Chương 1
Nguyễn Minh Quân là bút hiệu của Nguyễn Thanh Long, Bác sĩ Si Y Khoa, Tiến sĩ Sinh Hóa chuyên về bệnh lý cơ bắp (skeletal muscle), Cử nhân Hoá Học. Hiện đang làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tại Đại Học Victoria, Melbourne, Victoria, Australia. Cựu tù nhân chính trị và là một thuyền nhân. Cộng tác viên của Việt báo từ tháng 9 năm 2000.Khi tôi bước vào phòng, anh đã thu dọn xong mọi thứ, chỉ còn cái radio cũ hiệu Sony nằm chỏng chơ trên một góc giường. Ở phi trường, trước khi chia tay để vào phòng đợi, anh trao cho tôi cái radio và một bì thư: "Nhớ giử cái này làm kỷ niệm, còn cái này cậu bỏ hộ mình vào thùng thư khi mình rời khỏi đây, OK, thế thôi, mình đi nha, nhớ bỏ thư dùm". Tôi ghé bưu điện bỏ thư, ra xe đã 9:20, sáng thứ bảy đường vắng, trên radio SBS, như mọi sáng thứ bảy dạo gần đây, chị Ngọc Hân đang đọc bài viết của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc với những cách đặt tên rất Việt Nam: Thôi - Đừng - Nữa... Hôm nay, lại thêm một thứ bảy, anh đã rời xa úc đúng một tuần. Có lẽ anh đang ở một trung tâm hồi phục tâm lý trẻ em nào đó tận bên âu Châu, Phi Châu hoặc á Châu. Tôi cố giữ thói quen đi bộ như khi anh còn ở với tôi; ra đến cửa, tôi sực nhớ đến cái radiọ Thứ bảy nào cũng vậy, tôi và anh vừa đi bộ vừa nghe chương trình tiếng Việt SBS, khi nào chương trình chấm dứt thì về. Sáng nay tôi cũng muốn làm thế để nhớ về anh. Tôi quen biết anh hơn sáu năm nay, nói thân cũng đúng, ở với nhau bằng ấy năm, không thân sao được; nhưng nói không thân chưa hẳn đã là sai, vì tuy ở với nhau lâu thế, anh không hề hé môi với tôi một lời về những quãng đời không vui của anh. Nhìn anh tôi biết anh có những tâm sự còn giấu kín, ngược lại tôi cũng có những nổi niềm riêng không tiện nói ra. Ngày ấy, tôi đến Agent để trả nhà, những người chia phòng với tôi không ở nữa, họ lập gia đình với nhau và ra ở riêng. Còn anh thì đến mướn nhà. Chúng tôi làm quen khi ngồi đợi. Chẳng hiểu vì sao tôi lại hỏi anh có muốn ở chung với tôi không. "Miễn là có chổ ngã lưng, ở đâu cũng được", anh trả lời tôi cộc lốc như thế. Bấy nhiêu năm nay anh vẫn vậy, đăm chiêu và ít nói. Chỉ có sáng thứ bảy khi nghe chương trình tiếng Việt SBS, anh thường nói đôi chút, đúng hơn là phê bình dăm đôi câu. Và sáng nay, tôi không còn nghe anh bình phẩm về chương trình phát thanh nữa, anh đã đi rồi. Nhưng sáng nay, lần đầu tiên, qua sự trình bày của chị Ngọc Hân và anh Vũ Nhuận, tôi nghe người bạn sáu năm của tôi tâm sự, dù rằng anh nói trọn tâm tư của anh với tất cả mọi người đang nghe đài SBS, nhưng tôi vẫn có cảm tưởng rằng anh đang nói cho riêng tôi với những trang thư anh nhờ tôi gởi hô... Kính thưa các bạn, khi những lời này của tôi được chị Ngọc Hân và anh Vũ Nhuận truyền âm đến với các bạn, tôi đã rời xa mảnh đất cực Nam thanh bình mà trong gần một phần tư thế kỷ, tôi - cũng như các bạn, đã chọn làm quê hương thứ hai cho chuổi ngày còn lại của đời mình, xứ sở ấy đối với mỗi một chúng ta sẽ mãi mãi là một ân tình không bao giờ đền đáp nổi. Đối với tôi, có lẽ hơn một lần tôi được nuôi lớn khi chọn nơi này làm quê hương. Trên trang giấy này cho phép tôi được qùy xuống để tạ Ơn Australia (dù không bao giờ tôi trả nổi), đã cho tôi một chốn đi về, một chỗ dung thân và trên hết đã cho tôi một cơ hội làm người có tổ quốc, một quyền thiêng liêng mà tôi đã bị tước mất trên chính quê hương mình hai mươi lăm năm về trước. Tôi đã trở thành kẻ tội đồ vì trót sinh ra trong thời ly loạn, vì đã phải lớn lên trong một giai đoạn lịch sử của chiến tranh, rẽ chia và thù hận.Sau 30 tháng Tư năm 1975, những người Cộng Sản chiến thắng đã nói với chúng tôi rằng: Chiến tranh đã chấm dứt, Nam Bắc một nhà, anh em cần tập trung 12 ngày để học tập chính sách của Đảng và Nhà Nước về hòa hợp hòa giải dân tộc. Thưa các bạn, 12 ngày ấy đối với tôi đã thành 12 năm dài thăm thẳm. Bắc - Nam trở thành kẻ thắng người bại và cái gọi là hòa hợp hòa giải đã biến Việt Nam thành một nhà tù khổng lồ. Thêm vào đó, nhà cầm quyền Hà Nội với "những đỉnh cao của trí tuệ, và những lương tri của loài người" đã dạy cho lớp mầm non con Rồng cháu Lạc một nền văn hóa khác lạ nhất hành tinh: Văn Hóa Chợ Trời!. Một nền văn hóa mà từ khi mới chào đời, những đứa bé đã được mớm nuôi bằng những thứ tư tưởng quái đản. Hể cứ nghèo khổ dốt nát là được liệt vào hàng chuyên chính vô sản - giai cấp tinh anh của xã hội; giàu có trí thức là va vào tội chết. Một nền văn hóa luôn luôn đầu độc và khích động thanh niên bằng thứ "Công Lý ngự trị trên đầu súng, Mạnh được, Yếu thua". Cái xã hội mệnh danh là ưu việt đó đã phá hủy tan hoang nền nếp văn hóa cổ xưa của một dân tộc có bề dày bốn ngàn năm lịch sử. Chúng tạo nên một "lớp người mới Xã Hội Chủ Nghĩa" lưng tôm, mỏ chim chuyên đi "tăng xin, giảm mua, tích cực cầm nhầm". Thứ cặn bả con ông cháu cha, cậy quyền ỷ thế, sống ký sinh vào mồ hôi nước mắt của dân đen. Lủ người ngu muội đó đã bán đứng Vinh Quang Tổ Quốc tôi, đã xé nát đồng ruộng đất nước tôi, đang đọa đày đói khổ đồng bào tôi, và cũng chính bọn người man rợ đó đã ép chết cha mẹ, anh em bè bạn yêu qúy nhất của đời tôi.Thưa các bạn, một nửa tuổi thanh xuân của tôi, cũng như của bao nhiêu đồng đội khác, đã bị cuốn đi trong cơn lốc chiến tranh giữa hai luồng ý thức hệ, nửa phần còn lại tôi bị cướp đi trong những năm tháng lao tù cải tạo. Năm 1987, tôi về thành phố, công an phường, khóm, khu phải "theo dõi uốn nắn" để tôi sống hòa hợp với một xã hội man rợ mới. Khi tôi đi, con tôi chưa biết nói. Bây giờ tôi về, con tôi đang phụ mẹ bán dạo ở bến xe đò, đói no ngày hai bữa nuôi thân. Tôi đứng nhìn vợ con mình mất hút trong những đám bụi đỏ sau những chuyến xe vừa đổ bến, cố nài nỉ bán cho được một ổ bánh mì thịt hay một vài ly trà đá. Tôi có cảm tưởng rằng ai đó đang nhỏ vào miệng tôi nước gừng cay pha muối mặn. Mười hai năm xây dựng xã hội mới, ngàn lần tươi đẹp hơn, theo lời thơ ông Tố Hữu, đã đẩy vợ tôi từ bục giảng trường trung học văng ra bến xe đò kiếm kế sinh nhai. Mười hai năm thằng cha chịu những trận đòn thù trong lao tù cải tạo, đứa con lớn lên bên hè phố, ngu ngơ giữa chốn chợ đời vật lộn chuyện áo cơm. Đây là niềm ước mơ của bao kẻ chờ mong ngày thống nhất đất nước ư? Hay đây là thiên đường mù được xây lên bởi những kẻ quáng gà loạn thị? Thưa các bạn, một thành tích vĩ đại độc nhất vô nhị mà những người cộng sản đem đến cho miền nam, khi họ khoác lên mình chiêu bài giải phóng, là đẩy ra biển Đông gần hai triệu con người bón phân cho biển mặn, và xô lên rừng hàng trăm ngàn hình hài da gói lấy xương. Tự do ư? Hạnh Phúc ư? Tự do ở đâu? Hạnh Phúc ở đâu? Sao Mẹ cằn khô, mắt nhòa ngấn lê.Chờ đợi con về mòn mõi thâu đêm Tự do ở đâu? Hạnh phúc ở đâu? Sao vợ tìm chồng vượt sông lội suối Con tuổi trưởng thành không thấy mặt cha Tự do - Ấm no - Hạnh phúc Chúng dấu nơi nào tìm mãi chẳng ra!Năm 1988, với một chút vốn liếng còn giữ lại, vợ chồng tôi tìm đường vượt biển. Chuyện vượt biên phải trốn tránh công an, sợ bị lừa bị gạt, lênh đênh đói khát trên biển, hầu như trong cộng đồng chúng ta ai ai cũng từng nếm trải, nó đã trở nên những điều tất phải đến và đã được nhắc đi nhắc lại như những chuyện cơm ăn áo mặc đời thường. Tôi không muốn phải lập lại thêm những giai điệu đã qúa nhàm tai với các bạn. Nhưng câu chuyện mà tôi sắp kể với các bạn trong một vài chốc lát nữa đây, không phải là chuyện tôi muốn kể để các bạn nghe cho vui rồi bỏ, thực ra tôi xin các bạn một vài giây phút trong đời sống hết sức qúy báu và bận rộn của các bạn, để mong các bạn sẻ chia với tôi một nổi uất nghẹn đã hành hạ tôi suốt mười mấy năm trời.