhìn, người ra mở cổng cho cô chính là Vĩ Ân - anh chàng tân sinh viên với dáng vẻ thư sinh hơi bị .... điển trai. Cả hai bất ngờ nhìn nhau.

Hải Trúc cao giọng:

– Sao lại là bạn?

– Còn bạn? Sao lại đến đây?

– Ừ thì. Nhưng sao bạn lại ở đây?

– Đây là nhà bạn à?

– Ừa. Đây là nhà tui.

Cô lẩm bẩm:

– Vậy à!

Đột nhiên Hải Trúc nhìn anh từ đầu đến chân, rồi cô nhỏ giọng lơ đãng:

– Trông thế mà lại ở biệt thự sao?

Đọc được ý nghĩ của cô, Vĩ Ân nghênh mặt:

– Này! Nói gì thế?

– A không! Đâu có gì.

Hải Trúc cười trừ, lắc đầu:

– Tồi đến đây vì có hẹn trước. Bạn cứ nói lại với quản gia Lý là có Lâm Hải Trúc từ Đà Lạt đến.

– Vậy à? Được thôi. Vậy bạn vào đi!

Vĩ Ân mở cổng cho Hải Trúc vào. Cô đi theo anh đến chỗ quản gia Lý:

– Chào ông!

– À, rất vui vì gặp lại cô! Chắc cô hết sợ tôi gạt cô rồi chứ?

Hải Trúc gãi gãi đầu:

– Dạ ....còn chút chút ạ.

Ông Lý cười:

– Vậy à? Vậy thôi để tôi chỉ dẫn công việc cho cô nhé.

Chợt nhìn sang Vĩ Ân, ông Lý nói:

Thưa câu Tư, đây là cô Hải Trúc, người sẽ đến nấu thức ăn cho bà chủ.

– Vậy sao? – Vĩ Ân liếc nhìn Hải Trúc.

– Còn đây là cậu Vĩ Ân, cậu chủ nhỏ của căn biệt thự này.

– Vâng. Tôi biết.

– Tôi nghĩ cô nên quyết định ở lại đây để cho tiện. Tôi sẽ sắp xếp chổ ở cho cô. Được không? - Ông quản gia ôn tồn.

Chần chừ một lúc, Hải Trúc gật đầu:

– Dạ vâng.

– Vậy cô đi theo tôi!

Hải Trúc đi theo ông quản gia đến một căn phòng trống trong biệt thự. Thú thật là từ nhỏ đến lớn, cô chưa được ở một nơi như thế này.

– Đây là phòng của cô. Cô ở được chứ?

Có vấn để gì không?

– Hả! à, à ... không. Không có vấn đề gì?

“Như vậy là tốt lắm rồi. Còn vấn để gì nữa. – Hải Trúc lẩm nhẩm.

– Vậy là được rồi! Từ bây giờ, cô sẽ nấu thức ăn cho bà chủ. Cô hãy sắp xếp đi, rồi tôi sẽ hướng dẫn công việc.

– Vâng, cám ơn ông.

Công việc của Hải Trúc bắt đầu từ sáng hôm sau. Có chỉ việc chọn thực đơn, chế biến món ăn rồi mang lên phòng cho bà chủ. Bà chủ nhà này là một người đàn bà sống câm lặng như một cái bóng. Bị liệt đôi chân, suốt ngày bà chỉ ngồi một chỗ trên xe lăn, đóng kín cửa phòng, nhìn ra ngoài cửa sổ, không một lời nói, không một cảm giác.

Lần nào Hải Trúc dọn thức ăn lên, bà cũng chỉ ăn nhiều lắm là nửa phần.

Trước đây không có thức ăn do cô nấu, bà chẳng màng đụng tới. Chưa lần nào Hải Trúc nghe được bà nói một câu.

Ngoài Vĩ Ân ra, thì trong nhà còn có Đình Phong - chàng trai mà Hải Trúc đã gặp trên Đà Lạt. Đến biệt thự này đã được hai hôm, nhưng Hải Trúc chỉ được nói chuyện với Vĩ Ân và ông quản gia:

Gia đình này chỉ có bốn người, mà đã đến hai người kỳ lạ. Bà chủ thì như một cái bóng, nửa bước không ra khỏi phòng.

Đình Phong thì lạnh lùng như một tảng băng. Anh mang một vẻ điển trai, lịch lãm nhưng hơi buồn.

Ngoài giờ cơm ăn cùng với Vĩ Ân và ông quản gia, Đình Phong cũng không hé môi nói lời nào.

Vĩ Ân học cùng trường với Hải Trúc, nhưng sau cô một năm. Anh là người vui vẻ, hòa nhã và cũng rất hay cười. Từ khi Hải Trúc đến, Vĩ Ân rất thích nói chuyện với cô:

Cái tính “ngông ngông” của cô làm anh thấy vui vui. Hai người thường hay trò chuyện nên thân nhau lúc nào không hay.

Hải Trúc đang lui cui dưới bếp thì Vĩ Ân ló đầu vào:

– Này! Đang làm gì đó?

– Có cận thì cũng thấy mờ mờ. Nấu ăn chứ làm gì.

Đưa tay bốc miếng dưa chuột cho vào miệng, Vĩ Ân nói:

Nhìn bà như vậy mà nấu đồ ăn cũng được quá hén.

Liếc xéo anh, Hải Trúc cong môi:

– Chứ nhìn tui sao mà ông nói vậy?

– Nói thế nào nhỉ? Tui tưởng đâu bà chỉ biết nấu mì gói.

– Xí!

Hải Trúc nguýt dài. Chợt cô quay sang anh:

– Này! Tui nghe đồn là ông học sau tui một năm mà?

Vĩ Ân gật đầu:

– Thì đúng rồi. Có ai nói gì đâu?

– Vậy sao không gọi tui bằng “chị”?

– Không thích.

– Lảng nhách! Nhỏ thì phải gọi chị chứ.

Rồi cô đưa tay vỗ vỗ vào má Vĩ Ân, mắt nheo nheo cười:

– Cứ vậy đi hen? Gọi chị đi nhóc. Còn mắc cỡ gì nữa.

Gạt tay cô ra, Vĩ Ân hất mặt:

– Này! Con “cua” kia, học sau nhưng không có nghĩa là nhỏ tuổi đâu nhé.

– Không phải vậy thì là sao? Hải Trúc trố mắt - à! Tui biết rồi, ông học dỡ quá nên bị ở lại lớp chứ gì?

– Ai nói với bà vậy? Tại hồi nhỏ, mẹ cho tui đi học trễ một năm chứ bộ.

– Vậy chắc ... ông còn đòi bú sữa nên mẹ mới để ông ở nhà phải không?

Vĩ Ân cao giọng:

– Này! Sao cái gì bà cũng nói được hết vậy? Hèn gì, cái môi mỏng dính.

– Vậy thì sao? Bộ ông ghen tỵ vì đôi môi “châu Phi” của mình à? Nói cho biết nhé, nhãn hiệu độc quyền không đụng hàng đâu đấy!

– Gì chứ? - Vĩ Ân hất mặt - Bà nhìn cho kỹ đi, ai môi ...châu Phi?

Thấy Vĩ Ân cứ hất cái mặt mình lên, môi trề ra cong cong, Hải Trúc bật cười:

Cái ''mỏ" dính thức ăn tùm lum kìa ...ông nội. Thôi, tránh ra cho tui đem cơm lên cho bà chủ rồi còn đi học nữa, trễ giờ rồi.

Hải Trúc bưng mâm cơm lên phòng bà chủ. Cô nhỏ nhẹ để lên bàn:

– Bà chủ đói chưa ạ? Hôm nay con nấu món canh khoai tây ngon lắm nè. Bà chủ lại ăn đi cho nóng.

Không có tiếng trả lời, bà Thanh Hoa vẫn ngồi im trên xe lăn. Đôi mắt vô hồn nhìn ra ngoài cửa sổ vẫn như mọi khi. Hải Trúc đành đóng cửa phòng đi ra.

Cô vừa đi vừa lẩm bẩm:

– Khó hiểu thật! Sao bà ta lại thế nhỉ?

Cô về phòng tắm rửa chuẩn bi đi học. Vừa đi ra ngoài cửa thì Vĩ Ân rô xe tới:

– Leo lên đi tui chớ đi chở?

– Thật không?

– Hổng lẽ giả?

Hải Trúc làm bộ gãi gãi đầu:

– Làm vậy, có phiền lắm không?

– Vậy thì thôi.

Vĩ Ân định chạy xe đi thì Hải Trúc vội chận lại:

– Ê, ê! Tui đùa mà. Ông làm thiệt hả?

Vĩ Ân bật cười:

– Nhanh đi cô nương! Trễ rồi kìa.

– Ừ.

Hải Trúc tót lên xe. Trên đường đi, cô hỏi Vĩ Ân:

– Vĩ Ân này! Bà chủ đó, bà chủ sao lại như vậy nhỉ?

– Sao là sao?

– Có vẻ như ...đau khổ lắm thì phải.

– Mà sao bà chủ lại ngồi xe lăn vậy?

– Trước đây, mẹ tôi gặp một cú sốc rất lớn, bị tai biến mạch máu não nên liệt nữa người.

– Vậy à? Nhưng mà là ... cú sốc gì mà kinh khủng thế?

– Hỏi làm gì? Nhiều chuyện!

Hải Trúc ngập ngừng:

– Ờ thì ... thì không biết nên mới hỏi.

– Mà nè! Anh Hai của anh đó, làm công việc gì thế?

– Anh Phong tốt nghiệp đại học Hawai ở Mỹ, vừa lấy học vị tiến sĩ và hiện nay đang làm việc ở sân bay.

– Ôi! Học cũng cao quá hén. Nhưng hình như anh ấy bị “bướu cổ” hay là “đứt thanh quản" hả?

– Cái gì chứ? - Vĩ Ân nhíu mày.

Nếu hổng phải vậy thì sao tui không bao giờ nghe anh ta nói chuyện hết? Cứ như là một tảng băng đó.

Vĩ Ân đưa tay cốc đầu cô:

– Có bà bướu cổ thì có. Tại tính cách của anh như vậy đấy. Tuy bề ngoài trông như thế, nhưng không phải vậy đâu.

– Không phải vậy tức là sao? – Hải Trúc chồm người tới.

– Xời! Coi nhiều chuyện chưa kìa! Tới nơi rồi. Xuống đi cô nương!

Hải Trúc chu môi, xuống xe:

– Nói chuyện với ông cũng như không. Nhìn dáng cô đi vô trường mà Vĩ Ân muốn bật cười. Đúng là “cua” mà.